Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tính toán cho nữ vđv cờ vua lứa tuổi 11 12 tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.7 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết:
Cờ Vua đã và đang trở thành nhu cầu văn hóa, tinh thần của đông đảo các
tầng lớp nhân dân, một môn thể thao mang lại nhiều vẻ vang cho nền thể thao
nước nhà. Các VĐV Cờ Vua đã chứng tỏ khả năng của mình thông qua các giải
ở khu vực và trên thế giới. Giành được nhiều thành tích cao như: Đào Thiên Hải,
Nguyễn Ngọc Trường Sơn và đặc biệt là Lê Quang Liêm đã 2 lần liên tiếp vô
địch giải Cờ Vua Airoplot. Điều đó càng chứng tỏ rằng Cờ Vua Việt Nam đã và
đang phát triển tới đỉnh cao của phong trào Cờ Vua thế giới. Chính vì vậy Cờ
Vua được coi là một trong những môn thể thao mũi nhọn trong dự án chiến lược
về công tác TDTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cờ Vua khác các môn thể thao khác là ít đòi hỏi về thể lực nhưng lại đòi
hỏi khá cao về khả năng tâm lý, trí tuệ, năng lực phân tích và đánh giá tình
huống. Các tình huống liên tục thay đổi đòi hỏi người chơi cần có sự am hiểu
kiến thức chuyên môn và có năng lực tính toán nhanh trong từng trường hợp.
Tính toán trong Cờ Vua là quá trình phân tích, tổng hợp tình huống thi
đấu trên cơ sở vân dụng chính xác các kiến thức và tri thức, nhằm đưa ra quyết
định đúng đắn và phù hợp trong việc sử lý các tình huống nẩy sinh của ván đấu.
Tính toán các biến thế trong các ván đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các
VĐV Cờ Vua, là nhân tố quyết định sự thành bại của kế hoạch chơi trong ván
đấu. Việc tính toán sai lầm hoặc thời gian tính toán quá lâu, trong những tình
huống cờ dẫn đến những kết quả đáng tiếc như thế cờ đang thắng thành hòa,
đang hòa thành thua hoặc đang thắng thành thua. Và đó là nguyên nhân sâu xa
của sự hời hợt trong suy nghĩ, ảnh hưởng lâu dài tới trình độ VĐV Cờ Vua.
Nội dung thi đấu trong Cờ Vua có ba hình thức: Thi đấu cờ chớp (thời
gian từ 5 phút trở xuống), thi đấu cờ nhanh (thời gian ≤ 60 phút), thi đấu cờ dài
(cờ truyền thống, thời gian 90 phút). Nhưng xu hướng hiện nay thường tổ chức
các giải cờ chớp, cờ nhanh, thời gian của mỗi ván đấu ngắn nên tốc độ tính toán
có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến kết quả của ván đấu.
1
Đối với các nữ VĐV Cờ Vua trẻ của Bắc Giang, sở dĩ trong những năm


gần đây chưa đạt được thành tích cao tại các giải trẻ toàn quốc, phần lớn là do
các em mất ưu thế trong tốc độ tính toán. Vì vậy khắc phục tình trạng trên cho
các VĐV trẻ, giúp các VĐV phát triển tốc độ tính toán trong thi đấu Cờ Vua là
vấn đề quan trọng trong công tác giảng dạy và huấn luyện.
Nghiên cứu về tính toán trong Cờ Vua đã có một số tác giả quan tâm như:
Nguyễn Thị Siêm (năm 2005), Nguyễn Bá Việt Phương (năm 2008) Các đề tài
này mới chỉ đề cập đến các vấn đề chung như hình thành năng lực, kỹ năng tính
toán trong thi đấu cờ dài, các bài tập thường có thời gian lớn từ 10 – 15 phút trở
lên. Vì vậy, không áp dụng được vào nội dung thi đấu cờ chớp và cờ nhanh.
Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ
Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang”.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được
bài tập có hiệu quả nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa
tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang. Từ đó giúp cho các HLV có thêm phương tiện hiệu
quả trong quá trình giảng dạy, huấn luyện tốc độ tính toán, góp phần nâng cao
chất lượng quá trình đào tạo Cờ Vua ở tỉnh Bắc Giang.
Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài xác định
các mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Thực trạng huấn luyện tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ
Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang.
- Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển tốc độ tinh toán
cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng nghiên cứu: Bài tập nâng cao tốc độ tính toán cho nữ VĐV
Cờ Vua lứa tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 20 nữ VĐV lứa
tuổi 11 – 12 tỉnh Bắc Giang.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 11 – 12 trong tập luyện và thi đấu môn

cờ vua.
1.1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 11 – 12.
a. Tri giác:
Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc
tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
Ở lứa tuổi 11 – 12 tri giác đã đạt tới trình độ phát triển như người trưởng
thành. Tri giác có chủ định phát triển mạnh, biết phân tích, tổng hợp đối tượng
có chủ định. Khả năng nhận thức cảm tính của các em đã phát triển ở mức độ
cao. Tuy nhiên, khi tri giác những đối tượng có mầu sắc rực rỡ mới lạ rất dễ lôi
cuốn các em. Trong quá trình giảng dạy Cờ vua cho các em, cần hướng các em
vào những dấu hiệu nhận biết và cách đánh giá để phát triển khả năng phân tích,
tổng hợp, đồng thời đưa ra những đòn phối hợp, cũng như những dạng thức tấn
công đẹp mắt để gây hứng thú và sự say mê tập luyện cho các em.
Mặt khác khả năng phương hướng tri giác không gian lứa tuổi 11 - 12 đã
khá chính xác. Do vậy, khi giảng dạy – huấn luyện chiến thuật và chiến lược
khai cuộc cần sử dụng bàn cờ treo, đưa ra các bài tập theo từng chủ đề với thời
gian hạn định khác nhau nhưng thời gian tối thiểu cho việc thực hiên mỗi bài tập
phải là 5 phút trở lên .
b. Khả năng tập trung chú ý:
Ở lứa tuổi 11 – 12 có khả năng chú ý vào một đề tài , một đối tượng cao.
Chú ý có chủ đích chiếm ưu thế. Chú ý ở lứa tuổi này bền vững hơn, sự di
chuyển chú ý nhanh và linh hoạt hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn so với lứa tuổi
nhi đồng. Khả năng chú ý có chủ định, sự tìm tòi, học hỏi, ham hiểu biết có vai
trò quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu Cờ Vua. Cho nên, người giáo
viên – HLV cần chú ý lựa chọn các bài tập, các thế cờ phù hợp như số lượng
quân, các nước cờ dự bị để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ở lứa tuổi này có
3
thể sử dụng được các bài tập có số lượng quân nhiều, với số nước đi từ 2 – 3
nước cờ dự bị và độ sâu biến thế có thể tới 10 – 11 nước. Tuy nhiên, cần phải
dựa trên sự định hướng chiến lược từ trước.

c. Trí nhớ:
Trí nhớ của học sinh lứa tuổi 11 – 12 có nhiều biến đổi cơ bản so với lứa
tuổi nhi đồng. Trí nhớ trừu tượng phát triển mạnh. Ghi nhớ chủ định chiếm ưu
thế, các em có ý thức lựa chọn những nội dung chủ yếu để ghi nhớ, biết hệ thống
và sắp sếp nội dung bài học để các em thực hiện tốt bài tập cờ. Đồng thời trong
quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tăng dần độ khó của bài tập, từng giáo
án tạp luyện phải có hệ thống, kích thích sự nỗ lực ý chí và tính tích cực tự giác,
sáng tạo của các em trong quá trình giảng dạy và huấn luyện Cờ Vua. Mặt khác
sử dụng hiệu quả trí nhớ, có khả năng diễn đạt bài tập, các em thích thú quan sát
một cách tỷ mỉ và biết đặt ra những câu hỏi và giải quyết vấn đề.
d. Tư duy:
Lứa tuổi 11- 12 tư duy trừu tượng phát triển nhanh. các em có khả năng
tiếp thu những khái niệm trừu tượng và phức tạp. Khi giải quyết vấn đề, các em
dựa vào những khái niệm trừu tượng, phải dựa vào ngôn ngữ chứ không phải
hình ảnh và động tác cụ thể như lứa tuổi nhi đồng – năng lực phân tích và tổng
hợp, năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa, hệ thống hóa và suy luận hóa còn
yếu, đặc biệt các em chưa chủ động vận dụng hiểu biết của mình để kiểm
nghiệm củng cố. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện khai cuộc, cần phải phát
triển được nâng lực tư duy và óc tưởng tượng sáng tạo của học sinh bằng cách:
bên cạnh lời giải cho từng thế cờ với các dạng thức khai cuộc khác nhau, phải có
những bài tập buộc các em phải tự tìm ra lời giải mà không được di chuyển quân
trên bàn cờ .
e. Tưởng tượng:
Ở lứa tuổi 11 – 12 tưởng tượng có chủ định phát triển ở mức độ tưởng
tượng tái tạo, các em tưởng tượng lại những điều đã học được trên lớp và được
trình bày trong sách vở để áp dụng và vui chơi, thi đấu. khả năng tưởng tượng ở
4
thiếu niên khá phong phú nhưng còn thiếu thực tế. Bởi vậy khả năng tưởng
tượng của học sinh nếu được hướng dẫn nâng cao thì khả năng tưởng tượng sáng
tạo trong quá trình giảng dạy Cờ Vua sẽ có tác dụng tốt đến việc nâng cao thành

tích sau này của các em .
Bên cạnh đó, người giáo viên, HLV phải có ngôn ngữ rõ ràng, ngắn ngọn,
chặt chẽ, khái quát kết hợp với suy luận của học sinh nhằm giúp cho quá trình
nhận thức và tưởng tượng của các em được phát triển chính xác và phong phú .
f . Cảm xúc:
Đặc điểm nổi bất trong tình cảm của thiếu niên lứa tuổi 11 – 12 là tính
cảm xúc cao (dễ bi kích động), điều đó là do tính xung động cao của tuổi dậy
thì, nó phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thần kinh, quá trình hưng phấn tạm thời
có ưu thế so với ức chế, làm cho thiếu niên không kìm chế được bản thân cho
nên khi than gia bất cứ hoạt động nào các em đều biểu hiện cảm xúc rất mạnh
mẽ và rõ nét.
Cảm xúc của lứa tuổi này có nét nổi bật xuất hiện trong quá trình học tập
vui chơi là tính ấn tượng bồng bột, hăng say, tính tự ái ít nhưng không ổn định,
dễ bị khích động. thông thường cảm xúc chi phối khá mạnh đến cách phán đoán
cũng như cách sử sự của các em. Những đặc điểm này trước hết là do sự cải tổ
của các chức năng sinh lý trong cơ thể thiếu niên có niên quan đến sự phát dục
(dậy thì) tình cảm thiếu niên lứa tuổi này bắt đầu phục tùng lý trí, có khả năng
điều chỉnh tình cảm và cảm xúc của mình. các em đã biết che dấu phần nào sự
biểu lộ cảm xúc bề ngoài của mình. Tuy vậy tính bồng bột, xốc nổi vẫn là tính
cảm xúc của các em. Tâm trạng của thiếu niên cũng thay đổi nhanh chóng (vui
buồn nhất thời). Tâm trạng đó thường gắn và chuyển hóa cho nhau. Vì vậy trong
quá trình giảng dạy, huấn luyện Cờ Vua cho lứa tuổi này cần thận trọng khi phê
phán về mặt tâm lý. Mỗi bài giảng, thế cờ cần gây cảm xúc tình cảm cho các em,
cần có những phương pháp điều chỉnh tình cảm kịp thời thích hợp. Bên cạnh đó
cần sử dụng các phương pháp nhằm nâng cao tính thi đua học tập tạo tính hăng
5
say, hứng thú cho các em, khen thưởng động viên kịp thời đúng mực khi các em
thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
g . Ý thức:
Ở lứa tuổi 11 - 12 hành vi ý thức đã phát triển, các em thường có nhiều

ước mơ táo bạo, đã bắt đầu nghĩ đến lý tưởng (nhưng dễ thay đổi do hiếu động)
sẵn sàng khắc phục khó khăn có tính kỷ luật, sự quyết tâm song vẫn chưa cao,
tính kiên trì còn yếu, các em thích tìm tòi khám phá nhưng dễ nản lòng khi kết
quả trước mắt không rõ ràng, chưa nghĩ đến mục đích lâu dài. vì thế trong quá
trình giảng dạy Cờ Vua, người giáo viên – HLV khi đề ra mục đích chung cần
chia ra nhiều mục đích cụ thể có tính khái quát dễ hiểu, giúp các em thực hiện
tốt và hiệu quả nhất các bài tập đề ra.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 11 – 12.
Các em học sinh lứa tuổi 11 - 12 quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với
quá trình ức chế, một sự mất cân đối dưới phần dưới vỏ não có xu hướng phát
triển nhanh hơn và mãnh liệt hơn so với hoạt động của vỏ não, dẫn đến sự mất
cân bằng tạm thời giữa hai hệ thống tín hiệu.
- Sự phát dục (dậy thì): Đây là nhân tố sinh lý xã hội có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với sự phát triển tâm lý và nhân cách của lứa tuổi này. Các cơ
quan thực vật ở lứa tuổi này đã phát triển tương đối. Các kích thước tuyệt đối
cũng như tương đối của tim tăng dần theo lứa tuổi và chịu ảnh hưởng rất mạnh
của tập luyện. Hệ tim mạch của cơ thể trẻ thích nghi với sự tăng công suất hoạt
động. Thể lực vẫn kém hơn so với người lớn thể hiện ở chỗ khi tăng công suất
hoạt động lên 1kg/1s thì nhịp tim của trẻ 11 - 12 tuổi tăng lên 5-6 lần/phút.
- Hệ hô hấp của trẻ lứa tuổi 11 - 12 nói chung có đặc điểm là thở nhanh và
không ổn định, thông khí phổi tối đa cũng tăng dần. Quá trình hồi phục chậm
với khối LVĐ lớn khả năng thích nghi với vận động kém, khả năng hoạt động
yếm khí thấp. Do vậy ở lứa tuổi này nếu áp dụng với lượng vận động (LVĐ) quá
lớn thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể.
6
- Đặc điểm xương và khớp: Quá trình cốt hóa chưa hoàn thành, sụn tương
đối nhiều các chất hữu cơ và nước trong xương còn nhiều, các chất vô cơ như
canxi, photpho ít, tính đàn hồi của xương tốt, nhưng độ cứng kém. Thời kỳ
này, xương thiếu niên, nhi đồng phát triển mạnh về chiều dài hơn chiều ngang.
- Đặc điểm cơ bắp: cơ bắp của các em chưa phát triển đầy đủ, cơ mềm,

nước nhiều nhưng Protit, Lipit, các chất dịch thể và vô cơ tương đối ít. Tuổi
càng nhỏ thì tỷ lệ cơ bắp so với trọng lượng cơ thể càng nhỏ, sức mạnh yếu.
- Đặc điểm hệ thống tim mạch: Những sợi cơ tim của các em nhỏ và tính
đàn hồi ít, van tim phát triển kém, dung tích và thể tích tim nhỏ nhịp tim nhanh
hơn người lớn.
Như vậy, các VĐV Cờ Vua trẻ lứa tuổi 11 - 12 có đặc tính là ở trung tâm
thần kinh các quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế. Mặt
khác khi nghiên cứu những biến đổi của các chức năng sinh lý trong cơ thể
VĐV Cờ Vua khi tập trung suy nghĩ trong khi sử lý các tình huống phức tạp thì
các chỉ số sinh lý của VĐV đều tăng lên. Mạch đập tăng đến 170 – 190 lần/
phút, huyết áp tối đa tăng khoảng 200 mmHg. Các quá trình sinh lý tăng cao hơn
nhiều so với lúc bình thường. Do sự phát triển mạnh mẽ của hưng phấn thần
kinh trong thời gian tương đối dài dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng ức chế trong
thời gian dài. Khả năng hưng phấn và lực bóp của cơ tim giảm. Như vậy có thể
đi đến kết luận rằng: Trong Cờ Vua khi thực hiện LVĐ lớn (suy nghĩ tính toán
các biến thế ) thì các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể VĐV tương ứng với
một hoạt động thể lực (hoạt động cơ bắp) với cường dưới cực đại. Từ đó cho
thấy ở lứa tuổi này khi giảng dạy huấn luyện tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua
cần phải thận trong sử dụng LVĐ lớn và có những biện pháp hồi phục thích hợp
sau khi thực hiện LVĐ.
1.2. Cơ sở tâm – sinh lý trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua.
1.2.1. Cơ sở tâm lý.
Tập luyện và thi đấu Cờ Vua không đòi hỏi dụng cụ sân bãi phức tạp như
một số môn thể thao khác, tập luyện không cần nhiều người, hình thức tập luyện
7
rất phong phú đa dạng, có thể tự mình nghiên cứu tài liệu, sách báo, chơi và tập
luyện bằng máy vi tính với nhiều trình độ khác nhau
Cờ Vua là môn thể thao trí lực, LVĐ trong Cờ Vua chủ yếu là LVĐ tâm
lý, tác động trực tiếp và quá trình tư duy của người tập. Học chơi Cờ Vua giúp
cho việc phát triển hài hòa các phẩm chất tâm lý của mỗi cá nhân. Trong quá

trình học, tập luyện Cờ Vua, khả năng tư duy logic và trực giác được phát triển.
Khả năng chuyển đổi giữa 3 loại trí nhớ: Trí nhớ linh động, tri nhớ thời gian
ngắn và trí nhớ vĩnh viễn trở nên linh hoạt, bền vững và có dung lượng ghi nhớ
lớn. Khả năng tập trung chú ý được phát triển và hoàn thiện. Cờ Vua giúp đẩy
mạnh việc học, tập trung suy nghĩ, khả năng lựa chọn quyết định, góp phần tạo
nên ý chí, tính quyết đoán và ổn định về cảm xúc.
Không giống với một số môn thể thao khác, Cờ Vua ít đòi hỏi sự hoạt
động cơ bắp mạnh mẽ. Trong suốt quá trình hoạt động sáng tạo, thi đấu, VĐV
Cờ Vua dùng phần lớn thời gian ngồi sau bàn cờ tư duy, suy nghĩ, tính toán các
nước đi. Với đặc điểm là môn thể thao trí tuệ, LVĐ trong Cờ Vua là LVĐ tâm lý,
tác động trực tiếp vào quá trình tư duy của người tập nên cần phải chú ý đến
tính chất đặc biệt này. Bởi vì trong các môn thể thao khác (đặc biệt trong thời kỳ
tiến hành thi đấu), sự căng thẳng về cảm xúc thường được kết hợp với việc tăng
cường hoạt động cơ bắp. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì tăng cường hoạt
động cơ bắp sẽ bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng không có lợi của sự căng thẳng về
cảm xúc lên trạng thái chức năng của hệ thần kinh và tim mạch. Cờ Vua là một
dạng hoạt động thể thao có sự căng thẳng về cảm xúc thần kinh cao độ, dẫn đến
một số trường hợp có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Trước
đây, có một số quan điểm cho rằng, trên cơ sở tính toán đến những tác động
nguy hại của những căng thẳng về cảm xúc, có thể xây dựng được những biện
pháp, thậm chí trong một vài trường hợp có thể dùng cả các chất dược liệu, để
nhanh chóng làm giảm đi những căng thẳng đó trong thời gian thi đấu. Song
không nên coi đó là chuẩn mực, vì bản thân những căng thẳng cảm xúc đó lại
chính là điều kiện cần thiết cho quá trình tư duy – sáng tạo của VĐV Cờ Vua.
8
Hơn nữa, việc không có khả năng duy trì và chịu đựng những căng thẳng cảm
xúc ở mức độ cao lại là một trong những nguyên nhân làm mất đi trạng thái
sung sức thể thao của VĐV Cờ Vua.
Vì vậy, việc định mức và áp dụng LVĐ phù hợp đối với từng VĐV trong
tập luyện và thi đấu Cờ Vua là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đạt

được thành tích cao trong thi đấu.
LVĐ tâm lý trong Cờ Vua chính là sự căng thẳng về cảm xúc và thần kinh
do mật độ, độ khó của bài tập cờ, tình huống cờ cũng như thời gian thực hiện bài
tập, tình huống đó. Các tác nhân tâm lý (cường độ cảm xúc, sự căng thẳng về ý
chí ) có tác động mạnh thì làm tăng cường hoặc làm giảm sút khả năng chức
phận của cơ thể.
Mức độ căng thẳng tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV
Cờ Vua được xác định bằng:
- Trạng thái cảm xúc của VĐV: Trạng thái này có rất nhiều nguyên nhân
bên trong cũng như bên ngoài như: Trình độ chuyên môn của VĐV, trình độ của
đối phương, mục đích tập luyện và thi đấu
- Đặc tính kỹ thuật, chiến thuật của các bài tập, tính chất hoạt động của cơ
quan phân tích, mức độ tư duy chiến thuật, đặc điểm của sự tập trung chú ý,điều
kiện hoạt động có đối kháng
- Độ lớn sự nỗ lực ý chí của VĐV.
Những yếu tố nói trên ảnh hưởng tới mức căng thẳng tâm lý và có thể
chiếm ưu thế trong khi xác định LVĐ. Sự căng thẳng tâm lý cao nhất được biểu
hiện trong các cuộc thi đấu quan trọng.
Để đạt được trạng thái sung sức thể thao cho VĐV Cờ Vua, trong quá trình
huấn luyện, cần thiết phải chuẩn bị cho VĐV một cách có hệ thống về thể lực,
kỹ - chiến thuật, chiến lược và tâm lý cho VĐV Cờ Vua.
Vì vậy, trong quá trình đào tạo VĐV Cờ Vua cần thiết phải tuyển chọn các
em không chỉ có sự phát triển tốt về thể chất mà còn có các thuộc tính tâm lý
phù hợp với môn thể thao này: Loại hình thần kinh thuộc một trong 3 loại sau:
9
linh hoạt, thăng bằng hoặc hưng phấn. Có phẩm chất đạo đức tốt, động cơ hoạt
động trong sáng, có hứng thú bền vững đối với hoạt động của môn thể thao Cờ
Vua.
Các chỉ số tâm lý đặc trưng cho hoạt động Cờ Vua bao gồm: Loại hình
thần kinh phù hợp, có phẩm chất đạo đức tốt; mức độ bền vững của quá trình

tâm lý và độ bền vững phải sâu, linh hoạt và có dung lượng trí nhớ tốt; năng lực
tư duy của VĐV tốt (đặc biệt là tư duy sáng tạo); có sự nỗ lực ý chí cao, khắc
phục những khó khăn và trở ngại bên trong cũng như bên ngoài để thực hiện tốt
nhất nhiệm vụ tập luyện và thi đấu Trong các chỉ số này, đặc điểm tâm lý nổi
trội nhất đối với môn Cờ Vua là năng lực tư duy của VĐV.
1.2.1. Cơ sở sinh lý.
Vấn đề về giá trị sinh lý của ván đấu Cờ Vua luôn thu hút sự quan tâm của
các nhà chuyên môn. Bởi lẽ, kết quả của các ván đấu không chỉ có giá trị thuần
túy thể thao (thắng – thua) và giá trị về chất lượng ván đấu, mà quan trọng chính
là giá trị tâm – sinh lý mà các ván đấu đó đem lại. Thiếu giá trị này, sẽ rất khó
khăn trong việc chuẩn hóa LVĐ trong thi đấu, trong việc dự báo thành tích của
các VĐV Cờ Vua.
Trong những năm 1980 – 1987, tại khoa Cờ Vua trường Đại học TDTT
Matxcơva đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu quá trình ra quyết định
trong điều kiện stress với thời gian hẹp (Model Cờ Vua)”. Kết quả nghiên cứu
của đề tài này và kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác đã
chỉ ra rằng, với LVĐ thi đấu lớn và không quen thuộc sẽ dẫn tới mệt mỏi tương
đối nhanh và hậu quả là ở một số VĐV Cờ Vua xuất hiện “khoảng tối” trong
việc nhìn nhận các thế cờ. Nghĩa là việc định vị được trong trí nhớ chỉ một phần
nào đó của bàn cờ, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng hơn cả.
Trong quá trình thử nghiệm đã sử dụng tổ hợp các phương pháp về tâm –
sinh lý bao gồm: Ghi các dòng điện sinh vật của não (điện não đồ), ghi điện tâm
đồ, xác định huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu, xác định tần số hô hấp và tần
số mạch đập.
10
Những kết quả thu được từ điện não đồ trong quá trình thử nghiệm đã
chứng tỏ rằng: Sự biến đổi hoạt lực điện sinh vật của não trong quá trình thực
hiện ván đấu cho phép đánh giá về độ khó của nhiệm vụ mà VĐV Cờ Vua phải
giải quyết. Khi chơi giai đoạn khai cuộc, với các phương án quen thuộc, việc lựa
chọn nước đi dường như là tự động, không hề có khó khăn thì giá trị của ván

đấu theo trí nhớ là không cao. Trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, khi mà
phần lớn các ván đấu được xác định bởi sự tính toán căng thẳng thì giá trị sinh lý
của ván đấu đạt cao nhất. Cũng qua các thử nghiệm cho thấy, giá trị sinh lý của
ván đấu còn đạt mức cao nhất trong những tình thế thiếu thời gian (xêinốt),
trong những tình thế sau những nước đi bất ngờ của đối phương.
Điều quan trọng đối với HLV Cờ Vua không chỉ là nắm vững những đặc
điểm tâm – sinh lý mà điều quan trọng hơn là việc áp dụng những hiểu biết này
vào trong quá trình đào tạo và tự đào tạo nhằm đạt được trạng thái sung sức thể
thao trong quá trình Cờ Vua, cũng như các thành tích cao nhất của bản thân
trong quá trình tập luyện VĐV Cờ Vua.
Để trở thành VĐV Cờ Vua đỉnh cao là một vấn đề lớn, cần có sự đào tạo
với những phương pháp, phương tiện khoa học và bài bản ngay từ giai đoạn ban
đầu, khi VĐV còn nhỏ tuổi và cần rất nhiều nỗ lực của mỗi VĐV.
Trong quá trình huấn luyện và đào tạo VĐV Cờ Vua (chu trình huấn
luyện dài hạn) ở mỗi chu kỳ huấn luyện (ứng với lứa tuổi), VĐV phải thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể mà HLV đề ra, cụ thể là lứa tuổi 11 - 12 VĐV phải thực
hiện song song nhiều nhiệm vụ như: Khả năng cảm nhận tình thế, nhãn quan
phối hợp, tăng cường thủ pháp tấn công đặc biệt là nhiệm vụ nâng cao năng lực
tính toán cho VĐV.
1.3. Cơ sở lý luận về tính toán trong Cờ Vua.
1.3.1. Khái niệm.
Theo nghĩa hẹp, “tính toán” trong Cờ Vua là quá trình phân tích tổng hợp
tình huống thi đấu,chắt lọc để thu nhận những gì là quan trọng nhất và vứt bỏ
11
những điều không cần thiết, kiểm tra lại một cách có phê phán những kết quả
trước đó.
Theo nghĩa rộng, “Tính toán trong Cờ Vua là quá trình phân tích tổng hợp
tình huống thi đấu trên cơ sở vận dụng chính xác các kiếm thức và tri thức nhằm
đưa ra các quyết định chính xác và phù hợp trong việc xử lý các tình huống nảy
sinh trong ván đấu”.

1.3.2. Nguyên tắc và các dạng thức tính toán.
1.3.2.1. Nguyên tắc tính toán:
Thông thường, trong mỗi ván đấu, các tình huống nảy sinh đều là kết quả
của việc tính toán các thế biến của các đấu thủ để dẫn tới tình thế. Một nguyên
tắc cơ bản mà các VĐV Cờ Vua phải tuân thủ trong quá trình tính toán các thế
biến là nguyên tắc “Nhánh cây”. Việc sử dụng nguyên tắc này phải tuân thủ các
quy tắc sau:
- Phân tích - đánh giá (dựa vào các nhân tố của thế trận và các nguyên
tắc phân tích-đánh giá).
- Cần phải xác định đầy đủ các điểm “nút”-tức là xác định đầy đủ những
nước cờ dự bị của thế cờ và sắp xếp chúng theo một trình tự quy định trước.
- Tính toán từ nước đầu tới nước đi cuối cùng của mỗi thế biến và không
quay lại nữa. Sau đó kết luận cho các thế biến đó.
- Tổng hợp các kết luận, chọn hướng đi, tính lại một lần nữa các thế biến
đã chọn và quyết định sử dụng.
1.3.2.2.Các dạng thức tính toán.
Tính toán trong Cờ Vua thể hiện thông qua ba dạng thức: Nhánh đơn,
nhánh đa và nhánh phức.
a. Nhánh đơn.
Dùng để tính toán cho những biến thế ngắn, không phức tạp, chỉ gồm từ 2
đến 3 nước cờ dự bị.
12
Ví dụ: Tình huống xuất hiện trong ván đấu
giữa Pêtrôxian - Kureitric, 1976 (sơ đồ 1.1, hình
1).
Sau 15 nước đi, ván cờ xuất hiện tình
huống như trên, Trắng đạt được sự chiến thắng
nhờ tính toán chính xác một đòn phối hợp không
phức tạp: 16. M:e4 H:e4 17. Td3 Hb4 + 18.
H:b4 M:b4 19. T:h7+ Vh8 20. Tb1+! Vh8 21.

Xc4 a5 (nếu 21 Mc6 22. Th7+ Vh8 23. Tc2+!
Vg8 24. Xch4 g6 25. Xh8+ Vg7 26. X1h7+ Vf6 27. X:f8) 22. thế cờ7+ Vh8 23.
Tf5+! Vg8 24. Xch4 g6 (24 f6 25. Tg6!) 25. Xh8+ Vg7 26. X1h7+ Vf6 27.
X:f8 gf 28. Xhh8, và Đen đầu hàng.
16. M:e4
2
1
.
.
.
M
c
6
2
1
.
.
.
a
5
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tính toán theo công thức nhánh đơn.
b. Nhánh đa.
Dùng để tính toán cho những thế cờ tương
đối rõ ràng, song có thể nảy sinh nhiều biến thế với
số lượng nước cờ dự bị cần tính tương đối ít.
Ví dụ: Tình huống trong ván đấu giữa
Svexicốp - Kuretrích (sơ đồ 1.2, hình 2).
13
Hình 2
Hình 1

Sau 11 nước đi ván đấu đã xuất hiện tình huống này, sau diễn biến 12. ba
Mc3 13. Hc2, xuất hiện 4 phương án:
I. 13 M:e2+ 14. Vh1 Ta6 15. Hb2 với ưu thế thuộc về Trắng.
II. 13 M:d1 H:d1 14. H:d1 với ưu thế thuộc về Trắng.
III. 13 T:e2 14. Xd2 Trắng ưu thế.
IV. 13 Ta6 14. Hb3 M:e2 15. Vh1 Xc3 16. Ha4 M:c1 17. M:b5 thế cờ
không rõ ràng, với thế trận phức tạp.
1
2
.
b
a
13 M:e2
13 V:d1
13 T:e2
13 T:a6
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tính toán theo công thức nhánh đa.
c. Nhánh phức.
Là dạng thức dùng để tính toán trong những trường hợp thế cờ căng
thẳng, phức tạp, số lượng quân trên bàn cờ nhiều, thường là vào thời điểm cuối
giai đoạn khai cuộc và đầu giai đoạn trung cuộc.
Ví dụ: Tình huống trong ván đấu giữa
Capenlô - Côtốv, Manta - 1976 (sơ đồ 1.3, hình 3).
Nhìn vào thế cờ chúng ta thấy, Trắng có thể
ăn hơn chất bằng 1. X:f6 V:f6 và 2. H:e8 Tuy
nhiên sau nước đi này, liệu Trắng có dẫn được tới
một thế cờ có ưu thế cho mình hay không, đòi hỏi
chúng ta phải tính toán ký lưỡng các phương án có
thể nảy sinh.
14

Hình 3
Sau 1. Xf6 Vf6 2. He8 bc 3. Hf8 + các phương án cần tính là: I. 3 Vg5
và II. 3 Hf7.
I. 3 Vg5 4. h4 +, và các thế biến nảy sinh cần phải tính toán là:
a/. 4 Vh4
b/. Vg4
c/. Vh5
a/. 4 Vh4 5. Hh6 + Vg4 6. Md3 Hf7 7. Hh3 + Vg5 8. He3 + Vh5 9. Mc5
+ dc 10. bc
=
+
.
b/. 4 Vg4 5. Hf6 h6 6. Md3, và Trắng chiếu hết trong những nước đi tới.
c/. 4 Vh5 5. Hf6 h6 6. Md3 bc 7. g4 +! Vg4 8. Hf2 + Vf5 9. Hf3 + Vh4
10. Hg4 #.
II. 3 Hf7! 4. Hd6 + Vg7, đến đây nảy sinh 2 phương án sau:
a/. 5. Hc5 + cb 6. Hc2 Hf4 ! − +.
b/. 5. He5 + Hf6 6. Hf6 Vf6 và bây giờ Trắng lại có 2 khả năng chơi tiếp
theo như sau:
b1/. 7. bc Xc3 8. Me2 Xe2 9. Mg3 Ve5 − +.
b2/. 7. e5 + Ve5 8. Md3 + Vd4 ! − +.
Qua việc sử dụng công thức tính toán cho thấy, việc Trắng bắt hơn chất
sau nước đi 1. Xf6 đã dẫn tới một thế cờ mà Đen chiếm ưu thế.
1
.

T
:
f
6

2
1
.
.
.
M
c
6
2
1
.
.
.
M
a
6
2
2
.
.
.
M
b
2
2
2
.
.
.
T

:
c
3
2
4
.
.
.
b
c
2
4
.
.
.
X
c
1
1
3
.
.
.
X
d
3
1
4
.
.

.
H
d
1
1
4
.
.
.
T
b
1
1
6
.
.
.
V
d
7
1
8
.
.
.
a
5
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tính toán theo công thức nhánh phức.
15
1.4. Phương pháp, phương tiện phát triển tốc độ tính toán cho VĐV Cờ

Vua.
1.4.1. LVĐ trong tập luyện và thi đấu Cờ Vua.
Trong tập luyện Cờ Vua LVĐ tác động vào VĐV dưới dạng những bài
tập có nội dung, tính chất và hình thức thực hiện khác nhau. Các bài tập trong
tập luyện Cờ Vua được chia thành 3 nhóm: Nhóm bài tập bổ trợ, nhóm bài tập
chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu.
- Nhóm bài tập bổ trợ: bao gồm các bài tập thể chất (ở các môn thể thao
khác). Các bài tập nhằm phát triển thể lực (sử dụng bài tập thể chất thuần túy),
các bài tập “chuyển tốt” trong quá trình phát triển các năng lực chuyên môn (cờ
vây, cờ tướng ), các tác động xã hội nhằm phát triển và hình thành nhân cách
như: Thăm quan, du lịch, hoặc tác động của các môn khoa học khác nhằm phát
triển các năng lực tâm lý, sinh lý
- Nhóm bài tập chuyên môn: Bao gồm các bài tập nghiên cứu, các bài tập
hình thành và phát triển năng lực chuyên môn.
- Nhóm bài tập thi đấu: Bao gồm các ván đấu theo quy trình thi đấu (có
thời gian hạn định, kiểm tra nước đi ) được thực hiện trong các điều kiện khác
nhau.
Chỉ tiêu khối lượng và cường độ của LVĐ trong tập luyện và thi đấu Cờ
Vua được cụ thể hóa thông qua bảng 1.1 (A. Côtôv – 1982).
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu khối lượng và cường độ của LVĐ trong tập luyện và
thi đấu cờ vua (theo A.Côtôv – 1982).
Chỉ tiêu xác định khối LVĐ Chỉ tiêu xác định cường độ vận động
Tâm lý Sinh lý
-Tổng thời gian tác động (thời
gian tác động bài tập)
-Tổng số bài tập (số lượng bài
tập, số lượng ván đấu).
-Thời gian thực hiện bài
tập(ván đấu hạn định thời
gian, hoặc hạn định số lượng

nước đi trên một đơn vị thời
gian).
-Trình độ đối phương.
-Thời gian hạn định cho
mỗi nhiệm vụ cần giải
quyết.
-Số lượng nước cờ dự bị
cho một tình huống.
-Độ sâu của biến thế.
-Độ sâu của nhiệm vụ cần
giải quyết.
-Tần số mạch đập
(lần/phút).
-Huyết áp (mmHg)
-Cơ chế huy động
và duy trì hoạt
động của hệ thần
kinh.(Sự biến đổi
của điện não đồ).
16
1.4.2. Phương pháp rèn luyện tốc độ tính toán.
Theo quan điểm của Đại kiện tướng A. Kôtôv: “Tính toán phương án là
một trong những nhân tố chứa đựng tài năng Cờ Vua”. Để phát triển tốc độ tính
toán cần giải quyết nhiều bài tập về đòn phối hợp, cờ thế mà không dịch
chuyển quân trên bàn cờ. Trong 2 cuốn sách nổi tiếng “Bí mật tư duy của VĐV
Cờ Vua” xuất bản năm 1970 và “Trở thành đại kiện tướng như thế nào” xuất bản
năm 1985, Đại kiện tướng A. Kôtôv đã có những chỉ dẫn hết sức cụ thể về hình
thức, phương pháp rèn luyện tốc độ tính toán.
1.4.2.1. Hình thức tập luyện.
Cũng theo Đại kiện tướng A. Kôtôv, hình thức tập luyện nhằm phát triển

tốc độ tính toán, cơ bản là giải quyết các bài tập được chọn lọc đặc biệt với
những yêu cầu sau:
- Bài tập được lựa chọn phải giống với các ván đấu thật nhất. Cần nêu rõ
bên nào đi trước và yêu cầu là xác định, tìm phương án mạnh nhất.
- Có hạn định thời gian cụ thể cho mỗi bài tập, thời gian hạn định phụ
thuộc vào mức độ phức tạp (độ khó) của nhiệm vụ cần giải quyết.
- Độ khó của bài tập cần phù hợp với đối tượng, không nên quá dễ hay
quá khó.
- Lời giải của bài tập nên là duy nhất. Không nên lựa chọn các bài tập có
nhiều lời giải khác nhau và giải như thế nào cũng được.
1.4.2.2. Phương pháp tập luyện.
- Tính toán theo yêu cầu định trước, không được di chuyển quân trên bàn
cờ. Xây dựng “cây tính toán” và ghi lại các phương án tính được. HLV, giáo
viên phân tích và đánh giá kết quả. Cũng có thể thực hiện như trên với hình thức
tự tập luyện và so sánh kết quả với lời giải trong sách, tài liệu.
- Thực hiện tính toán các bài tập đánh thắng hoặc hòa. Sau đó, HLV, giáo
viên chơi đồng loạt từng thế cờ đó và kết luận ai có lời giải chính xác, độc đáo
và giải quyết được nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra. Ưu điểm của phương pháp này là
17
tạo được thời gian, không khí, tâm lý căng thẳng gần giống với thực tế thi đấu.
Nhược điểm là HLV, giáo viên phải có trình độ thực hành tốt, nếu không sẽ khó
có kết quả như ý.
- Có thể rèn luyện tốc độ tính toán thông qua việc phân tích nhẩm ván cờ
thông qua một số hình vẽ kế tiếp nhau. Hay thông qua biên bản ván đấu, yêu cầu
VĐV hình dung chính xác lại toàn bộ diễn biến của ván cờ. Đối với VĐV có
trình độ cao hơn, có thể đặt những câu hỏi ở từng tình thế diễn biến của ván đấu.
Điều quan trọng là bên cạnh việc nắm vững nguyên tắc, phương pháp tính
toán và việc củng cố kiến thức, năng lực trong các giờ chính khóa thì việc tự tập
luyện ở nhà và ý thức độc lập, tự giác nghiên cứu của VĐV rất quan trọng trong
việc phát triển tốc độ tính toán.

1.4.2.3. Phương tiện phát triển tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua.
Trong tập luyện Cờ Vua LVĐ tác động vào VĐV dưới dạng những bài
tập có nội dung, tính chất và hình thức thực hiện khác nhau. Các bài tập trong
tập luyện Cờ Vua được chia thành 3 nhóm: Nhóm bài tập bổ trợ, nhóm bài tập
chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu. Trong đó, nhóm bài tập bổ trợ (bao gồm
tâm lý cá nhân); nhóm bài tập chuyên môn như:(các bài tập nghiên cứu các giai
đoạn của ván đấu, các bài tập chiến thuật- chiến lược, các bài tập nhằm trực tiếp
phát triển năng lực chuyên môn thông qua việc tác động vào tính toán dưới các
tình huống cờ, bài tập hoàn thiện quá trình tính toán- định hướng nhiệm vụ dưới
dạng các trích đoạn của ván đấu, cờ thế hoặc thi đấu Blizt ) có ý nghĩa quyết
định trong việc hình thành và phát triển năng lực chuyên môn cấu thành trình
độ chuyên môn VĐV Cờ Vua; Nhón bài tập thi đấu (các ván đấu theo quy trình
thi đấu được thực hiện trong các điều kiện khác nhau) có giá trị trong việc rèn
luyện và phát triển các phẩm chất tâm lý chuyên môn cũng như khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của VĐV.
Việc sử dụng các bài tập chuyên môn và thi đấu đã được sử dụng rộng rãi
nhằm phát triển tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua (Kôtov, 1982; Alecxâyep,
18
1990; Dlotnhic, 1990; Đàm Quốc Chính, 2000; Glonhisev, 2000; Lương Trọng
Minh, 2001
M.I. Đvôretxki (1982) lại cho rằng, một trong những phương pháp làm
việc của HLV với VĐV Cờ Vua trình độ cao đó là, trong những thế cờ phức tạp,
việc tính toán chính xác diễn biến tiếp theo là khó khăn, cần yêu cầu VĐV tính
toán những phương án ngắn, sau đó kiểm tra lại quá trình tính toán của mình với
“câu trả lời”. Đồng thời ông cho rằng, để học được cách phán đoán, cần thường
xuyên thử dự đoán, sau đó đánh giá những chất lượng dự đoán của mình.
Từ những kết quả trên cho thấy, việc phát triển tốc độ tính toán của VĐV
Cờ Vua thực chất là việc lựa chọn, sử dụng các bài tập chuyên môn và thi đấu
(là chủ yếu) theo những hướng đã định. Ví dụ: cùng với một nhóm bài tập chiến
lược, khi sử dụng với phương pháp khác nhau, mục đích đạt được sẽ khác nhau:

Nếu sử dụng như một bài tập với yêu cầu tính toán các phương án và lựa chọn
nước đi (có hạn định thời gian) sẽ có giá trị trong việc phát triển tốc độ tính toán
lôgic của VĐV; còn với yêu cầu phân tích, đánh giá thế cờ và lập kế hoạch chơi
tiếp theo sẽ có giá trị trong việc phát triển tốc độ tính toán khái quát; Hoặc được
sử dụng nhằm phát triển tốc độ tính toán sáng tạo khi HLV đưa ra những nhận
xét,đánh giá, chỉ dẫn ngược với bản chất thế cờ và yêu cầu VĐV tìm lời giải
Như vậy, điều quan trọng là trên cơ sở yêu cầu cần phát triển tốc độ tính
toán thành phần nào, cần lựa chọn bài tập và xác định các yêu cầu của bài tập đó
cũng như những hạn định về thời gian, số lượng bài tập cho phù hợp với đặc
điển, trình độ đối tượng.
19
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Sử dụng phương pháp này là việc thông qua quá trình tham khảo các tài
liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề đánh giá các quá trình và
thuộc tính tâm lý, đánh giá các năng lực chuyên môn, đánh giá tốc độ tính toán
của VĐV. Trong quá trình nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tham khảo và tổng
hợp nhiều tài liệu chung và chuyên môn Cờ Vua về vấn đề đánh giá các quá
trình và thuộc tính tâm lý cũng như đánh giá tốc độ tính toán. Các tài liệu đó
được đề tài trình bày ở phần “Danh mục tài liệu tham khảo”.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Là phương pháp được đề tài sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng
việc sử dụng các phương pháp, phương tiện đánh giá tốc độ tính toán trong quá
trình giảng dạy – huấn luyện Cờ Vua tại các trung tâm Cờ Vua phát triển mạnh
như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh Mặt khác thông qua hình thức dùng phiếu
phỏng vấn, chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để lựa chọn các Test nghiên cứu
ứng dụng trong quá trình nghiên cứu. Nội dung và phiếu phỏng vấn được đề tài

trình bày tại phần phụ lục. Kết quả của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu
này được đề tài trình bày ở chương 3 của đề tài.
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Là phương pháp được đề tài sử dụng nhằm mục đích đánh giá tốc độ tính
toán của VĐV trong thực tiễn giảng dạy – huấn luyện thông qua hệ thống các
Test đã lựa chọn, đồng thời kết quả sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng
chính là việc giải quyết mục tiêu 2 mà đề tài đã xác định. Trong quá trình nghiên
cứu đề tài đã sử dụng các Test chuyên môn sau:
1. Test phân tích, đánh giá và lập kế hoạch (điểm)
20
- Mục đích: nhằm đánh giá năng lực phân tích và đánh giá thế cờ của đối
tượng nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thế cờ, đối tượng nghiên cứu
phải xác định kế hoạch chơi tiếp theo cho bên đi trước. Việc phân tích, đánh giá
và lập kế hoạch trong Cờ Vua chính là việc xác định hướng, đường cho quá
trình tính toán.
- Yêu cầu và cách thức thực hiện: đối tượng phân tích, đánh giá, lập kế
hoạch với thời gian định trước ở trên (ghi kết quả trả lời ra giấy).
- Đánh giá: Phân tích đúng bản chất thế cờ được 3 điểm; đánh giá; 2 điểm
và xác định kế hoạch chơi được 5 điểm. Sự thiếu hụt (không đầy đủ) của từng
phần bị trừ 0,5 điểm; sự thiếu hụt thứ 2 bị trừ 1 điểm
2. Test cờ thế chiếu hết sau 3 nước (điểm)
-Mục đích: nhằm đánh giá năng lực tính toán các thế biến phức tạp mang
tính tư duy logic của VĐV Cờ Vua.
- Yêu cầu và cách thức thực hiện: Đối với lứa tuổi 11 - 12 thực hiện bài
tập chiếu hết trong 3 nước đi. Mỗi lần kiểm tra gồm 5 thế cờ, thời gian thực hiện
(giải bài tập) mỗi bài 5 phút. Yêu cầu tính toán và ghi nhớ lời giải ra biên bản
kiểm tra.
- Đánh giá: Mỗi bài giải đúng, đầy đủ được 2 điểm; mỗi sự thiếu hụt trừ
0,5 điểm; Lời giải sai không được điểm.
3. Test tính toán theo công thức (điểm).

- Mục đích: nhằm đánh giá kỹ năng, năng lực tính toán của VĐV trong
quá trình tập luyện.
- Yêu cầu và cách thức thực hiện: VĐV tiến hành tìm lời giải trong thời
gian là 5’. VĐV được sử dụng bàn cờ để ghi lại lời giải vào biên bản kiểm tra.
- Đánh giá: Với lời giải đúng được 2,5 điểm, khi sử dụng phương án
không tối ưu bị trừ 1,5 điểm, và sự thiếu hụt ở mỗi nước cờ dự bị trừ 0,5 điểm.
4. Test đòn phối hợp (điểm)
-Mục đích: Nhằm đánh giá năng lực nhãn quan phối hợp của VĐV trong
quá trình huấn luyện.
21
- Yêu cầu và cách thức thực hiện: Mỗi lần kiểm tra gồm 5 bài (được xếp
trên bàn cờ treo, hoặc in ra biên bản kiểm tra) giáo viên nêu rõ yêu cầu của bài
tập sau đó VĐV tìm lời giải trong 10 phút, kết quả ghi vào phiếu kiểm tra.
- Đánh giá: Mỗi bài giải đúng được 2 điểm. Giải sai không được điểm.
Mỗi sự thiếu hụt hoặc sai bị trừ 0,5 điểm.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Là phương pháp được đề tài sử dụng nhằm mục đích ứng dụng hệ thống
các bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 –
12 trong thực tiễn giảng dạy – huấn luyện. Quá trình thực nghiệm sư phạm được
đề tài trình bày ở phần giải quyết mục tiêu 2. Đồng thời kết quả sử dụng phương
pháp này cũng chính là việc giải quyết mục tiêu 2 mà đề tài đã xác định.
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê.
Là phương pháp được đề tài sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã
thu thập được của quá trình nghiên cứu. Các tham số đặc trưng mà đề tài quan
tâm là:
- Số trung bình cộng:
x
x
n
i

=

- Phương sai:
1
)(
2
2


=

n
xx
i
δ
(n < 30)
- Độ lệch chuẩn:
δ δ
=
2
- So sánh 2 số trung bình quan sát:
B
c
A
c
BA
nn
xx
t
22

δδ
+

=
với n < 30
- Tính hệ số tương quan:
∑ ∑

−−
−−
=
22
)()(
))((
yyxx
yyxx
r
ii
- Tính nhịp tăng trưởng:
)(5.0
)(100
21
12
VV
VV
W

−×
=
22

Trong đó: W: Nhịp tăng trưởng.
V
2
: Kết quả kiểm tra cuối.
V
1
: Kết quả kiểm tra ban đầu.
0.5 và 100: Là hằng số.
Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên
cứu của đề tài được đề tài xử lý bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS Micrpsoft
Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.
Kết quả tính toán của các tham số đặc trung trên, được chúng tôi trình bày
trong phần “Kết quả nghiên cứu” của đề tài.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 05/2010 và
được chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2010 đến tháng 04/2010: Xác định tên đề tài,
lập đề cương, bảo vệ đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2010 đến tháng 03/2011: Tiến hành giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2011 – 05/2011. Hoàn thiện kết quả nghiên
cứu, bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng khoa học.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành tại: Bộ môn Cờ, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh,
sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang.
23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện tốc độ tính toán của nữ VĐV
Cờ Vua lứa tuổi 11–12 tỉnh Bắc Giang.

3.1.1. Thực trạng việc sử dụng bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán
cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 -12 tỉnh Bắc Giang
Với mục đích lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhằm phát triển
tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang, đề tài đã tiến
hành phỏng vấn trực tiếp các HLV, VĐV Cờ Vua và quan sát việc sử dụng các
bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho VĐV. Kết quả thu được cho thấy:
- Các bài tập được HLV Cờ Vua Bắc Giang sử dụng nhằm phát triển tốc
độ này cho VĐV chưa mang tính hệ thống, chưa đa dạng và chưa thực sự vừa
sức đối với VĐV. Cụ thể như sau:
+ Các bài tập được giáo viên, HLV sử dụng thường chỉ tập trung vào
những tài liệu của Liên Xô (cũ), xuất bản từ những năm 1980 và chỉ tập trung
vào nhóm bài tập cờ thế.
+ Việc cập nhập những tài liệu mới ít và không thường xuyên.
+ Mặc dù trong quá trình huấn luyện, các HLV đã có sự lựa chọn bài tập
theo đẳng cấp và trình độ của VĐV song độ khó của các bài tập là quá cao đối
với VĐV chưa có đẳng cấp.
- Do quy định của chương trình huấn luyện thời lượng dành cho nội dung
này không nhiều, nếu không sử dụng các bài tập nhằm yêu cầu quá trình tự
học,tư nghiên cứu của VĐV thì sau thời gian đó năng lực tính toán cho VĐV
còn ở mức thấp, xuất hiện nhiều sai lầm trong tính toán.
- Kết quả phỏng vấn trực tiếp VĐV cho thấy, đa số VĐV mới chỉ nắm
vững nhưng lý luận chung và hình thành khái niệm về nguyên tắc mà chưa phát
triển được tốc độ tính toán.
3.1.2. Thực trạng tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua Lứa tuổi 11–12
tỉnh Bắc Giang
24
Nhằm đánh giá tốc độ tính toán của VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11–12 tỉnh Bắc
Giang, đề tài tiến hành phân tích biên bản thi đấu của các VĐV Cờ Vua lứa tuổi
11 - 12 tại giải Cờ Vua trẻ tỉnh Bắc Giang năm 2009. Giải được tiến hành theo
hệ Thụy Sỹ 9 ván, thời gian mỗi ván đấu là 90 phút. Nội dung phân tích là xác

định các sai lầm (về tính toán) trong quá trình thực hiện ván đấu của VĐV như:
tính sót phương án, lựa chọn sai phương án Kết quả thu được bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thực trạng tốc độ tính toán của VĐV cờ vua lứa tuổi 11 - 12
tỉnh Bắc Giang
Đối tượng
Ván
1
Ván
2
Ván
3
Ván
4
Ván
5
Ván
6
Ván
7
Ván
8
Ván
9
Tổng
Lứa tuổi 11
(n=60 ván)
4 3 5 4 7 6 8 4 3 44
Lứa tuổi 12
( n=54 ván)
3 2 1 4 4 7 5 6 4 36

Tổng 7 5 6 8 11 13 15 10 7 80
Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy, trong quá trình thực hiện ván
đấu, các VĐV lứa tuổi 11 - 12 mắc phải rất nhiều lỗi trong quá trình tính toán,
cụ thể ở lứa tuổi 11, trong 60 ván đấu được phân tích thì có đến 44 lỗi; lứa tuổi
12, trong 54 ván phân tích thì có đến 36 lỗi. Như vậy, tỷ lệ mắc lỗi trong tính
toán là hơn 70%. Kết quả này cho thấy, thực trạng tốc độ tính toán của VĐV Cờ
Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang là chưa tốt.
3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển tốc độ tính toán cho nữ
VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang.
Từ những kết quả nghiên cứu tại mục 3.1, nhằm đổi mới công tác huấn
luyện tốc độ tính toán cho VĐV Cờ Vua lứa tuổi 11 - 12 tỉnh Bắc Giang, đề tài
tiến hành lựa chọn hệ thống bài tập theo những bước sau:
- Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn, tiến hành phỏng
vấn các HLV, giáo viên, chuyên gia Cờ Vua nhằm lựa chọn hệ thống bài tập
25

×