Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ bóng chuyền bãi biển thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
Thể thao là một bộ văn hóa-xã hội là một mặt quan trọng không thể thiếu
được trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nó được coi là phương tiện hữu
hiệu giáo dục con người triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Sự phát triển toàn
diện chế độ XHCN phát triển. Do đó có sự thống nhất giữa mục tiêu và hiệm vụ xã
hội cùng những khả năng kinh tế thực tại, Thể dục thể thao (TDTT) trong chủ
nghĩa xã hội mở rộng thêm những tiền đề và điều kiện cho sự phát triển nhân cách
hài hòa và toàn diện. Kết hợp với các mặt giáo dục khác TDTT góp phần xây dựng
con người mới XHCN, đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện đại.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTT trong cuộc sống đổi mới và xây
dựng đất nước, sự nghiệp TDTT được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bên
cạnh những môn thể thao mũi nhọn phát triển và đạt thành tích cao trong các cuộc
thi ở khu vực và thế giới là việc khôi phục và phát triển rộng rãi các môn thể thao
khác, trong đó có Bóng chuyền nói chung và Bóng chuyền bãi biển(BCBB) nói
riêng, nhằm hướng tới một nền TDTT đại chúng toàn diện.
Bóng chuyền bãi biển từ tên gọi chính thức là Beach Volleyball xuất hiện lần
đầu tiên tại các bãi biển ở Stanta Monica thuộc bang California (Mỹ). Năm 1987,
giải Vô địch thế giới BCBB lần thứ nhất tổ chức tại Rio de Janneriro (Braxin) với 7
nước tham gia. Năm 1989 FIVB chính thức than lập Ủy ban chuyên môn về BCBB
để chăm lo, mở rộng môn thể thao này trên toàn thế giới. Năm 1996 BCBB đã
được đưa vào chương trình thi đấu Olympic ở Atlanta (Mỹ).
Ở Việt Nam, môn BCBB cũng đã phát triển khá nhanh trong vài năm trở lại
đây. Trong thi đấu,BCBB có tính đối kháng cao thể hiện rõ và mãnh liệt ở khâu tấn
công và phòng thủ. Tuy nhiên, trận đấu càng kéo dài thể lực của VĐV ngày càng
giảm sút, do đặc điểm của môn BCBB là hoạt động thi đấu đòi hỏi ở các VĐV phải
chịu sức cản lớn (là cát) trong di chuyển và thực hiện các kỹ thuật trong thời gian
1
dài. Chính vì vậy, vai trò của sức bền đặc biệt quan trọng, nó liên quan trực tiếp
đến thành tích của VĐV cũng như của đội bóng.
Những năm gần đây, phong trào BCBB thành phố Hải Phòng được phát triển
mạnh mẽ. Là một thành phố của Việt Nam, Hải Phòng có nhiều bãi biển đẹp như:


Đồ Sơn, Cát Bà, điều đó tạo điều kiện cho môn BCBB ở Hải Phòng phát triển.
Trong những năm gần đây đội BCBB của Thành Phố Hải Phòng luôn là một trong
tốp những đội mạnh toàn quốc. Từ năm 2008-2010 đội BCBB nữ Thành phố Hải
Phòng luôn giữ vị tri số 1 toàn quốc. Và đã có nhiều VĐV BCBB của quốc gia
được đào tạo từ Hải Phòng như: Đỗ Thị Vĩnh Linh, Nguyễn Thị Tiệp, Trương Thị
Yến, Nguyễn Thị Mãi….Do đó môn BCBB được xếp vào một trong những môn
thể thao mũi nhọn của Thành phố. Nhưng trên thực tế BCBB của Việt Nam nói
chung, BCBB Hải Phòng nói riêng trình độ thi đấu còn thấp hơn so với một số đội
bóng trong khu vưc và thế giới.
Do đó để đảm bảo cho VĐV BCBB có một trình độ chuyên môn tốt giải
quyết được các nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi phải có một chương trình kế hoạch huấn
luyện có tính khoa học. Và chú trọng tới công tác huấn luyện thể lực toàn diện, thể
lực chuyên môn một cách bền vững. Trong mối quan hệ giữa các tố chất thể lực thì
sức bền chuyên môn cũng đóng vai trò quan trọng. Huấn luyện sức bền được gắn
liền với yêu cầu chuyên môn trong thi đấu BCBB
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong tập
luyện cũng như thi đấu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội
tuyển nữ bóng chuyền bãi biển thành phố Hải Phòng”
2
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở xác định được các chỉ tiêu, test để đánh giá sức bền chuyên môn
cho VĐV BCBB, đề tài tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm phát triển
sức bền chuyên môn cho nữ VĐV BCBB nói chung và đội tuyển BCBB thành phố
Hải Phòng nói riêng, góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nghiên cứu các chỉ tiêu, test để đánh giá sức bền chuyên môn
cho nữ VĐV BCBB.
Để giải quyết mục tiêu trên đề tài triển khai nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận để lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn cho

nữ VĐV BCBB
- Cơ sở thực tiễn sử dụng test trong kiểm tra và đánh giá sức bền chuyên
môn nữ VĐV BCBB
- Tiến hành phỏng vấn để lựa chọn test.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên
môn cho nữ VĐV BCBB.
Để giải quyết mục tiêu trên đề tài triển khai nghiên cứu các vấn đề sau:
- Lựa chọn các bài tập để phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV BCBB
- Sắp xếp các bài tập trong kế hoạch huấn luyện.
- Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn để phát triển sức bền chuyên môn
cho nữ VĐV BCBB
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm hoạt động tập luyện và thi đấu Bóng chuyền bãi biển
1.1.1. Đăc điểm về kỹ thuật
Trong những năm gần đây phong trào tập luyện môn bóng chuyền nói chung
và bóng chuyền bãi biển nói riêng đã không ngừng phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng ở mọi đối tương trong cả nước và thế giới. Những trận thi đấu
bóng chuyền bãi biển ở trình độ cao đã thực sự hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo khán
giả, chính vì vậy bóng chuyền bãi biển đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động
văn hóa thể thao lành mạnh của quần chúng nhân dân
Bóng chuyền bãi biển là môn thi đấu tập thể, vì vậy để có thể tạo lên chiến
thắng chung của đội mỗi thành viên trong đội phải có đầy đủ phẩm chất và kỹ
thuật cơ bản tốt nhất.
Các chuyên gia đã khẳng định : Kỹ thuật của bài tập là cách thức sắp xếp tổ
chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động.
Kỹ thuật thể thao chính là cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý,
hiệu quả nhất bằng chuỗi hành động, động tác của thân thể người
Nằm trong dòng chảy của môn bóng chuyền nói chung, bóng chuyền bãi
biển cũng mang sắc thái của bóng chuyền trong nhà về kỹ thuật, chiến thuật, đólà

sự phân chia kỹ thuật thành hai loại: kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ
+ Kỹ thuật tấn công trong bóng chuyền bãi biển bao gồm: Phát bóng, chuyền
bóng, đập bóng.
+ Kỹ thuật phòng thủ trong bóng chuyền bãi biển bao gôm : Chắn bóng, yểm
hộ, đỡ phát bóng và đỡ đập bóng
4
Căn cứ vào đặc điểm tính chất hoạt động trong quá trình thi đấu mà người ta
phân chia chúng thành hai nhóm.
+ Nhóm các hoạt động di chuyển không bóng bao gồm: Tư thế chuẩn bị, đi,
chạy, nhảy.
+ Nhóm hoạt động với bóng bao gồm: Các kỹ thuật với bóng được các VĐV
lựa chọn, ứng dụng trong quá trình thi đấu tùy thuộc vào những tình huống diễn
biến thi đấu để đạt hiệu quả cao nhất
Mặc dù có sự tương đương về kỹ thuật giữa bóng chuyền trong nhà và bóng
chuyền bãi biển nhưng BCBB và Bóng chuyền trong nhà cũng có sự khác nhau,
mang tính đặc trưng riêng, sự khác biệt nhất của bóng chuyền bãi biển so với bóng
chuyền trong nhà đó là trong một trận đấu chỉ có hai VĐV tham gia thi đất trên sân
cát, sân không có đường phân cách giữa sân và các VĐV được phép đánh bóng rồi
ngã sang sân đối phương nhưng không được gây cản trở đối phương đánh bóng, do
vậy kỹ thuật trong bóng chuyền bãi biển đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu
cầu về kỹ thuật độ chính xác. Vì vậy đòi hỏi các VĐV phải có trình độ kỹ thuật
điêu luyện, thể lực tốt, tâm lý ổn định, năng lực sáng tạo, đặc biệt là biến hóa linh
hoạt các kỹ thuật động tác trên sân.
* Kỹ thuật chuyền hai
Chuyền bóng là kỹ thuật rất quan trọng để tổ chức tấn công- phản công. Nó
có vai trò chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho VĐV tấn công hoàn thành đập
bóng. Bằng cách thực hiện kỹ thuật chuyền hai như: Chuyền hai thấp tay, chuyền
hai cao tay để tạo điều kiện thuận lợi cho VĐV tấn công đạt hiệu quả cao.
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay là kỹ thuật tương đối khó đòi hỏi
VĐV phải tập luyện một cách công phu về thể lực và kỹ thuật, về kỹ thuật khcs với

bóng chuyền trong nhà, trong thi đấu BCBB các VĐV thi đấu trên sân cát ở ngoài
5
trời vì thế đồi hỏi VĐV có thể lực tốt, kỹ thuật cơ bản điêu luyện. Về kỹ thuật khi
chuyền bóng, VĐV phải có tư thế đúng (chân trước chân sau, hoặc hai chân rộng
bằng vai), hình tay chuẩn (các ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tam giác).
1.1.2. Đặc điểm về chiến thuật
1.1.2.1. Khái niệm
Chiến thuật là việc tổ chức phối hợp của đối tượng trong thi đấu với sự giúp
đỡ của các hoạt mang tính chất cá nhân và toàn đội.
Nhiệm vụ hàng đầu của chiến thuật là xác định các phương pháp, phương
tiện phối hợp và hình thức tiến hành thi đấu trong các tình huống cụ thể để chống
lại một đối thủ nào đó.Chiến thuật thi đấu dựa trên trình độ điêu luyện kỹ-chiến
thuật động tác của VĐV. Động lực chính của phát triển chiến thuật lạ việc đua
tranh giữa tấn công và phòng thủ. Sự xuất hiện những phương tiện và phương pháp
tấn công mới có hiệu quả thì buộc phải tìm kiếm những phương pháp và phương
tiện phòng thủ mới tương ứng.
Phương pháp tiến hành thi đấu là tất cả các động tác kỹ thuật và các phương
thức thực hiện chúng.
Biện pháp tiến hành thi đấu là tất cả những hoạt động chiến thuật của cá
nhân, của toàn đội được áp dụng tranh tài với đối phương.
Những hành động cá nhân là những hành động của mỗi VĐV nhằm giải
quyết nhiệm vụ chiến thuật nhất định trong một tình huống của trận đấu.
Những hành động của toàn đội là sự phối hợp hoạt động của tất cả các VĐV
trong đội nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhất định trong tấn công và phòng thủ.
Hệ thống thi đấu là việc tổ chức cụ thể các hoạt động của toàn đội, trên cơ sở
chức năng của VĐV và sự sắp xếp đội hình trên sân.
6
Phối hợp hành động là sự phối hợp của các VĐV trong đội nhằm tạo ra một
trong các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ tấn công hoặc phản công.
Các hình thức thi đấu là đặc tính thể hiện các hoạt động của toàn đội trong

thi đấu được thể hiện ở nhịp độ và cách tiến hành thi đấu, ở chiến thuật hội ý, ở sự
tuân thủ kỷ luật thi đấu của VĐV và việc thể hiện sự đua tranh trong trận đấu.
Kỹ luật thi đấu biểu hện ở ý thức hoạt động của mỗi VĐV trong đội hình thi
đấu của đội, nhằm giải quyết các nhiệm vụ đề ra trong từng trận đấu, vòng đấu, tập
trung cao độ và biết cách thay đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác cho phù
hợp với nhiệm vụ.
1.1.2.2. Phân loại chiến thuật
Dựa trên các nguyên tắc tổ chức hoạt động, chiến thuật thi đấu BCBB được
chia thành: chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ. Các loại chiến thuật lại
được chia thành các nhóm chiến thuật: chiến thuật cá nhân và chiến thuật toàn đội.
Chiến thuật cá nhân và toàn đội: trong 2 người của đội, phải phân công mỗi
người phòng thủ một vùng sân chuyên môn hóa khu vực là nên và cần. Đấu thủ
hàng trước ở gần lưới, người này thường đứng ở khoảng giữa cách lưới 2m để tiện
phản ứng đỡ bóng, cứu bóng. Trường hợp đối phương đỡ phát bóng kém, người
này sẽ lùi lại tham gia phòng thủ. Đấu thủ ở gần lưới còn có nhiệm vụ phát hiện đối
phương và làm hiệu cho đấu thủ hàng sau bằng bàn tay của mình về ý đồ của đối
phương, về hướng mình sẽ chắn bóng. Người này giả để đối phương nghi ngờ là
anh ta có thể, sẽ hoặc không tiến hành chắn bóng hoặc lùi lại phòng thủ, hoặc giả
vờ sát lưới nhưng lại lùi lại ra sau đỡ bóng, đối phương sẽ đưa vào chỗ trống.
Chiến thuật tấn công và phòng thủ:
7
Tấn công: Tấn công nhanh mạnh và quyết liệt. Có khả năng quan sát và bao
quát khắp sân. Dùng các kỹ thuật tấn công tốt thậm chí nhiều khi không dự định
trước được. Xem ý của đồng đội cho ta biết chỗ sẽ đập vào.
Phòng thủ: Đỡ bóng thường là mỗi người chịu trách nhiệm 1/2 sân và cả hai
thường đứng ở khu vực mình phụ trách cách lưới chừng 7m. Tất nhiên là tùy theo
gió mà vị trí này có thể thay đổi ít nhiều về trước về sau hay lệch sang bên. Sau đỡ
phát bóng và tấn công sang sân đối phương rồi thì đấu thủ tấn công chuyển ngay
sang làm nhiệm vụ chắn bóng và họ đứng ở khoảng giữa gần lưới cách 2m. Đấu thủ
thư 2 làm nhiệm vụ phòng thủ hàng sau linh hoạt. Người phòng thủ, phải xác định

được vị trí phòng thủ của mình sau khi đối phương nêu bóng lên, tất nhiên là phải
quan sát tổng hợp cả vị trí người chắn, kiểu đánh đối thủ. Trong đỡ phát bóng và đỡ
đập phòng thủ, việc đỡ bóng lên vùng đã dự định phối hợp là then chốt cho tổ chức
chiến thuật. Rõ ràng là không có chuyên môn hóa phòng thủ đỡ phát bóng và tấn
công được. Cả hai đấu thủ phải nắm được toàn diện mọi kỹ thuật để thực hiện chiến
thuât.
1.1.3. Đặc điểm về tâm lý
Trong thi đấu BCBB có tính đối kháng cao thể hiện rõ và mãnh liệt ở khâu
tấn công và phòng thủ. Tuy nhiên trận đấu càng kéo dài thể lực của VĐV ngày
càng giảm sút do đặc điểm thi đấu cuả môn BCBB là hoạt động thi đấu đòi hỏi ở
các VĐV phải chịu sức cản lớn (là cát) trong di chuyển và thực hiện các kĩ thuật
trong thời gian dài do đó đòi hỏi các VĐV phải chịu đựng nặng nề về mặt tâm lý,
bởi lòng khát khao chiến thắng, trách nhiệm đối với đồng đội, đôi khi thắng thua
còn gắn liền với sự nghiệp. Tâm lý tốt hay xấu chi phối hiệu quả thi đấu. Để có tâm
lý tốt liên quan tới trình độ chuẩn bị của VĐV BCBB cần phát triển cao các trạng
thái chức năng cơ thể, các chức năng điều hoà hệ thần kinh và tâm lý, các yếu tố
vận động và thể lực đảm bảo cho hoạt động chuyên môn.
8
Chuẩn bị sẵn sàng thi đấu là trạng thái của VĐV trong một thời điểm nhất
định tạo điều kiện thúc đẩy hay gây cản trở biểu hiện tối đa trình độ chuẩn bị. Trình
độ chuẩn bị sẵn sàng thi đấu cao của VĐV phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có
yếu tố thể lực, sức bền tốt thì tâm lý sẽ vững và ổn định hơn từ đó VĐV phát huy
hết khả năng kỹ chiến thuật của bản thân để giành thành tích cao nhất.
Sự đối kháng gián tiếp tâm lý hai chiều được thể hiện rõ nét trong môn
BCBB tiêu biểu hoạt tính tâm lý này là phải chống lại những hành động đa dạng và
luôn biến hoá về lực cũng như biến hoá về hình thức của đối phương, do đó VĐV
phải tính toán rất cẩn thận về kỹ thuật, chiến thuật của từng hành động để thích ứng
với hoạt động thi đấu. VĐV không chỉ nâng cao hiệu quả thi đấu của mình, đồng
thời luôn coi trọng năng lực khống chế và điều khiển bản thân ứng biến trước tình
huống biến đổi khác nhau, chống đỡ làm giảm khả năng ghi điểm của đối phương.

Trong thi đấu, các quá trình cảm xúc, ý chí, hành động luôn thay đổi và tri giác các
tình huống thi đấu trong khoảng thời gian rất ngắn thông qua các giải pháp trong thi
đấu.
Sự đối kháng tích cực của đối phương tạo nên tính đối lập và mâu thuẫn
huống khi sức ép về tâm lý nặng nề căng thẳng đó một giải pháp chiến thuật có
hiệu quả có thể được thông qua và thực hiện với điều kiện VĐV phải có sức bền
tâm lý tốt. Bên cạnh những tri giác có độ nhạy bén cao, yêu cầu chính xác về tư
duy, tốc độ và sự phán đoán các hành động đối thủ có thể xảy ra ở cuối trận đấu,
hoặc ở những trận đấu cuối cùng.
Để phát triển tố chất sức bền trong hoạt động tập luyện và thi đấu thì VĐV
BCBB phải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích, tính mục đích (hay động
cơ tập luyện) cùng với những phẩm chất ý chí khác như: tính chủ động, tính kiên
trì, mức độ nỗ lực, tính ổn định tâm lý. Như vậy VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắc
phục, chống lại mệt mỏi trong các hoạt động tập luyện và thi đấu. Mặt khác VĐV
9
phải có tính cần cù chăm chỉ tập luyện và sẵn sàng chịu đựng lượng vận động lớn
của bài tập, nếu không có tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác hoạt động với
khối lượng lớn trong thời gian dài thì sức bền sẽ không phát triển được. Trong tập
luyện người tập phải gánh chịu lượng vận động rất lớn do tính đối kháng cao nên
hiện tượng mệt mỏi cảm xúc, mệt mỏi ý chí diễn ra thường xuyên. Vì vậy phải biết
tự động viên và tập trung phát huy năng lực dự trữ của cơ thể vì một trong những
đặc điểm quan trọng để phát triển sức bền là VĐV vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt
động mặc dù cơ thể mệt mỏi hoặc có cảm giác mệt mỏi. Biện pháp duy trì hoạt
động trong tập luyện khi đã xuất hiện mệt mỏi bằng phương pháp tự động viên như
sau: Tự ra lệnh cho bản thân và tự giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn phải biết điều
khiển có ý thức sự tập trung chú ý của bản thân vào thực hiện động tác của bài tập
cho hợp lý.
Trong hoạt động thi đấu đòi hỏi VĐV môn thể thao này phải có sự nỗ lực ý
chí và ganh đua thể thao cao. Tất cả những điều đó phản ánh sự cần thiết phải
chuẩn bị thể lực tốt, đặc biệt là sức bền chuyên môn trong đó sức bền tâm lý, bởi lẽ

tố chất này đảm bảo cho VĐV BCBB duy trì cường độ thi đấu tốt nhất trong thời
gian thi đấu kéo dài, đồng thời đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn
hảo các hoạt động kỹ chiến thuật tới cuối trận đấu.
1.1.4. Đặc diểm của sức bền chuyên môn trong tập luyện và thi đấu BCBB
1.1.4.1 Các quan điểm về sức bền
Trong công tác huấn luyện thể lực ở các môn thể thao nói chung cũng như ở
bóng chuyền nói riêng người ta đều trú trọng đến huấn luyện 5 nhóm tố chất thể lực
cơ bản: Sưc nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo, trong đó sức bền mà
đăc biệt là sức bền chuyên môn là một trong những tố chất thể lực quan trọng nhất
cần thiết để đảm bảo cho hoạt động thi đấu. Có rất nhiều quan điểm khác nhau
10
trong việc đánh giá sức bền. Tuy nhiên, sức bền được hiểu theo những quan điểm
cơ bản như sau:
* Theo quan điểm lý luận và phương pháp thể dục thể thao:
Sức bền là khả năng cơ thể chống lại sự mệt mỏi hay khả năng vận động
trong thời gian dài mà không làm giảm hiệu quả hoạt động. Sức bền có 2 loại: Sức
bền chung và sức bền chuyên môn.
Sức bền chyên môn: Là năng lực của cơ thể duy trì khả năng vận động cac
trong những loại hình tập luyện nhất định.
* Theo quan điểm sinh lý học.
Trong sinh lý học thể dục thể thao, sứ bền thường đặc trưng cho khả năng
thực hiện các hoạt động thể lực kaos dài liên tục từ 2-3 phút trở lên với sự tham gia
của số lượng lớn các nhóm cơ( từ 2/3 số lượng nhóm cơ trở lên) nhờ hấp thụ Oxi để
cung cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí.
Sức bền phụ thuộc vào:
- Khả năng hấp thụ Oxi tối đa của cơ thể.
- Khả năng duy trì lâu dài mức độ hấp thụ Oxi cao.
Nhờ có trình độ tập luyện sức bền chuyên môn tốt mà chức năng của các hệ
thống tuần hoàn, hô hấp, điều hòa thân nhiệt và hệ thống thần kinh tốt hơn, tạo điều
kiện cho phát triển các tố chất khác. Do vậy, việc huấn luyện sức bền chuyên môn

phải hướng chủ yếu vào việc nâng cao sức bền ưa khí và năng lực hoạt động ưa khí
đồng thời cũng phải hướng vào sự phát triển các phẩm chất cá nhân tương ứng.
* Theo quan điểm của tâm lý học.
11
Hoạt động sức bền có liên quan mật thiết đến sự nỗ lực, ý chí. Nó biểu hiện ở
các phẩm chất về tâm lý, về tính tự chủ, quyết đoán và về tính mục đích của bài
tập. Người tập phải tự động viên, phát động mọi năng lực dự trữ của cơ thể để đảm
bảo duy trì cường độ vận động trong thời gian dài. Sức bền thần kinh, sức bền tâm
lý là khả năng hệ thần kinh của VĐV có thể chịu đựng được lượng vận động cao
trong tập luyện và thi đấu, duy trì sự cân bằng cần thiết trong hệ thông đó.
Ở một số nước công việc huấn luyện sức bền chuyên môn có thể tiến hành
với các VĐV trẻ từ 10 tuổi trở lên. Vì đó là một trong những nội dung giáo dục
toàn diện trong giảng dạy và huấn luyện thể thao.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng sự tích lũy khối lượng vận động có
quan hệ khăng khít với phat triển sưc bền chung, nếu chúng ta đặt nền móng cho
sức bền từ nhỏ thì sẽ có lợi cho nâng cao năng lực thích ứng chuyên sâu sau này.
1.1.4.2. Phân loại sức bền
- Căn cứ vào trạng trái chức năng làm việc của hệ thống cung cấp năng
lượng thì sức bền được chia làm hai loại: Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí.
Sức bền ưa khí là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện sử
dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình ôxy hóa hợp chất hữu cơ giàu năng
lượng cơ thể.
Sức bền yếm khí là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện
dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng lactar
- Căn cứ số lượng nhóm cơ tham gia hoạt động và chế độ hoạt động của cơ
sức bền chia làm 3 loại:
Sức bền cục bộ là sức bền dưới 1/3 các nhóm cơ tham gia hoạt động.
12
Sức bền khu vực là loại sức bền trong các hoạt động có từ 1/3 đến 2/3 khối
lượng cơ tham gia.

Sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có
sự tham gia của 2/3 nhóm cơ trở lên.
Dưới góc độ tâm lý, Phạm Ngọc Viễn cho rằng tri giác chuyên môn của tố
chất sức bền thể hiện dưới cảm giác sức bền tốc độ, sức bền - mạnh, sức bền -
mạnh tốc độ. Vì cấu trúc tâm lý của tố chất sức bền không biểu hiện rõ nét, vì thế
phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối. Tuy nhiên trong mỗi môn thể thao
tri giác chuyên môn tố chất sức bền có cấu trúc tâm lý riêng và khác nhau. Tổng
hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên cho thấy: Dưới góc độ khác nhau có
cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì sức bền đều liên quan tới
lượng vận động và cơ chế mệt mỏi. Vì thế phân chia sức bền chỉ mang tính chất
tương đối.
Trong BCBB, do đặc điểm nổi bật các hoạt động bật nhảy và di chuyển liên
tục để thực hiện các miếng phối hợp trong tổ chức tấn công và phòng thủ nên yêu
cầu VĐV phải có sức bền bật nhảy và sức bền tốc độ ở mức độ cao. Như vây trong
SBCM trong BCBB có thể chia làm 2 loại sức bền bật nhảy và sức bền tốc độ.
- Sức bền bật nhảy: Là khả năng thực hiện động tác bật nhảy nhiều lần trong
tập luyện và thi đấu với sự nỗ lực co cơ tốt nhất.
- Sức bền tốc độ: Là khả năng VĐV thực hiện các động tác kỹ thuật và di
động với tốc độ cao trong suốt thời gian thi đấu.
1.2. Phương tiện và phương pháp phát triển sức bền chuyên môn cho
VĐV BCBB
1.2.1. Phương tiện phát triển sức bền chuyên môn
13
Để phát triển năng lực thể thao người ta sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau. Những phương tiện cơ bản là:
- Các bài tập thể chất.
- Các phương tiện tâm lý
- Các biện pháp vệ sinh
- Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên
Trong các phương tiện kể trên các bài tập thể chất là phương tiện chuyên

môn quan trọng nhất. Vì nó là các kích thích tổng hợp nâng cao khả năng hoạt động
của các hệ thống cơ quan rong cơ thể và thống nhất chặt chẽ sự phối hợp hoặc hoạt
động của các hệ thống cơ quan theo mục đích chung. Song việc sử dụng các bài tập
thể chất phải tuân theo các yêu cầu. Các bài tập thể chất là phương tiện quan trọng
nhất để nâng cao thành tích thể thao, tuy nhiên nó phải được sử dụng phù hợp với
mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện phải có tác dụng các yếu tố của năng
lực thể thao và có tác dụng nâng cao thành tích môn thể thao chuyên sâu, thường
xuyên nâng cao khả năng chịu đựng lượng vân động và giải quyết các nhiệm vụ hồi
phục. Để có thể đáp ứng được các yêu cầu trên cần phân biệt rõ các loại bài tập thể
chất hiểu rõ dặc điểm chức năng của từng loại bài tập.
1.2.1.1. Khái niệm bài tập phát triển thể chất
Bài tập phát triển thể chất là những hoạt động vận động chuyên biệt do con
người sáng tạo ra một cách có ý thức có chủ đích phù hợp với quy luật giáo dục thể
chất để giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất.
Dấu hiệu bản chất của bài tập thể chất là sự lặp lại. Chỉ có sự thông qua lặp
lại nhiều lần một hành động vận động nào đó mới có thể hình thành kỹ xảo vận
động và làm phát triển tố chất thể lực.
14
1.2.1.2. Kỹ thuật bài tập phát triển thể chất
Kỹ thuật bài tập phát triển thể chất là cách thức thực hiện động tác mà nhờ
đó nhiệm vụ vận động được giải quyết với hiệu quả tương đối cao hơn. Kỹ thuật
bài tập phát triển thê chất không phải là bất biến. Nó luôn được bổ sung và hoàn
thiện do con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những quy luật chuyển
động, hoàn thiện phương pháp huấn luyện. Sự tiến bộ của kỹ thuật bài tập ở một
chừng mực nào đó còn được quy định bởi ở sự hoàn thiện dụng cụ tập luyện. Sự
tiến bộ của kỹ thuật bài tập ở nột chừng mực nào đó còn được quy định bởi sự hoàn
thiện dụng cụ tập luyện. Do vậy kỹ thuật của bài tập thể chất ngày càng được bổ
xung và hoàn thiện hơn. Khi phân tích kỹ thuật người ta phân chia thành:
+ Nguyên lý kỹ thuật là tổng hòa những khâu, những điểm trong cấu trúc
động tác, động lực học và nhịp điệu cần thiết để giải quyết nhiệm vụ vận động. Nếu

thiếu một khâu nào đó thì nhiệm vụ vận động không được giải quyết.
+ Khâu chính của kỹ thuật( khâu cơ bản) là phần quan trọng nhất, nó quyết
định cách thức thực hiện nhiệm vụ vận động là khâu bắt buộc. Nếu thiếu hoặc làm
sai một khâu nào đó hoặc mối liên hệ nào đó thì sẽ không hoàn thành được nhiệm
vụ vận động.
Khâu chi tiêt của kỹ thuật là khâu thứ yếu của động tác, không gây phá vỡ
cơ chế cơ bản của động tác.
* Các giai đoạn của động tác.
Là các phần của động tác được chia ra theo những dấu hiệu nào đó, phần
này nối tiếp phần kia theo thời gian.
- Giai đoạn chuẩn bị: Có tác dụng tạo thuận lợi để thực hiện động tác ở giai
đoạn chủ yếu.
15
- Giai đoạn chủ yếu bao gồm: Các động tác nhằm trực tiếp giải quyết nhiệm
vụ vận động chúng có vị trí quan trọng nhất của bài tập.
- Giai đoạn kết thúc: Các động tác được buông thả một cách thụ động hoặc
chủ động hãm người để giữ thăng bằng.
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập phát triển thể
chất
Hiệu quả tác động của bài tập thể chất không chỉ phụ thuộc vào nội dung và
hình thức của nó mà còn phụ thuộc vào hàng loạt các điều kiện khác như:
- Bản thân bài tập: Các bài tập khác về cấu trúc,LVĐ, độ phức tạp và tính
mới lạ sẽ gây ra phản ứng khác nhau cho cơ thể người tập.
- Bản thân người tập: Cùng một bài tập ( chạy 1500m) nhưng những người
có lứa tuổi, giới tính, trạng thái sức khỏe khác nhau sẽ chịu tác động khác nhau.
- Đặc điểm điều kiện bên ngoài để thực hiện bài tập: Thời tiết, địa hình, dụng
cụ tập luyện sẽ làm thay đổi hiệu quả tác dụng của bài tập.
- Phương pháp tập: Phương pháp tập quyết định chủ yếu đến tác động của
bài tập.
1.2.2. Phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn

Để phát triển sức bền chuyên môn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tập luyện đồng đều
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các giai đoạn đầu của quá
trình huấn luyện nâng cao sức bền. Đặc điểm của phương phap này là thực hiện bài
tập liên tục, không có nghỉ giữa quãng, với tốc độ ở mức gần tới hạn và thời gian
tập tương đối dài( không dưới 20 phút)
16
- Phương pháp tập luyện lặp lại và biến đổi
Đó là phương pháp thay đổi tốc độ thực hiện bài tập dự định theo chiều
hướng tăng, cho đến khi xuất hiện thời điểm nợ Oxi và sự nợ này cần được thanh
toán khi tiếp tục thực hiện các bài tập với nhịp độ vừa phải và trong những giai
đoạn dừng để nghỉ. Trước khi tăng cường độ, bài tập được thực hiện với mạch đập
từ 140-160 lần/ phút, sau đó là 180 lần/ phút.
- Phương pháp tập luyện vòng tròn: Là liên tục thực hiện các bài tập phát
triển sức bền chuyên môn( sức bền bật nhẩy, sức bền tốc độ) với những hình thức
phối hợp khác nhau. Các bài tập được thực hiện liên tục theo dạng vòng tròn
- Phương pháp thi đấu: Là phương pháp sử dụng các hình thức thi đấu như:
Thi đấu ít người, tăng số hiệp thi đấu, thi đấu liên tục với thời gian nghỉ giữa hiệp
ngắn để phát triển sức bền.
Phát triển sức bền là làm việc đòi hỏi lâu dài, kiên trì, thường xuyên và nâng
dần mức độ để cơ thể kịp thời thích ứng. Việc xen kẽ tập những bài tập phat triển
sứ bền chung trong các bài tập phat triển sức bền chuyên môn trong bóng chuyền
bãi biển là rất cần thiết. Những bài tập như chạy việt dã, bơi lội, bống rổ rất có ý
nghĩa để phát triển sức bền đối với VĐV bóng chuyền bãi biển.
Sức bền chuyên môn trong bóng chuyền bãi biển bao gôm: Sức bền tốc độ,
sức bền bật nhẩy.
- Sức bền tốc độ : Để phát triển sức bền tốc độ người ta thường chọn các bài
tập phát triển nhanh và được thực hiện lặp lại nhiều lần. Các bài tập chạy, các bài
tập mô phỏng kỹ thuật và cac bài tập kỹ thuật cơ bản trong bóng chuyền là các biện
pháp thường được sử dụng để phat triển sức bền tốc độ.

Trong giáo dục sức bền tốc độ, sự phân định của LVĐ như sau:
17
Thời gian thực hiện 1 lần lặp lại từ 20-30 giây, cường độ vận động tối đa,
nghỉ giưa quãng 1-3 phút, số lần lặp lại 4-10 lần.
- Sức bền bật nhẩy: Các bài tập bật nhảy có mang trọng lượng ( nhỏ) và
không mang trọng lượng, các bài tập mô phỏng bật nhảy, các bài tập kỹ thuật cơ
bản là biện pháp chính để rèn luyện sức bền bật.
Thời gian thực hiện một lần lặp lại từ 1-3 phút, cường độ thực hiện liên tục
không nghỉ giữa các lần lặp lại từ 1-4 phút.
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề sức bền cho một số
môn thể thao ở các đối tượng khác nhau như: Nguyễn Hữu Thắng (1998): “
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp rèn luyện sức bền cho đơn vị bộ binh sau giai
đoạn huấn luyện tân binh”. Kết quả đề tài đã cung cấp cho các nhà chuyên môn
phương pháp huấn luyện vòng tròn ứng dụng huấn luyện nâng cao sức bền cho
chiến sỹ. Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004): “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng hệ
thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho Nam vận động viên Bóng
bàn lứa tuổi 12-14”. Cùng một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề sưc bền ở
một số môn thể thao khác như: Phạm Đông Đức(1998): “Nghiên cứu lựa chọn một
số bài tập sức bền cho vân động viên vật tự do Việt Nam”.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trước đây về tố chất thể lực nói chung
và sức bền nói riêng đã có những đóng góp quý báu trong công tác huấn luyện.
18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiêm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Dựa vào những tài liệu lý luận và phương pháp giáo dục thể thao,
những tài liệu chuyên môn như: Sách Bóng chuyền bãi biển, giáo trình gảng

dạy cho các đối tượng.
Căn cứ vào quy luật phát triển lứa tuổi, các giai đoạn của quá trình huấn
luyện trên cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn ra hệ thống bài
tập và ứng dụng trong quá trình huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Phương pháp này chúng tôi tiến hành phỏng vấn tọa đàm các giáo viên
bộ môn, một số chuyên gia huấn luyện bóng chuyền bãi biển của các câu lạc
bộ mạnh nước ta như: Tân bình-TP HCM, Hải Dương,Vũng Tàu, Hà Nội…
về việc sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn, phương pháp huấn
luyện sức bền chuyên môn cho nữ VĐV Bóng chuyền bãi biển thành phố Hải
Phòng, những góp ý qua những phiếu hỏi về mức độ ưu tiên sử dụng các bài
tập phát triển SBCM
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài tiến hành theo dõi, quan sát, phân tích và đánh giá thực tế quá
trình huấn luyện thể lực của nữ VĐV bóng chuyền bãi biển thành phố Hải
19
Phòng và tìm hiểu thực trạng phát triển sức bền chuyên môn của nữ VĐV
BCBB thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành kiểm tra năng lực
sức bền chuyên môn của các VĐV trong thực tiễn quá trình tập luyện và thi
đáu vào những thời điểm trước khi bước vào thực nghiệm và sau các giai
đoạn thực nghiệm để đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn.
Trong quá trình kiểm tra sư phạm đề tài sử dụng các test chuyên môn
đánh giá năng lực sức bền chuyên môn của các nữ VĐV bóng chuyền bãi
biển thành phố Hải Phòng.
2.1.5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi tham khảo tài liệu liên quan đén kỹ thuật, cơ sở lý luận và tổng kết
các bài tập nâng cao hiệu quả trong quá trình huấn luyện thể lực cho nữ VĐV bóng
chuyền bãi biển thành phố Hải Phòng.

Dựa trên cơ sở chọn lọc các phương pháp, bài tập huấn luyện áp dụng chúng
tôi tiến hành thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.
2.1.6. Phương pháp toán thống kê
Áp dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu trước và sau thực nghiệm.
Chúng tôi đã sử dụng công thức:
Tính trị số trung bình:
n
x
x
n
i
i

=
=
1
Tính phương sai trung:
20
( ) ( )
2
22
2
−+
−+−
=
∑ ∑
BA
BBAA
nn
xxxx

σ
So sánh hai số trung bình quan sát:
BA
BA
nn
xx
t
22
σσ
+

=
Nhịp độ tăng trưởng (w% ):
%100.
5,0).(
%
21
12
vv
vv
W
+

=
2.2 Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2011.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu.
- 10 nữ VĐV Bóng chuyền bãi biển thành phố Hải Phòng.
2.2.3.Địa điểm nghiên cứu:

- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
- Sở TDTT Thành phố Hải Phòng.
21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu, test để đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ
VĐV bóng chuyền bãi biển.
3.1.1. Cơ sở lý luận để lựa chọn test
Đối với các môn thể thao mang tính đối kháng cao và các môn bóng, đặc biệt
là môn Bóng chuyền, việc xác định các tố chất trội là rất phức tạp vì nó phụ thuộc
vào các vấn đề sau:
- Động tác kỹ thuật phức tạp
- Chiến thuật biến hóa
- Tính đối kháng
BCBB là môn thể thao đối kháng gián tiếp được ngăn cách bởi lưới, thời
gian chạm bóng ngắn, đòi hỏi VĐV phải linh hoạt, nhanh nhẹn dựa trên cơ sở kỹ
thuật điêu luyện, vận dụng chiến thuật nhiều loại xử lý tình huống với trạng thái
tâm lý, ý thức chiến thuật cá nhân và đồng đội ăn ý… nên phải có trình độ thể lưc
tốt vè sức nhanh, sức mạnh, sức bền, di chuyển, khả năng điều khiển, khống chế,
xử lý thông tin hiệu quả đối với bóng chuyền, quá trình giảng dạy, huấn luyện là
giai đoạn phát triển toàn diện các tố chất thể lực đặc thù chuyên môn, các tri thức,
kiến thức chuyên môn, các phương pháp giảng dạy huấn luyện…và tập các kỹ thuật
là chính, do đó xác định các tố chất thể lực đặc trưng và các bài tâp chuyên môn,
giảng dạy kỹ thuật căn cứ vào:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố thể lực và kỹ thuật.
- Mức độ phát triển của từng tố chất thể lực.
- Mối tương quan giữa các tố chất thể lực.
22
- Mối tương quan giữa các thể lực và chuyên môn.
Phát triển thể lực nhằm giúp VĐV nắm vững kỹ thuật nhanh hơn. Ngược lại
kỹ thuật cũng có tác dụng tích cực đến nhóm có nhất định, giúp VĐV phát triển thể

lực. Vì vậy chúng tôi cho rằng, việc lựa chọn hệ thống các test kiểm tra đánh giá
SBCM cho VĐV bóng chuyền nữ cần phải căn cứ vào những luận điểm cơ bản của
quá trình đào tạo VĐV bóng chuyền. Như vậy rõ ràng việc lựa chọn các test kiểm
tra đánh giá sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ BCBB, tuân thủ nghiêm ngặt
các nguyên tắc lựa chọn sau:
- Nguyên tắc 1: Các bài test lựa chọn phải đánh giá toàn điện về mặt thể
lực, tâm lý, y học, kỹ thuật, chiến thuật, hứng thú.
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo đủ độ tin cậy và mang
tính thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu. Nói cách khác việc thực hiện
nguyên tắc này là việc chọn các test nhằm đến việc đánh giá khả năng chuyên môn
chính, là việc xác định trình độ thể lực và các đặc tính chuyên môn khác, thông
thường các test được lựa chọn phải hướng đến việc đánh giá năng lực sức bền
chuyên môn.
- Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể, có
hình thức tổ chức đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác huấn
luyện và đào tạo VĐV bóng chuyền bãi biển tại Việt Nam.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn sử dụng test trong kiểm tra và đánh giá sức bền
chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền bãi biển.
Qua tìm hiểu việc sử dụng các test để đánh giá sức bền chuyên môn cho nữ
VĐV BCBB của các chuyên gia : Lê Đình Phụng, Hà Mạnh Thư, Trần Đức Phấn,
Đinh Văn Lẫm thường sử dụng các test sau:
23
1. Nhóm test đánh giá sức bền bật nhảy:
-Mô phỏng kỹ thuật chắn bóng trong 1 phút
- Bật nhảy lên bục cao 60_80cm
- Bật với bằng 2 chân tại chỗ.
2. Nhóm test đánh giá sức bền tốc độ
- Chạy 9 điểm
- Phòng thủ lăn ngã cứu bóng trong phạm vi cả sân.
- Chạy 400m.

Đồng thời qua tìm hiểu thực trạng công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV
BCBB tại một số trung tâm trên toàn quốc: Vũng Tàu, Tân Bình_ TPHCM, Hải
Dương.
* Đội Vũng Tàu: Đánh giá SBCM cho nữ VĐV BCBB thường sử dụng
các test sau:
1. Nhóm test đánh giá sức bền bật nhảy.
- Bật nhảy lên bục cao
- Mô phỏng kỹ thuật chắn bóng trong 1 phút
- Bật nhảy với bóng treo
2. Nhóm test đánh giá sức bền tốc độ.
- Chạy 200m
- Phòng thủ lăn ngã cứu bóng trong phạm vi cả sân
24
* Đội Tân Bình-TPHCM: Đánh giá SBCM cho nữ VĐV BCBB thường sử
dụng các test sau:
1.Nhóm test đánh giá sức bền bật nhảy
- Bật với bằng 2 chân tại chỗ.
- Đập bóng theo phương lấy đà vị trí số (4;2).
2. Nhóm test đánh giá sức bền tốc độ.
- Chạy 9 điểm
- Chạy 400m
Đội Hải Phòng: Đánh giá SBCM cho nữ VĐV BCBB thường sử dụng các
test sau:
1. Nhóm test đánh giá sức bền bật nhảy.
-Di chuyển bật nhảy với bóng treo
-Đập bóng theo phương lấy đà ở vị trí số 4 và 2
2. Nhóm test đánh giá sức bền tốc độ
- Chạy 9 điểm
- Phòng thủ lăn ngã cứu bóng trong phạm vi nửa sân.
Qua tham khảo và tìm hiểu thực trạng ở một số CLB chúng tôi đã thống kê

các test để đánh giá SBCM theo 2 nhóm sau:
1. Nhóm test đánh giá sức bền bật nhảy.
-Bật nhảy với bóng treo
25

×