Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ gió trong gió lẻ và chín câu chuyện khác của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.7 KB, 7 trang )

TÍN HIỆU THẨM MĨ “GIÓ” TRONG “GIÓ LẺ
VÀ CHÍN CÂU CHUYỆN KHÁC” CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Nguyễn Thị Hiền
1


“Gió” là một tín hiệu thẩm mĩ phổ biến và được sử dụng nhiều trong văn học
hậu hiện đại. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, tín hiệu thẩm mĩ “gió” được
hiện hình, trở đi trở lại tạo nên dòng chảy sâu kín về ý nghĩa tác phẩm. Chính điều
này đã trực tiếp tạo nên sức hấp dấn cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói chung.
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung khai thác tín hiệu thẩm mĩ “gió” trong tập
truyện ngắn “Gió lẻ và chín câu chuyện khác” của nhà văn, một mặt, nhằm giải mã
những thông điệp thẩm mĩ, những ý tứ sâu xa mà tác giả gửi gắm trong đó; mặt
khác, góp phần khẳng định việc nghiên cứu dựa trên cơ sở những tín hiệu thẩm mĩ
là một hướng đi đúng đắn trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn chương.

1. Đặt vấn đề
Đặc trưng của văn học, cái tạo nên sự khác biệt của nó so với các loại hình nghệ thuật khác như âm
nhạc, hội họa, điêu khắc, điện ảnh… chính là ở chỗ văn học phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn từ.
Ngôn từ là phương tiện, chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, truyền tải tư tưởng,
tình cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm cũng đồng
thời là một tín hiệu thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng trong nó những lớp ý nghĩa ẩn sâu dưới các vỉa
tầng ngôn ngữ. Phân tích tác phẩm từ phương diện tín hiệu thẩm mĩ là con đường khoa học để khám phá
những thông điệp nghệ thuật của nhà văn.
2. Nội dung
Gió là một tín hiệu thẩm mĩ phổ biến và được sử dụng nhiều trong văn học hậu hiện đại. Trong
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, tín hiệu thẩm mĩ gió được hiện hình, trở đi trở lại tạo nên dòng chảy sâu
kín về ý nghĩa tác phẩm. Chính điều này đã trực tiếp tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư nói chung và Gió lẻ và chín câu chuyện khác nói riêng.
Gió là một hiện tượng của tự nhiên, luôn gắn với sự bất định. Nói đến gió, người ta nghĩ ngay đến
sự di chuyển, sự không cố định. Trong văn hoá phương Đông, gió là biểu hiện hữu hình của khí, một


thực thể căn bản làm nên thế giới vật chất. Sự sống của gió ứng với nhịp vận chuyển của vạn vật, của
lòng người. Gió là một thực thể vật chất vô hình, vốn mang tính chất không cố định. Cũng do đó, gió đã
trở thành một chất liệu sáng tác cho văn học, trở thành một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa thẩm mỹ.
Không phải đến Nguyễn Ngọc Tư, gió mới xuất hiện trong văn học. Trước chị, đã có không ít
nhà thơ, nhà văn lấy gió làm chất liệu, làm tín hiệu thẩm mĩ trong các sáng tác của mình. Giống như
họ, Nguyễn Ngọc Tư cũng chọn gió, nhưng gió trong tác phẩm của chị mang nhiều ý nghĩa mới mẻ,
không lặp lại những gì mà các tác giả đi trước đã nói. Gió trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là
những con gió lẻ.

1
CN, Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.1. Tần số xuất hiện của gió trong Gió lẻ và chín câu chuyện khác
Trong Gió lẻ và chín câu chuyện khác, gió đã trở thành một tín hiệu thẩm mỹ độc đáo, chứa
đựng nhiều ẩn ý và góp phần quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của toàn tập truyện. Ngay nhan đề
của tập truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa truyện ngắn Gió lẻ lên đầu: Gió lẻ và chín câu chuyện khác,
báo hiệu sự xuất hiện thường xuyên của hình ảnh gió trong tập truyện. Khảo sát mười truyện ngắn
trong tập truyện, chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện của gió như sau:
STT
Tên tác phẩm
Tần số xuất hiện của “gió”
01
Vết chim trời
2
02
Chuồn chuồn đạp nước
2
03
Tình thầm
0
04

Sầu trên đỉnh Puvan
3
05
Ấu thơ tươi đẹp
1
06
Núi lở
3
07
Thổ sầu
2
08
Của ngày đã mất
3
09
Một chuyện hẹn hò
5
10
Gió lẻ
35
Qua bảng thống kê trên, ta dễ nhận thấy gió xuất hiện xuyên suốt, đều đặn trong các truyện.
Riêng có truyện Tình thầm không có sự xuất hiện của gió. Tất cả những truyện còn lại gió xuất hiện
thường là 2- 3 lần (trừ Ấu thơ tươi đẹp là 1 lần, Một chuyện hẹn hò là 5 lần và đặc biệt Gió lẻ là 35
lần). Gió xuất hiện đều đặn và đậm đặc như vậy đã tạo nên điểm nhấn, tạo mối liên hệ cho các câu
chuyện, cùng hướng đến thể hiện tư tưởng chung của toàn tập truyện.
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy tuy có xuất hiện một cách đều đặn ở tất cả các
truyện nhưng gió xuất hiện với tần số cao nhất, thường xuyên nhất trong truyện ngắn Gió lẻ (35 lần).
Điều đó khẳng định rằng Gió lẻ chính là “linh hồn” của cả tập truyện. Đó là lí do vì sao tập truyện
mang tên Gió lẻ và chín câu chuyện khác, cũng đồng thời lí giải vì sao Gió lẻ là tác phẩm dài hơi nhất.
Gió lẻ đã trở thành tác phẩm để nhà văn gửi gắm trong đó những tư tưởng, những tình cảm, nội dung

sâu sắc. Sự xuất hiện của gió với tấn số cao như vậy trong truyện ngắn cuối cùng gây ám ảnh người
đọc. Gió chính là tín hiệu thấm mĩ góp phần quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của toàn
tập truyện.
2.2. Hiệu quả tu từ của tín hiệu thẩm mĩ “gió”
Trong Gió lẻ và chín câu chuyện khác, gió thường xuất hiện trước mỗi diễn biến tâm trạng, trước
mỗi bước ngoặt của cuộc đời, trước những đổi thay trong tâm trạng của nhân vật. Gió xuất hiện cả
trong những cơn chấn động, biến động của tâm hồn, và khi kết thúc tác phẩm, gió luôn dữ dội, khắc
nghiệt. Gió thực sự đã gây ám ảnh cho người đọc bởi những ý nghĩa mà nó mang đến qua tập truyện
ngắn.
Gió - hiện thân của sự cô độc, của những đau đớn. Trong bài nghiên cứu: “Nguyễn Ngọc Tư
của những cơn gió lẻ”, Tâm An có viết: “Khi được hỏi vì sao lại lấy Gió lẻ làm nền cho câu chuyện
này, chị Tư tâm tự: “À, tôi thích gió. Nó thơ mộng, bảng lảng, khó nắm bắt. Tôi lớn từ xứ gió, mà gió
Nam gió chướng gì cũng đẹp, nên bị ám, viết gì cũng cho gió thổi. Thật ra tôi có thể viết Nắng lẻ, hay
Mây lẻ, Nhưng những thứ này không… lạnh, khi tôi đang nói tới cái cô độc hiu hắt của cuộc đời”.
Trong Gió lẻ và chín câu chuyện khác, mỗi truyện là một góc cạnh của cuộc sống, một cuộc
sống chất chứa nhiều đau đớn, tột cùng của nó - cái mà Nguyễn Ngọc Tư gọi là sự cô độc, hiu hắt của
cuộc đời, nghe có vị ứ đắng nghèn nghẹn dâng lên trong mỗi số phận buồn.
Gió lẻ - theo nghĩa hiểu đơn giản nhất là những cơn gió không liên tục. Nói như Nguyễn Ngọc
Tư trong tác phẩm, đó “là những cơn gió bị xé nhỏ bởi một bàn tay vô hình. Và từ khi lìa nhau, gió dằn
vặt con người bởi nỗi ly tan của chính nó. Những cơn buốt lạnh chợt tới, chợt đi, thảng thốt. Đắp một
tấm mền cũng là một cuộc tranh đấu nhỏ, bởi không biết bao giờ gió sẽ tới, trong thời gian đó, người
ướt đẫm mồ hôi. Sự đùa cợt không bao giờ mệt mỏi. Đến mức người ta mòn mỏi thiếp đi thì gió lại
dựng họ dậy theo cái kiểu lướt thật chậm từ chân lên đầu, như có một linh hồn, một bóng ma vừa đi
qua âu yếm” (Gió lẻ).
Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng gió như một biểu tượng cho những
thân phận, những con người cô độc, đơn côi trong cuộc đời. Những tính từ kết hợp với gió đều gợi lên
tính chất ấy: ngọn gió mồ côi, gió xé nhỏ, ngọn gió cô độc nghênh ngang… Những số phận ấy không
bao giờ bình lặng, kể cả trong quá khứ và hiện tại. Những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư dường như luôn mang trong mình một bi kịch nào đó trong quá khứ, những bi kịch khiến họ
sụp đổ, tuyệt vọng, khiến họ trở nên xa lạ với cuộc đời và con người. Họ trôi trong hiện tại vô định

như những cơn gió, đi trong cuộc đời mà không cảm thấy mình có phần trong đó. Họ cô độc như
những ngọn gió lẻ.
Vết chim trời mở đầu với một buổi trưa đã vĩnh viễn bị tiếng khóc của bà nội đóng đinh vào.
Tiếng khóc ấy như xé lòng người cha, người mà bà nội đã vô tình nhấn chìm trong cõi rơi khi hỏi:
“Sao bây bắn chết Út Hơn của má?”. Người cha cả đời sống trong nỗi lo ấu thấp thỏm, nỗi mặc cảm
cháy lòng bởi một quá khứ xa xôi nào đó giữa ông và em trai mình ở hai đầu chiến tuyến, mặc dù
trước bà nội, chưa có ai nhắc nhở ông về vết quá khứ tật nguyền ấy. Cũng chính nỗi mặc cảm ấy khiến
ông cả đời day dứt, cả đời lo vun vén cho đứa con trai của em mình để lại, thế mà cái ông nhận về lại
là câu hỏi của bà nội như cứa vào trái tim, là sự im lặng đầy trách cứ của đứa cháu trai. Sự chờ đợi ở
cuối được tác giả miêu tả với dấu ba chấm đằng đẵng mù khơi, biết đến bao giờ người cha ấy mới nhận
về mình sự thanh thản cuối đời?
Cũng như vậy với người cha trong Chuồn chuồn đạp nước, sau một câu trợ giúp sai cho con gái
trong một gameshow truyền hình, cuộc đời ông đã thay đổi. Sức mạnh của sự dằn vặt thật ghê gớm, nó
ăn mòn tâm hồn con người: “Cha đã đi qua ba bảy hai mốt bình minh, luôn thức dậy với nỗi tuyệt
vọng mình còn nhớ”. Chẳng thể đau đớn hơn khi nghĩ rằng hình ảnh đẹp đẽ của mình đã sụp đổ trong
mắt vợ con và những người tin yêu mình. Thế nhưng, người cha nhà văn này đã tự đặt chân mình vào
dấu vết do chính những dằn vặt của mình vẽ nên - rối bời và không lối thoát.
Cách mà Nguyễn Ngọc Tư để niềm kiêu hãnh sụp đổ tự dồn người cha vào nỗi tuyệt vọng màu
xám ngoét kia cũng chính như bước chân hẫng xuống vực sâu của người đứng trên đỉnh núi cao, sau
khi người ta tưởng như đã chạm vào mong muốn trong Sầu trên đỉnh Puvan. Ước vọng chiêm ngưỡng
bằng được cảnh bông Sầu nở trên đỉnh Puvan đã thôi thúc Vĩnh, một chàng trai đam mê khám phá lên
đường, dù nó mang theo mình một lời nguyền rất thiêng liêng, rằng ai một lần nhìn thấy Sầu nở, sẽ
vĩnh viễn nằm lại bên vẻ đẹp bất tử ấy. Cái chết của Vĩnh cũng chính là nỗi hoang mang của người
đời, phải chăng khi lên đến đỉnh cao rồi, chỉ một bước chân nữa sẽ là vực thẳm? Vĩnh ngoài tiền bạc
chẳng có lấy nổi một mảnh tình cảm ấm áp nào, những người thân yêu nhất đã xa rời, bỏ mặc anh trơ
trọi trên trên cõi đời thực tại này, chính bởi thế, nên “khi ở trên đỉnh núi rồi, anh chẳng muốn xuống,
chẳng có gì chờ đợi anh ở đó”.
Thổ Sầu lại vẽ nên hình ảnh của một cùng quê nghèo xơ xác. Nhưng đó lại chính là điểm thu hút
khách du lịch, bởi cái vẻ hiu hắt, cũ kỹ của những ngôi nhà xiêu vẹo, xộc xệch. Sự đói nghèo của nơi
đây biến thành lý do cuốn hút ánh mắt ngạc nhiên, trầm trồ của những người đến vùng đất này. Tất cả

vô hình tạo thành một trò chơi độc ác, trong đó người này làm đồ chơi cho kẻ khác tung hứng, rồi lại
trầm trồ ngạc nhiên, trầm trồ lạ lẫm, tất cả kéo lê cảm xúc của con người, cả đau khổ lẫn chua chát.
Dẫu vậy, vẫn có những ai đó không bỏ Thổ Sầu đi được “vì sau vườn, cỏ lại đang mon men bò lên mộ
má tôi, ông bà tôi…
Trong Của ngày đã mất vẳng lên tiếng oán than của một tình yêu chưa thành hình, của nỗi buồn
khoảng cách, của một cái gì đó chưa bắt đầu đã vội kết thúc… Tác phẩm như một tiếng kêu than của ông
cụ ngót bẩy chục mùa mưa nắng, nhói lòng vang lên khi ông nhận ra mình không còn đủ sức để đáp lại
tình cảm của cô gái chỉ mới hai mươi hai tuổi đời. Triết lý “Tuổi tác chỉ là con số trong tình yêu” đã
không thể giúp ông và cô gái tìm được nhau. Bởi không ai khác chính ống biết rõ nhất cơ thể mình “như
một bộ xương đang khô đi, rơi ra từng long một”. Cũng bởi: “May quá, mai kia khi trút hơi thở cuối
cùng, tôi chẳng phải nặng lo cho em”.
Còn cả những Tình thầm, Ấu thơ tươi đẹp, Núi lở, Một chuyện hẹn hò cũng da diết như những
bản nhạc đều đều, những nốt trầm buồn sâu lắng, rồi âm vực nhẹ nhàng rơi xuống một vùng sâu
thẳm… lắng đọng và ngân nga.
Đặc biệt, Gió lẻ - truyện ngắn dài hơi nhất, chứa đựng những nội dung tư tưởng cho toàn tập
truyện - đã dựng lên cuộc đời của ba con người, cô đơn và lẻ loi như những cơn gió lẻ: một cô gái câm
không tên tuổi, ai muốn gọi sao thì gọi; một gã lái xe tải đường dài sống bất cần giữa nhân gian; một
người cháu lạc loài bôn ba đi tìm bà nội. Mỗi trang truyện dường như rớt lại nỗi cô đơn đắng đót, nỗi
xót xa nghẹn lòng. Những con người ấy như không thuộc về thế giới người, họ gặp nhau, đi cùng
nhau, không hiểu nhau cũng mặc. Chỉ cần biết họ ở bên cạnh nhau - là người, một thực thể tồn tại và
hiểu một cách đau đớn về cuộc sống ngoài kia. Cô bé câm sợ hãi đến mức chỉ cần nghe tiếng người là
cảm thấy một “vòi đắng nghét phụt ra từ miệng”, cô chỉ nghe được tiếng chim vì “tiếng của loài vật
không dùng để làm tổn thương nhau”. Câu chuyện được tách khúc ra, ngắn, thảng thốt như những
tiếng nấc. Nỗi cô đơn của những đời gió lẻ, cuối cùng được giải thoát giữa hư không. Khi chuyến xe
tải đường dài trôi giữa lưng đèo, khi người lái xe ngủ quên trên tay lái, khi những cơn gió bầy tràn
về… thì cũng chính là lúc cô bé câm nhìn thấy mình rơi giữa lưng chừng, cùng với anh Tìm Nội -
người đã đi cùng cô suốt chặng hành trình bây giờ đang lơ lửng như một bóng ma. Còn lại giữa mênh
mông đời bóng người lái xe tải: “Gã lần ra mép vực, trong cơn thèm muốn yêu thương người, trong
nỗi mất mát tê dại, gã cất tiếng gọi chơi vơi, rã rời trong gió lẻ, sương mù, đá và cây…”. Truyện mở
đầu từ một mùa gió lẻ, và kết thúc cũng bằng gió lẻ - đau thương, cô độc và tuyệt vọng.

Gió trong Gió lẻ và chín câu chuyện khác là những cơn gió đơn côi, lẻ loi, mà nhà văn gọi là
những cơn “gió cô độc”. Đó cũng chính là những cuộc đời cô đơn, sống giữa con người mà thấy mình
lẻ loi, trơ trọi, thấy mình không được thấu hiểu, thấy họ xa lạ với mình. Đó là những cuộc đời đau khổ
và bất hạnh, luôn sống trong những dằn vặt, suy tư, những bi kịch, khiến họ trở nên tuyệt vọng và sụp
đổ, thậm chí có những khi đó là bi kịch do chính họ tạo ra. Thật không sai khi người ta gọi Nguyễn
Ngọc Tư là nhà văn của những cơn gió lẻ.
Tuy nhiên, những ngọn gió của Nguyễn Ngọc Tư không phải là thứ gió tình, thứ gió coi sự lang
thang vô định suốt đời là mục đích. Gió trong tác phẩm của chị luôn trên con đường đi tìm hạnh phúc,
tìm ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
Gió - hiện thân của hành trình đi tìm hạnh phúc. Gió của Nguyễn Ngọc Tư luôn luôn khát khao
kiếm tìm hạnh phúc. Hành trình của gió là hành trình đi tìm nhau và tìm ý nghĩa cuộc đời. Bên dưới
lớp vỏ lạnh lùng, dửng dưng, kiêu ngạo hay bất cần là những tâm hồn đầy sóng gió, đầy khát khao yêu
thương song dường như lại không muốn cho ai chạm vào tâm hồn đó, sợ rằng một lần nữa mình lại bị
tổn thương. Vì thế, gió được miêu tả với những từ gợi sự day dứt, dằng xé và nhức buốt: cơn buốt
lạnh, gió dằn vặt, gió xé nhỏ đau đớn buốt lạnh, gió cồn cào, gió buốt tận xương, gió tơi bời… Gió
cũng chính là những nhân vật luôn trong hành trình đi liếm tìm hạnh phúc, kiếm tìn yêu thương để
thoát khỏi nỗi cô đơn.
Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả khá tinh tế những rung động trong tâm hồn của vị giáo sư già trước
cô sinh viên trẻ kém mình gần năm mươi tuổi trong Của ngày đã mất. Những rung động đến nhẹ
nhàng như làn gió, khơi dậy những khát khao, làm sống lại một tâm hồn biết yêu thương. Nhưng cũng
không thể làm tươi lại thể xác đã bị thời gian làm khô héo đi. Tâm trạng vị giáo sư già bị rằng xé bởi
hai thứ tình cảm trái ngược nhau - vui sướng và đau xót. Và cũng vì thế, gió xuất hiện vừa nhẹ nhàng,
dịu mát, vừa buốt lạnh xao xác: Em cười, “Dạ không sao đâu. Miễn là em được ở bên thầy…,”. Câu
cuối cùng hạ giọng, nghe nhẹ như một lọn gió bấc buốt qua lớp áo, tôi lấy kính ra lau, …giữa đêm em
mở lại tiếng gà trưa, hay ai đó ới lên “ăn cơm…” trong một khu vườn thăm thẳm. Bờ lau xào xạc
gió… Một ngày đã qua với em là một ngày không bao giờ mất. Tôi thì mất trắng…, Em cười giòn. Sau
đó là tiếng gió xào xạc, tôi đoán là em và Sáng đang ngồi dưới một bờ tre… Tôi thờ ơ vặn mình cho đỡ
mỏi, rồi nằm khoan khoái trên sạp ghe. Ở đằng mũi, em làm sao thấy tôi đang tái nhợt đi. Những rung
động tâm hồn chứa những khát khao yêu đương cháy bỏng ấy cuối cùng lại là những cơn buốt lạnh tê
tái hay tiếng xao xác của một tâm hồn đang xao động.

Trong Một chuyện hẹn hò, nhà văn đã miêu tả thành công tâm lý giằng xé, cuộc đấu tranh giữa
một bên là tình nhân và một bên là gia đình với những đứa con, giữa tình yêu và mặc cảm tội lỗi.
Người phụ nữ trong truyện cũng luôn mang trong mình một trái tim khát khao yêu thương đến cháy
bỏng. Nhưng chị còn có gia đình, có những đứa con, nên trong tình yêu với người đàn ông ấy, hạnh
phúc cũng rất mong manh. Gió xuất hiện thực ra là những cơn gió lòng đang gào thét trong tâm hồn
người đàn bà đáng thương: “Lúc người phụ nữ giật mình thức dậy, thảng thốt quơ tấm áo thì hai chiếc
xuồng đã gặp nhau ở bờ lá nào. Cũng có thể chúng bị gió xô dạt về hai hướng khác. Như lúc này, mưa
cũng bị gió giật, xé bừa ra, tơi tả, tạt ướt cái bắp chân chị, dẫn cái lạnh chạy buốt sống lưng”.
Nguyễn Ngọc Tư cũng hết sức tinh tế khi dùng gió để diễn tả sự nhen nhóm của tình yêu trong
Gió lẻ. Lần đầu tiên gã cười là khi cô gái cất tiếng nói theo kiểu - không - giống - người: Biết nước
khóc chừng nào rồi?. Và trong buổi cơm tối, Gã “suýt mắc xương vì chữ đào” khi cô gái thốt lên: “Để
đào cho”. Ngay sau đó, tác giả miêu tả gió: “Gió ngoài kia vẫn thổi cồn cào, vẫn là cái thứ gió xé lẻ
đau đớn buốt lạnh”. Cơn gió buốt lạnh thổi cồn cào ngoaì trời trở thành tác nhân làm ấm hơn cái không
khí bên trong xe nơi hai con người lang bạt, cô độc cùng ngồi bên mâm cơm và nụ cười đã trở lại. Cơn
gió lẻ cũng xuất hiện khi cô gái ngồi trong xe chứng kiến Gã ngồi trong nhà ăn cơm với một người đàn
bà, một bữa ăn ấm cúng như trong một gia đình: “Em bỗng cuộn lại vì một cơn gió lẻ đi qua, buốt tận
xương. Nhưng chỉ khoảnh khắc đó thôi, sau đó thì ông Buồn (tên cô gái gọi Gã) ra xe. Tối nay ông
không ngủ lại với chị…” Cơn gió lẻ buốt tận xương ấy chính là cảm giác ghen tuông tê tái của người
con gái đang yêu, nó chấm dứt ngay khi người đàn ông trở về bên cô.
Rõ ràng, những cảm xúc yêu đương, những khát khao hạnh phúc vẫn luôn cháy bỏng trong lòng
những trái tim cô đơn, giống như những cơn gió đang gào thét. Họ luôn trong cuộc hành trình đi tìm
hạnh phúc cùng những cơn gió. Nhưng hoàn cảnh khiến họ phải che giấu những xúc cảm mãnh liệt
trong lòng, khiến họ không thể đấu tranh. Và cuối cùng, họ vẫn không tìm được ý nghĩa đích thực của
cuộc đời.
Gió - hiện thân của bi kịch tâm hồn con người. Gió luôn trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc,
luôn khát khao yêu đương. Nhưng cuối cùng gió cũng vẫn là biểu tượng cho sự đắm chìm sâu hơn vào
bị kịch tâm hồn. Có những lúc nỗi đau tưởng chừng như đã được lãng quên, có những lúc yêu thương
tưởng chừng như đã ở trong vòng tay, có những lúc tưởng chừng như đã tìm thấy nhau…nhưng tất cả
lại một lần nữa sụp đổ, biến mất, nhấn họ chìm sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng và sự cô đơn vĩnh viễn.
Mỗi số phận, mỗi nhân vật trong truyện cuối cùng vẫn chỉ là những cơn gió lẻ loi, cô độc trong

cuộc đời. Hạnh phúc quá mong manh, dễ dàng bị tuột khỏi tay cũng như những cơn gió lẻ yếu ớt, dù
có “gào thét” đến đâu cũng không chiến thắng nổi cái dữ dội của bão táp cuộc đời.
Trong truyện ngắn Sầu trên đỉnh Puvan Vĩnh đã luôn khao khát được nhìn thấy những bông hoa
Sầu nở sau mười ba tháng hạn. Anh kiên nhẫn chờ đợi và lên tận đỉnh Puvan cao nghìn mét để thấy
được cây sầu trổ bông. Anh thấy được trong bông sầu ý nghĩa cuộc đời mình, đồng thời cay đắng nhận
ra anh đã sống một cuộc đời tầm thường nhạt nhẽo, một cuộc đời đã vĩnh viễn mất đi gia đình và người
con gái anh yêu. Anh đã chọn cái chết dưới những bông sầu vì biết rằng anh mãi mãi là kẻ cô độc
trong cuộc đời: “Và Vĩnh treo mình lơ lửng trên cành sầu khẳng khiu, trơ trụi. Trên đỉnh núi không có
thêm đỉnh núi, và Vĩnh không muốn xuống núi, chẳng có gì chờ đợi anh, ở đó”. Cái chết của Vĩnh
cũng chính là một kết thúc bi kịch cho một số phận vĩnh viễn không tìm lại được hạnh phúc đã đánh
mất.
Trong Của ngày đã mất, tình yêu mới nở tươi mát như một làn gió đã đem lại cho vị giáo sư già
sự sống và niềm khao khát, để rồi, cuối cùng chính ông lại là người chối bỏ tình yêu ấy. Ông nhận ra
mình không thể mang đến hạnh phúc cho cô gái mà ông yêu. Ông đã chọn một cái kết đó là sống trong
sự cô đơn vì ông không muốn người mình yêu phải rơi nước mắt: “May quá, mai kia khi trút hơi thở
cuối cùng, tôi chẳng phải nặng lo cho em, lúc đó ngồi cạnh tôi với gương mặt ướt”.
Ba con người trong Gió lẻ là ba mảnh cuộc đời bị chắp vá, ba mảnh kí ức buồn đau và ba mảnh
hiện tại vô định. Yêu thương tưởng chừng sẽ là chất keo kết dính lại những cuộc đời ấy, nhưng cuối
cùng lại là “nỗi mất mát tê dại, là tiếng gọi chơi vơi, rã rời trong gió lẻ, sương mù, đá và cây…”. Kết
thúc truyện là cái chết của cô gái câm và anh Tìm Nội, cùng với nỗi đau đớn tuyệt vọng “trong cơn
thèm muốn yêu thương người” của “gã” Gió mãi mãi bị xé ra bởi một bàn tay vô hình…
Những cuộc đời, những con người ấy, cuối cùng họ vẫn chỉ là những mảnh đời cô đơn, bất hạnh,
vẫn đắm chìm trong những bi kịch tâm hồn mà họ không thể nào thoát ra được. Những bi kịch tâm hồn
ấy đã bám theo họ trong suốt tập truyện. Đó là những cuộc đời luôn biến động dữ dội, chứa đựng trong
đó những bất trắc, những đau thương và mất mát.
3. Kết luận
Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng thành công tín hiệu thẩm mĩ gió trong Gió lẻ và chín câu chuyện
khác. Với cách kết hợp từ ngữ, cách tạo câu, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho gió những giá trị biểu
hiện rất sâu sắc. Gió là hiện thân cho sự cô độc, cho những tâm hồn cô đơn, những nỗi đau khổ giằng
xé trong tâm hồn con người. Tuy luôn khát khao, kiếm tìm hạnh phúc, luôn kiếm tìm yêu thương để

thoát khỏi nỗi cô đơn, nhưng cuối cùng con người vẫn rơi vào những bi kịch tâm hồn, vẫn là những
ngọn gió lẻ loi trong cuộc đời, không tìm thấy hạnh phúc và tình yêu.
Gió lẻ và chín câu chuyện khác một lần nữa mang giọng văn buồn man mác. Những tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện những suy ngẫm, những trải nghiệm trong cuộc đời của nhà văn. Xây
dựng tín hiệu thẩm mĩ gió trong tác phẩm của mình, chị đã thể hiện sâu sắc những cảm xúc, suy tư ấy
và gửi nó trong từng trang viết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Tư, Gió lẻ và chin câu chuyện khác, Nxb Thời đại, H., 2011.
2. Đỗ Hữu Châu, Từ Vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H., 1981.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.,
1985.

THE AESTHETIC SIGNAL “WIND” IN “GIO LE VA CHIN CAU CHUYEN KHAC”
BY NGUYEN NGOC TU
Nguyen Thi Hien
Abstract
Wind is a popular aesthetic signal and widely used in post-modern literature. In Nguyen Ngoc
Tu’s works, the aesthetic signal wind appears and repeats, which creates a deep flow of meaning for
the work. It’s the thing which directly creates the attraction of Nguyen Ngoc Tu’s short stories in
general and “Gio le va chin cau chuyen khac” in particular. In this report, we will focus on exploiting
the aesthetic signal wind in the short story “Gio le va chin cau chuyen khac” by the writer Nguyen
Ngoc Tu with the aim of elucidating the aesthetic signals, deep meanings the author recommends. This
contributes to affirm that studying literature works on the basis of aesthetic signals is a proper way in
apprehending literature works.

×