Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nữ vđv bóng ném tỉnh hà giang lứa tuổi 16 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.19 KB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
Những năm gần đây với chính sách mở cửa của Đảng, nền kinh tế nước ta
có sự phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đời sống
văn hóa tinh thần được cải thiện đáng kể, trong đó có sự đóng góp không nhỏ
của ngành thể dục thể thao (TDTT). Chính vì vậy hoạt dộng thể dục thể thao
không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Tập luyện thể thao không những
tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối toàn diện về trí tuệ, nhân cách mà còn
phát triển hoàn thiện các tố chất thể lực. Ngoài ra (TDTT) còn có chức năng cầu
nối đoàn kết giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Đã từ lâu Đảng và
Nhà nước luôn khẳng định vị thế vai trò, tầm quan trọng của (TDTT) trong việc
thực hiện nhiệm vụ, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người nhằm tạo sức
mạnh và động lực phát triển Đất nước.
Bóng ném là môn thể thao có nguồn gốc từ Châu Âu, phát sinh đầu tiên ở
vùng Skaldinavien. Vào năm 1890 một giáo sư người Đức tên là
KONZADKOCH đã sáng tạo ra một trò chơi thể thao mới có tên là
RAFFBALLSPIELE (môn bóng nhà nghèo) là tiền thân của môn Bóng ném
truyền thống này. Bóng ném được xuất hiện ở Việt Nam rất sau ngày hòa bình ở
Miền Bắc năm 1954 khi công cuôc xây dựng xã hội chủ nghĩa mới bắt đầu. Vào
năm 1978 một giáo viên của trường phổ thông trung học Lê Thị Hồng Gấm, ở
Miền Nam đã thu thập tài liệu về môn Bóng ném và đưa môn này trở thành môn
thể thao ngoại khóa cho các nữ sinh của trường và phát triển nhanh sang các
trường khác.
Do đặc điểm của thi đấu Bóng ném là một hoạt động tập thể mang tính đối
kháng trực tiếp nên ngoài sự phát triển toàn diện các khả năng vận động nó còn
làm tăng tính dũng cảm, tính kỷ luật, tính đoàn kết và quyết đoán trong tình
huống thi đấu. Đặc biệt sức bền tốc độ là một tố chất rất quan trọng đối với
VĐV Bóng ném nó không những giúp VĐV thực hiện tốt kỹ thuật, chiến thuật
mà còn duy trì được năng lực vận động trong suốt quá trính tập luyện và thi đấu.
VĐV có được sức bền tốt mới có thể đảm bảo thực hiện được các kỹ thuật chính
1
xác và có hiệu quả trong các pha phối hợp chiến thuật. Tuy nhiên, Bóng ném ở


Việt Nam vấn đề thể lực còn rất hạn chế. Quan sát các trận Bóng ném ở
Seagames 25 (12/ 2009) các trận đấu giải vô địch Bóng ném toàn quốc 10/ 2010,
giải CLB 6/ 2010 chúng tôi nhận thấy giai đoạn 15 phút đầu của trận đấu các
VĐV thi đấu với tốc độ nhanh thường có các pha phối hợp chiến thuật với tốc
độ, các tình huống phản công nhanh đạt hiệu quả ghi điểm cao song về cuối trận
đấu VĐV xuất hiện mệt mỏi , thi đấu chậm hơn, hiệu quả thấp. Việc thể lực
giảm sút là do sức bền tốc độ kém hiệu quả biểu hiện rõ ở các VĐV Bóng ném
nữ. trước tình hình sức bền tốc độ còn hạn chế của các nữ VĐV đã cho thấy việc
huấn luyện sức bền tốc độ là rất cần thiết việc khắc phục những yếu kém, những
cản trở chưa tháo gỡ được của Bóng ném Việt Nam.
Trong thi đấu Bóng ném thì yếu tố sức bền tốc độ có ý nghĩa rất lớn. Nó có
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thi đấu, giúp người tập có những pha bóng tấn công
cầu môn rất nhanh, mạnh, để uy hiếp đối thủ dành điểm hoặc tạo cơ hội cho
đồng đội ghi điểm.
Đối với thi đấu Bóng ném luôn phải sử dụng sức bền tốc độ trong nhiều tình
huống và được thực hiện trong thời gian dài với lượng vận động lớn nên dẫn đến
sự mệt mỏi của cơ bắp cùng với sự căng thẳng của thần kinh và ức chế tâm lý.
Do tầm quan trọng của sức bến tốc độ trong Bóng ném nên sự phát triển sức bền
tốc độ cho các VĐV là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện sức
bền tốc độ cho nữ VĐV Bóng ném Hà Giang nói riêng trong sự phát triển sâu
rộng môn Bóng ném ở nước ta nói chung, cùng với sự giúp đỡ của các huấn
luyện viên, thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài :
“ Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nữ VĐV
Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18”
* Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập để phát triển sức bền tốc độ
cho nữ VĐV Bóng ném. Qua thời gian thực nghiệm và đánh giá đề tài lựa chọn
2
ra các bài tập phù hợp nhất để phát triển sức bền tốc độ cho nữ VĐV Bóng ném

tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung.
* Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền tốc độ cho nữ
VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18.
- Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nữ
VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18.
* Đối tượng nghiên cứu.
Các bài tập phát triển SBTĐ cho nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi
16-18.
* Phạm vi nghiên cứu.
- Khách thể của đối tượng nghiên cứu, nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang.
- Quy mô nghiên cứu
+ Số lượng mẫu nghiên cứu: 14 nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi
16-18.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành tại trung tâm TDTT tỉnh
Hà Giang và trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm hoạt động vận động của nữ VĐV Bóng ném.
Bóng ném là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa hai đội, mỗi đội
gồm có 7 người trong đó có một thủ môn.Thành tích thi đấu Bóng ném là hiệu
quả ghi bàn chung của cả đội.
Nét đặc trưng về hoạt động vận động của các VĐV Bóng ném là các động
tác mang tính chất không có chu kỳ (sự phối hợp các động tác và chuyển động
khác nhau không lặp lại về cơ cấu và mức độ cố gắng của nó), sau khi đánh giá
nhanh chóng các tình huống phức tạp các VĐV lập tức phản công kịp thời bằng
nhiều động tác riêng lẻ hay phối hợp một cách chính xác mau lẹ.
Hoạt động thi đấu Bóng ném là những tình huống luôn diễn ra ở hai phía
cầu môn nên đòi hỏi VĐV phải có tốc độ di chuyển rất nhanh để triển khai tấn

công nhanh và thu về đội hình phòng thủ khu vực. Vì vậy VĐV phải hoạt động
với công suất lớn.
Khối lượng và cường độ vận động trong các trận đấu luôn khác nhau và sẽ
không đồng đều đối với từng VĐV cũng như đối với từng đội bóng.Khối lượng
đó phụ thuộc vào tình huống thi đấu cụ thể, chịu ảnh hưởng của lực lượng đối
phương, kế hoạch chiến thuật, trình độ thể lực, tính tích cực sáng tạo của cầu
thủ.
Theo đặc điểm sinh lý vận động, Bóng ném cũng như một số môn thể thao
tình huống khác, có sự hoạt động mạnh mẽ tích cực, biến đổi kết hợp với sử
dụng cường độ hoạt động một cách thay đổi thường xuyên (từ cực đại đến trung
bình). Trong thi đấu các động tác thực hiện theo những tuần tự, khoảng cách,
đặc điểm, cường độ và thời gian khác nhau.
Tuy nhiên, do đặc điểm giải phẫu của nữ giới có những điểm khác biệt so
với nam giới nên trong tập luyện và thi đấu Bóng ném có những đặc trưng riêng
4
và có nhiều hạn chế về sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo trong thi
đấu.
Bóng ném nữ là một đề tài được quan tâm sôi nổi, nhất là sau Seagames 22 thì
hầu như không còn ý kiến nào phản đối nữa.Bóng ném đã có sự phát triển về cả
số lượng lẫn chất lượng.
Ở Việt Nam những năm vừa qua phong trào tập luyện và thi đấu Bóng ném
đã phần nào khởi sắc và đã thực sự trở thành nhu cầu của đông đảo chị
em.Trước tình hình đó các cấp lãnh đạo và các nhà chuyên môn đã chú ý tìm
cách phát triển rộng rãi phong trào Bóng ném nữ, đưa phong trào tập luyện
Bóng ném nữ lên đỉnh cao và phổ cập vào các trường phổ thông, trung học
chuyên nghiệp và Đại học.
Tập luyện TDTT, nhất là tập luyện nhằm nâng cao thành tích và tham gia
thi đấu thể thao, đòi hỏi cơ thể phải có những phản ứng thích nghi nhất
định.Những đòi hỏi đó càng khắc nghiệt hơn đối với cơ thể nữ vì vậy việc tập
luyện TDTT của phụ nữ cần được tiến hành và tổ chức phù hợp với đặc điểm

riêng của họ, phải được quan tâm theo dõi về y học và thường xuyên hơn.Và
một điều cần lưu ý đến là những biến đổi sinh lý xảy ra trong cơ thể nữ VĐV đó
là thời kỳ kinh nguyệt, đây là một quá trình sinh lý do những biến đổi trong hoạt
động của tuyến sinh dục gây ra. Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu khoa
học, thời kỳ kinh nguyệt tính hưng phấn của cơ quan thần kinh trung ương tăng,
nhịp tim tăng, huyết áp tăng. Khả năng hoạt động thể lực giảm nhất là những
ngày đầu tiên của thời kỳ kinh nguyệt. Ở một số VĐV nữ khả năng vận động
không những không giảm mà còn tăng lên, lượng vận động tập luyện và thi đấu
lớn, sự căng thẳng về tâm lý mạnh trong thi đấu thể thao có thể làm trì hoãn sự
trưởng thành sinh dục của nữ và làm rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Tuy vậy, cần phải coi chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình
thường, nữ VĐV hoàn toàn có thể tham gia tập luyện và thi đấu thể thao nếu
được theo dõi chặt chẽ và có biện pháp cá biệt hợp lý.
5
Nhìn chung, hoạt động thi đấu Bóng ném rất đa dạng và phức tạp, tình
huống thi đấu luôn thay đổi, các đường chuyền bóng nhanh mạnh và chính xác,
luôn được biến hóa theo từng pha bóng, đặc biệt sự khéo léo nhanh nhẹn của các
VĐV khi làm động tác giả ( đột phá ném bóng cầu môn hay giả ném chuyền cho
đồng đội) đã tạo ra sự bất ngờ cho đối phương và dành cơ hội ghi bàn.
1.2. Đặc điểm sức bền tốc độ trong Bóng ném.
Ngày nay trong lý luận và thực tiễn cũng như trong lý thuyết của từng
môn thể thao riêng biệt vẫn còn chưa có sự nhất quán về khả năng một số tố chất
thể lực quan trọng trong đó có sức bền.
Trong huấn luyện thể thao, sức bền là một trong 5 tố chất thể lực cần thiết
để nâng cao thành tích thể thao, trong quá trình nghiên cứu về sức bền các nhà
khoa học cũng đưa ra các quan điểm khác nhau :
- Theo Giinter Schnabel : Sức bền là tố chất thể lực chống mệt mỏi trong
lượng vận động thể thao.
- Theo V.X. Pharopten : Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi chịu đựng
được cảm giác mệt mỏi duy trì được năng lực mặc dù bị mệt mỏi.

- Theo Marveep : Sức bền là cơ sở khả năng đối kháng của VĐV khi thực
hiện lượng vận động mà thời gian kéo dài.
- Theo GS. PTS Trịnh Trung Hiếu và TS Nguyễn Sỹ Hà : Sức bền là nhân
lực chịu đựng của cơ thể hoạt động trong thời gian dài và chống lại mệt mỏi.
- Theo A.D Niverop và V.P Matveep : Sức bền là khả năng hoạt động chống
lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó.
Qua nghiên cứu hai ông khẳng định sức bền có hai loại :
+ Sức bền chung : Là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung
bình thu hút toàn bộ hệ thống cơ quan tham gia hoạt động.
+ Sức bền chuyên môn : là sức bền đối với một hoạt động nhất định được
làm đối tượng chuyên môn.
- Còn Dietrech Harre lại cho rằng : Sức bền là khả năng chống cự lại mệt mỏi
trong duy trì hoạt động kéo dài của VĐV. Ông phát triển sức bền thành 4 loại :
6
+ Sức bền trong thời gian ngắn ( thời gian hoạt động từ 45s đến 2 phút)
+ Sức bền có thời gian trung bình ( thời gian hoạt động từ 2phút đến 11phút)
+Sức bền có thời gian dài ( thời gian hoạt động từ 11 phút đến nhiều giờ)
+ Sức bền tốc độ
- Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn :Sức bền là năng lực thể hiện một
hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động
trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Như vậy sức bền là khả năng hoạt động vận động của cơ thể trong khoảng
thời gian dài khắc phục và vượt qua mệt mỏi do hoạt động gây ra.Để hoạt động
sức bền tốt hơn có thể phải hoạt động mạnh trong điều kiện ưa khí và nguồn lực
phải được cung cấp đầy đủ cho hoạt động, đồng thời phải tích cực nâng cao
phẩm chất ý chí của VĐV.
Bóng ném là môn thể thao vận động không ngừng, không đứt quãng và
khối lượng các động tác kích thích có cường độ cao đua tranh quyết liệt, sử dụng
nhiều loại xuất phát, chạy đổi hướng, bất ngờ lại xuất phát để đẩy đối phương
vào thế bị động trong khi đó thời gian nghỉ giữa những lần di chuyển đó lại

không nhiều. Do đó muốn trở thành VĐV Bóng ném giỏi thi VĐV phải có nền
tảng thể lực tốt, bởi thể lực là cơ sở phát triển kỹ thuật, chiến thuật và những kỹ
năng khác của VĐV đặc biệt là sức bền tốc độ bởi vậy đây là tố chất đặc trưng
của Bóng ném.
Để phát triển sức bền tốc độ làm mất đi hay giảm đi tới mức tối thiểu hiện
tượng mệt mỏi đó phải hoạt động trong thời gian dài, do mất đi các nguồn dự trữ
và quá trình ức chế trong các trung khu thần kinh vì vậy phải hoạt động một
cách căng thẳng để duy trì được cường độ đó trong một thời gian dài. Vì vậy khi
giáo dục sức bền tốc độ phải chú ý tới các vấn đề : Đặc điểm nổi bật giáo dục
sức bền tốc độ cho VĐV nữ trong hoạt động trung bình được xác định bởi đặc
điểm của những nhu cầu đối với cơ thể trong mỗi vùng cường độ: Do cự ly và
thời gian hoạt động dài nên phản ứng tốc độ, sự hoàn thiện hệ thống tim mạch
và hô hấp sẽ tăng lên.
7
1.3. Vai trò tác dụng của môn Bóng ném.
Cũng như nhiều môn thể thao khác, Bóng ném có tác dụng tốt đối với
người tập về nhiều mặt, về cả phẩm chất ý chí lẫn thể chất con người, mặt khác
thi đấu Bóng ném còn tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập thể,
các dân tộc và quốc gia.
Thi đấu Bóng ném không chỉ đơn thuần là thi đấu thể thao mà nó còn là
nhu cầu văn hóa không thể thiếu của những người hâm mộ thể thao. Sở dĩ Bóng
ném tồn tại và phát triển như vậy bởi lẽ môn thể thao này có tác dụng vô cùng to
lớn:
1.3.1. Tác dụng nâng cao thể chất cho người tập
Cũng như bất kỳ môn thể thao nào khác, tập luyện và thi đấu Bóng ném
kích thích sự phát triển toàn diện các khả năng vận động của con người trong đó
đặc biệt là sự khéo léo, khả năng phản ứng vận động, khả năng xuất phát và
chạy tốc độ ở cự ly ngắn. Do đặc điểm thi đấu Bóng ném là hoạt động tập thể có
đối kháng trực tiếp, nên ngoài khả năng vận động nó còn phát triển lòng dũng
cảm,tính đoàn kết, tính kỷ luật, quyết đoán trong quá trình thi đấu và khả năng

tư duy chiến thuật.
Do hoạt động Bóng ném có tính chất thay đổi cưởng độ vận động thường
xuyên, các động tác lại rất phong phú đa dạng, tính gay cấn thường xuyên xảy ra
nên cơ thể luôn chịu các kích thích, làm cho hệ thống thần kinh phải hưng phấn
cao trong thời gian dài giúp cho hệ thần kinh phát triển linh hoạt và thông minh
hơn.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà sinh lý thể thao thì sau một quá
trình tập luyện Bóng ném một cách liên tục, các chỉ số sinh lý như tần số tim,
lưu lượng phút, dung tích sống, V0
2
max đều có những biến đổi tốt lên, tần số
mạch yên tĩnh giảm xuống 54 - 64 lần do tim to và khỏe lên.
Ngoài những tác dụng trên Bóng ném còn rèn luyện khả năng phát triển thị
giác, cơ quan tiền đình rút ngắn thời gian phản xạ.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu Bóng ném thường xuyên xuất hiện các
tình huống gay go căng thẳng những lúc đó con người thường bộc lộ tình cảm
8
của mình một cách rõ nhất. Qua việc xử lý các tình huống có thể đó họ sẽ được
thử thách rèn luyện, tích lũy dần được kinh nghiệm, giúp họ trở nên cứng rắn
hơn, chắc chắn hơn, tỉnh táo hơn trong việc giải quyết vấn đề.
Muốn dành được hiệu quả tập luyện và thi đấu đòi hỏi mỗi người phải nỗ
lực hết mình phấn đấu vì mục đích chung, do đó sẽ hình thành được tinh thần
tập thể, đoàn kết hỗ trợ nhau vì danh dự tập thể, vì đồng đội.
Tập luyện và thi đấu Bóng ném cũng là màn trình diễn trước khán giả sẽ
giúp người tập mạnh dạn, đi đứng, đối xử trên sân cũng được rèn rũa để có được
tác phong chững chạc văn minh hơn.
Tóm lại, tập luyện Bóng ném có thể giúp cơ thể phát triển toàn diện về thể
chất, tác dụng rèn luyện ý chí và đạo đức tác phong.
1.3.2. Tác dụng tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
địa phương và các khu vực.

Thi đấu Bóng ném được coi là hình thức tuyên truyền văn hóa rất tốt. Qua
các cuộc thi đấu có thể giới thiệu cho đông đảo quần chúng hiểu được lợi ích tác
dụng của tập luyện TDTT nói chung và Bóng ném nói riêng.Thông qua tập
luyện và thi đấu Bóng ném đã mang lại cho chúng ta những hiểu biết mới, từ đó
thắt chặt hơn nữa tinh thần nhân ái giữa con người với con người, tình đoàn kết
giữa các dân tộc và tình hữu nghị giữa các quốc gia. Ngoài ra, thi đấu Bóng ném
còn giúp chúng ta trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để cùng nâng cao trình
độ thể thao nói riêng và văn hóa xã hội nói chung.
Tóm lại, tập luyện và thi đấu Bóng ném có tác dụng giúp cho con người phát
triển toàn diện về mọi mặt như văn hóa, thể chất tinh thần và xã hội.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý nữ VĐV lứa tuổi 16-18.
1.4.1. Đặc điểm tâm lý
Bóng ném là một môn thi đấu tập thể và trong quá trình thi đấu sự đấu tranh
gay go quyết liệt để dành thắng lợi có sự va chạm thể chất mạnh khi đối phương
chơi rắn hoặc chơi thô bạo đã tạo nên cảm xúc căng thẳng cho VĐV. Sự căng
thẳng cảm xúc còn liên quan đến việc bám đuổi theo từng điểm số và trận đấu
thường được quyết định ở những phút cuối của trận đấu hoặc những trường hợp
9
phạt 7m, 9m khi hai đội đang hòa và trận đấu sắp kết thúc có thể làm mất tính
liên kết giữa các chức năng tâm lý và làm rối loạn hoạt động của VĐV.
Trong thi đấu Bóng ném các tình huống luôn luôn thay đổi, sự biến hóa thay
đổi chiến thuật, sự chuyển ưu thế từ đội này sang đội khác, sự thay đổi tỷ số liên
tục do vậy mà đòi hỏi các VĐV phải có một năng lực tập chung, chú ý lớn.
Bóng ném ngày nay đã đáp ứng được nhu cầu tập luyện và thưởng thức của
đông đảo quần chúng nên các giải Bóng ném thường thu hút được những khối
lượng lớn khán giả đến xem. Chính sự theo dâi chặt chẽ mọi hoạt động của
VĐV, sự phản ứng cuồng nhiệt của khán giả, sự khen chê của họ tới sự thành
công hay thất bại của VĐV đã gây nên một tác động tâm lý rất lớn đối với VĐV
tham gia thi đấu, đồng thời việc xử lý thiếu chính xác, không vô tư của trọng tài
cũng ảnh hưởng đến trận đấu, tính hiệu quả và tinh thần trách nhiệm lớn của các

VĐV đối với từng động tác và hành động của mình, đặc biệt trong thêi điểm
quyết định, điểm nút của trận đấu tạo nên sự ganh đua thể thao sôi nổi, quyết
liệt, hấp dẫn, kịch tính và đầy màu sắc cảm xúc. Mỗi trận đấu VĐV phải có nỗ
lực ý chí rất nhiều để duy trì sự hưng phấn cảm xúc tối ưu, độ ổn định cảm xúc
giúp VĐV tránh được những hưng phấn quá mức trong thi đấu, duy trì khả năng
phối hợp vận động, độ chính xác của động tác, ý đồ chiến thuật được rõ ràng,
mạch lạc.
Sự chú ý căng thẳng lớn, tính phức tạp của các kỹ năng vận động, sự gay
go quyết liệt của trận đấu. Đối với các VĐV Bóng ném khi nhận bóng thì họ
phải phân phối sự chú ý của mình sang nhiều khâu, xác định tính chất bay của
bóng, khoảng cách bóng bay đến, khoảng cách đồng đội định chuyền, theo dõi
vị trí di chuyển của đồng đội và đối phương lựa chọn kỹ thuật hợp lý.
Chính vì vậy đặc điểm nổi bật ở VĐV Bóng ném là khả năng tri giác tốt, thị
giác quan sát rộng, sức tập chung chú ý cao, ít bị phân tán bởi các yếu tố bên
ngoài, biết cách thả lỏng và loại bỏ những căng thẳng một cách hợp lý, luôn tỉnh
táo đánh giá và phân tích đúng các tình huống thi đấu xảy ra. Các VĐV Bóng
10
ném có trình độ biết cách điều khiển hành vi tâm lý, cảm xúc của mình để gây
được lòng tin đối với đồng đội và khơi dậy tốc độ thi đấu chung của tập thể.
Ở lứa tuổi này trí nhớ hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc do
các VĐV đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ
hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học tập. Do đặc điểm trí nhớ ở lứa
tuổi này khá tốt nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan, kết hợp
với giảng giải, phân tích sâu sắc các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò ý nghĩa
cũng như phương pháp sử dụng các phương tiện, phương pháp trong quá trình
giáo dục thể chất để các VĐV có thể tự tập một cách độc lập trong thời gian
nhàn dỗi. Các phẩm chất ý chí râ ràng hơn và mạnh mẽ hơn nên các VĐV có thể
hoàn thành được những bài tập khó và đòi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn trong
tập luyện.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý

- Hệ xương:
Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm nữ cao thêm 0.5 - 1 cm . Ở lứa
tuổi này các xương nhỏ hầu như đã hoàn thiện nên các VĐV nữ có thể tập luyện
một số động tác treo chống, mang vác vật nặng mà không làm tổn hại hoặc
không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Riêng đối với các nữ VĐV, xương
xốp hơn nam, ống tủy rỗng hơn, chiều dài xương ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và
yếu hơn, đặc biệt là xương chậu của nữ to và yếu. Vì thế trong quá trình giáo
dôc thể chất không thể sử dụng các bài tập có khối lượng vận động và cường độ
vận động lớn mà phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính.
- Hệ cơ :
Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co vẫn còn tương đối
yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh còn các cơ nhỏ phát triển chậm
hơn. Các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu.
Đặc biệt là vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh nên ảnh
hưởng đến việc phát triển sức mạnh của cơ thể. Do vậy trong quá trình huấn
11
luyện cho các nữ VĐV các bài tập cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo
cho tất cả các loại cơ đều được phát triển.
- Hệ tuần hoàn :
Hệ tuần hoàn ở lứa tuổi này đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng
tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập là 75 - 85 lần/phút. Hệ thống
điều hòa vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn
trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi
phục tương đối nhanh. Cho nên lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy trong
thời gian dài và những bài tập có khối lượng và cường độ vận động tương đối
lớn.
- Hệ hô hấp :
Đã phát triển và tương đối hoàn thiện. Vòng ngực trung bình của nữ là
69 -74 cm.
+ Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100-120 cm

2
gần bằng tuổi trưởng
thành.
+ Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng khoảng 3-4 lít.
+ Tần số hô hấp gần giống người lớn 10-20 lần /phút. Tuy nhiên các cơ hô
hấp vẫn còn yếu nên sức co giãn của lồng ngực ít chủ yếu là co giãn cơ hoành .
1.5. Cơ sở lý luận của huấn luyện sức bền tốc độ.
Trong hoạt động TDTT, bên cạnh các yếu tố hiểu biết về trí thức chuyên
môn như đạo đức, ý chí, tâm lý, sinh lý, kỹ thuật, chiến thuật thì yếu tố thể lực
vô cùng quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả của quá trình hoạt động tập
luyện và thi đấu. Hơn nữa việc rèn luyện và tăng thể lực là một khâu then chốt
trong quá trình huấn luyện thể thao. Bởi vậy các nhà sư phạm thể thao cần thiết
có những hiểu biết về tri thức chuyên môn, các quy luật, các phương pháp huấn
luyện.
SBTĐ là khả năng chống lại mệt mỏi khi hoạt động với tốc độ dưới tối đa
mà năng lực chủ yếu tạo thành cho hoạt động này diễn ra trong điều kiện cơ thể
được đáp ứng đầy đủ về oxy. Điều này có nghĩa là trong các bài tập có khối
12
lượng trung bình và lớn thì cơ thể vẫn có thể chịu đựng được, thành tích không
quá giảm, trong quá trình thực hiện các động tác chuyên môn vẫn chính xác mặc
dù thời gian thi đều kéo dài.
Như vậy SBTĐ trong Bóng ném là SBTĐ không có chu kì. Để phát triển
SBTĐ có thể sử dụng hệ thống bài tập bao gồm các bài tập có tính chuyên môn
cao như: các bài tập dẫn bóng và ném bóng cầu môn, các bài tập di chuyển
chuyền bắt bóng, các bài tập thi đấu và trò chơi vận động…
Để phát triển SBTĐ làm mất đi hay giảm đi tới mức tối thiểu hiện tượng
mệt mỏi do phải hoạt động trong thêi gian dài, do mất đi các nguồn dự trữ và
quá trình ức chế phát triển trong các trung khu thần kinh vì phải hoạt động một
cách căng thẳng để duy trì được cường độ đó trong một thời gian dài. Vì vậy khi
giáo dục SBTĐ phải chú ý tới các vấn đề : Đặc điểm nổi bật giáo dục SBTĐ cho

nữ VĐV trong hoạt động trung bình được xác định bởi đặc điểm của những nhu
cầu đối với cơ thể trong mỗi vùng cường độ. Do cự ly và thời gian hoạt động dài
nên phản ứng tốc độ, sự hoàn thiện hệ thống tim mạch và hô hấp sẽ tăng lên.
1.6 Xu hướng huấn luyện SBTĐ cho VĐV Bóng ném.
Theo đà phát triển của Bóng ném ngày nay, công tác huấn luyện thể lực cần
phải tìm hiểu, khai thác những nhân tố thúc đẩy nguồn năng lực tiềm tàng của
VĐV, thông thường những nhân tố đó là khối lượng vận động, cường độ vận
động. Hai nhân tố này chính là động lực làm tăng nhanh thể lực cũng như thành
tích của VĐV. TDTT là cánh cửa mở của nền khoa học hiện đại, công tác huấn
luyện thể lực trong Bóng ném cũng như môn khoa học, đó là việc mở mang kiến
thức khoa học mới có tính nhạy cảm rất cao. Do vậy huấn luyện thể lực cho
VĐV Bóng ném cần phải huấn luyện từ nhiều hướng, vận dụng các phương
pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến. Ngày nay công tác huấn luyện thể lực
cho VĐV Bóng ném là huấn luyện đồng bộ, tổng hợp, chia thành nhiều chu kỳ,
tất cả các nhân tố như kỹ thuật, phong cách, trí tuệ, tâm lý thi đấu… Đặc biệt
trong xu thế huấn luyện Bóng ném hiện nay sử dụng nhiều thủ pháp mang tính
đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với bóng từ chỗ tốc độ lớn
13
đến giảm dần, có như vậy công tác huấn luyện thể lực cho Bóng ném mới phù
hợp với yêu cầu chung của nền Bóng ném hiện đại.
Huấn luyện thể lực đóng vai trò chủ đạo, những năng lực vận động của
VĐV phụ thuộc vào các đặc điểm của kỹ chiến thuật thi đấu và các chỉ số lượng
vận động thi đấu, mức độ căng thẳng tâm lý.
Ngày nay các nước đều tích cực sử dông nhiều biện pháp tiên tiến, sử dụng
nhiều thủ pháp và phương pháp huấn luyện khoa học, để nỗ lực nâng cao trình
độ thể lực cho VĐV và nó được thể hiện ở các mặt chính sau :
- Phương pháp huấn luyện có hệ thống
- Nỗ lực nâng cao hiệu suất huấn luyện
- Tăng cường công tác huấn luyện thể lực từ nhiều hướng, vận dụng các
phương pháp, phương tiện huấn luyện tiên tiến

- Quá độ từ huấn luyện đơn lẻ sang huấn luyện tổng hợp
- Coi trọng phần hồi phục sau huấn luyện
* Tóm lại : Thông qua việc khảo sát các tài liệu chuyên môn đề tài nhận
thấy xu hướng huấn luyện hiện đại đòi hỏi ngay từ đầu đối với từng môn thể
thao cần quan tâm và phát triển các tố chất đặc thù, định hướng và phát triển thể
lực chuyên môn.
SBTĐ là tố chất đặc thù của Bóng ném, bởi vậy ngay từ đầu cần phải huấn
luyện SBTĐ cho VĐV một cách toàn diện tạo cơ sở cho phát triển thành tích sau
này.
Như vậy, có thể nói rằng trong hoạt động TDTT bài tập thể chất được sử
dụng rất đa dạng, song nó được dựa trên và tùy theo tính chất của từng môn thể
thao riêng biệt nhằm phục vụ tốt cho khả năng nâng cao chuyên môn. Trong một
trận đấu bóng kéo dài 60 phút đòi hỏi VĐV phải di chuyển, tranh cướp, đua tốc
độ… và đảm bảo khi thực hiện kỹ-chiến thuật và đạt được hiệu quả cao nhất
trong thi đấu.
14
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài đặt ra, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau :
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu
Mục đích tìm đọc các tài liệu, sách báo để tìm hiểu đặc điểm, các chỉ số
đánh giá, các nguyên tắc, các phương pháp huấn luyện SBTĐ trong quá trình
hoạt TDTT, các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu giúp tìm hiểu sâu hơn
về tình hình phát triển của TDTT nói chung và môn Bóng ném nói riêng. Từ đó,
cho phép đánh giá thực trạng công tác huấn luyện và thực trạng SBTĐ của nữ
VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18.
Các tài liệu đọc và tham khảo :
- Giáo trình Bóng ném

- Sinh lý học TDTT
- Phương pháp giảng dạy huấn luyện, kỹ chiến thuật Bóng ném
- Các phim ảnh, băng ghi hình
- Lý luận và phương pháp TDTT
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học thu thập thông tin, kiến thức qua
hỏi, trả lời, các chuyên gia giáo viên, HLV có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy
sinh viên trên cơ sở đó chúng tôi có thể nắm bắt được tình hình, thông tin khách
quan nhất và quý báu về biện pháp học tập, huấn luyện SBTĐ cho nữ VĐV
Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18, cũng như lựa chọn các test đánh giá
sức bền tốc độ của đối tượng nghiên cứu.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài tiến hành quan sát trong quá trình tập luyện trong những buổi tập của
nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18, để từ đó có căn cứ đánh giá
15
thực trạng công tác huấn luyện SBTĐ đồng thời tiến hành quan sát quá trình thi
đấu giải của các nữ VĐV trong giải vô địch Bóng ném quốc gia, cúp các CLB…
Từ đó đánh giá thực trạng SBTĐ của nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang lứa
tuổi 16-18
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá, tìm hiểu tính
hiệu quả trong quá trình thực nghiệm, các bài tập vào thực tế nhằm giáo dục
SBTĐ cho nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang.
Các test mà đề tài sử dụng bao gồm các test sau :
* Test 1: Chạy 400m, tính thời gian chạy hết cự ly (thành tích đạt 65 giây )
+ Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ (SBTĐ).
+Yêu cầu: Tốc độ nhanh.
+ Phương pháp tiến hành: Các VĐV thực hiện trong sân điền kinh hoặc
ngoài điều kiện tự nhiên.
* Test 2 : Dẫn bóng luồn 8 cọc x 3 lần (s)

+ Mục đích: Nhằm rèn luyện tính khéo léo, nhanh nhẹn, phát triển khả năng
SBTĐ cho nữ VĐV.
+ Dụng cụ: Sân bóng ném, bóng, đòng hồ bấm giây.
+Yêu cầu: Dẫn bóng đúng kỹ thuật, tốc độ tối đa.
+ Phương pháp tiến hành: Người thực hiện đứng sau vạch xuất phát, tay cầm
bóng. Khi có hiệu lệnh của HLV thì đập bóng xuống đất và đẩy bóng chạy
nhanh về phía trước, chạy hết cự ly 30m thì dừng và tính thời gian.
+ Số lần thực hiện: 3 lần.
* Test 3: Dẫn bóng zic zăc 200m trong sân Bóng ném (46 giây)
+ Mục đích: Nhằm rèn luyện tính khéo léo, nhanh nhẹn, phát triển SBTĐ
cho VĐV.
+ Yêu cầu: Tập tích cực, dẫn bóng nhanh, không làm đổ cọc.
+ Phương pháp tiến hành: Đặt 10 cọc mỗi cọc cách nhau 2m, VĐV dẫn bóng
luồn lần lượt qua các cọc cuối cùng rồi quay về, tính thời gian.
16
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Sau khi đã lựa chọn các bài tập phát triển SBTĐ và xây dựng kế hoạch
huấn luyện đề tài tiến hành nghiên cứu ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trên 14
nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang. Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành
theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song :
- Nhóm A : gồm 7 nữ VĐV tập luyện các bài tập mà đề tài đã lựa chọn
- Nhóm B : gồm 7 nữ VĐV tập luyện các bài tập cũ
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Để phân tích và xử lý số liệu đã thu thập được một cách chính xác và toàn
diện chúng tôi đã sử dụng một số các công thức toán học thống kê sau:
- Tính số trung bình cộng
n
x
i
x


=
Trong đó: x
i
: Là trị số của từng cá thể
∑x
i
: Là tổng lượng trị số các số liệu
n : Là tổng số mẫu nghiên cứu

x
: Giá trị trung bình
- Tính phương sai

1
)(
2
2


=

n
xx
i
σ
(n < 30)
- Tính độ lệch chuẩn

σ

x
=
2
σ
(n < 30)
- So sánh 2 số trung bình mẫu bé ( n<30 )

2
2
1
2
21
nn
xx
t
cc
σσ


=
(n < 30)
17
Trong đó:
2
)()(
21
2
2
2
2

1
1
2
−+
−+−
=
∑ ∑
nn
xxxx
c
σ
- Tính hệ số tương quan r

∑ ∑

−−
−−
=
22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
(n < 30)
2.2 Tổ chức nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 04/ 2011 và được chia làm 3 giai
đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2010 đến tháng 04/2010

Giai đoạn này chủ yếu giải quyết các công việc sau:
+ Lựa chọn tên đề tài
+ Xác định các vấn đề nghiên cứu, thu thập tài liệu nghiên cứu
+ Lập đề cương và bảo vệ đề cương trước Hội đồng khoa học
* Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 01/ 2011
Giai đoạn chủ yếu giải quyết các công việc sau
+ Đọc và phân tích các tài liệu
+ Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện
+ Lập phiếu phỏng vấn lựa chọn test và lựa chọn bài tập phát triển SBTĐ
+ Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
+ Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu
* Giai đoạn 3: Từ tháng 02/2011 đến tháng 04/2011
Giai đoạn này chủ yếu giải quyết các công việc sau:
+ Thu thập số liệu nghiên cứu thực nghiệm
+ Tiến hành xử lý số liệu, viết báo cáo kết quả nghiên cứu
+ Thông qua giáo viên chỉ đạo, chỉnh lý, in ấn
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng khoa học trường.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện SBTĐ cho nữ VĐV Bóng ném
tỉnh Hà Giang
Để đánh giá chính xác thực trạng sử dụng các bài tập phát triển SBTĐ cho
nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang, chúng tôi nghiên cứu các vấn đề:
3.1.1. Đánh giá chương trình huấn luyện SBTĐ cho nữ VĐV Bóng ném tỉnh
Hà Giang.
Chương trình huấn luyện là một nội dung rất quan trọng trong việc huấn
luyện và giảng dạy TDTT. Nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình đào tạo. Chương trình huấn luyện được xây dựng dựa trên cơ sở
thống nhất một cách lôgíc các mục đích của từng giai đoạn huấn luyện, trong đó

chương trình huấn luyện phải đưa ra được mục đích, nhiệm vụ cụ thể cần đạt
được và giải quyết trong từng giai đoạn huấn luyện cùng với các con đường
nhằm giải quyết nhiệm vụ đã được đặt ra.
Chương trình huấn luyện cho nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang, là đối
tượng huấn luyện có mục đích, có trình độ sơ sở tương đối đồng đều. Vì vậy
trong phần này chúng tôi đưa ra một số vấn đề mấu chốt như sau:
Do đặc thù của môn thể thao nên các VĐV được tuyển chọn kỹ càng từ khi
các VĐV còn là học sinh. Do vậy, việc học tập đan xen giữa các giờ tập luyện
với các môn lý thuyết. Sự phân bố được tính toán dựa trên những tính toán một
cách khoa học, hợp lý. Từ đó, tạo cho các VĐV cảm giác không quá mệt mỏi do
LVĐ kéo dài hay quá căng thẳng do các môn lý thuyết đem lại, nên đây là một
điều kiện đảm bảo cho VĐV có thể hoàn thành tốt các nhiệm vô tập luyện trong
từng giai đoạn.
Trung tâm huấn luyện nói chung và VĐV Bóng ném nói riêng đều được
tuyển chọn và tập luyện từ khi vẫn còn là học sinh, điều này có ý nghĩa rất lớn
để phát triển các tố chất thể lực, nâng cao chiến thuật, đồng thời tích lũy thêm
19
kinh nghiệm thi đấu. Các buổi tập luyện diễn ra 2h trên ngày, một tuần tập sáu
ngày, trong khoảng thời gian ít ỏi đó phải giải quyết rất nhiều nhiệm vô khác
nhau của buổi tập: thể lực, kỹ thuật, chiến thuật để đạt được hiệu quả cao nhất
trong từng buổi tập là rất khó.
Trong hoạt động TDTT hiện đại ngoài việc hoàn thiện và nâng cao tính
chiến thuật thì thể lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động
đó. Vì vậy, huấn luyện thể lực trong Bóng ném là rất quan trọng và cần thiết.
Trong thực tế tố chất thể lực được chia thành: SN - SM - SB - mềm dẻo và khả
năng phối hợp vân động, các tố chất này có liên quan mật thiết với nhau trong
quá trình tập luyện và thi đấu. Để có được thể lực tốt việc phát triển đồng đều
các tố chất đó là vô cùng quan trọng, trong cấu trúc của một buổi tập thì các bài
tập mang tính giáo dục nhanh được đưa lên hàng đầu của mỗi buổi tập và các
bài tập này được duy trì trong suốt quá trình tập luyện nhưng hình thức tập luyện

phải có sự thay đổi để tạo cảm giác hứng thú, hưng phấn trong tập luyện. Còn
các bài tập phát triển sức mạnh và sức bền thường được diễn ra ở cuối các bài
tập khi đã tập các bài tập phát triển sức nhanh. Tất cả các tố chất thể lực phải
luôn được tập luyện một cách liên tục trong cả quá trình học tập của các VĐV,
đặc biệt là sức bền được quan tâm phát triển do đặc thù của môn Bóng ném.
Với thời gian không nhiều nên việc tập luyện SBTĐ của VĐV thường diễn
ra vào ngày cuối tuần, mỗi buổi tập chỉ diễn ra khoảng 15-20 phút, chủ yếu tập
luyện các kỹ, chiến thuật. Các phương pháp tập luyện sức bền chủ yếu bằng
phương pháp đồng đều, liên tục như các bài tập chạy 200m, 400m, 800m, và
phương pháp dãn cách như một số bài tập với bóng.
Vì vậy, trong quá trình tập luyện ở mỗi buổi tập với thời gian ít ỏi như vậy
đòi hỏi các VĐV còn phải có sự nỗ lực cao của bản thân, ý chí tự giác trong tập
luyện và tổ chức ngoại khóa thêm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đồng
thêi huấn luyện viên, giáo viên phải có hệ thống các bài tập hợp lý, phải giáo
dục cho sinh viên hiểu được mục đích, yêu cầu của các bài tập và tính toán đến
20
lượng vận động, nghỉ ngơi hợp lý để sự phát triển SBTĐ cho nữ VĐV Bóng
ném tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả cao nhất.
Để thực hiện có hiệu quả quá trình huấn luyện trong các môn bóng nói
chung và môn Bóng ném nói riêng thì ngay từ đầu cần phải vạch ra được các
hướng đi đúng và có những kế hoạch huấn luyện riêng của mình cả về thể lực
cũng như kỹ, chiến thuật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng môn thể thao giai đoạn
thi đấu mà có thể ưu tiên cho việc huấn luyện thể lực hay kỹ chiến thuật nhiều
hơn. Trong Bóng ném vấn đề thể lực luôn là yếu tố quan trọng để lập nên thành
tích và nó cần phải được chú trọng huấn luyện ở tất cả các giai đoạn phát triển
của VĐV. Song vấn đề kỹ, chiến thuật cũng phải được quan tâm phát triển một
cách hợp lý.
Để tìm hiểu thực trạng của việc huấn luyện SBTĐ cho nữ VĐV Bóng ném
tỉnh Hà Giang. Chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp để tìm hiểu nội dung
chương trình huấn luyện của nữ VĐV, kết quả khảo sát được trình bày ở bảng

3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát chương trình huấn luyện cho nữVĐV Bóng
ném tỉnh Hà Giang lứa tuổi 16-18.
TT Nội dung Số giáo án Tỷ lệ %
1 Sức nhanh 12 20
2 Sức mạnh 12 20
3 Sức bền
SB chung 4 6,67
SB chuyên môn 6 10.0
SB tốc độ 4 6,67
4 Mềm dẻo 10 16,6
5 Khả năng phối hợp vận động 12 20
Tổng 60 100
Qua bảng 3.1 chúng tôi thấy kế hoạch huấn luyện của nữ VĐV Bóng
ném tỉnh Hà Giang như sau:
- Huấn luyện sức nhanh: 20%
- Huấn luyện sức mạnh: 20%
21
- Huấn luyện sức bền: 23,3%
- Huấn luyện mềm dẻo: 16,6%
- Huấn luyện khả năng phối hợp vận động: 20%
Trong đó huấn luyện SBTĐ là 6,67% chiếm 28,57% tổng giáo án huấn
luyện sức bền.
Để có cơ sở khoa học trong việc đánh giá kế hoạch huấn luyện SBTĐ
cho nữ VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang chúng tôi đã tiến hành tham khảo kế
hoạch huấn luyện của đội tuyển Bóng ném nữ Hà Nội ( Đội bóng thường
dành thứ hạng cao trong các giải thi đấu Bóng ném toàn quốc). Kết quả thu
được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát chương trình huấn luyện SBTĐ
của đội tuyển nữ VĐV Bóng ném Hà Nội

TT Nội dung Số giáo án Tỷ lệ %
1 Sức nhanh 12 17,9
2 Sức mạnh 13 19,4
3 Sức bền
SB chung 4 6,0
SB chuyên môn 5 7,5
SB tốc độ 10 14,9
4 Mềm dẻo 9 13,4
5 Khả năng phối hợp vận động 14 20,9
Tổng 67 100
Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 chúng tôi thấy kế hoạch huấn luyện SBTĐ
của đội tuyển Bóng ném nữ Hà Nội như sau:
- Huấn luyện sức nhanh: 17,9%
- Huấn luyện sức mạnh: 19,4%
- Huấn luyện sức bền: 28,4%
- Huấn luyện mềm dẻo: 13,4%
- Huấn luyện khả năng phối hợp vận động: 20,9%
Trong đó huấn luyện SBTĐ là 14,9% chiếm 52,6% tổng giáo án huấn luyện
sức bền.
22
Như vậy từ kết quả tham khảo trên chúng tôi thấy rằng để nữ VĐV Bóng
ném tỉnh Hà Giang đạt kết quả tốt hơn nữa thì cần phải có chú trọng và điều
chỉnh chương trình huấn luyện của nữ VĐV về thời gian giành cho huấn luyện
kỹ chiến thuật và thể lực sao cho hợp lý, đặc biệt là việc huấn luyện SBTĐ.
3.1.2. Đánh giá thực trạng sức bền tốc độc của nữ VĐV Bóng ném tỉnh
Hà Giang
Trung tâm huấn luyện Sở TDTT Hà Nội là nơi đào tạo các VĐV cho đất
nước. Do nhu cầu của đất nước cần có nhiều cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên
có trình độ để phát triển môn Bóng ném sâu rộng hơn. Là sinh viên chuyên sâu
Bóng ném K43, qua quá trình tập luyện, thi đấu giao hữu của Bóng ném sinh

viên toàn quốc năm 2008 cùng với quá trình quan sát thực tế thi đấu của nữ
VĐV Bóng ném ở các đội, các câu lạc bộ khác chúng tôi nhận thấy trình độ
SBTĐ của nữ VĐV Bóng ném còn hạn chế, điều này cũng được thể hiện râ
trong quá trình thi đấu của nữ VĐV tỉnh Hà Giang với các đội như TP Hồ Chí
Minh, Bình Định.Đặc biệt, trong giải thi đấu giải trẻ tháng 07 năm 2009, các
VĐV chỉ thi đấu tốt trong khoảng thời gian nhất định, hầu hết thể lực của các
cầu thủ bị giảm sút ở cuối hiệp đấu. Điều này được thể hiện râ nét qua các pha
bóng, các tình huống diễn ra trong các trận đấu: Tốc độ di chuyển của các cầu
thủ bị chậm lại ở các pha bóng phản công nhanh cũng như lui về phòng thủ, khi
phản công bị mất quyền kiểm soát bóng, đặc biệt trong các pha phối hợp nhóm
thì tỷ lệ các đường chuyền và bắt bỏng hỏng đều tăng lên. Trong đó, các trận
đấu căng thẳng, quyết liệt thì sự giảm sút về thể lực của các cầu thủ lại càng rõ
nét hơn.
Trong đó thi đấu Bóng ném SBTĐ không chỉ diễn ra ở sự “chạy bền” đơn
thuần mà còn đảm bảo sức bền trong bật nhảy, trong ném bóng trong di chuyển
phối hợp tấn công và phòng thủ và sức bền tâm lý.
3.1.3. Kết quả lựa chọn Test đánh giá SBTĐ của nữ VĐV Bóng ném tỉnh
Hà Giang:
23
Để đánh giá chính xác thực trạng SBTĐ của nữ VĐV Bóng ném, đề tài tiến
hành lựa chọn ra các Test thông qua việc phỏng vấn phụ lục VI các chuyên gia,
HLV, giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá SBTĐ cho nữ
VĐV Bóng ném tỉnh Hà Giang ( n=20).
TT Test
Số người tham gia phỏng vấn
Số người tán
thành
Tỷ lệ %
1 Chạy 400m ( s) 20 100

2 Di chuyển hình tam giác ném
bóng cầu môn 5 quả x 3 tổ
(giây)
14 70
3 Bài tập tổng hợp x 10 tổ (sl) 13 65
4 Dẫn bóng luồn 8 cọc tính thời
gian (giây)
18 90
5 Dẫn bóng zic zac 200m trong
sân Bóng ném tính thời gian
(giây)
19 95
6 Chạy 200m theo các vạch
giới hạn trong sân bóng ném
(phút)
17 85
Từ kết quả của bảng 3.3 chúng tôi lựa chọn được 3 test đạt tỷ lệ từ 90%
trở lên:
Test 1: Chạy 400m, tính thời gian chạy hết cự li
+ Mục đích: Phát triển SBTĐ
+ Yêu cầu: Tốc độ nhanh
Test 2: Dẫn bóng luồn 8 cọc tính thời gian x 3 lần
+ Mục đích: Nhằm rèn luyện tính khéo léo, nhanh nhẹn, phát triển SBTĐ
cho VĐV.
+ Yêu cầu: Tập tích cực dẫn bóng nhanh
24
+ Phương pháp tiến hành: VĐV bắt đầu từ cuối sân, khi có hiệu lệnh của
HLV, VĐV cầm bóng chạy luồn qua 8 cọc, nhanh và không làm đổ cọc.
(H 3.1)
Hình 3.1

Test 3: Dẫn bóng zic zăc 200m trong sân Bóng ném
+ Mục đích: Phát triển SBTĐ.
+ Yêu cầu: Chạy nhanh
+ Phương pháp tiến hành: Đặt 10 cọc mỗi cọc cách nhau 2m, VĐV dẫn
bóng luồn lần lượt qua các cọc cuối cùng rồi quay về sau đó lại tiếp tục cho hết
4 lần.
+ Đánh giá: Tính thời gian nhanh nhất đạt được (H 3.2)
Hình 3.2
Sau khi đọc và phân tích tài liệu liên quan, đồng thời căn cứ vào kết quả
phỏng vấn lựa chọn đề tài đã lựa chọn được 3 Test đánh giá SBTĐ của các VĐV
Bóng ném tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, để có đủ cơ sở khẳng định các Test đã lựa
25

×