Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vđv bóng rổ của trường THPT quỳnh côi tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.17 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Hiện nay, nhu cầu tập luyện và thi đấu Bóng
rổ tại các trường phổ thông ở Việt Nam đang được phát triển rộng rãi
nhằm phát triển thể chất cho học sinh. Vừa qua tại Thái Bình cũng đã
tổ chức giải Bóng rổ các trường THCS và THPT. Qua quan sát các
đội bóng của các trường THCS, THPT tham gia thi đấu tôi phát hiện
thấy trình độ thể lực của VĐV tương đối hạn chế, nhất là sức bền
chuyên môn, càng về cuối trận đấu thành tích càng giảm, hiệu quả thi
đấu không cao, phải chăng là do tập luyện thiếu hệ thống và liên tục
nên mặt thể lực của các VĐV chưa đáp ứng được hầu hết các yêu cầu
chuyên môn đề ra cho từng trận đấu và toàn giải. Mặt khác, đội ngũ
cán bộ giáo viên ở các trường THCS, THPT được đào tạo chuyên
môn về Bóng rổ để tham gia giảng dạy và huấn luyện thiếu, cũng như
việc nghiên cứu sâu là chưa có. Vì vậy mà tôi mong muốn có thể xác
định được các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho các em học
sinh ở các trường THPT để tập luyện. Ngoài ra còn giúp cho giáo viên
lấy đó làm cơ sở để có thể giảng dạy và huấn luyện cho học sinh.
Trên thực tế nghiên cứu khoa học, việc lựa chọn ra các bài tập
nhằm phát triển sức bền chuyên môn đã có một số tác giả nghiên cứu:
Tác giả Phạm Đức Uyển- Bóng rổ 2003, tác giả Hoàng Thanh Sơn -
Bóng rổ 2007. Nhưng việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển
sức bền chuyên môn cho Đội tuyển VĐV nữ của trường THPT thì chưa
có tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức.
Xuất phát từ lý do trên tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu
với tên đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền
chuyên môn cho Đội tuyển nữ VĐV Bóng rổ của trường THPT
Quỳnh Côi - tỉnh Thái Bình".
1
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng sức
bền chuyên môn của VĐV nữ tham gia tập luyện Bóng rổ tại trường


THPT Quỳnh Côi - tỉnh Thái Bình để tiến hành lựa chọn các bài tập
nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ VĐV Bóng rổ
của trường THPT Quỳnh Côi - tỉnh Thái Bình nói riêng và VĐV ở
các trường THCS, THPT nói chung để góp phần vào công tác huấn
luyện và nâng cao thành tích thể thao.
Mục tiêu nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng
tôi tập trung tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau:
1. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn
cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh
Côi- tỉnh Thái Bình.
2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát
triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ
của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện bổ trợ phát triển sức bền
chuyên chuyên môn cho Đội tuyển nữ VĐV Bóng rổ của trường
THPT Quỳnh Côi - tỉnh Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho Đội tuyển nữ VĐV Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi
- tỉnh Thái Bình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể
thao.[2]. [6]. [7]. [15]. [17] .
1.2. Những quan điểm và khái niệm về sức bền.[9]. [18]. [19]
1.3. Đặc điểm hoạt động môn bóng rổ hiện nay.[10]. [11]. [12]
1.4. Phương pháp huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho
vận động viên bóng rổ nữ lứa tuổi 16-18.[9]. [10]. [15]. [18]. [19]
2
1.4.1. Phương pháp huấn luyện sức bền ưa khí.
1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức bền yếm khí:
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông .[4].

[14]. [18]
1.5.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông.
1.5.2.Đặc điểm sinh lý học sinh trung học phổ thông.
1.6. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Để có cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập chúng tôi
đã tiến hành quan sát thực tế các trận đấu Bóng rổ Nữ tại “ giải Bóng
rổ Nữ các trường THPT tỉnh Thái Bình năm 2010”.Trong quá trình
quan sát, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng,sức bền của các đội nữ
tham gia thi đấu còn rất hạn chế, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến
hiệu quả thi đấu của các vận động viên. Và để có thông tin một cách
chính xác và khách quan hơn, chúng tôi đã tiến hành quan sát, thống
kê số liệu qua các trận đấu. Kết quả thu được trình bày tại bảng 1.1
và biểu đồ 1.

3
Bảng 1.1.Thống kê số lần ném rổ tại giải Bóng rổ Nữ các trường THPT tỉnh Thái Bình năm 2010

Tên đội
Tổng SL
thực hiên
Hiệp 1 Hiệp 2 Hiệp 3 Hiệp 4
SL
thực
hiện
Thành
công
Thất
bại
SL
thực

hiện
Thành
công
Thất
bại
SL
thực
hiện
Thành
công
Thất
bại
SL
thực
hiện
Thành
công
Thất
bại
THPT Quỳnh
Côi
116
36 20 16 34 18 16 26 6 20 20 4 16
31.1 55.6 44.4 29.3 53 47 22.4 23.1 76.9 17.2 20 80
THPT Bắc
Đông Quan
124
40 22 18 38 20 18 26 8 18 20 6 14
32.3 55 45 30.6 52.6 47.4 21 30.8 69.2 16.1 30 70
THPT phụ Dực 156

42 24 18 46 26 20 38 12 26 30 4 26
26.9 57.1 42.9 29.5 56.5 43.5 24.4 31.6 68.4 19.2 13.3 86.7
THPT Nguyễn
Đức Cảnh
144
44 24 20 42 22 20 30 12 18 28 8 20
30.6 54.5 45.5 29.2 52.4 47.6 20.8 40 60 19.4 28.6 71.4
Tổng
162 90 72 160 86 74 120 38 82 98 22 76
30 55.6 44.4 29.7 53.8 46.2 22.2 31.7 68.3 18.1 22.4 77.6
4
4
Qua bảng 1.1. Chúng tôi thấy rằng đa số các đội hiệu quả ném rổ
trong thi đấu tốt ở hiệp 1 và hiệp 2. Hiệu quả này bị giảm sút ở hiệp 3
và hiệp 4. Số lần ném rổ cũng giảm sút theo thời gian của trận đấu.
Cụ thể ở trường THPT Quỳnh Côi như sau:
Hiệp 1:Thực hiện ném rổ 36 lần , thành công 20 chiếm 55.6
%, thất bại 16 chiếm 44.4 %.
Hiệp 2:Thực hiện ném rổ 34 lần , thành công 18 chiếm 53
%, thất bại 16 chiếm 47 %.
Hiệp 3:Thực hiện ném rổ 26 lần , thành công 6 chiếm 23.1
%, thất bại 20 chiếm 76.9 %.
Hiệp 1:Thực hiện ném rổ 20 lần , thành công 4 chiếm 20 %,
thất bại 16 chiếm 80 %.
Kết luận: Hiệu quả và số lần ném rổ bị giảm sút ở các hiệp 3
và hiệp 4 của trận đấu phải chăng là do thể lực của các nữ vận động
viên giảm sút nhất là thể lực chuyên môn làm ảnh hưởng đến hiệu
quả ném rổ trong thi đấu.
Biểu đồ 1.1. Hiệu quả kết thúc ném rổ tại giải Bóng rổ Nữ các
trường THPT tỉnh Thái Bình năm 2010.

55.6
44.4
53.8
46.2
31.7
68.3
22.4
77.6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
HiÖp 1 HiÖp 2 HiÖp 3 HiÖp 4
Thµnh c«ng
ThÊt b¹i
5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình
nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1. Phương pháp nghiên cứu:[1]. [3].[5]. [13]
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
2.1.1.1. Tài liệu cơ sở:
2.1.1.2. Tài liệu chuyên môn:
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn.

2.1.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê:
2.2. Tổ chức thực nghiệm
Đề tài được tiến hành từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2011 và
được chia làm 3giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 03/1010 đến tháng 04/2010: Lựa
chọn tên đề tài, xây dựng đề cương, bảo vệ đề cương. Thu thập,
nghiên cứu tài liệu có liên quan.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 01/2011: Tiến
hành phỏng vấn, giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2010 đến tháng 06/2011: Viết
hoàn thành đề tài, báo cáo luận văn trước hội đồng khoa học.
6
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Giải quyết mục tiêu 1:
“ Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT
Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình”.
3.1.1. Đánh giá thực trạng kế hoạch huấn luyện thể lực
cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh
Côi- tỉnh Thái Bình.
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình huấn luyện trong các
môn bóng nói chung và môn Bóng rổ nói riêng thì ngay từ đầu còn
phải vạch ra được các hướng đi đúng và có những kế hoạch huấn
luyện riêng của mình cả về thể lực cũng như kỹ- chiến thuật. Tuy
nhiên, tuỳ thuộc vào từng môn thể thao, giai đoạn thi đấu mà có thể
ưu tiên cho việc huấn luyện thể lực hay kỹ- chiến thuật nhiều hơn.
Trong Bóng rổ vấn đề về thể lực luôn là yếu tố quan trọng để lập nên
thành tích và nó cần phải được chú trọng huấn luyện ở tất cả các giai

đoạn phát triển vận động viên. Song vấn đề kỹ- chiến thuật cũng phải
được quan tâm phát triển một cách hợp lý.
Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát chương trình huấn luyện thể
lực cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT
Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
TT Nội dung Số giáo án Tỷ lệ %
1 Sức nhanh 19 26
2 Sức mạnh 18 25
3
Sức bền
Sức bền chung 7 10
Sức bền chuyên môn 6 8
4 Mềm dẻo 12 17
5 Khéo léo 10 14
Tổng 72 100
7
Như vậy, thời gian dành cho huấn luyện sức bền chung cũng
như sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của
trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình là còn quá ít. Sức bền chung là
10 %, sức bền chuyên môn là 8 %trong kế hoạch huấn luyện.
1.1.2. Tầm quan trọng của sức bền chuyên môn trong bóng
rổ.
Để đánh giá tầm quan trọng của sức bền chuyên môn trong
Bóng rổ, đề tài tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên, huấn
luyện viên làm công tác giảng dạy, huấn luyện cho học sinh, sinh
viên và vận động viên Bóng rổ bằng phiếu phỏng vấn . Số phiếu phát
ra là 25, số phiếu thu về là 20.
Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tầm quan trọng của các tố chất thể lực trong môn

Bóng rổ (n=20).
TT Các tố chất thể lực
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
n % n % n %
1 Sức nhanh 14 70 5 25 1 5
2 Sức mạnh 13 65 6 30 1 5
3 Sức bền chung 18 90 1 5 1 5
4 Sức bền chuyên môn 19 95 1 5 0 0
5 Khéo léo 8 40 9 45 3 15
6 Mềm dẻo 5 25 10 50 5 25
Qua bảng 3.2. Cho thấy: Trong số các tố chất thể lực thì sức
bền chuyên môn được đánh giá là quan trọng nhất trong Bóng rổ và
được 95 % ý kiến tán thành là rất quan trọng, 5 % ý kiến tán thành là
quan trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế huấn luyện và thi
đấu Bóng rổ hiện đại. Bởi Bóng rổ hiện đại thiên về lối đánh nhanh,
biến hoá, yêu cầu vận động viên không chỉ phải tổ chức tấn công
nhanh, lùi về phòng thủ kịp thời mà phải có sức bền chuyên môn tốt
để thi đấu hết thời gian một cách có hiệu quả cao nhất.
8
3.1.3.Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyện
môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT
Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Qua tổng hợp tài liệu huấn luyện và quan sát thực tế tập
luyện Bóng rổ của các vận động viên nữ trường THPT Quỳnh Côi-
tỉnh Thái Bình, đề tài nhận thấy các bài tập thường được sử dụng
trong phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu gồm:
- Chạy đổi hướng theo tín hiệu 2 phút (5 tổ).
- Dẫn bóng tốc độ ném rổ 28m x4 tổ.
- Di động chuyền bắt bóng 2 người liên tục 28m x2 tổ.
- Dẫn bóng số 8 ném rổ x5 lần x5 tổ.

- Tại chỗ ném rổ 30 lần(lần).
Nhìn chung huấn luyện viên đã sử dụng các hình thức cơ bản
tập luyện để nâng cao sức bền chuyên môn cho vận động viên.
- Số thời gian dành cho tập luyện sức bền chuyên môn trong
tập luyện qua ít(8%).
- Chưa có những giáo án yêu cầu cụ thể về sức bền chuyên
môn trong các buổi tập.
- Số lượng các bài tập áp dụng cho huấn luyện thể lực sức
bền nói chung và sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu nói
riêng còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa sử dụng đa dạng các cự ly và
tính chất đối kháng trong tập luyện.
- Các hình thức tập luyện chưa đa dạng và phong phú nên
không tạo được hưng phấn tập luyện, không kích thích được sự ham
mê, tính chủ động tích cực tập luyện và thi đấu cho vận động viên. Vì
vậy vận động viên nhanh chóng chán nản, mệt mỏi trong tập luyện.
3.1.4. Thực trạng về sức bền chuyên môn của đội tuyển nữ vận
động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi-tỉnh Thái Bình.
3.1.4.1.Lựa chọn Test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn
cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh
Côi-tỉnh Thái Bình.
Để lựa chọn những test thích hợp nhất đánh giá sức bền
chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường
THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình. Đề tài tiến hành phỏng vấn các
giáo viên, giảng viên đã và đang giảng dậy môn Bóng rổ trong tỉnh
Thái Bình, trường ĐHTDTT Bắc Ninh và các HLV làm công tác
huấn luyện Bóng rổ của một số trường có phong trào Bóng rổ phát
triển Số phiếu phát ra là 25, số phiếu thu về là 20.
9
Đề tài sẽ lựa chọn những test có số ý kiến phỏng vấn chiếm
tỷ lệ 90 % trở lên ở mức độ rất quan trọng để đánh giá sức bền

chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu.
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức
bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của
trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
TT Nội dung phỏng vấn
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3
n % n % n %
1
Chạy 28m x90 lần(s)
20 100 0 0 0 0
2
Chạy con thoi 5m x5m
3p(s)
13 65 5 25 2 10
3
Dẫn bóng số 8 ném rổ 10
lần(s)
19 95 1 5 0 0
4
Di chuyển ngang 15m
x10 lần(s)
10 50 6 30 4 20
5
Tại chỗ ném rổ 1 tay trên
cao 30 lần cự ly
5,8m(slvr)
9 45 4 20 7 35
6
Dẫn bóng 2 bước ném rổ

1 tay trên cao 10 lần (s)
14 70 5 25 1 5
7
Dẫn bóng 28m ném rổ 10
lần(s)
19 95 1 5 0 0
8
Ném rổ sau khi làm động
tác giả 10 lần (s)
16 80 3 15 1 5
Qua bảng 3.3.đề tài đã lựa chọn được 03 test có số ý kiến
phỏng vấn lựa
chọn chiếm tỷ lệ 90 % trở lên ở mức độ rất quan trọng . Cụ thể là:
- Chạy 28m x90 lần(s).
- Dẫn bóng số 8 ném rổ 10 lần(s).
- Dẫn bóng 28m ném rổ 10 lần(s).
10
Để các test có đầy đủ cơ sở khoa học, đề tài xác định độ tin
cậy và tính thông báo của các test đã lựa chọn. Tính thông báo của
test được xác định thông qua việc tính tương quan giữa thành tích
thi đấu với test dùng kiểm tra, còn độ tin cậy của test được xác định
thông qua test lặp lại (lặp lại 2 lần yêu cầu của test cách nhau 7 ngày)
trên đối tượng là 14 vận động viên Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường
THPT Quỳnh Côi. Tuần tự lập test của các đối tượng và điều kiện lập
test được đảm bảo như nhau. Kết quả lập test được trình bày tại bảng
3.4.
Bảng 3.4. Độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh
giá sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ
của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Test Rtc Rtc P

1. Chạy 28m x90 lần(s). - 0.90 0.94 <0.05
2. Dẫn bóng số 8 ném rổ 10 lần(s) - 0.70 0.90 <0.05
3. Dẫn bóng 28m ném rổ 10 lần(s). - 0.83 0.93 <0.05
Từ kết quả thu được ở bảng 3.4.cho thấy, cả 3 test lựa chọn
đều đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo cần thiết. Như vậy các test
này có đủ cơ sở khoa học để đánh giá sức bền chuyên môn cho đội
tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh
Thái Bình.
3.1.4.2. Thực trạng sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ
vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Sử dụng các test đã lựa chọn ở phần 3.1.4.1.( bảng 3.3) của
đề tài để đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ
vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Sau đó đem so kết quả đó với kết quả kiểm tra năng lực sức
bền chuyên môn các đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường
THPT Quỳnh Thọ và trường THPT Phụ Dực.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.5.
11
Bảng 3.5.Thực trạng sức bền chuyên môn của một số đội tuyển
nữ vận động viên Bóng rổ của các trường THPT tỉnh Thái Bình.
TT Test
THPT
Quỳnh
Côi
THPT
Quỳnh
Thọ
THPT
Phụ Dực
1 Chạy 28m x90 lần(s). 855,1 850,9 851.3

2 Dẫn bóng số 8 ném rổ 10 lần(s) 65,2 64.8 64,5
3 Dẫn bóng 28m ném rổ 10 lần(s). 78,6 77,8 77,5
Qua bảng 3.5.cho thấy: Sức bền chuyên môn của đội tuyển
nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái
Bình kém hơn so với trường THPT Quỳnh Thọ và trường THPT Phụ
Dực. Như vậy, Sức bền chuyên môn của đội tuyển nữ vận động viên
Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi rất hạn chế. Cần phải quan tâm
nghiên cứu và đề ra những giải pháp tốt nhất để phát triển tố chất sức
bền chuyên môn cho các vận động viên để thành tích thi đấu Bóng rổ
đạt hiệu quả cao.
3.2.Giải quyết mục tiêu 2:
Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập
phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên
Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
3.2.1. Các nguyên tắc khi lựa chọn bài tập phát triển sức
bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của
trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Xuất phát từ thực trạng sức bền chuyên môn của đội tuyển
nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái
Bình rất hạn chế và từ những đặc điểm cơ bản của quá trình huấn
luyện thể lực mà chúng tôi đã thu thập và tổng hợp ở phần tổng quan.
Để đảm bảo công tác huấn luyện có hiệu quả chúng tôi đã dựa vào
các nguyên tắc lựa chọn bài tập sau:
- Nguyên tắc 1:
- Nguyên tắc 2:
- Nguyên tắc 3:
3.2.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi-
tỉnh Thái Bình
12

Nhằm xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập, đề tài tiến
hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên về vấn đề này bằng
phiếu phỏng vấn (phụ lục) để tìm ra các bài tập phù hợp nhất để phát
triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ
của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình. Số phiếu phát ra là 25,
số phiếu thu về là 20.
Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển
sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của
trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.(n=20)
T
T
Phân
loại
Bài tập
Ưu
tiên1
Ưu tiên2 Ưu tiên3
n % n % n %
1
Bài
tập
không
bóng
Chạy28m x90 lần(s) 20 100 0 0 0 0
2 Chạy con thoi x 3tổ(s) 19 95 1 5 0 0
3 Chạy đổi hướng theo tín hiệu 2p x5tổ(s) 17 85 2 10 1 5
4 Chạy 1500m 16 80 1 5 3 15
5 Di chuyển ngang 15m x10 lần(s) 10 50 4 20 6 30
6

Bài
tập

bóng
Dẫn bóng 28m luồn cọc ném rổ5 lần(s) 8 40 7 35 5 25
7 Dẫn bóng số 8 ném rổ 10 lần(s) 18 90 1 5 1 5
8 Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao30 lần cự ly
5,8m(slvr)
16 80 4 20 0 0
9 Dẫn bóng 28m ném rổ 10 lần (s) 19 95 1 5 0 0
10 Ném rổ xa khu vực 3đ 30 lần(slvr) 17 85 1 5 2 10
11 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay trên cao10 lần(s) 15 75 3 15 2 10
12 Dẫn bóng 2 bước ném rổ 1 tay dưới thấp 10
lần(s)
9 45 6 30 5 25
13 Ném rổ sau khi làm động tác giả 10 lần(s) 11 55 7 35 2 10
14 Dẫn bóng tốc độ ném rổ 28mx6 lẫn3tổ(s) 12 60 4 20 4 20
15 Nhảy ném rổ 3 vị trí 30 lần liên tục x3tổ(slvr) 13 65 5 25 2 10
16 Bài
tập trò
chơi
và thi
đấu
Cua đá bóng 17 85 1 5 2 10
17 Thi đấu nửa sân 3x3 trong 5 phút 15 75 3 15 2 10
18 Chuyền bóng ma 12 60 5 25 3 15
19 Thi đấu cả sân 40 phút 19 95 1 5 0 0
13
Qua bảng 3.6. cho thấy: Trong 19 bài tập đưa ra phỏng vấn
có 10 bài tập có số phiếu lựa chọn trên 80% ở mức độ rất quan trọng.

Cụ thể gồm:
* Bài tập không bóng:
1. Chạy 28m x90 lần (s)
2. Chạy con thoi x 3tổ (s)
3. Chạy đổi hướng theo tín hiệu 2p x5tổ (s)
4. Chạy 1500m
* Bài tập có bóng:
5. Dẫn bóng số 8 ném rổ 10 lần (s)
6. Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 30 lần cự ly 5,8m (slvr)
7. Dẫn bóng 28m ném rổ 10 lần (s)
8. Ném rổ xa khu vực 3đ 30 lần (slvr)
* Bài tập trò chơi và thi đấu:
9. Cua đá bóng
10. Thi đấu cả sân 40 phút
Như vậy, qua phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 10 bài tập
phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng
rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình thuộc các nhóm: Bài
tập không bóng, bài tập có bóng, bài tập trò chơi và thi đấu.
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập sức bền
chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường
THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
3.2.3.1. Ứng dụng bài tập sức bền chuyên môn cho đội tuyển
nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái
Bình.
Để ứng dụng các bài tập sức bền chuyên môn cho đội tuyển
nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái
Bình. Trước hết, đề tài tiến hành xây dựng chương trình thực nghiệm
cho đối tượng nghiên cứu và kế hoạch tổ chức thực nghiệm.
a.Xây dựng tiến trình thực nghiệm.
Chương trình thực nghiệm được xây dựng trong 3 tháng với

03 buổi 1 tuần và thời gian tập sức bền chuyên môn cho đối tượng
nghiên cứu là 40 phút trong mỗi buổi tập. Kết quả cụ thể được trình
bày tại bảng 3.7.
14
Bảng 3.7: Tiến trình thực nghiệm
TT Tháng
Tuần
Nội dung
Giáo án
1 2 3
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
1 Chạy 28m x 90 lần
(s)
+ + + + + + + + + + + +
2 Chạy con thoi x 3
tổ
+ + + + + + + + + + + +
3 Chạy đổi hớng theo
ký hiệu 2p x 5 tổ (s)
+ + + + + + + + + + + + +
4 Chạy 1500m + + + + + + + + + + + +
5 Dẫn bóng số 8 ném
rổ 10 lần
+ + + + + + + + + + + +
6 Tại chỗ ném rổ 1
tay trên cao 30 lần
cự ly 5.8m (slvr)
+ + + + + + + + + + + + + + + + +
7 Dẫn bóng 28m

ném rổ 10 lần (s)
+ + + + + + + + + + +
8 Ném rổ xa khu vực
3 điểm 30 lần
(slvr)
+ + + + + + + + + + + + + + + + +
9 Cua đá bóng + + + + + + + + + + + + + +
10 Thi đấu cả sân 40
phút
+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

15
15
b. Tổ chức thực nghiệm.
c. Cách thức tiến hành thực nghiệm:
3.2.3.2. Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT
Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Để đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức
bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường
THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình. Đề tài tiến hành kiểm tra và so
sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của cả hai nhóm đối chứng
và thực nghiệm để đánh giá sự khác biệt về sức bền chuyên môn của
hai nhóm trước thực nghiệm, sau đó tiếp tục đánh giá sức bền chuyên
môn của các vận động viên bóng rổ thuộc hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm.
a. So sánh kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng trước thực nghiệm.
Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra trình độ sức bền
chuyên môn của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng 03 test đã

lựa chọn ở phần trước của đề tài. Kết quả được trình bày cụ thể ở
bảng 3.8.
Bảng 3.8.So sánh trình độ sức bền chuyên môn của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm. (n
A
= n
B
=7)
Các Test kiểm
tra
Đối chứng Thực nghiệm So sánh
x
±δ
x
±δ
t p
1
Chạy 28m x90
lần (s)
855 8,3 855,1 8,1 0,065 >005.
2
Dẫn bóng số 8
ném rổ 10 lần
(s)
65,1 0,37 65,2 0,23 0,59 >005.
3
Dẫn bóng 28m
ném rổ 10 lần
(s)
78,5 0,22 78,6 0,21 0,84 >005.

16
Qua bảng 3.8.cho thấy: ở giai đoạn trước thực nghiệm, ở cả 3
test kiêm tra ta đều thu được kết quả, t
tính
< t
bảng
=2,179 ở ngưỡng xác
xuất P> 0,05. Điều đó có nghĩa sự khác biệt giữa hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là không có ý nghĩa thống
kê, hay nói cách khác là trước thực nghiệm trình độ sức bền chuyên
môn của các vận động viên thuộc hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng là tương đương nhau.
b. Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm:
Sau 3 tháng thực nghiệm theo tiến trình đã xây dựng, đề tài
tiến hành kiểm tra lại trình độ sức bền chuyên môn của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã
lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. So sánh trình độ sức bền chuyên môn của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm.(n
A
= n
B
=7)
Các Test kiểm tra
Đối chứng Thực nghiệm So sánh
x
±δ
x
±δ
t p

1
Chạy 28m x90 lần (s) 825,
2
11,2 820,1 10 2.93 <0.05
2
Dẫn bóng số 8 ném rổ 10
lần(s)
65 0,28 64,5 0,30 3,16 <0.05
3
Dẫn bóng 28m ném rổ 10
lần (s)
77,5 0,25 77 0,21 3,96 <0.05
Qua bảng 3.9. cho thấy: Sau 3 tháng thực nghiệm theo
chương trình thực nghiệm đã xây dựng trong phần trước của đề tài,
kết quả kiểm tra sức bền chuyên môn của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm đã có sự khác biệt đáng kể ở tất cả các test thể hiện ở kết
quả t
tính
lượt bằng: 2,93: 3,16: 3,96 đều >t
bảng
= 2,179 ở ngưỡng xác
xuất p <0,05. Điều này cho thấy các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn
đã phát huy hiệu quả cao hơn hẳn so với các bài tập cũ thường được
17
sử dụng để huấn luyện sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận
động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
Từ đó có thể kết luận các bài tập đã lựa chọn để nâng cao sức
bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường
THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình đã có hiệu quả tốt hơn hẳn so với
các bài tập cũ.

Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng chúng tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm
sau 3 tháng thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10
Bảng 3.10. So sánh mức độ tăng trưởng của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm.
TT
Các Test kiểm
tra
Nhóm
Đối chứng Thực nghiệm
Trước
TN
Sau
TN
W%
Trước
TN
Sau
TN
W%
1 Chạy 28m x90
lần (s)
855 825,2
3,5
855,1 820,1
4,17
2 Dẫn bóng số 8
ném rổ 10 lần
(s)
65,1 65 0,15 65,2 64,5 1,07

3 Dẫn bóng 28m
ném rổ 10 lần
(s)
78,5 77,5 1,28 78,6 77 2,05
Qua bảng 3.10. cho thấy: Sau 3 tháng thực nghiệm, trình độ
sức bền chuyên môn của cả hai nhóm đối tượng đều có sự tăng
trưởng đáng kể, nhưng sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm lớn hơn
hẳn so với nhóm đối chứng.
Để thấy rõ hơn điều này, ta quan sát biểu đồ 3.1.
18
Biểu đồ 3.1. Nhịp tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau quá trình thực nghiệm.
0
1
2
3
4
5
Ch¹y
28mx90
lÇn(s)
DÉn bãng sè
8 nÐm ræ 10
lÇn (s)
DÉn bãng
28m nÐm ræ
10 lÇn (s)
Nhãm ®èi chøng
Nhãm thùc nghiÖm
19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Sức bền chuyên môn của đội tuyển nữ vận động viên Bóng
rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình còn rất hạn chế so
với các trường THPT trong tỉnh Thái Bình.Thực trạng sử dụng bài
tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên
Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình còn một số
vấn đề bất cập như về số lượng bài tập, hình thức tập luyện nên
cần thiết phải tiến hành lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho đối tượng nghiên cứu.
2. Bằng cơ sở khoa học chúng tôi đã lựa chọn được 10 bài
tập phát triển phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận
động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình. Cụ
thể gồm:
* Bài tập không bóng:
1. Chạy28m x90 lần (s)
2. Chạy con thoi x 3tổ (s)
3. Chạy đổi hướng theo tín hiệu 2p x5tổ (s)
4. Chạy 1500m
* Bài tập có bóng:
5. Dẫn bóng số 8 ném rổ 10 lần (s)
6. Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 30 lần cự ly 5,8m (slvr)
7. Dẫn bóng 28m ném rổ 10 lần (s)
8. Ném rổ xa khu vực 3đ 30 lần (slvr)
* Bài tập trò chơi và thi đấu:
9. Cua đá bóng
10. Thi đấu cả sân 40 phút
20
Ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn đã lựa
chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả bài tập. Kết quả, nhóm thực

nghiệm đã có kết quả tốt hơn hẳn nhóm đối chứng và có sự khác biệt
đáng tin cậy ở ngưỡng xác xuất P<0,05, nghĩa là các bài tập đã lựa
chọn của đề tài có tác dụng phát triển sức bền chuyên môn cho đội
tuyển nữ vận động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh
Thái Bình tốt hơn hẳn so với các bài tập thường được sử dụng.
Kiến nghị
1. Sử dụng các bài tập đã lựa chọn của đề tài trong giảng dạy,
huấn luyện sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ vận động viên
Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình và các trường
THCS, THPT khác.
2. Mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài sang tố chất khác để
có hệ thống bài tập hoàn chỉnh phát triển các tố chất thể lực khác
cũng như kỹ thuật, chiến thuật trong huấn luyện cho đội tuyển nữ vận
động viên Bóng rổ của trường THPT Quỳnh Côi- tỉnh Thái Bình.
21
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
KHÚC THỊ HUÊ
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI TUYỂN NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG
RỔ CỦA TRƯỜNG THPT QUỲNH CÔI –TỈNH THÁI BÌNH.
Ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 521.40207
TÓM TẮT LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO
BẮC NINH – 2011
22
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Người hướng dẫn khoa học: Th.s.Phạm Văn Thảo
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cử nhân
TDTT họp tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Vào hồi: giờ ngày tháng năm2011
Có thể tìm luận văn tại:
1. Thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh
2. Bộ môn Bóng rổ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
23

×