Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vđv cầu lông lứa tuổi 12 13 trung tâm thể dục thể thao thành phố ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
PHẠM QUỐC HUY
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG
LỨA TUỔI 12 – 13 TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ NINH BÌNH

LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO

BẮC NINH – 2011
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
PHẠM QUỐC HUY
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG
LỨA TUỔI 12 – 13 TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ NINH BÌNH
Ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 521.40207
LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

2
BẮC NINH – 2011
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Huy
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
HLV : Huấn luyện viên
Nxb : Nhà xuất bản
TDTT : Thể dục thể thao
Th.s : Thạc sỹ
TS : Tiến sỹ
VĐV : Vận động viên
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Đ : Điểm
m : Mét

s : Giây
SL : Số lần
5
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Mục đích, ý nghĩa 3
Mục tiêu nghiên cứu 3
Đối tượng nghiên cứu 4
Phạm vi nghiên cứu 4
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5
1.1. Sơ lược về môn cầu lông 5
1.2. Xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại 8
1.3 Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong
huấn luyện vận động viên cầu lông
9
1.4. Cơ sở của phương pháp giáo dục sức bền trong môn Cầu lông 17
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 12-13 19
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 23
2.1 Phương pháp nghiên cứu 23
2.1.1.Phương pháp tham khảo tài liệu 23
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm 23
2.1.3. Phương pháp phỏng vấn 23
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 24
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 25
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê 26
2.2. Tổ chức nghiên cứu 26
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 27
3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm Thể
dục thể thao thành phố Ninh Bình

27
3.1.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố
Ninh Bình
27
3.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn
cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành
phố Ninh Bình
29
3.1.3. Lựa chọn các test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố
Ninh Bình
30
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm
TDTT Thành phố Ninh Bình
34
3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam 34
6
vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố
Ninh Bình
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức
bền chuyên môn đã lựa chọn cho nam vận động viên cầu lông lứa
tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình
39
Kết luận và kiến nghị 45
Tài liệu tham khảo 47
Phụ lục
7
MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá xã hội. Chỉ
thị 36-CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng ngày 24/3/1994 đã khẳng định”
“Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác Thể dục thể thao là hình thành nền
thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp
ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng
đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam
Á…”
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nền
TDTT Việt Nam cũng có những khởi sắc với những bước tiến đáng kể. Phong
trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ và có những chuyển biến cả về
lượng và chất. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến thể thao
thành tích cao, một bộ phận cấu thành của nền TDTT Việt Nam. Với những tấm
huy chương đạt được trong các cuộc thi đấu quốc tế ở khu vực, châu lục và thế
giới, thể thao thành tích cao đã góp phần xứng đáng thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của ngành trong giao lưu quốc tế và nhanh chóng hoà nhập với trình độ
thể thao khu vực. Tuy vậy, những thành tích mà thể thao thành tích cao đạt được
vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, ngành TDTT nước ta đã xác định thể thao thành
tích cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của ngành mà trước
tiên phải từng bước hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia xuất
phát từ việc đào tạo vận động viên trẻ.
Cầu Lông là môn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ đầu thập kỷ 60.
Tuy nó xuất hiện muộn hơn so với một số môn thể thao khác nhưng nó nhanh
chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Sự phát triển
của môn Cầu Lông phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay vì cơ sở vật
chất của môn thể thao này rất đơn giản lại dễ chơi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thể
thao thành tích cao của nước ta hiện nay, Cầu Lông vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu và mục tiêu của ngành đề ra, sự chênh lệch về trình độ của vận động viên
Cầu Lông Việt Nam so với trình độ của các vận động viên trong khu vực và trên
8
thế giới còn cách biệt về cả thể lực chung và kỹ chiến thuật. Trong những cuộc

thi đấu quốc tế, các vận động viên Cầu Lông Việt Nam tham dự mới ở mức độ
cọ sát, học hỏi kinh nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ
thi đấu quốc tế thì việc đào tạo lực lượng vận động viên Cầu Lông trẻ có thành
tích cao làm đội ngũ kế cận cho đội tuyển trẻ quốc gia là rất cần thiết. Điều này
đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các sở TDTT cũng như các Trung tâm đào tạo vận
động viên. Ở Ninh Bình môn Cầu lông là một môn thể thao không thể thiếu
được trong đời sống nhân dân, phong trào tập luyện Cầu lông phát triển trong
các trường học, cơ quan xí nghiệp, các câu lạc bộ.
Với sự phát triển của môn thể thao này, trong những năm qua các VĐV
của Thành phố Ninh Bình đã tham gia các giải như: giải cầu lông thanh thiếu
niên toàn Quốc, giải trẻ, giải trẻ xuất sắc toàn Quốc, hội khoẻ Phù Đổng và đã
đạt được nhưng thành tích đáng kể. Xong những năm gần đây thành tích của đội
cầu lông đang trên đà đi xuống nguyên nhân góp phần dẫn đến kết cục trên là sự
phát triển sức bền chuyên môn của VĐV trẻ Ninh Bình trong tập luyện và thi
đấu còn ở mức hạn chế. Vì thế để có được thành tích cao trong thi đấu một trong
những việc cần làm là phải nâng cao sức bền chuyên môn đối với VĐV, nó tạo
nền tảng để VĐV thực hiện và vận dụng có hiệu quả kỹ - chiến thuật đánh cầu,
nó giúp cho VĐV duy trì được những trận đấu căng thẳng kéo dài mà vẫn đảm
bảo một cách hiệu quả những đường cầu tấn công nhanh mạnh đầy uy lực, hoặc
kiên trì phòng thủ an toàn trước những pha áp đảo của đối phương. Không
những vậy một khi sức bền chuyên môn của VĐV được đảm bảo sẽ củng cố và
nâng cao năng lực tâm lý của VĐV, giúp VĐV có được bản lĩnh vững vàng, chủ
động và sáng tạo trong thi đấu.
Nhận biết được tầm quan trọng của huấn luyện sức bền chuyên môn với
vận động viên các môn thể thao nói chung, trong những năm gần đây, một số tác
giả đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này như:
9
Tác giả: Nguyễn Thế Cường (2009), Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại
học TDTT Đà Nẵng.

Tác giả: Phan Thị Thanh Hà (2009), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng
các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông
trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng.
Các tác giả trên đã bắt đầu quan tâm đến việc huấn luyện thể lực chung,
đặc biệt là thể lực chuyên môn cho vận động viên, sinh viên… nhưng chưa có
tác giả nào quan tâm đến vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận
động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, thành phố Ninh Bình.
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề, để khắc
phục hiện trạng trên góp phần vào việc nâng cao khả năng thi đấu cho VĐV trẻ
tại Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12-13 trung tâm Thể dục thể thao thành
phố Ninh Bình”
Mục đích nghiên cứu
Qua tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên
môn cho đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó lựa chọn những bài tập phù hợp
nhất phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên lứa tuổi 12-13, bước
đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn. Kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo vận động viên trẻ thuộc trung tâm
TDTT Thành phố Ninh Bình.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu1: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên
môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm Thể dục thể thao
thành phố Ninh Bình
10
Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn
cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố
Ninh Bình.
Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho

nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12-13.
Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng quan trắc: nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12-13, Thành
phố Ninh Bình
- Quy mô nghiên cứu:
+ Số lượng mẫu nghiên cứu: gồm 16 vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12-
13, Thành phố Ninh Bình.
+ Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Ninh Bình, trường Đại học
Thể dục Thể thao Bắc Ninh
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về môn cầu lông
1.1.1. Đặc điểm của môn cầu lông
Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân. Đội hình
chính trong thi đấu cầu lông là: Thi đấu đơn, thi đấu đôi (Thi đấu đơn nam, nữ,
thi đấu đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ). Làm thế nào để tấn công đối phương dành
quyền phát cầu về mình ghi điểm càng nhiều càng tốt. Vì vậy mà các tình huống
thi đấu hầu như được diễn biến mang tính luân phiên ở cả hai phía sân cầu lông
của mỗi đôi: Quá trình thi đấu được xác định bằng kỹ thuật, chiến thuật, thể lực.
Cầu lông ra đời thì hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời
điểm ra đời của môn thể thao cầu lông. “Theo tài liệu của Nga thì sự ra đời của
nó vào năm 1872”, theo tài liệu của “Trung Quốc vào năm 1873” song đa số các
ý kiến đều thống nhất cho rằng môn cầu lông có cách đây khoảng 2.000 năm và
nó có nguồn gốc từ trò chơi PICNA của vùng Đông Nam á, ấn Độ.
Vào năm 1972 một nhóm sĩ quan người Anh từ ấn Độ trở về nước đã tổ
chức thi đấu biểu diễn trò chơi PICNA tại thị trấn Badminton thuộc vùng
Bađmiton – House – lãnh địa của thái tử Beaufsrt và sự hấp dẫn của trò chơi này
đã được đón nhận và trò chơi này đã phát triển xung quanh nước Anh, lan sang
nước Pháp và các nước khác…

Hai năm sau vào năm 1874 ở anh người ta bắt đầu biên soạn luật quy định
cách chơi và trò chơi PICNA lúc đầu chỉ mang tính chất tiêu khiển đã trở thành
một môn thể thao. Để ghi nhớ nơi ra đời một môn thể thao mới người Anh gọi là
Badminton, người pháp gọi là Feathearball và người Việt Nam gọi là cầu lông.
Vào năm 1887 luật cầu lông đầu tiên được hoàn chỉnh và được áp dụng vào thi
đấu. Năm 1893 hội cầu lông Anh được thành lập để tổ chức lãnh đạo phong
trào. Thi đấu cầu lông chính thức được xã hội thừa nhận và phổ biến rộng rãi
sang các nước khác trong liên hiệp Anh.
12
Ngày 05 tháng 07 năm 1934 Liên đoàn cầu lông thế giới được thành lập
viết tắt là IBF (Internationol Badminton Federation) gần 54 nước tham gia và
ngài Thomas được cử làm chủ tịch. Luật cầu lông được ban hành và áp dụng
chung cho toàn thế giới. Giải cầu lông thế giới đầu tiên được tổ chức ở
MALMOE Thụy Điển.
Việc sử dụng khéo linh hoạt đôi chân để di chuyển, khéo léo của tay để
đỡ, phòng thủ cầu tấn công đối phương trong thi đấu cầu lông tạo nên sự sinh
động, đa dạng cả kỹ thuật và làm tăng được tính hấp dẫn của môn thể thao thi
đấu này.
Do đặc điểm của thi đấu cầu lông là tình huống đánh cầu luôn diễn ra ở 2
phía của sân cầu cầu lông nên đòi hỏi VĐV phải có tốc độ di chuyển nhanh để
triển khai tấn công nhanh đối tượng và phòng thủ trên sân thi đấu của minh cũng
như tốc độ thực hiện kỹ thuật động tác và độ khéo léo chuẩn xác của nó. Vì vậy
nhiều lúc VĐV phải hoạt động với công suất lớn.
Do đặc điểm của loại hình thi đấu cầu lông có sự đan xen giữa vận động
và nghỉ ngơi hồi phục trong những khoảng thời gian ngắn (7 – 12 giây) như:
Phán đoán, di chuyển, đánh cầu, cầu chết, nhặt cầu, chuẩn bị giao cầu cũng như
tạm dừng chận đấu trong vận dụng khai thác luật để nghỉ ngơi… Do đặc điểm
vận động như vậy của hệ vận động nên khối lượng và cường độ trong các trận
đấu cũng luôn khác nhau và sẽ không đều đối với từng đối thủ khối lượng đó
phụ thuộc vào tình huống thi đấu cụ thể, chịu ảnh hưởng của từng đối phương về

kế hoạch chiến thuật, trình độ, thể lực, kỹ thuật tính tích cực sáng tạo của mỗi
VĐV.
Lượng vận động viên trong thi đấu cầu lông cũng tương đối lớn là môn
thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân, thời gian một trận đấu cầu lông tuỳ
thuộc vào trình độ giữa các VĐV song thời gian trung bình cho một hiệp đấu là
từ 15 – 20 phút. Do đó một trận đấu có thể từ 30 – 60 phút thậm trí kéo dài tới
90 phút. Điều này đòi hỏi ở VĐV cầu lông phải có một trình độ thể lực vững
vàng để thi đấu trong những tình huống khó khăn căng thẳng nhất.
13
1.1.2. Tác dụng của môn cầu lông
Cầu lông là môn thể thao được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và
thi đấu. Với dụng cụ, sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập, cầu lông phù hợp với
mọi lứa tuổi giới tính, mọi tầng lớp nhân dân lao động. Theo tổng kết của IBF
năm 1995 toàn thế giới có khoảng 60 triệu người tham gia tập luyện và thi đấu,
hàng năm con số này tăng khoảng 10%. Có khoảng hai triệu vận động viên đang
tập luyện và thi đấu trong các giải quốc gia và thế giới. Tập luyện và thi đấu cầu
lông có rất nhiều tác dụng.
Đối với thế hệ trẻ, thanh thiếu niên nhi đồng thì tập luyện thi đấu cầu lông
có tác dụng phát triển toàn diện các năng lực thể chất, tố chất thể lực như: Sức
mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo léo và các năng lực chuyên môn để nâng cao
thành tích thể thao cầu lông; rèn luyện các phẩm chất đạo đức tâm lý, nhân cách
con người mới XHCN, có thái độ đúng đắn đối với lao động.
Đối với những người cao tuổi, tập luyện và thi đấu cầu lông có tác dụng
củng cố, tăng cường sức khoẻ, chống sự già nua, thái hoá của một số các bộ
phận cơ thể thông qua đó có thể phòng chống được một số bệnh thường xuất
hiện ở lứa tuổi này như: Suy nhược cơ thể, cao áp huyết…. Chính vì vậy hiện
nay cầu lông đã được đưa vào một số bệnh viện, các trại điều dưỡng và được coi
như là một trong những phương tiện, phương pháp có hiệu quả để phục hồi chức
năng vận động sau điều trị cho người bệnh.
Đối với những người làm việc trí óc; các công chức nhà nước sau thời

gian lao động căng thẳng mệt mỏi việc tập luyện, thi đấu cầu lông có tác dụng
làm thay đổi trạng thái từ mệt mỏi sang hưng phấn tạo cảm giác thoả mái dễ
chịu bớt căng thẳng của hệ thần kinh, đưa cơ thể dần trở về trạng thái bình
thường.
Đối với những người lao động chân tay, tập luyện cầu lông có tác dụng
củng cố sức khoẻ tăng cường sức mạnh cơ bắp, hoạt động nhanh nhẹ, linh hoạt
xử lý mọi tình huống trong cuộc sống một cách có hiệu quả nhất, chuẩn bị cho
cơ thể bước vào lao động với hiệu quả cao nhất.
14
1.2. Xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại
Hiện nay trình độ cầu lông thế giới đã có những bước phát triển nhảy vọt,
đặc biệt đã có những VĐV đạt nhiều thành tích cao trong các giải thi đấu quốc
tế. Điều đó khẳng định rằng mức độ hoàn thiện về kỹ chiến thuật và thể lực một
cách toàn diện trong tập luyện và thi đấu đã đến trình độ nhất định. Bên cạnh đó
còn những yếu tố quan trọng như tinh thần, trạng thái tâm lý thi đấu, khả năng
phối hợp vận động linh hoạt sáng tạo những kỹ năng. Sáng tạo những kỹ năng
kỹ xảo của mỗi VĐV góp phần đưa thành tích cầu lông tiến lên một tầm cao
mới. Do đặc thù của cầu lông đòi hỏi mỗi VĐV phải có sự phối hợp các bộ phận
của cơ thể với các bước chân di chuyển phòng thủ - tấn công được lặp đi lặp
lại nhiều lần trong thời gian dài, đã đòi hỏi VĐV phải có một trình độ thể lực tốt
nhất để đáp ứng với cường độ thi đấu cao trong suốt thời gian trận đấu và duy trì
trong cả giải đấu [29], [44].
Ngày nay các yếu tố kỹ - chiến thuật của các VĐV cầu lông đỉnh cao trên
thế giới đã đạt đến một trình độ nhất định. Sự ganh đua thành tích của các cường
quốc hàng đầu như Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đan Mạch,
Anh không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố trên, mà vấn đề quan trọng là
trình độ thể lực của các VĐV trong tập luyện và thi đấu đã được quan tâm nhiều
hơn đối với các nhà huấn luyện. Khả năng hoạt động tích cực với cường độ cao
và duy trì trong thời gian dài của cuộc đấu đã mang lại ý nghĩa quan trọng đối
với thành tích của VĐV. Trong thực tế một giải thi đấu cầu lông lớn thường

được diễn ra liên tục trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 ngày, mỗi ngày VĐV
có thể phải thi đấu tới 3 trận ở các nội dung khác nhau. Trong những trận đấu
căng thẳng với trình độ tương đương nhau có thể kéo dài tới 90 phút, với cường
độ hoạt động lớn, thời gian và mật độ thi đấu như trên thì không còn cách nào
khác là các VĐV phải có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực, trong đó đặc biệt là
sức bền mới có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động thi đấu cầu lông để đạt được
thành tích cao nhất cho bản thân. Chính vì những lý do trên mà ngày nay một
trong những xu hướng quan trọng để nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV cầu
15
lông được nhiều nước quan tâm hàng đầu là nâng cao trình độ thể lực đặc biệt là
trình độ thể lực chuyên môn để họ có thể thi đấu lâu dài [20], [38].
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, huấn luyện viên thì trong quá trình
huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV, cần coi trọng các yếu tố thể lực chuyên
môn mới có thể nâng cao thành tích thể thao được. Hay nói cách khác huấn
luyện tố chất thể lực chuyên môn là một phần tất yếu của chương trình kế hoạch
đào tạo VĐV cầu lông [10].
Trong chương trình giảng dạy và huấn luyện khóa học HLV toàn quốc tại
thành phố Hồ Chí Minh và khóa học IOC tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao
Quốc gia III (năm 2002). Khi chúng tôi đặt vấn đề tố chất thể lực chuyên môn
trong thi đấu của VĐV cầu lông thì ông Venugopal (chuyên gia của Liên đoàn
cầu lông Châu Á) có đánh giá: “Các VĐV Malaysia có thể đánh không mạnh
bằng các VĐV Indonesia, Thụy Điển, Anh, song chúng tôi có tố chất thể lực
chuyên môn tốt hơn chính vì thế mà họ luôn phán đoán được, di chuyển chính
xác và hiệu quả đến các đường cầu đối phương đánh trả một cách thích hợp và
hợp lý” [10], Chính vì vậy, xu thế huấn luyện cầu lông hiện đại cần chú ý sức
bền tốc độ của VĐV trong tập luyện và thi đấu.
1.3 Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong
huấn luyện vận động viên cầu lông
Cầu lông là một môn thể thao có yêu cầu cao về kỹ thuật, chiến thuật, thể
lực và tâm lý. Khó đánh giá được mặt nào là quan trọng nhất bởi vì:

- Thứ nhất: Là một môn thể thao định tính không thể cân đo đong đếm
được.
- Thứ hai: Nó phụ thuộc vào lứa tuổi và tiêu chuẩn của từng cá nhân
VĐV. Đối với một người mới tập thì việc học kỹ thuật là phần quan trọng nhất.
Tuy nhiên để đạt được trình độ thi đấu xuất sắc, thì các khía cạnh về thể lực và
tâm lý vẫn là những phần quan trọng nhất cần phải quan tâm.
- Thứ ba: Kỹ thuật có thể bù đắp được một phần hoặc toàn bộ cho một
trạng thái sung sức về thể lực còn thấp. Tuy nhiên, thể lực kém có thể làm hỏng
16
những kỹ thuật tốt vào cuối hiệp thứ nhất, và trong suốt khoảng thời gian cuối
cùng còn lại của trận đấu. Nói cách khác, tất cả các mặt yêu cầu đối với môn cầu
lông đều có liên quan chặt chẽ với nhau, điều này có thể được minh hoạ theo sơ
đồ 1.2 dưới đây [29]:
Trong đó:
Thể lực kém thường ngăn cản cơ hội sử dụng chiến thuật làm kiệt sức
VĐV.
Nếu có một lối đánh tối ưu thì sẽ phát huy được khả năng thể lực.
Những quả đập không chính xác làm gián đoạn cầu qua lại và không
có tác dụng để nâng cao thể lực.
Thể lực yếu làm hạn chế những quả đập cầu tấn công.
Kỹ thuật tấn công yếu sẽ làm giảm thể hiện lối đánh.
Ít biến hoá trong phòng thủ sẽ không làm phát triển được quả đập cầu.
Các quả tấn công đơn giản không còn ăn chắc trong tình thế đang dẫn
điểm.
17
Cảm giác phòng thủ kém sẽ làm giảm mất cơ hội chống lại những đấu
thủ chơi hăng hái.
Tinh thần thi đấu có thể huy động những nguồn sức mạnh tiềm ẩn.
Hoạch định chiến thuật một cách có tổ chức sẽ làm tăng lòng tự tin.
Sung sức thể lực ở mức cao sẽ kích thích được tinh thần.

Có đủ kiên nhẫn, ý chí để thực hiện chiến thuật hay không?
Qua sơ đồ 1.2 có thể nhận thấy tầm quan trọng của sự sung sức về thể lực,
phản ánh lượng vận động thường bắt đầu bằng việc đánh giá toàn bộ các yêu cầu
của môn cầu lông. Sự phù hợp về thể lực quyết định trực tiếp đến yêu cầu sử
dụng kỹ thuật, chiến thuật và các khả năng tâm lý.
Theo quan điểm của các tác giả Tăng Phàn Huy, Bành Mỹ Lệ, Hậu Chính
Khánh, Nguyễn Hạc Thuý cho rằng: “Trong quá trình đào tạo VĐV cầu lông
có thể chia thành một số yếu tố tương đối độc lập với nhau như huấn luyện thể
lực, huấn luyện kỹ chiến thuật, tâm lý tất cả yếu tố này đều có mối liên hệ hữu
cơ với nhau nếu thiếu một trong những yếu tố nào đó sẽ ảnh hưởng lớn đến
thành tích của VĐV trong quá trình thi đấu” [27], [29], [43].
Đánh giá mức độ hoàn thiện của từng yếu tố trong quá trình đào tạo còn
phụ thuộc vào các mặt khác nhau. Ví dụ: Trình độ kỹ thuật phụ thuộc vào mức
phát triển tố chất thể lực như: Sức mạnh, sức nhanh, sự mềm dẻo; còn sức bền
lại liên quan đến tiết kiệm sức, sự điêu luyện kỹ thuật, sự vững vàng tâm lý
trước mệt mỏi. Trình độ chiến thuật không chỉ liên quan đến năng lực tri giác và
xử lý thông tin nhanh, phát triển kỹ năng và đưa ra chiến thuật hợp lý, mà còn cả
với trình độ hoàn thiện về kỹ thuật, lòng dũng cảm, tính quả quyết. Thi đấu là
cách thức thể hiện thành tích thể thao cũng như đánh giá, so sánh thành tích từng
VĐV với nhau, là cơ sở để đưa ra các phương pháp huấn luyện, tuyển chọn, đào
tạo VĐV, phát huy tiềm năng sẵn có của con người và hình thành nhân cách [3].
Thành tích thể thao của VĐV cầu lông ngoài các nhân tố tập luyện nó còn
chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của vai trò xã hội, mức độ tiến bộ của
18
khoa học kỹ thuật, điều kiện tổ chức quản lý, đảm bảo y sinh học, trình độ
HLV những nhân tố này mang tính độc lập [42]
Trong quá trình huấn luyện VĐV, có hai mặt liên quan mật thiết với nhau
là giáo dục và giáo dưỡng cho VĐV, nghĩa là quá trình đào tạo VĐV phải thực
hiện đầy đủ các nhiệm vụ của quá trình sư phạm, mà trong đó giảng dạy là quá
trình đặt nền móng và tạo cơ sở cho huấn luyện. Không giảng dạy thì không có

huấn luyện, vì quá trình giảng dạy là quá trình dạy cho VĐV cách thức thực hiện
đúng kỹ thuật động tác, còn tập luyện là quá trình nâng cao thành tích của môn
thể thao lựa chọn. Ngược lại nếu giảng dạy mà không có quá trình huấn luyện
thì VĐV không thể hoàn thiện và nâng cao thành tích [44].
Hai quá trình giảng dạy và huấn luyện hợp thành một thể thống nhất của
giáo dục. Giảng dạy là giai đoạn đầu, huấn luyện là sự kế tiếp nâng cao, trong
giảng dạy đã có nội dung, phương pháp cách tiến hành của huấn luyện, nó biểu
hiện của sự lặp lại nhiều lần một động tác, tập phối hợp các động tác làm cho
giảng dạy thật sự sáng tạo. Huấn luyện cũng có những nhân tố giảng dạy, nó
biểu hiện ở những phương pháp sửa chữa những chi tiết động tác sai chưa phù
hợp. Do vậy đòi hỏi người làm công tác giảng dạy và huấn luyện, đặc biệt là
người HLV trong huấn luyện thể lực cần phải chú ý nghiêm khắc về phương
pháp huấn luyện, nguyên tắc huấn luyện. Nội dung huấn luyện các bài tập phát
triển các tố chất thể lực phải phù hợp với việc phân chia chu kỳ huấn luyện, mục
đích yêu cầu và nhiệm vụ huấn luyện theo từng giai đoạn cụ thể, các bài tập phải
xét đến khả năng thích ứng lượng vận động của từng đối tượng, giới tính, lứa
tuổi, diễn biến tâm sinh lý , tất cả đều có mối liên hệ hữu cơ và mật thiết tới sự
hình thành và phát triển kỹ, chiến thuật, đồng thời còn phụ thuộc vào sự cung
cấp dinh dưỡng [38].
Hiện nay trình độ cầu lông thế giới đã phát triển đến đỉnh cao đòi hỏi
VĐV phải có sự chuẩn bị toàn diện, không được xem nhẹ hoặc phiến diện yếu tố
nào. Đặc điểm kỹ thuật, chiến thuật của cầu lông như: Nhanh, chuẩn xác, mạnh
là luôn có sự biến đổi, do đó đã đòi hỏi không chỉ dựa trên cơ sở phát triển các
19
tố chất thể lực một cách toàn diện, mà VĐV cần phải phát triển năng lực của các
tố chất thể lực chuyên môn như: Tốc độ, sức mạnh tốc độ (sức mạnh bột phát)
và sức mạnh bền Điều này đã được biểu hiện rất cụ thể trong quá trình thi đấu
trên sân như: Động tác quay người, nghiêng thân vặn lườn tốc độ nhanh, sự biến
đổi, sự phối hợp các bộ phận của cơ thể với bước chân di chuyển, sự luân phiên
thay đổi của trọng tâm cơ thể một cách nhanh chóng, nhịp nhàng, động tác tay

đánh cầu phải nhanh, lực bột phát của cổ tay, cẳng tay và vai phải mạnh Trong
các trường hợp này, chúng ta có thể ước tính tổng lượng vận động thể lực trong
trận thi đấu với mật độ thông thường hiện nay 3 - 4 trận/ngày nói lên sự chịu tải
của VĐV rất lớn, hiện nay chưa phương pháp hữu hiệu nào để tính được, nhất là
về mặt tâm lý.
Lượng vận động đối với VĐV cầu lông là không thể thiếu được khi lập kế
hoạch huấn luyện thể lực cho VĐV cầu lông, để phát hiện hình thức bài luyện
nào là có hiệu quả và hình thức nào là vô hiệu quả, lãng phí thời gian. Lượng
vận động thực hiện trên từng cá nhân phù hợp với khả năng từng VĐV. Để đảm
bảo lượng vận động phù hợp, thứ nhất là kiểm tra các yêu cầu thể lực trong thi
đấu hoặc là những điều kiện như thi đấu. Ví dụ: Xác định chỉ số hấp thụ ôxy của
VĐV trong một trận đấu đơn, phương pháp này sẽ cho chúng ta một hình ảnh về
sự hấp thụ ôxy trong một trận đấu đơn, song về phương pháp này chỉ tiến hành
được khi có phương tiện và thiết bị chuyên môn. Một vấn đề khác đó là những
cú đánh hiểm khi thực hiện dưới những điều kiện như nhau, hoặc từ cùng những
phần sân như nhau. Điều này gây khó khăn cho việc xác định các số liệu ngay cả
khi sử dụng các thiết bị đo lực gắn trên mặt sân hoặc quay phim. Ví dụ: Khi lao
lên gần sát lưới để tấn công nhưng phân tích khác về lượng vận động là kiểm tra
những khả năng thể lực có liên quan tới môn cầu lông ngoài thi đấu và tập
luyện. Bằng việc tìm kiếm những VĐV chơi cầu lông tốt với những VĐV có
thành tích cao từ các môn thể thao khác cũng sẽ có một khái niệm về các yêu
cầu của môn cầu lông [29].
20
Theo tác giả Datuk Punch Gunalan, Kedulop cho thấy: Thành tích của
môn cầu lông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và yếu tố không thể thiếu được là
các tố chất thể lực. Tố chất thể lực được biểu hiện bao gồm các mặt:
- Sức bền ưa khí.
- Sức bền yếm khí.
- Sức mạnh.
- Tốc độ.

- Tính linh hoạt.
- Sự nhanh nhẹn.
- Khả năng thăng bằng.
Các tác giả Bành Mỹ Lệ, Hậu Chính Khánh cho rằng: “Lấy việc phát triển
tố chất thể lực của VĐV cầu lông làm thành nội dung chủ yếu của huấn luyện
thể lực. Hay nói cách khác là chú trọng phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ,
sức bền, mềm dẻo cho VĐV ” [29].
Một số tác giả khác cho rằng: Sắp xếp chương trình huấn luyện thể lực
cho VĐV cầu lông nên dựa vào đặc điểm chuyên môn của môn cầu lông. Sức
mạnh là nền tảng của tố chất thể lực. VĐV cầu lông mặc dù không phải nhấn
mạnh phát triển sức mạnh tuyệt đối, song dựa trên nền tảng có được của sức
mạnh tuyệt đối nhất định mới có thể phát triển sức mạnh tốc độ và sức mạnh
bền, làm cho các tố chất này có thể đảm nhiệm được việc thực hiện các động tác
phát cầu, đập cầu cực mạnh khi thực hiện nhiều lần các bước chạy, di chuyển,
đạp nhảy bước của chi dưới và các động tác đánh cầu liên tục của chi trên mà
trong thi đấu cầu lông đòi hỏi [38], [43].
Phát triển tố chất tốc độ là hạt nhân của huấn luyện thành tích môn cầu
lông. Khi phát triển tố chất này nên chú trọng tăng cường tốc độ phản ứng, tốc
độ động tác như: Tần số động tác và tốc độ dừng đột ngột, tốc độ đổi hướng đột
ngột, tốc độ di chuyển biến tốc Cùng với sự nâng cao không ngừng trình độ kỹ
thuật, số lần chạm cầu tăng lên rất nhiều, thời gian cho một trận đấu càng tăng
lên, VĐV phải gánh một lượng vận động thể lực rất lớn trong điều kiện hoạt
21
động căng thẳng kéo dài từ 50 - 90 phút, do đó sức bền tốc độ có tầm quan trọng
ngày càng rõ rệt đối với môn cầu lông. Điều này đòi hỏi VĐV vừa phải có năng
lực trao đổi chất ưa khí tương đối tốt, lại vừa phải có năng lực trao đổi chất yếm
khí tốt.
Cùng với việc tập luyện để nâng cao các tố chất thể lực chủ yếu, không
nên coi nhẹ việc huấn luyện phát triển các tố chất khác, nhất là tính mềm dẻo
cần được phát triển sớm ngay từ tuổi nhi đồng. Phát triển tố chất mềm dẻo cần

chú trọng phát triển độ mềm dẻo của các khớp vai, cổ tay, lưng, hông, cổ chân
Nếu không tập luyện từ nhỏ thì cùng với việc tăng lên về tuổi tác sẽ tạo thành
biên độ động tác nhỏ, gân và dây chằng cứng lại làm ảnh hưởng đến sự phát
triển lên trình độ cao hơn về kỹ chiến thuật của VĐV [39].
Theo các tác giả Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành 1998 cho rằng: Xu
hướng huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV trong cầu lông hiện đại bao
gồm:
- Xu hướng sử dụng lượng vận động lớn.
- Xu hướng tăng nhanh tỷ trọng huấn luyện thể lực chuyên môn trên cơ sở
nền tảng thể lực chung đã vững chắc.
- Xu thế sử dụng các phương tiện chuyên dụng cầu lông cùng với các
phương tiện bổ trợ bằng máy móc hiện đại.
Mặt khác, xét về mặt hoàn thiện cơ chế quản lý, điều khiển trong huấn
luyện thì tác giả cũng cho rằng: “Với xu thế phát triển sâu rộng và toàn diện của
cầu lông ngày nay, thì yếu tố thể chất mà hàng đầu là yếu tố thể lực ngày càng
đóng vai trò thật sự quan trọng. Các tố chất thể lực cơ bản: Sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khéo léo luôn là đối tượng để các nhà chuyên môn quan tâm
ngay cả ở khâu tuyển chọn VĐV cầu lông trẻ ” [65].
Theo quan điểm của tác giả Lê Thanh Sang - 1994 cho rằng: “Huấn luyện
thể lực toàn diện không những góp phần hoàn thiện kỹ - chiến thuật mà còn
nâng cao được các chức năng cơ quan nội tạng và phát triển được chức phận
khác của cơ thể ” [38].
22
Từ các quan điểm nêu trên của các tác giả trong và ngoài nước, cho phép
đi đến một số nhận xét sau về quá trình huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn
cho VĐV cầu lông:
- Huấn luyện thể lực toàn diện là nguyên tắc cơ bản khi sử dụng lượng
vận động lớn trong quá trình huấn luyện không ngừng nâng cao năng lực làm
việc của hệ thống thần kinh trung ương và các trung khu của nó, nâng cao năng
lực làm việc của các cơ quan nội tạng, nhất là cơ quan tuần hoàn hô hấp dưới tác

động của lượng vận động ngày càng lớn. Đây chính là quá trình làm biến đổi,
thích nghi và không ngừng nâng cao giới hạn khả năng hoạt động của cơ quan
chức phận phù hợp với lượng vận động, duy trì trạng thái sung sức thể thao và
có khả năng điều chỉnh trạng thái đó vào đúng thời kỳ thi đấu. Thực tế hiện nay
như trên đã phân tích, một trận thi đấu thông thường từ 30 - 60 phút nhưng có
trận kéo dài đến 90 phút, thì huấn luyện thể lực có vị trí và tầm quan trọng đặc
biệt, và cơ sở chính để thực hiện kỹ thuật và nâng cao hiệu quả thi đấu. Điều này
đòi hỏi VĐV cầu lông phải có một trình độ thể lực vững vàng để thi đấu trong
những tình huống khó khăn, căng thẳng nhất. Với lối đánh hiện nay của cầu lông
hiện đại là thực dụng, hiệu quả, đòi hỏi những yêu cầu rất cao về các tố chất thể
lực đã hình thành xu hướng tập luyện với thời gian dài, cường độ vận động lớn.
- Huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cầu lông là quá trình sử dụng
hợp lý các phương tiện chuyên môn của quá trình giáo dục thể chất, tác động
một cách toàn diện đến cơ thể VĐV, nhằm hình thành ở họ các năng lực chuyên
môn phù hợp cho luyện tập và thi đấu. Thi đấu cầu lông hiện đại thường được
thể hiện với tốc độ cao và cường độ lớn, đặc biệt ở các giải lớn mỗi trận đấu
càng ở vòng trong càng mang tính chất căng thẳng, quyết liệt, do đó đòi hỏi mỗi
VĐV có sự chuẩn bị tốt về thể lực. Trong suốt thời gian trận đấu hoặc ngay
trong mỗi tình huống cụ thể, đòi hỏi các VĐV phải di chuyển hợp lý trên sân,
bật nhảy tấn công liên tục, thực hiện động tác rồi lại di chuyển để tiếp tục kỹ
thuật khác. Bởi vậy một yêu cầu trong huấn luyện thể lực cho VĐV là giúp họ
có khả năng thích ứng về thể lực chuyên môn cao.
23
- Tỷ trọng huấn luyện gồm thể lực chung và chuyên môn cần được áp
dụng thay đổi qua từng thời kỳ huấn luyện, và tỷ lệ huấn luyện thể lực chuyên
môn càng được nâng cao khi trình độ tập luyện VĐV càng phát triển. Ở những
VĐV cấp cao thì huấn luyện thể lực chuyên môn sẽ được coi là chủ yếu, còn
huấn luyện thể lực chung chỉ là biện pháp thứ yếu được dành trong những giai
đoạn nghỉ ngơi tích cực sau mỗi giai đoạn thi đấu của VĐV. Và thực tế hiện
nay, VĐV cao cấp của các quốc gia có môn cầu lông phát triển như: Đan Mạch,

Indonesia, Malaysia, Trung Quốc , tỷ lệ huấn luyện thể lực chuyên môn thường
từ 70 - 90%, còn huấn luyện thể lực chung chỉ là từ 10 - 30% [10].
- Trước những yêu cầu cao đòi hỏi của môn thể thao cầu lông, xu hướng
sử dụng các phương tiện chuyên dùng, cùng các phương tiện bổ trợ bằng máy
móc hiện đại ngày càng phổ biến. Đó là hệ thống các bài tập chuyên môn có
hoặc không có dụng cụ nhằm không ngừng nâng cao khả năng của cơ thể. Sử
dụng các điều kiện môi trường thiên nhiên như: Huấn luyện núi cao, bãi biển,
huấn luyện ở các vùng khí hậu khác nhau, tạo cho VĐV thích ứng với các điều
kiện thi đấu thay đổi [34]. Sử dụng các phương pháp sư phạm tạo không khí đua
tranh quyết liệt, tăng cường những điều kiện khó khăn để rèn luyện ý chí, tâm lý
cho VĐV. Sử dụng các điều kiện máy móc hiện đại để phát triển tố chất thể lực
và kiểm tra thường xuyên sức khoẻ của VĐV trong quá trình tập luyện.
Ngoài ra chúng tôi cho rằng, cần phải hoàn thiện cơ chế quản lý, điều
khiển trong huấn luyện, đó chính là công tác xây dựng kế hoạch huấn luyện có
cơ sở khoa học nhằm điều hành quản lý công tác huấn luyện, tạo ra các điều
kiện cần thiết để điều khiển trạng thái tập luyện của VĐV trong quá trình huấn
luyện, kiểm tra những biến đổi thích nghi các chức năng sinh lý, sinh hoá của
các cơ quan chức phận cơ thể dưới tác động của lượng vận động [7].
1.4. Cơ sở của phương pháp giáo dục sức bền trong môn Cầu lông
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động
nào đó. Trong bất kỳ hoạt động nào cũng xuất hiện các thành phần khác nhau
của các dạng mệt mỏi, song trong lĩnh vực giáo dục thể chất mệt mỏi thể lực do
24
hoạt động cơ bắp gây nên chiếm vị trí chủ yếu. Các phương pháp giáo dục sức
bền bao gồm:
- Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí: Trong khi tác động lên khả
năng ưa khí của cơ thể trong quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao
người ta phải giải quyết 3 nhiệm vụ.
+ Nâng cao mức hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể.
+ Phát triển khả năng duy trì mức hấp thụ ôxy đó trong thời gian dài.

+ Làm cho quá trình hô hấp nhanh chóng bước vào hoạt động với năng
suất cao.
- Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí: Để nâng cao khả năng yếm
khí cần giải quyết 2 nhiệm vụ:
+ Nâng cao khả năng chức phận của cơ chế phốt phocrêatin (CP).
+ Hoàn thiện cơ chế glucôphân. [15], [24]
Như vậy, trình tự tác động có ưu tiên lên các mặt khác nhau của sức bền
trong quá trình huấn luyện trước hết cần phát triển những khả năng hô hấp, sau
đó, phát triển những khả năng glucôphân và cuối cùng phát triển những khả
năng sử dụng năng lượng của phản ứng CP. Điều này liên quan đến toàn bộ các
giai đoạn huấn luyện (thí dụ các giai đoạn tập luyện thể thao). Còn đối với các
buổi tập riêng biệt thì thường tiến hành theo trình tự ngược lại [23].
Trong quá trình trưởng thành của cơ thể, tố chất sức bền cũng biến đổi
đáng kể trong các hoạt động tĩnh và hoạt động động. Sức bền tĩnh được đánh giá
bằng thời gian duy trì một gắng sức tĩnh nào đó, chỉ số này tăng dần theo lứa
tuổi, mặc dầu khác nhau đối với các nhóm cơ.
Từ 13 - 18 tuổi sức bền trong các hoạt động treo, chống, trong thể dục có
thể tăng lên từ 4 - 4,5 lần. Sức bền động lực thường được đánh giá thông qua
khả năng hoạt động lực kế, và sự phát triển sức bền này cũng không đồng đều.
Sức bền ưa khí phát triển mạnh ở các lứa tuổi 15, 16, 17 và 18 trong khi sức bền
yếm khí phát triển mạnh ở lứa tuổi 10 - 12 đến 13 - 14 tuổi. Sự phát triển sức
25

×