Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Sự tích hợp văn hóa trong tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam luận văn ths triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================




ĐINH VĂN THẮNG




SỰ TÍCH HỢP VĂN HÓA
TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học






Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
====================




ĐINH VĂN THẮNG



SỰ TÍCH HỢP VĂN HÓA
TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Lan




Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quá trình dạy
dỗ tận tình, thấu đáo của các Thầy giáo, Cô giáo khoa Triết học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn - PGS.TS. Đặng Thị Lan,

người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc
sĩ. Sự chỉ bảo tận tình của cô giáo đã tạo động lực giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn nên luận văn
không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo để giúp tôi có thể phát triển
hướng nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Học viên


Đinh Văn Thắng












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Thị Lan. Luận văn có sự kế thừa các
công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung của những

tư liệu được cập nhật mới nhất.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Học viên


Đinh Văn Thắng














1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Ý nghĩa của luận văn 8
8. Kết cấu của luận văn 8
Chƣơng 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU 9
1.1. Nguồn gốc và đặc trƣng của tín ngƣỡng thờ Mẫu 9
1.1.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng Mẫu 9
1.1.2 Đặc trưng của tín ngưỡng Mẫu 17
1.2. Tín ngƣỡng thờ Mẫu trong dòng chảy lịch sử dân tộc 24
1.3. Những giá trị cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu 30
1.3.1. Giá trị nhận thức thế giới 30
1.3.2. Giá trị nhân sinh 32
1.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu với chủ nghĩa yêu nước 36
1.3.4. Tín ngưỡng thờ Mẫu với văn hóa, nghệ thuật 38
Tiểu kết chƣơng 1 40
Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ SỰ TÍCH HỢP VĂN
HÓA TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU 41
2.1. Sự tích hợp tín ngƣỡng thờ Mẫu với Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo 41
2.1.1. Sự tích hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Nho giáo, Phật giáo 41
2.1.2. Sự tích hợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Đạo giáo 49
2.2. Sự tích hợp văn hóa giữa các dân tộc, các vùng miền 54

2

2.3. Hầu đồng – Sân khấu tâm linh độc đáo tích hợp nhiều loại hình
văn hóa, nghệ thuật. 61
2.4. Xu hƣớng phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu hiện nay và một số
kiến nghị đối với việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa trong tín
ngƣỡng thờ Mẫu. 73
2.4.1. Xu hướng phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay 73

2.4.2. Một số kiến nghị đối với việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa
trong tín ngưỡng thờ Mẫu. 79
Tiểu kết chƣơng 2 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 94

3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử
hình thành và phát triển lâu đời. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống
thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu
cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm
tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Trong dân gian, tục thờ Mẫu
có nguồn gốc từ thời tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các
thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ.
Với tư cách là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa, tục thờ Mẫu của
người Việt gắn bó chặt chẽ với văn hóa Việt Nam, góp phần làm nên nét đẹp
trong văn hóa Việt Nam. Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã
phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ),
Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ). Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng
Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản
địa sơ khai được hình thành. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật
Chầu văn hay còn gọi là Hát văn - một loại hình nghệ thuật dân gian truyền
thống của người Việt đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia.
Theo GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn
hóa Dân gian, tín ngưỡng thờ Mẫu có bốn vấn đề gắn với cộng đồng: một là

tín ngưỡng thờ Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ; hai là mang cho
con người sống ở trên đời này ba điều: Phúc - Lộc - Thọ, đó là những ước
muốn vĩnh hằng của con người; ba là, thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước
đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa (điều này thể hiện rất rõ qua việc hầu
hết khoảng 50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ là những nhân vật lịch
sử có công với dân tộc hay đã được dân tộc lịch sử hóa, ví dụ như Đức Thánh
Trần trong tín ngưỡng thờ Mẫu chính là Trần Hưng Đạo); bốn là, tín ngưỡng
thờ Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa.

4

Tín ngưỡng thờ Mẫu (hay đạo Mẫu) là một hiện tượng văn hoá tín ngưỡng
tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt
Nam. Trong tiến trình hình thành và phát triển của mình, đạo Mẫu dân gian đã
có mối quan hệ gắn kết, tương giao với các hiện tượng tín ngưỡng và tôn giáo
khác, đặc biệt với Phật giáo, Đạo giáo, thậm chí với cả Nho giáo. Tín ngưỡng
thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hoá dân gian, thấm đượm đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tăng cường ý thức
liên kết cộng đồng, khát vọng chinh phục tự nhiên cũng như việc đề cao vai
trò người phụ nữ.
Tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện tập trung trong nghi lễ “Hầu đồng”.
Xét về bản chất, hầu đồng là hiện tượng tín ngưỡng – văn hoá có phần bí ẩn
và phức tạp, lại chưa được luận giải về mặt khoa học một cách đầy đủ, sâu sắc
cho nên bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng với mục đích kinh tế làm biến
dạng giá trị nhân văn của hiện tượng “hầu đồng” ban đầu khiến cho trong một
thời gian dài, người ta thường coi đây là hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan,
đáng phải xóa bỏ. Do đó cần thiết phải có cách nhìn nhận, đánh giá một cách
đúng đắn, chính xác về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như hầu đồng để từ đó phát
huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó.
Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu

càng có điều kiện phát triển và có những biến thái đa dạng, phong phú. Bên
cạnh những giá trị tích cực, sinh hoạt tín ngưỡng này cũng đặt ra nhiều vấn đề
tiêu cực, bức xúc cần giải quyết để làm sao vừa tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân, vừa định hướng cho tín ngưỡng này phát triển đúng
hướng nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây cũng chính là
lý do tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “Sự tích hợp văn hóa trong tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng Mẫu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học
giả.Các học giả như Ngô Đức Thịnh, Đặng Văn Lung, Nguyễn Đăng Duy, Đỗ

5

Thị Hảo, Mai Ngọc Chúc, Nguyễn Đình San,…đã công bố các công trình
nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu gắn với đời sống văn hoá, lịch sử, tôn giáo…
Có thể kể đến các công trình như: “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam” (quyển
thượng) của Toan Ánh [4] , Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997; “Việt Nam phong
tục” của Phan Kế Bính [6], Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997; “Các hình thái tôn
giáo tín ngưỡng ở Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy [13], Nxb Văn hoá –
Thông tin, Hà Nội, 2001; “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” do
Đặng Nghiêm Vạn chủ biên [83], Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; “Nữ
Thần và Thánh Mẫu Việt Nam” do Vũ Ngọc Khánh chủ biên [36], Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2002. Đặc biệt hơn cả là cuốn “Đạo Mẫu ở Việt Nam” (2 tập) do
Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa dân gian, 2002. Đây được coi là
một tác phẩm nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về tín
ngưỡng Mẫu. Tác giả đã tiếp cận hiện tượng tín ngưỡng này chủ yếu dưới góc
độ văn hóa và phần nào cũng chỉ ra được phương diện tín ngưỡng tôn giáo.
“Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam” do tác giả Nguyễn
Hữu Thông làm chủ biên [65]. Trong công trình này, các tác giả tiếp tục
khẳng định tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bản địa của người

Việt với sự phát triển từ việc thờ Mẹ đến hệ thống thần linh trong Tứ phủ.
“Tục thờ Đức Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần” của Vũ Ngọc
Khánh [39] đã trình bày về sự phát triển từ nguyên lý Mẹ của văn hóa Việt
Nam phát triển đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Trên cơ sở đó, cuốn sách tập
trung vào việc phân tích và chỉ ra vị trí của Đức Mẫu Liễu Hạnh trong đời
sống tín ngưỡng Việt Nam nói chung, tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ nói riêng
thông qua các nguồn thư tịch cổ về Bà trong dân gian.
“Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc [19]
cũng đã cung cấp đủ rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở Việt Nam.
Theo đó, các tác giả chia nữ thần ở Việt Nam thành các nữ thần trong thần
thoại, nữ thần của các dân tộc thiểu số, các Thánh Mẫu, các Chư thần. Thông
qua việc trình bày thần tích của 117 vị nữ thần ở Việt Nam (trong đó có rất

6

nhiều các vị được thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu) cùng danh mục 362 vị nữ
thần được lưu truyền trong dân gian và thần tích trên các vùng miền khác
nhau, công trình đã cung cấp một nguồn tư liệu rất phong phú và bổ ích để
các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hệ thống nữ thần ở Việt Nam.
“Văn hóa Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung [46] cũng đã đưa ra một
“Văn hóa Thánh Mẫu” của người Việt trên cơ sở phân tích sự hình thành và
phát triển của các biểu tượng Thánh Mẫu. Tuy nhiên, như tác giả đã tự nhận
thấy, tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở việc phần nào tìm ra sự phát sinh, hình
thành, truyền bá và sự sửa đổi cốt truyện, lễ hội theo lôgic - lịch sử - chính trị
- văn hóa - xã hội của đất nước [46, 7-8].
Về báo, tạp chí có thể kể đến bài viết của một số tác giả như: Nguyễn
Quốc Phẩm với bài “Góp bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan” [51]
(Tạp chí Văn hoá nông thôn, số 11, trang 11 – 13, 1998); Nguyễn Hữu Toàn
với bài “Một số sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng ở vùng Dâu” [ 76] (Tạp chí Di
sản văn hoá, số 17, 2004); Đinh Gia Khánh với bài “Tục thờ Mẫu và những

truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam” [30] , Tạp chí Văn hoá, số 5, trang
7 - 13, 1992…
Ngoài ra, còn nhiều cuộc hội thảo về tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút đông
đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia. Tiêu biểu là cuộc hội
thảo quốc tế: “Tín ngưỡng Mẫu và lễ hội Phủ Giầy” tổ chức năm 2001 tại Hà
Nội. Kết thúc hội thảo đã ra kỷ yếu và xuấn bản cuốn: “Đạo Mẫu và các hình
thức Saman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2004) do Ngô Đức Thịnh chủ biên. Mới đây là hội thảo của Câu
lạc bộ bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam được tổ chức lần thứ nhất tại Yên
Đồng, Ý Yên, Nam Định ngày 12 tháng 9 năm 2010 (tức mồng 5 tháng 8
Canh Dần), với phần thứ nhất là nhân kỷ niệm 710 năm ngày giỗ Quốc Công
Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, thứ hai là nguồn gốc của
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Nấp, có rất nhiều nhà khoa học và ông đồng, bà đồng
đến dự đã đúc kết nhiều ý nghĩa có giá trị thiết thực.

7

Nhìn chung, các công trình trên khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
Mẫu đã được các tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như nhân học,
văn học, nghệ thuật, lịch sử…Ở các góc độ này, các công trình đã cung cấp
một lượng thông tin phong phú về sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ
thống thần linh cùng các thần tích của tín ngưỡng thờ Mẫu, các không gian
thờ cúng của nó trong quá khứ cũng như hiện tại, những giá trị về mặt văn
học, nghệ thuật của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như những tác động của nó đến
văn hóa, xã hội của người Việt cả trong lịch sử cũng như ở hiện tại.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và
hệ thống về sự tích hợp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó chính là lý do
để chúng tôi đi sâu khảo cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn tập trung khảo sát sự tích hợp văn hóa của tín

ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một số nội dung cơ bản về tín ngưỡng Mẫu.
+ Phân tích làm rõ sự tích hợp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
+ Nêu một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tích
hợp văn hóa trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực
miền Bắc Việt Nam. Khu vực miền Trung và miền Nam sẽ chỉ đề cập khi có
so sánh, đối chiếu.
+ Về khái niệm dùng trong luận văn: Hiện nay, trong giới học thuật ở
nước ta, nhiều người đã thừa nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu” là “Đạo Mẫu” (Đặc

8

biệt là GS. Ngô Đức Thịnh là người nêu ra quan điểm này đầu tiên).Vì vậy,
trong luận văn, chúng tôi dùng hai khái niệm này với nghĩa tương đồng.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan niệm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm đổi mới của
Đảng và NHà nước về tôn giáo, tín ngưỡng.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ yếu sử dụng các
phương pháp của Triết học như phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, khái quát
hóa, đối chiếu, so sánh…
6. Đóng góp của luận văn

- Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa về sự tích hợp văn hóa
trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, từ đó khẳng định những giá trị của tín
ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống văn hóa dân tộc.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Đề tài đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn hoá
truyền thống Việt Nam
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những
môn học liên quan đến văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương và 5 tiết

9

Chƣơng 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU

1.1. Nguồn gốc và đặc trƣng của tín ngƣỡng thờ Mẫu
1.1.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng Mẫu
Đạo Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh
hưởng ngoại lai từ Đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần
tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tín
ngưỡng Mẫu đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà
ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình
khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.
Tín ngưỡng dân gian là một khái niệm dùng để chỉ những loại hình tín
ngưỡng đã có từ lâu đời của người Việt như tín ngưỡng thờ thành hoàng làng,
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp…Tuy nhiên,
hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh luận về khái niệm này. Một số cho
rằng, không hề tồn tại một loại hình tín ngưỡng nào gọi là “tín ngưỡng dân

gian”, bởi vì, không giống như trong văn học nghệ thuật có văn học dân gian,
nghệ thuật dân gian, văn học nghệ thuật bác học, tín ngưỡng không thể chia
thành tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng bác học, tín ngưỡng quý tộc. Chỉ có
một loại hình tín ngưỡng duy nhất, đó là tín ngưỡng của cộng đồng người [13,
tr.25]. GS. Đặng Nghiêm Vạn cũng đồng ý với loại ý kiến này khi cho rằng
“thuật ngữ tín ngưỡng dân gian cần được bàn lại” [83, tr.23]
Mặc dù vậy, thuật ngữ tín ngưỡng dân gian đã được dùng khá phổ biến
trong các công trình khoa học cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ này như: Mai Thanh
Hải, Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Tri Nguyên, Trần Đăng, Đinh Gia Khánh…
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là
niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng cao cả, siêu nhiên, hay nói

10

gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào cái thiêng liêng, đối lập với cái trần tục,
hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở
đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào cái thiêng liêng. Do vậy, niềm
tin vào cái thiêng liêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản
tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống đời sống vật chất, đời
sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống, tình cảm…” [59, tr.16]
Tín ngưỡng dân gian được hiểu là loại hình tín ngưỡng ra đời từ rất
sớm trong lịch sử, tồn tại chủ yếu ở cộng đồng làng xã, có khả năng tự biến
đổi theo hoàn cảnh bởi sự bổ sung những tri thức mang tính trực quan, đời
thường của những người lao động (trước hết là nông dân) trong quá trình sinh
sống, sản xuất, và thường gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập
quán của cộng đồng dân cư.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian của dân tộc
Việt Nam, được hình thành từ ngàn đời xưa, ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc
và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.

Mẫu là một từ gốc Hán Việt được hiểu là Mẹ, hay Mụ, Mạ, Mế, dùng
để chỉ người phụ nữ nói chung, người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng
những đứa con nên người.Ngoài ra, Mẫu còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn
đó là sự tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có
thật) như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh…Thậm chí, Mẫu cũng dùng để chỉ sự
sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng của vạn vật.
Trong quan niệm của người Việt thì Mẹ đầu tiên nuôi sống và che chở
cho con người là Mẹ Cây. Từ xa xưa, khi con người còn sinh sống trong rừng
xanh, hang hẻm, hình ảnh đầu tiên mà con người tôn thờ là Mẫu Thượng
Ngàn. Cũng chính là sự tôn thờ đó mà trong dân gian xuất hiện nhiều truyện
kể, truyền thuyết ly kỳ về Mẫu Thượng Ngàn. Cho đến ngày nay nhân dân ta
vẫn tôn thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, hình ảnh của bà còn đọng mãi trong ký
ức dân gian cùng các vị Nữ thần khác.

11

Khi mở rộng địa bàn cư trú xuống đồng bằng, người che chở cho dân
là Mẹ Nước, thế nên ý thức về Mẫu Thoải dần dần được hình thành.Thực chất
nhân vật Mẫu Thoải là sự ngưng kết, chắt lọc của tín ngưỡng thờ thần nước
trong lòng xã hội cũ, khi mà nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, còn triền
mien, dai dẳng.
Cuộc sống sinh sôi và nhu cầu của con người ngày càng nhiều thì con
người không chỉ trú ngụ ở sông núi mà còn phải khai phá đất đai để sinh sống.
Lúc này hình ảnh Mẹ Đất được hình thành với sự tôn vinh là Mẫu Địa cùng
với Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn phù hộ cho cuộc sống bình an, mưa thuận
gió hòa của con người.
Các văn bản ghi chép về các thần linh ban đầu đều xuất phát từ thần
thoại, huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược
lại là huyền thoại hóa, dân gian hóa các hiện tượng, các nhân vật lịch sử.Các
nữ thần, Thánh Mẫu cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Trong truyện

kể dân gian về bà chúa Liễu Hạnh lưu truyền trong dân gian khá phong phú,
sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ như Việt điện u linh, ngoài
ra còn có các truyện kể dân gian khác về các vị nữ thần được các sách sau này
tập hợp và ghi chép lại. Cùng với việc sưu tầm, một số tác giả là các trí thức
nho học thời phong kiến đã tiến hành ghi chép lại và sáng tác thêm những
huyền thoại, truyền thuyết đã được sưu tầm ghi chép từ trước và thậm chí là
sáng tác thêm cho phù hợp tư tưởng lễ giáo thời kỳ đó. Từ thời Hậu Lê, đã có
những việc như vậy nhằm phục vụ cho việc phong thần của các vị vua với hai
trường hợp điển hình với các ghi chép, sáng tác về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở
miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Công Trứ, Đoàn Thị Điểm và trường hợp
thứ hai là về Thiên Y A Na ở Nam Trung Bộ Việt Nam của Phan Thanh Giản.
Ngoài các ghi chép, sáng tác như trên, cũng có một nguồn tư liệu khác được
dân gian sáng tác từ các huyền thoại, truyền thuyết và thậm chí là các truyện,
thơ về các Thánh Mẫu. Đó là các bài hát văn ở Mẫu Tam phủ Tứ phủ với phần
cốt lõi của các bài hát văn là lai lịch, sự tích các vị thần, nhất là các Thánh

12

Mẫu. Ngoài ra còn nhiều tình tiết khác về khung cảnh, dung nhan, tướng mạo
của các vị thần được những người sáng tác vô danh diễn tả, tô vẽ thêm.
Có một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời
tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên như: trời, đất, sông nước,
rừng núi…. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh các vị thần được cho là có khả
năng siêu phàm, có thể điều khiển được thiên nhiên vốn mang tính quy luật.
Trong quá trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người luôn vẫn phải dựa vào
thiên nhiên vì thế họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là
Mẫu và thờ Mẫu, mong muốn Mẫu sẽ là người bảo trợ và che chở cho đời
sống con người, là cứu cánh của mọi khổ đau bất hạnh.
Thờ Mẫu (Đạo Mẫu) có nguồn gốc ở miền Bắc. Các vị được thờ trong
các đền, chùa, miếu, điện, đặc biệt là có Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ

trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ. Vào đến
miền Nam, "Ðạo" này đã hoà nhập "Mẫu" với các nữ thần trong tín ngưỡng
địa phương: Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây
Ninh).Theo GS. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu bắt nguồn từ thờ nữ thần (thần
Lúa) và thờ mẫu thần (bà Ỷ Lan), nó mang tính bản địa, cái đó có từ thời
nguyên thủy. Phát hiện khảo cổ học hiện nay người ta đã đào được tượng của
nữ thần, tượng của phụ nữ với những đặc tính nữ tính rất rõ rệt.Những yếu tố
bản địa phải đến thế kỷ thứ XV-XVI khi đạo thờ nữ thần, mẫu thần bản địa
Việt Nam tiếp xúc với đạo giáo Trung Hoa, chúng ta đã tiếp nhận một số đặc
điểm nào đó và từ đó mới hình thành nên đạo mẫu tam phủ, tứ phủ. Do vậy
mà Đạo Mẫu có 3 lớp: Thờ Nữ thần; Thờ Mẫu thần; Thờ Mẫu tam phủ - tứ
phủ và Mẫu tam phủ - tứ phủ là đỉnh cao của thờ Mẫu, chính là sự hòa trộn
giữa cái tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa với ảnh hưởng của đạo
giáo Trung Hoa.
Đầu xuân người Việt Nam thường đi vãn cảnh chùa, đi thăm, đi lễ các
đền phủ. Cùng với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, tín
ngưỡng thờ Mẫu rất phổ biến, nhiều người gọi là Đạo thờ Mẫu. Tại các chùa

13

Phật giáo Bắc tông ngoài chính điện thờ phật, thường có ban thờ Mẫu và thờ
các thánh trong Đạo Mẫu. Tại các đền phủ thì thờ các thánh trong đạo Mẫu ở
chính điện.Đạo Mẫu về cơ bản có hệ thống, lớp lang như sau:
Ngọc Hoàng Thượng Đế là ngôi thánh cao nhất, tuy nhiên trong tâm
thức dân gian Ngọc Hoàng có phần mờ nhạt, không được đề cao.Tam tòa
Thánh Mẫu tượng trưng cho trời, đất và nước, Tứ phủ Công đồng thờ Mẫu
thượng Thiên, Mẫu thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa.
Mẫu Thượng Thiên cai quản Thiên phủ. Mẫu Thượng Thiên trong
quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi
Pháp Điện, đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn

hóa Nông nghiệp lúa nước.
Những huyền thoại và huyền tích của Mẫu Thượng Thiên đều có liên
quan đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện muộn,
theo các nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh xuất
hiện sớm nhất cũng chỉ vào khoảng thế kỷ XVI, thời Hậu Lê.
Cũng theo quan niệm dân gian, Mẫu Liễu Hạnh còn có thể hóa thân
vào Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi, hay thành Địa Tiên thánh
Mẫu - Mẹ Đất, cai quản mọi đất đai và đời sống sinh vật. Bà trở thành vị Thần
Chủ của Đạo Mẫu được thờ cúng nhiều nhất trong đạo Mẫu Việt Nam. Đền
thờ Bà có ở nhiều nơi, nổi tiếng nhất có đền Sòng ở Thanh Hóa và Phủ Giầy ở
Nam Định.
Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ: Mẫu trông coi các miền rừng
núi, gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Đền thờ Mẫu Thượng
Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ (Bắc
Giang - Hà Bắc) và Bắc Lệ (Lạng Sơn).
Mẫu Thoải cai quản Thoải (thủy) phủ: Đó là vị thần trị vì vùng sông
nước, nữ thủy thần gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên
quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước.

14

Mẫu Địa cai quản Địa phủ, trông coi mọi đất đai và đời sống sinh vật.
Sau hàng Mẫu là Ngũ Vị Quan Lớn (hàng Quan), đuợc gọi tên từ Quan Đệ
Nhất đến quan Đệ Ngũ và Tứ Vị Chầu Bà, được coi là hóa thân, phục vụ trực
tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu.Tứ Vị Chầu Bà là đại diện cho Tứ Phủ.
Dưới hàng Chầu là hàng ông Hoàng, được gọi theo thứ tự từ ông
Hoàng Đệ Nhất đến Hoàng Mười. Cũng như các Quan, Các ông Hoàng đều
có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình. Ở
hàng thấp nhất có Thập Nhị Vương Cô, Thập Nhị Vương Cậu.
Đạo Mẫu còn thờ Quan ngũ Hổ và Ông Lốt (Rắn): nơi thờ thần Ngũ

Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu.Phía trên điện thờ chính, có hình tuợng
đôi Bạch Xà vắt ngang. Trong quan niệm dân gian, Hổ là vị chúa cai quản
vùng rừng núi, còn Rắn là thần ở nơi sông nước.
Có nhiều truyền thuyết dân gian kể về thân thế của các Mẫu.Ngoài
Mẫu Thượng Thiên có xuất thân tiên giới (theo truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh
đã 3 lần giáng sinh ở nước ta). Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đều có
nguồn gốc nhân thần.Mẫu Thượng Ngàn được coi là hiện thân của Mỵ Nương
Quế Hoa con vua Hùng Định Vương hoặc là hiện thân của nàng La Bình con
gái của Tản Viên Sơn Thánh và Công chúa Ngọc Hoa.
Còn Mẫu Thuỷ (Thoải) gắn với truyền thuyết Kinh Dương Vương đi
tuần du, tới hồ Đông Đình ngài gặp người con gái sắc đẹp tuyệt trần, con vua
Long Vương hồ Đông Đình. Kinh Dương Vương lấy nàng làm vợ, sinh ra Lạc
Long Quân, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, Tổ tiên Lạc
Việt, từ Rồng, từ Nước.
Có truyền thuyết lại nói Mẫu Thoải không phải là một bà mà là nhiều bà.
Các bà đều là con của Lạc Long Quân, trong đó chọn được ba người, giao cho
quản lĩnh sông biển nước Nam. Một bà có hiệu là Thuỷ Trinh Động Đình Ngọc
Nữ công chúa. Bà thứ hai có hiệu là Hoàng Hà Đan Khiết phu nhân. Bà thứ ba là
Tam Giang công chúa. Tam Giang nay là ngã ba Sà, Yên Phong, Bắc Ninh.

15

Một truyền thuyết khác, do người pháp là Durant sưu tầm, kể rằng ở
vùng Tuyên Quang, có một hoàng tử con vua Đất là Kinh Xuyên, lấy vợ là
con gái Long Vương ở hồ Đông Đình, bà rất yêu chồng.Nhưng Kinh Xuyên
lại lấy vợ hai tên là Thảo Mai. Thảo Mai ghen ghét vợ cả, vu cáo vợ cả không
chung thủy với chồng. Bực tức, Kinh Xuyên đem bỏ vợ cả vào rừng. Ở trong
rừng, bà vợ cả được muông thú mang hoa quả nuôi sống. Một hôm có một
Nho sĩ đi qua, bà nhờ Nho sĩ viết thư gửi cho cha là Long Vương, bà được
cứu thoát. Đề cao đạo đức của bà, người đời tôn bà là Mẫu Thoải (Mẹ Nước)

lập đền thờ ở Tuyên Quang.
Như vậy, có thể thấy đạo thờ Mẫu tại miền Bắc Việt Nam bắt nguồn từ
rất xa trong lịch sử phát triển tín ngưỡng dân gian của tục thờ cúng này. Các
nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu xuất hiện từ thời tiền sử và liên tực phát
triển trong môi trường dân gian. Sang thời phong kiến thế kỷ thứ XV (hoặc
trước đó), tục thờ Mẫu chen vào cung đình và được cung đình các triều đại
chấp nhận là tín ngưỡng chủ yếu trong đời sống người dân đương thời, bên
cạnh tục thờ cúng tổ tiên, ông bà mình. Thời kỳ này Nhà nước phong kiến bắt
đầu xem xét và ra sắc phong thần với danh xưng là Thánh Mẫu, Quốc Mẫu,
hoặc Vương Mẫu như xuống sắc phong thần và sức dân thờ các vị: Tứ Vị
Thánh Nương, Ỷ Lan nguyên phi, Mẹ Thánh Gióng… Thời kỳ này cũng là
lúc xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh, tạo thành hệ thống "Tứ bất tử", đồng thời đan
xen các thành tố tín ngưỡng dân gian của Đạo giáo du nhập từ Trung Hoa vào
tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đồng bằng Bắc bộ, trở thành hệ thống
thần linh của đạo Mẫu.
Đạo Mẫu Tứ phủ, theo GS.Ngô Đức Thịnh thì hệ thống thần linh khá
đa dạng, hình thành một thứ điện thần với các Phủ và các hàng. Hàng Mẫu là
cao nhất, gồm Tứ Vị Thánh Mẫu (Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu
Thượng Ngàn). Tiếp đến là Hàng Quan, gồm 10 vị Quan nhưng đại diện là
Ngũ Vị Quan Lớn. Sau Hàng Quan là Hàng Chầu, gồm 12 vị Chầu Bà, nhưng
tiêu biểu là Tứ Vị Chầu Bà. Dưới Hàng Chầu là hàng các Ông Hoàng, gồm 10

16

Ông Hoàng, nhưng hiện diện là Ngũ Vị Ông Hoàng. Tiếp nối làng Hàng Cô
và Hàng Cậu. Có 12 cô và 10 Cậu, nhưng khi giáng đồng thì thường ít hơn.
Ngoài ra trong điện thần Mẫu Tứ phủ còn phải kể tới Thần Ngũ Hổ và Thần
Lốt (Rắn), các vị thần này cũng có khi giáng đồng. Cũng có khi ta còn thấy sự
hiện diện của Ngọc Hoàng hay Phất Bà Quan Âm trong điện thần Tứ phủ, tuy
nhiên, đó là ảnh hưởng của Đạo giáo hay Phật giáo đối với Đạo Mẫu mà thôi.

Các vị thần linh này không giáng đồng. [58]
Các vị thần linh trong Đạo Mẫu Tứ phủ, gồm: Thiên Phủ, cai quản miền
trời rộng bao la, vị thần này biểu trưng là màu đỏ; Địa phủ, cai quản miền đất
rộng mênh mông, bao gồm các dạng địa hình, vị thần này biểu trưng là màu
vàng; Thoải phủ, cai quản miền thuỷ/nước, sông, biển khơi, vị thần này biểu
trưng là màu trắng; Thượng Ngàn phủ, cai quản miền rừng núi, vị thần này biểu
trưng là màu xanh. Bốn vị thần này đứng ở hàng cao nhất, (xếp sau vua cha
Ngọc Hoàng). Tứ phủ phối hợp nhau cai quản bốn miền trong trời đất.
Theo đó, Thiên phủ là thần cai quản bầu Trời, tạo ra mây, mưa, sấm,
chớp, giông bão…Mẫu Thượng Thiên đến Mẫu Liễu Hạnh vị thần cao nhất
được thờ cúng trong Đạo Mẫu, Liễu Hạnh thường mặc áo màu đỏ, được đặt
thờ ở vị trí trung tâm, hai bên là Mẫu Thoải (áo màu trắng) và Mẫu Thượng
Ngàn (áo màu xanh). Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi.
Có thể nhận ra:
- Mẫu Thượng Thiên (Thiên phủ - Mẫu Đệ Nhất), cai quản miền trời.
Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm dân gian có tứ pháp: Pháp vân, Pháp vũ,
Pháp điện, Pháp lôi, là tứ vị thần tạo ra mây mưa, giông bão ảnh hưởng trực
tiếp đến nghề sản xuất ngũ cốc/nông nghiệp.
- Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị), cai quản miền rừng núi, gồm
động, thực vật trên rừng. Vị thần này liên quan đến các dân tộc thiểu số vùng
miền núi. Nơi thờ tự chủ yếu tại Suối Mỡ, tỉnh Bắc Giang và tại Bắc Lệ, tỉnh
Lạng Sơn.

17

- Mẫu Thuỷ (Thoải phủ - Mẫu Đệ Tam), cai quản miền sông biển.Thần
Mẫu Thoải gắn với đời sống nghề biển của người Việt.
- Mẫu địa (Địa phủ - Mẫu Đệ Tứ), cai quan miền đất, liên quan đến đời
sống các loài sinh vật.
Như vậy có thể thấy rằng sự ra đời đạo Mẫu gắn với những điều kiện

kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng trung
du Bắc bộ nói riêng, điều này là cơ sở khách quan để tạo nên đặc trưng của tín
ngưỡng Mẫu cũng như sự tích hợp văn hóa trong tín ngưỡng Mẫu.
1.1.2 Đặc trưng của tín ngưỡng Mẫu
Thứ nhất, tín ngưỡng thờ mẫu thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian
thuần Việt.
Tín ngưỡng thờ Mẫu có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, không hướng đến
cuộc sống sau khi chết mà hướng đến cuộc sống thực tại của con người với
ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh
của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi
tầng lớp trong xã hội.
Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống
hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ
tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.
Còn Đẹp và Vui trong tín ngưỡng thờ Mẫu được thể hiện qua chính lễ
hầu đồng. Sự tương tác giữa hầu đồng, cung văn và người dự trong không
gian buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên đi phiền muộn trong cuộc sống
hằng ngày, hướng tới khát vọng về những điều tốt đẹp hơn.
Tục thờ Mẫu của người Việt đã được hình thành từ thờ kỳ sơ khai của
dân tộc Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, tục thờ Mẫu của người Việt còn
được thể hiện qua tư duy suy tôn các vị nữ thần có công và có đức với dân tộc
trong quá trình lịch sử đất nước gặp nhiều cuộc chiến tranh gian khổ, dân
chúng cùng cực, đồng thời cũng là chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần gần gũi
với cộng đồng dân cư người Việt. Họ đã trở thành những thánh nhân trong

18

lòng dân như: bà Triệu, bà Trưng Trắc – Trưng Nhị, nữ tướng Lê Chân,
Nguyên Phi Ỷ Lan…Trải dài theo lãnh địa của Việt Nam, tục thờ Mẫu cũng
được hình thành và phân bố theo suốt chiều dọc của đất nước như: Vùng Tây

Bắc với tín ngưỡng thờ Mẫu điển hình của dân tộc Tày, Nùng được chi phối
hình ảnh người mẹ Pựt Luông (mẹ Phật Lớn – Mẹ Cả của miền trời với lòng
từ bi khoan dung độ lượng chăm lo cho cuộc sống con dân trần gian…), mẹ
Bióc hay còn gọi là Mẻ Va (Mẹ Hoa – là người mẹ chủ về trông coi sự sinh sản
và nuôi dưỡng trẻ nhỏ…). Trung tâm của tín ngưỡng vùng Bắc Bộ với Mẫu
Liễu Hạnh tại thôn Vân Cát, xã Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định ngày nay.
Đối ngẫu với Bắc Bộ là điện Hòn Chén thờ Thánh Mẫu Thiên Yana ở
miền Trung (Thừa Thiên - Huế) và Tháp Bà - Nha Trang, nơi có dấu tích của
văn hóa Chăm sinh sống đều có đền thờ vị thần mẹ xứ sở vĩ đại Pô Inư Nưgar
và thờ Pô Inư Nưgar Hamu Ram (Hữu Đức – Ninh Thuận). Tại Nam bộ là thờ
Linh Sơn Thánh Mẫu (Tây Ninh), là thờ Bà Chúa Xứ (An Giang) v.v…
Thứ hai, đạo Mẫu thể hiện bản chất hướng về cội nguồn một cách sâu
sắc, mang đậm triết lý nhân sinh.
Ở Việt Nam, ý thức tưởng nhớ về cội nguồn của dân tộc được thể
hiện rõ qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần là những vị có
công lao dựng làng, dựng nước. Đối với người mẹ, người mang nặng đẻ
đau, nuôi dưỡng nên những đứa con, thì nghĩa mẹ thật là sâu nặng khôn
cùng. Từ ý nghĩa đó mở ra một tầm nhìn văn hóa, những gì là yếu tố có ý
nghĩa quyết định sinh sôi ra của cải, hạt gạo, bát cơm, nhân số cơ bản nuôi
sống dân cư nông nghiệp đều được tôn thờ. Vì thế, cây, đất, nước được tôn
vinh là những bà mẹ.
Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn chương nghệ
thuật thì chữ “Mẫu”, chữ “Mẹ”, chữ “Cái” vẫn giữ nguyên giá trị như nó vốn
có cho đến bây giờ.
Cũng như thế, ý nghĩa của chữ Mẫu - Mẹ trong các danh từ đền Mẫu,
Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam cũng không nằm ngoài ý

19

nghĩa đó. Ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với

cường quyền đè nén, với ngoại xâm tàn bạo, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có một
mối gắn bó rất tự nhiên với người dân lao động, cho nên hình thức của ngôi
đền thờ Mẫu vừa nhỏ nhắn về kích thước, vừa giản dị chỉ tương đương với
một ngôi nhà dân vào loại khá giả ở nông thôn, đầu hồi có cửa và mái lợp
ngói. Trong đền không để nhiều tượng mà người ta để các khám bên trong có
các tượng nhỏ. Khám thờ được chạm trổ như một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ.
Cách bài trí của đền, phủ cũng khác với cách bài trí của chùa.Nếu như
ở chùa người ta bố trí theo thứ tự sự tu hành của các vị Phật thì ở đền người ta
bài trí theo Tứ phủ, gồm có bốn cấp là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Nhạc Mẫu và
Mẫu Thoải.Ở điện thờ Mẫu Thiên, người ta làm các cảnh sắc, mô hình thuộc
về cõi trời. Mẫu Địa thì đó là các cảnh núi non, bờ đất như ở đồng bằng rộng
lớn. Nhạc Mẫu thì họ làm các cảnh núi non, cây cỏ và các cô gái mặc áo
chàm, còn ở điện thờ Mẫu Thoải thì họ làm các mô hình bờ sông và các bè
trôi nổi trên sông đó. Như vậy, cách bài trí trong điện thờ Mẫu của Tứ Phủ,
đền đựợc mô tả theo tự nhiên của bốn hình thái cơ bản của địa lý và thiên văn
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với cuộc sống con người.
Tuy nhiên, đạo Mẫu cũng chịu ảnh hưởng của đạo Phật cho nên trên
cùng của điện thờ Mẫu có tượng Phật để thờ thêm. Cũng cần phải nhấn mạnh
thêm sự ảnh hưởng sâu rộng của tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng bản địa với
các tín ngưỡng khác du nhập từ bên ngoài vào theo con đường khởi nguyên từ
dân gian như Phật giáo - một tín ngưỡng đã được nhân dân lao động hồ hởi
đón nhận ngay từ khi mới được truyền bá vào nước ta (khoảng thế kỷ thứ II).
Trong quá trình du nhập Phật giáo vào nước ta, các bộ phận quan trọng của
tôn giáo này đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa, giữa tín ngưỡng
thờ Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn
nhau. Điều dễ nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn
đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”.
Người ta đi chùa vừa để lễ Phật, vừa để cúng Mẫu. Nhiều khi điện Mẫu đã tạo

20


nên không khí ấm cúng, gần gũi nhộn nhịp hơn cho các ngôi chùa làng. Ở Bắc
Giang, phần lớn các ngôi chùa đều có ban thờ Mẫu, tiêu biểu là khu thắng
cảnh Suối Mỡ, huyện Lục Nam trong đó có các di tích nổi tiếng như đền Hạ,
đền Trung, đền Thượng lại thờ Mẫu là chính, trong đền có những tượng Mẫu
rất đẹp cả về mỹ thuật và nghệ thuật tạo hình.
Không chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa, mà còn có con
đường ngược lại Phật đi vào đền, phủ thờ Mẫu. Trong điện thần cũng như
cách thức phối tự ở các ngôi đền, phủ ta đều thấy sự hiện diện của Phật, mà
đại diện cao nhất là Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Cũng
cần phải nhấn mạnh rằng: Quan Âm trong Phật giáo Ấn Độ vốn là một nam
thần, nhưng khi qua Trung Quốc vào nước ta đã bị “nữ thần hóa”, thậm chí
“Mẫu hóa” để trở thành Quan Âm Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt
Nam. Trong các ngày giỗ Mẫu, giỗ Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa
để đón Phật về đền, phủ cùng tham dự ngày hội. Trong hệ thống các bài chầu
văn thì có văn chầu nhị vị Bồ Tát… Điều đó chứng tỏ vai trò của người phụ
nữ được khẳng định từ xưa.
Trong các truyền thuyết về Liễu Hạnh công chúa (tức Thánh Mẫu Liễu
Hạnh) có truyền thuyết ghi rõ sự tích “Sòng Sơn đại chiến”. Truyền thuyết kể
rằng trong lúc Mẫu Liễu Hạnh đang ở vào tình thế nguy kịch bởi sự truy sát
của các đạo sĩ phái Đạo Nội thì Phật Bà Quan Âm đã hiện ra và ra tay cứu độ,
giải thoát cho Liễu Hạnh công chúa. Từ đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh quy Phật,
nghe kinh tuân pháp, chuyển hóa từ bi theo gương Phật.
Sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ
Mẫu theo khuynh hướng dân gian hóa là điều dễ hiểu bởi lẽ, đó là tín ngưỡng
dân dã của người dân, cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng,
khuyến thiện trừ ác vốn là nền tảng trong nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ
truyền. Hai thứ tín ngưỡng này bổ sung cho nhau đáp ứng nhu cầu tâm linh
của người nông dân: Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời, kiếp sau được lên
cõi Niết Bàn để cuộc sống tươi sáng hơn, tự do hơn, còn theo đạo Mẫu là


21

mong được sự phù hộ độ trì đem lại sức khỏe, tài lộc, may mắn cho đời sống
thường ngày.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm sắc thái dân gian.
Tính dân gian của tục thờ Thánh Mẫu ở nước ta thể hiện dưới nhiều
dạng khác nhau, trong đó tranh thờ Mẫu là một trong những dạng thức biểu
hiện sinh động về điều đó. Ở Việt Nam, tranh thờ Mẫu phong phú về đề tài và
nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận biết nhất ở thể loại tranh này là
tính nhân dân vừa giản dị vừa gần gũi lại dễ hiểu. Trong bộ tranh Tam Phủ,
Tứ Phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, ngoài các vị Ngọc Hoàng Thượng Đế, các
bà chúa là những vị thánh cai quản giang sơn riêng được đặt ở trung tâm bức
tranh chiếm tỷ lệ vượt trội thì ở xung quanh và ở dưới còn thấy rất nhiều
những “Cô”, những “Cậu” đứng hầu. Những “Cô” và “Cậu” này có tỷ lệ nhỏ
hơn. Đây hẳn có mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với tục thờ gia tiên
của người Việt từ ngàn xưa. Trong đó, các “Cô”, các “Cậu” ấy cũng chính là
các bà cô, ông mãnh, các thiện nam, tín nữ đã mất từ rất sớm mà chưa kịp làm
phận sự của một con người mà ít gia đình nào không có. Lại thấy trong các
tranh này các “Cô”, các “Cậu” trên tay cầm hoặc bưng các thứ đồ vật như
khay trầu, gương, lược, hoa quả… là những thứ các bà, các cô ở Việt Nam
dùng thường nhật hoặc sai các con, các cháu cầm giúp, điều đó đã tạo nên
một không gian đầm ấm và thanh bình. Tranh thờ Bà chúa Thượng Ngàn ở
đồng bằng Bắc Bộ là một ví dụ điển hình. Như vậy có thể thấy giá trị cơ bản
nhất trong tranh tượng thờ Mẫu chính là ở sự dân gian hóa các bức tranh thờ,
tượng thờ ở mức độ khái quát nhất, tiêu biểu nhất để trở thành sức mạnh tâm
linh, sức mạnh tinh thần cho con người. Bởi thế bất kỳ ai khi đến với các đền
phủ thờ Mẫu, được chiêm bái trước tranh thờ, tượng thờ, các cảnh vật và
hương sắc trong đền, phủ đều thấy rất gần gũi, ấm áp, thanh bình.
Ngoài ra, các nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng rất gần với các

nghi thức trang trí của dân gian. Trong đền, phủ ta thấy có đủ các nón ba tầm,
kiệu, võng đến các đồ dùng trong sinh hoạt thường ngày vẫn thấy trong các

×