Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đọc hiểu văn bản trữ tình ở trường THPT gắn với thực tiễn cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.11 KB, 4 trang )

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRỮ TÌNH Ở TRƯỜNG THPT GẮN VỚI
THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Nguyễn Thị Mai Hương
1

Tóm tắt: Văn bản trữ tình có sức sống lâu bền và có giá trị với mỗi người hay không hãy để
người đọc đón nhận. Khi đọc hiểu văn bản trữ tình trong nhà trường trung học phổ thông,
chúng ta giúp học sinh cảm nhận để tìm hiểu nét đẹp của tình người, trong truyền thống văn
hóa dân tộc. Vì Vậy, dạy học văn bản trữ tình phải đảm bảo yêu cầu giáo dục và đào tạo
nhưng không thể không nghĩ tới vấn đề: Đọc - hiểu văn bản trữ tình ở trường trung học phổ
thông gắn với thực tiễn cuộc sống.

1. MỞ ĐẦU
Văn bản trữ tình có sức sống lâu bền và có giá trị với mỗi người hay không hãy để người
đọc đón nhận. Là giáo viên dạy Ngữ văn - chúng ta cần xác định rõ nhiệm vụ của mình. Nếu
dạy Ngữ văn không gắn liền với thực tiễn thì văn bản trữ tình chỉ là những trang giấy chứa
đựng những ngôn từ xa lạ và… thời gian - tính từ khi văn bản ra đời cho đến khi bạn đọc đón
nhận là bức tường ngăn cách. Vẫn biết rằng, việc đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung
học phổ thông nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung không cần thiết phải tuyệt đối gắn
liền với thực tiễn cuộc sống nhưng có thể coi vấn đề trên đây là động lực và tạo ra sức cuốn
hút trong việc dạy Ngữ văn hiện nay.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Dạy - học văn bản trữ tình gắn với thực tiễn cuộc sống thực tiễn
Đây không phải là vấn đề mới mẻ đến bây giờ mới được đặt ra. Nhiều ngành nghệ thuật
như sân khấu, điện ảnh báo chí cũng rất chú ý đến đối tượng phục vụ của mình. Thực tế một
nghệ sĩ xuất sắc, một nhà sáng tác nghệ thuật, có trách nhiệm và một giáo viên có chuyên
môn vững vàng, có nhân cách nghề nghiệp không thể coi nhẹ vấn đề này. Học sinh cần
những giờ học văn bản trữ tình gần gũi hơn với cuộc sống, được nói lên những suy nghĩ cảm
nhận của riêng mình. Không đạt được điều mình cần, điều mình mong muốn, nhiều học sinh
cảm thấy không hứng thú, hay lơ mơ và mất tập trung trong giờ học văn.
Là giáo viên dạy Ngữ văn - Chúng ta cần xác định rõ nhiệm vụ của mình. Nếu dạy Ngữ


văn nói chung và dạy văn bản trữ tình nói riêng không gắn liền với thực tiễn thì văn bản văn
học chỉ là những trang giấy chứa đựng những ngôn từ xa lạ và… thời gian - tính từ khi văn
bản ra đời cho đến khi đến tay bạn đọc là bức tường ngăn cách. Trong đó chứa đựng những
khoảng không gian văn hóa khác biệt. Học sinh sẽ lạc đường và người sáng tác sẽ trở nên lạc
lõng, xa lạ. Đành rằng trong việc đọc văn ở trung học phổ thông chúng ta không nên tuyệt đối
hoá phải gắn liền với thực tiễn và dạy làm người. Song, có lẽ phẩm chất và giá trị của tác

1
ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2
phẩm đều bắt đầu từ đó. Có thể coi vấn đề trên đây là động lực, hiệu lực của tác phẩm và tạo
ra sức cuốn hút trong việc dạy học Ngữ văn.
Tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong Ca dao than thân. Trước hết chúng ta tìm hiểu đôi điều
về khái niệm “than thân”. Giọng điệu than thân có thể hiểu như là một biểu hiện tâm trạng ta
thường gặp nó trong cuộc đời. Trong văn học, “than thân” là một phần của thế giới tâm tư
tình cảm của con người. Không ai khi sung sướng hạnh phúc lại than thân bao giờ. Nó chỉ bắt
đầu từ sự rủi ro nào đó của nhân vật trữ tình. Than thân như là nhu cầu đời sống của nội tâm
con người, tự thương mình rồi dãi bày với đời để vợi đi chút nào tủi phận chăng!
Như vậy, nội dung của khái niệm “than thân” không nhất thiết phải đem cái thân phận
mình ra mà chì chiết trên miệng lưỡi. Nó có thể được biểu hiện một cách thâm trầm mà vô
cùng sâu sắc. Ví dụ, người con gái hay có những cách thể hiện bằng lời than thân phổ biến:
Thân em như tấm lụa đào
Thân em như hạt mưa
Thân em như củ ấu gai
Trong những cuộc tình lời đau buồn nhất vẫn là lời dang dở, cô đơn; quá khứ là tình yêu,
hiện tại là đổ vỡ vẫn mong manh hi vọng:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Nỗi niềm ấy dường như không hề xa lạ với cuộc sống hiện nay. Đó là những bài ca sinh
ra từ trái tim. Đó là nỗi buồn trong sáng của những cuộc đời khát khao hạnh phúc và biết quý
trọng yêu thương.

Trong văn học trung đại Việt Nam, người cầm bút chịu sự chi phối sâu sắc của tư tưởng
Nho - Phật - Đạo. Mĩ học trung đại đem lại cho con người quan niệm về “cái đẹp” phù hợp
với thời đại Chúng ta nhận ra rằng: Văn chương không chỉ là tiếng nói răn đời mà còn là
tiếng nói hiểu đời, Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Truyện Kiều Nguyễn Du) Lấy cái
nhìn hôm nay soi chiếu để nhận ra giá trị mới trong văn học quá khứ, cuộc sống thực tiễn vẫn
ắp đầy trong mỗi tác phẩm văn học; ý thức về tình yêu, trách nhiệm, bổn phận như được nhân
lên, hoàn thiện thêm. Đó là một trong những hành trang văn hoá cần phải có giúp các em học
sinh vững bước vào đời. Câu hỏi đặt ra ở đây là: chúng ta đã dạy cho học sinh những cái họ
thật sự cần cho cuộc sống của chính họ? Hay chúng ta sẽ dạy cho học sinh theo những điều
có trong sách giáo khoa và theo cách chúng ta cho là đúng? Ví dụ khi dạy học Văn bản trữ
tình Sóng trong sách giáo khoa lớp 12 có đoạn thơ sau đây:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Các em sẽ nhớ mãi những phút thảo luận nhóm cuối giờ khi các em được tranh luận và
được nói lên những điều mình cảm nhận và rút ra từ bài thơ này rằng tình yêu đích thực và
cao đẹp là tình yêu bao dung, vượt lên sự nhỏ hẹp tầm thường, là tình yêu trong sáng thủy
chung, giàu đức hi sinh, biết hòa nhập tình yêu riêng tư với tình yêu cộng đồng. Hoặc có thể
trong một thành công hay thất bại, trong niềm vui hay nỗi buồn có em học sinh chợt nhớ
đến một đề văn mình đã làm, những điều thật nhất mình đã viết khi còn ngồi trên nghế nhà
trường về niềm tin, về khát vọng đứng lên sau thất bại hay nhớ tới một chi tiết nào đó ngày
xưa thầy cô đã liên hệ và ý tưởng đó trở thành “phao cứu sinh”, thành động lực tinh thần lớn
lao nâng bổng em lên, đủ sức kéo em đứng dậy. Có thể ngay lập tức, nhưng cũng có thể rất
lâu sau này những việc chúng ta làm hôm nay mới phát huy tác dụng để làm dịu đi những nỗi
đau đâu đó vẫn đang hiện hữu trong cuộc đời này. Làm được như vậy chúng ta sẽ để lại ấn
tượng khó phai mờ ở mỗi học sinh, khiến cho những bài học hôm nay đi theo suốt cuộc đời
họ. Làm được như vậy chúng ta sẽ nhận được những lời cảm ơn chân thành của các bậc cha
mẹ học sinh khi chứng kiến con em mình trưởng thành nên người; chúng ta sẽ nhận được lời
cảm ơn từ xã hội bởi chúng ta đã đóng góp cho cuộc đời những nhân cách biết sống một cách

cao đẹp.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của Công nghệ Thông tin. Người ta tôn thờ sự giao tiếp qua giây
cáp, âm thanh, tín hiệu nổi… Con người hiện đại nấp mình trong sự an lạc bởi những đam
mê. Đó là một nguy cơ thiếu vắng những kiến thức thực tiễn, những giá trị truyền thống của
tình người. Dạy văn đảm bảo yêu cầu đào tạo và giáo dục nhưng không thể không nghĩ tới
vấn đề: dạy học văn bản trữ tình phải gắn với thực tiễn cuộc sống thực tiễn.


2.2. Học văn hôm nay để sống cuộc sống mai sau
Trong nhà trường trung học phổ thông việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống
cho học sinh đã được các nhà trường, các cơ sở giáo dục chú trọng bằng nhiều việc làm cụ
thể và đã đem lại hiệu quả nhất định. Có ý kiến cho rằng: “Thời chúng ta đang sống qúa đã
không thiếu những gì được gọi là vĩ đại nhưng rất buồn ở chỗ nó vẫn còn thiếu tính nhân hậu
trong từng việc lớn nhỏ, trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm. Nhìn kĩ vào con người, thấy nó
chưa thật đẹp như nó cần phải đẹp” [2, tr.96]. Thực tế đó khiến những người quan tâm đến
thế hệ trẻ không khỏi lo lắng băn khoăn đặt những câu hỏi và không ít nguyên nhân đã được
nêu ra: phải chăng do chương trình quá tải, quá nặng không còn đủ thời gian cho giáo viên và
nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để trang bị kiến thức, kĩ năng sống và đạo đức
cho học sinh? Hay bởi chúng ta chỉ thiên về giáo dục trí dục, chỉ chú trọng đến tỉ lệ học sinh
đỗ tốt nghiệp, học sinh đỗ đại học mà chưa thật quan tâm đến tỉ lệ học sinh chăm ngoan? Nói
cách khác, chúng ta mới chỉ nặng về dạy “Chữ” mà vẫn còn nhẹ về dạy “Người”.
Các em học được gì sau khi học những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa? Các
em sẽ nhận tức như thế nào về quan điểm sống “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm…? Mặc dù
xác định dạy văn bản trữ tình gắn với thực tiễn những chúng ta đã gặp không ít khó khăn. Có
khi từ nhận thức của giáo viên, có thầy cô vẫn chưa thực sự thông suốt, nhất trí để biến mục
tiêu này thành suy nghĩ, việc làm hằng ngày trong quá trình giảng dạy, hoặc có khi còn lúng
túng chưa biết cách lồng ghép, triển khai như thế nào để vừa đạt hiệu quả cao trong việc
truyền thụ tri thức vừa đạt mục tiêu dạy làm người; hay nói cách khác là làm thế nào để cân
bằng hài hòa giữa việc dạy chữ và dạy người.
Nhiệm vụ của người giáo viên là phải tìm và mở ra kho báu ấy, tức là phải tìm ra điều

hàm ẩn, thông điệp nhà văn muốn gửi gắm, mở ra để tâm hồn người học có thể ngân rung với
nhịp điệu của thi ca, trái tim các em có thể đập cùng nhịp với nhân vật, với tác giả. Từ sự
đồng cảm đó, thầy cô giáo dạy Ngữ văn nói chung và văn bản trữ tình nói riêng sẽ giúp các
em nối một cây cầu liên hệ trở lại cuộc sống của bản thân để thanh lọc tâm hồn mình, để biết
yêu, biết trân trọng cuộc sống hiện tại, biết giao tiếp ứng xử, biết khao khát vươn lên hoàn
thiện bản thân mình.
3. KẾT LUẬN
Vẻ đẹp trong văn chương thể hiện trong cả nội dung và nghệ thuật nhưng thực tế cuộc
sống vẫn đang không ngừng biến động, đòi hỏi của cuộc sống đối với những phẩm chất của
con người ngày một cao hơn vì vậy chúng ta lại cùng học sinh tiếp tục những tìm tòi, khám
phá những điều mới mẻ ở mỗi giờ học phía trước. Con đường tuy dài, không ít nhọc nhằn
nhưng nếu chúng ta luôn tâm niệm một điều: Dạy, học văn bản trữ tình không chỉ là để học
sinh biết sống cuộc sống hiện tại mà còn là để học sinh sống cuộc sống mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Bình, Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp, Nxb Giáo dục, H., 1983.
2. Đỗ Chu, Thăm thẳm bóng người, Nxb Hội nhà văn, H., 2008.
3. Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lí, Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo
loại thể, Nxb Giáo dục, H., 1970.
4. Bùi Minh Đức, Tiếp nhận văn học với việc đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở
trường phổ thông, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (3), tr.15-18, 2007.
5. Phan Trọng Luận, Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục, H., 1983.
RERDING - UNDERSTANDING OF LITERARY TEXTS IN HIGH SCHOOLS TIED
TO THE REALITY OF LIFE
Nguyen Thi Mai Huong
Abstract
Lyrical texts have durable vitality and value to each person or not, let our readers
receive. When reading comprehension of lyrical texts in high school, we help students
deposition heart to find the beauty of the people, in traditional ethnic culture. So teaching
Lyrical texts required to ensure education and training but can not no think about the
problem: Reading – understanding of literary texts in high schools tied to the reality of life.


×