Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghi thức chào hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân người việt (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.1 KB, 16 trang )

NGHI THỨC CHÀO HỎI TRONG
GIAO TIẾP VỢ CHỒNG NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT
(Trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945)
Khuất Thị Lan
1

rong giao tiếp nói chung và giao tiếp vợ chồng nói riêng, nghi thức chào hỏi có
một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào thể hiện thái độ, tình cảm, hiện trạng
giữa các thành viên giao tiếp. Nghi thức chào hỏi trong gia đình người Việt rất đa
dạng. Bài viết tập trung tìm hiểu các biểu hiện của nghi thức chào hỏi trong giao
tiếp vợ chồng nông dân người Việt từ góc độ ngôn ngữ học xã hội.

1. MỞ ĐẦU
Có thể thấy giao tiếp vợ chồng là lĩnh vực ứng xử giao tiếp trong gia đình và là giao tiếp
giữa những người khác giới. Theo đó, chủ đề giao tiếp và các hành vi ngôn ngữ chịu ảnh
hưởng của hai nhân tố, đó là gia đình và giới.
Như đã biết, nói đến gia đình là nói đến tôn ti. Tính tôn ti trong giao tiếp vợ chồng, xét
về lí là ngang bằng nhau và gần gũi đến mức dường như là không có khoảng cách. Tuy nhiên,
vì đây là vợ chồng nông dân ở thời kì thực dân nửa phong kiến lạc hậu, cho nên, mặc dù là vợ
chồng nhưng tính tôn ti và khoảng cách vẫn còn bộc lộ ở vai trò làm chủ gia đình của người
chồng và vai trò “tòng phu” của người vợ. Đặc điểm này chi phối các hành vi ngôn ngữ trong
giao tiếp.
Nói đến nhân tố giới là nói đến các đặc điểm riêng của mỗi giới, “Đàn ông đến từ sao
Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim”. Đối với ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội gọi đó là “phong cách
ngôn ngữ nữ giới”, “phong cách ngôn ngữ nam giới”. Những đặc điểm này được in dấu vào
từng nghi thức ứng xử lời nói trong giao tiếp nói chung và giao tiếp vợ chồng nói riêng. Vì
thế, một điều dễ nhận thấy là trong cách hành xử của mỗi giới, đặc biệt trong ứng xử ngôn
ngữ, sẽ mang đậm phong cách riêng của mỗi giới.
Với cách nhìn như vậy, chúng tôi tập trung khảo sát chủ đề giao tiếp vợ chồng và nghi
thức “chào hỏi” trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt (Qua một số tác phẩm văn học
thời kì 1930 - 1945).


2. NỘI DUNG
2.1. Giao tiếp vợ chồng
2.1.1. Đặc điểm của giao tiếp vợ chồng
Giao tiếp vợ chồng là hoạt động giao tiếp trong đó vai tham gia giao tiếp là vợ và chồng.
Hay nói khác đi các các nhân vật tham gia trao và nhận các phát ngôn chính là vợ và chồng.

1
ThS, Trường ĐHSP Hà Nội 2
T
Ở đây, vợ và chồng sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt, ánh mắt… để trao đổi với nhau những thông tin, tư tưởng, tình cảm, thái độ nhất định
trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Trong gia đình, có thể nói mối quan hệ vợ - chồng là mối quan hệ “chủ đạo”, không phải
chỉ vì nó là mối quan hệ được thiết lập đầu tiên để tạo nên một “tổ chức” gọi là gia đình, mà
còn vì nó là mối quan hệ sẽ chi phối toàn bộ các mối quan hệ khác trong quá trình tồn tại và
phát triển của “tổ chức” này như quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ anh - chị - em. Vì thế, có
thể thấy giao tiếp vợ chồng xuất hiện với tần suất lớn trong các hoạt động giao tiếp gia đình.
Giao tiếp vợ chồng là một hoạt động giao tiếp mà ở đó có đối tượng tham gia giao tiếp
tương đối đồng nhất về trình độ văn hóa, hiểu biết, vốn sống, lứa tuổi, nghề nghiệp… Vai của
các thành viên trong giao tiếp vợ chồng luôn được khẳng định rõ, được xác định từ trước khi
nhập thân vào giao tiếp. Hay nói khác đi, các nhân vật tham gia giao tiếp có sự hiểu biết trước
về nhau. Chính vì vậy mà các nhân vật giao tiếp không phải dò tìm các đặc điểm cá nhân của
nhau trước khi cuộc hội thoại được diễn ra.
Giao tiếp vợ chồng có không gian rộng mở, có nội dung giao tiếp đa dạng theo những
định hướng giao tiếp nhất định. Loại hình giao tiếp này được diễn ra ở nhiều môi trường khác
nhau, mỗi một môi trường nó lại có sự chuyển hoá nhất định. Và môi trường (hoàn cảnh giao
tiếp) thường có ảnh hưởng lớn đến quá trình diễn tiến các cuộc hội thoại. Chính vì vậy, người
ta nhận thấy ở đây sự phong phú, đa sắc thái trong việc sử dụng ngôn từ cũng như các nghi
thức ứng xử. Có thể nói, đây là loại hình giao tiếp tồn tại ở thể động với tất cả sự tinh tế, đa
dạng của nó.

Giao tiếp vợ chồng mặc dù tồn tại ở thể động nhưng lại bị chi phối, ràng buộc bởi những
qui tắc xã hội nhiều hơn chúng ta tưởng. Khác với những loại hình giao tiếp xã hội thông
thường, giao tiếp vợ chồng luôn được xác định trước về các mặt cá nhân của những người
tham gia giao tiếp như trật tự, tôn ti, quyền uy, vị thế… và chịu sự qui định của hàng loạt các
tác động xã hội khác như lịch sử, xã hội, dân tộc, vùng văn hóa, tuổi tác, giới tính… Chính vì
thế mà giao tiếp vợ chồng khuôn mẫu trong cách ứng xử, xưng hô, khuôn mẫu trong việc
hình thành đặc điểm ngôn ngữ và các nghi thức lời nói khác. Hay nói khác đi, trong giao tiếp
vợ chồng tất cả các nhân tố đều được xác lập dựa trên một quy chuẩn xã hội nhất định.
Giao tiếp vợ chồng là hình thức giao tiếp vừa mang tính xã hội, vừa mang tính gia đình,
vừa mang tính hiện đại lại vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính nghi thức lại vừa mang
tính phi nghi thức. Điều này khiến cho giao tiếp vợ chồng không chỉ đa dạng về hình thức mà
còn vô cùng linh hoạt, biến hoá về nội dung.
2.1.2. Bức tranh về giao tiếp vợ chồng nông dân
2.1.2.1. Thống kê tư liệu
Tiến hành thống kê tư liệu, chúng tôi đã thống kê được trên 50 cuộc hội thoại giao tiếp
vợ chồng nông dân và thu được những kết quả như sau:
- Có 527 hành vi ngôn ngữ. Trong đó:
- Vợ: 285 hành vi ngôn ngữ (54,1%)
- Chồng: 242 hành vi ngôn ngữ (45,9%)
- Các hành vi ngôn ngữ được sử dụng:

Số TT
Hành vi ngôn ngữ
Số lượng
%
1
Hỏi trực tiếp
82
15,6
2

Hỏi gián tiếp
30
5,7
3
Trả lời trực tiếp
39
7,5
4
Trả lời gián tiếp
42
8,0
5
Ra lệnh
21
4.0
6
Trách móc
9
1,7
7
Dọa
12
2,2
8
Mỉa mai
7
1,3
9
Mắng
5+5( mắng yêu)= 10

1,8
10
Than
29
5,6
11
Chửi
6
1,1
12
Trình bày
72
13,7
13
Thách thức
7
1,3
14
Thông báo
25
4,8
15
Cảm thán
38
7,3
16
Giải thích
26
4,9
17

Khuyên
25
4,8
18
Dặn dò
3
0,5
19
Khẳng định
5
1,0
20
Phủ định
5
1,0
21
Cam kết
2
0,4
22
Dỗ dành
1
0,2
23
Cầu khiến
14
2,7
24
Xin lỗi
2

0,4
25
Chấp nhận xin lỗi
1
0,2
26
Không chấp nhận xin lỗi
1
0,2
27
Khen
2
0,4
28
Nhờ vả
1
0,2
29
Gọi
8
1,8
30
Đề nghị
1
0,2

Tổng
527
100
2.1.2.2. Nhận xét về kết quả thống kê

a. Về chủ đề giao tiếp
Chủ đề giao tiếp của vợ chồng nông dân thời kì 30 - 45 chủ yếu tập trung phản ánh đời
sống thường ngày của người nông dân. Đó là vấn đề cơm áo, gạo tiền của cả gia đình, vấn đề
phu phen, tạp dịch đối với người đàn ông… Đặc biệt, cơm áo gạo tiền đã trở thành chủ đề
xuyên suốt trong giao tiếp vợ chồng như: việc xoay sở cho bữa ăn hàng ngày, việc kiếm tiền,
việc đi làm thuê, việc trả nợ, cuộc sống bị áp bức và đói nghèo. Các gia đình nông dân Việt
Nam thời đó bị bần cùng hóa. Chính vì thế, cho nên, văn học hiện thực phê phán thời kì này
tập trung phản ánh đời sống cùng cực của người nông dân. Đặc điểm này, hay nói khác đi
nhân tố hoàn cảnh giao tiếp đã tác động không nhỏ đến toàn bộ chủ đề giao tiếp của vợ chồng
nông dân thời đó.
b. Về số lượng hành vi ngôn ngữ của vợ và chồng
Số lượng hành vi ngôn ngữ mà chồng sử dụng ít hơn vợ (chồng 242 hành vi, vợ 285
hành vi). Điều này, theo chúng tôi là do xuất phát từ rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là yếu
tố đặc trưng giới và tư duy chi phối, ảnh hưởng tới ngôn ngữ giới. Đàn ông có lối tư duy tổng
hợp, phụ nữ lại có lối tư duy phân tích. Người đàn ông thường quan tâm đến những chủ đề
lớn như chính trị, văn hóa, xã hội… còn phụ nữ hay quan tâm đến những chủ đề nhỏ như giáo
dục, gia đình, con cái… Trong giao tiếp và hội thoại mang tính nghi thức (hội thảo) thì nam
có lượng nói nhiều hơn nữ, nam thường nắm quyền chủ động trong giao tiếp. Và ngược lại
trong giao tiếp đời thường không mang tính nghi thức, đặc biệt là giao tiếp gia đình (giao tiếp
vợ chồng). Cho nên kết quả mà chúng tôi thống kê được nam nói ít hơn nữ cũng là lẽ hợp lí.
c. Về tần số xuất hiện của các loại hành vi ngôn ngữ
Trong giao tiếp vợ chồng, loại hành vi có tần số xuất hiện cao nhất là hành vi hỏi, sau đó
là trả lời, trình bày, cảm thán, than, khuyên, ra lệnh Điều này chúng tôi tạm thời lí giải như
sau: Nông dân thường là những người có trình độ học vấn không cao, vốn hiểu biết văn hóa
hạn hẹp, có đời sống tinh thần cũng như vật chất không như ý… họ chỉ giao tiếp khi thực sự
cần khai thác thông tin hoặc khi cảm thấy cuộc sống quá bức bối vì một lẽ gì đó. Vì thế mà
trong giao tiếp vợ chồng nông dân, các phát ngôn hỏi - trả lời cũng như các hành vi trình bày,
cảm thán, than, khuyên, ra lệnh… được thực hiện nhiều nhất.
Còn các hành vi như: khen, xin lỗi, dỗ dành, cam kết, dặn dò… là những hành vi có tần
xuất sử dụng thấp nhất. Chúng tôi cho rằng, hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân: Do

nông dân thường là những người mang bản tính thật thà, chân chất, không ưa hình thức, bóng
bẩy… thậm chí, đôi khi những phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp đối với họ trở thành xã
giao hoặc xa xỉ. Vì thế, trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp vợ chồng nông dân nói
riêng, các hành vi ngôn ngữ có bản chất mang tính lịch sự dương tính như khen, xin lỗi, dỗ
dành, dặn dò, cam kết… được thực hiện với tần số thấp cũng là lẽ đương nhiên.
2.2. Khảo sát nghi thức chào hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân
2.2.1. Nghi thức và nghi thức chào hỏi
2.2.1.1. Nghi thức
Nghi thức là toàn bộ những điều quy định theo quy ước xã hội hoặc thói quen cần phải
làm đúng để đảm bảo tính nghiêm túc của sự giao tiếp hoặc của một buổi lễ.
“Nghi thức giao tiếp được hiểu là một hệ thống phức tạp các dấu hiệu chỉ ra trong quá
trình giao tiếp, bao gồm lời nói và các dấu hiệu kèm theo hoặc dấu hiệu thay cho lời nói”
(Nguyễn Văn Khang, Ứng xử ngôn ngữ trong gia đình người Việt, tr.5).
Nghi thức ứng xử trong giao tiếp được các nhân vật giao tiếp ý thức và đôi khi trở thành
những “tiền giả định” giao tiếp. Nhờ chúng mà các nhân vật giao tiếp có thể “tiên lượng”
được cách nói năng cũng như những gì cần nói sao cho phù hợp với hướng và đích của cuộc
giao tiếp và hội thoại.
Nghi thức lời nói trong giao tiếp là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều phạm vi khác nhau
như: nghi thức chào, nghi thức xưng hô, nghi thức mời, xin phép, khuyên bảo, cảm ơn… và
nhiều tình huống giao tiếp cụ thể khác. Trong mỗi tình huống giao tiếp cụ thể, người chủ
động đối thoại phải tìm cách nhập thân vào giao tiếp. Muốn nhập thân vào giao tiếp các nhân
vật giao tiếp cần phải thiết lập được mối quan hệ giao tiếp. Việc thiết lập mối quan hệ giao
tiếp là nhiệm vụ thường trực của nghi thức giao tiếp.
Có rất nhiều nhân tố chi phối đến việc thiết lập mối quan hệ giao tiếp. Tuy nhiên, ở đây
không thể bỏ qua ba yếu tố cơ bản là: đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích
giao tiếp. Tùy từng đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là mục đích giao tiếp
mà các nhân vật giao tiếp có cách ứng xử ngôn ngữ khác nhau đối với cùng một nghi thức.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đi sâu tìm hiểu các biểu hiện khác nhau của nghi thức
chào hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt.
2.2.1.2. Nghi thức chào hỏi

Trong bất kì một ngôn ngữ nào, chào hỏi là một nghi thức lời nói đầu tiên để xác lập một
mối quan hệ chủ động giữa người đối thoại “tôi” với người cần đối thoại. Chào hỏi được thể
hiện trong từng ngôn ngữ cũng như từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp rất khác nhau.
Có hai loại chào trong nghi thức chào của người Việt. Đó là “chào gặp mặt” và “chào
chia tay”. Chào gặp mặt thường xuất hiện khi các nhân vật tham gia giao tiếp bắt đầu gặp gỡ,
tiếp xúc. Nó thường là những lượt lời đầu tiên hỏi thăm về sức khỏe, hiện trạng công việc, gia
đình, hoặc các vấn đề mà nhân vật giao tiếp muốn đề cập tới hoặc là những vấn đề đang quan
tâm. Còn chào tạm biệt là cách để người ta biểu hiện tình cảm khi chia tay, bù đắp sự hẫng
hụt khi kết thúc nội dung giao tiếp.
Nghi thức chào hỏi của người Việt mà chúng tôi quan tâm trong bài viết này là lời chào
gặp mặt. Lời chào này được biểu hiện dưới hai hình thức là chào bằng lời và phi lời. Hình
thức chào phi lời thường không có một mô hình chung. Nó tùy thuộc vào thói quen, sở thích,
đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của từng nhân vật giao tiếp cụ thể. Còn hình thức chào bằng lời
thường được thể hiện dưới mô hình chung là hành vi chào được tường minh bằng động từ
ngữ vi chào: X chào Y (trong đó X, Y thường là các đại từ xưng hô). Chẳng hạn như: Con
chào bố. Mẹ chào con. Anh chào em… Ngoài mô hình chung này thì tùy vào từng loại hình
gia đình, tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cũng như tùy vào đối tượng giao tiếp mà lời chào
được mềm hóa bằng những biến thể ngôn ngữ khác nhau như là những lời hỏi thăm, thông
báo, dặn dò hoặc khuyên nhủ… với những cấu trúc đơn giản, lược bỏ những đại từ xưng hô
như: Khỏe không? Đi đâu đấy? Ăn cơm chưa? Có ai gọi điện đến không? Có ai nhắn gì
không?
Nghi thức chào hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân có thể nói vẫn nằm trong quy thức
chung của lời chào hỏi. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng có những biến thể rất riêng. Mỗi
biến thể của lời chào đều phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố như: nhân vật giao tiếp, đối
tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và quan trọng hơn cả là mục đích giao tiếp. Chúng tôi sẽ
tập trung làm rõ điều này ở phần tiếp theo.
2.2.2. Các biểu hiện của nghi thức chào trong giao tiếp vợ chồng nông dân
2.2.2.1. Thống kê tư liệu
Tiến hành thống kê những lời nói chào trong giao tiếp vợ chồng nông dân được thể hiện
trong các tác phẩm văn học thời kì 1930 - 1945, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Số
TT
Hành vi ngôn ngữ được sử
dụng làm lời chào
Vợ
%
Chồng
%
1
Hỏi trực tiếp
15
29,41
9
5,25
2
Hỏi gián tiếp
3
1,53
4
6,78
3
Cảm thán
3
1,53
2
3,39
4
Trình bày
6
3,06

10
16,94
5
Cầu khiến
5
9,8
6
3,54
6
Thông báo
7
13,72
1
1,69
7
Thách thức
0
0
1
1,69
8
Khuyên
2
0,92
2
3,38
9
Than
3
1,53

2
3,38
10
Giải thích
0
0
4
6,77
11
Chửi
0
0
5
8,47
12
Dọa
0
0
5
8,47
13
Gọi
4
7,84
4
6,77
14
Mắng
1
1,96

2
3,38
15
Trách
2
3,92
0
0
16
Khen
0
0
1
1,69

Tổng
51
100
57
100
Nhận xét kết quả thống kê:
Thứ nhất: Về đối tượng thực hiện hành vi chào
Về mặt lí thuyết, chúng tôi dự đoán đối tượng thực hiện hành vi chào trong giao tiếp vợ
chồng sẽ thường là vợ. Bởi chúng tôi cho rằng, do chịu ảnh hưởng của tư duy và đặc trưng
ngôn ngữ giới cho nên vợ sẽ là đối tượng chủ động thực hiện hành vi chào. Song điều thú vị
là ở chỗ trên thực tế giao tiếp, cụ thể qua kết quả mà chúng tôi thống kê được, chồng lại là
đối tượng thực hiện hành vi chào nhiều hơn vợ (vợ 51 hành vi tương đương 47%, chồng 57
hành vi tương đương 53%). Điều này được chúng tôi lí giải như sau: trong giao tiếp vợ chồng
thời phong kiến, người vợ là người bị lép vế, là người không nắm quyền chủ động giao tiếp,
cho dù biết rằng quan hệ giao tiếp vợ chổng là quan hệ bằng vai. Vì thế cho nên, chồng là đối

tượng thực hiện hành vi chào nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu.
Thứ hai: Loại hành vi ưa dùng trong lời chào của vợ và chồng
Hành vi hỏi được vợ sử dụng nhiều hơn chồng (31% ở người vợ so với 12% ở người
chồng); hành vi trình bày được chồng sử dụng vượt trội so với vợ (27% ở người chồng so
với 9% ở người vợ); hành vi cảm thán, than, trách chia đều cho cả vợ và chồng. Từ góc độ
ngôn ngữ và giới có thể giải thích như sau:
Vì đây là thời kì đen tối, người nông dân phải sống dưới ách đô hộ “một cổ hai tròng”,
khó khăn, cực nhọc đủ đường. Lúc này người nông dân chủ yếu quan tâm đến đời sống vật
chất hằng ngày cũng như những đe doạ về quyền con người trong xã hội phong kiến nên hành
vi hỏi xuất hiện nhiều nhất, trong đó tập trung vào người vợ. Người vợ thường hỏi chồng về
công việc (có kiếm được việc làm không), về tiền nong (có kiếm được tiền không, có vay
được tiền không), hỏi chồng về sự an toàn, về sức khoẻ (vì phải sưu cao, thuế nặng, phu
phen, tạp dịch).
2.2.2.2. Các biểu hiện của nghi thức chào
Tác giả Nguyễn Văn Khang trong Ứng xử ngôn ngữ trong gia đình người Việt cho rằng:
nghi thức lời nói chào theo nghĩa thông thường “gặp nhau là chào”. Nhưng điều lí thú là ở
chỗ nghi thức chào trong gia đình, đặc biệt trong giao tiếp vợ chồng, từ chào và từ tạm biệt
được dùng hạn chế ở mức tối đa. Thay vào đó là câu hỏi, lời hỏi thăm hoặc một thông báo…
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của ngày hôm đó hay lúc đó. Vì thế mà cùng là một nghi thức
chào nhưng lại xuất hiện rất nhiều hình thức lời nói khác nhau. Có mấy dạng biểu hiện nghi
thức chào như sau:
1. Lời chào cụ thể có từ chào và từ tạm biệt đi cùng. Chẳng hạn như: “Con chào mẹ!”
hay “Tạm biệt bố nhé!”.
2. Chào bằng cách dùng một đại từ xưng hô để gọi. Chẳng hạn như: “Mẹ/ bố!” hay “Con
à/ mẹ ơi!”.
3. Chào bằng cách hỏi về những vấn đề mà các nhân vật giao tiếp cùng quan tâm. Chẳng
hạn như: “Đi dâu đấy?” hay “Hôm nay có làm được bài thi không con?”.
4. Chào bằng các thông báo cho nhau một lượng tin mới. Chẳng hạn như: “Tốt rồi mẹ ạ!”
hay “Hỏng mất rồi!” (thông báo về việc con đi thi làm bài tốt hoặc không tốt).
5. Chào giống như một lời dặn dò, nhắc nhở. Chẳng hạn như: “Cầm ô đi con, trời nắng

lắm!” hay “Anh có đi đâu thì nhớ giờ về đón con đấy nhé!”.
6. Chào là lời trách mắng hoặc than vãn. Chẳng hạn như: “Mệt bã người!” hay “Đi đâu
mà giờ mới về?”.
7. Chào là một lời khen, động viên. Chẳng hạn như: “Con của mẹ giỏi thật đấy!” hay
“Chồng tôi đúng là number one!”.
8. Chào là lời xin, đề nghị. Chẳng hạn như: “Cho con đi ăn kem thôi mẹ!” (Mẹ hứa con
thi được điểm 10 mẹ sẽ cho con đi ăn kem. Con thi được điểm 10.).
Đối chiếu với tám dạng biểu hiện nghi thức chào ở trên ta thấy:
- Trong giao tiếp vợ chồng nông dân hầu như không sử dụng kiểu chào được tường minh
bằng biểu thức ngôn ngữ chào. Động từ ngữ vi chào dường như không thấy xuất hiện một lần
nào trong những hành vi chào mà chúng tôi thống kê được. Tương tự, họ cũng không sử dụng
kiểu “chào tạm biệt”. Có lẽ với những người nông dân chân chất, thật thà, không ưa hình
thức, dườm dà thì những lời chào như vậy có vẻ khách sáo, không tự nhiên, gần gũi.
- Dạng biểu thức chào là một lời khen xuất hiện rất hiếm hoi trong lời chào của vợ chồng
nông dân (một lần). Có lẽ xuất phát từ lí do nông dân thường là những người cục mịch, ăn
thẳng nói thật, không thích văn hoa bóng gió cho nên họ cũng cảm thấy xa lạ và không tự tin
với kiểu chào này.
- Một đặc điểm nữa đáng chú ý là, người Việt Nam vốn rất kín đáo trong việc bộc lộ tình
cảm bằng ngôn từ, nhất là khi đã có con. Vì thế, các chủ đề về đời sống tinh thần với các
ngôn từ dịu dàng, yêu thương dường như không xuất hiện trong lời chào của vợ chồng nông
dân.
Trong giao tiếp vợ chồng nông dân, qua kết quả thống kê được chúng tôi thấy có những
biểu hiện của lời chào như sau:
a. Chào bằng hành vi ngôn ngữ hỏi
Loại hành vi này thường được biểu hiện bằng mô hình:
X + (không, lắm không, làm sao thế, hay không, thế nào, đấy ư )?
Đây là kiểu chào phổ biến nhất của người nông dân. Câu hỏi đặt ra: vì sao lại có hiện
tượng này? Theo chúng tôi, có lẽ chỉ có thể lí giải hiện tượng này như sau: Vì cuộc sống gia
đình nghèo khó nên mọi giao tiếp của người nông dân đều tập trung vào đời sống vật chất.
Vợ chồng dường như không còn thời gian để dành cho những việc khác. Lời chào vì thế mà

cũng in đậm dấu ấn của hoàn cảnh giao tiếp, trở nên hết sức thực tế.
Ví dụ 1:
- Nhà còn gạo không?
- Làm gì mà còn gạo!
- Thế thì làm sao được?
- Muốn làm sao thì làm!
(Trẻ con không được ăn thịt chó, Tuyển tập Nam Cao, Tập 1, tr.143)
Ở đây, người chồng đã dùng hành vi hỏi trực tiếp “Nhà còn gạo không?”. Lời chào rất
thực tế này dẫn người vợ vào một nội dung chính mà cả hai vợ chồng đang quan tâm. Đó là
nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Nỗi lo ấy dường như đã trở thành vấn đề thường trực, không thể
thoát ra khỏi suy nghĩ của họ.
Ví dụ 2:
- Nó làm sao thế?
Chị đĩ Chuột xốc con lên một cái:
- Nó vòi đấy chứ có làm sao? Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm trắng của thầy cơ.
- Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết?
Chị đĩ Chuột lấy liễn cơm chực moi cho con một ít. Nhưng anh bảo:
- Mang cả ra cho nó ăn, tôi không ăn nữa đâu. Còn bao nhiêu vét cho cái Gái với bu em
ăn hết đi, để nó thiu ra đấy.
(Nghèo, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tr.13-14)
Anh đĩ Chuột chào vợ bằng một hành vi ngôn ngữ hỏi trực tiếp “Nó làm sao thế?”. Câu
hỏi cho thấy một lí do nữa khiến chúng ta thấy vì sao cách chào bằng hành vi ngôn ngữ hỏi
lại được dùng phổ biến trong giao tiếp vợ chồng người nông dân. Đó là vì xuất phát từ chỗ
người nông dân ưa thẳng thắn, không thích vòng vo tam quốc nên họ thường nhập cuộc, vào
thẳng vấn đề giao tiếp ngay từ lời chào đầu tiên. Vì thế mà những hành vi hỏi trực tiếp để hỏi
thăm, thông báo hoặc khai thác thông tin mà các nhân vật giao tiếp đang quan tâm như trên là
cách chào được ưa dùng.
b. Chào bằng hành vi thông báo, trình bày
Đứng sau hành vi hỏi là hành vi thông báo, trình bày được vợ chồng nông dân sử dụng
trong lời chào của mình. Có thể nói, đây là những hành vi được dùng thông dụng trong lời

nói nói chung và lời chào nói riêng. Thông thường khi người ta có nhu cầu giao tiếp tức là
khi người ta có nhu cầu trao đổi thông tin. Vậy thông báo và trình bày là những cách giúp
người ta chuyển tải thông tin một cách nhanh gọn nhất. Đặc biệt, với những người nông dân
chân chất, thật thà, không ưa văn hoa, bóng gió thì hình thức thông báo, trình bày trực tiếp
được ưa chuộng trong phát ngôn cũng như trong lời chào của họ.
Ví dụ 1:
Hắn quay lại nhìn chị ả cười cười:
- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!
Ả nhếch mép nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:
- Ngồi đây! Ngồi xuống đây, tự nhiên…
(Vợ Nhặt, Kim Lân, tr.165)
Ví dụ 2:
- Bố nó hôm nay kiếm được bao nhiêu tất cả…? Ấy tôi chỉ được có bốn sóc cua hai xu
với một mẹt tôm riu năm xu là bảy đấy thôi. Gạo ăn bữa mai hết rồi!
- Hôm nay được thêm mẻ lươn, thì ác quá, gặp đưa nào cũng trả rẻ, lang thang khắp chỗ,
mãi đến chiều chẳng thấy ma nào hỏi lại phải bán tống bán tháo đi… cả ếch cá cũng chỉ ngót
hai hào.
(Bà lão lòa, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng)
Ở ví dụ 1, lời chào là một hành vi trình bày mang tính chất phân trần cho sự bừa bộn của
anh cu Tràng. Còn lời chào trong ví dụ 2 được người vợ thực hiện bằng một hành vi hỏi trực
tiếp “Bố nó hôm nay kiếm được bao nhiêu tất cả…?” và một loạt hành vi thông báo “Ấy tôi
chỉ được có bốn sóc cua hai xu với một mẹt tôm riu năm xu là bảy đấy thôi. Gạo ăn bữa mai
hết rồi!”. Những hành vi này cũng có đích phân trần, không nằm ngoài những nhu cầu bức
thiết của đời sống thường nhật. Qua đây cho thấy vấn đề miếng cơm manh áo cứ trở đi, trở
lại, đeo bám lấy người nông dân giai đoạn này. Điều đó in dấu vào cuộc giao tiếp ngay từ lời
chào đầu tiên.
c. Chào bằng hành vi gọi (bằng cách dùng một đại từ xưng hô)
Chào bằng hành vi gọi là hình thức chào quen thuộc. Với một đại từ nhân xưng bất kì,
người nói có thể thực hiện hành vi chào. Lời chào ở đây như là cách mà người nói tạo sự chú
ý, thu hút người nghe về phía mình.

Ví dụ:
- Ông ơi! Cái Nhâm nó đã về đây này! Con ông nó đã về đây này! Ông tỉnh dậy mà nhìn
mặt con ông.
(Chị Nhâm, Kim Lân, tr.241)
- Mình ơi! mình!
Người vợ ở ngoài run run khẽ gọi vào. Cổ Đoàn nghẹn lại, nức nở như muốn khóc:
- Mình ơi! Mình còn thức hay ngủ đấy?
- Tôi vẫn thức đây…
(Ông lão hàng xóm, Kim Lân, tr.327)
Ví dụ:
- Bu mày! Bu mày! Nhoanh!
- Cái gì?
Anh bẹp mồm cười và gật gật. Như thế thì ai mà giận được? Chị toét miệng cười, nguýt
anh:
- Nợ lắm!
(Rình trộm, Tuyển tập Nam Cao, tập1, tr. 232-233)
Những lời chào được thực hiện bằng hành vi ngôn ngữ gọi như: Ông ơi, Mình ơi!
mình! Bu mày! Bu mày! đã được vợ chồng người nông dân ưa dùng trong giao tiếp. Có lẽ
vì nó đơn giản, không cầu kì nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của một lời chào. Nó khiến cho
giao tiếp được tập trung hơn ngay từ những phút đầu tiên.
d. Chào bằng cách dùng hành vi than, trách
Loại hành vi này thường được biểu hiện bằng mô hình:
Ối + X… hoặc X + ơi…
Đây là loại hành vi được dùng tương đối phổ biến trong lời chào của vợ chồng người
nông dân. Đứng sau hành vi hỏi, thông báo, trình bày là loại hành vi này. Điều này, theo
chúng tôi cũng không khó lí giải. Có lẽ vì người nông dân, nhất là trong giai đoạn 30 - 45
phải đối mặt với biết bao nhiêu vấn đề cấp thiết. Đó là nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Đó là nạn phu
phen, tạp dịch… Người nông dân một cổ hai tròng đối diện với đô hộ, áp bức, túng bấn, quẩn
quanh…, hơn ai hết họ trải nghiệm và thấu hiểu sự thiếu thốn, cùng cực. Vì thế, mà lời than,
trách luôn thường trực trong tư duy khiến những phát ngôn mà họ nói ra in đậm những dấu ấn

thảng thốt đó.
Ví dụ:
- Ối trời đất ôi ! Ối trời đất ôi !
- Chết chửa làm sao thế? Sao thế hở mẹ nó?
- Sao mà bụng tôi cứ thấy đau xoắn lại thế này! Ối trời đất ôi, đau thế này thì đến chết
mất thôi
(Bà lão lòa, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng)
Lời chào được thực hiện bằng những hành vi than, trách kiểu như trên đã trở thành
những phương tiện biểu hiện tình cảm tiêu biểu cho người nông dân. Nó tô thêm một gam
màu trầm cho bức tranh lời chào của vợ chồng nông dân thời đại 30 - 45.
e. Chào bằng cách dùng hành vi dặn dò, khuyên
Loại hành vi này thường được biểu hiện bằng mô hình:
Thôi X về với Y, Thôi X nghe Y, X yên lòng, X không nên…
Hành vi dặn dò, khuyên thể hiện sự quan tâm của người nói đối với người nghe. Song
loại hành vi này không được sử dụng nhiều trong lời chào của vợ chồng nông dân. Thỉnh
thoảng ta mới bắt gặp những lời chào hiếm hoi bằng hành vi ngôn ngữ này. Phải chăng ở đây
cả vợ và chồng dường như không còn tâm trí để quan tâm đến nhau khi mà cuộc sống thực tại
với bao nỗi lo toan đang đè nặng trên vai họ. Vì thế than trách đã thay cho sự quan tâm săn
sóc.
Ví dụ:
- Tôi thì tôi không đi được đâu. Mẹ con mày trên ấy liệu bảo nhau xoay xoả mà làm ăn.
Ở nhà rồi tôi cũng cố cày cấy, thêm thắt vào tôi gửi lên cho, tản cư thì cũng phải thiếu thốn
một tý chứ, lại như ngày trước thì có đâu.
(Làng, Kim Lân, tr.188)
Ví dụ:
Anh Dậu run run khuyên vợ:
- Thôi, u nó đi về với con, kẻo có hai đứa ở nhà nó khóc hết hơi. Mặc tôi ở đây, bị trói
thêm một đêm nữa cũng chẳng chết nào. Đừng nói nữa người ta đánh đập khổ thân.
(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
Dù xuất hiện không nhiều song những lời chào được thực hiện bằng những hành vi

khuyên, dặn dò như trên cũng làm ấm lòng người được nhận. Tuy hiếm hoi song nó đã trở
thành những điểm nhấn khó quên trong lời chào của vợ chồng nông dân.
f. Chào bằng hành vi mắng yêu
Hành vi mắng yêu giống như rào đón mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Nhưng khác với
rào đón, hành vi mắng yêu thường không mang lượng tin. Nó thể hiện sắc thái tình cảm kín
đáo, tinh nghịch. Hành vi mắng yêu chỉ được người Việt dành cho những đối tượng mà họ
yêu quý.
Ví dụ:
- Phải gió! Dậy đi!… Sáng rồi.
Anh cu mở mắt ra. Chị giục:
- Kìa, dậy đi!
- Tạnh mưa rồi à?
- Tạnh rồi. Dậy đi!
- Yên đã nào!…
(Con mèo, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tr.120)
Ở đây người vợ đã dùng hành vi mắng yêu thay cho lời chào buổi sáng dành cho chồng.
Sự tinh nghịch và bẽn lẽn trong lời chào bằng hành vi mắng yêu “phải gió, nỡm lắm, vẽ
chuyện…” đã góp phần làm cho bộ sưu tập lời chào trong giao tiếp của vợ chồng nông dân
thêm phần sinh động. Nó cho ta thấy, vợ chồng nông dân không hoàn toàn thô thiển, cục
mịch như chúng ta tưởng. Trái lại họ cũng rất lãng mạn, tuy nhiên là theo cách của họ.
g. Chào bằng hành vi khen
Về bản chất, hành vi khen là loại hành vi ngôn ngữ mang tính lịch sự. Vậy ở đây, khi vợ
chồng nông dân dùng hành vi khen làm lời chào liệu có phải là họ đang cố gắng tuân thủ
phương châm lịch sự trong giao tiếp hay không?
Ví dụ:
Chị đem về nửa chai lại kèm theo một đùi gà. Anh chồng sướng quá reo lên:
- Ấy chà! Thế thì nhất bu mày! Nhất vợ nhì trời.
(Tuyển tập Nam Cao, tập 1, Nxb Văn học, H., 1999, tr.235)
Rõ ràng lời chào của người chồng ở trên tuy được thực hiện dưới hình thức của hành vi
khen nhưng lại có bản chất của hành vi nịnh. Người chồng thực ra chẳng phải lịch sự đến

mức khen vợ mình là nhất mà anh ta đang nịnh vợ vì vợ đã chiều theo ý của anh ta. Ở đây
không phải là biểu hiện của sự tôn trọng thể diện trong phương châm lịch sự, thậm chí lời
khen ở đây còn hơi thô. Song rõ ràng những hành vi chào kiểu như trên đã làm mềm hóa lời
chào trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt.
h. Chào bằng hành vi ngôn ngữ chửi, dọa, mắng, ra lệnh
Mắng, chửi, dọa, ra lệnh là những hành vi ngôn ngữ đe dọa nghiêm trọng thể diện dương
tính của người nghe. Nhưng điều lạ là những hành vi này vẫn luôn xuất hiện trong lời chào
của vợ chồng nông dân nhưng lại không bị lên án hay chỉ trích.
Ví dụ:
- Tôi bảo thật! Đêm nay có thằng chết với tôi. Mẹ kiếp?Lại chuột gậm chân mèo à?
Mình đã không trêu chúng nó thì thôi, chúng nó lại dám trêu mình à?
Chị vợ bĩu môi:
- Ối chào! Ông tương vừa chứ! Nếu nó sợ, nó đã không dám lấy.
Anh trợn mắt lên:
- Ừ? Không sợ! Không sợ! Thế nào tôi cũng đánh què cẳng nó.
- Biết đứa nào mà đánh?
- Sao chả biết? Làng này có những thằng nào đi ăn trộm, còn ai mà chả biết?
(Rình trộm, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tr.235-236)
Có thể nói dường như không có vấn đề gì trong lời chào trên. Bởi tuy có hình thức là
hành vi chửi, de dọa, thách thức nhưng đích ở lời của những hành vi chào ở trên lại là giãi
bày, chia sẻ. Và với đích ở lời này người nói đang hướng người nghe vào đối tượng thứ ba
vắng mặt. Vì vậy lời chào ấy với người nông dân cũng tự nhiên giống như những lời chào
khác, không có gì đáng bàn.
Có những hành vi quen thuộc được sử dụng làm lời chào như hỏi, thông báo, trình bày
nhưng cũng có những hành vi hiếm gặp trong lời chào thông thường mà chỉ thường thấy
trong giao tiếp vợ chồng nông dân như hành vi chửi, dọa, thách thức. Tuy xuất hiện với tần
suất khác nhau nhưng rõ ràng, chúng đã làm cho bức tranh về lời chào thêm sinh động.
2.2.2.3. Về vấn đề lịch sự trong nghi thức chào
Nghi thức chào cũng như hành vi ngôn ngữ chào về bản chất mang tính lịch sự cao. Vì
thế mà lời chào dường như là một nghi lễ cần thiết trong mỗi cuộc giao tiếp. Ý thức về vai trò

cũng như vấn đề lịch sự của lời chào, người Việt vẫn thường nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Trong văn hóa giao tiếp của người Việt, lời chào ít khi thiếu vắng mỗi khi các nhân vật
bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc giao tiếp của mình. Lời chào cũng được xem như một phần
tất yếu của cuộc thoại. Nó là dấu hiệu để nhận biết phần mở hoặc kết thoại.
Sẽ là lịch sự nếu lời chào đi trong quỹ đạo của tám mô hình biểu thức chào mà tác giả
Nguyễn Văn Khang đã nêu ra. Tuy nhiên, trong giao tiếp vợ chồng nông dân, lời chào đôi khi
biến hóa thành những mô hình khác. Chẳng hạn, chúng ta bắt gặp cách chào bằng hành vi
ngôn ngữ mắng, chửi, dọa, trách…
Ví dụ:
- Mất sạch rồi! Mất sạch rồi! Chó ! Chó ! Chó!
- Ô hay! Điên đấy à?
- Điên! Điên à? Chẳng điên cuồng gì cả! Đêm nay tôi sẽ chui vào buồng nhà nó có cái gì
lấy tất. Một cái chổi cùn tôi cũng không để nhé! à! Láo thật!
(Rình trộm, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tr.238)
Lời chào ở ví dụ trên lại có nội dung thông báo và được biểu hiện dưới hình thức của
hành vi thông báo và chửi đổng. Lời chào này không đi theo lẽ thường là có biểu thức của
hành vi chào hoặc mời. Nếu chỉ dừng lại ở nội dung thông báo thì không có gì đáng bàn
nhưng ở đây chúng ta thấy xuất hiện thêm ba hành vi chửi đổng “Chó! Chó! Chó! ” suồng
sã và thô tục. Những hành vi này của người nói khiến người nghe phải chú ý tới vấn đề lịch
sự trong lời chào. Không thể nói lời chào kiểu ấy là lịch sự nhưng vấn đề là ở chỗ trong giao
tiếp này nó lại không vi phạm thể diện của đối ngôn và cũng không làm họ khó chịu.
Ví dụ 2:
- À, mày đã khỏe to họng, ông đốt nhà mày cho mà xem.
- Anh đốt nhà thì hàng xóm bắt vạ anh.
- Thì ông đi ngồi tù, cho chúng mày đi ăn mày cả lượt.
(Nhà nghèo, Tuyển tập Tô Hoài, tr.153)
Với hành vi dọa “ông đốt nhà mày cho mà xem” và cặp từ xưng hô chệch chuẩn “ông -
mày”, người chồng đã đe dọa một cách nghiêm trọng thể diện dương tính của người vợ. Sự
không tôn trọng vợ được thể hiện rõ trong hành vi đe dọa trên. Có vấn đề gì trong lời chào
của người chồng ở ví dụ trên? Và với những cách chào như thế liệu giao tiếp có sớm bị triệt

tiêu hoặc có thu được kết quả như mong muốn?
Một ví dụ khác:
Chị cu gào thật to:
- Trời ơi là trời!… Mày phá tao thế à? Từ sáng đến giờ, tao ngồi trầy trầy trên khung cửi,
mới được chừng một đồng hào, mà mày phá tao một lúc một cái niêu, bốn năm cái bát…
- Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà xem nào! …
(Con mèo, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, tr.119)
Nếu đem quy chuẩn đạo đức Khổng Tử để xem xét thì hành vi chào của người vợ trong
ví dụ trên là điều không thể chấp nhận. Vượt ra khỏi khuôn khổ lễ giáo phong kiến thông
thường, lời chào của người vợ ở đây không những không thể hiện được sự “tòng phu” mà
dường như đang có sự nổi loạn. Sự nổi loạn ấy được thể hiện rõ nhất ở hệ thống những từ
xưng hô chệch chuẩn “tao - mày”, thậm chí cao điểm là xưng “bà” trong các hành vi thách
thức, dọa.
Dù có tần số xuất hiện không nhiều song không thể nói rằng những kiểu chào như thế
này là mang tính lịch sự. Về vấn đề này, nếu đem lí thuyết lịch sự của G.leech, R.Lakoff hay
Brown và Levinson ra để xem xét thì ở đây người vợ không những không tôn trọng mà còn vi
phạm một cách trắng trợn thể diện dương tính của người chồng khi sử dụng những những
hành vi thách thức và dọa trên. Song người chồng không vì thế mà cảm thấy xấu hổ hay nhục
nhã. Anh ta chỉ cảm thấy tức tai và hành động thô thiển là thượng cẳng chân hạ cẳng tay rồi
là xong. Sau đó họ lại trở nên bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Câu hỏi đặt ra: xem xét thế nào về vấn đề lịch sự trong giao tiếp vợ chồng? Có cần đặt ra
chuẩn thể diện cũng như sự phân loại thể diện dương tính, âm tính hay không? Ba nhân tố
“quyền lực, khoảng cách, văn hóa”, nhân tố nào giữ vai trò quyết định tới vấn đề lịch sự trong
giao tiếp vợ chồng?
Chúng tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Khang: Phải xem xét lại lí
thuyết lịch sự trong giao tiếp vợ chồng, đặc biệt là vợ chồng nông dân. Không phải vợ chồng
cứ suồng sã, thậm chí thô thiển trong việc sử dụng hành vi ngôn ngữ cũng như cách xưng hô
là vi phạm phương châm lịch sự. Đôi khi, vì hoàn cảnh giao tiếp chi phối khiến họ có những
ứng xử ngôn ngữ vi phạm thể diện của nhau. Vấn đề là ở chỗ cần phải bàn lại sự phân loại thể
diện dương tính và âm tính. Thể diện không chỉ bó hẹp trong dương và âm vì có khi trong

giao tiếp vợ chồng không quan trọng thể diện âm hay dương tính mà cần có một chiến lược
giao tiếp hợp lí dựa trên phông nền văn hóa của mỗi vùng miền hoặc của cả dân tộc.
3. KẾT LUẬN
Trong giao tiếp nói chung và giao tiếp vợ chồng nói riêng, nghi thức chào hỏi có một ý
nghĩa rất quan trọng. Lời chào thể hiện thái độ, tình cảm, hiện trạng giữa các thành viên giao
tiếp. Nghi thức lời nói chào theo nghĩa thông thường “gặp nhau là chào” và thường là một
phần tất yếu cần phải có cho mỗi cuộc giao tiếp. Song điều thú vị là ở chỗ trong nghi thức
chào ở gia đình nông dân người Việt, từ chào và từ tạm biệt được dùng hạn chế ở mức tối đa
mà thay vào đó là câu hỏi, lời hỏi thăm, thông báo, trình bày, than vãn, thậm chí có khi là đe
dọa, mắng, chửi… Chào hỏi cũng được xem như là một trong những chiến lược giao tiếp
giúp hội thoại nhanh đến đích hoặc thành công như mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao (tập 1,2), Nxb Văn học, H., 2000.
2. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, H., 2001.
3. Tô Hoài, Tuyển tập Tô Hoài, Nxb Văn học, H.
4. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục, H., 2012.
5. Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nxb Văn
hoá Thông tin, H., 1996.
6. Kim Lân, Tuyển tập Kim Lân, Nxb Văn học, H.
7. Vũ Trọng Phụng, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, H., 2011.
8. Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Nxb Văn học, H., 2010.
GREETINGS IN COMMUNICATION
OF VIETNAMESE PEASANT COUPLES
(Based on literature works from 1930 to 1945)
Khuat Thi Lan
Abstract
In communication in general and communication of husband and wife in particular, the
greetings play an important role. The greeting presents the attitudes, the emotions and the situation
among the participants in communication. The greetings in Vietnamese families is very diversified.
This paper emphasizes on the expression of greetings in communication of Vietnamese husband and

wife from the view of social linguist.

×