Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm cà mau (AGRIMEXCO CA MAU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.46 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN – THỰC PHẨM
CÀ MAU (AGRIMEXCO CA MAU)
KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn: Th.s TRẦN HOÀI NAM
Thành phố Hô Chí Minh
Tháng 7/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN – THỰC PHẨM
CÀ MAU (AGRIMEXCO CA MAU)
KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn: Th.s TRẦN HOÀI NAM
Thành phố Hô Chí Minh
Tháng 7/2014
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Chiến
Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản- Thực
Phẩm Cà Mau (Agrimexco Ca Mau” do Nguyễn Văn Thái, sinh viên khóa 37,
ngành Quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________.
Trần Hoài Nam
Giảng Viên Hướng Dẫn
(Chữ ký)
________________________
Ngày……tháng……năm 2014


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký,
họ tên)
Ngày……tháng……năm 2014
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký,
họ tên)
Ngày……tháng……năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin càm ơn cha mẹ, người đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người,
là điểm tựa để con vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hoài Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
em trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị trong Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm , các Cô
Chú, Anh Chị trong công ty, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công
việc cũng như trong cuộc sống.
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN THÁI, Tháng 7 năm 2014, “Phân Tích Chiến Lược Kinh
Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản – Thực Phẩm Cà Mau (
AGRMEXCO CA MAU)”
NGUYEN VAN THAI. July 2014. “Analysis Business Strategy In Ca Mau
Agricultual Products & Foodstuff Import – Export Joint Stock Company”.
Nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Đó vừa là cơ hội vừa là

thách thức đối với nền kinh tế nước ta, môi trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc
liệt hơn khi các công ty nước ngoài đổ xô vào đầu tư thị trường Việt Nam.Đứng trước
tình hình đó, nếu công ty không có chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn thì sẽ
không thể tồn tại và phát triển.Vì vậy các công ty cần phải xác định vị trí hiện tại của
mình trên thị trường đồng thời phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình để
từ đó có thể phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu.
Đề tài “Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau (AGRIMEXCO CA MAU)” phân tích các
chiến lược kinh doanh tại công ty , phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh
doanh trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng nguồn số liệu từ các phòng
ban của công ty, từ internet, sách, báo và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
phương pháp so sánh, thống kê, đánh giá, …….Các ma trận IFE, EFE, SPACE cũng
được sử dụng để phân tích chiến lược kinh doanh của công ty.
MỤC LỤC
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế
BH Bán hàng
CCDV Cung cấp dịch vụ
DT Doanh thu
ĐT-KT Đầu tư – Kỹ thuật
EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
Ha Hecta
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KD-XNK Kinh doanh- Xuất nhập khẩu
LN Lợi nhuận

SPACE Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt
động
TC-HC Tổ chức- Hành chính
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TC-KT Tổ chính – kế toán
XNLT Xí nghiệp lương thực
VIETFISH Hội thương mại thủy sản Việt Nam
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ số tiêu dùng thực phẩm – số liệu & dự báo 17
Bảng 3.2. Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài 27
Bảng 4.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012-2013 29
Bảng 4.2. Kết cấu doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty năm
2012-2013 31
Bảng 4.3. Kết cấu chi phí của công ty năm 2012-2013 31
Bảng 4.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2013 32
Bảng 4.5. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng chính của công ty 34
Bảng 4.6. Giá một số loại gạo xuất khẩu trong năm 2012-2013 35
Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 45
Bảng 4.8. Cơ cấu lao động theo trỉnh độ học vấn tại công ty năm 2012-2013 46
Bảng 4.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 48
Bảng 4.10. Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài 49
8
9
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty 7
Hình 3.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 21
Hình 3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh 23
Hình 4.1. Sơ đồ kênh phân phối 36
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2013 39

Hình 4.3. Đồ thị ma trận SPACE 50

10
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hòa nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thế giới.Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nền kinh tế nước nhà,môi trường
cạnh tranh ngày càng được mở rộng song sự cạnh tranh cũng trở nên khắc nghiệt
hơn.Các công ty nước ngoài, các tập đoàn kinh tế đổ xô vào thị trường Việt Nam tạo
nên một thị trường đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về sản phẩm hàng
hóa,dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi.Nếu công ty không
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn thì sẽ khó ứng
biến được với sự thay đổi của thị trường cũng như khó giành chiến thắng trong cuộc
cạnh tranh này.
Đứng trước tình hình đó, các công ty cần xác định vị trí hiện tại của mình trên
thị trường đồng thời phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy điểm
mạnh và hạn chế hoặc loại bỏ điểm yếu.Công ty cần có các biện pháp sử dụng nguồn
lực bên trong hiệu quả và phân tích sự biến động của môi trường bên ngoài nhằm nắm
bắt, tận dụng cơ hội và giảm bớt nguy cơ cho công ty mình.Vì vậy các công ty phải có
những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình, phải
xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn, năng động sáng tạo và có
hiệu quả.
Nông sản-thực phẩm là những mặt hàng chủ lực và quan trọng của Việt
Nam.Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau là một trong
những công ty xuất nhập khẩu lớn nhất ở Miền Nam Việt Nam.Vì vậy công ty luôn
1
phải đối mặt với điều kiện hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai thì việc xây
dựng chiến lược kinh doanh cho công ty là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược thì công ty cũng phải phân tích

các chiến lược cũ của mình để xem xét lại những mục tiêu mà chiến lược đã đạt được
và chưa thực hiện được.Từ đó công ty sẽ hoạch định một chiến lược mới thông qua
chiến lược cũ.Được sự cho phép của công ty “Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản-Thực Phẩm Cà Mau (AGRIMEXCO Cà Mau)” và sự hướng dẫn của thầy
TRẦN HOÀI NAM cho nên tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh
Tại Công Ty Cổ Phần Xuất -Nhập Khẩu Nông Sản- Thực Phẩm Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông
Sản-Thực Phẩm Cà Mau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013.
- Phân tích các chiến lược kinh doanh tại công ty Agrimexco Cà Mau.
- Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh tại
công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Nông sản – Thực phẩm Cà Mau hoạt động khá đa
dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên phạm vi
nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty năm 2012-
2013.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 10/3/2014 đến ngày 30/6/2014.
Đại bàn nghiên cứu: tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực
Phẩm Cà Mau, Số 969, đường Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau.
12
13
1.4. Cấu trúc khóa luận
Gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu

Nêu lên các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, tầm quan trọng của
nghiên cứu, cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về công ty nghiên cứu bao gồm: giới thiệu chung về công
ty, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, tình hình lao động của công ty, cơ cấu
và tổ chức bộ máy của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu bao gồm những lý thuyết có liên quan đến đề tài: các
khái niệm cơ bản về chiến lược, chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược, vai trò
của quản trị chiến lược.
- Các phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng được trình bày trong chương
này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trỉnh bày những kết quả nghiên cứu: phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty năm 2012-2013, phân tích môi trường bên trong, môi trường
bên ngoài, từ đó làm cơ sở để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE),
ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận SPACE. Đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về đề tài, nêu lên những mặt hạn chế của đề tài, đưa ra một số
kiến nghị đối với Nhà nước, với công ty.


14
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
a) Giới thiệu khái quát về Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau.

Tên giao dịch quốc tế: CAMAU AGRICULTURAL PRODUCTS &
FOODSTUFF IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: AGRIMEXCO CAMAU.
Logo


Trụ sở chính: Số 969 Lý Thường Kiệt, P.6, Tp.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Điện thoại / Fax : 078.3560 137 Fax: 078.3560 861
Webtise: /> Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng.
Giấy chứng nhận kinh doanh số 2000101442 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Cà
Mau cấp lần đầu ngày 19/10/2006, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 07/07/2011.
b) Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Cà Mau
là Công ty Kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải được thành lập năm 1994, sau
15
này được thay đổi qua nhiều danh xưng và chức năng kinh doanh.Năm 2004, Công ty
tiếp nhận Công ty Lương thực Minh Hải và tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của
Nhà nước.
Công ty Kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải (trực thuộc UBND tỉnh
Minh Hải) được thành lập theo quyết định số 198-QĐ/UB ngày 17/09/1994 của chủ
tịch UBND tỉnh Minh Hải (năm 1997 tách thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu).
Ngày 17/04/1996 chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải ra quyết định số 215-QĐ/UB
về việc thay đổi tên và thay đổi chức năng kinh doanh của Công ty kinh doanh nông
sản thực phẩm Minh Hải thành Công ty Xuất Nhập khẩu nông sản thực phẩm Minh
Hải.
Ngày 15/03/1997, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 210-QĐ/CTUB
điều chỉnh và bổ sung quyết định số 02-QĐ/CTUB ngày 04/01/1997, quyết định đổi
tên Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản thực phẩm Minh Hải thành Công ty Xuất
Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau.
Ngày 30/07/1998, Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau

được tiếp nhận làm thành viên của Công ty Lương thực Miền Nam theo quyết định số
039B/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương Thực Miền
Nam.
Công ty Lương Thực Minh Hải là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo
quyết định số 168/QĐ/UB ngày 11/11/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải và
được cấp lại theo quyết định số 84/QĐ/UB ngày 17/02/1997 của UBND tỉnh Bạc
Liêu. Theo quyết định số 136/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
10/07/2003 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng
Công ty Lương Thực Miền Nam và thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con thì Công ty Lương Thực Minh Hải được sáp nhập
vào Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Thẩm Cà Mau.
Ngày 11/05/2004, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định số
1206/QĐ/BNN-TCCB chấp thuận cho Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực
Phẩm Cà Mau tiến hành cổ phần hóa. Ngày 30/06/2005, Tổng công ty Lương thực
16
Miền Nam có quyết định điều ngành hàng sản xuất và chế biến lương thực về Tổng
Công ty.Và phần còn lại của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà
Mau thực hiện cổ phần hóa.
Ngày 24/09/2010, Công ty được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy
chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng để thực hiện tăng vốn Điều lệ từ 22 tỷ
đồng lên 50 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản thực phẩm Cà Mau tổ chức và hoạt
động theo Luật Doanh Nghiệp đã được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có
liên quan và điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua.
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại bao gồm: Trụ sở chính và các xí nghiệp và
cửa hàng sau:
Chi nhánh tại TP.HCM:
1387 Bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, TP.HCM.

Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Tân Thành:
969 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Xí nghiệp lương thực Thới Bình:
Quốc lộ 63, Ấp 3, Xã Trí Phải, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau.
Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản:
Khánh Bình Đông, Huyện Tân Thời, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn phường 9:
334B-C Nguyễn Trãi, Phường 9, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn phường 6:
969 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn xã Trí Phải:
Ấp 3, Xã Trí Phải, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn xã Lý Văn Lâm:
Quốc lộ 1, Xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
17

 


 
 !"#
$%
$
 
%&! %'()
*+
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo
Quan hệ nghiệp vụ

18
19
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
có quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: thông qua sửa
đổi bổ sung điều lệ. Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài
chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và của các kiếm toán
viên. Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty
giữa hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng
quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đông bầu
ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt
động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.Ban kiểm soát hoạt động độc lập với
Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng ngày trong Công ty, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các
Nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Phòng kinh doanh Xuất Nhập khẩu
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm kế hoạch dài
hạn và kế hoạch ngắn hạn, khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài
nước.
- Đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng
đã ký.
- Xây dựng đề án kế hoạch sản xuất kinh doanh, tháng, quý, năm.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi và phân tích, tham
mưu cho lãnh đạo cộng tác kinh doanh và thị trường.
- Theo dõi tiến độ sản xuất của các xí nghiệp theo kế hoạch sản xuất của Công
ty.

20
21
Phòng kinh doanh nội địa.
- Xây dựng kế hoạch bán lẻ các mặt hàng phục vụ tiêu dùng như: hàng bách hóa,
thực phẩm công nghệ, lương thực thực phẩm, thủy sản đông lạnh….trong địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ bán lương thực (gạo) bình ổn thị trường.
Phòng tài chính – kế toán
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quản lý các hoạt động tài chính, việc sử
dụng tài sản và nguồn vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước để đưa
vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
- Lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở đã có kê hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch đầu tư – xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động, tiền lương,……từ đó xác định
nhu cầu vốn và lập kế hoạch vay vốn Ngân hàng.
- Tổ chức và kiểm tra hoạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.Định kỳ tập hợp phản ánh và cung cấp các thông tin cho Tổng Giám đốc về
tình hình biến động và sử dụng các nguồn vốn.
- Tổ chức hoạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ giá, hỗ trợ lãi suất hoặc các nguồn
hỗ trợ khác,….) đổng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về
sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.
- Phối hợp với các phòng ban chức năng trong công ty xây dựng kế hoạch tài
chính, kế hoạch chi phí,kế hoạch giá thành, các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chế độ
chi tài chính…
- Phân tích giá thành sản phẩm, các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất.
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.
22
Phòng đầu tư kỹ thuật
- Xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn của các lĩnh vực công tác đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện thông tin
vận tải phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.

- Trực tiếp quản lý vận hành máy móc, thiết bị toàn công ty, tổ chức tham mưu
cung ứng vật tư, bao bì phục vụ hoạt động sản xuất của công ty.
- Theo dõi việc quản lý sử dụng tài sản công cụ dụng cụ, vật tư bao bì, hóa chất,
tham gia các phòng ban xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, giám sát và theo dõi
thực hiện định mức tại các đơn vị trực thuộc.
- Lập dự án theo kế hoạch được duyệt.
Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức và bố trí cho phù hợp với yêu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc văn phòng công ty và các cán bộ theo phân cấp,
giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, chuẩn bị các hợp đồng lao động.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Ban hành và giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, thông báo,
….
- Quản lý văn thư, công tác tạp vụ, vệ sinh văn phòng, phục vụ các hội nghị, tập
huấn, tiếp khách tại công ty.
- Chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động như hưu trí, chế độ
nghĩ phép, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và các chế độ
khác có liên quan đến người lao động.
- Hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương cho các bộ phận
trực thuộc.
23
- Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ đề nghị khen
thưởng, trình Hội đồng thi đua xét duyệt, đồng thời kỷ luật, khiển trách đối với những
nhân viên có hành vi vi phạm quy định của công ty.
- Tổ chức công tác y tế tại cơ quan, công tác bảo vệ tuần tra canh gác, phòng
chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty, đào tạo, thi đua tay nghề cho
công nhân lao động.
- Kết hợp với tồ chức đoàn thể quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ công nhân viên.

Xí nghiệp chế biến xuất khẩu Tân Thành.
- Tiếp nhận nguyên liệu và tổ chức sản xuất theo kế hoạch sản xuất và lệnh sản
xuất của công ty.
- Thực hiện các quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất
theo các quy định đã ban hành của Nhà nước, các tổ chức có liên quan và Công ty.
- Quản lý và thực hiện các định mức sản xuất của công ty đã ban hành.
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thực hiện giao dịch đối ngoại của công ty thành phố.
- Thay mặt công ty thực hiện các giao dịch nghiệp vụ nhập xuất khẩu hàng tại
TP.HCM.
Xí nghiệp lương thực Thới Bình
- Tổ chức thu mua nguyên liệu (lúa, gạo) xay xát và chế biến xuất khẩu theo kế
hoạch của công ty.
- Thu mua lúa, gạo tạm trữ theo kế hoạch của công ty.
Các cửa hàng tự chọn của công ty bao gồm:
- Cửa hàng tự chọn phường 9.
- Cửa hàng tự chọn phường 6.
- Cửa hàng tự chọn xã Trí Phải.
- Cửa hàng tự chọn xã Lý Văn Lâm.
24
Mua bán hàng công nghệ thực phẩm, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng….
trên địa bàn tỉnh và cung cấp xuống các huyện.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Lập kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản theo từng thời vụ.
- Theo dõi định mức, tìm hiểu học tập kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhằm nâng
cao năng suất và thu hoạch sản phẩm có hiệu quả tốt nhất.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Theo quy chế quản lý của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty cổ
phần Xuất Nhập khẩu Nông Sản thực phẩm Cà Mau được hoạch toán độc lập và chịu

trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của đơn vị với cơ quan quản lý cấp trên.
Nhiệm vụ
Đơn vị không ngừng nâng cao, áp dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất,
kinh doanh, tận dụng hết công suất máy móc chi tiết nhằm nâng cao công suất lao
động, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả, thực hiện đầy đủ quyền và
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Toàn cơ sở hoạt động kinh doanh theo luật Doanh nghiệp và những quy định của
chủ cơ quan chủ quản, nhiệm vụ chủ yếu của công ty Cồ phần Xuất Nhập khẩu Nông
Sản Thực phẩm Cà Mau là:
- Tổ chức kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người tiêu dùng.
- Nhận ủy thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài Tỉnh.
2.3. Khái quát thị trường kinh doanh của công ty
2.3.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty
- Mua bán hàng công nghệ tiêu dùng, hàng thực phẩm công nghệ, vật tư nông
nghiệp, trang trí nội thất.Nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và tiêu dùng, nuôi trồng
thủy sản.
25

×