Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.52 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
o0o
ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
22
101
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đồng tính không chỉ là mối quan tâm của y học, sinh học, điện ảnh
mà còn thu hút sự chú ý của văn học. Trên thế giới, văn học viết về đồng tính
không còn mới mẻ, xa lạ bởi có nhiều tác phẩm ra đời đã làm say mê độc giả
như tiểu thuyết Annie on my mind (Annie trong trái tim tôi) của nữ văn sĩ
người Mĩ Nacy Garden ra mắt bạn đọc vào tháng 7/1982, tiểu thuyết Rain
Bow High (Cầu vồng ở trên cao) của Alex Sancher – nhà văn Mĩ gốc Mexico;
nhà văn Ronald Donaghe (người Mexico) với tiểu thuyết Common sons
(Những chàng trai vùng thị trấn Common) Còn ở Việt Nam, đồng tính là
một vấn đề nhạy cảm, mới nổi lên và thu hút sự chú ý của dư luận. Trong quá
khứ, vì nhiều nguyên nhân xã hội khác nhau như đất nước có chiến tranh, khó
khăn về kinh tế, quan niệm khắt khe về chuẩn mực đạo đức nên rất nhiều
người đồng tính không dám công khai thân phận thật của mình. Đồng thời, có
ít sáng tác về đề tài này mà có sáng tác thì người đọc ít có cơ hội được biết
đến. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, sự giao lưu với văn
hóa phương Tây, những cuộc đấu tranh về quyền con người, về bình đẳng giới
và đặc biệt là nhận thức của con người ngày càng được nâng cao thì cuộc
sống của người đồng tính và văn học viết về đề tài đồng tính đã được đề cập
đến khá nhiều. Trên thực tế, nhiều website dành riêng cho người đồng tính đã


xuất hiện để họ tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin, cất lên tiếng nói bảo vệ
mình và mong muốn được xã hội thừa nhận. Năm 2005, tại Hà Nội, câu lạc
bộ sức khỏe Hải Đăng-mái nhà chung của người đồng tính nam ra đời nhằm
thay đổi hành vi tình dục, giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục cho những người đồng tính nam và bạn tình của họ. Trong lĩnh vực điện
ảnh, xuất hiện một vài bộ phim, kịch nói nói về người đồng tính. Trên phương
diện pháp luật, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình Chính phủ dự thảo nghị định
44
cho phép chuyển đổi giới tính. Trong lĩnh vực văn chương, số lượng các tác
phẩm viết về đề tài đồng tính phong phú hơn bao giờ hết. Người ta nói nhiều
đến tác phẩm của Bùi Anh Tấn (Một thế giới không có đàn bà, Les-vòng tay
không đàn ông, Cô đơn, Phương pháp của AC.Kinsey, Bí mật hậu cung,
Thám tử yêu ), Vũ Đình Giang (Song song), Thuỷ Anna (Lạc giới), tự truyện
của Nguyễn Văn Dũng do hai nhà báo Đoan Trang và Hoàng Nguyên chấp
bút (Bóng), Phạm Thành Trung (Không lạc loài), Nguyễn Ngọc Tư (Sông),
Nguyễn Đình Tú (Nháp), truyện ngắn của Keng (Dị bản), Trần Thuỳ Mai
(Mưa đời sau, Bầy thú bông của Quỳnh), Nguyễn Thơ Sinh (Chuyện tình
Lesbian và Gay; Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy), Nguyễn Quỳnh Trang
(1981), Thuận (Vân Vy), Trang Hạ (Những đống lửa trên vịnh Tây Tử),
Nguyễn Ngọc Thạch (Đời Callboy),v.v… Những tác phẩm này đã thực sự
đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn, nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn và
nhân văn hơn về những con người thuộc giới tính thứ ba.
1.2. Bakhtin coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời
đại mới của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ, có giá trị như một bước
nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới. Cho đến nay
tiểu thuyết vẫn là một thể loại quan trọng bậc nhất của văn chương. Nó được
coi là thể loại “chúa tể”, là cỗ “máy cái”, là “xương sống” của văn học. Với
tính chất tổng hợp cao, tiểu thuyết vừa có khả năng bao quát hiện thực lớn,
vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, từ “cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang
bóng tối và ánh sáng” đến những “âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con

người” qua cấu trúc ngôn từ động của nó. Nhà văn Nguyễn Quang Thân cho
rằng: “Nếu cả nền văn học là một hơi thở thổi suốt từ quá khứ đến tương lai
thì tiểu thuyết là dòng cảm xúc chủ đạo, mãnh liệt nhất, liên tục nhất của hơi
thở ấy”. Tiểu thuyết đòi hỏi sự dũng cảm, tài năng, vốn sống và độ tập trung
cao đối với người cầm bút. Các nhà văn, chủ thể của sáng tạo nghệ thuật đã
55
tìm đến với thể loại này để khẳng định tài năng, để khám phá đời sống. Do
vậy, tiểu thuyết là một sự nỗ lực tìm kiếm, sáng tạo của những người đam mê
sáng tác văn chương. Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể
loại, tiểu thuyết sau năm 1986, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đã đa dạng
hoá các kiểu hình nhân vật, mở rộng khả năng khám phá nhiều mặt khác nhau
trong con người, thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con
người. Điều này khiến tiểu thuyết khẳng định được ưu thế vượt trội hơn cả so
với thơ, truyện ngắn, tự truyện.
Hiện nay, văn chương đã không còn là “vườn cấm”, không còn là “địa
hạt” chỉ dành cho những đề tài thanh cao, tao nhã mà văn chương đã dung nạp
trong nó những gì là mảng tối, góc khuất trong cuộc sống cũng như trong tâm
hồn con người. Nói theo một cách khác, cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã có
văn chương để kí thác. Các nhà văn đã tìm đến đề tài đồng tính hay đề tài
đồng tính đã tìm đến với văn chương? Có lẽ cả hai đã tìm đến với nhau và tìm
đến với tiểu thuyết thì nó “đã hơn, đời hơn”.
1.3. Đồng tính vốn được xem là một dị biệt văn hoá, dị biệt về tình dục,
dị biệt về đạo đức. Thế giới đồng tính đã hé mở với chúng ta gần như một
“cái khác”. Trước cái khác đó, có người nhìn với cặp mắt khó chịu, khinh bỉ;
có người ngờ vực, hoài nghi; có người tò mò, hiếu kì nhưng cũng có nhiều
người nhìn với thái độ cảm thông, chia sẻ Đối với các nhà văn, họ quan tâm
đến đề tài nhạy cảm này không chỉ để biết, để hiểu mà còn để khơi gợi nhiều
giá trị nhân văn ở người đọc. Đối với chúng tôi, đề tài đồng tính trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại là một đề tài hay, hấp dẫn, mang tính thời sự và
còn nhiều khoảng trống để tìm tòi và nghiên cứu.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đề tài đồng tính
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”.
66
2. Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã xuất hiện rất nhiều những bài viết,
những công trình nghiên cứu đề cập đến đồng tính trong văn học Việt Nam.
Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những bài viết xác đáng, những công
trình nghiên cứu mà chúng tôi cho là có giá trị.
Nguyễn Như Bình trong Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM số 49 năm
2013 có bài viết Đề tài đồng tính trong một số tác phẩm văn học Việt Nam.
Tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về văn học đồng tính Việt Nam từ văn
học dân gian đến văn học hiện đại. Tuy nhiên, cũng theo Như Bình thì “trong
thời gian gần đây, tính từ cột mốc năm 1999, với sự ra đời của tác phẩm Một
thế giới không có đàn bà, viết về đồng tính nam của Bùi Anh Tấn cùng với
nhiều tác phẩm văn học khác được xuất bản và lưu hành trên thị trường đã tạo
nên một cơn sốt, hấp dẫn người đọc, nhất là những người thuộc giới tính thứ
ba và thế hệ trẻ”. Từ đó, nhiều tác phẩm đã khai thác về đề tài đồng tính đã ra
đời. Đó là những tác phẩm tiếp theo của Bùi Anh Tấn. Tác phẩm của Nguyễn
Thơ Sinh, Trang Hạ, Nguyễn Đình Tú, Keng, Nguyễn Văn Dũng, Phạm
Thành Trung Bài viết cũng đã chỉ ra “những đóng góp, triển vọng của văn
học đồng tính trong tiến trình phát triển chung của văn học nước nhà và có
hay không dòng văn học đồng tính”.
Trên trang phongdiep.net có nhiều bài viết có chung câu hỏi “có hay
không dòng văn học đồng tính ở Việt Nam”. Điển hình như tác giả Bùi Hải có
bài viết “Có hay không dòng văn học đồng tính”. Mở đầu bài viết tác giả
cũng nêu ra một loạt các tác phẩm đồng tính đang gây xôn xao dư luận và
nhận được sự quan tâm của độc giả trong những năm gần đây. Bùi Hải đưa ra
quan điểm là ở Việt Nam chưa có cái gọi là dòng văn học đồng tính. Tác giả
bài viết thể hiện quan điểm của mình thông qua nhận định của Bùi Anh Tấn
“Những tác phẩm viết về đề tài đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ diện mạo

77
làm nên một dòng văn học đồng tính. Những tác phẩm viết đồng tính đúng là
“trăm hoa đua nở” như một nhu cầu bộc lộ bản thân của người đồng tính lẫn
sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn. Chỉ mong đó không phải là sự đánh
bóng bản thân, câu khách rẻ tiền”. Như vậy ở Việt Nam vẫn chưa hình thành
khái niệm dòng văn học đồng tính trong văn chương.
Bài viết của Nguyễn Thành Tâm in trên báo Văn nghệ trẻ và được đăng
lại trên phongdiep.net lại đề cập đến một vấn đề khác. Đó là những phức cảm
trong tiếp nhận văn học viết về đề tài đồng tính luyến ái. Để chứng minh cho
tính phức tạp trong tiếp nhận, Thành Tâm đưa ra ba kiểu tiếp nhận hiện nay.
Bộ phận chiếm đa số là những người mang tư tưởng luân lí, đạo đức truyền
thống. Họ có thể không đếm xỉa đến văn học đồng tính luyến ái hoặc phê
phán, tẩy chay một cách quyết liệt. Một bộ phận khác thì tỏ ra tò mò, hiếu kì.
Họ đến với tác phẩm này như một trải nghiệm để tìm kiếm bổ sung cái lạ, cái
hiếm trong thực đơn tinh thần của họ. Chỉ có bộ phận rất ít độc giả đã tìm
được sự đồng cảm trong tâm hồn mình.
Bài viết của Nhật Bình- sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh cũng chung câu hỏi: Có hay không dòng văn học
đồng tính ở Việt Nam? Tác giả bài viết đã đi từ văn học dân gian đến văn học
hiện đại, từ trường hợp của nhân vật Thị Kính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị
Kính, đến trường hợp của hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận. Người viết đã
đi vào phân tích và chỉ ra những biểu hiện của đồng tính trong một số tác
phẩm của hai nhà thơ này. Đến văn học đương đại, bùng nổ một số tác phẩm
của một số nhà văn như Bùi Anh Tấn, Vũ Đình Giang, Keng, Trần Thuỳ
Mai… Cuối bài viết, tác giả cũng đưa ra khẳng định: “Ở đây, theo quan điểm
người viết, nền văn học chúng ta chưa có dòng văn học này, nó chỉ là một
hiện tượng mà thôi, dẫu biết rằng đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này”
Tác giả Huyền Minh có bài “Văn học đồng tính Việt Nam-hiện hữu
88
như một tình thế hiển nhiên”. Tác giả đã nêu ra năm giả thuyết về hiện

tượng đồng tính ở Hi Lạp. Đó là: cấu trúc sinh học, đề phòng lây lan qua
đường tình dục, giảm gia tăng dân số, hệ quả tình dục thời chiến, lệch lạc
luân lí đạo đức. Và kết luận “chính tình yêu đồng tính mới làm nên tinh thần
Hi Lạp”. Từ hiện tượng đồng tính ở Hi Lạp tác giả đã nêu ra quan điểm “văn
học đồng tính Việt Nam, hiện hữu như một nhu cầu tự thân”. Để lý giải hiện
tượng “bùng nổ” nhiều tác phẩm văn học đồng tính đương đại Việt Nam, Bùi
Hải đã lí giải: do những thuận lợi của mạng toàn cầu, và mở rộng ra là việc
giao lưu văn hóa một cách dễ dàng giữa các nước đã cho phép tồn tại một tâm
thức (mentalité) hậu hiện đại ngay cả đối với các quốc gia “vùng sâu vùng
xa”. Chính những điều đó đã tạo nên cho “văn học đồng tính Việt Nam xuất
hiện như một hiện tượng văn học dân tộc hiện đại là một tình thế hiển nhiên,
còn chất lượng đỉnh cao của những sáng tạo ấy thì còn đang vẫy gọi. Ngoài
ra, khi còn chưa xác lập được một hệ mỹ học trong sáng tạo văn học đồng tính
tại Việt Nam, thì khái niệm dòng văn học đồng tính chỉ là một khái niệm còn
đang trên đường hình thành”
Như vậy, phần nhiều các bài nghiên cứu nói trên đều xoay quanh câu hỏi
có hay không dòng văn học đồng tính trong mạch nguồn văn học dân tộc. Và
hầu hết họ đều có chung câu trả lời là tuy gần đây xuất hiện nhiều các sáng
tác viết về đề tài đồng tính nhưng nó mới chỉ là một khái niệm đang trên
đường hình thành mà chưa thực sự tạo thành một dòng văn học đồng tính.
Bên cạnh những bài báo, những công trình viết về đề tài đồng tính nói
chung còn có nhiều những công trình khác chỉ tập trung vào một hay một số
tác giả, tác phẩm. Ví như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Ngọc Mai
với đề tài “Đồng tính nam trong ‘Một thế giới không có đàn bà’ của Bùi Anh
Tấn”, luận văn thạc sĩ của Phan Thị Tình với đề tài “Diễn ngôn giới trong
tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn Những công trình trên đã
99
nghiên cứu một cách công phu về tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn. Nhưng cũng
chưa có cái nhìn toàn diện, bao quát về tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính
trong văn học đương đại.

Tác giả Nguyễn Quốc Vinh (Đại học Harvard) là một người có nhiều bài
nghiên cứu về văn học đồng tính trong đó nổi bật có thể kể đến tham luận
“Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính luyến ái tại Việt Nam
đương đại: Thử đọc tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn theo chủ nghĩa Lịch sử
Mới” được trình bày tại Hội thảo quốc tế “Tiếp cận văn học châu Á qua lý
thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội” tổ
chức ngày14 & 15/3/2011 do Viện Văn học tổ chức. Đây là bài viết công phu,
có cách tiếp cận lí giải mới mẻ về hiện tượng đồng tính trong văn học Việt
Nam. Nhưng tác giả bài viết chỉ tập trung đề cập đến những kẻ lạc loài từ
truyện ngắn Xuân Diệu đến tiểu thuyết Bùi Anh Tấn chứ chưa đề cập đến các
tác giả khác cùng viết về đề tài đồng tính. Đồng thời ông cũng chưa nói đến
khía cạnh khác trong các sáng tác của Bùi Anh Tấn.
Các cuốn tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn đã thu hút sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như những người quan tâm đến văn
chương. Nhà báo Nguyễn Vịnh có bài Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã
là sự phiêu lưu đăng trên Tạp chí Đẹp, số 6, 2003 có viết: “Bùi Anh Tấn đã
bình thản đặt những bước đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho
mình một chút dư vang. Ở người đàn ông này có một cái gì đócứ âm thầm da
diết chảy, một cái gì đó-dù rất nhỏ nhoi nhưng sâu khuất các ý niệm- đang cọ
cựa”. Khi tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà xuất hiện, tác giả Ngô Thị
Kim Cúc có bài Khoảng trống khó gọi tên đăng trên báo Thanh niên. Bài viết
đã khẳng định: “Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Bùi Anh Tấn đã
phơi bày một thực tế đang có mặt bên cạnh cuộc sống của đa số công chúng:
cuộc sống của những người sinh ra đã bị đồng tính luyến ái. Đề tài quá lạ
trong văn học Việt Nam và hoàn toàn không dễ viết, chỉ cần non tay một chút
1010
sẽ thành bất cập, còn lơi tay một chút sẽ thành thái quá”.
Khi tiểu thuyết Les – vòng tay không đàn ông ra mắt bạn đọc, Nhà xuất
bản trẻ đã giới thiệu: “Có lẽ ngay từ đề tài mà tác giả chọn đã có vẻ đặc biệt
và khá mới so với những nhà văn đương thời. Đọc những trang sách của anh,

ta thấy một thế giới lạ lùng mà đầy uẩn khúc, những tâm tư đáng thương
nhiều hơn đáng giận, khao khát cảm thông và chia sẻ”.
Cuốn Phương pháp của A.C.Knsey được xuất bản “đã làm thay đổi suy
nghĩ về người đồng tính” (LGBT.vn).
Vài năm sau Bí mật hậu cung trình làng đã nhận được lời giới thiệu đầy
ấn tượng của Nhà xuất bản Hội nhà văn: “Cùng với việc tái hiện một giai
đoạn lịch sử đấu tranh giữ nước oai hùng của dân tộc, tác giả đã lột tả được
tính cách, nỗi đau số phận của những anh hùng võ nghệ vô song”.
Tháng 4/2014 Bùi Anh Tấn tiếp tục trình làng tiểu thuyết Thám tử yêu.
Anh đã chia sẻ trên báo Phụ nữ: “Đến giờ tôi vẫn trung thành với đề tài đồng
tính bởi thật lòng quý mến các bạn đồng tính, nguyện cùng đi hết con đường
với các bạn, vì tính nhân văn, vì con người, bởi đến tận thế kỷ 21 này mà vẫn
còn những hiểu sai về đồng tính”. Đồng thời anh cũng tâm sự: “Trong ‘Thám
tử yêu’ có nhiều hơn những gì gọi là “một cuốn sách đề tài đồng tính”. Đặc
biệt, bạn đọc sẽ thấy đường dây tội phạm xuyên quốc gia với hệ thống rộng
khắp và cách thức tổ chức chuyên nghiệp, thấy thế giới xã hội đen với những
quy tắc vận hành bí ẩn chằng chịt… Bạn đọc sẽ lạc vào thế giới của những sát
thủ chuyên nghiệp tưởng như không thể có trong đời sống này… Đồng tính
chỉ là một yếu tố trong cuốn sách, tuy nhiên nó được gắn với một môi trường
của những “siêu X-men”, môi trường của những cảnh sát hình sự dũng cảm,
của những thám tử tư siêu đẳng, của mafia… môi trường mà ngay cả những
người đàn ông đích thực cũng cảm thấy run sợ khi nhắc đến. Bởi thế, yếu tố
đồng tính trong ‘Thám tử yêu’ sẽ vô cùng mới mẻ. Bạn đọc sẽ gật đầu đồng ý
với tôi sau khi đọc xong cuốn sách”.
Tóm lại, các bài viết trên là những ấn tượng, những cảm nhận từ một hay
1111
một số những sáng tác về đề tài đồng tính. Ở đó chưa có cái nhìn toàn diện,
bao quát về tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính mà mới chỉ dừng lại ở việc
nhận diện vấn đề và mang tính gợi mở. Đó là những gợi ý thiết thực, những
tiền đề quan trọng để chúng tôi có cơ sở triển khai đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
chúng tôi hi vọng sẽ khám phá được những nét đặc sắc về nội dung cũng như
về nghệ thuật của những tiểu thuyết viết về những con người thuộc giới tính
thứ ba.
Tìm đến với tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đồng tính
cũng là cách giúp chúng tôi tìm hiểu suy nghĩ, thái độ cũng như đóng góp của
các nhà văn đối với đề tài nhạy cảm này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đối
tượng nghiên cứu là các tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đồng tính
(được tính từ sau 1986 đến nay). Tuy vậy, do khuôn khổ của luận văn, chúng
tôi chỉ tập trung tiến hành khảo sát những tiểu thuyết gây được nhiều sự chú ý
của giới nghiên cứu cũng như những người yêu thích văn chương. Một số tiểu
thuyết mà chúng tôi tiến hành khảo sát là:
Bùi Anh Tấn (1999), Một thế giới không có đàn bà, tái bản lần 1, NXB
Công an nhân dân.
Bùi Anh Tấn (2005), Les-vòng tay không đàn ông, NXB Trẻ.
Bùi Anh Tấn (2005), Phương pháp của A.C.Kinsey, NXB Trẻ.
Bùi Anh Tấn (2012), Bí mật hậu cung, NXB Hội nhà văn.
Bùi Anh Tấn (2014), Thám tử yêu, NXB Hội Nhà văn.
Vũ Đình Giang (2007), Song song, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Thủy Anna (2008), Lạc giới, NXB Văn học.
1212
Nguyễn Ngọc Tư (2013), Sông, NXB Trẻ.
Nguyễn Quỳnh Trang (2008), 1981, NXB Văn học.
v.v
Trong quá trình triển khai luận văn chúng tôi có so sánh với các truyện
ngắn và tự truyện của các nhà văn khác cùng viết về đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu chúng tôi tiến hành sử dụng
phối hợp nhiều các phương pháp khác nhau:
- Phương pháp thống kê, phân loại:
Tiến hành khảo sát, thống kê sau đó phân loại các nhân vật theo những
tiêu chí riêng.
- Phương pháp phân tích:
Tiến hành phân tích cụ thể các loại hình nhân vật chủ yếu.
- Phương pháp tổng hợp:
Kết hợp các phương diện, các nhân tố thành một chỉnh thể thống nhất để
xem xét.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Tiến hành so sánh, đối chiếu các nhân vật trong tiểu thuyết đương đại
với các nhân vật trong một số truyện ngắn cùng đề tài để thấy được sự khác
nhau trong cách xây dựng nhân vật.
- Phương pháp liên ngành:
Vận dụng kiến thức trong các ngành như y học, tâm lí học để hiểu rõ hơn
vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
-Tìm ra những đặc sắc về thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về đề tài đồng tính.
1313
- Đánh giá những đóng góp của các nhà văn khi đề cập đến mảng đề tài
đang được xem là “hiện tượng” của văn học Việt Nam đương đại. Thông qua
đó người đọc có cái nhìn cảm thông hơn đối với những người đồng tính.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn có bố cục như sau:
Chương I: Giới thuyết về đồng tính và đề tài đồng tính trong văn học
Việt Nam
Chương II: Thế giới đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương III: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại với một số phương diện

nghệ thuật tiêu biểu
1414
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
GIỚI THUYẾT VỀ ĐỒNG TÍNH VÀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1. Giới thuyết về đồng tính luyến ái
Giới tính là một trong những vấn đề cốt tủy của bản thể con người. Một
định mệnh tưởng như vững chắc nhất là chúng ta luôn thuộc về một trong hai
giới (Nam hoặc Nữ). Không ai nghĩ rằng còn có những biểu hiện khác của
giới tính. Mà một trong những biểu hiện khác đó là đồng tính luyến ái.
1.1.1. Khái niệm đồng tính luyến ái
“Đồng tính luyến ái” (homosexuality) hay “đồng tính” là một thuật ngữ
dùng phổ biến ở phương Tây thế kỉ XX chỉ hiện tượng tình dục đồng giới.
Trong Mẹ ơi, con đồng tính, tác giả Nguyễn Ngọc Thạch và Võ Chí
Dũng đã định nghĩa: “Đồng tính luyến ái là một trong bốn thiên hướng tính
dục lớn của con người, bao gồm đồng tính, dị tính, lưỡng tính và vô tính.
Trong đó, hiểu đơn giản, đồng tính luyến ái là những người nam giới, nữ giới
đã trưởng thành có thiên hướng quan hệ tình cảm, tình dục với người có cùng
giới tính với mình. Nếu là nam với nam thì gọi là “gay”, nữ với nữ gọi là
“lesbian”, gọi tắt là les. Họ được coi là “thiểu số tình dục”.
Bên cạnh những cách gọi khoa học như trên thì còn có một cách gọi khác
bình dân hơn như “pêđê” là tên gọi của đồng tính nam, còn “ômôi” là cách gọi
khác của đồng tính nữ. Các từ “đồng tính luyến ái”, “gay”, “les” là cách gọi khoa
học mang tính trung lập, còn “pê đê”, “bóng lộ”, “hifi”, “xăng pha nhớt”, “lại
cái” mang tính xúc phạm ít hoặc nhiều. Cụm từ “giới tính thứ ba” mặc dù
không mang tính xúc phạm và được dùng phổ biến bởi người dân và báo chí
1515
nhưng nó không có định nghĩa rõ ràng và thường chỉ cộng đồng người đồng tính
và người chuyển giới một cách chung chung, không phân biệt.

Đồng tính luyến ái được chia làm hai dạng: kín và mở. Những đối tượng
thuộc dạng mở không che giấu tình trạng của mình, thường thích mặc trang
phục của người khác giới. Người thuộc dạng kín, ngược lại, không dám công
khai tình trạng của mình. Họ có bề ngoài hết sức bình thường nhưng trong
thâm tâm chỉ thích quan hệ tình dục với người cùng giới.
Cần phân biệt đồng tính với lưỡng tính và xuyên giới tính. Về mặt cơ
thể, người đồng tính luyến ái vẫn có giới tính xác định, có khả năng quan hệ
tình dục với người khác giới để sinh con (nhưng bản thân họ lại không thích
điều đó). Còn người lưỡng tính cùng lúc có cả bộ phận sinh dục nam và nữ,
những bộ phận này thường không hoàn chỉnh nên họ không có khả năng có
con. Xuyên giới tính là những người ở giữa hai giới. Họ không phải là đàn
ông, mà cũng không hẳn là đàn bà, họ không thể hội nhập với bên nào được.
Theo thạc sĩ Trương Trọng Hoàng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục
Sức khỏe TP Hồ Chí Minh, có hai loại đồng tính: thật và giả. Những người
đồng tính thật là những người đồng tính bẩm sinh và số này hiếm. Còn những
người đồng tính giả có hai dạng. Thứ nhất là đồng tính thay thế: Là những
người có quan hệ tình dục đồng giới do ở quá lâu trong môi trường chỉ có
người cùng giới. Thứ hai là đồng tính tò mò: Là những người có quan hệ tình
dục đồng giới vì tò mò, muốn thử cho biết hoặc do chạy theo mốt.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đồng tính luyến ái
Có nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề nguồn gốc của hiện tượng
đồng tính luyến ái. Có người cho đó là chuyện bình thường trong khi một số
khác cho đó là một loại bệnh hoặc là một dạng tệ nạn xã hội. Một số tôn giáo
lớn trên thế giới (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo) cho đồng tính
luyến ái là do quỷ Satan xúi giục, cám dỗ để chống lại những lời dạy dỗ của
1616
Thiên Chúa. Phái Thiên Chúa giáo bảo thủ chủ trương đồng tính là một lựa
chọn của cá nhân do ảnh hưởng của môi trường và lựa chọn này trái với ý
muốn của Thiên chúa. Bác bỏ những cáo buộc trên, giới khoa học đã chứng
minh đồng tính luyến ái là một khuynh hướng tình dục tự nhiên, không phải là

một bệnh rối loạn tâm thần hay một tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ. Do đó, họ
đã đưa ra cơ sở khoa học dẫn đến hiện tượng tình dục đồng giới.
Theo quan điểm sinh học: Hành vi tính dục đồng giới không phải là hiện
tượng duy nhất chỉ có ở con người. Theo thống kê của các nhà sinh học, trên
thế giới có tổng cộng 450 loài có thói quen quan hệ tình dục đồng giới. Geoff
McFarlanc – nhà sinh vật học thuộc trường ĐH Newcastle (Anh) nhận thấy
hành vi tình dục đồng giới ở loài linh trưởng phổ biến hơn các loài động vật
có vú khác. Về hành vi tình dục đồng giới ở người những nghiên cứu về di
truyền học khẳng định rằng nguyên nhân của đồng tính luyến ái bắt nguồn từ
những xung đột về gen. Một trong những nghiên cứu quan trọng thường được
viện dẫn là công trình khảo cứu của GS John Michael Bailey thuộc ĐH
Northwestern, Chicago vào thập niên 1990. GS Bailey đã khảo sát 110 cặp
song sinh đồng trứng và đồng phái đã được tách rời từ sơ sinh, nuôi riêng biệt
trong môi trường khác nhau. Kết quả tìm ra là trong các cặp song sinh này có
một người đồng tính thì khả năng người kia đồng tính là 52%. So với các cặp
song sinh khác trứng khả năng này chỉ là 22%. Đối với anh chị em đồng phái
không song sinh, khả năng này giảm xuống còn 11%. Điều này nói lên ý
nghĩa di truyền trong việc hình thành tính dục cá nhân.
Bác sĩ Simon Le Vay, khoa thần kinh viện Salk (1991) đã công bố nghiên
cứu giải phẫu một phần não vùng dưới đầu của 41 tử thi trong số họ có 16
người đồng tính. Bác sĩ đã phát hiện ra rằng những người đồng tính luyến ái
có thành phần INAH3 (cấu trúc nhỏ được biết đến như một yếu tố điều khiển
tính dục ở động vật có vú) nhỏ hơn hai lần so với người bình thường khác.
Năm 1993 một nhóm nghiên cứu y học do Dean Harner đứng đầu đã tìm ra
1717
mối liên hệ giữa gen và chứng đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một điểm đặc
biệt trên nhánh dài của nhiễm sắc thể được truyền từ mẹ sang con và thường
gặp ở những người đồng tính luyến ái.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng: bất kì tế bào nào của cơ thể loài
người đều có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặc nhiễm sắc thể giới tính.

Ở phái nữ nhiễm sắc thể quy định giới tính là X và X còn ở nam là X và Y.
Đôi nhiễm sắc thể này quyết định sự khác biệt giữa hai phái trong đó có bộ
phận sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có
một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi tiết ra nội tiết tố có tác dụng kính thích tinh
hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trung tâm não còn có
trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc có thể sẽ sinh ra
chuyện yêu người cùng giới.
Các nghiên cứu khác nhau đều nhằm chứng minh từ lúc chào đời khuynh
hướng tính dục của con người đã được định sẵn. Cho dù nghiên cứu giải phẫu,
nghiên cứu gen hay nghiên cứu nội tiết, các nhà khoa học đều khẳng định rằng
một người có quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới đều do cha mẹ đẻ chứ
không liên quan đến chuyện giáo dục hay môi trường sống của người đó.
Theo quan điểm của các nhà tâm lí: Sigmund Freud (nhà phân tâm học
nổi tiếng) không coi đồng tính là một bệnh mà quan niệm con người sinh ra
bẩm sinh có hai tính dục là đồng tính và dị tính. Quá trình hình thành các kinh
nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này. Ông
tin rằng những người đồng tính luyến ái thì vẫn là đồng tính luyến ái khi đã
lớn lên. Nhưng ông cũng tin rằng tất cả người lớn kể cả người có quá trình
phát triển giới tính bình thường vẫn có một “khả năng đồng tính” tiềm ẩn ở
nhiều cấp độ khác nhau.
Để tổng kết, người ta xem lại tất cả các nghiên cứu vấn đề này và kết
luận: các hành vi giới tính rất khác nhau đối với mỗi người. Cũng như trí
1818
thông minh, thiên hướng tính dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa
học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học Không thể khẳng
định đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học mà là từ từ phát triển
qua một quá trình bao gồm các yếu tố sinh học và tâm lí.
1.2. Đồng tính – một đề tài của văn học Việt Nam
Đồng tính đã trở thành một đề tài không chỉ trong văn học Việt Nam
đương đại mà còn trong văn học thế giới từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông.

Ở phương Tây, tác phẩm được coi là đầu tiên viết về đồng tính là Lịch
sử có thật (True History) của nhà văn Hi Lạp Lucian (120 – 185). Tác phẩm
kể về một nam nhân vật chính bị cơn bão cuốn lên mặt trăng và chứng kiến
cuộc đấu tranh giữa cư dân mặt trăng và cư dân mặt trời. Nhân vật này sau
những chiến công trên chiến trường đã được vua mặt trăng chọn làm con rể
bằng cách cho lấy con trai nhà vua. Bên cạnh đó tác phẩm Carmilla của
Sheridan le Fanu lại là tác phẩm đầu tiên đề cập đến đồng tính nữ, thể hiện ở
hình tượng người con gái bị biến thành Ma cà rồng và có hành vi sex với người
đồng giới. Tiểu thuyết Bức tranh của Dorian Gray của nhà văn danh tiếng
Oscan Wilde đã khiến độc giả đương thời shok nặng với cảnh quan hệ đồng
tính dày đặc.
Ở phương Đông, người ta biết nhiều đến các tác phẩm đồng tính nổi
tiếng của Trung Quốc xưa như Liêu trai chí dị, Kim bình mai, Hồng lâu
mộng, Đông cung, Tây cung cũng như các tác phẩm nổi tiếng cuối thập
niên 90 của thế kỉ XX như Ngói vỡ, Giường rẻ quạt hoa hồng hay Ngày
tháng si mê
Ở Việt Nam ngày nay, đồng tính là một đề tài không quá lạ đối với
những người quan tâm đến văn học. Họ coi “đề tài đồng tính bình đẳng với
các đề tài khác” (Nguyễn Quỳnh Trang) và cho rằng “Đề tài đồng tính ngày
nay đã trở nên bình thường và phổ biến đến mức nếu ai nghĩ rằng viết về nó
1919
để gợi tò mò, hẳn sẽ cho ra hậu quả sai lệch” (Vũ Đình Giang). Chính vì vậy,
đã xuất hiện rất nhiều các tác phẩm văn học đề cập đến đề tài “nhạy cảm” này.
Để hiểu đầy đủ hơn, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện về xu hướng văn học
này trong ngọn nguồn văn học dân tộc.
1.2.1. Vấn đề đồng tính trong văn học Việt Nam trước năm 1986
Ở Việt Nam, các nhà văn đề cập đến vấn đề đồng tính muộn hơn so với
các nước khác trên thế giới. Xa xưa, nói đến đồng tính phần nhiều người cho
là dung tục, tầm thường bởi đó là điều cấm kị trong văn chương. Có điều đó
phải chăng là do quan niệm của thời đại. Do giai cấp phong kiến Việt Nam có

nhiều định kiến khắt khe nên trong văn học dân gian và văn học trung đại
tuyệt nhiên không có tác giả nào đi ngược với truyền thống văn học dân tộc.
Chính vì thế mà văn học dân gian thường nói về đề tài như tình yêu lứa đôi,
tình cảm đối với quê hương, làng xóm, gia đình, những kinh nghiệm sản xuất
lao động văn học trung đại với lí tưởng trung quân ái quốc, ý thức về nhân
phẩm, danh dự, quyền sống của con người cá nhân
Văn học hiện đại thế kỉ XX đã xuất hiện một số tác phẩm nói về đồng
tính nhưng nó chưa thực sự trở thành lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận
thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản nên chưa thể coi
nó là một đề tài trong văn học. Mở đầu cho vấn đề nhạy cảm này có thể kể
đến “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Bài thơ Tình trai được coi là một trong
những phát ngôn sớm nhất về tình yêu đồng giới nam trong văn chương Việt
Nam hiện đại. Bài thơ đã viết về nhân vật đồng tính trong thơ ca lãng mạn
Pháp là Rimbaud với Verlaine. Đặc biệt, với bài thơ Em đi (lời đề tặng
Hoàng Cát), Xuân Diệu đã cho người đọc thấy tình cảm chân thành, tha thiết
của ông dành cho người bạn đồng giới. Đó không phải là tình bạn thông
thường mà trên hết đó là nỗi nhớ, là tình yêu: Một tấm lòng em sâu biết bao/
Để anh thương mãi, biết làm sao! Em đi xa cách, em ơi Cát/ Em chớ buồn,
nghe! Anh nhớ, yêu
2020
Độc giả cũng có thể thấy được bóng dáng của tình yêu đồng tính trong
thơ Huy Cận với những như Vạn lí tình, Mai sau, Ngủ chung. Chàng đã giãi
bày tình cảm nhớ nhung của mình với Xuân Diệu: Rất thương yêu xin nhớ gọi
giùm tên/ Rất an ủi của bạn chàng: Xuân Diệu (Mai sau), bày tỏ những khát
khao da thịt:“tay choàng làm gối ấm”, “nệm là hơi thở, da: chăn ấm/ Xương
cọ vào xương bớt nỗi hàn (Ngủ chung).
Văn xuôi giai đoạn này cũng có tác phẩm viết về tình yêu đồng giới.
Trong cuốn tiểu thuyết Khung rêu, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã đề cập thẳng tới
vấn đề đồng tính luyến ái. Cậu con trai ái nam ái nữ tên là Chiêu của một
ông phủ đã về hưu kiêm chủ đồn điền trong những ngày tàn của Nam Kỳ

dưới thời Pháp thuộc phải chịu khổ sở vì dục cảm đồng tính ngày càng tăng,
khiến cậu ta tìm đến một chàng trai bảnh bao lực lưỡng đang ở trọ học trong
nhà ông bà phủ. Ấm ức vì gia đình cứ cố nuôi dạy cậu ta làm con trai, trái
với bản năng nữ tính không đè nén nổi của mình, Chiêu ngấm ngầm hành xử
theo dục cảm bản năng của mình như là gái trong khi vẫn tiếp tục lợi dụng
cung cách xã giao với người cùng phái để kết thân với đối tượng dục cảm
của mình. Tuy nhiên cậu cũng biết đó là điều vô vọng trước sự cạnh tranh
ráo riết của người chị họ và càng ý thức rõ rệt hơn về sự tật nguyền sinh lí
của mình. Tiến thoái lưỡng nan, bế tắc cả về tình dục lẫn xã giao, Chiêu
quyết định bỏ nhà đi vào chiến khu, theo cách mạng với hy vọng có thể
chuyển vị và giải tỏa dục cảm giới tính bị ức chế của mình theo một lối thoát
tích cực hơn. Nhưng cuối cùng thì Chiêu đã không thế làm được điều này.
Kết cục của nhân vật bất hạnh này là cái chết mất tích.
Như vậy, nhìn chung các tác phẩm viết về vấn đề đồng tính giai đoạn này
còn khá dè dặt. Do điều kiện lịch sử nên văn học chưa thể quan tâm nhiều
đến số phận cá nhân, đến đời sống tâm hồn của con người. Hơn nữa, quan
niệm của thời đại đã “trói buộc” các cây bút khiến họ chưa mạnh dạn đề cập
đến một vấn đề vốn được coi là cấm kị trong văn chương.
2121
1.2.2. Đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam sau năm 1986
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã thổi một luồng không khí mới,
thúc đẩy các nhà văn chiêm nghiệm, khám phá những bí ẩn, góc khuất, dị
biệt của con người. Từ đây đời sống và nhận thức của con người có nhiều
tiến bộ và cởi mở. Thế giới không còn khép kín, nghĩa là không gian viết
được nới rộng. Điều này đã hậu thuẫn cho các nhà văn đi tìm những miền
đất mới. Trong nguồn mạch ấy, văn học viết về đề tài đồng tính xuất hiện
như một nhu cầu tự thân.
Đề cập đến vấn đề đồng tính trong giai đoạn này, chúng ta phải kể đến
tác phẩm đầu tiên là cuốn hồi kí Cát bụi chân ai của Tô Hoài. Nhà văn đã
không ngần ngại khi viết về tình dục đồng giới của Xuân Diệu: “Giọt gianh

lách tách mái nứa gọi đêm về ma quái, rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu
sờ vào. Không phải. Tay người. Bàn tay người đầy đặn âm ấm. Hai bàn tay
đầy đặn xoa lên mặt, lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng
trong mảnh chăn dạ Chẳng còn biết đường ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ
thể con người quằn quại, quấn quýt, cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau
lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, dữ dội lên, dằn ngửa cái
xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi ngã ra, thống khoái. Im lặng. Nghe mưa
rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc
ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Bàn tay và hơi thở nóng như
than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn Cơn sướng lại cồn lên
cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt.
Lúc này thì tôi lừ lả, tôi nhuôi ra rên ư ử như con điếm mê tơi không nhớ
nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa ” [30; 64-65]. Từ đây bức màn bí mật của
ông hoàng thơ tình đã được vén mở. Người đọc vì thế cũng hiểu ông hơn,
hiểu những khát khao thầm kín bấy lâu nay giày vò ông. Nhưng cũng có
những người coi đây là câu chuyện để làm quà, lấy cớ để buôn chuyện. Dẫu
2222
sự thật về ông có thế nào thì chúng ta hãy có cái nhìn thiện cảm hơn trước
hiện tượng này.
Trong bài viết “Trao đổi về văn học đồng tính”với cây bút trẻ Nguyễn
Quỳnh Trang với câu hỏi: Chị nhìn nhận như thế nào về ‘thế giới thứ ba’ đã
và đang tồn tại trong cuộc sống và trong văn chương? Chị đã khẳng định:
Người viết văn có khả năng viết lên không chỉ những cái hiện hữu tồn tại mắt
thấy tai nghe tay sờ trong cuộc sống, mà còn cần biết tìm ra nhiều góc khuất
ẩn giấu phía sau những hiện tượng, hành động, sự lựa chọn cách sống của
từng cá nhân. Khi chúng ta còn thiếu thốn từ bữa ăn, manh áo, thì nhu cầu
viết/ nói ra những ẩn ức tâm lý cá nhân là điều xa xỉ. Khi vật chất đủ đầy, con
người được sống giữa tự do ngôn luận hơn hẳn so với ngày trước, thì vấn đề
đồng tính được phơi bày.
Như vậy, các nhà văn đã nhận thức được, nếu văn học cứ mãi nhìn và

dừng ở mảng sáng mà quên đi những mảng tối của cuộc sống con người thì
văn học sẽ mãi chỉ là dòng sông không bao giờ bồi đắp được phù sa. Chính
vì vậy mà chúng ta thấy trong khoảng hơn 10 năm lại đây xuất hiện hàng
loạt những tác phẩm viết về đề tài đồng tính như: Một thế giới không có
đàn bà, Les–Vòng tay không đàn ông, Phương pháp của A.C.Kinsey, Bí
mật hậu cung, Thám tử yêu (Bùi Anh Tấn,) Chuyện tình của Lesbian và
Gay; Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy (Nguyễn Thơ Sinh), Song song (Vũ
Đình Giang), Tôi là Les (Dị bản, Keng), Bóng - Tự truyện của Nguyễn Văn
Dũng (Hoàng Nguyên – Đoan Trang chấp bút), Không lạc loài - Tự truyện
Thành Trung (Lê Anh Hoài ghi), Lạc giới (Thủy Anna), Sông (Nguyễn
Ngọc Tư), Nháp (Nguyễn Đình Tú), Vân Vy (Thuận), 1981 (Nguyễn
Quỳnh Trang)… Những tác phẩm này đã tạo ra những cơn sóng trong dòng
chảy của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI và đã nhận được sự
phản hồi đa chiều từ cộng đồng tiếp nhận.
2323
Trong số các tác giả viết về đề tài đồng tính thì Bùi Anh Tấn là người có
công mở đường làm cho đời sống văn học trở nên sôi động. Điều đó thể hiện
ở sự nhạy cảm của nhà văn trước vấn đề “nóng” của xã hội. Tác phẩm của
anh viết về đồng tính sau khi xuất bản đã nhận được sự chú ý của đông đảo
bạn đọc và giới phê bình. Các tiểu thuyết về đồng tính của anh được nhắc đến
và đánh giá cao trong bài viết của Hồ Điệp trên Phongdiep.net:

Bằng việc
trình làng một loạt các tác phẩm viết về đề tài đồng tính, Bùi Anh Tấn được
coi như đã bước đầu ‘khai thông’ đề tài khá nhạy cảm này”. Cuốn sách đầu
tiên viết về đề tài này là Một thế giới không đàn bà . Vài năm sau nó đã nhận
được giải A trong một cuộc thi do Hội nhà văn Việt Nam kết hợp với Bộ công
an tổ chức. Thời điểm mà cuốn sách ra đời thì chuyện về những người đồng
tính vẫn còn được nói đến rất ít. “Người ta có thái độ nghi kỵ, cấm đoán với
những câu chuyện mà người ta không hiểu nổi và không có bất cứ thông tin

nào để hiểu”. Đó là những điều nhà văn Bùi Anh Tấn nhớ đến khi nhắc về
cuốn sách “định mệnh” của mình, cuốn sách như anh đã từng nói, không chỉ
làm anh trở nên nổi tiếng mà còn “lấy đi hết mọi người đàn bà tôi yêu”. Như
vậy, Bùi Anh Tấn không ghê sợ hay kì thị họ, mà trái lại nhà văn viết về họ
với sự cảm thông sâu sắc và niềm trân trọng đặc biệt. Bởi hơn ai hết anh hiểu
rằng: là một người đồng tính quả thật không sung sướng chút nào. Một thế
giới không có đàn bà đã đặt nền móng cho một chuỗi các tác phẩm viết về đề
tài này và mang tên tuổi Bùi Anh Tấn đến gần với bạn đọc. Có thể nói tác
phẩm ra đời đã mang đến cho văn học đương đại một “làn gió mới”, nó “thổi
tan” những định kiến vốn tồn tại kiên cố trong tâm thức người dân Việt.
Sau khi gây được tiếng vang và nhận được sự hưởng ứng của độc giả, Bùi
Anh Tấn tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ hai Les - vòng tay không đàn
ông (2005). Nếu như Một thế giới không có đàn bà nói về đồng tính nam thì ở
đây anh tập trung vào thế giới của những les. Đó là những doanh nhân thành
2424
đạt (Kiều Thu, Hương Trang), giảng viên đại học (Yên Thảo), sinh viên (Hoàng
Châu) Cuốn tiểu thuyết này ra đời đã đáp ứng lòng mong mỏi của những
người yêu thích văn chương cũng như chính những người trong cuộc. Nhà văn
đã từng tâm sự: “Phụ nữ - bất kể họ là ai thì vẫn luôn luôn giữ được sự mềm
mại, dịu dàng, nữ tính. Và dĩ nhiên những trang viết về họ cũng sẽ như vậy.
Không có vụ án, không có máu đổ nhưng nhiều nước mắt.”
Khi tiểu thuyết Phương pháp của A.C.Kinsey ra đời, nó đã “làm thay
đổi suy nghĩ về người đồng tính”. Cuốn sách đề cập đến đời sống tinh thần
của những gay khá thành đạt (Bằng, Cường, kí sư Trung, giám đốc Trần
Anh ). Họ luôn khát khao được sống thật với bản thân nhưng luôn phải chịu
những giằng xé nội tâm đau đớn.
Năm 2012, Bùi Anh Tấn tiếp tục trình làng tiểu thuyết Bí mật hậu cung.
Đây là tiểu thuyết không chỉ viết về lịch sử mà còn viết về những mối tình
đồng giới. Nhà văn khai thác những danh nhân Việt Nam (Lý Thường Kiệt,
vua Lý Thánh Tông) ở khía cạnh mà từ trước đến nay gần như không có tác

phẩm nào dám đề cập đến một cách thẳng thắn. Qua tác phẩm, “tác giả đã lột
tả được tính cách, nỗi đau, số phận của những anh hùng võ nghệ vô song. Dù
có ở đỉnh cao, vẫn cần sự chia sẻ và đồng cảm” (Trích Lời giới thiệu của Nhà
xuất bản Hội Nhà văn và Phương Nam Book, Bí mật hậu cung).
Bên cạnh tiểu thuyết, Bùi Anh Tấn còn có tập truyện ngắn Cô đơn cũng
đề cập đến những người thuộc giới tính thứ ba. Với tập truyện này, một lần
nữa, Bùi Anh Tấn cho người đọc thấy được thế giới tâm hồn phong phú của
những người đồng tính, những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính
luyến ái. Dù có những giả định mang tính chủ quan nhưng với giọng văn chân
thành, tự nhiên, giàu cảm xúc, tác phẩm đã để lại những ấn tượng khó quên
trong lòng độc giả.
Như vậy, có thể nói, Bùi Anh Tấn là nhà văn Việt Nam đầu tiên đề cập
đến đề tài đồng tính và gặt hái được nhiều thành công. Đây là sự gợi hướng,
2525

×