Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giáo án bòi dưỡng toán 8 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.74 KB, 64 trang )

Ngày soạn:8/9/2013
Ngày dạy: 13/9/2013- Lớp dạy: 8A
Ngày dạy: 14/9/2013- Lớp dạy: 8B
ÔN TẬP : 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
2. Văn bản: Tôi đi học
RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, văn
bản đã học: “ Tôi đi học”
+ Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Các dạng bài tập
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức: GV kiếm tra vở ghi bài của HS
2. Nội dung ôn tập:
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy
nháp.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án
đó.
* Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B D B A D A C C D D C D
Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án A C B C B B D C A D
B.TIẾNG VIÊT: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
GVHDHS khái quát KT về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của
một số từ ngữ khác.


- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi
nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ
ngữ khác
GVHDHS làm bài tập vận dụng:
*Bài tập1 : Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào?
* Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám
- Có nghĩa hẹp đối với các từ :lương thực, thực vật,
* Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,
1
- Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối,
* Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,
- Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,
*Bài tập2 : Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng hơn và sắp xếp theo cấp độ mở rộng dần đối với
các từ ngữ sau đây:
a. Áo lót
b. Bàn trà.
c. Ăn.
đ. Đi
a. áo lót-> áo-> y phục ( quần áo) -> đồ vật -> Sự vật.
b. Bàn trà -> bàn ->
c. Ăn -> ăn uống -> sinh hoạt
d. Đi -> dời chỗ ->
C. VĂN BẢN: “ TÔI ĐI HỌC”- Thanh Tịnh.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả.
- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước
năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài,
ca dao, bút ký nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn.
- Sáng tác của Thanh Tịnh: Vẻ đẹp đằm thắm,tình cảm êm dịu, trong trẻo.

b. Tác phẩm:
- Tôi đi học in trong tập truyện ngắn “Quê mẹ”(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại
những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.
2.Nội dung :
a.Dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi”:
* Trên đường tới trường:
- Khung cảnh thiên nhiên màu thu : Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh
- Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài
- Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp
- Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng ; “ Cảnh vật, con đường…”
- Chú suy nghĩ về sự thay đổi : “Vì chính lòng tôi…”
- Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn: “ Không còn muốn đi,,”,Muốn thử sức mình: “ Đề
nghị mẹ…”
*Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường
- Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá …
- Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này
lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn .
- Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân
- Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về khi nghe tiếng trống trường
- Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập oà khócnức
nở.
*Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên.
2
- Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu
cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế
rồi lạm nhận đó là của mình.
b. Hình ảnh người mẹ: (8A)
- Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường.
Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi.
- Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường;

+Trên đường tới trường: Chú được mẹ âu yếm
+ Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu
nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh
phúc.
+ Khi con nức nở khóc: Bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con tới trước, nhẹ nhàng xoa mái tóc
con
 Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ  Hình ảnh
người mẹ trở thành kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ không thể phai mờ.
3. Nghệ thuật:
- Giọng điệu trữ tình trong sáng, lời văn đậm chất thơ.
- Sự miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng nhan vật ‘’Tôi’
- Sự kết hợp đan xen các phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo
D. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG:
* Đề bài: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học.
1. Tìm hiểu đề: ( HS thực hiện)
- Kiểu bài: Tự sự
- ND: Kỉ niệm sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học.
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em)
- Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng)
2. Lập dàn bài:
- HS lập dàn bài.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
- GV khái quát dàn bài chung
A. Mở bài:
- Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu
đậm nhất.
- Cách khác: Thời gian, không gian gợi nhớ về kỉ niệm…
b. Thân bài.
* Đêm trước ngày khai trường.
- Em và mẹ có sự chuẩn bị ntn? Mọi người quan tâm ra sao ? Tâm trạng em…?

+ Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới
+ Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường
* Trên đường đến trường.
- Thời gian , không khí , cảnh vật thiên nhiên: ( bầu trời, mặt đất, con đường, cây cối,
chim muông qua cảm nhận của em);
3
- Em tung tăng đi bên cạnh mẹ , tâm trạng em ( Hồi hộp, lo lắng ), nhìn thấy cái gì cũng
thấy đẹp đẽ, đáng yêu
* Cảm xúc về hình ảnh ngôi trường:
+ Hình ảnh ngôi trường : ( thật đồ sộ), không khí ,mọi người
+Tâm trạng em : (mình quá nhỏ bé, ngại ngùng trước chỗ đông người, được mẹ động viên
nên mạnh dạn hơn đôi chút)
* Kỉ niệm khiến em nhớ mài: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.
c. Kết bài.
- Cảm xúc của em: Cảm thấy mình đã lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui
lòng.
- Hoặc: Suy nghĩ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
3. Luyện viết:
- GVHDHS luyện viết các đoạn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài.
b. Các đoạn thân bài.
c. Đoạn kết bài
- HS luyện viết đoạn:
- HS trình bày
- HS nhận xét ( ND, diễn đạt).
- GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
- GV đọc đoạn văn mẫu:
* Đoạn mở bài:
- Đã bao năm đi học, tôi giờ đã là học sinh cấp hai, trường Trong quãng thời gian đi
học ấy có biết bao kỉ niệm vui buồn, kỉ niệm nào cũng ghi lại trong tôi những dấu ấn sâu

đậm. Nhưng sâu đậm và đáng nhớ nhất chính là kỉ niệm ngày
- Cứ mỗi lần vào cuối thu, khi trời bắt đầu chuyển mùa, những cơn gió thu mát rượi
thay thế cho những trận nắng hè oi ả, khi ngoài vườn thơm ngát hương ổi chín, hương cốm
nồng nàn mời gọi , và cảnh vật được tô điểm bởi màu vằng của quả thị chín lúc lỉu trên
cành cũng là lúc tiếng trống trường rộn vang thúc giục, báo hiệu một năm học mới đã
đến lòng tôi lại tưng bừng rộn rã với những kỉ niệm ngày đầu đi học cứ tự nhiên ùa về, xôn
xao biết bao cảm xúc vừa lạ, vừa quen.
IV. Hướng dẫn học bài:
- Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên
- Viết bài cho đề bài: Cảm nhận về dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi” qua văn bản “ Tôi đi
học”. ( 8A)
Kí duyệt CM
4
Ngày soạn:12/9/2013
Ngày dạy: 20/9/2013- Lớp dạy: 8A
Ngày dạy: 21/9/2013- Lớp dạy: 8B
ÔN TẬP : 1. Trường từ vựng
2. Văn bản: Trong lòng mẹ
RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về trường từ vựng; văn bản đã học:
“Trong lòng mẹ “.
+ Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Các dạng bài tập
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:

- Chữa bài tập về nhà
3. Nội dung ôn tập:
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy
nháp.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án
đó.
* Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C A D D B A C D D B C A
Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án D C A C A B C A C A C D
B.TIẾNG VIÊT: Trường từ vựng.
GVHDHS khái quát KT về trường từ vựng.
- TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
GVHDHS làm bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp?
- Nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy,
đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,
* Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ:
- Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp,
suy,
5
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,
- Hoạt động của con người tác động đến đối tượng:
+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,
+Hoạt động của đầu: húc, đội,
+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,
- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,
- Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,

Bài tập 2: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm,
ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng
như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối
mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
- Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con.
- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.
- Trường từ vựng hoạt động cua mỗi người: Hé mở, chúm, mút.
Bài tập 3: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng
thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người;
các loài thú đã được thuần dưỡng. ( Lớp 8A)
- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi
- Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận
- Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ
- Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó
C. VĂN BẢN: “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả.
- Nguyên Hông tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng,sinh ở thành phố Nam Định,
nhưng sống
- Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với
một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng
khổ .
- Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị ,
những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu . Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương
và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
- Văn xuôi của ông giàu chát trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân
thành . Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết.
- Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu, bỉ vỏ.

b. Tác phẩm:
- Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương, đăng báo 1938, in lần đầu 1940
- Đoạn trích thuộc chương 4 của tác phẩm.
* Nội dung đoạn trích : Cảnh ngộ đáng thương, nỗi cô dơn, niềm khát khao tình mẹ, tình
yêu thương cháy bỏng và những cảm nhận mãnh liệt về tình mẫu tử.
6
* Nghệ thuật đoạn trích
- Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài
hoà giữa sự kiện và bầy tỏ cảm xúc, là tác phểm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của
Nguyên Hồng tha thiết, giầu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc
* Các sự việc chính trong đoạn trích:
- Bà cô gọi Hồng đến bên để nói xấu mẹ Hồng với mục đích chia cắt tình mẫu tử của hai mẹ
con.
- Bé Hồng đau đớn khi thấy mẹ bị coi thường, sỉ nhục; Hồng thương mẹ, căm ghét hủ tục
XHPK.
- Ngày giỗ đầu của cha, mẹ Hồng trở về, Hồng vô cùng sung sướng và hạnh phúc trong tình
mẫu tử.
D. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG:
* Đề bài :
Người thân sống mãi trong lòng em.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: Người thân sống mãi trong lòng .
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em)
- Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng)
2. Lập dàn bài:
HS lập dàn bài.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
GV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài: Nhiều cách:

- Giới thiệu chung:Người được kể là ai, quan hệ với em ntn,( Thân, gắn bó )
- Khơi nguồn gợi nhớ về người thân đó.
b.Thân bài:
* Hình ảnh người thân trong cảm nhận: (Kể, tả chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng).
- Ngoại hình: chú ý các chi tiết: Tuổi tác, thân hình,khuôn mặt, mái tóc, giọng nói nhấn
mạnh nét đặc biệt gây ấn tượng nhất
- Tính nết: Hiền lành, nhân hậu, giàu tình thương yêu
- Kể lại t/ c của người thân với mình: Lúc nhỏ - Khi lớn lên - hiện tại.
- Hoặc: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của người thân với mình trong :
: ( kỉ niệm nào,mở đầu, diễn biến, kết thúc, lời nói, hành động nào của người thân khiến
mình nhớ nhất lời nói, hành động đó có ý nghĩa ntn với bản thân )
* Suy nghĩ về vai trò của người thân với mình ( Hiện tại, trưởng thành )
c. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm.
- Lời hứa, bài họcđạo lí
3. Luyện viết:
 GVHDHS luyện viết các đoạn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài.
7
b. Đoạn kết bài
 HS luyện viết đoạn
- HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt).
- GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
- GV đọc đoạn văn mẫu:
IV. Hướng dẫn học bài:
- Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên. ( 8CB)
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài:
Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về
tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ( 8C)
==================================================================

Kí duyệt CM


Ngày soạn:20/9/2013
Ngày dạy: 27/9/2013- Lớp dạy: 8A
Ngày dạy: 28/9/2013- Lớp dạy: 8B
ÔN TẬP : Văn bản: Tức nước vỡ bờ
RÈN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về văn bản đã học: “Tức nước vỡ bờ”
- Kĩ năng : - HS biết vận dụng các kiến thức vào xây dựng các đoạn văn bằng các kiểu
trình bày đoạn văn khác nhau.
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn bản tự sự .
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Các dạng bài tập
2.Trò: - HS làm bài tập theo sự phân công
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập về nhà
3. Nội dung ôn tập:
A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy
nháp.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án
đó.
* Đáp án
8
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C A D D B A C D D B C A

Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án D C A C A B C A C A C D
B. VĂN BẢN: Tức nước vỡ bờ: ( Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
Tác giả: Ngô Tất Tố(1893-1954), quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân là một
nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học, văn
học cổ có gia trị; một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Ngô tất Tố được nhà
nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật( 1996).
- Tác phẩm chính: Tiểu thuyết Tắt đèn(1939), Lều chõng(1940); phóng sự Việc làng(1940)
- Tác phẩm Tắt đèn( đăng báo năm 1937, in thành sách đầu tiên năm 1939) là tác phẩm tiêu
biểu nhất của Ngô Tất Tố và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện
thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của
người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề; là một bản án đanh thép đối với xã hội thực dân
phong kiến đầy dẫy cái ác cái xấu. Gía trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là đã khẳng định,
ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân.Đặc sắc nghệ thuật của Tắt đèn là xây
dựng được nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- “Tức nước vỡ bờ ”là đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, kể lại việc chị
Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.
* Các sự việc chính trong đoạn trích: (HS tãm t¾t)
- Vì phải nộp suât sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái, anh Dậu bị trói, đánh, trả
về nhà trong tình trạng ngất xỉu, rũ rượi như cái xác chết.
- Anh Dậu đang run rẩy chưa kịp húp một ít cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến
quát tháo om sòm. Chúng bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu.
- Chị Dậu biết thân phận mình thấp cổ bé họng nên nhẫn nhịn van xin nhưng cai lệ không
nghe gầm lên, nhảy thốc vào trói anh Dậu.
- Chị Dậu nghiên hai hàm răng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ và người
nhà lí trưởng.
- Cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là người đàn bà chân yếu tay mềm bị áp bức
đến cùng cực; với một bên là hai tên đàn ông đại diện cho cường quyền bạo lực. Kết thúc

phần thắng lại nghiêng về phần chị Dậu , điều đó khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức
nước vỡ bờ.
C. XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.
* Đoạn văn:
-Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu
chấm xuống dũng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ
đề đó theo định hướng chung của văn bản.
9
- Cá biệt đoạn văn chỉ có một câu nhưng phải đảm bảo tính chủ đề của đoạn văn.( vd:
“Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê minh.” Hoặc “ Lượm ơi, con
khong?”)
*Câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần
chính C-V, có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề được đề cập, thảo luận trong đoạn.
- Câu chủ đề có vai trũ quan trọng trong đoạn văn. Cau chủ đề cần đạt là câu có tính khái
quat, súc tích, chỉ nêu ý chính của đoạn văn, không nên đưa ra nhiều chi tiết, cụ thể sẽ trùng
lặp với câu triển khai sau đó.
* Cách trình bày nội dung đoạn văn:
+ Trình bày nội dung theo cách diễn dịch:
- Từ khái quát đến cụ thể
- Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn
+Trình bày nội dung theo cách quy nạp:
- Từ ý cụ thể đến khái quát
- Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
- Trước câu chủ đề có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp có ý
nghĩa tổng kết, khái quát( tóm lại, có thể nói rằng, như vậy…)
* Lưu ý: - Trình bày nội dung đoạn văn theo cách Tổng-Phân -Hợp. Ngoai câu chủ đề đặt
ở đầu đoạn văn còn có câu kết đoạn mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề
đoạn văn.
- Triển khai theo diễn dịch hoặc quy nạp vẫn có thể kết hợp với song hành. Quan hệ song

hành nằm ngay ở các câu triển khai ý. Câu khai triển có quan hệ độc lập, bình đẳng với nhau
về ý nghĩa nhưng tạp trung làm rõ chủ đề.
D.BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG:
Bài tập 1:
1. Đoạn văn sau sắp xếp lộn xộn:
Phải bán con, chị Dâu như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị
phải làm cái viẹc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân
mình che chở cho chồng. Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lý
trưởng để bảo vệ anh Dậu. Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương
con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn
đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.
a. Xác định câu chủ đề.
b. Sắp xếp lại thứ tự các câu văn sao cho hợp lí, sau đó nhận xét với cách viết trước
Bài tập 2:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ”. - Triển khai thành hai đoạn văn diễn dịch và quy nạp
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Cảm nhận.
- ND: cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
- Hình thức: đoạn văn
2. Lập dàn bài:
10
HS lp dn ý on.
- HS trỡnh by dn ý - HS nhn xột.
GV khỏi quỏt dn ý chung
3. Luyn vit on:
* on vn din dch :
- Vit cõu ch : Ch Du thng chng con tha thit, m ang,thỏo vỏt v cú sc sng
mnh m.
- Vit cỏc cõu khai trin:

+ Ch Du l ngi ph n nghốo, au kh: ( Nghốo,tai ha chng cht, chng b trúi ỏnh,
bỏn con cú tin np su)
+ Ch Du ngi v,m m ang, giu tỡnh thng yờu:
- Chy vy ngc xuụi, kim tin np su.
- Bt buc phi bỏn con - au n.
- Trong nguy kch lay gi, tỡm cỏch chy cha cho chng
+ Ch Du ngi ph n nụng dõn cng ci, dng cm chng li bn cng ho ho.
- H mỡnh van xin - bo v tớnh mng chng - kiờn quyt c li
+ Ch Du mang v p truyn thng ca ngi ph n Vit Nam; hỡnh nh in hỡnh ca
ngi ph n nụng dõn VN trong xó hi phong kin.
* on vn qui np :
- HS vit on vn qui np : Chuyn i v trớ cõu ch sang v trớ cui on.
HS trỡnh by - HS nhn xột ( ND, din t).
GV khỏi quỏt chung ( u, nhc im).
GV c on vn mu:
Bi tp 3: Lp dn ý cho bi:
Tôi thấy mình đã khôn lớn.
1. Tỡm hiu :
- Kiu bi: T s.
- ND: Tôi thấy mình đã khôn lớn
- Ngụi k: Ngụi 1- xng ( Tụi- em)
- Th t k: ( Thi gian- khụng gian- s vic- din biờn tõm trng)
2. Lp dn bi:
HS lp dn bi.
- HS trỡnh by dn ý - HS nhn xột.
GV khỏi quỏt dn bi chung
1. Mở bài (Tạo ra tình huống để lại kỉ niệm)
- Có thể dựa vào câu chuyện cha mẹ nói về anh (hoặc chị) của mình đã lớn.
- Có thể nhân ngày sinh nhật, nhân khi đợc cử làm đại diện cho lớp, cho trờng tham
gia hoạt động giao lu với lớp khác, trờng khác,

2. Thân bài (Kể lại những sự việc, hiện tợng chứng tỏ mình đã lớn)
- Giới thiệu tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ.
- Thời gian, không gian, địa điểm.
- Diễn biến câu chuyện
11
- Kết thúc câu chuyện
- Nhận xét và đánh giá của ngời kể chuyện và những ngời xung quanh
3. Kết bài
- Suy nghĩ của bản thân
- Bài học
Gv c on vn mu:
a. on m bi:
Thi gian trụi qua tht nhanh, mi ngy no cũn l HS lp 1, th m hụm nay tụi ó tr
thnh HS lp 8. Tui th trụi qua lỳc no khụng hay bit mt ngy bng git mỡnh nhn
ra mỡnh ó ln khụn.
b. on kt bi:
Cm giỏc minh ó ln trn ngp trong tụi, cuc i nh sang trang mi vi bao iu tuyt
vi ang ch i tụi th gii ca s trng thnh. Tụi thy mỡnh quan trng hn trong
mt mi ngi v trong chớnh bn thõn mỡnh.
IV. Hng dn hc bi:
- Lp dn ý chi tit cho bi 3. ( 8B)
- Vit bi hon chnh cho bi 3. ( 8C)
==================================================================
Ngy son:
Ngy dy :
ễN TP : Vn bn: Lóo Hc
- T tng hỡnh, tng thanh.
RẩN K NNG LIấN KT ON VN TRONG VN BN.
I.Mc tiờu cn t:
- Kin thc: Giỳp HS ụn tp cỏc kin thc c bn v; T tng hỡnh, tng thanh; vn bn

ó hc: Lóo Hc
- K nng ; Rốn k nng cm nhn, k nng liờn kt on trong vn bn.
II. Chun b:
1.Thy: Cỏc dng bi tp
2.Trũ: ễn tp
III. Tin trỡnh t chc cỏc hot ng dy v hc:
1.n nh t chc:
2. Kim tra bi c:
- Cha bi tp v nh
3. Ni dung ụn tp:
A.Bi tp trc nghim:: ( Lp 8b)
- GV yờu cu HS lm cỏc bi tp trc nghim trong sỏch Bi tp trc nghim ra giy
nhỏp.
- GV yờu cu HS ng ti ch tr li ỏp ỏn - cú th gii thớch lớ do la chn phng ỏn
ú.
* ỏp ỏn;
12
C©u
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
§¸p ¸n
B D A C C C D D B A B D
C©u
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
§¸p ¸n
A D D D A C B C A C D
B.Từ tượng hình, tượng thanh:
Bài tập 1:Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người
- GV gọi hai học sinh lên bảng làm, HS khác nhận xét.
- Đủng đỉnh, khệnh khạng, lừng lững, lững thững, thướt tha, ngất ngưởng, lom khom, dò
dẫm, liêu xiêu, khật khưỡng

Bài tập 2:
Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của các từ :
“ Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi đôi mươi !
Ngưòi rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.”
( Tố Hữu)
- ( *các từ : ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng này đặt trong
ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật, hành động trở nên cụ thể hơn, tác
động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn).
Bài tập 3:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả cảnh sân trường giờ ra chơi trong đó có sử
dụng 3 từ tượng hình, 3 từ tượng thanh.
C. Văn bản: Lão Hạc
1. Vài nét về tác giả:
* Cuộc đời
- Ông xuất thân trong gia đình trung nông . Ông là người con trai cả trong gia đình
đông anh em, ông là người duy nhất được học hành chu đáo. Học xong trung học, ông vào
Sài Gòn kiếm sống 3 năm. chuyến đi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sáng tác của nhà
văn . Vì ốm đau, ông trở về quê dạy học , rồi sống vất vưởng bằng nghề viết văn. Cuộc đời
của một giáo khổ trường tư, của một nhà văn nghèo đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách
viết văn của Nam cao. Sau cách mạng, Nam Cao tiếp tục sáng tác phục vụ kháng chiến. Năm
1951, trên đường đi công tác, nhà văn đã hi sinh.
* Con người Nam Cao
- Hiền lành, ít nói, lạnh lùng. Là nhà văn luôn gắn bó sâu nặng với quê hương và
những người nghèo khổ. Mỗi trang viết của nhà văn là trang viết đày cảm động về con người
quê hương.

*Phong cách viết truyện ngắn của Nam Cao.
13
- Đề tài:
-Truyện của Nam Cao rất mực chân thực , thẫm đẫm chất trữ tình, đậm đà chất triết
lý . Nam cao đặc biệt sắc sảo trong việc khám phá và diễn tả những quá trình tâm lý phức
tạp của nhân vật . Ngôn ngữ của Nam cao gần với ngôn ngữ người nông dân Bắc bộ
* Tác phẩm: Lão Hạc là truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao- một nhà văn xuất sắc mà tên
tuổi ông gắn liền với trào lưu văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám 1945,
chuyên viết về những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những tri thức tiểu tư sản
nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội cũ.
2. Các sự việc chính:
HS tóm tăt - Trình bày - nhận xét.
GV khái quát chung.
- Lão Hạc là nhân vật chính của tác phẩm, cả cuộc đời lão là một chuỗi những bất hạnh liên
tiếp, dai dẳng, triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuôi con; khi con trai lão trưởng
thành, phẩn uất vì không có tiền cưới vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền caio su.
- Lão sống thui thủi trong cảnh già cùng với con chó Vàng, mòn mỏi chờ tin con trong tuyệt
vọng.
- Rồi mất mùa đói kém. Rồi bệnh tật không có việc làm.Cái nghèo, cái đói, sự cùng quẩn bế
tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng. Lão bán con chó vàng, kỉ vật duy nhất mà người con
trai để lại.
- Lão gửi vườn nhờ ông giáo giữ hộ cho người con trai đang đi xa.Lão gửi tiền nhờ ông
giáo và bà con làm ma chay khi lão chết.
- Lão ăn củ chuối, sung luộc, rau má qua ngày…
- Lão Hạc chết bằng nắm bả chó xin của Binh Tư. Cái chết dữ dội sau hai tiếng đồng hồ vật
vã .
- Cá làng không ai hiểu cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
d. Bài tập rèn kĩ năng:
*Bài tập 1: Viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật của Nam Cao
qua đoạn trích:

“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy
ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu
hu khóc…”
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Cảm nhận.
- ND: Cảm nhận nghệ thuật đặc tả chân dung nhân vật của Nam Cao qua đoạn trích:
- Hình thức: đoạn văn
2. Lập dàn bài:
HS lập dàn ý đoạn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
GV khái quát dàn ý chung
3. Luyện viết đoạn:
* Đoạn văn diễn dịch :
- Viết câu chủ đề: Tâm trạng của lão Hạc khi phải bán cậu vàng.
14
- Viết các câu khai triển:
+ Từ ngữ trong đoạn văn có sự chọn lọc đặc sắc: Tử “ Ép”được dùng rất đắt, có sức gợi tả
cao; sử dụng từ tượng hình, tượng thanh
+Chọn miêu tả chi tiết tiêu biểu, cùng trường từ vựng: khuôn mặt, vết nhăn, nước mắt, đầu
miệng.
+ So sánh: Mếu như con nít.
Đoạn văn miêu tả ngoại hình ( gợi khuôn mặt già nua khô héo) nhưng lại làm rõ được sự
đau khổ, day dứt, dằn vặt không kìm nén được của lão Hạc khi phải bán cậu vàng.
- Đoạn văn thể hiện rõ thái độ , tình cảm của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật lão Hạc:
Thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm….Đó cũng chính là thái độ, tình cảm cùa nhà văn trước nỗi
đau khổ, bất hạnh của con người.
- Tấm lòng, tài năng của nhà văn làm cho đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng mang đầy tâm
trạng
 HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt).
 GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).

GV đọc đoạn văn mẫu:
- Truyện ngắn lão Hạc, Nam Cao miêu tả hình ảnh lão Hạc có nhiều đoạn văn rất hay, ấn
tượng sâu sắc trong lòng người đọc,trong đó phải nói đến đoạn “ Mặt lão đột nhiên co rúm
lại. …Lão hu hu khóc ”,đây là đoạn văn tả tâm trạng lão Hạc khi nói chuyện với ông giáo
về việc đã bán con chó. Từ ngữ trong đoạn văn có sự chọn lọc đặc sắc: Tử “ Ép”được dùng
rất đắt, có sức gợi tả cao; sử dụng từ tượng hình, tượng thanh ,chọn miêu tả chi tiết tiêu
biểu, cùng trường từ vựng: khuôn mặt, vết nhăn, nước mắt, đầu miệng, nt so sánh: Mếu như
con nít. Đoạn văn không chỉ miêu tả ngoại hình ( gợi khuôn mặt khắc khổ ,già nua khô héo)
người mà qua những từ ngữ đó người đọc còn cảm nhận đựơc nội tâm đau khổ, day dứt, dằn
vặt không kìm nén được của lão Hạc khi phải bán cậu vàng. Đoạn văn thể hiện rõ thái độ ,
tình cảm của nhà văn Nam Cao đối với nhân vật lão Hạc: Thấu hiểu, chia sẻ, đồng
cảm….Đó cũng chính là thái độ, tình cảm cùa nhà văn trước nỗi đau khổ, bất hạnh của con
người. Tấm lòng, tài năng của nhà văn làm cho đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng mang
đầy tâm trạng
*Bài tập 2: lập dàn ý cho đề bài sau: ( Lớp 8c)
Kể vầ một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: một kỉ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em)
- Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- diễn biên sự việc)
2. Lập dàn bài:
HS lập dàn bài.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
GV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
+ Cách 1; Dẫn vào bài - Nêu ND kể - khái quát cảm xúc về đối tượng.
15
+ Cách 2: Hoàn cảnh làm “tôi “nhớ lại kie niệm.
b. Thân bài:

- Hoàn cảnh xuất hiện con vật nuôi trong gia đình.
- Tả con vật( lựa chọn chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng)
- Cuộc sống của con vật nuôi đó: kể một vài việc nhỏ xảy ra với con vật đó nhằm thể hiện nó
với tính cách và thể hiện thái độ của người kể với nó.
- Kể kỉ niệm nhỡ mãi ( kể chi tiết, cụ thể, sinh động: Thời gian, không gian, mở đầu- diễn
biến- kết thúc( chuyện xảy ra trở thành kỉ niệm đáng nhớ, tình cảm sâu nặng hơn…)
c. Kết bài:
- Suy nghĩ của người kể về loài vật
- Việc kết thúc thàng kỉ niệm
- CS con vật sau đó…
IV. Hướng dẫn học bài:
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài 2. ( 8B)
- Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2. ( 8C)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP:
- Tóm tắt văn bản tự sự.
- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách tóm tắt văn bản tự sự
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả,
biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Các dạng bài tập
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:

A.Bài tập trắc nghiệm:: ( Lớp 8b)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy
nháp.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án
đó.
* §¸p ¸n
C©u
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
§¸p ¸n
B D C A D B D D A C A D
16
C©u
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
§¸p ¸n
1.C D B C
B. Tóm tắt văn bản tự sự.(Nội dung kiến thức cần nắm):
1. Tóm tắt và mục đích của tóm tắt:
- Tóm tắt là một thao tác, một kĩ năng được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp. Người ta
thường dùng thao tác này để trình bày một cách ngắn gọn, khái quát nội dung tinh thần của
một sự việc, một văn bản.
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung
chính của văn bản đó. Đồng thời sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết
thành văn bản tóm tắt.
2. Tóm tắt văn bản tự sự
Khi tóm tắt văn bản tự sự, người tóm tắt dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn
nội dung chính.
- Về sự việc tiêu biểu: Phải biết lược bỏ những thông tin vụn vặt, chỉ giữ lại những thông tin
chính, họăc dùng cách nói khái quát để thau tóm những thông tin phụ vào một thông tin
chung để thể hiện nội dung tư tưởng cảu văn bản.
- Về nhân vật quan trọng: Phải có hệ thống các nhân vật. khi tóm tắt chỉ cần đề cập tới

những nhân vật chính có vai trò tác động lớn, . không nhất thiết phải liệt kê tất cả các nhân
vật trong văn bản tóm tắt.
3. Cách tóm tắt văn bản tự sự:
(1) Lựa chọn thông tin, sắp xếp và diễn đạt các nội dung chính của văn bản theo cách riêng
của mình, tránh tình trạng dùng lại một cách nguyên xi các câu, các đoạn ý của văn bản gốc.
(2) Phải đảm bảo tính khách quan, chân thực , trung thành với văn bản gốc, không tự ý thay
đổi, thêm các ý, không bình luận, khen chê mang tính chủ quan.
(3) Ngôn ngữ diễn đạt phải súc tích, trong sáng, ngắn gọn. Tránh đưa những thông tin thừa,
vụn vặt., chi tiết.
(4) Phải đảm bảo tính hoàn chỉnh và tính cân đối. Có mở đầu, phát triển và kết thúc thể hiện
được hài hoà hợp lý.
(5) Có thể tóm tắt văn bản tự sự theo diễn biến cốt truyện, theo trình tự thời gian, theo diễn
biến cuộc đời nhân vật. Nếu văn bản đan xen quá khứ hiện tại thì tóm tắt không nên máy
móc theo kết cấu ấy mà có thể sắp xếp lại trật tự cốt truyện theo mạch thời gian, theo diễn
biến cuộc đời nhân vật.
(6) Đối với truyện ngắn trữ tình, khi tóm tắt cần chú trọng hệ thống cảm xúc của nhân vật
trữ tình.
C. Bài tập rèn kĩ năng:
* Đề bài 1: Viết đoạn văn tóm tắt đoạn trích “ Trong lòng mẹ”.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: đoạn trích học.
- Hình thức: đoạn văn.
HS viết đoạn văn tóm tát dựa trên các sự việc chính.
17
- HS trình bày - nhận xét.
GV nhận xét chung ( ưu,nhược điểm)
 GV đọc đọan văn mẫu:
Hồng có một tuổi thơ không hạnh phúc: bố chết, mẹ phải đi làm ăn xa, Hồng phải sống
trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm. Người co nói chuyện với bé Hồng. Bà tìm mọi cách để chia

lìa mẹ con. Nhưng bé vẫn luôn luôn thương nhớ, kímh yêu mẹ khi thấy mẹ bị coi thường, sỉ
nhục và Hồng căm ghét hủ tục XHPK. Ngày giỗ đầu của cha, mẹ Hồng trở về , Hồng sung
sướng khi thoáng thấy bóng mẹ,em hạnh phúc khi được mẹ ôm vào lòng và được tận hưởng
niềm hạnh phúc của tình mẫu tử .
Đề bài 1: Tóm tắt truyện ngắn lão Hạc bằng đoạn văn ngắn.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: Truyện ngắn lão Hạc
- Hình thức : Đoạn văn
2. Lập dàn bài:
HS lập dàn ý đoạn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
GV khái quát dàn ý chung
3. Luyện viết đoạn:
 GV yêu cầu HS viết đoạn.
- HS viết đoạn văn
 HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
 GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
 GV đọc đoạn văn mẫu:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi
phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn
cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và
nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và
khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ
đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi
nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì
ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì
sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy!
Đề bài 2:
Em đóng vai nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.

1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: trích truyện “ Tức nước vỡ bờ”
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “Tôi”
- Thứ tự kể: Diến biến hành động, tâm trạng nhân vật.
2. Lập dàn bài:
HS lập dàn ý bài văn.
18
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
GV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Nhân vật giới thiệu về mình - câu chuyện cần kể.
b. Thân bài:
- Hoàn cảnh gia đình.
- Tình thế anh Dậu…
- Thái độ, hành động, lời nói của cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Lời nói, thái độ của mình với cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Cảnh đấu lực giữa mình và cai lệ, người nhà lí trưởng.
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ về số phận của những người như mình trong xã hội - suy nghĩ vè hành động
phản kháng…
3. Luyện viết :
 GV yêu cầu HS viết văn bản tóm tắt.
- HS viết văn bản tóm tắt
 HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
 GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
 GV đọc văn bản mẫu:
Bài tham khảo
Tôi là vợ anh Dậu ở làng Đông Xá. Mấy hôm nay, nghe tiếng tù và, tiếng la hét của bọn
hương lý, cai lệ là ruột gan tôi rối bời.Tôi tất bật, chạy ngược chạy xuôi để lo tiền nộp sưu

nhưng vẫn chưa đủ. Tôi thật khốn đốn, không lối thoát.
Tôi chạy vạy mãi mà không đủ nộp suất sưu của chồng tôi là anh Dậu. Ngặt nghèo qúa tôi
đành bán cái Tý cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Nhưng ngờ đâu bọn chúng còn buột tôi
phải nộp suất sưu của em anh Dậu chết từ năm ngoái. Thật là cùng đường. Uất ức quá tôi
kêu vang thảm thiết nhưng bọn chúng đâu đoái hoài.
Bọn chúng bắt chồng tôi lên đình, đánh đập. Đêm hôm ấy, có người cõng chông tôi về.
Chồng tôi rũ rượi như một cái xác không hồn. Thấy vậy bà con hàng xóm ai cũng chạy đến
cứu giúp. Có một bà lão còn đem đến cho tôi một bát gạo để tôi nấu cháo cho chồng tôi ăn,
vì anh đã nhịn đói từ hôm qua đến giờ.
Tôi vôi vã đi nấu cháo, cháo chín, tôi múc lên mâm quạt cho mau nguội.Trong lúc đó nghe
tiếng tù và, tiếng la hét om sòm ngoài đầu ngõ, tôi như thót tim. Vừa lúc đó có bà lão láng
giềng chay sang hỏi thăm sức khoẻ chồng tôi và thúc chồng tôi đi trốn chứ không thì bọn
chúng đến đánh trói thì khổ. Tôi vội bưng bát cháo đến chỗ chồng tôi nằm, tôi nói:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Chồng tôi vừa cố gượng ngồi dậy, mới kề bát cháo đến miệng thì cai lệ và người nhà lý
trưởng đã sầm sập xông vào nhà với những roi song tay thước. Cai lệ liền thét lên:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau! Mau!
Thấy vậy, chồng tôi hoảng quá, lăn đùng ra phản.
Bọn người nhà lý trưởng cười mỉa mai:
- Anh ta sắp phải gió như đêm qua đấy! Rồi hắn chỉ luôn vào mặt tôi nói:
19
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra
đình kêu với quan cho! Chứ ông lý tôi thì không có quyền cho chị khất một giờ nào nữa!
Tôi run run, van xin:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ
cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu
khất.
Tên cai lệ liền trợn ngược hai mắt lên, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mòm ra nói khất.
Tôi vẫn tha thiết:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay ra bảo người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Bọn người nhà lý trưởng còn đang do dự vì không dám hành hạ người đang ốm nặng
Thằng cai lệ thấy thế liền giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy đến chỗ chồng tôi.
Tôi liền đặt cu Tĩu xuống đất chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mói tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Hắn không nghe, mà còn bịch vao ngực tôi mấy bịch “ tha này! Tha này”.
Tức qua tôi không thể chịu được, tôi liền cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi.
Tôi nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.
Tôi vừa nói vừa túm lấy cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Người
nhà lý trưởng thấy thế sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay
cây gậy của hắn. Tôi và hắn du đẩy nhau một lúc, rồi buông gậy ra, áp vào nhau mà vật. Tôi
lừa thế túm lấy tóc hắn lẳng cho một cái, hắn ngã nhào ra thềm. Lúc đó mấy đứa con tôi thì
khóc om sòm, còn chồng tôi thì vừa run vừa kêu:
- U nó không đựơc thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải
tù, phải tội.
Tôi chưa nguôi cơn giận nói:
- Thà ngồi tù. Để cho bọn nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu đươc.
Vậy đấy, giờ đây không còn cảnh ấy nữa, ngồi nghĩ lại mà sợ, mà ngậm ngùi cho số phận
của người nông dân như tôi lúc bấy giờ. Vì tức và thương chồng quá nên tôi đã liều mạng cự
lại bọn chúng. Đúng là “ Tức nước vỡ bờ” như người ta đã thường nói.
IV. Hướng dẫn học bài:
- Tóm tắt các sự việc chính của truyện ngắn “Cô bé bán diêm”.
- Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật lão Hạc. ( 8b)

- Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật cô bé bán diêm ( 8c)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
20
ÔN TẬP: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.

I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu
cảm
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả,
biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Các dạng bài tập
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
Đề bài 1: Tóm tắt truyện ngắn: “ Cô bé bán diêm” bằng lời văn của em”
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: truyện “Cô bé bán diêm ”
- Ngôi kể: Ngôi 3
- Thứ tự kể: Thời gian
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả
2. Lập dàn bài:
HS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.

GV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Dẫn vào bài (cảm xúc chung về tác phẩm,hoặc khái quát về Tg, TP)
- Nêu nội dung kể.
b. Thân bài:
- Đêm giao thừa: Gió rét, tuyết rơi, 1 cô bé đầu trần chân đất, dò dẫm trong đêm tối
- Cửa sổ mọi nhà , sực nức mùi ngỗng quay.
suốt ngày không bán được bao diem nào, bụng đỏi, rét- đành liều quẹt fiêm để sởi; Mỗi lần
quẹt diêm mộng tưởng hiện lên:
+ Lần quẹt diêm thứ nhất:Diêm cháy- lò sưởi hiện ra; diêm tắt lò sưởi biến mất.
+ Lần quẹt diêm thứ hai:bàn ăn, diêm tắt bàn ăn không còn, đêm tối, lạnh.
+ Lần quẹt diêm thứ ba: cây thông nôen- em với tay về phía cây- diêm tắt
+ Lần quẹt diêm thứ tư:bà nội hiện về- mỉm cười-diêm tắt, ảo ảnh biến mất
+ Quẹt tất các que diêm còn lại: bà hiện về, hai bà cháu bay lên trời- về chầu thượng đế.
- Em bé chết trong đêm giao thừa vì đói, vì rét.
21
c. Kết bài:
- Cảm xúc về số phận cô bé bán diêm, về xã hội.
3. Luyện viết:
 GV yêu cầu HS luện viết theo bố cục.
a. Đoạn văn mở bài.
b. Các đoạn thân bài
c. Đoạn văn kết bài
- HS viết đoạn văn theo bố cục
 HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
 GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
Đề bài 2: lập dàn ý cho đề bài sau:
Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó vàng với ông giáo trong
truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào.
1. Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: Lão hạc kể chuyện bán chó vàng với ông giáo
- Ngôi kể: Ngôi 1 ( xưng; Tôi, em)
- Thứ tự kể: Thời gian
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả
2. Lập dàn bài:
HS nêu định hướng dàn ý bài văn.
- HS trình bày - HS nhận xét.
GV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Giới thiệu quan hệ mình với nhân vật ( là người hàng xóm)
-Nêu ND kể.
Hoặc: Chứng kiến cái chết của lão Hạc - nêu ND kể.
b. Thân bài:
* Nhớ lại chuyện lão Hạc kể về chuyện bán cậu vàng:
- Thời gian, không gian ( Chiều muộn, tối, trên chóng tre trước sân nhà )
- Kể lão Hạc sang nhà ông giáo với vẻ mặt đau khổ - Thông báo chuyện bán chó
- Ông giáo hỏi chuyện- lão Hạc bật khóc ( tả lão Hạc) - lão Hạc kể chuyện bắt cậu Vàng –
lão Hạc tự trách mình.
- Ông giáo khuyên giải, cố làm lão hạc vui ( Cử chỉ, lời nói)
- Lão Hạc nhờ ông giáo hai việc: Giữ hộ mảnh vườn, gửi 30 đồng lo ma chay
* Suy ngẫm về cuộc đời, pjẩm chất cao quí của lão Hạc, về sự bất công của xã hội
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về câu chuyện được chứng kiến ( vè số phận, PC LH)
- Liên hệ, mở rộng( Số phận lão Hạc- số phận người nông dân xã hội xưa)
IV. Hướng dẫn học bài:
- Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2
22
Ngày soạn:
Ngày dạy:

ÔN TẬP: Trợ từ, thán từ
RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.


I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về trợ từ, thán từ ;cách làm bài văn tự sự kết hợp
với miêu tả, biểu cảm
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả,
biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Các dạng bài tập
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
A.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ( 8b)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy
nháp.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn
phương án đó.
* Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D B D B A B C D C A D A
Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án C D B D A C D A B D D C
B. TRỢ TỪ, THÁN TỪ.
 GV HDHS nhắc lại khái niệm về trợ từ, thán từ.
- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: đứng ngay trước từ mà nó muốn nhấn mạnh;

- Trợ từ biểu hiện thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
* Đặc điểm của thán từ:
- Dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó
- Thường làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập.
Bài tập 1: Xác định ý nghĩa của trợ từ:
23
a. Nó hát những mấy bài liền.
b. Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.
c. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
d. Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự.
e. Anh tôi toàn những lọ là lọ.
Gợi ý:
- Trường hợp a, e: trợ từ nhấn mạnh sự quá ngưỡng về mức độ;
- Trường hợp b, c, d: Nhấn mạnh độ chính xác, đáng tin cậy.
Bài tập 2:Tìm những câu văn, thơ có dùng thán từ với các đặc điểm trên?
a. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời.
b. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?
c. Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ.
Bài tập 3:Viết một đoạn văn chủ đề về học tập trong đó có dùng trợ từ, thán từ.
- HS viết đoạn văn - trình bày
- HS xác định được trợ từ, thán từ đã sử dụng, nêu tác dụng
- HS nhận xét.
C. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG:
Đề bài: Đặt mình vào vị trí bé Hồng, kể lại những khổ sở phải trải qua và niềm vui khi gặp
mẹ trong “ Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: kể lại những khổ sở phải trải qua và niềm vui khi gặp mẹ trong “ Những ngày
thơ ấu”- Nguyên Hồng

- Ngôi kể: Ngôi 1 ( xưng; Tôi)
- Thứ tự kể: Thời gian
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + BC
II.Lập dàn bài:
HS nêu định hướng dàn ý bài văn.
- HS trình bày - HS nhận xét.
GV khái quát dàn bài chung
1. Mở bài :
- Lời giới thiệu nhân vật - ND kể
2.Thân bài:
* Những cay đắng phải trải qua:
- Kết quả cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
- Thầy mất- gia đình nợ nần chồng chất- mẹ cùng túng đi tha phương cầu thực
24
- Sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội.
- Người cô tìm cách chia rẽ tình cảm mẹ con- kể cho nghe những chuyện đau lòng- để kinh
ghét, ruồng rẫy mẹ.
Tuy sống thiếu tình thương, chịu nhiều cay đắng hết lòng thương nhớ mẹ.
* Nỗi đau bị đẩy lên cực điểm khi nói chuyện với bà cô:
-Một hôm cô gọi đến bên cười hỏi.
- Biết ý định của cô, từ chối.
- Nhưng người cô không buông tha; nói chuyện mẹ tôi gầy, sinh em bé với người khác, la,f
tôi đau đớn cực điểm. làm tôi khóc, đau đớn là mục đích của bào cô.
* Niềm hạnh phúc khi gặp mẹ:
- Ngày giỗ đầu mẹ về, mang nhiều quà.
- Nhìn thấy mẹ trên đường, chạy theo. Gọi bối rối.
- Mẹ dừng lại, kéo ttôi lên xe.
- Tôi òa khóc nức nở.
- Mẹ âu yếm, vỗ về, an ủi.
- Tôi sung sướng miên man khi ngồi trong lòng mẹ ( Cám nhận được…nhận ra…ước

muốn…)
3 Kết bài:
- Cảm xúc người kể ( niềm hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ che chở, vỗ
về…)
- Suy tưởng.
III. Luyện viết:
 GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài
b. các đoạn thân bài.
c. Đoạn kết bài
- HS viết đoạn văn
 HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
 GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
III. Hướng dẫn học -làm bài:
- Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên.
- Viết đoạn văn kể vê giấy phút gặp lại người thân. Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả,
BC.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP: Tình thái từ
Chiếc lá cuối cùng
RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.


I.Mục tiêu cần đạt:
25

×