Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng cho nam vđv bóng chuyền trẻ tỉnh ninh bình lứa tuổi 15 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.7 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN.
Nhằm đào tạo thể hệ phát triển toàn diện có trí thức, đạo đức và hoàn thiện thể
chất.
Ngành TDTT thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể. Đường lối
TDTT của đảng và nhà nước ta đã cụ thể hoá hướng chỉ đạo với điều kiện mới.
Bóng chuyền là một môn thể thao ra đời ở Mỹ vào năm 1895. Sau đó phát triển
lan rộng trên toàn thể giới. Nó xuất hiện đầu tiên vào nước ta năm 1922. Tuy trải
qua nhiều khó khăn và những bước thăng trầm của lịch sử đất nước nhưng môn
bóng chuyền không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển. Sau khi cách
mạng tháng Tám thành công, mặc dù bận rất nhiều công việc trọng đại nhưng
Bác Hồ đã hiểu được ý nghĩa và tác dụng của luyện tập TDTT đối với sức khoẻ.
Do vậy, Người đã kêu gọi toàn dân tham gia tập luyện TDTT. Lời kêu gọi của
Bác đã có tác động sâu sắc tới mọi người, mọi giới, mọi nhà, toàn dân đã hăng
hái tập luyện TDTT.
Mặt khác, điều kiện, phương tiện tập luyện bóng chuyện cũng đơn giản
không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp nên môn bóng chuyền ở Việt Nam được
nhiều người tham gia tập luyện. Đây là một môn thể thao đồng đội đối kháng,
đòi hỏi VĐV phải hoạt động với cường độ lớn, có thể lực tốt, khéo léo, tinh thần
tập thể cao.
Trong bóng chuyền thì phát bóng không chỉ là mở màn cho một trân
đấu, hiệp đấu mà còn mang tính chất tấn công rõ rệt. Phát bóng uy lực sẽ gây
khó khăn cho đối phương trong chuyền một và có thể dành được điểm trực tiếp.
Trong thi đấu thì phát bóng không chỉ gây niềm tin cho đồng đội mà còn làm
căng thẳng cho đối phương, ức chế dẫn đến việc rối loan về chiến thuật tổ chức
tấn công. Trong thi đấu khi dành được quyền phát bóng, người phát bóng có
quyền thực hiện kỹ thuật động tác theo sở trường và trình độ kỹ thuật cá nhân
của mình. Trong các kỹ thuật tấn công thì phát bóng giữ một vai trò không kém
phần quan trọng trong việc góp phần dành thắng lợi cho một trận đấu. Hiện nay
1
ở một số nước trên thế giới, môn bóng chuyền đã phát triển ở một trình độ cao


đặc biệt là Châu Âu, Châu Mỹ. Với lợi thế về chiều cao, sức bật tốt, thể lực
chuyên môn toàn diện và sự điêu luyện về kỹ thuật cá nhân với đường nét chiến
đấu đa dạng phong phú, nhuần nhuyễn, đạt được nhiều kết quả trong thi đấu.
Theo xu hướng bóng chuyền hiện đại ngày nay tấn công dần dần chiếm
ưu thế do chiều cao, sức mạnh và trình độ ngày càng hoàn thiện, ý chí thi đấu tốt
hơn. Do vậy muốn thi đấu đạt kết quả cao các VĐV phải có đầy đủ các yếu tố
như kỹ, chiến thuật, thể lực tốt, trạng thái tâm lý vững vàng thì càng không thể
xem nhẹ phát bóng. Phat bóng cũng là một kỹ,chiến thuật mà bóng chuyền hiện
đại quan tâm và sử dụng nó như một chiến thuật tấn công có hiệu quả. Hiện nay
các HLV, Giáo viên Viêt Nam thường chú trọng đến kỹ chiến thuật trong tấn
công và phòng thủ là chính.
Theo dõi quá trình thi đấu và tập luyện, các VĐV nam bóng chuyền trẻ
tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16 tôi thấy các HLV ít chú trọng đến việc giảng dạy
và huấn luyện kỹ thuật này.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng cho nam
VĐV bóng chuyền trẻ tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16”
Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài
iệu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu
quả phát bóng cho nam VĐV bóng chuyền trẻ tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16.
2
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục địch của đề tài chúng tôi đề ra hai mục tiêu cần giải
quyết:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát
bóng cho nam VĐV bóng chuyền trẻ tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu
quả phát bóng cho nam VĐV bóng chuyền trẻ tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16.
Đối tượng nghiên cứu:

Bài tập phát triển hiệu quả phát bóng cho đội tuyển bóng chuyền nam trẻ
tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16.
Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát : VĐV bóng chuyền nam trẻ tỉnh Ninh Binh lứa tuổi
15-16
- Quy mô nghiên cứu:
+ Số lượng mẫu nghiên cứu: Số lượng 18 VĐV
+ Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tiến hành tại trung tâm TDTT tỉnh Ninh
Bình.
+ Thời gian nghiên cứu : từ 03/2010 đến tháng 05/2011.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật phát bóng
Bóng chuyền là một môn thể thao hoạt động có chu kỳ, tình huống
phức tạp luôn thay đổi, tính bất ngờ làm cho VĐV phải sử lý tình huống trong
thời gian ngắn. Trong các hiệp đấu và ngay cả trong từng lần bong qua lại trên
lưới, trong sân VĐV lien tục thưc hiện và ứng phó với tình huống luôn thay đổi.
Trong sân đấu các VĐV thực hiện các kỹ thuật khác nhau nó phụ thuộc
vào vị trí cụ thể từng đấu thủ. Đấu thủ hang trên luôn thực hiện kỹ thuật đập
bóng phòng thủ trên lưới, bọc lót yểm trợ lẫn nhau và chuyền bóng tấn công.
Các đấu thủ hang sau thì phòng thủ, chuyền một tấn công hàng sau. Bên cạnh đó
VĐV phải thực hiện ý đồ chiến thuật của đội, cá nhân và chiến thuật không
bóng. Hoạt động trong thời gian dài như vậy đòi hỏi VĐV phải có tâm lý vững
vàng thể lực bền bỉ, kỹ thuật và chiến thuật điêu luyện mới đáp ứng được yêu
cầu thi đấu trong thời gian dài.
Phát bóng là một trong những kỹ thuật mở màn cho trận đấu, nó có ý
nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, thưc hiện tốt kỹ thuật sẽ tạo cho đồng đội có
tâm lý vững vàng thưc hiện kỹ thuật khác tự tin và độ chuẩn cao hơn. Nhưng để
thực hiện điều này đòi hỏi ở VĐV phải có một kỹ thuật tốt, nắm rõ được nguyên

lý kỹ thuật động tác, thưc hiện động tác chính xác, thuần thục đòi hỏi sự khéo
léo, cảm giác không gian thời gian, cảm giác dung sức.
Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả
thưc hiện kỹ thuật phát bóng như:
+ Mức độ hoàn thiện kỹ thuật :
Huấn luyện kỹ thuật là quá trình giảng dạy và hoàn thiện các động tác
kỹ thuật để dùng làm phương tiện tiến hành thi đấu thể thao ( các động tác kỹ
thuật đánh bóng ) . Nhiệm vụ chung của huấn luyện kỹ thuật là nắm vững kỹ
thuật bóng chuyền và trong quá trình đó VĐV hiểu được các quy luật sinh cơ
4
học của động tác, nắm vững kỹ năng vận động phù hợp với thực tế để hoàn thiện
nó ở mức độ cao nhất. Việc đạt được thành tích cao phụ thuộc vào trình độ
chuẩn bị kỹ thuật toàn diện của VĐV bóng chuyền, bởi vì nói chung trình độ
huấn luyện có ảnh hưởng lớn đến sự điêu luyện chiến thuật của toàn đội.
Yếu tố kỹ thuật có vai trò quan trọng đặc biệt trong kỹ thuật phát bóng
khi đạt được trình độ kỹ thuật cao nắm vững nguyên lý kỹ thuật động tác, kỹ
thuật ổn định thì khi thưc hiện kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại khi
chưa nắm vững được nguyên lý kỹ thuật động tác, kỹ thuật chưa ổn định thì khi
thưc hiện sẽ không tránh khỏi nhưng sai lầm.
Sự điều khiển tự động hóa với các động tác là một đặc điểm rất có
giá trị và có ý nghĩa quyết định của kỹ xảo vận động, tự động hoá giúp rất nhiều
cho việc thực hiện động tác, ý thức lúc đó được giải thoát khỏi việc phải thường
xuyên kiểm tra các chi tiết động tác. Do đó giảm nhẹ hoạt động chức năng của
cơ cao cấp về điều khiển động tác và cho phép chuyển sự chú ý và tư duy tập
chung vào kết quả và điều kiện sang tạo. Như vậy tự động hoá sẽ làm cho mở
rộng khả năng sử dụng các động tác khó và nâng cao tính hiệu quả của chúng.
Vì vậy các kỹ xảo vận động cũng cần thiết cả trong nhưng môn luôn biến động
cũng như càc môn bóng khác và các môn đối kháng cá nhân ở đây các VĐV có
thể có thành tích nếu họ không có vốn dự trữ các kỹ năng, kỹ xảo vận động nâng
lên phong phú và nếu họ luôn phải tập trung sự chú ý suy nghĩ trong từng hành

vi chiến thuật của mình. Khi đã trở thành kỹ xảo thì động tác trở thành môn nhe
nhàng linh hoạt và thể hiện ở tính nhịp điệu của động tác, sư hình thành kỹ xảo
toàn diện có lien quan đến các tri giác chuyên môn như cảm giác với bóng.
+ Sự chuẩn bị thể lực chuyên môn:
Huấn luyện thể lực là một trong các nội dung quan trọng của quà trình
huấn luyện bóng chuyền, nhằm phát triển cơ thể hoàn thiện các tố chất và năng
lực vận động của VĐV để trên cơ sở đó tạo nên nền tảng chức năng vững chắc
cho hoat động thi đấu.
5
Mức độ đòi hỏi cao đối với việc huấn luyện thể lực của VĐV bóng chuyền là do
các nguyên nhân sau :
Bóng chuyền hiện nay đã phát triển đạt tới trình độ cac mới về chất.
Điều đó đòi hỏi VĐV phải có trình độ huấn luyện thể lực tương ứng cùng với
việc thay đổi luật, thời gian và cường độ thi đấu tăng hơn, tốc độ phát triển và
kết thúc tấn công được nâng cao. Chiều cao của đấu thủ trong đội hiện nay cũng
đươc tăng lên đáng kể.
Thể lưc bao gồm sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo trong đó sức mạnh
đóng vai trò vô cùng quan trọng tới hiệu quả kỹ thuật phát bóng cao tay. Vì vậy
việc phát triển sức mạnh các nhóm cơ tay, vai có sự liên quan mật thiết tới việc
đem lại hiệu quả phát bóng
Thể lực đóng vai trò quan trọng trong thi đấu bóng chuyền, thể lực là
nền tảng cho việc thực hiện các kỹ thuật và mọi hành vi chiến thuật trình độ thể
lực không cao đáp ứng được yêu cầu thi đấu căng thẳng trong thời gian dài.
Các môn thể thao nói chung và môn bóng nói riêng trong thi đấu phải
thực hiện nhiều loại kỹ thuật khác nhau liên tục trong thời gian dài, vì vậy ở các
trận đấu, hiệp đấu VĐV sẽ bị giảm sút về thể lực, các kỹ thuật khi thực hiên hiệu
quả không cao, độ chính xác, tính hiệu quả bị giảm sút một cách một cách rõ rêt.
Như vậy có thể kết luận rằng thể lực đóng vai trò quan trọng trong thi đấu bóng
chuyền, thể lực đóng vai trò nền tảng cho mọi hoạt động.
+ Vai trò của tâm lý ý chí:

Huấn luyện tâm lý cho VĐV là một quá trình sư phạm, sự thành công
của nó phụ thuộc vào thực hiện hang loạt những nguyên tắc sư phạm chung,
trong đó phải nói đến các nguyên tắc của giáo dục, nguyên tắc tự giác và tích
cực, nguyên tắc tuần tự và hệ thống, nguyên tắc toàn diện và vững chắc
Cần chú ý là tất cả càc nguyên tắc huấn luyện đều liên hệ chặt chẽ và bổ
sung cho nhau. Nếu vi phạm một trong số những nguyên tắc đó thì sẽ làm ảnh
hưởng đến các nguyên tắc khác.
6
Huấn luyện tâm lý chung được tiến hành cùng với huấn luyện thể lực,
huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện chiến thuật trong suốt thời gian của thời kỳ
hoàn thiện về thể thao. Nó không chỉ nhằm chuẩn bị cho VĐV trong trận đấu thi
đấu sắp tới mà còn để giải quyết các nhiêm vụ của quá trình hoàn thiện thể thao.
Nhiệm vụ chủ yếu của huấn luyện tâm lý chung cho VĐV là.
1- Giáo dục đạo đức, phẩm chất cá nhân, tính tập thể cho VĐV .
2- Phát triển quá trình tri giác bao gồm : sự hình thành và hoàn thiện
các dạng cảm giác chuyên môn như “ cảm giác bóng ”, “ cảm giác
lưới” , “ cảm giác sân bãi” , “ cảm giác thơi gian”
3- Phát triển sự chú ý đặc biệt là khối lượng , cường độ , tính ổn định,
phân bố và chuyển hướng chú ý.
4- Phát triển ý thức chiến thuật , trí nhớ, khái niêm, trí tưởng tượng,
năng lục phán đoán nhanh chóng và chính xác tinh huống thi đấu,
quyết định các giải pháp có hiệu quả và kiểm tra hoạt động của mình,
5- Phát triển năng lực điều khiển cảm giác của mình trong quá trình
chuẩn bị trước và trong tiến hành thi đấu.
6- Phát triển các ý chí phẩm chất.
Từ thực tế trên ta có thể thấy yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát bóng
trong thi đấu là 3 yếu tố trên.
1.2- Xu thế tấn công của bóng chuyền hiện đại.
1.2.1-Xu thể chung của bóng chuyền hiên đại.
Lựa chon tiếp thu xu thế chung của bóng chuyền hiện đại, bóng chuyền nước ta

đã có những bước thay đổi đáng kể trong công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện
và thi đấu, huấn luyện phù hợp với xu thế mới của bóng chuyền hiện đại là :
Tuyển chọn VĐV có chiều cao, tập trung nâng cao huấn luyện tố chất thể lực,
huấn luyện VĐV có trình độ điêu luyên, coi trọng VĐV chuyền hai, chuyên môn
hoá phòng thủ, lấy tấn công xa lưới, bóng dài của sân sau và nhảy phát bóng làm
yếu tố tấn công bất ngờ. Hiệu quả từ ngay pha bóng đầu tiên để ăn điểm trực
7
tiếp phá vỡ ý đồ chiến thuật tấn công của đối phương trong chuyền một để dành
phần thắng lợi cho toàn đội.
1.2.2- Xu thế tấn công trong phát bóng.
Bóng chuyền hiện đại người ta đã lấy phát bóng là một phương tiện tấn công
hữu hiệu và chủ động nhất , nhằm phá vỡ hệ thống chiến thuật, phá vỡ đội hình
thi đấu của đối phương, gặp khó khăn trong việc phối hợp chiến thuật, cho đội
bạn và tạo được tâm lý vững vàng cho đồng đội. Ngoài ra phát bóng còn là hình
thức chủ động tấn công có thể giành được điểm trực tiếp từ những quả bóng đầu
tiên từ đó có thể khẳng định tấn công phát bóng là một hình thức tấn công tiêu
biểu điển hình.
1.3- Cơ sở tâm lý
Từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu tới lĩnh vực hoạt động
thể thao. Trong các môn thể thao tập thể cũng như các môn thể thao cá nhân có
những điều kiện tốt để xem xét thái độ, hành động của con người ở những tình
huống căng thẳng khác nhau.
Tâm lý của con người rất đa dạng phong phú cũng như biểu hiện của nó
vậy. nó không phụ thuộc vào những điều kiện chủ quan ( lứa tuổi, giới tính,
trình độ …) mà còn phụ thuộc cả những điều kiện khách quan ( tình huống thi
đấu khác nhau , địa điểm , thời tiết , trọng tài khan giả…). Chính vì thế trong
quá trình giảng dạy và huấn luyện đòi hỏi giáo viên, huấn luyện viên thể thao
phải được vai trò của tâm lý học thể thao đối với thực tiễn, phải nắm vững được
những kiến thức cơ bản của tâm lý học….để có những biện pháp giảng dạy và
huấn luyện cho phù hợp.

Trong bóng chuyền việc rèn luyện các phẩm chất tâm lý lòng dũng cảm,
tự tin, tính quyết đoán, tính kỷ luật… và đặc biệt là trạng thái tâm lý sẵn sang
đạt thành tích cao cho các VĐV là rất cần thiết. Để đạt được điều đó trong quá
trình tập luyện phải cho người tập tiếp xúc làm quen với nhiều đối tượng khác
nhau, tham gia nhiều các trận đấu có đặc điểm khác nhau…để cho họ có điều
kiện rèn luyện các phẩm chất tâm lý.
8
1.4-Cơ sở sinh lý
Khoa học đã chứng minh các kỹ năng kỹ xảo vận động cần thiết trong
cuộc sống của con người lao động: chạy, nhảy, săn bán, hái lượm… đã được
hình thành do quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần các hoạt động đó.
Trong thể thao cũng vậy, các kỹ năng kỹ xảo thực hiện động tác được
hình thành do quá trình tích luỹ các phản xạ có điều kiện nghĩa là các phản xạ có
điều kiện được lặp đi lặp lai nhiều lần tạo thành định hịnh trên vỏ não. Chính
dụa trên cơ sở đó mà quá trình giảng dạy và huấn luyện phải được tiến hành từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp….Nghĩa là các bài tập trứơc phải là tiền đề
cho các bài tập sau và các bài tập phải dụa trên cơ sở những bài tập trước.
1.5-Cơ sở lý luận trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật phát bóng.
1.5.1-Cơ sở lý luận huấn luyện phát bóng cho VĐV bóng chuyền.
Môn thể thao bóng chuyền hiện đại có yêu cầu cao về kỹ chiến thuật,
thể lực tâm lý, sự bền bỉ dẻo dai trong các động tác đánh bóng, trong đó kỹ thuật
phát bóng là một kỹ thuật rất cơ bản và quan trọng.
Phát bóng là một kỹ thuật với bóng đầu tiên đẻ đua bóng vào cuộc, phát
bóng là mở màn cho một trận đấu, một hiệp đấu hoạc một đợt tấn công. Phát
bóng và hiệu quả phát bóng có ý nghĩa rất quan trọng trong thành tích thi đấu
của đội. Phát bóng có uy lực đạt hiệu quả cao có thể giành được điểm trực tiếp
cho đội mình.
Tính hiệu quả của phát bóng còn thể hiện ở chỗ gây khó khăn cho đối
phương trong các hoạt động như: chuyền một, phá vỡ chiến thuật, giảm sức tấn
công…Hơn nũa phát bóng có hiệu quả cao, có uy lực còn tạo được tinh thần thi

đấu sôi nổi nhiệt tình với ý chí quyết tâm cao.
Phát bóng tốt còn tạo điều kiện, khả năng phối hợp thực hiện các động
tác, thực hiện chiến thuật một cách tự tin hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Trong thi đấu bóng chuyền VĐV sử dụng rất nhiều các kỹ thuật phát
bóng khác nhau như:
+ Phát bóng cao tay chính diện.
9
+ Phát bóng cao tay nghiêng mình.
+ Phát bóng thấp tay chính diện.
+ Phát bóng thấp tay nghiêng mình.
+ Nhảy phát bóng.
Ngoài ra tính chất đường bay của bóng cũng khác nhau, có thể là xoáy,
bay, manh hoặc nhẹ.
1.5.2- Các giai đoạn của giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật phát bóng.
- Giai đoạn giảng dạy ban đầu.
Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong phạm vi tạo ra nền móng
để đạt tới hiệu quả điêu luyện của VĐV bóng chuyền, đây là giai đoạn hình
thành kỹ năng ban đầu, hoàn thành nét chính của động tác. Những nét đặc trưng
của cơ chế sinh lý hình thành kỹ năng là sự lan toả các phản xạ vận động, sự
căng thẳng cơ bắp không cần thiết do sự khuyếch tán của quá trình hưng phấn ở
vỏ bàn cầu đại não. Nhiệm vụ về mặt phương pháp ở giai đoạn này là nắm vững
các nguyên lý kỹ thuật và nhịp điệu chung của động tác, loại bỏ các động tác
thừa và sự căng thẳng cơ không cần thiết. Trong giai đoạn giảng dạy ban đầu
khâu cơ bản của kỹ thuật động tác phải được nắm vững . Ban đầu học những
động tác đơn lẻ, sau đó luân phiên kết hợp với các động tác khác theo nguyên
tắc từ động tác chủ yếu đến động tác thứ
- Giai đoạn cửng cố sâu thêm:
Đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật phát bóng trên cơ sở nắm vững
các chi tiết động tác . Hợp lý hóa cấu trúc động tác khi thực hiện kỹ thuật tăng
độ chuẩn xác của biên độ, nhịp điệu động tác sự phối hợp các bộ phận của cơ

thể, sửa chữa các động tác sau và loại bỏ các hoạt động thừa.
- Giai đoạn tiếp tục hoàn thiện:
Củng cố kỹ năng, hoàn thiện các động tác kỹ thuật đã được học và thực
hiện kỹ thuật đó phù hợp với đặc điểm cá nhân, tăng cường số lượng lặp lại
động tác kỹ thuật phát bóng đúng, thực hiện kỹ thuật một cách tự tin và ổn định.
10
Thực hiện tốt kỹ thuật động tác phát bóng đảm bảo hiệu quả cao trong các điều
kiện thi đấu khác nhau.
1.6. Các vấn đề nghiên cứu đã liên quan đến đề tài:
Tham khảo các đè tài nghiên cứu khoa học từ trước tới nay trong việc
giảng dạy và huấn luyện thể thao. Hiệu quả phát bóng đã được các tác giả
nghiên cứu như: Tác giả Nguyễn Hồng Quyết “Nghiên cứu và lựa chọn một số
bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng”, tác giả Hoành Anh Tuấn
“Nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát
bóng cao tay trước mặt”, Tác giả Phạm Văn Nam “Nghiên cứu và lựa chọn một
số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng cho vận động viên bóng chuyền
nữ tỉnh Thái Bình” và một số đề tài liên quan trong phạm vi này .
11
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1- Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết hai mục tiêu của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1.1- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp nghiên cứu
được sử dụng nhằm làm sang tỏ và tổng quát được vấn đề nghiên cứu, tìm ra cơ
sở lý luận, phương pháp, phương tiện huấn luyện kỹ thuật phát bóng cho nam
VĐV bóng chuyền tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15-16.
2.1.2- Phương pháp phỏng vấn.
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiêp và gián tiếp

- Phỏng vấn trực tiếp: Trực tiếp trao đổi với huấn luyện viên và VĐV
nhằm đưa ra được những bài tập bổ trợ tốt nhất.
- Phỏng vấn gián tiếp: Thu thập thong tin liên quan cần thiết đến đề tài
nghiên cứu thong qua phiếu phỏng vấn HLV, VĐV.
2.1.3- Phương pháp quan sát sư phạm:
Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã trực tiếp theo dõi các trận thi đấu
bóng chuyền tại giải vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia của đội tuyển trẻ nam
tỉnh Ninh Bình.Từ đó thu thập số liệu, thong tin để lựa chọn bài tập một cách
hợp lý nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phát bóng chon am VĐV bóng chuyền
tỉnh Ninh Bình lưa tuổi 15-16.
2.1.4- Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng các test, bài tập , đấu tập nhằm xác định được thực trạng hiện
tại để đua ra các bài tập bổ trợ hợp lý nhất.
2.1.5- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Thông qua phương pháp này để kiểm nghiêm đánh giá hiệu quả ứng
dụng các bài tập đã chọn vào thực tiễn huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả phát
bóng chon nam VĐV bóng chuyền trẻ tinh Ninh Bình lứa tuổi 15-16.
12
Chúng tôi tiến hành thực nghiêm trên 2 nhóm: nhóm 1 và nhóm 2, mỗi
nhóm gồm 8 người.
Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm tập luyện theo hệ thống bài tập do chúng
tôi lựa chọn.
Nhóm 2 là nhóm đối chứng tập theo các bài tập theo các bài tập cũ vẫn
thường tập
Quá trình thực nghiệm được tổ chức chặt chẽ với từng phần trong từng
buổi tập.Chúng tôi đã loại trừ các yếu tố khách quan tác động đến từng nhóm và
tránh ảnh hưởng của nhóm này đối với nhóm kia. Vấn đề còn lại là sự tác động
của tổ hợp phương pháp đến từng nhóm khác nhau để đánh giá hiệu quả của
chúng. Kết quả thực nghiêm được chúng tôi trình bày ở phần kết quả nghiên
cứu.

2.1.6- Phương pháp toán học thống kê.
Để xử lý các số liệu thu được qua thực nghiệm sư phạm, trong đề tài sẽ
sử dụng các công thức sau:

Phương sai:
2
)()(
22
2
−+
−+−
=

BA
B
B
B
A
nn
xxxx
δ
(n < 30)
Số trung bình:
A
A
A
n
x
X


=
B
B
B
n
x
X

=
So sánh hai số trung bình:
BA
BA
nn
xx
t
22
δδ
+

=
2.2-Tổ chức nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành từ tháng 03/2010 đến tháng
05/2011 và được chia ra làm 3 giai đoạn sau :
13
- Giai đoạn1: Từ tháng 03/2010 đến tháng 04/2010
Xác định đề tài, tìm giáo viên chỉ đạo, lập đề cương kế hoạch
- Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2010 đến tháng 07/2010
Giải quyết mục tiêu 1
- Giai đoạn 3: Từ tháng 07/2010 đến tháng 12/2010
Giải quyết mục tiêu 2.

Từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2011
Hoàn thiện và báo cáo đề tài trước hội đồng khoa học.

14
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. GIẢI QUYẾT MỤC TIÊU 1.
Đánh giá thực trạng hiệu quả phát bóng của các VĐV Bóng chuyền nam
lứa tuổi 15 - 16 tham gia thi đấu giải Bóng chuyền trẻ tại Quảng Trị.
3.1.1. Thực trạng sử dụng kỹ thuật phát huy của các đội Bóng chuyền nam
trẻ hiện nay:
Để đánh giá thực trạng hiệu quả phát bóng của các đội bóng chuyền nam
trẻ hiện nay trong thi đấu chúng tôi tiến hành quan sát giải Bóng chuyền trẻ tổ
chức tại Quảng Trị năm 2010.
Tại giải chúng tôi tiến hành quan sát 4 đội Bóng chuyền nam trẻ Thể
Công, Biên Phòng, Vĩnh Long, Khánh Hòa.
Chúng tôi tiến hành thu thập, thống kê và xử lý số liệu để đánh giá hiệu
quả phát bóng thi đấu kết quả được trình bày ở bảng 2, trong đó:
- Thành công gồm 2 loại:
+ Thành công loại một là phát bóng ăn điểm trực tiếp.
+ Thành công loại 2 là phá vỡ ý đồ chiến thuật của đối phương và không
để đối phương có điều kiện thuận lợi tổ chức tấn công.
- Thất bại gồm có:
+ Mất điểm.
+ Để đối phương tổ chức chiến thuật tốt và có điều kiện thuận lợi để tấn
công.
15
Bảng 3. 1: Kết quả sử dụng các kỹ thuật phát bóng của các đội Bóng chuyền nam trẻ hiện nay
Kỹ thuật
phát bóng

Tên đội
Tổng
số lần
sử
dụng
Nhảy phát bóng xoáy xuống Đứng phát phát bay Đứng phát bóng xoáy xuống
Số lần sử
dụng
Thành công Thất bại
Số lần sử
dụng
Thành công Thất bại
Số lần sử
dụng
Thành công Thất bại
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Thể Công 102 80 78,43 70 87,5 10 12,5 20 19,61 14 70 6 30 2 1,96 0 0 2 100
Biên Phòng 97 20 20,62 18 90 2 10 47 48,45 30 63,83 17 36,17 30 30,39 15 50 15 50
Vĩnh Long 96 36 37,5 26 72,22 10 27,78 40 41,67 35 87,5 5 12,5 20 20,83 13 65 7 35
Khánh Hòa 100 40 40 22 55 18 45 45 45 30 66,67 15 33,33 15 15 10 66,67 5 33,33
Tổng 395 176 44,56 136 77,27 40 22,73 152 38,48 109 71,71 43 28,29 67 16,69 38 56,72 29 43,28
16
Biểu đồ 3.2: Hiệu quả sử dụng các kỹ thuật phát bóng
của các đội Bóng chuyền nam trẻ.
* Đội Thể Công:
- Số lần nhảy phát bóng xoáy xuống là 80 lần, chiếm 78,43% tổng số lần
phát bóng trong đó thành công là 70 lần chiếm 87,5%.
- Số lần đứng phát bóng bay là 20 lần, chiếm 19,61% tổng số lần phát
bóng trong đó thành công là 14 lần chiếm 70%.
- Số lần đứng phát bóng xoáy xuống là 2 lần, chiếm 1,96% tổng số lần

phát bóng trong đó thành công là 0 lần, chiếm 60%.
* Đội Biên Phòng:
- Số lần nhảy phát bóng xoáy xuống là 20 lần, chiếm 20,62% tổng số lần
phát bóng trong đó thành công là 18 lần chiếm 90%.
- Số lần đứng phát bóng bay là 47 lần, chiếm 48,45% tổng số lần phát
bóng trong đó thành công là 30 lần chiếm 63,83%.
- Số lần đứng phát bóng xoáy xuống là 30 lần, chiếm 30,93% tổng số lần
phát bóng trong đó thành công là 15 lần, chiếm 15%.
17
* Đội Vĩnh Long:
- Số lần nhảy phát bóng xoáy xuống là 30 lần, chiếm 37,3% tổng số lần
phát bóng trong đó thành công là 26 lần chiếm 72,22%.
- Số lần đứng phát bóng bay là 40 lần, chiếm 91,67% tổng số lần phát
bóng trong đó thành công là 35 lần chiếm 87,5%.
- Số lần đứng phát bóng xoáy xuống là 20 lần, chiếm 20,83% tổng số lần
phát bóng trong đó thành công là 13 lần, chiếm 65%.
* Đội Khánh Hòa:
- Số lần nhảy phát bóng xoáy xuống là 40 lần, chiếm 40% tổng số lần phát
bóng trong đó thành công là 30 lần chiếm 66,67%.
- Số lần đứng phát bóng bay là 45 lần, chiếm 45% tổng số lần phát bóng
trong đó thành công là 30 lần chiếm 66,67%.
- Số lần đứng phát bóng xoáy xuống là 15 lần, chiếm 15% tổng số lần
phát bóng trong đó thành công là 10 lần, chiếm 66,67%.
Kết luận:
Qua bảng 1 chúng tôi nhận thấy hiệu quả phát bóng trong thi đấu của các
đội Bóng chuyền nam hiện nay là tương đối cao đặc biệt là các kỹ thuật nhảy
phát bóng xoáy xuống và đứng phát bóng bay.
3.1.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả phát bóng của các đội Bóng chuyền
nam trẻ lứa tuổi 15 - 16 tỉnh Ninh Bình:
Trong thực tế thi đấu Bóng chuyền các VĐV có thể sử dụng nhiều kỹ

thuật phát bóng khác nhau nhưng đều chung cùng mục đích tạo uy lực lớn, áp
đảo đối phương. Vấn đề đặt ra là VĐV muốn sử dụng kỹ thuật nào đó thì cần
phải có kỹ thuật và thể lực để duy trì được tính ổn định và hiệu quả trong thi
đấu. Để thấy được thực trạng sử dụng kỹ thuật phát bóng của đội Bóng chuyền
nam trẻ lứa tuổi 15 - 16 tỉnh Ninh Bình chúng tôi tiến hành quan sát 4 trận đấu
đều thi đấu 5 hiệp của các VĐV về hiệu quả thực hiện kỹ thuật phát bóng tại giải
Bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc năm 2010 tổ chức tại Quảng Trị.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
18
Bảng3.3: Thực trạng hiệu quả phát bóng của đội Bóng chuyền trẻ nam Ninh Bình lứa tuổi 15-16 tổ chức tại Quảng
Trị năm 2010
Kỹ thuật
phát bóng
Tên đội
Tổng
số lần
sử
dụng
Nhảy phát bóng xoáy xuống Đứng phát phát bay Đứng phát bóng xoáy xuống
Số lần sử
dụng
Thành công Thất bại
Số lần sử
dụng
Thành công Thất bại
Số lần sử
dụng
Thành công Thất bại
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Trận I 96 20 20,83 10 50 10 50 40 41,67 18 45 22 55 36 37,5 16 44,44 20 55,56

Trận II 125 30 24 14 46,67 16 53,33 50 40 25 50 25 50 45 36 20 44,44 25 55,56
Trận III 96 20 20,83 12 60 8 40 38 39,58 18 47,37 20 52,63 38 39,58 19 50 19 50
Trận IV 100 18 18 8 44,44 10 55,56 52 52 22 42,31 30 57,69 30 30 14 46,67 16 53,33
Tổng 417 88 21,10 44 50 44 50 180 43,17 83 46,11 97 53,89 149 35,73 69 46,31 80 53,69
19
Kết luận:
Qua bảng 2 cho thấy: Trong thi đấu đội Bóng chuyền nam Ninh Bình lứa
tuổi 15 - 16 cũng đang sử dụng 2 loại phát bóng là nhảy phát bóng xoáy xuống
và đứng phát bóng bay nhưng hiệu quả chưa cao nguyên nhân chủ yếu do:
- Mức độ hoàn thiện kỹ thuật.
- Sự chuẩn bị thể lực chuyên môn.
- Tâm lý thi đấu của vận động viên.
Để thấy rõ hơn hiệu quả phát bóng của đội Bóng chuyền nam lứa tuổi 15 -
16 năm 2010 chúng tôi đã biểu thị các kết quả thống kê qua biểu đồ 3.4:
Biểu đồ 3.4: Hiệu quả sử dụng các kỹ thuật phát bóng của đội
Bóng chuyền nam trẻ tỉnh Ninh Bình tại giải Bóng chuyền tổ chức Quảng
Trị năm 2010
Từ cơ sở thực tiễn đó chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu lựa chọn ra
một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng trong thi đấu cho các VĐV
Bóng chuyền trẻ là một việc làm cần thiết.
20
3.1.3. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng cho
các VĐV Bóng chuyền nam trẻ tỉnh Ninh Bình lứa tuổi 15 - 16:
Trên cơ sở lý luận và phương pháp thể dục thể thao các bài tập thỏa mãn
những yêu cầu nhằm từng bước hình thành kỹ năng vận động với phương pháp
tập luyện lặp lại ổn định, lặp lại có biến đổi, đảm bảo nguyên tắc tăng dần từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với cá nhân người tập. Các bài tập
chuyên môn phù hợp với quy trình huấn luyện phải có cấu trúc bên ngoài và bên
trong tương tự như kỹ thuật động tác cần phải hoàn thiện. Song song với việc
từng bước hình thành các kỹ năng vận động, cần thiết là các bài tập bổ trợ để

duy trì và phát triển các tố chất thể lực tương ứng, cần thiết cho quá trình các tố
chất thể lực tương ứng, cần thiết cho quá trình hoàn thiện kỹ thuật phát bóng
nhằm lựa chọn một cách chính xác các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát
bóng.
Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi đã sử dụng phương pháp đọc, tham
khảo tài liệu chuyên môn và trong quá trình trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia
Bóng chuyền và một số huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm, quan sát các buổi
tập chuyên môn của đội, các trận đấu tập trong thời kỳ chuẩn bị. Chúng tôi đã
thấy được 3 nhóm bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật phát bóng mà các
chuyên gia đã sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện. Đó là các nhóm:
* Nhóm 1: Các bài tập củng cố hoàn thiện kỹ thuật động tác.
1.1. Bài tập phát bóng điểm rơi vào ô quy định.
1.2. Bài tập gõ bóng vào tường ở các cự ly khác nhau.
1.3. Phát bóng vào các vị trí hàng trên.
1.4. Bài tập phát bóng trong điều kiện cơ quan tiền đình phải làm nhiệm
vụ giữ thăng bằng cho cơ thể.
1.5. Tập luân phiên nhóm 2 người thực hiện phát bóng và di động đỡ đệm
bóng.
1.6. Nhảy phát bóng mạnh vào các vị trí.
1.7. Di động làm động tác tung bóng mạnh vào tường (có vẽ lưới thấp).
21
1.8. Bài tập kéo dài cự ly phát bóng ở 4 - 5m cuối sân.
1.9. Phát bóng mạnh chính xác.
* Nhóm 2: Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
2.1. Bài tập với tạ Anten.
2.2. Bật nhảy đập bóng liên tục trong vòng 25 giây.
2.3. Bật nhảy hố cát nâng cao đùi.
2.4. Bài tập cơ bụng ở thang dóng.
2.5. Kéo dây cao su luân phiên hai tay.
2.6. Bật nhảy có mang trọng lượng phụ.

2.7. Phát bóng trong lúc cơ thể mệt mỏi sau tập luyện.
2.8. Tập ném bóng cao su, bóng ném, lựa chọn sử dụng 95% sức.
2.9. Ném bóng nhồi cho nhau nhịp độ tối đa là > 12m.
* Nhóm 3: Nhóm bài tập thi đấu.
3.1. Bài tập thi đấu.
3.2. Bài tập phát bóng tính điểm.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình lựa chọn các bài tập chúng
tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia Bóng chuyền, các huấn luyện viên,
giáo viên lâu năm và các VĐV có đẳng cấp cao. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu
thu về là 20. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.5
22
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả phát bóng
TT
Kết quả trả lời n = 20
Nội dung hỏi
Đồng ý
Không
đồng ý
Số
người
%
Số
người
%
Nhóm 1: Các bài tập củng cố hoàn thiện kỹ thuật động
tác
1 Bài tập phát bóng điểm rơi vào ô quy định 20 100 0 0
2 Bài tập gõ bóng vào tường ở các cự ly khác nhau 20 100 0 0
3 Phát bóng vào các vị trí hàng trên 19 95 1 5

4 Bài tập phát bóng trong điều kiện cơ quan tiền đình phải làm
nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể
10 50 10 50
5 Tập luân phiên nhóm 2 người thực hiện phát bóng và di
động đỡ đệm bóng
20 100 0 0
6 Nhảy phát bóng mạnh vào các vị trí 20 100 0 0
7 Di động làm động tác tung bóng mạnh vào tường (có vẽ lưới
thấp)
10 50 10 50
8 Bài tập kéo dài cự ly phát bóng ở 4 - 5m cuối sân 19 95 1 5
9 Phát bóng mạnh chính xác 18 90 2 10
Nhóm 2: Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn
10 Bài tập với tạ Anten 20 100 0 0
11 Bật nhảy đập bóng liên tục trong vòng 25 giây 19 95 1 5
12 Bật nhảy hố cát nâng cao đùi 20 100 0 0
13 Bài tập cơ bụng ở thang dóng 20 100 0 0
14 Kéo dây cao su luân phiên hai tay 19 95 1 5
15 Bật nhảy có mang trọng lượng phụ 10 50 10 50
16 Phát bóng trong lúc cơ thể mệt mỏi sau tập luyện 11 55 9 45
17 Tập ném bóng cao su, bóng ném, lựa chọn sử dụng 95% sức 12 60 8 40
18 Ném bóng nhồi cho nhau nhịp độ tối đa là > 12m 10 50 10 50
Nhóm 3: Nhóm bài tập thi đấu
19 Bài tập thi đấu 20 100 0 0
20 Bài tập phát bóng tính điểm 20 100 0 0
Từ kết quả phỏng vấn ở bảng 3.5, chúng tôi đã sử dụng những bài tập có
số phiếu tán thành từ 85% trở lên nhằm đưa ra hệ thống các bài tập ứng dụng
23
trong giảng dạy và huấn luyện cho VĐV Bóng chuyền nam trẻ tỉnh Ninh Bình
lứa tuổi 15 - 16.

Các bài tập đó là:
* Nhóm 1: Các bài tập củng cố hoàn thiện kỹ thuật động tác.
- Bài tập phát bóng điểm rơi vào ô quy định.
- Bài tập gõ bóng vào tường ở các cự ly khác nhau.
- Phát bóng vào các vị trí hàng trên.
- Tập luân phiên nhóm 2 người thực hiện phát bóng và di động đỡ đệm
bóng.
- Nhảy phát bóng mạnh vào các vị trí.
- Bài tập kéo dài cự ly phát bóng ở 4 - 5m cuối sân.
- Phát bóng mạnh chính xác.
* Nhóm 2: Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
- Bài tập với tạ Anten.
- Bật nhảy đập bóng liên tục trong vòng 25 giây.
- Bật nhảy hố cát nâng cao đùi.
- Bài tập cơ bụng ở thang dóng.
- Kéo dây cao su luân phiên hai tay.
* Nhóm 3: Nhóm bài tập thi đấu.
- Bài tập thi đấu.
- Bài tập phát bóng tính điểm.
Sau khi đã lựa chọn được các bài tập chúng tôi tiến hành giải quyết
mục tiêu 2.


3.2. GIẢI QUYẾT MỤC TIÊU 2.
24
Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn để giảng dạy và huấn
luyện kỹ thuật phát bóng cho VĐV Bóng chuyền nam trẻ tỉnh Ninh Bình
lứa tuổi 15 - 16:
Để đánh giá hiệu quả các bài tập phát bóng đã lựa chọn chúng tôi tiến
hành thực nghiệm giảng dạy cho 18 nam VĐV Bóng chuyền tỉnh Ninh Bình.

Đối tượng thực nghiệm được chia làm 2 nhóm một cách ngẫu nhiên. Nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng mỗi nhóm là 9 VĐV.
Trong đó nhóm thực nghiệm tập luyện những bài tập mà chúng tôi đã lựa
chọn, còn nhóm đối chứng tập luyện các bài tập theo chương trình của huấn
luyện viên.
3.2.1. Thời gian thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong 2 tháng từ tháng 9 đến tháng 11
năm 2010. Mỗi tuần chúng tôi tiến hành tập luyện vào 3 buổi, mỗi buổi 40 phút
(trong một giáo án tập luyện).
3.2.2. Địa điểm thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại Trung tâm TDTT tỉnh Ninh Bình.
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm:
Để đảm bảo tính khách quan và khoa học trong quá trình thực nghiệm
chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hiệu quả phát bóng của 2 nhóm thực nghiệm và
đối chứng bằng 2 test chuyên môn.
- Test 1: Nhảy phát mạnh thành tích được tính điểm bằng giây (từ khi bàn
tay chạm bóng tới khi bóng chạm mặt sân).
- Test 2: Test phát bóng chuẩn.
Yêu cầu: Mỗi bài thực hiện 5 quả (thành tích là trung bình cộng của 5 lần
phát).
Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.6.
25

×