Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho sinh viên chuyên sâu cờ vua trường ĐHTDTT bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.62 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Cờ vua là một môn thể thao được phát triển từ năm 1980
ở nước ta, trải qua quá trình hình thành và phát triển đến nay Cờ vua đã trở
thành một nhu cầu sinh hoạt văn hoá - thể thao của mọi tầng lớp nhân dân, đặc
biệt trong thanh thiếu niên và nhi đồng. Các tuyển thủ của chúng ta đã đạt được
các thành tích cao tại các giải khu vực, châu lục và thế giới. Chính vì vậy Cờ
vua được ngành thể dục thể thao xác định là một trong những môn thể thao mũi
nhọn, được tập trung đầu tư.
Song bên cạnh những mặt mạnh, công tác đào tạo huấn luyện viên, giảng
viên, VĐV Cờ Vua hiện nay ở nước ta còn nhiều tồn tại, kìm hãm sự phát triển
của chính môn thể thao này. Đặc biệt là nâng cao kỹ năng chiếu hết trong một số
nước đi hạn định của VĐV trong công tác huấn luyện.
Tác động có hướng đích bằng các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ
năng chiếu hết cho VĐV Cờ vua có ý nghĩa chủ đạo trong việc nâng cao khả
năng tính toán với các thế biến này sinh liên tục và phức tạp. Đặc biệt là việc
nâng cao khả năng tư duy chiến thuật, nó giúp VĐV nâng cao khả năng phân
tích – đánh giá và lập kế hoạch chơi. Kỹ năng chiếu hết thực chất là quá trình tư
duy liên tục nhằm tìm ra những nước đi hiệu quả nhất ở những tình huống cờ
thay đổi trong quá trình thi đấu. Kỹ năng này giúp người học nâng cao khả năng
linh cảm , sự phối hợp giữa các quân trên bàn cờ hướng vào việc giải quyết
nhiệm vụ rõ ràng là chiếu hết, cầu hòa, bắt quân…Gần hơn nữa là sự chuẩn bị
cho đấu thủ có kế hoạch, các đòn chiến thuật, cũng như định hướng chiến lược.
Do vậy việc nâng cao kỹ năng chiếu hết là điều hết sức cần thiết.
Qua tìm hiểu một số giải Cờ Vua, nhận thấy nhiều VĐV có ưu thế trong
tàn cuộc song đáng tiếc lại không giành phần thắng vì kỹ năng chiếu hết còn
kém. Với mục tiêu lâu dài là từng bước hoàn thiện kỹ năng chiếu hết cho sinh
viên chuyên sâu Cờ vua, cần thiết phải tiến hành đồng bộ việc bổ sung các cơ sở
lý luận vfa đặc biệt lfa các nhóm bài tập, bài tập cụ thể. Đây cũng là vấn đề đã
được quan tâm nghiên cứu nhưng phần lớn chỉ giúp nâng cao kỹ năng chiếu hết
1
chung còn kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi thì chưa có tác giả nào đề cập chi


tiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong
hai nước đi cho Sinh viên chuyên sâu Cờ Vua trường Đại học TDTT Bắc
Ninh”
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài
tiến hành lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai
nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua trường Đại học TDTT Bắc Ninh
* Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết hai mục tiêu
nghiên cứu sau:
+ Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm hình thành kỹ năng
chiếu hêt trong hai nước cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
+ Mục tiêu 2: Nghiên cứu ứng dụng và xác định hiệu quả của các bài tập
đã lựa chọn nhằm hình thành kỹ năng chiếu hết trong hai nước đi cho sinh viên
chuyên sâu Cờ Vua trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
* Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai
nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua trường Đại học TDTT Bắc Ninh
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên sinh viên
chuyên sâu Cờ vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý trong môn Cờ vua.
1.1.1. Đặc điểm tâm lý.
Cờ vua là một môn thể thao trí lực, lượng vận động trong Cờ vua chủ yếu
là lượng vận động tâm lý, tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập.
là một môn thể thao, song không giống với đại đa số các môn thể thao khác, Cờ
vua không đòi hỏi sự hoạt động cơ bắp mạnh mẽ. Có thể gọi Cờ vua (theo một

cách hình tượng) là một môn thể thao bất động. Bởi vì, trong suốt quá trình hoạt
động sáng tạo, thi đấu, VĐV Cờ vua dùng phần lớn thời gian ngồi sau bàn cờ,
nghĩa là đưa tới một nếp sống ít hoạt động. Với đặc điểm Cờ vua là môn thể
thao trí tuệ, lượng vân động trong Cờ vua là lượng vận động tâm lý, tác động
trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập nên cần phải chú ý đến tính chất đặc
biệt này. Bởi vì, trong các môn thể thao khác (đặc biệt trong thời kỳ tiến hành
thi đấu), sự căng thẳng về cảm xúc thường được kết hợp với việc tăng cường
hoặt động cơ bắp. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì tăng cường hoạt động cơ
bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng không có lợi của hệ thần kinh và hệ tim
mạch. Cờ vua là một dạng hoạt động thể thao có sự căng thẳng về cảm xúc thần
kinh cao độ, dẫn tới một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình
trạng sức khỏe. Trước đây, có một số quan niệm cho rằng, trên cơ sở tính toán
đến những tác động nguy hại của sự căng thẳng về cảm xúc, có thể xây dựng
được những biện pháp, thậm chí trong một vài trường hợp có thể dùng cả các
chất dược liệu, để nhanh chóng làm giảm đi những căng thẳng đó trong thời gian
thi đấu. Song không nên coi đó là chuẩn mực, vì bản thân những căng thẳng cảm
xúc đó lại là chính những điều kiện cần thiết cho quá trình tư duy sang tạo của
VĐV Cờ vua. Hơn nữa, việc không có khả năng duy trì và chịu đựng những sự
căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao lại là một trong những nguyên nhân làm giảm
đi khả năng chơi của VĐV nghĩa là làm mất đi trạng thái sung sức thể thao của
VĐV Cờ vua.
3
Vì vậy, việc định mức áp dụng lượng vận động phù hợp đối với từng
VĐV trong trong tập luyện và thi đấu Cờ vua là một vấn đề hết sức quan trọng
đối với việc đạt được thành tích cao trong thi đấu.
Lượng vận động tâm lý trong Cờ vua chính là sự căng thẳng về cảm xúc
và thần kinh do mật độ, độ khó của bài tập cờ, tình huống cũng như thời gian
thực hiện bài tập, tình huống đó. Các tác nhân tâm lý (cường độ cảm xúc, sự
căng thẳng về lý trí…) có tác động mạnh thì làm tăng cường hoặc làm giảm sút
khả năng chức phận của cơ thể. Theo giáo sư P.Kunat lượng vận động tâm lý là

một quá trình bao gồm ba bước:
Bước 1: Đạt yêu cầu cơ bản của bài tập, tuy vẫn còn sai sót trong việc
thực hiện cũng như trong các phản xạ. Ở đây có sự căng thẳng lớn về mặt cảm
xúc và lý trí được điều khiển được các năng lực cần thiết trong môn thể thao
chuyên sâu nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ tập luyện.
Bước 2: Không có sai sót trong việc thực hiện các bài tập. Bắt đầu điều
khiển được chi tiết hành động trong khi thực hiện bài tập. Giảm sự căng thẳng
về cảm xúc và lý trí.
Bước 3: Thiết lập được sự thích nghi của cơ thể đối với lượng vận động
tâm lý.
Lượng vận động tâm lý trong Cờ vua nằm trong mối quan hệ biện chúng
với sức bền tâm lý. Sức bền tâm lý của VĐV Cờ vua là khả năng hệ thống tâm
thể của VĐV có thể chịu được lượng vận động cao trong tập luyện và thi đấu,
duy trì được sự cân bằng cần thiết trong hệ thống đó.
Sức bền tâm lý trong Cờ vua phụ thuộc vào:
- Trạng thái tâm lý trước vận động
- Loại hình thần kinh của VĐV
- Động cơ thi đấu của VĐV
- Các tác nhân ảnh hưởng xấu tới trạng thái tâm lý của VĐV trong hoàn
cảnh cụ thể.
4
Mức độ căng thẳng tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV
Cờ vua được xác định bằng:
-Trạng thái cảm xúc của VĐV: trạng thái này có rất nhiều nguyên nhân
bên trong cũng như bên ngoài điển hình như: trình độ chuyên môn của VĐV,
trình độ của đối phương, mục đích tập luyện và thi đấu…
- Đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của các bài tập, tính chất hoạt động của
cơ quan phân tích, mức độ tư duy chiến thuật, đặc điểm của sự tập trung chú ý,
điều khiển hoạt động có đối kháng…
- Độ lớn sự nỗ lực ý chí của VĐV

Những yếu tố nói trên ảnh hưởng tới mức căng thẳng tâm lý và có thể
chiếm ưu thế trong khi xác định lượng vận động. Sự căng thẳng tâm lý cao nhất
được biểu hiện trong các cuộc đấu quan trọng.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý.
Vấn đề giá trị sinh lý của ván đấu Cờ vua luôn luôn thu hút sự quan tâm
lớn và đầy thú vị. Bởi lẽ, kết quả của các ván đấu không chỉ có giá trị thuần túy
thể thao (thua, thắng, hòa) và giá trị về chất lượng ván đấu, mà quan trọng chính
là giá trị tâm – sinh lý mà các ván đấu đó đem lại. Thiếu giá trị này, sẽ rất khó
khăn trong việc trong việc chuẩn hóa lượng vận động trong thi đấu, trong việc
dự báo thành tích các VĐV Cờ vua.
Trong những năm 1980-1987, tại khoa Cờ vua trường đại học Matxcơva
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quá tình quyết định trong điều kiện
stress với thời gian hạn hẹp (Model Cờ vua)”. Kết quả nghiên cứu đề tài này với
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác đã chỉ ra rằng, với lượng vận
động thi đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt mỏi tương đối nhanh và
hiệu quả là một số VĐV Cờ vua xuất hiện các “khoảng tối” trong việc nhìn nhận
các thế cờ. Nghĩa là việc định vị được trong trí nhớ chỉ một phần nào đó của bàn
cờ, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng hơn cả.
5
Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp về tâm –
sinh lý bao gồm: ghi điện tâm đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu,
xác định tần số hô hấp và tần số mạch đập.
Những kết quả thu được từ điện não đồ trong quá trình thửu nghiệm đã
chứng tỏ rằng: Sự biến đổi hoạt lực điện sinh vật của não trong quá trình thực
hiện ván đấu cho phép đánh giá về độ khó của nhiệm vụ mà VĐV Cờ vua phải
giải quyết. Khi chơi trong giai đoạn khai cuộc, với các phương án quen thuộc,
việc lựa chọn nước đi dường như là tự động, không hề có khó khăn thì giá trị
sinh lý của ván đấu là không cao. Trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, khi
mà phần lớn các ván đấu được xác định bởi sự tính toán căng thẳng thì giá trị
sinh lý của ván đấu đạt kết quả cao nhất. Cùng qua các thử nghiệm cho thấy, giá

trị sinh lý của ván đấu còn đạt mức cao nhất trong những tình thế thiếu thời gian
(xêinốt), trong những tình thế sau khi thực hiện nước đi không chính xác, hoặc
sau những nước đi bất ngờ của đối phương.
Đồng thời với những thay đổi trên điện não đồ, khi thực hiện lượng vận
động thi đấu đã làm tăng dần số mạch đập và huyết áp. Những biến đổi đó thể
hiện ở phần lớn các VĐV, trong một mức độ vừa phải. Những thử nghiệm trong
điều kiện hạn hẹp thời gian ở các đối tượng nghiên cứu cho thấy, sự tăng có tính
quy luật của cả tần số hô hấp và tần số mạch đập, chúng được đánh giá như
“Stress phản ứng chuẩn” đối với lượng vận động về cảm xúc. Kết quả của
những thì nghiệm về chức năng hệ tuần hoàn được trình bày ở bảng sau:
6
Bảng 1.1: Kết quả của những thì nghiệm về chức năng hệ tuần hoàn
TT
Đẳng
cấp
Trước ván đấu Sau 2 ván đấu Sau 5-6 ván đấu Sau 9-10 ván đấu
Mạch
(1/phút)
HA
(mmHg)
Mạch
(1/phút)
HA
(mmHg)
Mạch
(1/phút)
HA
(mmHg)
Mạch
(1/phút)

HA
(mmHg)
1. DBKT 94 115/75 114 120/70 114 140/80 156 140/80
2. DBKT 83 140/90 108 150 160/110 120 150/100
3. KT 70 105/55 60 120/70 66 110/70 72 110/60
4. DBKT 78 120/75 64 75 88 140/60
5. DBKT 80 115/70 78 96 130/85 92 130/80
6. DBKT 80 120/65 80 130/70 92 86 140/80
7. DBKT 84 130/80 100 100 150/80 104 140/90
8. DBKT 68 120/75 80 82 130/90 90 135/80
9. DBKT 80 115/60 86 120/70 78 88 130/80
10. DBKT 82 95/55 120 120/70 116 120 130/70
11. DBKT 90 120/70 88 90 98 120/75
12. CL 104 110/60 120 128 120 125/70
1.2. Cơ sở lý luận về chiếu hết trong hai nước đi.
1.2.1. Cơ sở về chiếu hết trong 2 nước đi.
Trạng thái cuối cùng trong một ván đấu Cờ vua là thắng, thua và hòa. Một
trong các mục đích khi tiến hành ván đấu của mọi đấu thủ là chiến thắng, Con
đường để đi đến thắng lợi dù ngắn hay dài đều là chiếu hết đối phương.
Theo thuật ngữ Cờ vua, Chiếu hết (còn gọi là Mat) là một bên khi đến
lượt đi của mình không thể đưa Vua của mình thoát khỏi nước chiếu của đối
phương bằng một trong ba cách sau:
+ Tiêu diệt quân đang chiếu.
+ Dùng quân khác che chằn chắn cho Vua
+ Di chuyển Vua đến một ô cờ hợp lệ
Như vậy nếu muốn chiếu hết đối phương trong hai nước thì phải
chiếu Vua liên tục trong hai nước
hoặc nước đi đầu phải tạo lợi thế
để nước cờ tiếp theo chiếu hết.
Ở ví dụ bên ta thấy nếu quân trắng

di chuyển xe để chiếu liên tiếp trong 2
nước đi thì sẽ không thể hết cờ nên nước
đi đầu tiên bên trắng sẽ đi Vb6 ép Vua
của đối phương vào vị trí bắt bắt buộc là
Vb8 để tạo lợi thế đi Xd8 chiếu hết. Như
vậy bên đen đã bị chiếu hết hoàn toàn
trong hai nước đi và bên đen thua cờ.
7

1.2.2. Hình thức luyện tập kỹ năng chiếu hết trong hai nước.
Hình thức tập luyện nhằm phát triển kỹ năng chiếu hết cơ bản là giải
quyết các bài tập được chọn lọc đặc biệt với yêu cầu cụ thể sau:
- Bài tập được chọn lựa phải nêu rõ bên nào đi trước và yêu cầu xác định
tìm cách chiếu hết.
- Các bài tập được lựa chọn phải theo chủ đề và cần thiết phải phù hợp với
đối tượng, không nên quá dễ hay quá khó.
- Lời giải của bài tập nên là duy nhất. Không nên lựa chọn các bài tập có
nhiều lời giải khác nhau và giải như thế nào cũng được.
1.2.3. Phương pháp tập luyện thực hành chiếu hết với sinh viên chuyên
sâu Cờ vua.
Để nâng cao kỹ năng cho các sinh viên mới học năm đầu tiên, phương
pháp tập luyện thường dùng đó là đưa ra các bài tập với chủ đề chiếu hết trong
hai nước cho sinh viên giải trên bàn cờ và thực hiện di chuyển quân trên bàn cờ.
Và trình tự của bài tập phải từ dễ đến khó, cụ thể là chiếu hết từ ít quân đến
nhiều quân. Các bài tập sau này phải theo một chủ đề nhất định, ví dụ chiếu hết
bằng hâu, chiếu hết bằng xe…Sau một thời gian thành thạo không nên cho sinh
viên di chuyển quân cờ mà bắt phải tự tưởng tượng nước đi để giải bài tập đó.
Trên cơ sở tập luyện như vậy trình độ thực hành của học sinh sẽ được tăng lên.
1.2.4. Các phương tiện sử dụng trong quá trình giảng dạy
8

Để giảng dạy phương pháp chiếu hết trong 2 nước đi, trong quá trình
giảng dạy thông thường sử dụng các phương tiện cơ bản sau:
- Nhóm phương tiện bổ trợ: Bao gồm các bàn cờ chuyên dụng, các bài tập
"chuyển tốt" trong quá trình phát triển các nâng cao năng lực chuyên môn (Cờ
Nhảy, Cờ Vây, Cờ Tướng ) đặc biệt ngày nay, việc sử dụng máy tính là một
trong những phương tiện bổ trợ rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy và huấn
luyện Cờ Vua.
- Nhóm bài tập chuyên môn: Gồm các bài tập nghiên cứu, các bài tập hình
thành kỹ năng chiếu hết trong 2 nước đi. Ở đây chủ yếu là các bài tập đánh giá
về mặt chiến thuật, các đòn phối hợp, các bài tập tính toán và các dạng tàn cuộc
cơ bản chủ yếu là tàn cuộc kỹ thuật.
1.3. Đặc điểm quá trình giảng dạy Cờ Vua cho sinh viên chuyên sâu.
1.3.1. Các nguyên tắc về phương pháp trong giảng dạy
Các nguyên tắc về phương pháp là hạt nhân cơ bản trong việc chọn lựa
những phương pháp để ứng dụng vào quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức
cho đối tượng giáo dục. Nó được xây dựng trên cơ sở của các quy luật về tâm lý
giáo dục nói chung.
Qua tham khảo giáo trình Cờ vua thấy rằng cần thiết phải tuân thủ các
nguyên tắc mang tính lý luận – phương pháp sau: Nguyên tắc thống nhất giữa
giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện; Nguyên tắc hệ thống; Nguyên tắc vừa
sức; Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc bền vững kiến thức và ứng dụng thực
tiễn.
a. Nguyên tắc thống nhất giữa giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện.
Giảng dạy Cờ vua và giáo dục toàn diện có mối quan hệ gắn bó biện
chứng với nhau.
Giảng dạy có nghĩa là truyền thụ một khối lượng kiến thức kỹ năng cần
thiết mang tính chuyên môn và đưa ra những khả năng áp dụng những kiến thức,
kỹ năng đó vào thực tiễn.
9
Giáo dục toàn diện hướng học sinh đến việc làm quen với các chuẩn độ về

chính trị, thế giới quan, đạo đức, thẩm mỹ, các quy tắc và nhận thức phù hợp với
sự hình thành các quan điểm chính trị, các nét tính cách, các chuẩn mực về hành
vi và tính sẵn sàng hoạt động theo xu hướng chuyên môn đòi hỏi.
Giáo dục con người phát triển toàn diện là một quá trình phức tạp và đa
dạng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó có sự ảnh hưởng của trí tuệ,
cảm xúc và ý chí.
Các hình thức tác động giào dục là: chủ động tạo ra theo chủ đich các tình
huống cụ thể, chẳng hạn tham gia các cuộc tranh luận, phát triển trong các buổi
họp…
b. Nguyên tắc hệ thống.
Bản chất nguyên tắc này nằm trong một số nguyên lý có liên quan tới tính
thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên giữa lượng vận động và
nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong học tập – tập luyện và mối liên hệ lẫn
nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung học tập và tập luyện.
Cơ sở của nguyên tắc này chủ yếu bao gồm các tài liệu giảng dạy và
phương pháp truyền thụ chúng.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần tuân thủ các quy tắc sau:
Quy tắc thứ nhất – Tùy thuộc vào lứa tuối, đặc điểm tâm – sinh lý, mục
đích giờ học mà đưa ra những phương pháp, hình thức tổ chức và lượng kiến
thức cho phù hợp.
Quy tắc thứ hai – Giảng viên cần trình bày bải giảng theo một trình tự
logic nhất định trên nguyên tắc sư phạm phổ biến “từ đơn giản đến phức tạp, từ
đã biết đến chưa biết”.
Quy tắc thứ ba – Các tài liệu cần được trình bày thành từng phần, theo
một hệ thống nhất định và phải có ví dụ minh họa cụ thể.
Quy tắc thứ tư – Mỗi giờ học ít nhất phải có một thời điểm mấu chốt để
giúp cho việc hiểu rõ chủ đề của bài học (chủ yếu là lý thuyết )
c. Nguyên tắc vừa sức.
10
Cơ sở nguyên tắc này cần phải phải tính đến những đặc điểm về các nhân

như: lứa tuối, đặc điểm tâm – sinh lý, khả năng tiếp nhận kiến thức và các đặc
điểm khác của học sinh.
Ở đây cần nhấn mạnh rằng giảng dạy vừa sức không có nghĩa là giảng
viên phải loại bỏ mọi khó khắn trong quá trình học tập của học sinh, mà điều
chủ yếu là tăng cường những cố gắng sáng tạo và giúp đỡ về mặt lý luận cũng
như thay đổi tốc độ hay nhịp độ giảng dạy, tạo cho người học phải thể hiện sự
nỗ lực cố gắng của mình trong việc tiếp nhận những yêu cầu mà giảng viên đặt
ra.
Từ đó phải có cách đối xử phân biệt với từng cá nhân cũng như tìm hiểu
để biết những khả năng thiên bẩm của học sinh và tác động để hoàn thiện chúng.
d. Nguyên tắc trực quan.
Chúng ta biết rằng, đối với đa số mọi người, trí nhớ thị giác là một trong
những loại trí nhớ hiệu quả nhất, bởi vì con người hiểu biết thế giới xung quanh
85% là bằng mắt. Vì vậy “hình ảnh sinh động” có ý nghĩa về mặt nguyên tắc.
Theo các số liệu thông tin khoa học thì khi tiếp thu một vấn đề nào đó mà
những thông tin đó được gắn với trực quan thì khả năng nhận thức của con
người có thể tăng lên, còn dung lượng trí nhớ thậm chí có thể tăng lên đến 55%.
Bới vậy “trực quan là tiền đề của nhận thức” (I.Pêtalôxi)
Nhứ vậy, khi giảng dạy giảng viên luôn phải là người thị phạm và làm
mẫu cho học sinh.
e. Nguyên tắc bền vững kiến thức và khả năng ứng dụng thực tiễn.
Giảng viên cần phải biết là lượng thồng tin luôn phụ thuộc vào phương
pháp truyền thụ nó.Vì vậy việc tiếp thu kiến thức vững chắc luôn ở trong trạng
thái tranh chấp liên tục với “sự dập tắt thông tin” trong các vùng vỏ não với quá
trình “quên”, nên nhiều nhà sư phạm đã khẳng định việc học tập hiệu quả nhất là
ở những thời gian đầu tiêc của giờ học.
Phương tiện để chống lại “sự quên” thông tin chính là liên tực ôn lại kiến
thức không chỉ trong giờ học đó mà còn ở đầu giờ học mới.
11
Quá trình phát triển năng lực và kỹ năng diễn ra theo nhiều nấc – từ hiểu

biết ban đầu đến nắm chắc kiến thức và kỹ năng.Do vậy, giảng viên phải nắm
được các đặc điểm đó để giảng dạy cho sinh viên.
1.3.2. Quy trình hình thành kỹ năng – kỹ xảo trong môn Cờ vua
Ở các môn thể thao khác, quá trình tư duy chỉ với những phản xạ đơn
phục vụ cho quá trình thiết lập các mỗi liên hệ nhiều thành phần tạo nên kỹ năng
– kỹ xảo thực hiện kỹ thuật bài tập, cũng trong môn Cờ vua đòi hỏi những phản
xạ phức tạp. Trong Cờ vua, khả năng tư duy khái quát và tư duy sáng tạo có vị
trí đặc biệt quan trọng tới việc tiếp thu và nâng cao khả năng thực hành của sinh
viên chuyên sâu Cờ vua.
Trên cơ sở các quy luật của quá trình thu nhận, P.Ia.Galperin đã đưa ra
quy luật nhận thức – đây là cơ sở mang tính phương pháp luận trong công tác
giảng dạy Cờ vua
Quá trình ( quy luật ) nhận thức là một chuẩn lôgic gồm 5 giai đoạn, sự
phát triển của quá trình này diễn theo hình xoáy trôn ốc với mức độ tăng dần cả
về số lượng lẫn chất lượng
Giai đoạn 1: Tác động mang tính vật lý cụ thể (có ý nghĩa từ quan điểm
sư phạm) cần được thực hiện một cách đúng đắn. Việc thức hiện đúng (qua sự
thể hiện của người học) được đảm bảo bởi sự cân nhắc kỹ lưỡng việc phân tích
cấu trúc lôgic của sự tác động và những điểm trọng tâm của những tác động đó.
Trong những trường hợp đơn giản sự đúng đắn đó là rõ ràng. Song trong những
trường hợp phức tạp cần phải có sự phân tích chuyên biệt. Cần lưu ý rằng, nếu ở
giai đoạn này việc để tồn tại các sai lầm dù nhỏ thì sau này cũng khó mà sửa
được.
Giai đoạn 2: Sự thức hiện tác động vật lý được kèm theo miêu tả bằng lời
các thao tác cần thực hiện. Cũng như ở giai đoạn trên, cần phải cẩn trọng mô tả
một cách chính xác bằng lời. Sự tạo ra sai sót, đặc biệt là sự mô tả bằng lời
không chính xác đối với một tác động này hay một tác động khác sẽ ảnh hưởng
đến độ chuẩn xác của tác động được nâng cao trong trí não và điều đó sẽ làm
12
giảm tốc độ nâng cao chung ở nó. Ở giai đoạn này, cần bắt đầu cho việc chuẩn

bị chuyển tác động sang mức thực hiện bằng lời.
Giai đoạn 3: Trộn lẫn tác động thực hiện thực tế bằng tác động có hình
ảnh với lời nói. Để lưu giữ được hình ảnh, theo quy luật cần sử dụng các điều
kiện tác động trực quan hoặc cách tương đương thay thế. Thực chất của giai
đoạn này là ở chỗ đình chỉ tác động được thực hiện về phương diện vật lý và bắt
đầu xây dựng mối liên hệ hình ảnh và ngôn ngữ. Trong một vài trường hợp, giai
đoạn này cần phải tiến hành thông qua một giai đoạn trung gian nhỏ, mà ở đó
cần loại bỏ những điều kiện trực quan và yêu cầu lưu giữ chúng trong hình ảnh
theo cách riêng.
Giai đoạn 4: Thể hiện tác động bằng lời với sự giảm dần vai trò của hình
ảnh. Về thực chất, ở đây bắt đầu bằng sự hạn chế và sau đó dừng hẳn những tác
động hình tượng và chuyển sang thuần túy bằng ngôn ngữ.
Giai đoạn 5: Giai đoạn loại bỏ việc nói thành lời, đầu tiên nó được giảm
dần như nói thầm một mình sau đó trở thành không cần. Hành động đã hoàn
toàn được tự động hóa và được thực hiền thầm trong trí não.
Các giai đoạn nâng cao kỹ năng như trên trong Cờ vua cần được thực hiện
lôgic để phát triển chính xác trình độ cho sinh viên chuyên sâu.
1.4. Chương trình môn học Cờ Vua cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua.
Nội dung môn học Cờ Vua được thiết kế trong 8 học phần, trong đó nội
dung phần chiếu hết trong 2 nước là nội dung cơ bản và đánh giá trình độ thực
hành chính xác nhất của sinh viên ở học phần 1. Trong đó nội dung cụ thể như
sau:
1.4.1. Vị trí môn học và học phần.
Cờ Vua đã được ngành Thể dục Thể thao xác định là môn Thể thao mũi
nhọn trong chiến lược phát triển của Ngành. Bởi vậy, Cờ Vua là một môn học
bắt buộc đối với sinh viên các trường Đại học TDTT. Do đòi hỏi của thực tiễn
phong trào, từ năm 1988, trường Đại học TDTT I đã quyết định đào tạo môn thể
thao chuyên sâu Cờ Vua.
13
Chương trình Cờ Vua này là phần mở đầu của chương trình đào tạo cử

nhân TDTT ngành Cờ Vua.
1.4.2. Mục tiêu của học phần.
Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản và kiến thức cơ bản phục vụ
ván đấu của môn Cờ Vua. .
1.4.3. Yêu cầu.
a. Về lý thuyết:
Nắm vững những tri thức cơ bản của môn học, những lý luận cơ bản, hiện
đại về giai đoạn khai cuộc, tàn cuộc và kỹ thuật tính toán trong môn Cờ Vua.
b. Về thực hành:
- Sử dụng thành thạo đồng hồ thi đấu Cờ Vua.
- Sử dụng thành thạo các dạng tài liệu Cờ Vua phục vụ học tập và tự
nghiên cứu.
- Biết cách tiến hành 1 ván đấu Cờ Vua, Cờ Tướng và Cờ Vây.
- Hình thành kỹ thuật đúng về tính toán, tàn cuộc cơ bản và khai cuộc cơ
bản.
1.4.4. Phân phối chương trình Cờ Vua học phần 1.
Chương trình môn học Cờ Vua I được thực hiện trong tổng thời gian phân
bổ theo kế hoạch đào tạo chung là 60 giờ, bao gồm 2 học trình, cụ thể như bảng
1.
Bảng 1. Phân phối chương trình Cờ Vua I
HỌC
TRÌNH
NỘI DUNG GIẢNG DẠY (BÀI)
HÌNH THỨC/TIẾT

thuyết
Thảo
luận
Tập
luyện

Tự học
1
Bài 1. Tri thức cơ bản của môn Cờ
Vua
4 1 2 2
Bài 2. Các phương tiện chuyên
môn và bổ trợ trong môn Cờ Vua
5 4 2
2
Bài 1. Phương pháp tính toán 3 4 5
Bài 2. Kỹ thuật tàn cuộc 3 5 6
Bài 3. Khai cuộc cơ bản 3 4 7
TỔNG 18 1 19 20
14
1.4.5. Nội dung chương trình môn học Cờ Vua học phần 1.
Học trình 1: Tri thức cơ bản của môn Cờ Vua. Số tiết: 20
a. Lý thuyết: 11 tiết.
Bài 1. Tri thức cơ bản của môn Cờ Vua. 6 tiết.
- Giới thiệu môn học Cờ Vua.
- Lịch sử, xu hướng phát triển môn Cờ Vua.
- Các thuật ngữ, khái niệm cơ bản.
- Cách ghi biên bản và sử dụng đồng hồ Cờ Vua.
- Cách thức nghiên cứu tài liệu Cờ Vua.
- Đặc điểm tâm, sinh lý của hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ Vua.
Bài 2. Các phương tiện chuyên môn và bổ trợ trong môn Cờ Vua. 5
tiết.
- Các phương tiện chuyên môn cơ bản trong Cờ Vua. 1 tiết.
- Các phương tiện bổ trợ cơ bản của môn Cờ Vua:
+ Cờ Tướng: 2 tiết.
+ Cờ Vây: 2 tiết.

b. Thảo luận: 1 tiết
- Thảo luận về xu hướng phát triển môn Cờ Vua và đặc điểm tâm, sinh lý
của hoạt động tập luyện, thi đấu Cờ Vua.
c. Tập luyện: 6 tiết.
- Thực tập cách ghi biên bản và sử dụng đồng hồ. 2 tiết.
- Thực tập đấu tập cờ Tướng. 2 tiết.
- Thực tập đấu tập cờ Vây. 2 tiết.
d. Tự học: 4 tiết.
- Nghiên cứu các tài liệu Cờ Vua. 1 tiết.
- Nghiên cứu luật Cờ Vua, phần Luật chơi. 1 tiết.
- Đọc thêm về cách chơi cờ Tướng, cờ Vây
+ Cờ Tướng: 1 tiết.
+ Cờ Vây: 1 tiết.
15
Yêu cầu: ghi lại kết quả nghiên cứu vào vở, những nội dung chưa rõ đánh
dấu, ghi lại chuẩn bị cho tiết thảo luận.
Đánh giá việc tự học: thông qua kết quả tham gia thảo luận và kiểm tra
định kỳ.
Học trình 2: Kiến thức cơ bản phục vụ ván đấu. 40 tiết.
a. Lý thuyết: 9 tiết.
Bài 1. Phương pháp tính toán trong Cờ Vua. 3 tiết.
- Khái niệm.
- Nguyên tắc tính toán.
- Các dạng thức tính toán.
- Phương pháp rèn luyện kỹ năng tính toán:
+ Hình thức tập luyện.
+ Phương pháp tập luyện.
Bài 2. Kỹ thuật tàn cuộc. 3 tiết.
- Khái niệm, đặc tính, nguyên tắc và phân loại tàn cuộc.
- Kỹ thuật chiếu hết Vua bằng 1 Hậu; 1 Xe; 2 Tượng; Tượng + Mã.

- Tàn cuộc kỹ thuật: Tàn cuộc Vua chống Vua + Tốt, Vua + Tượng chống
Vua + Tốt, Vua + Mã chống Vua + Tốt, Vua + Xe chống Vua + Tốt, Vua + Hậu
chốnh Vua + Tốt.
- Phương pháp rèn luyện tàn cuộc kỹ thuật.
Bài 3. Khai cuộc cơ bản. 3 tiết.
- Khái niệm, nguyên tắc, phân loại khai cuộc.
- Phương pháp nghiên cứu khai cuộc.
- Một số khai cuộc cơ bản, thông dụng: Khai cuộc ván cờ Ý, Phòng thủ 4
Mã, Xixilia, Scăngđinavơ, Ấn Độ cổ, Gam bít Hậu.
16
b. Tập luyện: 13 tiết.
- Thực hiện các bài tập tính toán. 4 tiết
- Kỹ thuật chiếu hết Vua bằng Hậu, Xe, 2 Tượng, Tượng + Mã: 1 tiết.
+ Tàn cuộc kỹ thuật: Tàn cuộc Vua chống Vua + Tốt, Vua + Tượng chống
Vua + Tốt, Vua + Mã chống Vua + Tốt, Vua + Xe chống Vua + Tốt, Vua + Hậu
chốnh Vua + Tốt: 4 tiết.
- Bài tập nghiên cứu khai cuộ: Khai cuộc ván cờ Ý, Phòng thủ 4 Mã,
Xixilia, Scăngđinavơ, Ấn Độ cổ, Gam bít Hậu: 4 tiết.
c. Tự học: 18 tiết.
- Phương pháp tính toán: 5 tiết.
+ Nghiên cứu lại lý luận để có thể vận dụng vào thực tiễn giải bài tập tính
toán theo chủ đề. (1 tiết)
+ Thực hiện các bài tập tính toán. (4 tiết)
Yêu cầu: biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, giải được các bài tập tính
toán theo công thức.
- Tàn cuộc: 6 tiết.
+ Kỹ thuật chiếu hết Vua bằng Hậu, Xe, 2 Tượng, Tượng + Mã: 2 tiết.
+ Tàn cuộc kỹ thuật: Tàn cuộc Vua chống Vua + Tốt, Vua + Tượng chống
Vua + Tốt, Vua + Mã chống Vua + Tốt, Vua + Xe chống Vua + Tốt, Vua + Hậu
chốnh Vua + Tốt: 4 tiết.

Yêu cầu: Vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập tàn cuộc. Yêu cầu giải
được bài tập, ghi lại kết quả vào vở hoặc sách bài tập.
- Các khai cuộc cơ bản, thông dụng: Khai cuộc ván cờ Ý, Phòng thủ 4 Mã,
Xixilia, Scăngđinavơ, Ấn Độ cổ, Gam bít Hậu: 7 tiết.
Yêu cầu:
+ Thuộc các nước đi của các phương án chính.
+ Nắm vững chiến lược chơi của từmg phương án, hệ thống khai cuộc.
17
Tóm lại: Từ những kết quả nghiên cứu trên đã hình thành cho đề tài
những cơ sở lý luận quan trọng nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong 2 nước
vào giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh. Đồng thời, cũng hình thành cơ sở lý luận của việc lựa chọn các test đánh
giá kỹ năng chiếu hết trong 2 nước của đối tượng nghiên cứu
18
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
Chúng tôi đã tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp các văn bản, chỉ thị
của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT, các tài liệu chuyên môn khác có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu. Từ đó chúng tôi rút ra những vấn đề có ý nghĩa
khoa học làm tiền đề cho việc lựa chọn và đánh giá hiệu quả những bài tập mà
chúng tôi đã lựa chọn sử dụng.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
Là phương pháp chúng tôi sử dụng để khảo sát thực trạng việc nâng cao
kỹ năng chiếu hết trong quá trình giảng dạy, huấn luyện và đào tạo của chuyên
sâu Cờ Vua trường Đại học TDTT Bắc Ninh
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra trong thực tiễn khả

năng chiếu hết trong một số nước đi hạn định, vận dụng hệ thống các test đã lựa
chọn. Các test mà chúng tôi tiến hành kiểm tra là: test cờ tàn kỹ thuật, test tính
toán phương án, test đòn phối hợp. Nội dung, cách thức thực hiện đánh giá của
các test trên được chúng tôi trình bày cụ thể tại phần 3.1.4
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong việc ứng dụng các bài tập đã
lựa chọn vào thực tiễn giảng dạy nhằm xác định ảnh hưởng của những bài tập đó
đến việc nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước cho sinh viên chuyên sâu Cờ
Vua trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Từ đó, đưa ra những kết luận chính xác và
khách quan về hiệu quả những bài tập đó trong thực tiễn công tác giảng dạy
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê:
Được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý số liệu đã thu thấp được của
quá trình nghiên cứu từ đó rút ra kết luận của bài tập đã chọn.
19
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu
đã thu thập được của quá trình nghiên cứu.
 Trung bình cộng:
i
x
x
n
=

 Phương sai:
( )
2
2
( )
30
1

i
a
x x
n
n

∂ = ≤


 Độ lệch chuẩn:
2
∂ = ∂
 Tính t quan sát:
2 2
A B
c c
A B
x x
t
n n

=
∂ ∂
+
 Tính t tự đối chiếu:
d
d
x
t
n

=

 Tính hệ tương quan:
2 2
( )( )
( ) ( )
x x y y
r
x x y y
− −
=
− −

∑ ∑
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2011
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2010 và
được chia lầm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2010 đến tháng 04/2010.
+ Xác định tên đề tài
+ Lập đề cương, bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 03/2011.
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
20
+ Đánh giá thực trạng trình độ chiếu hết trong hai nước của sinh viên
chuyên sâu Cờ Vua Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
+ Tiến hành phỏng vấn các giảng viên Cờ vua trường Đại học TDTT Bắc
Ninh.
+ Xây dựng kế hoạch thực nghiệm, tiến hành thực nghiện đối tượng
nghiên cứu.

+ Thu thập số liệu và sử lý số liệu .
- Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2011 – 05/2011. Tổng hợp hoàn thành nghiên
cứu, bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Cờ, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong
hai nước cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua
3.1.1. Cơ sở lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết
trong hai nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua.
Từ cơ sở lý luận của đề tài, nhận thấy rằng việc lựa chọn một số bài tập
nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong 2 nước đi cho sinh viên Cờ vua trong
quá trình giảng dạy là điều rất cần thiết và quan trọng trong quá trình giảng dạy
cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua. Tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn, sử dụng
các bài tập vào thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong 2
nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua chưa mang lại hiệu quả cao.
Cũng từ cơ sở lý luận được chúng tôi trình bày tại phần 1.2 đồng thời qua
tham khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề tài đã tổng hợp
được các bài tập sau được sử dụng trong việc nâng cao kỹ năng chiếu hết trong
hai nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua bao gồm:
- Cờ tàn kỹ thuật:
+ Chiếu hết bằng Xe
+ Chiếu hết bằng Hậu
+ Chiếu hết bằng hai Tượng
+ Chiếu hết bằng Tượng, Mã
- Các dạng chiến thuật và đòn phối hợp:
+ Chiếu đôi
+ Đòn thu hút
+ Đòn đánh lạc hướng
+ Đòn phong cấp

+ Đòn chiếu thắt cổ
+ Đòn mở đường
+ Đòn tiêu diệt quân bảo vệ
+ Đòn che chắn
22
+ Đòn giằng quân
- Phương pháp tính toán: Chủ yếu sử dụng các bài tập Cờ thế chiếu hết
trong 2 nước đi theo chủ đề trắng đi trước.
3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết
trong hai nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua
3.1.2.1. Xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập
Xuất phát từ thực trạng trên với mục đích lựa chọn những bài tập nhằm
nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước thực sự có hiệu quả cho đối tượng
nghiên cứu, qua tham khảo các giáo viên giảng dạy bộ môn Cờ Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh, đề tài đã xác định các dạng bài tập để nâng cao kỹ năng chiếu
hết trong 2 nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ Vua năm thứ nhất (năm học
phần 1) bao gồm:
- Các bài tập đánh giá về mặt chiến thuật.
- Các bài tập đòn phối hợp.
- Các bài tập đánh giá kỹ năng tính toán.
- Các dạng tàn cuộc cơ bản.
Tuy nhiên ở nội dung giảng dạy ở học phần 1 thì nội dung phần chiến
thuật và đòn phối hợp lại không có, trong khi đây là nội dung mà các dạng bài
tập chiếu hết trong 2 nước chiếm số lượng khá lớn. Nhưng do đây cũng là phần
thuộc dạng chiếu hết trong 2 nước nên đề tài vẫn lựa chọn dạng bài tập này.
Từ thực tiễn việc đánh giá kỹ năng chiếu hết nêu trên qua tham khảo các
tài liệu chuyên môn đề tài đã tổng hợp được các bài tập để nâng cao kỹ năng
chiếu hết cho sinh viên chuyên sâu cụ thể được đề tài trình bày ở bảng 3.1.
Nhằm mục đích lựa chọn các bài tập nâng cao kỹ năng chiếu hết trong 2
nước đi, đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên môn, cũng như trao đổi qua

các giảng viên đã và đang giảng dạy các trường Đại học TDTT trong cả nước và
các huấn luyện và chuyên gia đang làm công tác huấn luyện Cờ Vua ở các tỉnh
thành trong cả nước. Hình thức phỏng vấn được tiến hành bằng phiếu hỏi, kết
23
quả phỏng vấn đề tài thu được như sau: Số phiếu phát đi là 7, số phiếu thu về là
7. Nội dung phỏng vấn chúng tôi trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm hình thành kỹ năng
chiếu hết trong hai nước đi cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua (n=7)
T
T
Nội dung phỏng vấn
Số người
lựa chọn
Kết quả cụ thể
Rất
quan trọng
Quan
trọng
Không
quan trọng
n % n % n % n %
1.
Cờ tàn kỹ thuật
Chiếu hết bằng Xe 7 100 5 71 2 - -
Chiếu hết bằng Hậu 6 86 3 50 2 33 1 17
Chiếu hết bằng 2 Xe 5 71 2 40 2 40 1 20
Chiếu hết bằng 2 Tượng 6 86 3 50 2 33 1 17
Chiếu hết bằng Tượng,Mã 3 43 - - 2 67 1 33
2.
Dạng chiến thuật, đòn phối hợp

Thí quân theo chủ đề 5 71 2 40 2 40 1 20
Chiếu hết bằng quân theo
chủ đề
5 71 2 40 3 60 - -
Đòn đánh lạc hướng 4 57 3 75 1 25 - -
Đòn phong cấp 4 57 2 50 1 25 1 25
Đòn chiếu đôi 6 86 4 67 2 33 - -
Đòn thu hút 5 71 3 60 2 40 - -
3.
Cờ thế
Chiếu hết trong số nước đi
hạn định
3 43 - - 1 33 2 67
Chiếu hết cho bên đi trước 2 29 1 50 1 50 - -
Từ những kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy:
Trong số 3 nhóm bài tập đưa ra phỏng vấn lựa chọn sử dụng trong việc
hình thành kỹ năng chiếu hết cho sinh viên chuyên sâu Cờ vua có 2 nhóm bài
tập là cờ tàn kỹ thuật và đòn phối hợp được đa số các giảng viên lựa chọn trên
50% và đại đa số các ý kiến chọn lựa những bài tập trên đều xếp chúng ở mức
độ quan trọng trở lên mà chúng tôi quan tâm , đó là các bài tập:
1. Cờ tàn kỹ thuật: gồm 4 nhóm bài tập (từ 1 đến 4)
2. Đòn phối hợp: gồm 6 nhóm bài tập đều được lựa chọn ở bảng 3.1.
24
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã lựa chọn được 280 thế cờ
thuộc 2 nhóm bài tập trên nhằm nâng cao kỹ năng chiếu hết trong hai nước.
Nội dung, cách thực hiện của các nhóm bài tập trên như sau:
1. Nhóm bài tập cờ tàn kỹ thuật:
Đây là nhóm bài tập cờ tàn có quy tắc rõ ràng và số lượng quân ít.Các
dạng bài tập gồm có:
- Chiếu hết bằng Xe: dùng Vua và Xe đưa Vua đối phương vào góc cạnh

bàn cờ rồi dùng Xe chiếu hết.
- Chiếu hết bằng Hậu: cách làm tương tự với Xe.
- Chiếu hết bằng 2 Xe: dùng hai Xe ép Vua đối phương vào cạnh bàn cờ.
- Chiếu hết bằng 2 Tượng: hai tượng đứng sát nhau khống chế hai đường
chéo liên tiếp rồi kết hợp với Vua ép Vua đối phương vào góc cạnh bàn cờ và
chiếu hết.
2. Bài tập đòn phối hợp:
Nhóm bài tập này áp dụng sau các bài tập cờ tàn kỹ thuật vì số lượng
quân nhiều và sự phối hợp giữa các quân khó hơn.
- Thí quân theo chủ đề: là một dạng đòn phối hợp đòi hỏi có sự tính toán
cụ thể.
- Chiếu hết bằng một quân: đây là dạng bài tập sử dụng quân cờ đã chọn
để thực hiện việc chiếu hết ở nước đi cuối cùng(thứ 2).
Ví dụ trắng đi trước chiếu hết bằng Hậu thì các em phải thực hiện nước
cuối cùng (thứ 2) phải là chiếu hết bằng quân Hậu.
- Đòn chiếu đôi: đây là dạng bài tập sử dụng 2 quân chiếu cùng một lúc
- Đòn thu hút: là đòn lôi kéo một quân nào đó đang bảo vệ một vị trí quan
trọng sang hướng khác, sau đó dùng một quân khác tấn công vào vị trí mà quân
cờ đó không kiểm soát nữa.
- Đòn phong cấp: là đòn sử dụng các nước đi phong cấp phát huy khả
năng sáng tạo của các em để có thể chiếu hết.
25

×