Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Sơ bộ đánh giá ngưu tất được sản xuất theo phương pháp sản xuất dược liệu an toàn theo tiêu chuẩn dược điển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.32 MB, 46 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
Trần Thị Bích Hợp
Sơ Bộ ĐÁNH GIÁ NGUU TẤT Đưực SẢN XUẤT
■ ■
THEO PHITONG PHÁP SẢN XUẤT
Dược
LIỆU AN TOÀN
■ ■
THEO TIÊU CHUẨN
Dược
ĐIỂN VIỆT NAM
■ ■
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 1999 - 2004)
Người hướng dẫn: TS. v ũ VĂN ĐIỂN
ThS. NGUYỄN HOÀNG TUÂN
Nơi thực hiện : BỘ MÔN Dược HỌC c ổ TRUYỂN
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
Thời gian thực hiện: T3/2004 - T5/2004
HÀ NỘI 05/2004
/v9i t - %v r
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đối với các
thầy giáo:
TS. Vũ Văn Điền- Bộ môn Dược học cổ truyền
ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn - Bộ môn Dược Liệu
Đã giao đề tài và luôn hướng dẫn tận tình, chu đáo, chỉ bảo về mặt khoa
học trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô ở bộ môn Dược học cổ
truyền, bộ môn Phân tích, bộ môn Dược Liệu, gia đình, người thân cùng toàn
thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành


khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5/2004.
Sinh viên
Trần Thị Bích Hợp
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
Ml : Mẫu xông sinh
M2 : Mẫu sấy khô (không xông sinh)
M3 : Mẫu ngoài thị trường.
STT : Số thứ tự.
TT : Thuốc thử.
NXB: Nhà xuất bản
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1 - TỔNG QUAN 3
1.1. Tóm tắt đặc điểm vị thuốc Ngưu tất 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật- phân bố 3
1.1.2 Bộ phận dùng, chế biến, bào chế cổ truyền 4
1.1.3. Công dụng 5
1.1.4. Thành phần hoá học 6
1.1.5. Tác dụng dược lý: 7
1.2. Vài nét về sản xuất dược liệu an toàn 8
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT q u ả 12
2.1. Nguyên liệu và phương pháp thưc nghiệm: 12
2.1.1 Nguyên liệu, hoá chất và phương tiện:
12
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 12
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 13
2.2.1. Mô tả đặc điểm bên ngoài của rễ Ngưu tất 13
2.2.2. Đặc điểm vi học của rễ Ngưu tất 14
2.2.3. Xác định độ ẩm của rễ Ngưu tất 16

2.2.4. Xác định tro toàn phần của rễ Ngưu tất 17
2.2.7. Định tính một số nhóm chất trong rễ Ngưu tất

22
2.2.8. Định tính Saponin

32
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ x u ấ t 38
3.1. Kết luận 38
3.2. Đề xuất 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
ĐẶT VÂN ĐỂ
Cây thuốc và các sản phẩm của chúng (Dược liệu) là những sản phẩm
nông nghiệp cao cấp, chúng được sử dụng rộng rãi làm thuốc và làm nguyên
liệu cho công nghiệp dược.
Ngày nay nhu cầu về lương thực, thực phẩm nói chung và dược liệu nói
riêng ngày càng tăng. Trên thực tế sản phẩm nông nghiệp nước ta chưa dồi
dào đủ cho các yêu cầu hàng ngày của con ngưòi. Người ta buộc phải dùng
nhiều loại phân bón, nhiều loại thuốc trừ sâu để nâng cao năng suất, đảm bảo
cho mùa màng không bị giảm sút và phải dùng một số chất hoá học trong quá
trình sơ chế để cất giữ và bảo quản nông sản.
Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp của nước ta (nhất là rau, quả) đang
báo động nhiễm các chất độc hại cho sức khoẻ như: Dư lượng thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, hàm lượng nitrat, các kim loại nặng, các
chất bảo quản chống mốc, mọt và các chất chống côn trùng khác, các chất
bảo quản giữ cho hoa quả tươi đẹp, các chất dùng trong quá trình chế biến làm
mềm, dai, các chất màu đều vượt quá mức quy định cho phép. Ngoài ra, còn
phải kể đến sự tác động của các yếu tố gây biến đổi gen, tạo ra các giống mới
có thể là nguy cơ gây tổn hại sức khoẻ con người.
Cây thuốc được trồng trọt hoặc mọc hoang dại trong cùng một môi

trường như nông nghiệp vì vậy sản phẩm từ cây thuốc không thể tránh khỏi
nguy cơ có tồn dư các chất độc hại trên.
Để khắc phục tình trạng đó, ngành Nông nghiệp nước ta đang từng bước
phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững để đảm bảo an toàn cho người
dùng, hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Để có nguồn dược liệu
an toàn cho người sử dụng và có thể hoà nhập được với khu vực và thế giới
ngành dược liệu cũng đang có chính sách phát triển Dược liệu an toàn và bền
vững. Sản phẩm làm ra không những đạt năng suất cao mà còn phải có chất
lượng tốt, an toàn. Để tạo ra được dược liệu an toàn bao gồm nhiều khâu như:
1
trồng trọt, chế biến, bào chế, bảo quản sạch.v.v Viện Dược liệu đã bắt đầu
nghiên cứu quy trình trồng và chế biến dược liệu an toàn. Một số cây thuốc,
trong đó có Ngưu tất, đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Trong khuôn khổ khoá luận này, chúng tôi sơ bộ nghiên cứu đánh giá
dược liệu Ngưu tất được sản xuất theo phương pháp sản xuất dược liệu an toàn
do Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội cung cấp theo
tiêu chuẩn Ngưu tất trong Dược điển Việt Nam in với một số nội dung sau:
- Đánh giá một số tiêu chuẩn về mặt cảm quan.
- Đặc điểm vi học.
- Phản ứng định tính hóa học.
Có so sánh với Ngưu tất trên thị trường để góp phần vào chiến lược phát
triển nguồn dược liệu an toàn ở nước ta.
2
PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tóm tắt đặc điểm vị thuốc Ngưu tất
1.1.1. Đặc điểm thực yật- phân bố
a. Đặc điểm thực vật
Cây Ngưu Tất có tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume, họ Rau
giền: Amaranthaceae [1,4,9].
Ngoài ra còn có tên khác như: Hoài Ngưu Tất, Ngưu tịch [3]. Người

Trung Quốc gọi là: Niu-xi. Rễ Ngưu Tất có tên tiếng Anh là Two-toothed
chaff-flower [25]. Rễ Ngưu Tất khô được gọi là: Mao Ngưu Tất.
Là cây thảo sống hàng năm, cao từ 60-80cm hoặc hơn. Thân mọc thẳng
đứng, hình vuông, có nhiều đốt, màu lục hoặc màu nâu tím, có nhiều cành
mọc đối [21]. Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn hẹp, mép lá uốn lượn.
Phiến lá dài 5-10cm, rộng l-4cm, có lông hoặc không có lông gân phụ 5-7
cặp, cuống ngắn l-3cm [21].
Hoa lưỡng tính, cụm hoa là bông ở đầu cành hay ở kẽ lá, màu trắng
xanh [4,9,15].
Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống [4,21].
Quả nang, chứa 1 hạt hình trụ dài, lá bắc còn lại và nhọn thành gai có thể mắc
vào quần áo [4].
Rễ phình thành củ hình trụ, dài 30-50cm, màu trắng và màu hồng nhạt
[3,9,21].
Ra hoa tháng 5-9. Quả tháng 10-11 [4,9].
b. Phân bố:
Cây Ngưu Tất rất dễ thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau.
Cây được trồng chủ yếu ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào,
Malaixia, Campuchia, Thái Lan [29].
3
Ở Việt Nam, Ngưu Tất được di thực vào từ những năm 1960 và được
trồng thử đầu tiên ở Sa Pa, Tam Đảo, Văn Điển. Gần đây, cây đã thích nghi
với khí hậu Việt Nam và được trồng ở khắp mọi nơi cả đồng bằng lẫn miền
núi, nhiều nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ [29].
1.1.2 Bộ phận dùng, chế biến, bào chế cổ truyền:
Rễ (Radix Achyranthis bidentatae) đã chế biến và phơi hoặc sấy khô
của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume, họ Rau giền Amaranthaceae)
[1,2,4,6,9,16].
Chế biến Ngưu tất:
Rễ Ngưu tất thu hái vào mùa thu,có nhiều cách chế biến khác nhau tuỳ

theo từng vùng, từng địa phương:
- Ngưu tất sau khi thu hoạch đem về rửa sạch bùn đất phơi sấy khô [23].
- Ngưu tất sau khi thu hoạch cắt bỏ rễ con rửa sạch xông sinh một đêm,
phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40 - 50°c đến độ thuỷ phần 15 - 18% phân loại
bó thành từng bó để bảo quản [22].
- Ngưu tất sau khi thu hoạch cắt bỏ rễ con rũ sạch đất, phoi héo đem
xông sinh cho mềm, rửa sạch phơi khô nhăn vỏ, xông sinh để bảo quản. Độ
ẩm nhỏ hơn 13% [3, 6].
- Ngưu tất sau khi thu hoạch rũ sạch đất, để cả cây bó thành bó, ngày
phơi đêm cất vào, phơi 8 -9 ngày, sau đó ủ 2 ngày, dùng chiếu phủ lên Ngưu
tất, cắt bỏ cây. Phân loại và bó thành bó khoảng 0,5kg để bảo quản tỷ lệ
tươi/khô là 3/1 [3].
Chế biến cổ truyền
Có nhiều cách chế biến khác nhau và tuỳ mục đích điều trị mà chọn cách
chế biến thích hợp.
- Ngưu tất thái phiến hoặc cắt đoạn (dùng sống) [20, 23, 24].
- Ngưu tất sao cám [20, 24].
- Ngưu tất trích rượu [6, 7,20,24].
4
- Ngưu tất thán [20, 24].
- Ngưu tất sao đen [20, 24].
- Ngưu tất trích muối [7, 20,24].
Bảo quản:
Dược liệu để nơi khô mát, tránh ẩm và mốc mọt [9].
1.1.3. Công dụng
Theo Hải Thượng Y tông tâm lĩnh-Lê Hữu Trác:
Rễ Ngưu Tất có vị đắng, chua, tính bình, không độc, chủ yếu đi vào 2
kinh: Can, Thận [2, 6, 8, 9, 11,14, 21].
* Công năng- chủ trị:
- Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc:

Dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều
[6,8,9].
- Bổ can thận, thư gân, mạnh gân cốt:
Dùng cho các bệnh đau khớp đau lưng, đau xương sống, liệt chân, co
gân không duỗi được, đặc biệt đối với các khớp gối của chân. Nếu thấp mà
nặng (thiên) về hàn thì phối hợp với Quế chi, cẩu tích, Tục đoạn; Nếu thấp mà
nặng (thiên) về nhiệt thì phối hợp với Hoàng bá [3,6,8,9].
- Chỉ huyết:
Thường dùng trong các trường hợp hoả độc bốc lên gây nôn ra máu,
chảy máu cam, có thể phối hợp với thuốc tâm giáng hoả và thuốc chỉ huyết
khác hoặc chảy máu do huyết ứ gây thoát quản [6].
- Lợi niệu, trừ sỏi:
Dùng trong các trường hợp tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi đục. [6,8].
- Giáng áp:
Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, do khả năng làm giảm
Cholesterol trong máu [6].
- Giải độc, chống viêm:
5
Dùng trong phòng bệnh Bạch hầu; lợi bị sưng thũng [6].
Tóm lai: Ngưu Tất dùng để chữa các chứng bệnh sau: thấp khớp, đau
lưng, bế kinh, thông kinh, huyết áp cao, bệnh tăng Cholesterol trong máu, đái
buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ
máu, viêm họng.
Liều dùng, cấm kỵ.
- Liều: 6-12g, dạng thuốc sắc [6].
- Cấm kị [6]:
. Người có thai.
. Người bị mộng hoạt tinh.
. Người đang rong kinh hoặc đang có chảy máu nhiều.
- Nếu dùng với tính chất để khí vị đi xuống hạ tiêu, chữa các bộ phận

phía dưới thì dùng không qua chế biến [6].
- Khi sao rượu trích muối hoặc tẩm rượu rồi chưng thì có tác dụng bổ [6].
I.1.4. Thành phần hoá học
Saponin: khi thuỷ phân cho các Sapogenin.
Acid oleanolic (C30H48O3), Galactose, Rhamnose, Glucose. [2, 4,
II,21 ,26 ,27 ,29 ]
Hàm lượng acid oleanolic được xác định 0,91 %-1,14% với Ngưu tất trồng,
0,78%-1,42% Ngưu tất tự nhiên [2, 29].
Ngoài ra, còn có Ecdysteron, inokosterol [2, 4, 15, 21, 29].
Chất dính, muối kali [23].
Lượng ecdysteron khoảng 0,037% [2,9].
1 peptide-polysaccharide với tác dụng chống miễn dịch có chứa 24,1%
các peptide gồm: Glycine, Serine, Glutamic và Aspartic acid [2, 29].
Betaine chiếm, khoảng 0,93%-1,029% ở trong rễ và là một chất bền
vững trong quá trình biến thuốc [2].
6
Emodin và Physcion cũng được phân lập từ rễ phơi khô . Phần trên mặt
đất của cây Achyranthes bidentata trồng tại Việt Nam có chứa Flavonoid, 6
saponin Triterpenoid, 2 acid phenolic [2].
Từ hỗn hợp các polyphenol và saponin bằng phương pháp sắc kí và sắc
kí chế hoá đã xác định được 3 chất tinh khiết: Quercetin-3-0-rutinoid (Rutin)
Acid cafenic, Beta-D-xylopyranosyl-Beta-D-glucopyranosid của acid
oleanolic [2,17,29].
OOH
Acid oleanolic
R
R
1
o
Ecdysteron : R= CHo

Rj= OH
1.1.5. Tác dụng dược lý:
Inkosteron : R = CH2
R, =H
- Hạ Cholesterol trong máu và cải thiện chức năng gan [4,11].
- Giãn mạch hạ huyết áp [4,11].
- Lợi tiểu, hạ huyết áp [6].
7
- Tăng co bóp tử cung [6].
- Chống viêm, kháng khuẩn [6, 29].
- Phá huyết và làm đông vón albumin [16].
- Chống ung thư [32].
- Tăng cường khả năng miễn dịch (kích thích miễn dịch) [32].
- Có tác dụng làm giảm hàm lượng Serotonin ở não chuột cống trắng và
có thể là một trong những cơ chế phần tử của tác dụng giảm đau, hạ sốt và
chống dịch rỉ của Ngưu tất đã được chứng minh trước đó [2,13].
- Cao lỏng Ngưu tất:
Có tác dụng dịu sức căng của tử cung chuột và thỏ (có thai hoặc không
có thai). Tác dụng này có thể là do kích thích trực tiếp vào dây thần kinh
dưới bụng [16].
1.2. Vài nét về sản xuất dược liệu an toàn
Dược liệu an toàn (dược liệu sạch) là dược liệu đáp ứng được nhu cầu
người sử dùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, không chứa quá mức cho phép
các độc tố hoặc các vi sinh vật gây hại cho cơ thể con người, từ bên ngoài xâm
nhập vào trong quá trình trồng trọt, chế biến và bảo quản [10].
Ngưu tất là cây thuốc di thực vào nước ta năm 1960. Nó là cây trồng
ngắn ngày, dễ trồng, dễ để giống, chăm sóc và sơ chế đơn giản.
Ngay sau khi nhập nội vào nước ta, cây Ngưu tất đã nhanh chóng trở
thành một cây thuốc có giá trị thu nhập cao và giá trị đầu tư thấp. Rễ Ngưu tất
là một vị thuốc khá thông dụng dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, tham gia

trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền. Những giá trị kinh tế và tác dụng chữa
bệnh của Ngưu tất đã được công nhận.
Vì vậy, ở Việt Nam ngay từ những năm 1960 đã nghiên cứu và ứng
dụng thành công cây Ngưu tất và đưa ra phát triển sản xuất. Tuy nhiên những
nghiên cứu mới chỉ hướng về xây dựng các biện pháp kỹ thuật, nhằm tăng
năng suất là chính. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu
8
cầu của con người ngày một tăng. Sản phẩm làm ra vừa phải đạt năng suất
cao, vừa phải có chất lượng tốt.
Nhiều khái niệm rau sạch, rau an toàn, rau chất lượng cao ra đời cùng
hàng loạt những nghiên cứu về nó.
Dược liệu là sản phẩm nông nghiệp dùng để chăm sóc sức khỏe con
người. Vì vậy, sản xuất dược liệu an toàn nói chung và Ngưu tất an toàn nói
riêng đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng là rất cần thiết.
* Sản xuất dược liệu an toàn bao gồm nhiều khâu:
- Trồng trọt:
+ Chọn đất thích hợp đối với mỗi loại cây trồng vì đất có ảnh hưởng đến
dư lượng các kim loại nặng trong dược liệu [3,10].
+ Vùng trồng có khí hậu thích hợp đối với mỗi loại cây trồng để cho
năng suất cao [10].
+ Bón phân: số lần bón, số lượng bón, loại phân bón phải thích hợp. Sử
dụng phân bón vô cơ liều lượng hợp lý sao cho dư lượng Nitrat trong dược liệu
không vượt qua mức cho phép. Dùng phân hữu cơ không đúng cách có thể làm
cho đất và dược liệu bị nhiễm một số chủng vi sinh vật có hại cho sức khoẻ
con người [10].
+ Nước tưới: nước tưới cũng ảnh hưởng đến dư lượng kim loại nặng và
vi sinh vật có hại trong dược liệu [10].
+ Thu hoạch phải đúng thời vụ để đảm bảo chất lượng dược liệu [10].
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, đúng lúc, đúng loại
[10].

- Chế biến sau thu hoạch:
+ Cần có quy trình chế biến sạch đảm bảo phẩm chất dược liệu như
(màu sắc, độ nhuận dẻo, hàm lượng hoạt chất) và độ an toàn của dược liệu.
+ Các hoá chất để chế biến: dư lượng lưu huỳnh (S) và các hoá chất bảo
quản phải thấp hơn mức cho phép.
9
- Bào chế:
+ Các phụ liệu dùng để bào chế phải sạch và an toàn. Thuốc thành
phẩm phải có dư lượng kim loại nặng dưới mức cho phép và không bị nhiễm
khuẩn.
+ Nếu tất cả các khâu đều có sự khảo sát chặt chẽ có kiểm nghiệm,
kiểm tra thì sản phẩm sẽ là thuốc an toàn cho người sử dụng. Trong các khâu
thì khâu trồng trọt là khâu quan trọng nhất và là khâu khó thực hiện nhất.
+ Chế biến dược liệu an toàn trên thực tế là một lĩnh vực khá mới mẻ và
còn rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Phần lớn dược liệu phục vụ
cho y học cổ truyền được chế biến theo kinh nghiệm và phương pháp đặc thù
của từng nước. Trung Quốc thường sử dụng các hoá chất như Lưu huỳnh (S),
vôi để sơ chế dược liệu chống mối, mọt, mốc nhằm cất giữ dược liệu lâu ngày.
Nhật Bản phần lớn chỉ dùng nước, nhiệt độ và lên men để sơ chế dược liệu mà
không có những công đoạn cầu kỳ như của Trung Quốc, Hàn Quốc thường
chế biến đơn giản, vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu của dược liệu như rửa
sạch, phơi khô, bảo quản hoặc đun nấu, cô cao và bảo quản.v.v [10]. Ở Việt
Nam dược liệu thường được chế biến bằng sấy khô, xông diêm sinh để bảo
quản.
Sản xuất dược liệu an toàn thực sự là vấn đề rất khó vì nó chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: đất, nước, không khí, môi trường xung
quanh, chịu sự tác động của con người, phải hoà nhập vào môi trường trồng
trọt với các cây nông nghiệp khác và chịu sự chi phối của kinh tế thị trường.
Nhưng nếu chúng ta không làm thì sẽ không bao giờ có dược liệu an toàn.
Để có được dược liệu an toàn, ngoài khâu chọn giống, chọn vùng trồng

thích hợp, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản giữ
vai trò quan trọng, quyết định chất lượng dược liệu. Tất cả các khâu này phải
được tiến hành đồng bộ.
10
Phát triển dược liệu an toàn một cách đồng bộ đòi hỏi phải quy hoạch
được vùng nuôi trồng thích hợp có thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái phù hợp
nhằm đạt được dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả và đạt
được các chỉ tiêu an toàn. Do vậy, việc triển khai dược liệu an toàn phải được
tiến hành tại nhiều địa phương. Điều đó không những đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật về các địa phương mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập
cho nhân dân các vùng trồng dược liệu [10].
Kiểm nghiệm dược liệu hiện nay không chỉ đánh giá chất lượng dược
liệu theo những phương pháp thông thường mà cần được trang bị những
phương tiện hiện đại để đánh giá được hàm lượng kim loại nặng, dư lượng
thuốc trừ sâu, chất bảo quản.v.v Từ đó có thể đưa ra được giới hạn của
những thành phần này cho những dược liệu được dùng nhiều ở Việt Nam có
điều kiện hòa nhập với khu vực và thế giói [28,30,31]-
11
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên liệu và phương pháp thưc nghiệm:
2.1.1 Nguyên liệu, hoá chất và phương tiện:
* Nguyên liêu: Nguyên liệu là rễ của cây Ngưu tất, gồm 3 loại mẫu:
Ml: Mẫu xông sinh sấy khô thu tại Trung tâm nghiên cứu trồng và
chế biến cây thuốc Hà Nội (T4/2004).
M2: Mẫu sấy khô (không xông sinh), thu hái tại Trung tâm nghiên
cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (T4/2004).
M3: Mẫu mua tại số nhà 24- phố Lãn Ông- Hà Nội (T3/2004).
*Hoá chất:( đạt tiêu chuẩn phân tích):
- Cồn tuyện đối, Ethanol 90°, H2S04 đặc, n-Buthanol, Amoniac.25%,
Acid acetic, Đỏ son phèn, Xanh methylen, Xylen, Bôm/Xylen mua tại 18A

- Lê Thánh Tông - Hà Nội và giáo tài trường đại học Dược Hà Nội cung cấp.
* Máy móc và trang thiết bi chính:
- Máy đo độ ẩm Precisa HA 60 (Thụy Sỹ),tủ sấy Memmert (Đức), lò
nung,kính hiển vi
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm
2.1.2.1. Mô tả đặc điểm bên ngoài của rễ Ngưu tất
Quan sát trực tiếp hoặc bằng kính lúp mô tả ghi chép, đo kích thước của
rễ Ngưu tất đối chiếu với tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III [1, 9,13].
2.1.2.2. Đặc điểm vi học của rễ Ngưu tất.
*Làm tiêu bản cắt ngang nhuộm kép theo phương pháp ghi trong các tài liệu
và chụp ảnh dưới kính hiển vi [5,9,13,17].
* Soi bột mịn dưới kính hiển vi [9].
2.1.2.3. Xác định độ ẩm, tro toàn phần, chỉ số trương nở, các chất chiết được
trong rễ Ngưu tất theo phương pháp ghi trong Dược điển Việt Nam in [9].
12
2.1.2.4. Định tính một số nhóm chất trong rễ Ngưu tất
Mỗi nhóm chất được định tính bằng phương pháp thông thường với các
phản ứng hóa học đặc trưng và thuốc thử đặc hiệu ghi trong các tài liệu
[4,5,19].
- Alkaloid. - Anthranoid.
- Acid amin. - Acid hữu cơ.
- Coumarin. - Glycosid tim.
- Chất béo. - Flavonid.
- Đường khử tự do. - Tanin.
Saponin.
2.1.2.5. Định tính Saponin trong rễ Ngưu tất
* Định tính bằng sắc ký lớp mỏng theo phương pháp ghi trong các tài liệu [9,
19].
- Dùng bản mỏng tráng sẵn với chất hấp phụ là Silicagel GF254 - Merck,
dày 0,25mm [4,9,19].

- Dùng nhiều hệ dung môi để khai triển sắc ký lớp mỏng, chọn hệ dung
môi có khả năng tách tốt nhất để ghi kết quả.
* Xác định chỉ số tạo bọt theo phương pháp ghi trong tài liệu [4].
* Xác định chỉ số phá huyết theo phương pháp ghi trong tài liệu [5].
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét.
2.2.1. Mô tả đặc điểm bên ngoài của rễ Ngưu tất.
Quan sát bằng mắt thường và qua kính lúp, chúng tôi thấy 3 loại mẫu
Ngưu tất như sau:
Mẫu Ml có hình thức bên ngoài đẹp nhất (màu vàng rơm nhạt), mẫu
M2 có màu vàng nâu, mẫu M3 có màu vàng nhạt. Cả 3 mẫu đều có những
đặc điểm:
13
Rễ thẳng, dài 10-20cm đường kính 0,3-0,5 cm. Đẩu trên mang vết
tích của gốc thân, đầu dưới hoi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nâu hay
vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con.
Nhân xét: Với những quan sát về hình dạng màu sắc và một số
đặc điểm bên ngoài của rễ Ngưu tất ở cả 3 mẫu, chúng tôi thấy đều phù hợp
vói tiêu chuẩn dược điển Việt Nam in [9] về vị thuốc Ngưu tất.
2.2.2. Đặc điểm vi học:
a. Soi bột mẫu xông sinh:
* Chuẩn bị bột: Rễ Ngưu tất xông sinh đem thái nhỏ, sấy khô.
Nghiền nhỏ dược liệu bằng thuyền tán. Rây qua rây số 32. Dùng kính hiển
vi để quan sát đặc điểm của bột rễ Ngưu tất xông sinh.
* Bột rễ Ngưu tất: Có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, vị đắng, chua.
* Dùng dung dịch NaOH 10% làm môi trường để soi bột dưới kính
hiển vi, thấy:
- Mảnh bần vụn nát, màu vàng nâu (1).
- Mảnh mô mềm màu vàng nhạt hơn, gồm những tế bào nhiều cạnh,
màng mỏng (2).
- Mảnh mô có chứa tinh thể canxi oxalat (3).

- Rất nhiều mạch điểm. (4).
Ảnh 1: Những đặc điểm trong bột Ngưu tất mẫu xông sinh.
14
Nhân xé t: Với kết quả quan sát về những đặc điểm của bột rễ Ngưu tất
mẫu xông sinh mô tả trên đây, chúng tôi thấy đều phù hợp vói tiêu chuẩn
Dược điển Việt Nam III [9] về vị thuốc Ngưu tất. Riêng hạt tinh bột, tinh thể
canxi oxalat hình khối chúng tôi không tìm thấy như trong Dược điển Việt
Nam III đã miêu tả mà thấy có tinh thể canxi oxalat hình cầu gai (5).
b. Vi phẫu cắt ngang mẫu xông sinh.
* Làm tiêu bản’.
- Làm mềm dược liệu: ngâm rễ Ngưu tất mẫu xông sinh trong hỗn hợp
ethanol: nước (1:1)từ 1 - 2 ngày.
- Dược liệu đã ngâm mềm được cắt ngang bằng dụng cụ cắt vi phẫu
cầm tay, chọn các lát mỏng.
- Ngâm các lát mỏng trên vào dung dịch Cloramin B (45’ - lh) để tẩy
các chất có chứa trong tế bào đến khi các lát mỏng không màu.
- Rửa nước 4 -5 lần.
- Rửa bằng acid acetic 20 - 30 phút.
- Rửa nước 4 - 5 lần nữa.
- Nhuộm vi phẫu bằng đỏ son phèn (45’ - lh).
- Rửa nước nhiều lần đến khi nước rửa không còn màu hồng.
- Nhuộm xanh methylen (30’ - lh).
- Rửa nước đến khi nước rửa không còn màu xanh.
- Loại nước lần lượt bằng cồn 30°, 60°, 90° và cồn tuyệt đối.
- Lắc vi phẫu 3 lần trong Xylen.
- Đặt vi phẫu vào 1 giọt Bôm canada/Xylen trên phiến kính đậy lamen,
để chỗ thoáng 2 -3 tuần.
Quan sát vi phẫu cắt ngang nhuộm kép dưới kính hiển vi, từ ngoài vào
trong, chúng tôi thấy có những tổ chức cấu tạo (ảnh 2).
* Mô tả vi phẫu (từ ngoài vào trong):

- Lớp bần gồm 3-4 hàng tế bào hơi dẹt và sần sùi, có chỗ bị bong ra.
15
- Mô mềm vỏ gồm khoảng 10 hàng tế bào tròn to, màng mỏng.
- Libe - gỗ xếp chồng lên nhau, từng bó riêng lẻ thành nhiều vùng
xen kẽ không đều nhau. Tại trung tâm có bó libe - gỗ to giống như hình
tam giác cân có đỉnh gặp nhau ở tâm điểm. Libe - gỗ có cấu tạo cấp 3.
Mỗi bó libe-gỗ gồm: libe phía ngoài (đáy tam giác cân), tế bào libe nhỏ
màng mỏng, xếp tương đối đều đặn. Gỗ ở phía trong (phía đỉnh tam giác
cân và chiếm phần lớn diện tích tam giác), gồm mạch gỗ to màng dày hoá
gỗ rất rõ, mô mềm gỗ rất ít.Tia ruột rộng hẹp không đều, đi xuyên qua phần
libe - gỗ, màng tế bào không hoá gỗ.
Ảnh 2: Vi phẫu rễ Ngưu tất mẫu xông sinh
*Nhân x ét: Đối chiếu với mô tả vi phẫu trong Dược điển Việt Nam
III [9], chúng tôi thấy trong rễ Ngưu tất xông sinh nghiên cứu có những đặc
điểm cấu tạo tương tự.
2.2.3. Xác định độ ẩm của rễ Ngưu tất
- Mỗi mẫu cân khoảng lg bột rễ Ngưu Tất và đặt vào máy xác định
S _ '
độ ấm Precia HA 60 (Thụy Sỹ). Mẫu dược liệu được sấy ở nhiệt độ
105°C/30 phút. Kết quả xác định được nêu ở bảng 1:
16
Bảng 1: Kết quả đo độ ẩm trong các mẫu Ml, M2, M3.
Số lần thử
M l(% ) M2(%)
M3(%)
Lần 1 11,82
12,01 34,40
Lần 2
12,17
11,94 32,40

Lần 3
12,99 11,85
32,42
Trung bình
12,33 11,93 33,07
* Nhân xét: Hai mẫu Ml, M2 đã được chế biến và bảo quản tốt, độ ẩm
2 mẫu đều <15%, phù hợp với Dược điển Việt Nam in [9]. Mẫu M3 có độ
ẩm 33,07%, không phù hợp với Tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III. [9]
2.2.4. Xác định tro toàn phần của rễ Ngưu tất.
Tro là chất còn lại sau khi đốt cháy hoàn toàn dược liệu.
* Tiến hành:
Cân chính xác lg rễ Ngưu tất thái phiến mỏng cho vào chén nung bằng
sứ đã nung đến khối lượng không đổi. Trải đều dược liệu thành một lớp mỏng
ở đáy chén. Đun nóng từ từ chén nung trong lò nung cho cháy dược liệu thành
than, đến khi nóng đỏ than có màu trắng (trong khi nung không để than chảy
và dính vào thành chén nung). Lấy ra để nguội trong bình hũt ẩm và cân trọng
lượng. Độ tro toàn phần được tính theo công thức:
x%
= xioo
m( 1 - c)
Trong đó: x% : độ tro toàn phần.
a : khối lượng chén có tro.
b : khối lượng chén,
m : khối lượng dược liệu,
c : độ ẩm dược liệu.
Thí nghiệm được tiến hành song song với 3 mẫu thử và lặp lại 3 lần. Kết
quả được ghi ở các bảng sau.
Bảng 2.1: Tro toàn phần của mẫu MI (độ ẩm 12,33%).
SỐ lần thử
Khối lượng dược

liộil(g)
Khối lương tro
Gỏ
x%
Lầnl
1,0030
0,1002 11,40
Lần 2
0,9650 0,0987
11,67
Lần 3
1,0010
0,0991 11,29
Trung bình
-
-
11,45
Bảng 2.2: Tro toàn phần của mẫu M2 (độ ẩm: 11,93%)
Số lần thử
Khối lượng dược
liệu(g)
Khối lượng tro
(g)
x%
Lầnl
0,9820
0,0730 8,44
Lần 2
0,9920 0,0770 8,74
Lần 3

1,0050 0,0810 9,15
Trung bình
-
-
8,78
Bảng 2.3: Tro toàn phần của mẫu M3 (độ ẩm: 33,07%)
Số lần thử
Khối lượng dược
liệu(g)
Khối lương tro
(g)
x%
Lầnl 1,0040
0,0750 11,16
Lần 2 0,9930
0,0780 11,73
Lần 3 0,9950
0,0810 12,16
Trung bình
- -
11,63
* Nhân xét: Mẫu M2 có độ tro toàn phần nhỏ hơn 9% phù hợp với tiêu
chuẩn Dược điển Việt Nam III [9], 2 mẫu MI và M3 có độ tro toàn phần lớn
hơn 9%, không phù hợp với tiêu chuẩn Dược điển Việt nam III [9].
2.2.5. Xác định các chất chiết được trong rễ Ngưu tất
a. Xác định các chất chiết được bằng nước.
Cân chính xác khoảng 2,00 - 4,00g bột dược liệu thô cho vào bình nón
100 - 250ml thêm chính xác 50ml H20, đậy kín, cân chính xác khối lượng, để
yên lh, sau đó hồi lưu cách thuỷ trong lh, để nguội, lấy bình nón ra, đậy kín,
cân lại khối lượng, dùng nước để bổ xung khối lượng bị giảm, lọc qua phễu

lọc khô vào bình hứng khô thích hợp được Vml.
18
Lấy chính xác 25ml dịch lọc (VI ml) vào cốc thuỷ tinh đã cân bì trước,
cô trong cách thuỷ đến cắn khô, cắn thu được sấy ở 105°c/3h, lấy ra để nguội
trong bình hút ẩm 30 phút, cân nhanh để xác định khối lượng cắn.
Lượng các chất chiết được bằng nước được tính theo công thức:
x% =(A2vA')-V100
Vj.a
Trong đó: x% : % các chất chiết được bằng nước.
Aj : Khối lượng cốc thuỷ tinh (g).
A2 : Khối lượng cốc thuỷ tinh chưa cắn (g).
a : Khối lượng dược liệu(g).
V : Tổng thể tích dịch lọc thu được (ml).
V, : Thể tích dịch lọc đem đo (25ml).
Thí nghiệm được tiến hành song song với ba mẫu thử và mỗi mẫu thử
lặp lại 3 lần, kết quả được ghi lại ở các bảng sau.
Bảng 3.1: Các chất chiết được trong nước của mẫu MI
Sô ỉần thử Khối lượng
dược liệu (g)
Khối lượng cắn
thu được(g)
Tổng thể tích
dịch lọc (ml)
x%
Lần 1
2,050
0,086
46,5
7,80
Lần 2

2,080
0,093
45,0
8,05
Lần 3
2,070
0,088 46,0
7,82
Trung bình
-
-
-
7,89
Bảng 3.2: Các chất chiết được trong nước của mẫu M2
! Số lần thử Khối lượng
dược liệu (g)
Khối lượng cắn
thu được (g)
Tổng thể tích
dịch lọc (ml)
x%
Lần 1
2,040
0,053
47,5 4,94
Lần 2
2,050
0,057
47,0
5,23

Lần 3
1,990
0,051
48,0
4,92
Trung bình
-
-
-
5,03
19
Bảng 3.3: Các chất chiết được trong nước của mẫu M3
Số lần thử Khối lượng dược
liệu (g)
Khối lượng cắn
thu được (g)
Tổng thể tích
dịch lọc (ml)
x%
Lần 1 2,030
0,028
48,5 2,68
Lần 2
2,081
0,029 44,5
2,48
Lần 3
2,075
0,029 45,0
2,52

Trung bình
-
-
-
2,56
Nhân xét: Các chất chiết được trong nước của rễ Ngưu tất ở mẫu Ml là
cao nhất (7,89%); mẫu M3 là thấp nhất (2,56%).
b. Xác định các chất chiết được bằng Ethanol 80° (làm tương tự như xác
định các chất chiết được bằng nước, thay H20 bằng Ethanol 80°).
Thí nghiệm được tiến hành song song với 3 mẫu thử và mỗi mẫu thử lặp
lại 3 lần.
Kết quả được ghi ở các bảng sau:
Bảng 3.4: Các chất chiết được trong Ethanol 80° của mẫu MI
Số lần thử Khối lượng

dược liệu (g)
Khối lượng cắn
thu được (g)
Tổng thể tích
dịch lọc (ml)
x%
Lần 1
2,04/ 0,070
48,0
6,59
Lần 2
2,030
0,069 48,0 6,53
Lần 3 2,070
0,072

46,5
6,47
Trung bình
-
-
-
6,53
Bảng 3.5: Các chất chiết được trong Ethanol 80° của mẫu M2
Số lần thử Khối lượng
dược liêu (g)
Khối lượng cắn
thu được (g)
Tổng thể tích
dịch lọc (ml)
x%
Lần 1 2,044
0,030
48,5 2,85
Lần 2 2,070
0,027
47,0 2,45
Lần 3
2,050
0,028
47,5 2,60
Trung bình
-
-
-
2,63

20
Bảng 3.6: Các chất chiết được trong Ethanol 80° của mẫu M3
Số lần thử
Khối lượng
dược liệu (g)
Khối lượng cắn
thu được (g)
Tổng thể tích
dịch lọc (ml)
x%
Lần 1
2,050
0,028
48,0 2,62
Lần 2
1,980 0,024
48,5
2,35
Lần 3
2,000 0,026
48,0 2,50
Trung bình
- -
-
2,49
*Nhân xét: Các chất chiết được trong ethanol 80° của rễ Ngưu tất ở mẫu
Ml là cao nhất(6,53%); mẫu M2 là 2,63%; mẫu M3 là 2,49%.
2.2.6. Xác định chỉ số trương nở của rễ Ngưu tất.
Chỉ số trương nở là thể tích (ml) chiếm giữ của 1 gam dược liệu sau khi
để trưởng nở trong nước trong 4h, gồm tất cả các chất nhầy bám dính.

Cân. chính xác khoảng lgam dược liệu đã thái nhỏ cho vào ống đong,
làm ẩm dược liệu với 1,0ml Ethanol 96°, thêm 25ml nước và đậy nút. Lắc kỹ,
10 phút/llần trong lh đầu. Sau đó để yên 3h. Ở l,5h đầu sau khi bắt đầu thí
nghiệm, loại bỏ những thể tích tự do của chất lỏng còn lại trong lớp dược liệu
và tiểu phân dược liệu lên bề mặt của chất lỏng bằng cách quay ống nghiệm
theo trục thẳng đứng. Đo thể tích chiếm giữ của dược liệu bao gồm toàn bộ
các chất nhầy bám dính. Thí nghiệm được tiến hành song song với 3 mẫu thử
và lặp lại 3 lần. Kết quả được ghi lại ở các bảng sau:
Bảng 4.1: Kết quả chỉ số nở của mẫu MI
Số lầri thử
Khối lượng dược
liệu(g)
Thể tích nở trong
nước(ml)
Chỉ số trương nở
Lần 1 1,00
6,00
6,00
Lần 2 1,01
6,10 6,10
Lần 3
1,01
6,05
6,05
Trung bình
-
6,05 6,05
21

×