Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Luận văn: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.92 KB, 24 trang )

Lun văn: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện
Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa
khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Do sự
khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã hình thành các vùng
văn hóa khác nhau. Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của
xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ
văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá
trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện bản sắc riêng
của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là
nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát
triển của xã hội. Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa
và phát huy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay
và mai sau. Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá các dân tộc có
những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Miền núi Thanh Hóa nói chung và huyện
Quan hóa nói riêng là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trong lịch
sử cùng tồn tại và phát triển, các dân tộc ở đây đã tạo dựng được nên những giá trị
văn hoá hết sức đặc sắc cần phải được bảo tồn và phát huy. Song, cũng phải thừa
nhận là bên cạnh những giá trị tốt đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc còn có
những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với cuộc sống mới và xu hướng
phát triển của thời đại. Mặt khác, trước sự tác động của cơ chế thị trường, của các
quá trình giao lưu hội nhập văn hoá nhiều giá trị truyền thống của các dân tộc đang
bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền núi
Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng là yêu cầu khách quan khi


chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2
Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về dân tộc này đã trở thành một vấn đề
mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt
Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái học thuộc Trung tâm nghiên
cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện Việt Nam học và khoa học phát
triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức vào các năm 1991, 1998, 2002, 2006
và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc tế về Thái học được tổ chức trong những
thập kỷ gần đây (năm 1981 ở Ấn Độ, năm 1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia,
năm 1990 ở Trung Quốc, năm 1993 ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà
Lan, năm 2002 ở Thái Lan, năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng
minh điều đó.
So với toàn bộ cư dân Thái ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, người Thái ở
Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người, nhưng

do địa bàn bị chia cắt, lại chịu ảnh
hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng, cũng như văn hóa của các tộc người
cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các nhóm địa phương là điều không tránh khỏi.
Nhiệm vụ của giới nghiên cứu khoa học nước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách
có hệ thống tất cả các nhóm cư dân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa
phương. So với toàn bộ cư dân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa và
huyện Quan Húa có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên
việc nghiên cứu người Thái ở đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa với mong
muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong thời gian học tập tại trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay " làm đề tài luận văn
thạc sỹ, chuyên ngành Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa cũng như văn hóa các dân tộc đã được

nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau.
Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ triết học có các công trình: Vũ Đức
Khiển(2000):“Văn hóa với tư cách là một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản
sắc văn hóa dân tộc” (Tạp chí Triết học số 4); Lương Việt Hải(2008): “Văn hóa,
3
triết lý và triết học”(Tạp chí Triết học số 10); Nguyễn Huy Hoàng(2003): “Triết học-
văn hóa giá trị và con người”(Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà nội); Lê
Ngọc Trà(2003): “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và tiếp cận” ( Nxb Giáo dục Hà Nội);
Phan Ngọc(2003):“Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới” (Nxb VHTT, Hà Nội).
Trong đó các tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học.
Nghiên cứu văn hóa với tư cách là trình độ phát triển bản chất người, khẳng định vai
trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà nghiên cứu đã công bố những công trình nghiên cứu
như: Đỗ Huy- Trường Lưu(1994): “Bản sắc dân tộc của văn hóa” (Viện văn hóa);
Huy Cận(1994): “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”(Nxb CTQG, Hà nội); Lê
Ngọc Thắng - Lâm Bá Nam(1993): “Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam” ( Nxb
VHDT); Đỗ Thị Minh Thúy ( chủ biên)(2004): “ Xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thành tựu và kinh nghiệm” ( Nxb Văn hóa thông tin,
Hà nội). Nhìn chung các công trình đã chỉ ra những nét văn hóa đặc trưng của dân
tộc, tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên các công
trình chủ yếu vẫn triển khai dưới góc độ văn hóa học.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có các công trình:
Hoàng Anh Nhân(1985) : “Văn hóa truyền thống Mường Ca Da”(Sở văn hóa
thông tin Thanh Hóa). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Truyền thuyết và cổ tích; 2.
Truyện thơ, trường ca, trò diễn, dân ca; 3. Một số luật lệ của người Thái ở mường Ca
Da( nay thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
Vi Văn Biên(2006): “Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ
An” ( Nxb văn hóa dân tộc). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Khái quát về tộc người
Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An; 2. Văn hóa ẩm thực; 3. Làng bản- nhà cửa; 4. Trang

phục; 5. Công cụ lao động và phương tiện vận chuyển.
Lê Huy Dũng(2000): “Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở Thường xuân
Thanh hóa” (Luận văn Cử nhân Sử học, chuyên ngành Dân tộc học, Đại học
KHXH&nhân văn Hà nội). Đây là luận văn cử nhân chuyên nghành dân tộc học, nội
4
dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và vai trò của các hình thức tín
ngưỡng dân gian trong đời sống của người Thái
Cầm Trọng - Phan Hữu Dật(1995): “Văn hóa Thái ở Việt Nam”(Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Văn hóa của người Thái ở Việt
Nam; 2. Văn hóa Thái trong cội nguồn Việt Nam và Đông Nam Á; 3. Văn hóa Thái -
một loại hình văn hóa thung lũng; 4. Văn hóa Thái - một loại hình văn hóa kỹ thuật
tiền công nghiệp; 5. Văn hóa thiết chế xã hội; 6. Hệ thống tư tưởng và tri thức; 7. Mối
quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở
Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam. Có thể nói đây là một công trình
nghiên cứu công phu nghiêm túc, trình bày văn hóa của người Thái. Cuốn sách là một
nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái
Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng(1999): “Luật tục của người Thái ở Việt Nam”
(Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Người Thái và luật
tục Thái; 2. Các văn bản luật tục Thái ở Tây Bắc. Cuốn sách là một tư liệu quý, một
tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu phương thức tổ chức và quản lý xã hội
của người Thái.
Vương Anh(2001): “Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh”(Sở Văn hóa thông
tin Thanh Hóa xuất bản, Thanh Hóa). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Từ cội nguồn
tộc người Thái; 2. Vào kho tàng văn hóa phi vật thể; 3. Tiếp tục phát triển đời sống
văn hóa xây dựng môi trường xã hội - nhân văn ở bản Thái xứ Thanh.
Hoàng Thị Anh(2001): “Tìm hiểu tục lệ cưới xin của người Thái ở xã Xuân Lẹ,
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”(Luận văn cử nhân Sử học chuyên ngành Dân
tộc học, Đại học KHXH&nhân văn Hà Nội). Đây là luận văn cử nhân dân tộc học,
nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và các nghi lễ trong hôn nhân
của người Thái.

Cao Văn Thanh(2005): “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người
Thái vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay”(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Nội dung
của cuốn sách trình bày: 1. Giới thiệu về người Thái và văn hóa truyền thống của
người Thái; 2. Thực trạng văn hóa của người Thái; 3. Bảo tồn và phát huy truyền
thống của người Thái
5
Đặng Nghiêm Vạn (và cộng sự)(1987): “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của
người Thái Mai Châu”(Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu, Sở văn hóa thông tin
Hà Sơn Bình). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Lịch sử; 2. Bản làng; 3. Phong
tục; 4. Hội lễ; 5. Văn học; 6. Nghệ thuật; 7. Phần phụ lục trình bày về lệ mường,
truyện cổ, tục ngữ
Nhìn chung có nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu
về người Thái đã được xuất bản. Từ những cuốn sách, luận án, luận văn, các bài
viết về người Thái có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, những kết quả nghiên cứu thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc
của các tác giả, là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định
chính sách.
Thứ hai, hiện nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan
Hóa, tỉnh Thanh Hóa, luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp góp phần giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa ấy trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu từ góc độ triết học bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện
Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng tạo nên giá trị văn hóa người

Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ 1986 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích - tổng hợp; logic -lịch sử; so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu
liên nghành triết học - văn hóa.
6
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
5.1. Những luận điểm cơ bản
Một là, phân tích các nét văn hóa và chỉ ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người
Thái ở huyện Quan Hóa, tinht Thanh Hoá.
Hai là, khảo sát thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái
ở huyện Quan Hóa hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó.
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa người Thái ở huyện Quan Hóa trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
5.2. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khẳng định các giá trị văn hóa của người Thái trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam; Xác định các giải pháp giữ gìn và phát huy tốt hơn bản
sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung và huyện Quan Hóa - Thanh Hóa nói riêng.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy các
môn học văn hóa, dân tộc học, văn học địa phương, triết học văn hóa.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA -
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa

Khái niệm văn hóa
Trong lịch sử hình thành và phát triển văn hoá của nhân loại cho đến nay có
hàng trăm cách quan niệm, định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo từng giai đoạn, từng
quốc gia, dân tộc và dưới các góc độ về động cơ, mục đích, đối tượng, cách tiếp cận
văn hoá mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn hoá.
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nghiên cứu và có nhiều kiến giải sâu sắc và
đặt nền móng cho quan niệm Mác - xít về văn hóa. C.Mác, Ph.Ăngghen đã có công lớn
trong việc khẳng định con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình phát
triển văn hóa. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra văn hóa, đồng thời
tạo ra chính bản thân mình, phát triển năng lực tiềm tàng của bản thân. Văn hóa gắn
với năng lực sáng tạo của con người và sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính
là sự thăng hoa của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật
phẩm do con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó tác
động trở lại bồi đắp tính người.
Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về văn hóa đã được V.I.Lênin kế thừa và
phát triển. Với V.I.Lê nin, văn hóa luôn gắn liền với phát triển và hoàn thiện con
người, hoàn thiện xã hội.
Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền
thống văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về
văn hóa như sau: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn" [26;431]. Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy văn hóa
là toàn bộ những gì do con người tạo ra. Đây là một định nghĩa có nội dung về văn
8
hóa khá đầy đủ, xác thực không chỉ phù hợp với quan điểm của các học giả tiến bộ
trên thế giới mà có phần gần gũi với khái niệm mà UNESCO đưa ra.
Quan niệm tổng quát của Đảng ta về văn hóa được công bố trong bản “Đề cương
văn hóa Việt Nam” đã khẳng định đường lối văn hóa của Đảng đó là nền văn hóa
mang nội dung: dân tộc, khoa học và đại chúng. Đảm bảo tính dân tộc tức là bảo tồn và
phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Quan điểm này tiếp tục được

khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa. Tại Hội
nghị Trung ương 5 khóa VIII quan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết "Xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đến Đại
hội XI, Nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội".
Qua cách trình bày trên ta thấy khái niệm văn hóa không ngừng được bổ sung, hoàn
thiện và phát triển theo sự phát triển của lịch sử xã hội.
Bản sắc văn hóa
Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân tộc
đều có bản sắc văn hóa. Các nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng, quan hệ giao tiếp,
điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… luôn luôn tương tác thành diện mạo văn
hóa của mỗi dân tộc. Các đặc điểm về truyền thống đạo đức, các quy chuẩn thẩm mỹ
làm thành những nét đặc thù trong văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, mỗi nền
văn hóa bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó
là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân
tộc, là căn cước để nhận dạng nó trong hàng trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gien để di
truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hóa là cái
bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hóa.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Bảo tồn và phát huy là hai hoạt động văn hóa trong thực tiễn. Tuy nhiện, chúng
không hề tách rời nhau, mà luôn đi đôi, gắn liền với nhau. Như vây, khái niệm này
bao gồm hai nội dung cụ thể là bảo tồn và phát huy.
Hiện nay, quan điểm về bảo tồn và phát huy đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới
học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan
9
điểm này không chú trọng vào việc tranh cãi nên bảo tồn nguyên vẹn như thế nào, hay
nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và
phát huy được tác dụng trong đời sống hiện đại.
Trong các văn kiện của Đảng cũng nhấn mạnh về vấn đề bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa. Đáng chú ý nhất là trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung

ương đã khẳng định: Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức thẩm mỹ, các
di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa
và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường mở rộng
giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc,
kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc.
Như vậy quan điểm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa được Đảng và Nhà
Nước định hướng và phát triển trong suốt thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo
đó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể dựa vào ý chí chủ quan,
mà phải gắn liền với bảo tồn và phát huy với hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia., nhằm xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
1.1.2. Khái quát về Dân tộc Thái
Nguồn gốc dân tộc
Theo những ghi chép trong các tập sử thi, người Thái thì họ thiên di cư từ
Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam với nhiều đợt kể từ thế kỷ
thứ VII đến thế kỷ thứ XIV.
Văn hóa của người Thái Thanh Hóa, Nghệ An cho đến nay là nền văn hóa còn
lưu giữ được những truyền thống cổ xưa, ít bị pha trộn với nền văn hóa xung quanh.
Người Thái ở Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng, đóng vai trò quan
yếu nhất trong khu vực tựa như người Kinh trong toàn quốc.
Người Thái ở huyện Quan hóa
Ở miền núi Thanh Hóa, người Thái có hai nhóm tự gọi là Tày và Tày Dọ. Nhóm
tự gọi là Tày phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá
Thước, Lang Chánh…; nhóm tự gọi là Tày Dọ tập trung chủ yếu ở các huyện Thường
Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Lý giải về tên gọi "Tày Dọ" của nhóm Thái ở miền núi
10
Thanh Hóa, PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng “Danh xưng Tày Dọ có thể có mối liên hệ
với các địa danh Mường Xo (Lai Châu), Mường Do (Vân Nam - Trung Quốc) xưa
kia” (21; 41)). TS Vi Văn An cho rằng “Dọ” có nghĩ là tạm, chẳng hạn “dú dọ” (ở
tạm). Rất có thể “Dọ” là để chỉ những bộ phận Thái mới chuyển cư đến, lúc đầu chỉ

xin ở tạm, sau đó mới định cư lâu dài”

(1; 52-56). Sau này, trong quá trình nghiên cứu
chuyên sâu về người Thái ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, so sánh với tư liệu sưu
tầm ở vùng Trung và Bắc Lào, TS Vi Văn An đính chính lại: "Dọ" là cố định, "Nhài"
là di chuyển

.
Cùng với tên gọi, nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Thái ở miền núi Thanh
Hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng người
Thái ở mường Ca Da đã từ Tây Bắc Việt Nam, từ Lào đi dọc sông Mã mà xuống
vùng Quan Hóa. Khi đã định cư vững chắc, người Thái Ca Da lại tiếp nhận nhiều đợt
di cư sau này của những người đồng tộc theo con đường truyền thống mà cha ông họ
đã đi.
Mường Ca – Da là một trong những mường lớn của người Thái ở miền núi
Thanh Hóa, là một vùng rừng núi thuộc 5 xã: Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Nam Xuân,
Trung Xuân và Phú Xuân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngày xưa mường này
được chia làm 5 poọng dựa trên các dòng sông và suối lớn là Poọng Xộp Ngòn,
Poọng Chiềng, Poọng Bút mướp, Poọng Éo, Poọng Đung. Mặc dù hệ thống tổ chức
xã hội và một số luật lệ cũ không phù hợp đã bị xóa bỏ, thậm chí một số địa dư hành
chính cũng đã được sắp xếp lại cho phù hợp với quan hệ sản xuất mới. Nhưng văn
hóa truyền thống của mường này vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục chi phối tinh thần của nhân
và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc
thái ở huyện Quan hóa nói riêng và toàn tỉnh Thanh hóa nói chung.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện
Quan hóa
Điều kiện môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị
trí địa lý,khí hậu, khoáng sản, động vật, thực vật sẵn có trong tự nhiên và tồn tại
11

không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người. Nó quy định những điều kiện
sinh hoạt vật chất cụ thể của con người và khả năng cho chính con người. Chính sự
quy định đó buộc con người phải chống chọi với tự nhiên để thích ứng, tồn tại trên cơ
sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh tồn của họ. Trong
quá trình cải tạo tự nhiên, con người cùng đồng thời hoàn thiện bản thân mình. Cùng
với quá trình lao động sáng tạo ra phương tiện vật chất và các tư liệu sống của con
người thì các giá trị văn hóa được nảy sinh và tồn tại. Như vậy điều kiện môi trường
tự nhiên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bản sắc văn hóa
vật chất cũng như văn hóa tinh thần.
Có thể nói bản sắc văn hóa của dân tộc Thái được khởi phát trên điều kiện môi
trường xã hội của huyện Quan Hóa (nơi người Thái tập trung đông nhất đứng thứ 3
toàn tỉnh). Với đời sống kinh tế của một huyện miền núi chủ yếu là nền kinh tế nông
nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cơ
cấu xã hội có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân ngày một được nâng cao. Bản sắc
văn hóa của dân tộc Thái được phát triển ở mức độ cao hơn.
Tóm lại, bản sắc văn hóa dân tộc không phải là cái có sẵn, hay do một lực
lượng siêu nhiên nào đó ban phát cho dân tộc, mà những bản sắc ấy được hình thành
từ trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
1.2.2. Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa
Người Thái ở huyện Quan Hóa với quá trình đấu tranh lâu dài chinh phục thiên
nhiên, góp phần xây dựng bảo vệ đất nước đã để lại một di sản vô giá bao gồm văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần của một tộc người. Văn hóa vật chất thể hiện qua
phương thức lao động sản xuất (nghề canh tác ruộng, rẫy, nghề xuôi bè, đánh bắt
cá ); nhà ở, ẩm thực, trang phục dân tộc Văn hóa tinh thần được thể hiện qua
nhiều khía cạnh: tín ngưỡng dân gian, tục lệ, lễ hội; văn hóa dân gian và nghệ thuật
dân gian Những bản sắc này định hướng cho đồng bào một lối sống mới nhằm thõa
mãn những nhu cầu, khát vọng của cộng đồng về một lý tưởng cao đẹp (chân,
thiên,mỹ) từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người. Những giá trị này cần được bảo
tồn và phát huy góp phần xây dựng đời sống kinh tế của huyện Quan Hóa nói riêng
và tỉnh Thanh Hóa nói chung trong giai đoạn hiện nay.

12
1.2.3. Sự cần thiết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện
Quan Hóa hiện nay
Mọi sự phát triển về văn hóa xã hội, dù là tiệm tiến hay đột biến đều mang tính kế
thừa. Nhất là văn hóa tinh thần, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhân cách và sự phát
triển nhân cách đến mỗi cá nhân và của cộng đồng người. Là một quá trình có sự kế
thừa liên tục trong tiến trình phát triển của xã hội, giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều
mang tính lâu bền hơn cơ sở kinh tế - xã hội đã sinh ra nền văn hóa đó. Sự kế thừa
liên tục của giá trị văn hóa là điều kiện tối ưu để tạo môi sinh lành mạnh cho sự phát
triển toàn diện của con người. Nếu truyền thống văn hóa bị đứt quãng thì sẽ dẫn đến
sự hụt hẫng, sự đảo lộn các giá trị trong tương lai không xa.
Từ giữa thế kỷ XIX, khi đưa ra dự báo về xu hướng vận động và phát triển của
toàn cầu hóa kinh tế, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nói đến sự vận động, biến
đổi của các giá trị văn hóa dân tộc và sự hình thành các giá trị văn hóa nhân loại. Khi
đưa ra cảnh báo về “nguy cơ tha hóa” trong đời sống văn hóa, các ông cũng đã dự
báo về xu hướng vận động, biến đổi và phát triển của các giá trị đạo đức, về định
hướng phát triển các giá trị này.
Chúng ta đang sống trong thập kỉ thế giới phát triển văn hóa, sự vận động biến
đổi và phát triển của các giá trị văn hóa diễn ra nhiều chiều hướng, đứng trước nguy
cơ của sự đồng nhất văn hóa việc tồn tại và phát huy các giá trị văn hóa đang trở
thành một mối quan tâm chung của nhân loại. Vấn đề này được cảnh báo từ rất sớm.
Bởi vì giải quyết vấn đề này không có một mẫu số, đáp án chung, đó là một công việc
không dễ dàng.
Như vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa một cách khoa học các của dân tộc,
của nhân loại để khỏi “sức ì của lịch sử” là một vấn đề lớn. Đất nước ta luôn đặt ra
câu hỏi: Làm thế nào để tiếp biến các giá trị tiến bộ, các tinh hoa văn hóa của các
quốc gia khác và ngăn chăn những văn hóa phẩm đồ trụy của Chủ nghĩa đế quốc và
phản động quốc tế? Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đồng thời
nâng nó lên một tầm cao mới? Làm thế nào để cho quảng đại quần chúng và nhân dân
lao động, đặc biệt là tầng lớp thanh niên phân biện được những cơn gió lành và

những cơn gió độc mà vẫn miễn dịch? Lịch sử của các quốc gia phát triển đã chứng
13
minh, để giải quyết vấn đề này, bảo tồn phải gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái chính là phát huy sức mạnh
của dân tộc Việt Nam.
Kết luận chương 1
Văn hóa là sản phẩm của người thông minh, văn hóa gắn liền với giá trị và được
coi là thước đo trình độ phát triển của cộng đồng người. Trong tiến trình phát triển
của đất nước có những giá trị bị lãng quên, phai nhạt dần nhưng cũng có giá trị được
khẳng định vị thế, có ý nghĩa và trở thành giá trị trường tồn. Bản sắc văn hóa của dân
tộc Thái ở huyện Quan Hóa là một trong những giá trị có ý nghĩa quan trọng đối đối
với toàn Tỉnh Thanh Hóa nói riêng và góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước
nói chung.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử tích tụ và bồi đắp, bản sắc văn hóa của dân tộc
Thái có những đặc trưng riêng: Một là, bài học về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân
tộc; tinh thần yêu bình đẳng, trọng công bằng của người Thái trong đời sống gia đình
và đời sống cộng đồng được thể hiện trong tín ngưỡng dân gian, tục lệ và lễ hội; Hai
là, tinh thần vươn lên từ nghèo khó, thấp hèn đấu tranh chống lại cái bất công, sống
theo quy luật nhân quả. Sự thông minh, quả cảm trong hành động chống lại sự đàn
áp, bất công của giai cấp thống trị trong kho tàng văn hóa, nghệ thuật; Ba là, tư duy
vật chứa đựng yếu tố biện chứng sơ khai trong kho tàng trí thức của người Thái về vũ
trụ quan trong âm nhạc cồng chiêng và nghi lễ tang ma của người Thái. Bốn là, tinh
thần đoàn kết, lòng nhân ái chứa chan qua những áng mo, giáo dục con người hướng
tới giá trị nhân văn, nhân bản.
Những đặc trưng nói trên đã khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc Thái có ý
nghĩa to lớn đối với cộng đồng người. Tuy nhiên, ngày nay do ảnh hưởng của kinh tế
thị trường, của xu thế hội nhập giá trị đó có những biến đổi nhất định. Trước thực
trạng hòa tan nền văn hóa bản địa của các quốc giá phát triển, nghiên cứu để bảo tồn
và phát huy giá trị đó là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của các ngành, các cấp liên

quan nhằm mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam phát triển bền vững.
14
Chương 2
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
QUAN HÓA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Quan
hóa hiện nay
2.1.1 Những kết quả và hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc Thái
2.1.1.1. Kết quả công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái
Về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của các dân tộc nói chung và dân
tộc Thái ở huyện Quan Hóa nói riêng đã được Đảng và Chính quyền Tỉnh quan tâm.
Thực hiện Quyết định số 1820 QĐ/ - UBND ngày 31 tháng 5 năm 2013 của UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, Ủy Ban Nhân Dân huyện đã xây dựng kế hoạch
và triển khai nội dung đó trên toàn địa bàn huyện. Thêm vào đó, với “Mạng lưới bảo
tồn tri thức bản địa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, gồm các nhóm thành viên nằm
trong 7 tỉnh có đông người Thái sinh sống là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,
Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Mạng lưới được hình thành từ tháng 7 năm 2007.
Ngay từ đầu Thanh Hóa đã có nhiều thành viên tham gia. Từ đó đến nay, mạng lưới
hoạt động liên tục và không ngừng phát triển.
Ngoài ra còn một số hoạt động cụ thể đạt được trong công tác bảo tồn bản sắc
văn hóa của người Thái như:
Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở nhằm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống của tộc người,
tạo nên đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp
nhận văn hóa, văn minh hiện đại.
Ngành Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc
sưu tầm, bảo tồn và khai thác, phát triển văn hóa ở miền núi nói chung và người Thái
nói riêng. Ngành đã sưu tầm, xây dựng và trưng bày phòng văn hóa Thái tại Bảo tàng

tổng hợp tỉnh.
15
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, ngành đã vận động nhân dân
quyên góp tiền của, công sức để xây dựng và bảo tồn được nhiều nhà sàn truyền
thống của người Thái (và cả người Mường).
Vốn văn hóa phi vật thể như dân ca, dân vũ, trò diễn dân gian v.v, được phát huy
thông qua ngày hội văn hóa các dân tộc, các kỳ liên hoan văn nghệ quần chúng, hội
trại làng bản văn hóa, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của
đồng bào, tạo được môi trường cho sự phát triển văn hóa ở miền núi.
Ngành văn hóa thông tin đã phối hợp với các huyện miền núi tổ chức một số
cuộc hội thảo khoa học: Cầm Bá Thước và phong trào chống Pháp của người Thái ở
miền núi Thanh Hóa; xuất bản một số cuốn sách: “Văn hóa truyền thống mường Ca
Da”, “Văn hóa truyền thống Thường Xuân”, “Dân ca các dân tộc miền núi Thanh
Hóa” (tập 1, 2), "Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh"
Được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, sự cố vấn khoa
học của Viện Văn hóa - nghệ thuật, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học ở Trung
ương, hiện nay ngành Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với chính
quyền địa phương vùng có đông người Thái cư trú tiến hành nghiên cứu và sưu tầm
các giá trị văn hóa phi vật thể của người Thái: lễ hội Kin chiêng boóc mạy, Lễ hội
Mường xia, Trường ca Khăm Panh, U Thềm, Luật tục bản mường
Trường Phổ thông trung học dân tộc nội trú của huyện và tỉnh tăng cường công
tác đào tạo để tạo nguồn cán bộ, trí thức các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái
nói riêng; trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh xây dựng các chương trình đào tạo hệ trung
cấp văn hóa quần chúng cho cán bộ chuyên trách văn hóa thông tin cơ sở.
Đưa tiếng Thái vào chương trình phát thanh và truyền hình của Đài phát
thanh - truyền hình tỉnh. Ngoài việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chủ trương,
chính sách pháp luật của Nhà nước, chương trình phát thanh tiếng Thái (và một số
ngôn ngữ dân tộc tộc thiểu số khác) đã góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí
các dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
áp dụng tiến độ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; từng bước hạn chế du canh du cư

và thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo; nêu cao tinh thần đoàn kết các dân
tộc, chống lại các âm mưu chia rẽ của bọn phản động và các thế lực thù địch.
16
+Những biến đổi của văn hóa truyền thống của người Thái
- Phương diện văn hoá vật chất
Có thể thấy, ngày nay phương thức sản xuất ở ngêi Th¸i đã có sự biến đổi rất rõ
so với phương thức canh tác, sản xuất truyền thống trước đây. Biểu hiện rõ nhất là ở
công cụ sản xuất và kỹ thuật canh tác, cơ cấu sản xuất. Cơ cấu giống cây trồng cũng
đã được thay đổi, cây lúa nếp đã được thay dần cây lúa tẻ, một số giống cây, con mới
có năng suất tốt đã được áp dụng vào sản xuất.
Phương tiện đi lại ngày nay đã tương đối phổ biến bằng xe đạp và số hộ có xe
máy cũng đang ngày một tăng. Đồ dùng bằng các sản phẩm công nghiệp như các
công cụ nấu ăn bằng kim loại, bát đĩa sứ Trung Quốc, đài, tivi, máy khâu, tủ salon,
giường môdec…
Cấu trúc làng mạc, nhà ở - một loại hình văn hoá vật chất in đậm bản sắc văn
hoá truyền thống cũng đã có những biến đổi rất rõ rệt. Nhà ở cổ truyền cũng ngày
càng ít dần đi. Nhà sàn người Thái không chỉ là nơi che mưa nắng duy trì cuộc sống,
ngôi nhà cổ truyền còn phản ánh triết lý về nền sản xuất lúa nước của người Thái.
Nhất là tại các khu vực gần thị trấn, thị tứ hay gần trục lộ giao thông đã xuất hiện
những loại hình tụ cư mới; đó là những thôn xóm được quy hoạch theo kiểu đường
phố hoặc làng phố.
Về mặc, hiện nay cả nam và nữ ngêi Th¸i đều ưa dùng quần áo may sẵn bằng vải
dệt công nghiệp như ở vùng xuôi. Theo đó, nghề trồng bông dệt vải mất dần và các
khung dệt vải, các công cụ thêu thùa, căng nhuộm vải cũng đang dần vắng bóng trong
các gia đình. Tuy nhiên, ở lớp người trung niên và người cao tuổi thì trang phục
truyền thống vẫn là cách ăn mặc được nhiều người ưa chuộng
- Văn hoá tinh thần
Đầu tiên phải kể đến tiếng nói và chữ viết - một di sản cực kỳ quan trọng trong
đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc. Thế nhưng hiện nay chữ viết và tiếng nói
của các dân tộc thiểu số đang có nguy cơ ngày càng bị thu hẹp dần phạm vị sử dụng,

thậm chí một số dân tộc đang rơi vào tình cảnh mất hẳn tiếng mẹ đẻ và chữ viết.
Người Thái đã vay mượn tiếng Kinh khá nhiều để diễn ý.
17
Các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian, múa hát dân ca của các dân tộc như
múa Xoè, hát đối đáp của người Thái hay còn gọi là khắp…trước đây rất phổ biến
trong các sinh hoạt văn hoá làng bản, nhưng ngày nay nó chỉ hiện diện chủ yếu trong
các dịp diễn ra lễ hội và các phiên chợ văn hoá hoặc các ngày hội văn hoá thể thao do
các cơ quan văn hoá địa phương tổ chức.
Phần được coi là "bền vững" nhất trong đời sống tinh thần là yếu tố tâm linh, đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng… cũng đang có những chuyển dịch, biến đổi rất đáng được
chú ý.
- Về văn hoá xã hội
Gia đình - tế bào của xã hội đang thực sự có những chuyển dịch rất rõ rệt và
nhanh chóng. Mô hình gia đình gồm nhiều thế hệ (ông, bà, bố, mẹ, con, cháu) đang
dần phân nhỏ ra do tác động về điều kiện không gian cư trú, đất sản xuất bị thu hẹp,
do điều kiện phải tìm kế sinh nhai và phát triển kinh tế.
Quan hệ xã hội, cá nhân, gia đình, cộng đồng, dòng họ đã dân chủ hơn, bình
đẳng hơn. Có thể nói, không khí dân chủ đã thổi một làn gió mới trong các sinh hoạt
văn hóa xã hội.
2.1.1.1. Những hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Thái
Trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái còn một số hạn
chế sau:
- Chúng ta chưa xây dựng được nền tảng văn hoá vững chắc cho thời kỳ mới
của đất nước trong quá trình hội nhập; nội dung "tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc" vì nhiều mặt chưa định hình rõ trong lối sống văn hoá nếp sống văn hoá của
người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (trong đó
có dân tộc Thái).
- Môi trường văn hoá còn bị ô nhiễm bởi: các tệ nạn xã hội, vẫn còn không ít các
hoạt động văn hoá lai căng, thấp kém, thậm chí độc hại.
- Chúng ta chưa tạo ra được những công trình văn hoá, tác phẩm văn học nghệ

thuật có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu thường thức sáng tạo của đồng bào các
dân tộc Thanh Hóa nói chung, dân tộc Thái nói riêng. Còn ít tác phẩm có giá trị cao
về nội dung và hình thức tương xứng với yêu cầu cách mạng hiện nay và giới thiệu
18
hình ảnh dân tộc Thái, bản sắc văn hoá dân tộc Thái với bạn bè, cộng đồng trong
nước và quốc tế.
- Việc phát huy nhân tố tiềm ẩn trong phát triển văn hoá, bồi dưỡng những tiềm
năng văn hoá trong đồng bào Thái chưa được thường xuyên. Nhiều lĩnh vực bộc lộ sự
thiếu hụt những hạt nhân nòng cốt, những cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên" trong
lĩnh vực văn hoá ở đồng bào dân tộc Thái. Công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá
thông tin còn chậm và gặp nhiều khó khăn, sự ỷ lại trông chờ kinh phí nhà nước của
một số địa phương còn khá phổ biến, chưa huy động được tối đa nguồn lực trong
nhân dân.
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá
của người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay
2.1.2.1. Những yếu tố khách quan
Trong những năm qua mặc dù có sự đầu tư đồng bộ của Đảng và Nhà nước
nhưng tình trạng hệ thống “đường – điện – trường – trạm” vẫn còn manh mún, chắp
vá. Địa hình khó khăn cũng là sự cản trở lớn đối với sự tiếp nhận và giao lưu văn hóa
của người dân. Nó đã vô hình làm nên tâm lý tự ti, ngại giao tiếp ở một số bộ phận
dân chúng.
Trong thời kỳ phát triển kinh tế hàng hóa việc thúc đẩy công nghiệp hóa hiện
đại hóa là điều tất yếu nhưng quá trình này đã tác động không nhỏ đến việc bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa. Một mặt, nó góp
phần phát triển kinh tế, mặt khác nó lại làm suy giảm sức sống các giá trị văn hóa,
làm thiếu đi các giá trị đạo đức cần thiết trong đạo lý con người, làm nảy sinh mảng
tối trong bảng giá trị xã hội.Tính hấp dẫn của xã hội hiện đại đã làm cho một bộ phận
không nhỏ những người trẻ tuổi chối từ văn hóa cổ truyền để chạy theo lối sống hiện
đại. Bản sắc văn hóa bị phai nhạt dần. Những phong tục truyền thống tốt đẹp bị coi là
rườm rà, cổ hủ.

2.1.2.2. Các yếu tố chủ quan
Nhận thức về bản sắc văn hoá truyền thống của người Thái còn hạn chế.
Người Thái vốn có tâm lý ưa thích cái mới lạ, giao lưu tìm hiểu, kế thừa văn hoá của
các dân tộc khác. Nhưng do nhận thức hạn chế mà họ tiếp nhận không chọn lọc khiến
19
cho sự lai tạp ngày càng nhiều. Điều này phần lớn do trình độ dân trí thấp. Đời sống
vật chất, tinh thần của người Thái ở huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa vẫn còn rất khó
khăn, người dân không thấy văn hoá dân tộc đem lại trực tiếp những lợi ích kinh tế
nên văn hoá bị coi nhẹ.
Hạn chế của công tác văn hoá dân tộc tại địa phương cũng là một nguyên
nhân dẫn đến các giá trị văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá Thái bị mai một. Hiện
nay, nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Thái đều có sự lãnh đạo của tổ
chức Đảng tại địa phương, sự quản lý, giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Sự quan
tâm của chính quyền và cơ quan văn hoá cũng đã góp phần vào làm cho ngày lễ hội
của người Thái thêm tưng bừng. Tuy nhiên, việc giữ gìn văn hoá không chỉ làm mỗi
năm một lần trong mùa lễ hội. Các hoạt động văn hoá truyền thống theo hướng hiện
đại cần có sự hướng dẫn của cán bộ văn hoá xã, thôn bản.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ văn hoá-xã hội xã chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra. Công tác văn hoá ở các vùng người dân tộc thiểu số rất khó
khăn. Cán bộ cần có hiểu biết về văn hoá dân tộc tại địa phương và phải có nhiều
kinh nghiệm mới động viên, giáo dục đồng bào nhận thức được giá trị văn hoá của
dân tộc mình.
Công tác đánh giá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số còn
chậm. Sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Thanh Hóa cũng đã rất nỗ lực trong công tác bảo
tồn di sản văn hoá các dân tộc ít người. Tuy nhiên, mục tiêu của các dự án bảo tồn di
sản văn hoá các dân tộc của tỉnh phục vụ cho du lịch là chủ yếu.
2.2. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay
2.2.1. Phương hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của người Thái ở
huyện Quan Hóa hiện nay

2.2.1.1. Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong việc bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa - Tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2.2.1.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái gắn liền với phát triển
toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng ở huyện Quan Hóa - tỉnh
Thanh Hóa hiện nay
20
2.2.1.3. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái gắn liền với việc xây dựng
nền văn hoá mới, con người mới ở huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2.2.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở huyện Quan
Hóa hiện nay
2.2.2.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội
- Phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất cho đồng
bào người Thái.
- Đẩy mạnh xây dựng các thiết chế văn hoá, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động
văn hoá cộng đồng truyền thống cho dân tộc Thái.
2.2.2.2. Giải pháp về văn hoá - xã hội
- Phát huy vai trò chủ động, tích cực của người Thái trong giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hoá của dân tộc mình
- Nâng cao dân trí, tuyên truyền cho đồng bào Thái biết trân trọng bản sắc
văn hoá dân tộc mình
- Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về giá trị văn hoá dân tộc Thái
- Tích cực xây dựng đời sống văn hoá mới ở địa phương, đẩy mạnh cuộc vận
động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
2.2.2.3. Giải pháp về chính trị-xã hội
- Đấu tranh chống các hành vi xâm hại văn hoá, lợi dụng các sinh hoạt văn hoá
để trục lợi hoặc tuyên truyền mê tín dị đoan
- Chống những biểu hiện chia rẽ đoàn kết dân tộc, khắc phục tâm lý tự ti dân tộc
- Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ văn hoá và cán bộ quản lý văn hoá có
trình độ chuyên môn, am hiểu văn hoá dân tộc `
2.2.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các lực lượng giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hoá Thái
- Đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hoá
21
Kết lun chương 2
Qua khảo sát thực trạng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay, chúng tôi nhận định rằng: Vấn đề bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa đã và đang được coi là một
nhân tố trong sự phát triển kinh tế của huyện. Trong công cuộc đổi mới của đất nước,
do ảnh hưởng mặt trái của kinh tế thị trường, đời sống văn hóa vật chất cũng như văn
hóa tinh thần của dân tộc Thái biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bên cạnh
việc tiếp thu những mặt tiến bộ, hiện đại của nền văn hóa khác, các giá trị truyền
thống của văn hóa Thái cũng đang có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực,
những giá trị truyền thống tốt đẹp bị lai căng, mai một, thậm chí còn bị chính người
Thái quay lưng lại. Để văn hóa dân tộc Thái thực sự thấm sâu, lan tỏa và phát huy sức
sống của nó trong đời sống của người dân đồng thời chống lại xu hướng phản văn
hóa. Đảng bộ và nhân huyện Quan Hóa đã nổ lực triển khai các hoạt động bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái.
22
KẾT LUẬN
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái nói riêng, của các dân tộc
thiểu số nói chung là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đã
phấn đấu thực hiện trong suốt mấy thập kỷ qua. Trên con đường xây dựng một nền
văn hoá mới - văn hoá xã hội chủ nghĩa mà trong đó bản sắc dân tộc vừa mang tính
đậm đà, tiên tiến vừa mang hơi thở của thời đại trải qua không ít nhưng khó khăn
thách thức. Song nhờ có sự chỉ đạo và hỗ trợ về ngân khố quốc gia cho phát triển văn
hoá, cùng với sự nỗ lực của toàn dân, của các dân tộc mà sự nghiệp bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn.
Trong suốt quá trình phát triển cùng với đất nước, bản sắc văn hoá của người
Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chứa đựng trong đó bao hàm cả những mặt

tích cực và những mặt tiêu cực. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hoá cho người Thái
ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa không thể không tính đến việc phát huy những
lợi thế trong văn hoá truyền thống nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu tinh thần, đời
sống tâm linh, tư tưởng đạo đức, lối sống của con người; đồng thời góp phần vào phát
triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn miền núi. Sự chệch hướng trong các
hoạt động này sẽ gây nên nhiễu loạn xã hội làm suy thoái lôi sống, đạo đức xã hội.
Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, văn
hoá truyền thống các dân tộc thiểu số sẽ ngày càng đặt ra những vấn đề cấp thiết cần
phải giải quyết, trong đó có vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì
vậy, việc xây dựng, tổ chức và quản lý tốt các hoạt động văn hoá truyền thống của
đồng bào sẽ góp phần to lớn vào xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, làm cơ sở
cho việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời sẽ
phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực của văn hoá truyền thống vào đời sống xã hội.
Ngày nay, khuynh hướng tiến tới sự hiện đại và hội nhập vào nền văn hoá
của nhân loại là một quy luật tất yếu, văn hoá Việt Nam cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Tuy nhiên, trong sự vận hành nội tại của văn hoá và các yếu tố tác động của
kinh tế thị trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã
và đang đặt ra cho văn hoá những cơ hội thách thức mới. Một trong những thách thức
23
cơ bản nhất, nổi trội nhất và gay go nhất là làm thế nào để bảo tồn và phát huy được
bản sắc văn hoá dân tộc trong một thế giới đầy những biến động phức tạp làm thế nào
để hoà nhập mà không hoà tan, hiện đại mà không mất đi các giá trị văn hoá đặc sắc
của các dân tộc./.
kiÕn nghÞ
Để thực hiện những phương hướng và giải pháp trên có hiệu quả, chúng tôi đề
xuất một số kiến nghị sau:
1. Phân cấp quản lý và đầu tư rõ ràng, chỉ rõ vai trò của Nhà nước, các Bộ,
ngành, tỉnh, huyện, xã phải làm những gì? chức năng quyền hạn, trách nhiệm đến
đâu? Nhân dân các dân tộc tại chỗ có trách nhiệm gì và tham gia đóng góp ra sao?
Theo phương châm nào?.

2. Huy động mọi quyền lực ở trong và ngoài nước, của các tổ chức cá nhân,
các doanh nghiệp đóng góp vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của các
dân tộc. Cần khuyến khích, vận động và kêu gọi nhằm xã hội hoá công tác bảo tồn,
phát triển văn hoá truyền thống.
3. Định hướng chương trình kế hoạch, nhiệm vụ trong từng giai đoạn, ngắn hạn
hoặc dài hạn với mục tiêu rõ ràng cần đạt được. Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút
kinh nghiệm ở các cáp các ngành, Trung ương và địa phương nhằm tiếp tục triển khai
một cách có hiệu quả.
4. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng ngêi Th¸i huyÖn Quan
Hóa, tØnh Thanh Hãa một cách đồng bộ cùng với việc xây dựng làng văn hoá, nếp
sống văn hoá và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.
5. Mở rộng mạng lưới phát thanh truyền hình đến vùng sâu, vùng xa, đưa các
thông tin trong nước và quốc tế để nâng cao nhận thức cho đồng bào Th¸i huyÖn
Quan Hóa, tØnh Thanh Hãa. Tăng cường dùng tiếng dân tộc trên các thông tin đại
chúng để tuyên truyền vận động nhân dân.
6. Tập trung các nguồn lực để đầu tư thích đáng vào các di sản mạng tầm quốc
gia và những di sản đặc sắc cña ngêi Th¸i trên địa bàn.
24

×