Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Lễ hội truyền thống văn hóa chè Tân Cương, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.89 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm lễ, hội và lễ hội
1.1.2 Đặc điểm lễ hội truyền thống ở Việt Nam
1.1.3 Phân cấp, phân loại lễ hội
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.1. Phát triển kinh tế.
CHƯƠNG 2 : LỄ HỘI CHÈ TÂN CƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
2.1. Khái quát lịch sử lễ hội chè Tân Cương
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử cây chè
2.1.2. Ông tổ nghề trồng chè
2.1.3. Lịch sử h7nh thành lễ hội chè Tân Cương ở thành phố Thái Nguyên.
2.2. Lễ hội chè Tân cương
2.2.1. Không gian tổ chức
2.2.2. Thời gian tổ chức
2.3. Diễn trình lễ hội
2.3.1 Chuẩn bị lễ hội
2.3.2 Diễn biến lễ hội
2.3.3 Kết thúc lễ hội
2.4. Ý nghĩa của lễ hội
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
LỄ HỘI
3.1. Thực trạng của lễ hội


3.1.1 Trong hoạt động của lễ hội
3.1.2 Trong công tác quản lí lễ hội.
3.2. Đề xuất một số giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền
3.2.2. Tăng cường vai trò của ban quản lí và chính quyền địa phương
3.2.3. Tăng cường quản lí dịch vụ,vệ sinh môi trường, trật tự công cộng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐỀ TÀI: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CHÈ TÂN
CƯƠNG Ở XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lễ hội là một hiện tượng, sự kiện, hoạt động, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
dân gian truyền thống mang tính cộng đồng. Lễ hội mang trong mình khả năng
tổng hợp các sinh hoạt văn hóa. Hay nói cách khác là khả năng đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt văn hóa của con người. Nó là sự tổng hòa văn hoá vật chất và văn hoá
tinh thần. Người ta lấy văn hoá vật chất làm nền, văn hoá tinh thần làm chỗ dựa để
tạo ra văn hoá lễ hội. Dưới góc độ là một hoạt động văn hoá, lễ hội bao gồm hai bộ
phận là “lễ” và “hội”. “Lễ” thiên về đời sống tâm linh,về đạo; “hội” thiên về đời
thường về rèn luyện thân thể nghề nghiệp, giải trí, vui chơi
Thông qua lễ hội, đời sống văn hoá tinh thần của con người được phản ánh
rõ nét qua các giai đoạn từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Từ đó, giáo dục đến
quần chúng mọi thế hệ về truyền thống, lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc dể
nhân dân thêm tự hào về đất nước và con người quê hương mình. .
Tân Cương là một vùng chè nổi tiếng của tỉnh, cũng là nơi có nhiều nét văn
hoá đặc sắc và tiềm năng du lịch lớn. Đặc biệt lễ hội chè xuân thường tổ chức vào
tháng Giêng đầu năm là một lễ hội tôn vinh những nét truyền thống văn hoá nơi
đây. Ở Việt Nam, mảnh đất Tân Cương không phải là nơi duy nhất sản xuất chè.

Có chè Tuyết Shan Suối Giàng ở Lào Cai và ở Cao Bồ - Hà Giang, chè ở cao
nguyên Lâm Đồng, chè Thanh Ba - Phú Thọ. Nhưng chưa có mảnh đất nào tổ chức
một lễ hội về cây chè và các sản phẩm về chè nhằm tôn vinh ông Tổ nghề chè và
những nghệ nhân làm chè cũng không nằm ngoài mục đích quảng bá thương hiệu
chè như các lễ hội khác. Lễ hội chè Tân Cương là một lễ hội đã có từ rất lâu đời
nhưng do điều kiện trước đây còn khó khăn nên đến năm 2005 mới chính thức
được các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể quan tâm, tổ chức thành Lễ hội lớn
mang ý nghĩa truyền thống văn hóa sâu sắc.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất chè nổi tiếng gắn bó với cây
chè, được tham gia lễ hội hàng năm nhưng chưa hiểu hết về lễ hội của quê hương
mình, tôi chọn đề tài: “Lễ hội truyền thống văn hóa chè Tân Cương, xã Tân
Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Để thấy được những nét đẹp
truyền thống văn hoá về lễ hội của quê hương mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. vận dụng những
kiến thức đã học và thực tế, đề tài tôi tập trung:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành, diễn trình của lễ hội chè Tân Cương ở thành
phố Thái Nguyên.
- Khảo sát thực tế, thấy được nét truyền thống văn hoá đặc sắc của lễ hội chè
tại xã Tân Cương – thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thấy được những giá trị to lớn của lễ hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Lễ hội truyền thống văn hóa chè Tân Cương, xã Tân
Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp so sánh đối chiếu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm lễ, hội và lễ hội
Lễ hội là một hiện tượng, sự kiện, hoạt động, sinh hoạt văn hóa,
tín ngưỡng dân gian truyền thống mang tính cộng đồng. Lễ hội mang trong mình
khả năng tổng hợp các sinh hoạt văn hóa. Hay nói cách khác là khả năng đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nó là sự tổng hòa văn hoá vật chất và
văn hoá tinh thần. Người ta lấy văn hoá vật chất làm nền, văn hoá tinh thần làm
chỗ dựa để tạo ra văn hoá lễ hội. Dưới góc độ là một hoạt động văn hoá, lễ hội bao
gồm hai bộ phận là “lễ” và “hội”. “Lễ” thiên về đời sống tâm linh,về đạo; “hội”
thiên về đời thường về rèn luyện thân thể nghề nghiệp, giải trí, vui chơi
Lễ hội nói chung là một hoạt động văn hoá cũng là một hoạt động xã hội đa
chức năng nên nó vừa tổng hợp, vừa tích hợp, vừa nguyên hợp các giá trị thoả mãn
nhu cầu giao tiếp, góp phần gắn kết các mối quan hệ cá nhân - gia đình - xã hội,
gắn kết cộng đồng, tăng cường tình đoàn kết, giao lưu học hỏi, hiểu biết lẫn nhau
giữa các vùng miền thậm chí các quốc gia, dân tộc. Những người tham gia lễ hội
mang tính cộng đồng sâu sắc do họ cùng chung sống trên một địa bàn, chung một
biểu tượng tâm linh và chung một cội nguồn nhân bản. Họ gắn bó mật thiết với
nhau trong mối quan hệ về kinh tế, về quan hệ họ hàng huyết thống, quan hệ tâm
linh… nên trong lễ hội, mọi xích mích, mâu thuẫn ngày thường đều được gỡ bỏ.
Sau lễ hội, tình làng nghĩa xóm chính là sợi dây tình cảm vô hình thiêng liêng để
cố kết xóm làng củng cố khối cộng đồng. Đây là cơ sở, động lực, niềm tin để nhân
dân ta trụ vững và phát triển. Từ các lễ hội nhỏ do cấp xã, phường địa phương tổ
chức và quản lý cho đến các lễ hội lớn do trung ương tổ chức và quản lý. Trong
không khí thiêng liêng và hứng khởi, mọi cách biệt xã hội giữa các cá nhân được
xoá mờ. Dù là lễ vật cao sang hay chỉ là nén hương lòng thành thì mọi người đều
được trực tiếp cùng giao cảm với thần linh. Chính tại môi trường cộng cảm dân
chủ ấy, nhiều giá trị văn hoá của dân tộc được bảo lưu, gìn giữ, trao truyền qua các
thế hệ.

Thông qua lễ hội, đời sống văn hoá tinh thần của con người được phản ánh rõ nét
qua các giai đoạn từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Từ đó, giáo dục đến quần
chúng mọi thế hệ về truyền thống, lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc dể nhân
dân thêm tự hào về đất nước và con người quê hương mình. Giáo dục về các giá trị
văn hoá nghệ thuật trong đó có các làng nghề truyền thống từ đó nâng cao tinh thần
yêu lao động. Như vậy, thông qua chức năng tuyên truyền giáo dục, lễ hội góp
phần hình thành truyền thống yêu nước, yêu lao động, đấu tranh bất khuất chống
giặc ngoại xâm. Điều đó cũng góp phần hình thành bản sắc văn hoá con người Việt
Nam. Đến với lễ hội là đến với không gian thẩm mĩ. Đó không chỉ là cái đẹp hình
thức bên ngoài mà đó còn là cái đẹp ẩn chứa bên trong. Bên trong lễ hội và bên
trong cá nhân con người. Lễ hội giáo dục cho con người tình nghĩa cộng đồng
thông qua các qui ước, lễ tục kết hợp với tín ngưỡng để điều tiết thế ứng xử của các
thành viên. Cho nên, đến với lễ hội con người ta ứng xử văn minh hơn, hành động
có văn hoá, có trách nhiệm hơn với làng với nước. Và đến với lễ hội mỗi người đều
mang trong mình những mong ước thiết tha vừa thánh thiện vừa đời thường. Có thể
nói, lễ hội không chỉ là trung tâm tâm linh, là những di sản văn hoá quí báu, là bảo
tàng văn hoá dân tộc, là nền nghệ thuật truyền thống mà còn là những phong tục tập
quán, những truyền thống ngàn đời trên mọi phương diện.
1.1.2. Đặc điểm lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Lễ hội là một trong những “hoạt động văn hoá cao”, “hoạt động văn hoá nổi trội”
trong đời sống con người. Hoạt động lễ hội là hoạt động của cộng đồng hướng tới
“xử lý” các mối quan hệ của chính cộng đồng đó. Hoạt động này diễn ra với những
hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thoả mãn và phục vụ lợi ích đa dạng trước
mắt và lâu dài của các tầng lớp người; thoả mãn những nhu cầu của các cá nhân và
tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.
Môi trường của lễ hội truyền thống Việt Nam về cơ bản chính là nông thôn, làng xã
Việt Nam. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hoá truyền thống
được bảo tồn và phát triển. Những yếu tố văn hoá truyền thống đó không ngừng
được bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa
phương trong lịch sử chung của đất nước. Nó chính là hệ quả của cả quá trình lịch

sử của không chỉ một cộng đồng người. Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm
chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ một cộng đồng cư dân nào. Lễ
hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của người dân cần
được đáp ứng và thoả nguyện qua mọi thời đại. Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp
và khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai
đoạn của lịch sử.
Lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính
thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần
gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài là trần tục,
như các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang tính phồn thực, nên nó
mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên nó vẫn thuộc về
cái thiêng.
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức hợp,
một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện
khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong
tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò
chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… Không có
một sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nước ta lại có thể sánh được với lễ hội
cổ truyền, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa dạng vừa nguyên hợp này.
Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề
nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng
đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác không có lễ hội nào lại không thuộc về một
dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất định. Cộng đồng chính là chủ thể sáng
tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội.
1.1.3. Phân cấp, phân loại lễ hội
Hiện tại ở nước ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền còn có Lễ hội mới,
(lễ hội hiện đại, gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng), lễ hội sự kiện
(gắn với du lịch quảng bá du lịch, Lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập
thành phố, tỉnh, huyện)…, trong đó lễ hội cổ truyền thống có số lượng nhiều nhất
(khoảng trên 7000 lễ hội trong tổng số gần 9000 lễ hội), phạm vi phân bố rộng (cả

nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất. Người ta có thể
phân loại lễ hội cổ truyền theo thời gian các mùa trong năm, trong đó quan trọng
nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ), phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ
hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia. Phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội
nghề nghiệp (nông, ngư, nghề buôn…), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, người có
công với quê hương, đất nước, lễ hội gắn với các tôn giáo tín ngưỡng cụ thể như lễ
hội của Phật, Kitô, Tín ngưỡng dân gian…
Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu chu trình đời sống sản xuất và đời sống xã
hội của mỗi cộng đồng người, mà một khi cái mốc mang tính lễ nghi đó chưa được
thực hiện thì các quá trình sản xuất và quá trình xã hội đó sẽ bị đình trệ, sự sinh tồn
và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội.
Tân Cương là vùng đất cổ, thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
cách trung tâm thành phố 12km về phía Tây, có tọa độ 21
o
29
,
00
,,
- 21
o
31
,
00
,,
vĩ độ
bắc; 105
o
44

,
00
,,
- 105
o
46
,
00
,,
kinh độ đông; phía bắc giáp Phúc Trìu, đông giáp
Thịnh Đức, nam giáp Bình Sơn, tây giáp Phúc Trìu và Phúc Tân (Phổ Yên). Diện
tích tự nhiên của xã 15km
2
, diện tích trồng lúa 200ha, diện tích chè 450ha. Xã có
16 xóm, 1.398 hộ, với 5.893 nhân khẩu (số liệu năm 2013).
Địa hình Tân Cương chủ yếu là dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình từ
30m-100m so với mực nước biển, rải rác có một số đồi cao khoảng 150m. Địa hình
tiêu biểu là Núi Guộc và Sông Công.
Loại đất chủ yếu ở Tân Cương là Feralit vàng đỏ. Đất phù sa được bồi hàng
năm, trung tính, ít chua, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp, đặc biệt là cây
chè. Tuy nhiên về mùa khô, đất Tân Cương không có mạch nước ngầm, do đó bị
khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Tân Cương mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, chia làm hai
mùa rõ rệt. Mưa mưa bão tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Nhiệt độ
trung bình hàng năm 23,2
o
C, tháng lạnh nhất là tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 37
o
C,
nhiệt độ thấp nhất 7

o
C. Tần suất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng 12 và
tháng 1 hàng năm.
Giao thông Tân Cương có tỉnh lộ 263 chạy qua, mặt đường trải nhựa rộng
khoảng 12m, chạy từ Thịnh Đán qua xã Thịnh Đức và Phúc Trìu, chạy dọc giữa xã
lên đập Hồ Núi Cốc.
Cở sở hạ tầng Tân Cương khá phát triển. Ngày càng có nhiều công trình
được xây dựng tại Tân Cương như: Đường Tân Cương, không gian văn hóa trà,
chợ chè Tân Cương,v.v…
Về sông suối: Tân Cương có Sông Công chảy qua địa bàn xã theo hướng tây
bắc - đông nam. Sông Công là nhánh chính của sông Cầu, dài 96km, bắt nguồn từ
vùng núi Ba Lá (Định Hóa) chảy qua Đại Từ vào Tân Cương, chia địa bàn Tân
Cương thành hai vùng. Vùng phía tây Sông Công là khu rừng nguyên sinh, diện
tích khoảng 630ha; phía đông Sông Công là những đồi, gò thấp, xen kẽ là những
dải đất bằng phẳng.
Trên địa bàn Tân Cương có hai con suối lớn. Suối thứ nhất bắt nguồn từ
giữa xã Phúc Trìu, dòng chảy tạo thành ranh giới tự nhiên giữa xã Tân Cương với
xã Phúc Trìu và xã Thịnh Đức (gọi là suối Cầu Tây). Suối thứ hai cũng bắt nguồn
từ xã Phúc Trìu, chảy qua xóm Gò Pháo, Đội Cấn, Soi Vàng đổ vào Sông Công.
Dòng suối này cùng với Sông Công tạo ra một dải đất phù sa bằng phẳng, ngày nay
là xóm Soi Vàng.
Có thể nói, hệ thống sông, suối, đặc biệt là Sông Công có đủ điều kiện ổn
định để tưới tiêu phát triển nông nghiệp cho Tân Cương.
Tân Cương có diện tích rừng khá lớn. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, rừng Tân Cương không
chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn là nơi các chiến sĩ cộng sản hoạt động. Rừng Tân
Cương cũng là nơi đặt trạm giao liên của Trung ương, trên tuyến liên lạc bí mật từ
An toàn khu 2 (ATK2) lên căn cứ địa Việt Bắc (1942-1945); đồng thời, đây cũng là
nơi các doanh trại, thao trường tập luyện của Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn,
xưởng quân giới

1.2.2. Phát triển kinh tế.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội như trên là điều kiện thuận lợi cho
nơi đây phát triển kinh tế nông - lâm kết hợp đặc biệt là cây chè. Xác định rõ vai
trò của nông nghiệp với cơ cấu kinh tế của Tân Cương, Đảng bộ, chính quyền xã đã
tập trung giữ vững và phát triển sản xuất, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào
sản xuất. Là xã thuần nông nên chăn nuôi rất được coi trọng để tận dụng lượng thức
ăn có sẵn. Với 16 trang trại chăn nuôi gà, lợn qui mô lớn hàng năm xuất ra thị
trường trên 1000 tấn thịt thu được 10 tỷ đồng/năm. Về lâm nghiệp, 90% diện tích
đất rừng được che phủ. Toàn bộ đất lâm nghiệp được quản lý và khai thác có hiệu
quả .Về trồng trọt, cây lúa với diện tích 250 ha trên toàn xã thu hoạch tổng sản
lượng 2000 tấn/năm. Cây chè tiếp tục được khẳng định giá trị và hiệu quả kinh tế
với tổng diện tích 250 ha thu hoạch 1.100 tấn/năm cùng với việc chất lượng và giá
thành ngày càng được nâng cao thu nhập bình quân đạt 120 triệu/ha/năm.
CHƯƠNG 2 : LỄ HỘI CHÈ TÂN CƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
2.1. Khái quát lịch sử lễ hội chè Tân Cương
2.1.1. Nguồn gốc lịch sử cây chè
Cây chè (Camellia Sinensis) vốn là một giống cây hoang dại trong những
cánh rừng phía Nam lục địa châu Á, trải từ Ấn Độ, Sri Lanka sang Việt Nam,
Trung Quốc. Nếu như đã có nhiều sách vở, cũng như các bài văn, bài thơ nói về
cây tre như một biểu tượng của sự kiên cường vững chắc gắn chặt với quá trình đấu
tranh bảo vệ và giữ nước thì cây chè đã trở thành biểu tượng của sự đầm ấm thân
thương và tao nhã của người dân đất Việt.
Ngày xưa, ở xứ nọ có một đôi trai gái yêu thương nhau tha thiết đó là nàng
Công và chàng Cốc nhưng bị hai bên gia đình không đồng ý vì hai gia đình không
“môn đăng hậu đối”. Mọi sự ngăn cản, cấm đoán cũng chỉ khiến đôi trai gái thêm
quyết tâm mong ngóng chờ đợi nhau. Đến khi nàng Công bị cha mẹ giam trong
buồng tối hàng ngày không cho gặp chàng Cốc. Nhớ thương tuyệt vọng, chàng Cốc
héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa
trời. Suốt bốn mùa gió man mác trong cây lá trên đồi như tiếng sáo xa xăm vọng
về. Còn nàng Công, trong buồng giam nhớ thương chàng Cốc khôn nguôi. Nàng

khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước
mắt. Những giọt nước mắt yêu thương thủy chung qua năm tháng thấm sâu vào đất,
chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc. Nàng Công quặn mình đau đớn, uất
hận khao khát. Đó là những ngày mưa lũ, nước sông Công dâng ào ạt để gần núi
Cốc hơn. Một điều thật thú vị là nơi sinh ra huyền thoại chàng Cốc, nàng Công,
chính là vùng chè Tân Cương thơm ngon nhất trên đất Thái Nguyên. Các cụ già kể
lại với hậu thế rằng, nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè, tạo nên vị ngọt cứ
lưu luyến, ngân nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mãi.
2.1.2. Ông tổ nghề trồng chè.
Giống chè ở Thái Nguyên được ông Đội Năm tên thật là Vũ Văn Hiệt, sinh
năm 1883 tại xã Bạch Xam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Chiến tranh thế giới
bùng nổ, ông bị thực dân Pháp bắt đi lính, làm khuôn đúc các chi tiết máy bay. Do
giỏi nghề nên được làm đội trưởng (do vậy dân Tân Cương gọi là Đội Năm). Mãn
hạn về nước, ông cùng 11 người khác được chính quyền bảo hộ Pháp cho lên vùng
Tân Cương khai khẩn đất đai, thành lập làng Tân Cương. Cây chè Phú Thọ do quan
Án sát Nguyễn Đình Tuân đưa về được ông Đội Năm trồng ô vuông thưa 1-2 m,
ngang dọc, tán cao ngang ngực, độ 1m, mặt tán bằng cái nong. Năm 1925, ông Đội
Năm dựng xưởng chế biến chè, lấy tên "Cánh hạc” làm thương hiệu cho sản phẩm.
Chè ngon "Cánh hạc” đã được tôn vinh Giải nhất ở khu Đấu xảo (Hội chợ thương
mại Hà Nội) năm 1935. Ngay lập tức các thương gia Ấn Độ đã đến tận Thái
Nguyên để đặt hàng chục tấn trà mang đi các nước. Chính vì công lao to lớn của
ông mà dân làng Tân Cương suy tôn ông Đội Năm là ông Tổ chè Tân Cương.
2.1.3. Lịch sử hình thành lễ hội chè Tân Cương A thành phố Thái Nguyên
Từ hàng ngàn năm, lễ hội là một bộ phận đặc sắc trong kho tàng di sản văn
hoá dân tộc. Nó diễn ra như một hoạt động tập trung nhất, lớn lao nhất trong đời
sống tinh thần - tâm linh mỗi người. Lễ hội trở thành nhu cầu không thể thiếu trong
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nó làm cho diện mạo đời sống văn hoá
thêm sinh động. Lễ hội ở bất cứ đâu, thờ bất cứ ai xét cho cùng cũng chứa đựng
yếu tố tâm linh, tín ngưỡng cho nên lễ hội là chỗ dựa tinh thần vững chắc về tâm
linh của con người để cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống bình an tạo cho

con người niềm tin, niềm vui vẻ, hứng khởi tham gia lao động sản xuất xây dựng
cuộc sống mới tránh được những rối loạn do mất cân bằng tâm lý. Và để nhìn lại
một mùa vụ sản xuất đã qua chờ đợi mùa vụ mới bội thu tốt lành tránh rủi ro bất
hạnh. Đây không chỉ là một mạch liền trong vòng quay của đời sống sản xuât vật
chất mà còn là mạch nối giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa trần thế và tâm
linh nó như một minh chứng cho khả năng làm chủ cuộc sống của con người thông
qua việc giao cảm với thế giới siêu nhiên. Thông qua việc gửi gắm, cầu xin ước
nguyện gì đó trước thần linh, đấng tối cao; thông qua việc thể hiện thái độ của con
người đối với đối tượng được tôn thờ; đời sống của con người được cân bằng. Nếu
lễ hội thờ các vị chính thần đề cao vai trò giáo dục tinh thần yêu nước, yêu lao
động, truyền thống thượng võ đánh giặc hi sinh vì nước vì dân… thì những lễ hội
thờ các vị tà thần nhắc nhở mỗi người dù ở hoàn cảnh nào, cả khi gặp may mắn
cũng phải sống có đức độ phòng khi sa cơ lỡ vận.
Lễ hội chè Tân Cương được tổ chức lần đầu tiên vào mùng 4 tết Bính Tuất,
với các màn biểu diễn văn nghệ, múa sư tử, võ thuật, thi sáng tác thơ và các trò
chơi dân gian vui xuân. Lễ hội diễn ra nhằm tôn vinh ông tổ nghề trồng chè là ông
Đội Năm; tôn vinh những nghệ nhân trồng chè; tôn vinh đặc sản chè nổi tiếng của
địa phương và cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng
bội thu…
Song tâm điểm mục đích của hội là thi chế biến chè ngon nhằm tôn vinh sản
phẩm của vùng chè Tân Cương nhằm phát huy những giá trị đích thực của sản
phẩm chè nhằm quảng bá và giới thiệu rộng rãi hương vị và cách thưởng thức chè,
nhằm tôn vinh giá trị chè Thái Nguyên đặc sản nổi tiếng của cả nước cũng như ra
nước ngoài. Xây dựng và làm sống lại lễ hội chè Tân Cương, nhằm phát huy tinh
thần giáo dục, truyền thống của mảnh đất anh hùng với những người dân yêu nước,
yêu lao động, chung sống đoàn kết gắn bó giữ gìn và phát huy truyền thống về tinh
thần văn hóa của dân tộc, tinh thần tập thể của cộng đồng. Tiếp tục thực hiện theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về việc xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội lớn của
đia phương, đất nước.

Vào hội, 18 đội sao chè của 16 xóm thuộc xã Tân Cương đã chuẩn bị những
búp chè nguyên liệu tốt nhất của vùng đất mình. Hàng ngàn người đến dự hội chè
không chỉ để thưởng thức hương vị tinh túy của sản phẩm được kết tinh bởi vùng
khí hậu dưới chân Tam Đảo, nơi dòng sông Công ngọt mát chảy qua mà còn để tận
mắt chứng kiến màn trình diễn đầy ấn tượng của các “nghệ sĩ” chế biến chè. Việc
đưa nội dung thi chè ngon bằng phương pháp chế biến thủ công là để ôn lại những
thăng trầm, những khó khăn vất vả của nghề làm chè, để ghi ơn những người đã tạo
dựng nên vùng chè Tân Cương hôm nay.
2.2. Lễ hội chè Tân cương
2.2.1 Không gian tổ chức
Trên diện tích rộng hơn 2,6ha, Không gian văn hóa Trà Tân Cương tại xã Tân
Cương, TP Thái Nguyên bao gồm Nhà trưng bày, khu vực sân khấu biểu diễn và
không gian ấm trà tri kỷ.
Để có được bộ sưu tập đặc sắc và độc đáo như hiện nay, đơn vị đã đầu tư rất nhiều
công sức để sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan về trưng bày. Nổi bật là bộ ảnh
giới thiệu về các làng nghề chè truyền thống; tài liệu hiện vật là các bản trích, tài
liệu, cup, bằng chứng nhận về chất lượng chè; hiện vật là đồ dùng sinh hoạt của
nông dân vùng chè; mẫu đất chè; mẫu sản phẩm chè qua các thời kỳ; hiện vật là
dụng cụ trồng, chăm sóc, chế biến chè; đặc biệt hiện vật là dụng cụ pha và uống trà
qua các thời kỳ.
Bằng sự bài trí chuyên nghiệp, các hiện vật, tài liệu được trưng bày tại Không gian
văn hóa trà trở nên sống động. Dù mới đưa vào khai thác sử dụng được 2 năm,
nhưng đã đón hàng vạn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu.
Đến Không gian văn hóa trà trước ngày diễn ra lễ hội là khung cảnh tấp nập chuẩn
bị các phần việc cuối cùng. Khu Thưởng trà có kiến trúc mang phong cách làng quê
Bắc Bộ, bao xung quanh là 2 cấp hành lang, người thưởng trà có thể ngồi trong nhà
hoặc đi dạo ngắm vườn chè bao bọc xung quanh. Liền kề là khu Trưng bày sản
phẩm chè và khu Triển lãm. Liên kết giữa các khu là hành lang rộng có mái che.
Các tài liệu, hiện vật được xếp đặt theo hệ thống để làm nổi bật truyền thống lịch
sử, văn hóa về đất và người Thái Nguyên; những đặc trưng liên quan đến đời sống

sinh hoạt cũng như nghề trồng, chế biến chè từ trước đến nay: Chiếc chảo gang
1,5m x 2,3m sưu tầm được ở gia đình ông Bùi Xuân Tiến, xóm Hồng Thái (Tân
Cương); những chiếc thạ, dậu, cày, cuốc, rổ, rá; những chiếc nón Tày (Định Hóa),
tàu lá cọ che đầu khi hái chè (Phú Lương)… Cùng với Bảo tàng, nhiều đơn vị, cá
nhân khác cũng mang đồ vật vào trưng bầy trong Không gian văn hóa.
Một không gian đẹp, thích hợp cho du khách tìm hiểu về vùng đất, con người Thái
Nguyên với sản vật nổi tiếng là chè và thưởng thức trà trong khung cảnh hữu tình
đã hiện ra.
2.2.2 Thời gian tổ chức
Lễ hội diễn ra vào 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm cũng là dịp để xã Tân Cương
báo cáo kết quả sản xuất và đời sống của từng xóm. Lễ hội năm nào cũng thu hút
hàng vạn người du xuân đầu năm về đây để thưởng ngoạn đặc sản trà nổi tiếng,
nhiều doanh nghiệp đến để tìm hiểu thêm về trà Tân Cương, một lễ hội đặc biệt mà
chiếc cúp cho một sản phẩm được kết tinh từ chất đất và bàn tay nghệ nhân nơi
này
2.3. Diễn trình lễ hội
2.3.1 Chuẩn bị lễ hội
Ban tổ chức Lễ hội làm công tác chuẩn bị kỹ lưỡng cho cả phần lễ và phần hội.
Phần lễ: Ban tổ chức chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất và đặc biệt lựa chọn cây
chè đẹp và các nam thanh nữ tú để chuẩn bị cho lễ rước cây chè.
Phần hội: Các đội thi sao chè lựa chọn những nghệ nhân sao chè thủ công giỏi và
chọn những búp chè đẹp để sao.
2.3.2 Diễn biến lễ hội
2.3.2.1. Phần lễ
Nếu như đến với lễ hội là đến với không gian thiêng mà con người ta được
trực tiếp giao cảm với thần linh thì phần lễ trong lễ hội là phần thiêng liêng nhất nó
thể hiện thái độ ứng xử của mỗi người đối với đối tượng được tôn thờ. Trải qua
nhiều lần thay đổi, hiện nay phần lễ của lễ hội chè Tân Cương thành phố Thái
Nguyên diễn ra như sau:
Rước cây chè đẹp

Đầu tiên là cây chè tổ của xã Tân Cương được rước qua lễ đài. Cây chè tổ
phải đảm bảo vẻ đẹp từ thân đến gốc sáng đẹp cân đối hài hòa có nhiều màu non,
xanh của búp chè xuân, càng ngắm càng ưa nhìn khiến người ngắm liên tưởng đến
những hình ảnh đẹp trong tự nhiên hay của con người. Cây chè được những chàng
trai khỏe mạnh trong xã rước đặt vào vị trí trung tâm của lễ hội. Tiếp theo là phần
cờ ngũ sắc do 20 cụ trong câu lạc bộ dưỡng sinh hội người cao tuổi phường Quang
Trung thành phố Thái Nguyên dẫn rước qua lễ đài tạo không khí tưng bừng đầy
màu sắc cho ngày hội. Tiếp theo là các cây chè đẹp đại diện cho các xóm : YNa 2,
Tân Thái, Đội Cấn, Gò Pháo, Nam Tân, Lam Sơn, Soi Vàng, Nam Thái, YNa 1,
Nam Đồng, Hồng Thái 1, Guộc, Nam Hưng, Hồng Thái 2, Nhà Thờ, Nam Tiến, đi
theo thứ tự đã bốc thăm qua lễ đài đi về vị trí tập kết theo quy định của ban tổ chức.
5 cây chè đi cuối cùng để lại trước sân khấu tạo không gian cho phần khai mạc.
Trong thời gian này, ban giám khảo đồng thời làm công việc chấm cây chè đẹp.
Cây chè Tổ được xếp lên trung tâm sân khấu chính để làm phần tế lễ. Cây chè đẹp
là cây chè đảm bảo được cả “Sắc - Thế - Thần”.
Sắc : là vẻ đẹp của toàn thân cây chè, gốc sáng đẹp, cành màu tự nhiên, tán
chè cân đối, có nhiều búp xanh non, có nhiều lớp lá chè màu sắc khác nhau nhưng
không lấn át màu xanh non của búp chè.
Thế : là vẻ hiên ngang nhưng dịu dàng, thân thiện với con người, hòa nhập
với thiên nhiên, thế không lệch vẹo, mã toàn đối, mà phải vững chắc nhưng khiêm
nhường thanh tao.
Thần : là vẻ đẹp hấp dẫn, quyến rũ hồn người như rồng bay phượng múa
hay như vẻ đẹp của mỹ nhân.
Múa cờ hội
Dẫn đầu là khối cờ hội của 30 cụ từ câu lạc bộ dưỡng sinh hội người cao tuổi
phường Quang Trung - câu lạc bộ nòng cốt trong phong trào người cao tuổi rèn
luyện thân thể. Khối cờ hội thay cho lời ước vọng của người trồng chè nói riêng và
người nông dân nói chung cầu cho mưa thuận gió hòa, sức khỏe dẻo dai, nâng cao
sản xuất và niềm tin vào cuộc sống mới. Sau màn cờ hội là màn múa lân. Từng hồi
chống khỏe khoắn giòn giã vang lên trong không gian tưng bừng ngày hội hòa với

sự uyển chuyển nhịp nhàng của các vua sư tử trong màn múa lân của phường
Hoàng Văn Thụ và xã Quyết Thắng. Sự giao hòa giữa tiếng chiêng tiếng trống và
điệu múa lân thay cho lời cầu chúc đánh thức thiên nhiên chuyển mình thức dậy để
mang mùa xuân ấm áp đến thôi thúc sự sinh sôi nảy nở cho mùa màng tốt tươi.
Cuối cùng là đoàn nhạc kèn xã Tân Cương.
Gióng trống khai hội
Đầu tiên là lời khai mạc của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Thái
Nguyên để tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Xong bài phát biểu, đồng chí Chủ
tịch nổi trống. Sau đó là đồng chí Bí thư thành ủy Thành phố Thái Nguyên lên
gióng trống khai hội.
Lễ dâng trà
Được mở đầu bằng màn kịch “Tâm linh trà” do Sở Văn hóa thể thao tỉnh
Thái Nguyên dàn dựng. Nội dung màn kịch nói về nguồn gốc cây chè để tôn vinh
cây chè, ông tổ nghề chè và những nghệ nhân trồng chè. Sau đó là phần tế trà do 3
nam, 2 nữ mặc quần áo tế cùng với người tế thực hiện (nội dung bài tế có dẫn trong
phần phụ lục). 3 người đội 3 mâm, 1 mâm trà, 2 mâm ngũ quả đi sau người tế, 2 cô
gái tháp tùng người tế đi sau 3 người đội mâm dâng khay phủ vải vàng sớ tế. Người
tế thắp hương và khấn, thắp hương xong thì đọc văn tế. Cuối cùng là màn múa
dâng trà của 12 cô gái trẻ mặc trang phục trắng có hoa chè trắng trên đầu. Mỗi cô
nâng 2 tay 2 ấm trà thực hiện bài múa.
Trống hội, cờ hội
Sau khi Ban Tổ chức đọc lời dẫn, 30 chàng trai, 30 cô gái trẻ mặc trang phục
dân tộc cùng 18 chàng trai, cô gái mặc trang phục múa cờ biểu diễn màn múa trống
và cờ hội. Sau màn múa Ban Tổ chức đọc lời mời trà thì các cô gái, chàng trai đi
xuống hàng ghế đại biểu mời trà. Các cô gái hầu trà mặc yếm đỏ và váy đụp pha trà
theo quy cách đã được hướng dẫn trước. Để pha được ấm trà ngon trước tiên phải
chọn được chè ngon, pha trà đúng cách và phải chọn được nước ngon, ấm tốt. Chè
ngon như đã nói ở trên là loại chè đảm bảo được : “Sắc - Khí - Vị - Hương”.
Pha trà đúng cách là trước tiên phải lấy nước sôi dội lên để làm nóng bộ đồ
pha trà, dùng thìa gỗ múc trà vào ấm (Ngọc Diệp hồi cung) châm nước lần đầu rồi

chắt ra ngay (Cao Sơn Trường Thủy) để tráng sạch trà. Sau đó đổ nước vào ấm trà
(Hạ sơn nhập thủy) cho đầy sao cho đậy nắp nước trào ra làm sạch ấm rồi dội nước
lên nắp ấm để làm tăng độ nóng cho ấm trà. Chọn nước ngon là một trong ba loại
nước: Sơn thủy thượng, Giang thủy trung, Tỉnh thủy hạ.
Sau phần hầu trà là phần giới thiệu triển lãm về sản phẩm chè được đặt trong
đình gồm các ô do các xóm trang trí và trưng bầy để bán và giới thiệu sản phẩm
chè của mình.
Tung còn khai hội
Sau khi các chàng trai, cô gái mời trà đại biểu thì đưa quả còn mời đại biểu
đi về phía cây còn thực hiện phần tung còn để khai hội. Cây còn dành cho các đại
biểu thực hiện tung còn khai hội là cây còn cao nhất. Trong không khí vui tươi
hứng khởi của ngày hội mới, các vị đại biểu từ lãnh đạo địa phương đến các bô lão
trong vùng cầm những quả còn màu sắc rực rỡ trên tay dẫn đầu đoàn người ném
những quả còn đầu tiên lên cây còn. Sau các vị đại biểu các nam nữ thanh niên
cũng hưởng ứng theo. Tung còn là trò chơi dân gian thể hiện sự giao hòa âm dương
trong thế giới tự nhiên và con người.
2.3.2.2. Phần hội
Phần thi sao chè bằng phương pháp thủ công tại chỗ của các cô gái đại
diện cho các làng chè trong vùng.
Người thi phải là nữ, mặc áo bà ba, quần xéo đen chuẩn bị đầy đủ nguyên vật
liệu. Chè sao xong sẽ được chấm tại chỗ. Chè ngon là chè đảm bảo: “Sắc - Khí - Vị
- Thần”
Sắc: là cánh chè nhỏ, đều, xoăn móc câu, màu xanh cốm, nước chè phải có
màu vàng xanh, sáng óng ánh giống màu hổ phách hay màu mật ong rừng.
Khí: là khí phách, khí tiết, của cánh chè săn chắc, khô, giòn, rắn giỏi mà khi
thả vào đĩa men sứ khô thấy phát ra âm thanh roong roong.
Vị: là khi uống thấy chát dịu, không đắng và chép miệng thấy vị ngọt đọng
lại nơi cuống lưỡi mà một lúc lâu vẫn còn lại. Người ta gọi đó là tiền vị, hậu vị và
dư vị.
Thần: là cái lôi cuốn của chè khiến người đã 1 lần thưởng thức thì cứ muốn

uống nữa, tâm hồn còn vương vẫn mãi hương vị của trà.
Phần hầu trà
Sáu thiếu nữ mặc yếm đỏ tại sáu chiếu trà trong phòng hầu trà trực tiếp mời
đại biểu và du khách thưởng thức sản phẩm được diễn ra cùng với màn hát trầu văn
do câu lạc bộ dân ca biểu diễn.
Phần thi chè ngon sao sẵn
Mỗi đơn vị chuẩn bị sẵn một kg chè khô. Chè thi phải đảm bảo : “Sắc - Khí -
Vị - Hương”. Còn hương là hương thơm của chén trà, thơm dịu nhẹ phảng phất mùi
thơm của cốm non. Có thể ướp chè với hoa nhài, hoa sen hay hoa bưởi. Chén trà
pha lên phải đảm bảo mùi thơm tự nhiên đó.
Phần giới thiệu và trưng bầy triển lãm về sản phẩm chè của các xóm
Mỗi xóm có một ki ốt riêng để trang trí, trưng bày và bán sản phẩm chè
ngon của xóm mình. Thường thì xóm nào đạt giải trong các cuộc thi về chè thì gian
trưng bày sản phẩm của xóm đó sẽ thu hút nhiều khách đến tham quan gian hàng và
mua sản phẩm. Cùng với việc giới thiệu và bán sản phẩm chè. Ở mỗi gian hàng còn
có các cô gái mặc áo dài pha trà mời các du khách đến với lễ hội cùng thưởng thức.
Các hoạt động văn hóa văn nghệ
Gồm có thi văn nghệ giữa các phường, xã, nhà trường và các câu lạc bộ biểu
diễn cùng với hoạt động tổ chức ngâm thơ và bình thơ tại phòng thơ của câu lạc bộ
văn học Nghệ thuật thành phố.
Các trò chơi dân gian và các hội thi thể thao
Gồm có các trò chơi tung còn, đánh đu, viết thư pháp, cờ bàn, cờ dây… và
các cuộc thi chọi gà, đấu vật, kéo co… các hoạt động này diễn ra cùng lúc và được
tổ trọng tài trong ban Tổ chức tổng hợp trao thưởng khi bế mạc lễ hội.
2.3.3 Kết thúc lễ hội
Phát biểu của lãnh đạo địa phương; tổng kết các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể thao; trao thưởng cho các phần thi về chè và thi văn nghệ. Sau khi lãnh
đạo địa phương lên đọc diễn văn bế mạc lễ hội, đại diện Ban tổ chức sẽ công bố
quyết định khen ghưởng cho các cá nhân và tập thể đạt giải.
Ban tổ chức trao một giải nhất, hai giải nhì, hai giải ba và mười một giải

khuyến khích cho cây chè đẹp, phần thi sao chè bằng phương pháp thủ công truyền
thống và thi chè ngon sao sẵn. cây chè đẹp (là cây chè đảm bảo bảo cả về “Sắc -
Thế - Thần” như đã nói ở trên) được chấm theo thang điểm 30. Điểm tối đa cho
mỗi yếu tố là 10. Phần thi sao chè chấm theo thang điểm 30. Công tác chuẩn bị chu
đáo, người sao chè duyên dáng khéo léo, trang phục đẹp được tối đa 5 điểm. Sao
chè đúng cách được tối đa 5 điểm. Chè đảm bảo các tiêu chí: được tối đa 20 điểm.
Giải cho phần thi chè ngon sao sẵn thì chấm theo thang điểm 30 dựa trên các tiêu
chí: “Sắc - Khí - Vị - Thần” đã được trình bày ở phần trên.
Phần thi văn nghệ giữa các xóm chấm theo thang điểm 30 cho mỗi tiết mục
tham gia. Trong đó, 10 điểm cho nội dung chủ đề phù hợp, 10 điểm cho nghệ thuât,
10 điểm cho phong cách biểu diễn. Điểm tiết mục là điểm bình quân của các Ban
giám khảo chấm. Có một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba, hai giải phong cách còn
lại là giải khuyến khích.
Phần thi đấu các bộ môn thể thao do trọng tài quyết định thắng thua. Bộ môn
vật trọng tài sẽ trao giải cho nội dung vật nam (ở các hạng cân dưới 60, từ 61 đến
70 và trên 70) và vật nữ (hạng cân trên 50). Ở nội dung thi kéo co, mỗi đội tham
gia thi đấu gồm 10 người (7 nam, 3 nữ) mỗi trận đấu thi đấu ba hiệp đội nào thắng
hai hiệp sẽ giành phần thắng trong trận đấu đó. Ở nội dung cở tướng, Ban tổ chức
trao hai loại giải cho cờ cây ngoài trời và cờ bàn. Các vận động viên thi đấu cờ cây
ngoài trời phải mặc trang phục của Ban tổ chức. Bộ môn cầu lông, Ban tổ chức trao
giải cho hai nội dung đôi nam và đôi nữ. Các nội dung tung còn và đánh đu Ban tổ
chức không tổ chức thi đấu nhưng cũng trao quà cho các Vận động viên.
Ban tổ chức trao cúp vàng cho đoàn giành tổng điểm các nội dung thi đấu
cộng lại cao nhất trong tất cả các đội. Chỉ những đoàn nào tham gia đầy đủ các
phần thi mới được Ban tổ chức xếp giải toàn đoàn. Các giải, nội dung thi cá nhân
Ban tổ chức trao cờ và tiền thưởng.
2.4. Ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội chè Tân Cương ở thành phố Thái Nguyên với những sinh hoạt văn
hoá tổng hợp đậm chất dân gian hết sức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, lễ hội này trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, nhằm thoả mãn khát vọng trở về cội

nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cải tạo thiên nhiên, cân bằng đời sống hưởng thụ và
sáng tạo văn hoá của người dân. Thông qua lễ hội, nhiều yếu tố dân gian truyền
thống đã được khôi phục góp phần gìn giữ thuần phong mỹ tục của quê hương Thái
Nguyên- miền quê của mảnh đất trung du miền núi thanh bình yên ả.
Lễ hội chè xuân được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh ông Tổ nghề Chè và
những nghệ nhân trồng chè; tôn vinh một sản phẩm là đặc sản nổi tiếng một vùng;
cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Giữ gìn được
những nét truyền thống văn hoá của vùng miền.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
LỄ HỘI
3.1. Thực trạng của lễ hội
3.1.1 Trong hoạt động của lễ hội
Lễ hội diễn ra tốt đẹp theo đúng mục tiêu đề ra ban đầu. Bao gồm đầy đủ cả phần lễ
và phần hội.
3.1.2 Trong công tác quản lí lễ hội.
Ban tổ chức đã làm tốt vai trò của mình trong công tác quản lý lễ hội trong suốt
thời gian diễn ra lễ hội chè. Và đây cũng là dịp để nhân dân gặp gỡ, trao đổi những
kinh nghiệm trồng chè của năm.
3.2. Đề xuất một số giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền
Vận động quần chúng đóng góp sức người, sức của cho xây dựng lễ hội truyền
thống của địa phương. Tích cực đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong tổ chức lễ
hội.
Tuyên truyền cho người dân về sự quan trọng của cây chè đối với đời sống.
3.2.2. Tăng cường vai trò của ban quản lí và chính quyền địa phương
Để thói quen thưởng Trà và văn hóa Trà vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển
mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta. Ban quản lý phải có những đề án thiết thực,
như đẩy mạnh kinh tế trồng Chè trên nhiều địa phương hơn nữa. Bên cạnh đó Đảng
và nhà nước cũng nên đầu tư vốn cho những vùng và khu vực có xu hướng phát
triển kinh tế trồng Trà mà còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Không ngừng đẩy mạnh

và quảng bá hình ảnh, thương hiệu Trà trên mọi phương tiện, thông tin đại chúng
với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên để thương hiệu Trà của
Tân Cương – Thái Nguyên có uy tín hơn trên thị trường quốc tế và nội địa, nhất
thiết chúng ta phải có một đội ngũ những nhà nghiên cứu về lịch sử Trà Thái nói
riêng và Trà Việt nói chung, để Trà của chúng ta có uy tín hơn và được nhiều người
biết đến hơn.
3.2.3. Tăng cường quản lí dịch vụ,vệ sinh môi trường, trật tự công cộng
Tiếp tục hơn nữa công tác gìn giữ, phát triển các giá trị truyền thống, loại bỏ những
mặt hạn chế. Các tổ chức ban ngành và mỗi người dân phải có ý thức giữ vệ sinh
môi trường, trật tự công cộng, bảo tồn nét đẹp truyền thống văn hoá của mình.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang từng bước trên con đường xây dựng và phát triển, đưa đất
nước sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác dạy. Để làm được điều
đó, Đảng và Chính Phủ luôn quan tâm chú trọng phát triển trên mọi mặt của đất
nước. Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa truyền thống với chủ trương hòa nhập nhưng
không hòa tan, nước ta trong thời gian qua đã không ngừng tiếp thu những tinh hoa
văn hóa của nhân loại đồng thời gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân
tộc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội dân gian vẫn tồn tại và phát triển mặc
cho sức tàn phá ghê ghớn của chiến tranh và thời gian. Vì lễ hội là một thành tố của
văn hóa dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ trở thành di sản văn hóa - một bộ
phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của con người từ xưa đến
nay. Cùng với sự biền đổi của xã hội theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
khiến lễ hội không thể không biến đổi theo. Điều đó đặt ra cho những người quan
tâm đến lễ hội những vấn đề nhức nhối.
Lễ hội chè Tân Cương thành phố Thái Ngyên diễn ra vào ngày 11 tháng
giêng âm lịch hàng năm, tại xã Tân Cương - thành phố Thái Nguyên và thu hút vài
nghìn lượt người tham gia, 18 đoàn các làng xã, tham gia thi đấu thể thao và văn
nghệ. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống là một trong những nhiệm vụ của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới là một
quá trình đầy khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở thành phố Thái Nguyên
nói chung và trong lễ hội chè Tân Cương nói riêng còn có những hạn chế nhất định.
Một số giá trị văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai
một, phai nhạt bản sắc hoặc thất truyền; hoạt động văn hóa, nghệ thuật tuy có tiến
bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; giao lưu văn
hóa có phát triển nhưng chưa mạnh; việc xây dựng nếp sống văn hóa chưa được coi
trọng đúng mức; phương tiện, cơ sở vật chất còn thiếu; đầu tư cho công tác bảo tồn
những nét văn hóa truyền thống chưa tương xứng; trình độ, năng lực cán bộ làm
công tác văn hóa chưa đồng đều.
Lễ hội góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu lao động và đấu tranh
chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Bảo tồn và phát triển các giá trị trong lễ hội
chính là đồng thời thực hiện hai công việc đáp ứng nhu cầu vĩnh hằng của con
người và góp phần phát triển văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc. Bởi lẽ bản thân lễ
hội chính là một di sản văn hoá phi vật thể mà trong nó lại chứa đựng những yếu tố
văn hoá vật thể lẫn phi vật thể.

×