Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đánh giá thực trạng sức bền hệ cơ của sinh viên chuyên sâu bơi lội năm thứ 2 và thứ 3 trường đh TDTT bắc ninh trên hệ thống enraf nonius

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.9 KB, 42 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết:
Trong thời đại ngày nay sự phát triển và tiến bộ của khoa hoc kỹ thuật đã
làm cải thiện đáng kể đời sống văn hóa tinh thần cho con người. Trong điều kiện
đó, thể dục thể thao (TDTT) cũng được phát triển và ngày càng chiếm một vị trí
quan trọng, không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Tập luyện TDTT làm cho con người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt
hơn, TDTT còn đem lại cho con người vẻ đẹp thâm hồn, thinh thần sảng khoái,
giúp con người phát triển, hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Ngoài ra TDTT còn
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tạo bầu không khi vui tươi, hào
hứng trong cuộc sống, thúc đẩy ý chí sáng tạo của con người
Trong những năn gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế nước ta, nhiều lĩnh vực hoạt động trong đó có TDTT đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ. Bơi lội là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan
trọng trong hệ thống huấn luyện thể thao. Đó là nội dung không thể thiếu trong
chương trình thi đấu của các đại hội TDTT trong nước và quốc tế.
Đối với bơi lội, sức bền của các nhóm cơ là rất quan trọng trong việc nâng
cao thành tích, việc huấn luyện phát triển các nhóm cơ cho sinh viên được các
giáo viên chú trọng song chưa có nghiên cứu đầy đủ vền vấn đề này. Hiện nay
các bài tập phát triển các nhóm cơ có rất nhiều tuy nhiên làm thế nào để sủ dụng
những bài tập này nhằm nâng cao khả năng sức bền của sinh viên chuyên sâu
bơi lội năm thứ 2 và 3 trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Hiện nay, hệ thống máy Enraf – Nonius do Hà Lan sản suất, là hệ thống
phục hồi chức năng và kiểm tra năng lực hoạt động của cơ bắp. Sử dụng hệ
thống Enraf – Nonius, chúng ta có thể đánh giá kiểm tra được khả năng hoạt
động cơ, cũng như tập luyện nhằm phục hồi các chức năng vận động của các
nhóm cơ bị tổn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Hệ thống Enraf – Nonius là một hệ thống bao gồm nhiều máy tập khác
nhau, mỗi máy có một tính năng riêng nhằm phát triển và phục hồi khả năng
1
hoạt động của các nhóm cơ khác nhau trên cơ thể. Đặc biệt cơ chế hoạt động của


hệ thống Enraf cũng khác hệ thống tập luyện thể lực thông thường, thay vào
những chiếc đĩa tạ, hệ thống này được thiết kế sủ dụng bằng khí nén để làm tăng
trọng lượng của bài tập, mỗi máy được gắn một chiếc bơm thủy lực và kết nối
với máy nén khí bên ngoài. Thông qua bảng điện tử được gắn trên mỗi máy ta
có thể điều chỉnh lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng của người tập.
Và ta cũng có thể lập chương trình tập luyện hoàn chỉnh cho mỗi người tập dựa
trên máy tính và chương trình này sẽ được lưu trên thẻ cá nhân.
Xất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng sức bền hệ cơ của sinh viên chuyên sâu bơi lội năm thứ 2
và 3 trường Đại học TDTT Bắc Ninh trên hệ thống Enraf – Nonius”
Mục đích nghiên cứu :
Thông qua kết quả nghiên cứu, đánh giá được thực trạng sức bền hệ cơ
của sinh viên chuyên sâu bơi lội năm thứ 2 và 3 trên cơ sở đó đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của quá trình tập luyện đối với sự phát triển sức bền các
nhóm cơ của sinh viên. Qua đó góp phần cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bộ môn và nhà trường.
Mục tiêu nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài giải quyết hai mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Lựa chọn test đánh giá sức bền hệ cơ cho sinh viên chuyên
sâu bơi lội trên hệ thống máy Enraf.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sức bền hệ cơ cho sinh viên chuyên sâu
bơi lội năm thứ 2 và 3 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng sức bền hệ cơ của sinh viên chuyên
sâu bơi lội năm thứ 2 và 3 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên sinh viên chuyên
sâu bơi lội năm thứ 2 và 3 trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm sinh lý hệ cơ.
1.1.1. Cơ sở sinh lý điều khiển sợi cơ:

Điều khiển sự hoạt động cơ bắp trong cơ thể bao gồm việc lựa chọn các
cơ tham gia vào động tác, sự phối hợp giữa các cơ đó trong không gian, thời
gian và điều khiển mức độ co của cơ là sự điều khiển trong nội bộ một cơ, đó là
sự điều khiển phối hợp hoạt động xảy ra ở mức độ đơn vị vận động, đảm bảo
cho cơ thể co với một lực co cơ (hay căng cơ) tuỳ ý.
Điều khiển sự co cơ có thể xảy ra bằng ba cách:
1. Điều chỉnh chế độ làm việc của đơn vị vận động
2. Điều chỉnh số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động
3. Điều chỉnh sự phối hợp hoạt động của các đơn vị vận động
Như ta đã biết, tần số xung động của nơron vận động càng cao thì lực co
của các đơn vị vận động (sợi cơ) sẽ càng lớn. Vì vậy lực co của cơ có thể điều
chỉnh bằng cách thay đổi tần số phát xung của nơron vận động.
Tần số phát xung của nơron vận động, lại phụ thuộc vào đặc điểm của các
kích thích tác động vào chúng. Nếu cường độ của các kích thích đó nhỏ thì các
nơron vận động có ngưỡng kích thích thấp (các nơron chậm là chủ yếu) sẽ hưng
phấn và phát xung động với tần số nhỏ. Trong trường hợp đó đơn vị vận động sẽ
làm việc theo chế độ co đơn, lực co yếu nhưng lại lâu mệt mỏi. Kiểu co này
dùng để duy trì những hoạt động nhẹ, như duy trì tư thế.
Khi tác động kích thích đối với các nơron tăng lên thì tần số phát xung
động của các nơron có ngưỡng thấp sẽ tăng lên, đồng thời các nơron vận động
có ngưỡng cao hơn cũng bị lôi cuốn vào hoạt động. Các đơn vị vận động có
ngưỡng thấp sẽ làm việc với chế độ co cứng, còn các đơn vị vận động hoạt động
với ngưỡng cao hơn thì sẽ hoạt động với chế độ co đơn. Khi tác động kích thích
đạt mức tối đa thì tất cả các đơn vị vận động kể cả các đơn vị vận động có
ngưỡng hưng phấn cao nhất đều hoạt động với chế độ co cứng và cơ sẽ co với
3
lực tối đa. Như vậy, tần số phát xung động của nơron vận động quyết định chế
độ co của đơn vị vận động là một yếu tố điều khiển mức căng của cơ. Mặt khác
càng nhiều đơn vị vận động ở một cơ tham gia vào hoạt động thì lực co của cơ
sẽ càng lớn. Số lượng các đơn vị vận động tham gia vào hoạt động phụ thuộc

vào cường độ của các kích thích đi đến từ các trung tâm thần kinh cao cấp hơn.
Cường độ kích thích này, về bản chất, lại liên quan chặt chẽ với ngưỡng hưng
phấn của đơn vị vận động, tức là ngưỡng hưng phấn của nơron vận động.
Khi cần phải co cơ nhẹ, từ các trung tâm thần kinh sẽ có kích thích tương
đối yếu đi đến nơron vận động. Khi đó chỉ có nơron vận động có ngưỡng hưng
phấn thấp mới hưng phấn thấp, như đã trình bày ở phần trên, chủ yếu đó là
những nơron vận động chậm, nơron vận động nhỏ; sự hưng phấn đó làm co một
số ít sợi cơ và tạo ra một lực co cơ yếu.
Trong một cơ có chứa rất nhiều đơn vị vận động với ngưỡng hưng phấn
khác nhau. Khi cường độ kích thích tăng lên, ngoài các đơn vị vận động có
ngưỡng thấp, các đơn vị vận động có ngưỡng cao hơn cũng bắt đầu tham gia vào
hoạt động sự co cơ lúc đó sẽ mạnh hơn.
Như vậy là sự co cơ mạnh được bắt đầu bằng hoạt động của các đơn vị
vận động chậm, nhỏ có ngưỡng thấp và kết thúc bằng các đơn vị vận động
nhanh, to có ngưỡng cao. Càng có nhiều đơn vị vận động có ngưỡng cao tham
gia vào hoạt động, lực co càng mạnh. Kích thích càng mạnh, lôi cuốn được càng
nhiều đơn vị vận động vào hoạt động.
Cơ chế tham gia hoạt động như trên của các đơn vị vận động, tuân theo
ngưỡng hưng phấn (kích thích) của chúng được gọi là cơ chế bổ xung hay quy
luật kích thước (E.Kaunxeman). Theo quy luật này các đơn vị vận động chậm và
nhỏ sẽ hoạt động trong bất cứ loại cơ nào, lực co càng tăng lên thì càng có nhiều
đơn vị vận động nhanh và to tham gia vào hoạt động. Như vậy là đơn vị vận
động chậm, và nhỏ phải làm nhiều hơn so với các đơn vị vận động nhanh và các
đơn vị vận động lớn.
4
Ngoài chế độ co của đơn vị vận động và số lượng các đơn vị vận động
tham gia hoạt động, lực co của cơ còn có thể được điều khiển bằng cách phối
hợp hoạt động của các đơn vị vận động trong cùng một sợi cơ, mặc dù cách điều
khiển co cơ như vậy chỉ xảy ra ở một mức độ co cơ nhất định. Các đơn vị vận
động của một cơ có thể làm việc với các tần số khác nhau và không cùng một

lúc, nghĩa là các pha co của các sợi cơ không trùng nhau. Các đơn vị vận động
hoạt động càng lệch nhau thì lực co chung của cả cơ càng nhỏ. Khi sự đồng bộ
trong hoạt động của các đơn vị vận động riêng lẻ tăng lên thì lực co chung của
cơ sẽ tăng lên theo.
Nếu các đơn vị làm việc theo chế độ co cứng hoàn toàn hay gần hoàn toàn
thì sự phối hợp hoạt động giữa chúng thực tế không ảnh hưởng đến lực co cơ tối
đa, vì khi co cứng hoàn toàn, mỗi đơn vị vận động đều co tới mức ổn định (co
cứng phẳng) tôi đa. Ngược lại khi co với lực dưới tối đa và nhất là vào thời kỳ
đầu của các lần co cơ, sự đồng bộ trong hoạt động của các đơn vị vận động có ý
nghĩa rất quan trọng đối với tốc độ phát triển lực, nghĩa là đối với sức mạnh bột
phát.
Khi các đơn vị vận động hoạt động không đồng thời thì lực co cơ chung
nhỏ và dao động không đáng kể. Số đơn vị vận động co không đồng thời càng
nhiều thì sự giao động khi co cơ càng nhỏ, có nghĩa là động tác được thực hiện
nhịp nhàng, chính xác hơn. Trong điều kiện bình thường đa số các đơn vị vận
động của một sợi cơ làm việc không đồng thời với nhau.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý hệ cảm giác (cơ quan phân tích)
Hệ cảm giác bao gồm: Hệ cảm giác thị giác, hệ cảm giác thính giác, hệ
cảm giác tiền đình, hệ cảm giác vận động
Hệ cảm giác vận động có chức năng phân tích trạng thái của bộ máy vận
động, tức là tư thế và sự chuyển động của máy vận động. Đó là những thông tin
về chế độ co của cơ vân, độ căng của dây chằng, sự biến đổi góc của khớp.
a. Ý nghĩa của hệ cảm giác trong hoạt động vận động
5
Các hệ cảm giác có vai trò quan trọng trong tập luyện và thực hiện động
tác. Khi tiến hành hoạt động vận động, điều quan trọng không phải là cảm thụ
các kích thích khác nhau tác động đến cơ quan cảm thụ khác nhau, mà còn phải
phối hợp hoạt động giữa các hệ đó. Vì vậy, trong quá trình tập luyện, các đường
liên hệ tạm thời giữa các trung tâm cảm giác khác nhau sẽ được hình thành.
Hệ cảm giác vận động là hệ quan trọng nhất trong hoạt động thể lực. Tất

cả các động tác phải có sự tham gia của cảm giác vận động mới có thể thực hiện
được. Các cung động hướng tâm của cảm giác vận động quyết định sự điều
khiển động tác và trương lực cơ.
Hệ cảm giác thị giác cung cấp những thông tin về môi trường xung quanh,
có ý nghĩa to lớn trong các hoạt động đòi hỏi độ chính xác và thay đổi hướng
cũng như tốc độ vận động nhanh chóng. Tuy nhiên ý nghĩa của tri giác trung
tâm và thị giác ngoại biên cũng khác nhau trong từng môn thể thao.
Cảm giác tiền đình đảm bảo duy trì sự thăng bằng của cơ thể và phối hợp
động tác trong vận động. Cảm giác tiền đình đặc biệt quan trọng trong các động
tác TDTT không có chân trụ như: nhảy cao, nhảy xa, thể dục nhào lộn hoặc
chân đế hạn chế như thể thao dụng cụ, đua xe đạp
Việc tập luyện TDTT có hệ thống có thể nâng cao trạng thái chức năng
của hệ cảm giác. Sự nâng cao đó được thể hiện ở tăng độ nhạy cảm của cảm giác
(VD: cảm giác đau). Ngoài ra hoạt động TDTT còn hoàn thiện sự phối hợp của
các hệ cảm giác với nhau. Sự phối hợp đó là cơ sở của những cảm giác tổng hợp
đặc biệt có tính chuyên môn cao như “cảm giác nước”, “cảm giác bóng”
b. Cảm giác vận động chịu sự chi phối của hệ thần kinh
Để duy trì cuộc sống và thoả mãn các nhu cầu của mình trong môi trường
luôn luôn thay đổi, con người cần phải thực hiện nhiều loại hoạt động vận động
khác nhau. Hoạt động vận động đó cũng như mọi hoạt động khác chịu sự điều
khiển của hai cơ chế: thần kinh và thể dịch trong đó thần kinh chiếm vị trí chủ
đạo.
c. Các nguyên tắc chung điều khiển hoạt động vận động
6
Trong hoạt động TDTT, sự điều khiển của hệ thần kinh đối với hoạt động
được thể hiện rất đa dạng đối với từng loại hoạt động trong từng điều kiện khác
nhau. Song sự điều khiển đó luôn theo một số nguyên tắc nhất định.
- Điều khiển khép kín: Các cử động được thực hiện nhờ có sự điều khiển
của các trung tâm thần kinh nằm ở các vùng khác nhau của thần kinh trung
ương. Để thực hiện một động tác, một phản xạ hay một hành vi hoàn chỉnh, hệ

thần kinh trung ương phải sử dụng một tổ hợp các trung tâm thần kinh với các
mối quan hệ qua lại nhất định
- Điều khiển ưu tiên: Trong thực tế hoạt động, cơ thể cùng một lúc phải
tiếp nhận rất nhiều các kích thích khác nhau. Vì vậy, nhiều tác động hướng tâm
được truyền đến cùng một nơron ly tâm là đường dẫn truyền chung cuối cùng đi
đến cơ quan phản ứng chung của các nơron.
Gặp nhau ở con đường chung cuối cùng, các phản xạ liên hợp cùng tăng
cường hỗ trợ cho nhau, còn các phản xạ đối kháng thì ngược lại, ức chế lẫn nhau
để chiếm con đường chung cuối cùng. Hệ thần kinh phối hợp các phản xạ để ưu
tiên con đường chung cuối cùng đó cho phản ứng phản xạ có ý nghĩa nhât đối
với sự sống còn của cơ thể trong thời điểm cụ thể đó.
- Điều khiển ngược chiều và điều chỉnh cảm giác: Để thực hiện hoạt động
vận động, trong hệ thần kinh trung ương hình thành một chương trình hành
động, quyết định sự lựa chọn và trình tự động tác.
Trong quá trình thực hiện động tác, từ cơ quan cảm thụ khác nhau tham
gia vào thực hiện và kiểm soát hoạt động luôn luôn có các xung động hướng tâm
được truyền về các trung tâm thần kinh điều khiển để thông tin về hoạt động do
nó gây nên. Các xung động đó được gọi là mối liên hệ ngược chiều. Nhờ có mối
liên hệ ngược chiều có thể đánh giá được động tác đã thực hiện và hiệu quả thực
hiện các nơron.
Nếu có sự sai lệch giữa hành động thực tế và yêu cầu đã đề ra một số sửa
đổi cần thiết có thể được đưa vào chương trình điều khiển vận động, các sửa đổi
đó được gọi là điều chỉnh cảm giác (N.A. Berstein). Nhờ có sự điều chỉnh như
7
vậy cơ thể có thể duy trì được phong cách và tính hợp lý của động tác, mặc dù
điều kiện thực hiện có thể thay đổi.
Sự điều khiển dựa trên mối liên hệ ngược chiều và điều chỉnh cảm giác
được gọi là điều khiển ngược chiều và là một nguyên tắc điều khiển vận động
của hệ thần kinh.
d. Điều khiển tư thế và động tác

Sự điều khiển của hệ thần kinh đối với hoạt động vận động thể hiện qua
việc điều khiển tư thế và động tác. Tư thế và động tác của cơ thể được điều
khiển bằng các phản xạ chuẩn, điều chỉnh trương lực cơ và điều chỉnh hoạt động
của các cơ.
- Các phản xạ chuẩn: Là những phản ứng nhằm giữ vững tư thế của cơ thể
trong không gian, nên còn được gọi là phản xạ tư thế.
- Điều khiển trương lực cơ: Trương lực cơ được duy trì thường xuyên là
các xung động của nơron vận động anpha ở tuỷ sống phát ra. Song hoạt động
duy trì trương lực cơ của tuỷ sống lại chịu sự điều khiển chặt chẽ của các trung
tâm vận động ở phía trên. Có thể chia các trung tâm điều khiển trương lực cơ ra
làm hai nhóm:
1. Nhóm không chuyên biệt gây nên thay đổi chung trương lực của các cơ
khác nhau. Vùng hưng phấn của não giữa tăng cường trương lực, còn vùng ức
chế của hành não làm giảm trương lực.
2. Nhóm chuyên biệt gồm tiểu não, các nhân dưới vỏ và vỏ bán cầu đại
não. Tiểu não không có đường liên hệ thẳng với tuỷ sống, song thông qua nhân
đỏ của não giữa, tiểu não tăng trương lực của các cơ co, còn thông qua nhân tiền
đình của hành não tăng trương lực của các cơ duỗi.
Vỏ bán cầu đại não tiến hành kiểm tra cấp cao đối với trương lực cơ. Cụ
thể là các vùng vận động, trước vận động và vùng trán. Nhờ có sự tham gia của
vỏ não, cơ thể lựa chọn trương lực cơ phù hợp nhất để đảm bảo các nhiệm vụ
vận động.
8
- Điều khiển hoạt động của cơ: Sự điều khiển của hệ thần kinh đối với
hoạt động cơ bắp bao gồm lựa chọn thời điểm bắt đầu vận động, đảm bảo sự
phối hợp giữa các cơ, lựa chọn mức độ và tốc độ căng cơ , lựa chọn mức hoạt
động tối ưu của các hệ dinh dưỡng và điều khiển tất cả các chức năng đó.
Thành phần quan trọng nhất trong hệ thống điều khiển vận động là vỏ bán
cầu đại não. Vỏ não là nơi xây dựng mô hình và chương trình vận động. Các
vùng trán trước và vùng dưới chẩm là nơi quyết định mục đích và cơ cấu của

động tác có ý thức.
Tuỷ sống là nơi xảy ra quá trình phối hợp phức tạp của rất nhiều cơ: kích
thích cơ hoạt động, lôi cuốn các cơ hưởng ứng, ức chế ngược chiều các cơ đối
kháng, thực hiện các phản xạ điều chỉnh căng cơ Tất cả các quá trình đa dạng
đó được thực hiện thống nhất do tuỷ sống có hệ thống nơron trung gian rất
phong phú.
1.1.3. Cơ sở tâm lý của cảm giác vận động
Cảm giác vận động chịu sự điều khiển của hệ thần kinh, trong đó hệ thần
kinh lại chịu sự chi phối của tâm lý. Trong hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt
là trong thi đấu vận động viên có tâm lý thi đấu vững vàng sự tập chung chú ý
luôn ở mức độ cao, thì hệ thần kinh của anh ta sẽ điều khiển hoạt động vận động
một cách chính xác và hiệu quả. Vì vậy cảm giác vận động chính xác hay không
chính xác còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý.
Trong mỗi hoạt động thể thao đều có sự tác động từ những yếu tố xúc
cảm động cơ trí tuệ và nhận thức, các yếu tố này có liên quan với nhau. Một vận
động viên có động cơ ý tưởng tốt chắc chắn sẽ có sự tập chung chú ý tốt hơn và
đạt được thành tích tốt hơn, có cảm xúc mạnh và hành động tích hơn so với một
vận động viên thiếu hứng thú chán nản. Do đó những đánh giá quan trọng qua
việc thực hiện một động tác đã cho ta kinh nghiệm quý báu là tính hợp lý của
thành tích thể thao chỉ có thể có được nếu có sự sẵn sàng và sử dụng được tất cả
thành phần tâm lý tham gia vào hành vi động tác đó.
9
Trong hoạt động thể dục thể thao những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tâm
lý vận động viên có thể là cấu trúc về thời gian, thời tiết xấu, sân bãi dụng cụ
Ngoài ra trong thi đấu có thể có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tâm lý vận
động viên như: gặp đối thủ mạnh không lường trước được, phản ứng của khán
giả, cách sử dụng chiến thuật của đối phương và những sai lầm mà cá nhân mắc
phải từ những ảnh hưởng đó làm cho cảm giác vận động bị sai lệch và làm cho
thành tích của vận động viên xấu đi không đạt như mong đợi. Do đó việc xây
chí lòng quyết tâm, tính tự chủ, sự tập trung chú ý bền bỉ rất cần thiết cho vận

động viên ở những môn thể thao khác nhau.
Qua phân tích như trên, có thể thấy rằng cảm giác vận động chính là việc
sử dụng lực trong các hoạt động. Điều này rất quan trọng khi tham gia hoạt động
TDTT. Một vận động viên có được cảm giác dùng sức tốt thì hiệu quả hoạt động
sẽ cao.
1.1.4. Tác động của tập luyện đối với sự phát triển hệ cơ
Trong hoạt động TDTT, mỗi môn thể thao đòi hỏi hệ cơ phải thể hiện khả
năng hoạt động thể lực ở một mặt nào đó, tức là tuỳ thuộc vào từng bài tập mà
có sự tham gia của các nhóm cơ khác nhau, do vậy ảnh hưởng của nó đến sự
phát triển hệ cơ cũng khác nhau. Muốn phát triển các nhóm cơ chi trên thì các
môn thể thao dùng tay sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt nhất.
Ví dụ: các môn thể thao như cử tạ hoặc ném đẩy, cơ thể phải tạo ra một
lực rất lớn để thắng lực cản, hoặc tạo cho dụng cụ một vận tốc chuyển động lớn.
Trong đó nhóm cơ chi trên sẽ tham gia chủ yếu, sự lớn mạnh của nhóm cơ chi
trên sẽ quyết định đến thành tích của các môn thể thao này.
Trên cơ sở sinh cơ học thì nhóm cơ nào tham gia chủ yếu trong một hoạt
động thì nhóm cơ đó sẽ phát triển. Qua đó ta có thể lựa chọn được các bài tập
nhằm phát triển chính các nhóm cơ đó và sự phối hợp của chúng.
Ngược lại đối với các môn như chạy và nhảy xa thì tham gia hoạt động
chủ yếu là các nhóm cơ của chi dưới, như vậy những người tham gia tập luyện
nhiều những môn thể thao này thì sẽ có nhóm cơ chi dưới phát triển.
10
Nói tóm lại dưới tác động của tập luyện thì các nhóm cơ sẽ được phát
triển ở các mức độ khác nhau, đồng thời tuỳ thuộc vào từng môn thể thao mà
các nhóm cơ cũng sẽ có sự phát triển khác nhau về hình thái và chức năng.
1.2. Đặc điểm sinh cơ học của cơ.
Cơ vân là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Chúng có thể so
sánh với một động cơ. Nguyên tắc hoạt động của động cơ sống này dựa trên cơ
sở nào? Cái gì đã đưa cơ vào hoạt động và cơ thể hiện các tính chất gì trong quá
trình hoạt động? Các cơ hoạt động phối hợp với nhau ra sao? Và chế độ hoạt

động cơ như thế nào là tối ưu? Chúng ta biết rằng cơ bắp là cỗ máy sống di
protit tạo thành. Công năng của nó là đem năng lượng hoá học chuyển thành
năng lượng cơ học. Quá trình chuyển đổi này thông qua lực co duỗi cơ bắp do
đó chúng sẽ sinh công. Chất lượng và hiệu quả của việc hoàn thành kỹ thuật
động tác quyết định bởi sức mạnh co duỗi cơ bắp và tốc độ co duỗi của cơ bắp.
1.2.1. Tính chất sinh cơ học của cơ
Tính chất sinh cơ của cơ bao gồm tính co, tính đàn hồi, độ cứng, độ bền
vững và độ mềm giãn của cơ.
1.2.1.1. Tính co: Đây là khả năng co lại của cơ khi có kích thích. Kết quả
của quá trình co cơ làm cho cơ co ngắn lại và xuất hiện lực kéo.
Thành phần đàn hồi song song: Trong đó các tổ chức mô liên kết, có đặc
tính sinh cơ học biểu đạt dưới dạng lò so. Các tổ chức mô liên kết bao gồm:
màng sợi cơ, bó sợi cơ, bao cơ và cân cơ. Khi bị co sẽ sản sinh lực co giãn gọi là
trương lực bị động.
Thành phần co: Nó đại diện cho sự sản sinh trương lực. Khi co các cầu
nối ngang actin – miôzin được hình thành, khi bị kích thích các sợi actin và
miôzin trượt lên nhau. Hoạt động này được thực hiện bằng hoạt động kéo của
những cầu ngang (crossbridge) chìa ra từ những sợi miôzin và gắn bản thân
chúng với những sợi actin. Và lực co cơ phụ thuộc vào số lượng cầu nối này.
Sau khi nối với nhau các cầu ngang thu lại bất thình lình, bằng cách đó kéo hai
sợi prrotein len vào nhau. Cử động này xảy ra cùng một lúc trong hàng ngàn sợi
11
cơ, dẫn đến sự kéo mạnh mẽ trên các sợi gân. Các cầu nối atin-miôzin được biểu
diễn trên mô hình dưới dạng các ống hình trụ, trong đó có píttông chuyển động.
Thành phần đàn hồi kế tiếp: Là lò xo được nối tiếp với các ống hình trụ. Ở
đây lò so là gân và các sợi cơ (các sợi co rút của cơ) lúc này không tham gia vào
quá trình co cơ.
1.2.1.2. Tính đàn hồi: Mô hình phản ánh tính chất đàn hồi của cơ, nghĩa là
khả năng phục hồi lại độ dài ban đầu sau khi hết lực tác dụng làm biến dạng nó.
Có tính chất đàn hồi là do khi bị kéo căng, trong cơ xuất hiện năng lượng biến

dạng đàn hồi. Ở đây có thể so sánh cơ vói các lò xo hoặc dây cao su: Lò so bị
kéo giãn càng mạnh thì năng lượng dự trữ bên trong càng lớn. Hiện tượng này
được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn hoạt động TDTT. Ví dụ, sự căng cơ ban
đầu sẽ dẫn tới căng cả thành phần đàn hồi song song lẫn thành phần đàn hồi kế
tiếp. Trong các thành phần này năng lượng biến dạng đàn hồi được dự trữ ởvào
thời điểm quyết định (thời điểm ném hay đẩy ) sẽ được chuyển thành năng
lượng chuyển động (động năng).
1.2.1.3. Độ cứng: Là khả năng phản kháng lại các lực đặt lên cơ. Hệ số dộ
cứng được xác định bằng tỷ lệ gia tăng lực phục hồi với gia tăng độ dài của cơ
do tác động của một lực bên ngoài:
)/( mN
L
F
K
c


=
1.2.1.4. Độ mềm (dễ uốn nắn): Ngược lại với độ cứng, được gọi là mềm
của cơ. Hệ số tính mềm được xác định bằng công thức sau:
)/( Nm
K
L
K
m


=
Hệ số này cho biết mức độ cơ bị kéo dài ra khi lực tác động bên ngoài
biển đổi đi một đơn vị

1.2.1.5. Độ bền vững của cơ: Được đánh giá bằng độ lớn của lực kéo làm
đứt cơ. Giá trị tối đa của lực được xác định bằng mối quan hệ giữa lực và tốc độ.
1.2.1.6. Độ mềm giãn của cơ: Đây là một tính chất của cơ thể hiện ở sự
giảm dần lực kéo khi độ dài cơ không đổi. Độ mềm giãn của cơ thể hiện khi cơ
12
bắp bị kéo dài, đặc tính trương lực của nó bị giảm thấp theo thời gian kéo dài,
người ta còn gọi đặc tính này là chùng lỏng cơ hoặc nhão cơ.
Trong quá trình hoàn thành động tác, khi cơ bắp xuất hiện tượng lỏng
nhão cơ sẽ làm cho lực đàn hồi của cơ bắp giảm thấp. Trong bài tập bật cao lại
chỗ, khi ngồi xuống dừng ở điểm thấp nhất với thời gian quá dài sẽ xuất hiện
lỏng cơ làm cho tổng trương lực cơ bắp giảm thấp, do đó thành tích bật sẽ thấp
hơn nếu khi ngồi thấp xuống không dừng.
1.2.2. Chế độ co cơ và các dạng hoạt động của cơ
Dựa trên sự thay đổi tốc độ co của sợi cơ, hướng vận động và độ dài cơ
khi co. Lieber (1992) chia làm 3 dạng vận động cơ, gồm có:
1.2.2.1. Co cơ khắc phục (co cơ rút ngắn): Là dạng vận động cơ mà trong
đó độ dài sợi cơ (từ nguyên uỷ tới bám tận) trở nên ngắn hơn tỷ lệ với cường độ
co. Lực sinh ra phụ thuộc vào cường độ vận động và trọng tải, vị trí của các
khớp.
VD: Bài tập nâng tạ tay, cơ hoạt động ở chế dộ co ngắn.
1.2.2.2. Co cơ nhượng bộ (co cơ kéo dài): là dạng vận động trái với co cơ
khắc phục, độ dài sợi cơ tỷ lệ với mức độ dãn của cơ (từng nguyên uỷ cho tới
bám tận). Cường dộ lực của cơ phụ thuộc vào một sực tác động lực từ bên
ngoài, đơn thuần là cơ thực hiện động tác đối kháng lại lực tác động kéo dãn
ngược chiều.
1.2.2.3. Co cơ đẳng trường (co cơ tĩnh): trong dạng co cơ này sợi cơ vận
động chống lại một sức cản nhưng không thay đổi độ dài sợi cơ (từ nguyên uỷ
tới bám tận) trong suốt quá trình vận động. Mặc dù khối lượng cơ không co
ngắn hoàn toàn nhưng vẫn có hiện tượng co ngắn của các sarcrromere (màng sợi
cơ) hoặc dãn xen kẽ của các sarcromere khác tại các tổ chức gân và mô liên kết.

Cường độ lực cơ của co cơ tĩnh phụ thuộc vào sự gắng sức của đối tượng vận
động.
VD: Bắn súng là một dạng co cơ tĩnh điển hình, giữ tạ trên cao,thăng bàng
trên vòng treo trong môn thể dục
13
Trong hoạt động TDTT hiếm có dạng vận động nào của cơ thể mà chỉ có
một dnạg co cơ khắc phục, nhượng bộ hoặc đẳng trường. Hầu hết các động tác
chạy và nhảy là sự tổng hợp của quá trình co cơ khắc phục và nhượng bộ, quá
trình này tiếp ngay sau quá trình kia. Việc thay đổi và phối hợp giữa co cơ khắc
phục và co cơ nhượng bộ là bản chất tự nhiên của cơ, được gọi là chu kỹ co -
dãn cơ.
VD: Trong chạy giai đoạn chống (giai đoạn một điểm tựa) các cơ ở cẳng
chân co dưới dạng rút ngắn. Ở giai đoạn đạp đất thực hiện co cơ kéo dài.
1.3. Công và công suất cơ
Cơ bắp có thể đem năng lượng hoá học chuyển đổi thành năng lượng cơ
học. Sự co thu cơ bắp của cơ thể là quá trình đem năng lượng hoá học chuyển
đổi thành nhiệt năng và năng lượng cơ học. Trong quá trình chuyển đổi năng
lượng cơ bắp đã khắc phục lực cản, làm cho vật thể chuyển chỗ vì vậy cơ bắp đã
sinh công. Cơ bắp trong quá trình co cơ đẳng trường vật thể sẽ không sản sinh
việc chuyển dịch vị trí và không sinh công nhưng vẫn tiêu hao năng lượng, có
thể nói cơ bắp đã sinh ‘công sinh lý”.
1.3.1. Cơ bắp sinh công:
Thông thường nói cơ bắp sinh công là chỉ cơ bắp sinh công cơ học. Cơ
bắp sinh công có quan hệ với mức độ lớn nhỏ của phụ tải và tốc độ, khi phụ tải
lớn sẽ sinh công lớn phụ tải nhỏ sẽ sinh công nhỏ.
1.3.2. Công suất cơ bắp:
Mức độ lớn của năng lực hoạt động cơ thể, mức độ cao thấp của thành
tích thể thao và sự tốt xấu của chất lượng kỹ thuật của động tác thường quyết
định bới mức độ lớn nhỏ của công suất cơ bắp trong quá trình hoàn thành động
tác. Hay nói cách khác quyết định bởi tốc độ chuyển đổi năng lượng hoá học của

cơ bắp thành năng lượng cơ học. Từ định nghĩa về công suất ta có công thức
sau:
VF
t
F
t
A
P .
S.
===
14
Có thể thấy công suất của cơ bắp bằng tíchư lực với tốc độ. Do vậy sự lớn
nhỏ của công suất có thể dựa vào đường cong của mối quan hệ giữa “ lực và tốc
độ” để tính toán công suất trên mỗi một điểm của đường cong này bằng với diện
tích tạo hình bởi điểm đó và gốc toạ độ tạo thành 2 đỉnh điểm.
Giả thiết khi co bắp co, lực và tốc độ đồng thời đạt được trị số cao nhất,
lúc này công suất cũng là lớn nhất. Nhưng điều này không xảy ra dựa vào
phương trình Hill cho thấy trị số công suất tối đa trên thực tế chỉ có khoảng 1/10
trị số giả thiết này. Tức là chỉ bằng tích của 1/3 lực co cơ đẳng trường lớn nhất
của cơ bắp.
Biểu đồ đường cong công suất đã phản ánh mối quan hệ của công suất với
lựa co cơ và tốc độ co cơ. Khi phụ tải bằng 0 cơ bắp biểu hiện ra tốc độ co cơ
lớn nhất lúc này công suất là rất nhỏ. Cùng với sự tăng thêm phụ tải thì tốc độ co
cơ cũng theo đó mà giảm thiểu khi ở vào vị trí số lực co bằng 1/3 lực co tối đa
với vị trí tốc độ thì công suất đạt mức tối đa, song cùng với sự biến đổi thêm
một bước nữa của lực và tốc độ thì công suất bắt đầu giảm nhỏ.
Khi lực cản tăng lên đến lúc cơ không thể co ngắn được nữa thì tốc độ
bằng 0, không sinh công cho nên công suất cũng bằng 0. Nếu như phụ tải tiếp
tục tăng lên cơ bắp từ co cơ mang tính đẳng trường sẽ biến đổi thành co cơ
mang tính nhượng bộ, lúc này cơ bắp sinh công suất âm. Nhưng công suất âm

của cơ bắp cùng với sự tăng lên của tốc độ co cơ mang tính nhượng bộ mà tăng
lớn thêm, đó là do khi nhượng bộ hoặc co thu xu thế biến đổi của lực cơ và tốc
độ là thống nhất.
1.3.3. Sự khác biệt về công suất cư bắp của giới tính và môn thể thao:
Giữa nam và nữ tồn tại sự khác biệt về hình thái và chức năng co thể Vd:
về hình thái cơ thể nữ thấp hơn nam từ 3 – 10%, về chức năng thấp hơn 20 –
50%, vì vậy về mặt công suất cơ bắp cũng tốn tại sự khác biệt giới tính. Ngoài ra
do VĐV tham gia vào các môn chuyên sâu khác nhau, vì nhân tố bẩm sinh thiên
nhiên của họ khác nhau cũng như kết quả huấn luyện tương thích ở các môn thể
thao khác nhau, vì vậy về mặt công suất cơ bắp cũng biểu hiện những đặc điểm
15
chuyên môn. Dưới đây sẽ trích dẫn kết quả thực nghiệm của Sutachi (Nhật) để
trình bày cụ thể và rõ ràng hơn.
+ Sự khác biệt về giới tính: về công suất tức thưòi lớn nhất nam lớn hơn
nữ khoảng 50%. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt một mặt là do lực cơ của nữ
sản sinh ra thấp hơn nam 40 – 50% một mặt khác tốc độ co cơ bắp của nữ cũng
thấp hơn nam.
Khi phụ tải lớn sự khác biệt này càng rõ rệt khi lực cản phụ tải cnàg nhẹ
thì sự khác biệt cũng thu nhỏ lại. Nếu xem xét từ biểu đồ đường cong lực tốc độ
khi phụ tải bằng 0 hầu như không tồn tại sự khác biệt.
+ Sự khác biệt ở các môn chuyên sâu: từ số liệu kiểm tra trên các VĐV
chạy ở các cự ly khác nhau cho thấy: công suất duỗi gối của các VĐV chạy ngắn
tốt nhất, nếu như lấy công suất tối đa của các VĐV chạy ngắn là 100 thì VĐV
chạy cự ly trung bình là 80 và VĐV chạy cự ly dài là 70.
Từ tư liệu thực nghiệm trên các VĐV chạy ngắn và VĐV nhảy cao cho
thấy công suất tối đa của VĐV 2 môn này gần giống như nhau (tiếp cận) nhưng
lực cơ và tốc độ ở giây lát lớn nhất của nó lại có sự khác biệt.
Đặc điểm của nhóm chạy ngắn lấy phát huy tốc độ chiếm ưu thế còn
nhóm nhảy cao lấy phát huy sức mạnh chiếm ưu thế. Sự khác biệt mang tính
chuyên sâu trình bày ở trên đã làm rõ thêm: Khi VĐV tiến hành huấn luyện tố

chất vận động chuyên môn (các bài tập dùng để nâng cao kỹ thuật và động tác
kỹ thuật cơ bản được gọi là bài tập tố chất vận động chuyên môn) nếu các bài
tập loại này mà đặc trưng sinh cơ gần giống (tiếp cận) động tác thi đấu sẽ phát
huy tối đa tác dụng của chúng. Từ quan điểm sinh cơ để xem xét các bài tập này
(thể lực chuyên môn) cần phải tuân thủ nguyên tắc tính thích ứng động thái (dựa
vào quan điểm WeilhusanSki). Các mặt dưới đây đêu phải được thích ứng với
động tác thi đấu.
1) Biên độ và phương hướng của động tác
2) Biên độ có hiệu lực của vận động và khu trọng điểm
3) Lực tác dụng (hoặc lực cơ lớn hay nhỏ)
16
4) Tỷ lệ tố độ phát huy của lực tác động tối đa (gọi là thang độ của lực)
5) Hình thức làm việc của cơ
1.4. Các quan điểm về tố chất sức bền trong TDTT.
1.4.1. Các quan điểm về sức bền trong TDTT.
Sức bền là một trong những tố chất cơ bản và quan trọng nhất trong huấn
luyện thể lực. Sức bền trong vận động là khái niệm rất rộng. Các quan điểm về
sức bền trong nhiều tài liệu có những cách thể hiện và tiếp cận khác nhau. Qua
phân tích và tổng hợp thấy có các quan điểm sau:
Harre. D cho rằng: “Sức bền được hiểu là khả năng chống lại sự mệt mỏi
của VĐV. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ nhất định (tốc độ,
dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động
kéo dài của thi đấu tương ứng khả năng huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm
bảo chất lượng động tác và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới
cuộc đấu và vượt qua một kháng lượng vận động lớn trong luyện tập”. Tác giả
cho rằng: “Sức bền là nhân tố xác định ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu và
là nhân tố xác định thành tích tập luyện, khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV”.
Diên Phong cho rằng: “Tố chất sức bền là năng lực của cơ thể chịu đựng
mệt mỏi sản sinh trong quá trình hoạt động, còn mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời
năng lực làm việc của cơ thể do làm việc tạo ra”. Theo tác giả, sức bền là năng

lực đa nhân tố, ngoài cấu trúc tổ chức cơ thể ảnh hưởng đến sức bền ra nó còn
có những nhân tố ảnh hưởng khác như: Đặc trưng tâm lý VĐV, năng lực chức
năng trao đổi và hấp thu năng lượng khi cơ thể vận động, tính ổn định chức năng
cơ thể, sự tiết kiệm chức năng cơ thể.
Quan điểm của Daxiorơxki B.M: Sức bền là khả năng hoàn thành một
công việc nào đó trong một thời gian dài mà hiệu suất làm việc không bị giảm
sút. Nói một cách khác có thể coi sức bền như một khả năng chống lại sự mệt
mỏi. Sự giảm sút khả năng lao động tạm thời do LVĐ gây nên là mệt mỏi, tức
sức bền liên quan trực tiếp tới mệt mỏi. Khả năng chống lại mệt mỏi của từng
VĐV là khác nhau do trình độ sức bền khác nhau.
17
Quan điểm tương tự Denslegen.G, Legơ.K (1985), cho rằng: Sức bền là
năng lực chống lại mệt mỏi của cơ thể trong vận động kéo dài. Gross A.C
(1986), đã khái quát sức bền là khả năng hoạt động kéo dài nhưng không giảm
hiệu suất trong hoạt động đó. Gurevich I.A (1985), cho rằng: Sức bền là khả
năng khắc phục sự cản trở của môi trường bên trong cũng như bên ngoài để
hoàn thành một công việc với cường độ xác định trong thời gian dài.
Sức bền theo nghĩa rộng được các tác giả người Đức như: Thief.G -
Schnabel.G- Baumann.R (1980), khẳng định: Sức bền là một tố chất thể lực, là
khả năng chống lại mệt mỏi trong vận động thể thao. Tương ứng với trình độ tập
luyện đại diện là tố chất sức bền, mà sức bền đảm bảo tính hiệu quả của thành
tích đối với một thời gian vận động đòi hỏi.
Ngày nay các nhà chuyên môn thường dùng thuật ngữ sức bền thay cho
thuật ngữ khả năng chịu đựng trước đây. Francois Bigrel (2001) cho rằng sức
bền biểu thị sự có thể chịu đựng được mệt mỏi lâu trong bài tập có cường độ đã
định trước. Sức bền của VĐV phụ thuộc chủ yếu vào khả năng ưa khí và yếm
khí của cơ thể, đặc biệt là ngưỡng yếm khí. Theo quan điểm dưới góc độ sinh
hoá của Mensicop.V.V và Volcop. N.I, sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài thời
gian hoạt động ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu
tiên của mệt mỏi, cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và

cuối cùng dẫn đến sự ngừng vận động.
Sức bền được xác định bởi tỷ số dự trữ các chất năng lượng được sử dụng
với tốc độ tiêu hao năng lượng khi thực hiện bài tập đã định:
Dù tr÷ n¨ng l îng (J)
Tng (phót)=
Tèc ®é tiªu hao n¨ng l îng (J/phót)
Trong đó: Tng - Thời gian ngưỡng.
Dưới góc độ y - sinh học, Nguyễn Ngọc Cừ, Lê Quý Phượng, Lưu Quang
Hiệp, Phạm Thị Uyên cho rằng: Sức bền là khả năng duy trì trong thời gian dài
khả năng hoạt động của con người và sức đề kháng cao của cơ thể đối với mệt
mỏi. Sức bền đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài
18
liên tục từ 2 - 3 phút trở lên với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ
1/2 đến toàn bộ lượng cơ bắp cơ thể) nhờ sự hấp thụ O2 để cung cấp năng lượng
cho cơ thể chủ yếu bằng con đường ưa khí. Như vậy sức bền là khả năng thực
hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng con đường
ưa khí.
Theo quan điểm của các nhà lí luận trong nước như: Nguyễn Toán, Phạm
Danh Tốn, Trương Anh Tuấn cho rằng: Sức bền là một tố chất thể lực, là năng
lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả
năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được, hay nói
một cách khác sức bền là năng lực chống lại mệt mỏi trong hoạt động thể thao.
Các tác giả cho rằng để phát triển sức bền phải giải quyết hàng loạt nhiệm
vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố chi phối đến sức bền:
- Kỹ thuật thể thao hợp lý.
- Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung
tâm thần kinh.
- Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp.
- Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.
- Cơ thể có nguồn dự trữ năng lượng lớn.

- Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý.
- Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ những nỗ lực ý
chí.
Các tác giả khẳng định: Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho
cơ thể thích nghi dần dần với LVĐ ngày càng lớn, đòi hỏi người tập phải có ý
chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác
nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập.
Daxưorơxki B.M, và Nôvicốp A.D - Mátveép L.P: Sức bền là năng lực
chống lại mệt mỏi. Hiện tượng mệt mỏi trong những hoạt động với LVĐ khác
nhau không giống nhau. Khi giáo dục sức bền không chỉ chú ý đến chiều sâu
của sự mệt mỏi mà cả tính chất của nó nữa.
19
Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà cho rằng: Sức bền là khả năng chống
lại mệt mỏi và duy trì hoạt động kéo dài của VĐV, sức bền có ý nghĩa trong việc
xác định thành tích thi đấu, đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng chịu đựng
LVĐ, khả năng phục hồi nhanh chóng của VĐV.
Dưới góc độ tâm lý, Phạm Ngọc Viễn cho rằng: “Sức bền là một mặt ý
thức của VĐV phản ánh tổng hợp độ lớn và thời gian của mọi nỗ lực cơ bắp và ý
chí của VĐV được phát triển trong điều kiện thực hiện các hành động vận động
kéo dài”. Cấu trúc tâm lý của tố chất sức bền không biểu hiện rõ, được xác định
bởi sự biểu hiện tổng hợp nỗ lực cơ bắp sản sinh ra.
Như vậy, dưới góc độ tâm lý cho thấy sức bền là khả năng của hệ thống
tâm thể của VĐV chịu đựng được LVĐ cao trong tập luyện và thi đấu, duy trì
được sự cân bằng cần thiết trong hệ thống đó.
Từ phân tích các quan điểm về sức bền của các tác giả trong nước và trên
thế giới, cho thấy:
- Hầu hết đều thống nhất cho sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một
hoạt động nào đó với cường độ nhất định. Sức bền là tố chất thể lực, được thể
hiện trong một loại hoạt động. Nói cách khác, sức bền là một khái niệm chuyên
biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định.

- Sức bền có vai trò to lớn đối với thành tích thi đấu, khả năng chịu đựng
LVĐ, đồng thời luôn gắn liền với hiện tượng mệt mỏi và khả năng hồi phục của
VĐV.
- Để phát triển được sức bền trong tập luyện thì VĐV phải khắc phục mệt
mỏi.
Như các môn thể thao khác, sức bền trong môn bóng rổ rất quan trọng để
VĐV thi đấu đạt thành tích cao nhất. Sức bền tạo cho VĐV duy trì nhịp độ trận
đấu cao trong thời gian dài. VĐV bóng rổ có sức bền tốt luôn giải quyết các
hành vi kỹ, chiến thuật hoàn hảo và chuẩn xác. Sức bền còn giúp VĐV bóng rổ
tập trung nỗ lực ý chí cao và ngăn ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu.
20
Qua phân tích các quan điểm về sức bền cho thấy: Sức bền trong các môn
thể thao nói chung và môn bóng rổ nói riêng là năng lực chịu đựng mệt mỏi của
VĐV trong hoạt động kéo dài. Hay nói cách khác, sức bền chính là khả năng
duy trì hoạt động chuyên môn trong tập luyện và thi đấu với nhịp độ cao, hiệu
suất ổn định trong thời gian dài.
1.4.2. Phân loại sức bền.
Hoạt động vận động của con người rất đa dạng. Các môn thể thao khác
nhau có hoạt động đặc thù riêng mang tính chất và cơ chế mệt mỏi khác nhau.
Mệt mỏi phân ra: mệt mỏi về trí lực và mệt mỏi về phương diện cảm giác, mệt
mỏi về thể xác (thể lực) và mệt mỏi về tinh thần (tình cảm). Sự mệt mỏi về thể
xác được tạo ra bởi sự hoạt động của cơ bắp, do vậy các loại sức bền tương ứng
cũng khác nhau. Qua phân tích và nghiên cứu tài liệu có cách phân loại sức bền
như sau:
- Căn cứ vào thời gian hoạt động các nhà khoa học như: Harre.D, Trương
Anh Tuấn, Đồng Văn Triệu, Nguyễn Thị Xuyền, Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn
Sĩ Hà chia sức bền ra thành 3 loại:
Sức bền trong thời gian dài là sức bền cần thiết để vượt qua cự ly hoặc
hoàn thành khối lượng vận động trong thời gian 11 phút tới nhiều giờ, thành tích
phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí. Trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao

đổi chất nên sức bền trong thời gian dài lại chia thành 3 loại là sức bền trong
thời gian dài I, II và III tương ứng với thời gian thi đấu từ 10 - 30 phút, từ 30
đến 90 phút và trên 90 phút.
Sức bền trong thời gian trung bình là sức bền cần thiết để hoàn thành khối
lượng vận động trong thời gian từ 2 đến 11 phút. Thành tích sức bền này đòi hỏi
sự hoạt động đầy đủ của khả năng ưa khí và khả năng yếm khí, phụ thuộc vào
mức độ phát triển của sức mạnh - bền và sức nhanh bền.
Sức bền trong thời gian ngắn (45 giây đến dưới 2 phút): Thành tích phụ
thuộc vào khả năng hoạt động yếm khí và sự phát triển sức mạnh - bền và sức
nhanh bền
21
- Căn cứ vào trạng thái năng lực làm việc của hệ thống cung cấp năng
lượng thì Diên Phong, Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự, Lưu Quang Hiệp, Phạm
Thị Uyên, Vũ Đức Thu và cộng sự chia sức bền ra thành 2 loại.
Sức bền ưa khí (aerobic) là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong
điều kiện sử dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình ôxy hoá hợp chất hữu
cơ giàu năng lượng trong cơ thể.
Sức bền yếm khí (anaerobic) là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể
trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (ATP, CP)
phốt phorin và sức bền hệ thống cung cấp năng lượng láctat. Các nhà khoa học
khẳng định: Nếu quan điểm xem xét sức bền chỉ là làm việc trong một thời gian
dài mới có tác dụng là sai lầm vì thực tế trong hoạt động thể thao có mệt mỏi thì
có sức bền.
- Căn cứ vào số lượng các nhóm cơ tham gia hoạt động và chế độ hoạt
động của cơ: Daxưorơxki B.M, Novicốp A.D, Matveép L.P, Nguyễn Toán,
Phạm Danh Tốn chia sức bền thành 3 loại.
Sức bền cục bộ (mệt mỏi cục bộ) là sức bền dưới 1/3 các nhóm cơ tham
gia hoạt động. Hoạt động cục bộ không làm cho hoạt động hệ thống tim mạch và
hô hấp tăng đáng kể. Nguyên nhân mệt mỏi của hoạt động này nằm trong các
khâu của bộ máy thần kinh cơ trực tiếp đảm bảo động tác.

Sức bền khu vực (mệt mỏi khu vực) là loại sức bền trong các hoạt động
có từ 1/3 đến 2/3 khối lượng cơ tham gia.
Sức bền chung (mệt mỏi chung) là sức bền trong các hoạt động kéo dài
với cường độ thấp có sự tham gia của 2/3 nhóm cơ trở lên. Trong hoạt động này
đòi hỏi cơ quan tuần hoàn và hô hấp hoạt động khẩn trương để đảm bảo cung
cấp năng lượng cho hoạt động.
- Dưới góc độ tâm lý, Phạm Ngọc Viễn cho rằng: Tri giác chuyên môn
của tố chất sức bền thể hiện dưới dạng cảm giác sức bền tốc độ, sức bền mạnh
và sức bền - mạnh - tốc độ. Vì cấu trúc tâm lý của tố chất sức bền không biểu
hiện rõ nét, vì thế sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên
22
trong mỗi môn thể thao tri giác chuyên môn tố chất sức bền lại có cấu trúc tâm
lý riêng và khác nhau. Với các môn thể thao cá nhân thì cảm giác độ lớn và thời
gian của sự nỗ lực trong điều kiện giới hạn thời gian để chống lại đối phương có
ý nghĩa quan trọng.
Dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao đa số các
nhà khoa học như: Diên Phong, Daxưorơxki B.M, Harre. D, Novicốp A.D,
Matveép L.P, Thief.G - Schnabel.G- Baumann.R, Trương Anh Tuấn, Trịnh
Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà, Phạm Danh Tốn - Nguyễn Toán, chia sức bền
thành sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn.
Tổng hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên cho thấy: Dưới góc độ
khác nhau có các cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì sức
bền đều có liên quan tới LVĐ và cơ chế mệt mỏi. Vì thế sự phân chia sức bền
chỉ mang tính chất tương đối.
23
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng cấc phương
pháp sau:
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu
nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu
trên cơ sở lý luận khoa học để thấy được ảnh hưởng của quá trình tập luyện đối
với sức bền của hệ cơ. Kết quả sử dụng phương pháp này là hình thành cơ sở lý
luận của đề tài, từ đó định hướng cho các bước nghiên cứu thực tiễn tiếp theo.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích và tổng hợp trên 20 tài
liệu chung và chuyên môn có liên quan. Các tài liệu trên được trình bày trong
phần “Danh mục tài liệu tham khảo”.
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu, nhằm
mục đích lựa chọn các phương pháp và các tiêu chí để đánh giá hình thái và
chức năng của các nhóm cơ khác nhau.
2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Quan sát bằng mắt thường để vận hành, ứng dụng hệ thống ENRAF trong
việc kiểm tra thực trạng sức bền hệ cơ của sinh viên bơi lội.
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Sử dụng bài tập hệ thống máy ENRAF để đánh giá sức bền hệ cơ của đối
tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng 3 bài tập để kiểm tra sức bền của 3 nhóm cơ:
chi trên, chi dưới, lưng bụng.
Phương pháp tập luyện hệ thống Enraf-Nonius
1.Máy 1
1
:Adduction (Bài tập khép đùi ở tư thế ngồi trên máy tập)
Bài tập này nhằn phát triển nhóm cơ khép đùi, cơ lược, cơ ngang, cơ
hông
24
Phương pháp: ngồi cố định trên máy tập, hai tay lắm vào tay lắm và cố
định với thân trên, thân trên thẳng, ngực ưỡn, dạng đùi, hai đùi và hai bàn
chânđặt vào thiết bị trợ lực. Dùng sức khép chăt đùi và giữ ở tư thế đó trong
khoảng 2-3 giây, sau đó từ từ dang đùi và trở về vị trí ban đầu, hoàn thành động

tác. Tập lặp lại đọng tác.
Lưu ý: Kết hợp nhịp thở, hít sâu rồi khép đùi và thở ra từ từ dạng đùi về
vịn trí ban đầu.
2.Máy 1
3
:Back Trainer (Bài tập ưỡn thân ở tư thế ngồi)
Bài tập này có tác dụng phát triển nhóm cơ lưng: cơ lưng rộng, mạc ngực
thắt lưng
Phương pháp: ngồi cố định trên ghế máy tập, hai bàn chan đặt vào thiết
bị cố định phía dưới, tỳ thiết bị trợ lực ở phía ngang lưng. Dùng sức ngả người
sâu ra sau, dừng lại 1-2 giây, sau đó từ từ gập thân về vị trí ban đầu (hít vào rồi
ưỡn thân và thở từ từ khi trở về vị trí cũ), hoàn thành động tác, lặp lại động tác.
3. Máy 1
4
: Pull Down (Bài tập khép, kéo cánh tay ở tư thế ngồi)
- Bài tập này có tác dụng có tác dụng phát triển các nhóm cơ đelta, cơ
thang, cơ lưng rộng, cơ cánh tay
Phương pháp: Ngồi cố định trên máy tập, lưng thẳng, ngực ưỡn, hai tay
duỗi thẳng và nắm vào thiết bị trợ lực (có thể điều chỉnh vị trí của ghế sau cho
phù hợp). Hít thở sâu, dùng sức khép cánh tay kéo thiết bị xuống ngang cằm, giữ
khoảng 2-3 giây rồi từ từ duỗi thẳng cánh tay về vị trí ban đầu kết hợp với thở
đều, kết thúc động tác. Tập lặp lại.
4. Máy 2
4
:shoulder press (Bài tập dạng,duỗi cánh tay ở tư thế ngồi)
-Bài tập này nhằm phát triển các nhóm cơ: bó cơ đelta, cơ thẳng, cơ cánh tay
trên
Phương pháp: Ngồi cố định trên máy,lưng thẳng, hai tay co lại nắm vào
tay nắm của thiết bị trợ lực. Hít sâu rồi dùng sức duỗi thẳng khớp khuỷu tay lên
trên, dừng lại 2-3 giây rồi từ từ co khuỷu tay hạ xuống( kết hợp thở ra) trở về tư

thế ban đầu. Kết thúc động tác, tập lặp lại động tác.
25

×