Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực tập tổng hợp về tổ chức CECI và dự án ILMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.91 KB, 27 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
CECI ( Centre Canada d'Etude et de Coopreation Inter Nationable) Là :
Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada. Đang tiến hành thực hiện
Dự án nâng cao đờI sống dân sinh cộng đồng miền núi Tỉnh Thanh Hoá
(ILMC) phốI hợp vớI UBND Tỉnh Thanh Hoá nhầm nâng cao đờI sống của
các huyện miền núi góp phần cào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Nhận thấy đây là một Dự án phù hợp vớI chuyên ngành đã được học ở trường
vì vậy em đã xin được thực tập ở Dự án ILMC và đã được Dự án tiếp nhận
thực tập từ ngày 8/1/2006.
Trong quá trình thực tập từ ngày 8/1/2006 đến ngày 19/2/2006. Em đã tiến
hành tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Dự án cũng như chức năng
và nhiệm vụ của Dự án và đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.
Bản báo cáo gồm 3 phần như sau:
Phần1: GiớI thiệu chung về tổ chức CECI và Dự án ILMC
Phần 2: Thực trạng hoạt động của Dự án ILMC
Phần 3: Định hướng phát triển của Dự án
Để có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này, em xin được gửI lờI
cảm ơn sâu sắc tớI thầy giáo: TS. Nguyễn Ngọc Sơn, thầy đã tận tình giúp đỡ
chỉ bảo em trong suôt quá trình viết bài. Em cũng xin được gủI lờI cảm ơn sâu
sắc tớI anh: Nguyễn Thanh Thuỳ điều phốI viên của Dự án ILMC ngườI đã
trực tiếp hưỡng dẫn em trong thờI gian en thực tập ở Dự án cùng toàn thể các
cán bộ Dự án ILMC đã tạo moi điều kiện thuận lợI để em hoàn thành bài viêt
của minh.
I ) Khái quát chung vể tổ chức CECI và dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá:
1.Giới thiệu chung về tổ chức CECI
CECI
CECI là tên viết tắt tiếng Pháp của
“Centre Canadien d’Etude et de
Cooperation Internationale”, dịch
sang tiếng Việt là Trung tâm Nghiên
cứu & Hợp tác Quốc tế Canada.


Thành lập năm 1958, CECI là một
tổ chức tư nhân phi lợi nhuận.
Phương châm hoạt động của CECI
có thể được tóm tắt như sau:
Nhiệm vụ của CECI là xóa đói giảm nghèo và chống lại sự phân biệt xã hội;
phát triển năng lực cho các cộng đồng khó khăn; hỗ trợ các sáng kiến vì hòa
bình, nhân quyền và bình đẳng; huy động nguồn lực và thúc đẩy quá trình
chuyển giao tri thức.
Để đạt được phương châm hoạt động, trong những năm vừa qua CECI
đã không ngừng nỗ lực hợp tác với đối tác tại các quốc gia đang phát triển
cùng với các tổ chức tại Canada, Pháp, Úc, Hoa Kỳ CECI cũng đã tổ chức
rất nhiều các hoạt động tuyên truyền tại Canada, đặc biệt là ở Québec;
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
• Hợp tác với các đối tác quốc tế trong các dự án phát triển cộng đồng.
• Cung cấp các khóa đào tạo liên quan tới lĩnh vực phát triển.
• Gây quỹ để phục vụ cho các dự án phát triển và từ thiện.
• Tiến hành các hoạt động cộng đồng.
• Tiến hành các dự án phát triển cộng đồng và nghiên cứu các sáng kiến
nâng cao.

Trụ sở chính CECI Montreal.
CECI có rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, lập kế hoạch và quản lý các
chương trình hoặc dự án liên quan tới các lĩnh vực khác nhau mà đòi hỏi mức
độ chuyên nghiệp cao.
ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG
Từ khi bắt đầu thành lập năm 1958, CECI đã có mặt ở hầu hết các quốc gia
nghèo trên thế giới.
Hiện nay CECI hoạt động ở 20 quốc gia tại châu Phi, châu Mĩ, châu Á và
Đông Âu. Đây chính là những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
Tại châu Á, CECI đã và đang tiến hành các dự án tại 4 nước sau:

Nepal, Ấn Độ, Campuchia và Việt Nam
CECI tại Việt Nam
CECI đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1991. Đầu tiên CECI tập trung
vào cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình Việt Nam quá độ lên nền kinh tế
thị trường thông qua các chương trình hợp tác với các trường đại học, hỗ trợ
các trường trong việc tin học hóa quản lý và liên kết với các tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Từ đó, CECI đã không ngừng phát
triển tính chuyên nghiệp trong các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận. CECI
cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vùng
sâu vùng xa của Việt Nam từ cấp xã tới cấp tỉnh.
CECI đã có những hỗ trợ tích cực cho các đối tác Việt Nam tại các tỉnh
trong việc lập kế hoạch và tiến hành các dự án phát triển theo đúng phương
pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân; hỗ trợ và giám sát quy trình phân
quyền xuống các cấp cơ sở; xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn;
thiết lập và hỗ trợ phát triển các cơ sở tài chính vi mô và mô hình HTX; quản
lý tài nguyên thiên nhiên & giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn di sản văn hóa và quản
lý đô thị; nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế và dinh dưỡng.
Các hoạt động sẽ tiến hành tại Việt Nam
Cùng với chiến lược phát triển của chính phủ Việt Nam, CECI sẽ vẫn
tiếp tục duy trì sự hợp tác với các đối tác Việt Nam nhằm hỗ trợ các vùng sâu
vùng xa, đồng bào thiểu số và các cộng đồng khó khăn tại các khu vực thường
xảy ra thiên tai hạn hán. Với mục đích góp phần vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo, CECI sẽ tiếp tục tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực, phát
triển kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận cho người dân đối với các dịch vụ xã
hội cơ bản theo đúng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người hưởng
lợi.
Số lượng cán bộ của CECI tại Việt Nam
Cán bộ người nước ngoài: 3 (và 10 tình nguyện viên Canada đang công
tác tại shiện trường thuộc các vùng dự án của Việt Nam)
Cán bộ Việt Nam: 6 (và 26 nhân viên dự án đang công tác tại hiện

trường thuộc các vùng dự án của Việt Nam)
Ngân sách hoạt động tại Việt Nam:
Trung bình hàng năm là 2.000.000 USD
2.Khái quát về dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá:
Dự án ILMC bắt đầu năm 2001 tạI hai huyện miền núi tỉnh Thanh
Hoá: Bá Thước và Như Xuân. Dự án được ký kết giữa tổ chức CIDA và
UBND tỉnh Thanh Hoá vớI ngân sách 9,5 triệu $. Trung tâm nghiên cứu và
hợp tác quốc tế Canada (CECI) là đơn vị ký kết vớI tổ chức CIDA trong việc
cung cấp các hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý cho Dự án ILMC.
2.1 Cơ sở lý luận của dự án :
Dự án sẽ thực hiện phương pháp tập trung vào phát triển kinh tế cộng
đồng để tăng cường năng lực của người nghèo trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của họ; Tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác với các cơ quan đối
tác; tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn là định hướng quá trình phát triển nhằm
mục đích tăng cường quyền lực cho các đối tác và cộng đồng thực hiện thay
thế dần vai trò của cơ quan thực hiện dự án Canada (CEA) và đảm bảo tính
bền vững của dự án sau khi kết thúc. Những nguyên tắc này làm nền tảng cho
hai chiến lược quan trọng:
- Phát triển kinh tế cho các cộng đồng địa phương thông qua
việc gán kết người nghèo với thị trường và thành lập các hợp tác
xã:
- Phân tích nghèo đói và cung cấp thông tin phản hồi về
mặt chính sách trong môi trường gắn kết vi mô - vĩ mô.
2.2. Mục tiêu của dự án:
Mục tiêu của dự án “Nâng cao đời sống dân sinh cho cộng đồng miền
núi tỉnh Thanh Hoá (ILMC)” là đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo
ở Việt nam. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội của hộ
gia đình nghèo và xã được lựa chọn trong các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá
có liên quan tới quá trình tham gia lập kế hoạch phát triển cộng đồng và thực
hiện kế hoạch. Làm giảm số hộ và xã thuộc diện nghèo ở vùng sâu vùng xa

miền núi tỉnh Thanh Hoá.
2.3.Nhiệm vụ của dự án:
- Tăng mức an toàn lương thực và thu nhập cho các hộ được
lựa chọn và giảm số hộ thuộc diện nghèo.
- Nâng cao khả năng của người nghèo trong việc đáp ứng
những nhu cầu cơ bản thông qua tăng cường tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức
khoẻ ban đầu ( bao gồm dinh dưỡng) nước và công trình vệ sinh.
- Đẩy mạnh phi tập trung hoá và sự tham gia của các hộ gia đình
và cộng đồng trong hoạt động đánh giá, lập kế hoặch và thực
hiện các dự án và hoạt động phát triển thích hợp,bao gồm công
trình hạ tầng cơ sở xã hội và cơ sở hạ tầng hiệu quả.
2.4. Cơ cấu tổ chức dự án:
* Các cơ quan quản lý dự án:
UBND các huyện Như Xuân và Bá Thước cùng với cơ quan thực hiện
dự án cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc lập kế hoặch, quản lý, và cung cấp
tổng thể các kết quả của dự án.
- Cơ quan thực hiện dự án Canada(CEA):
Cơ quan thục hiện dự án do CIDA hợp đồng sẽ đồng thực hiện và quản
lý dự án với UBND huyện Như Xuân và Bá Thước.
* Ban chỉ đạo chương trình tỉnh (PPSC)
Ban Chỉ đạo chương trình cấp tỉnh sẽ do CIDA và UBND đồng chủ
tịch và sẽ họp ít nhất 2 lần trong một năm và chịu trách nhiệm:
+ Cung cấp định hướng chiến lược cho chương trình và các dự án.
+ Phê duyệt các bản kế hoạch thực hiện dự án
+ Phân bổ các nguồn kinh phí của chương trình
+ Phê duyệt các kế hoạch công việc thường niên và xem xét đánh
giá việc thực hiện công việc dự án
+ Phê duyệt ngân sách hàng năm và tái phân bổ kinh phí giữa năm
và cho từng năm dự án
+ Phê duyệt và bổ sung sửa đổi các thủ tục quản lý và hoạt động

của dự án, các điều khoản tham chiếu và trách nhiệm giải trình của
bất cứ một ban, cơ quan hoặc tổ chức nào được uỷ nhiệm chịu trách
nhiệm và có trách nhiệm với mọi yêu cầu về báo cáo
+ Công bố các báo cáo thường niên về sổ sách tài chính của
chương trình và về việc thực hiện, hoàn thành các kết quả của
chương trình.
+ Giám sát việc thực hiện chương trình và hỗ trợ giải quyết bất cứ
vấn đề nào có thể nẩy sinh trong vấn đề thực hiện.
* Ban quản lý dự án:
Ban quản lý dự án bao gồm ba bộ phận hoạt động riêng biệt nhưng có
chức năng hỗ trợ lẫn nhau:
+ Ban quản lý và thực hiện dự án (PMIC), do UBND huyện và cơ
quan thực hiện Canada đồng quản lý và bao gồm các thành viên là
phụ trách các phòng ban liên quan ở cấp huyện và những người chịu
trách nhiệm quyết định việc phân bổ nguồn lực của dự án cũng như
thực hiện các hoạt động do dự án tài trợ.
+ Văn phòng hỗ trợ dự án (PSU) do cơ quan thực hiện Canada bố
trí nhân sự và điều hành sẽ chịu trách nhiệm cấp các hỗ trợ về hành
chính và kỹ thuật.
+ Đối tác thực hiện, là những phòng ban cấp huyện sẽ chịu trách
nhiệm thực hiện các hoạt động của dự án.
* Ban quản lý và thực hiện dự án:
Ban quản lý và thực hiện dự án cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm lập kế
hoạch, quản lý và thực hiện tổng thể dự án cũng như có trách nhiệm hoàn
thành các kết quả dự án.
- Đối tác thực hiện :
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện,lao động và thương
binh xã hội, trung tâm y tế, phòng giáo dục và đào tạo, phòng thống kê, phòng
kế hoạch, trạm khuyến nông, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên.
- Văn phòng hỗ trợ dự án:

Có vai trò hỗ trợ và tư vấn .Văn phòng hỗ trợ và khuyến khích sự tham
gia của cán bộ, chuyên viên các nghành liên quan, tổ chức trên cơ sở cộng
đồng và nông dân nhằm đảm bảo quyền sở hữu dự án thuộc cấp địa phương.
Lồng ghép các phương pháp tiếp cận dự án vào công tác lập kế hoạch chương
trình thường xuyên.
* Ban thẩm định và phê duyệt quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội
- Ban thẩm định phê duyệt quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế:
Ban thẩm định và phê duyệt quỹ xã hội sẽ được thành lập ở mỗi huyện:
Thành viên bao gồm:
+ Đồng giám đốc dự án huyện ( có chữ ký tài khoản ngân hàng)
+ Nhóm trưởng hiện trường ( có chũ ký tài khoản ngân hàng).
+ Hai cán bộ lựa chọn từ ban quản lý và thực hiện dự án.
+ Trưởng phòng tài chính huyện.
+ Kế toán văn phòng hỗ trợ dự án.
Ban thẩm định quỹ xã hội sẽ chọn một trưởng ban là một thành viên
trong ban ( trừ nhóm trưởng hiện trường). Vị trí này sẽ luân chuyển hàng
năm. Trách nhiệm chính:
+ Đề xuất việc phân bổ các khoản tài trợ không hoàn lại xuống
xã cho các dự án xã hội theo ngân sách hàng năm và theo các tiêu
chí cho xã dự án.
+ Thẩm định các đề xuất dự án được chọn phù hợp với kinh phí,
giá thành, và tiêu chí lựa chọn dự án.
+ Trả lời và đóng góp ý kiến cho những chủ đề án không được
lựa chọn khi cần thiết.
+ Ký hợp đồng với chủ dự án
+ Chuyển tiền xuống xã cho các dự án cấp xã
+ Chuyển tiền cho chủ dự án của các dự án dưới cấp xã
+ Giám sát việc quản lý tài chính chung của quỹ
+ Xuống địa bàn dự án theo định kỳ để giám sát tiến độ thực
hiện các dự án.

+ Bảo đảm các khoản đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của
các chủ dự án theo như thoả thuận.
+ phối hợp với ban quản lý và thực hiện dự án cấp huyện ( Ban
QL & TH) trong việc thực hiện chế độ kiểm tra và giám sát quỹ
PTXH
+ Trình báo cáo tài chính và báo cáo tiến độ theo định kỳ cho
ban quản lý và thực hiện dự án.
+ Trình báo cáo hoàn tất dự án của chủ dự án và các báo cáo
thẩm định tại chỗ được xây dung trong thời gian đi thăm thực địa
của ban thẩm định và phê duyệt cho ban quản lý và thực hiện dự án.
+ Phối hợp với Ban QL & TH dự án trong các đợt kiểm toán
theo yêu cầu.
+ Mở và quản lý tài khoản dự án tại ngân hàng
- Ban thẩm định và phê duyệt quỹ kinh tế:
Ban thẩm định và phê duyệt quỹ kinh tế sẽ được thành lập ở mỗi huyện
Thành viên bao gồm:
+ Giám đốc dự án huyện
+ Nhóm trưởng hiện trường
+ Ba cán bộ do ban quản lý và thực hiện dự án cử
+ Một cố vấn kỹ thuậnt của ngân hàng nông nghiệp Việt nam
+ Trưởng phòng tàI chính huyện
+ Kế toán ban hỗ trợ dự án
Trách nhiệm chính:
+ Thẩm định các đề án
+ Lựa chọn và phê duyệt các dự án
+ Giám sát việc quản lý tàI chính chung của quỹ
+ Trả lời và đóng góp ý kiến cho các chủ đề án không được lựa
chon khi cần thiết
+ ký hợp đồng với chủ dự án
+ Chuyển tiền cho chủ dự án của các dự án không thuộc trách

nhiệm của xã
+ Tiến hành xuống địa bàn dự án theo định kỳ để giám sát tiến
độ thực hiện các dự án do đối tác taị địa phương thực hiện
+ Bảo đảm các khoản đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của
chủ dự án được thực hiện theo như thoả thuận
+ Phối hợp với ban quản lý và thực hiện dự án cấp tỉnh trong việc
thực hiện chế độ kiển tra và giám sát quỹ phát triển kinh tế
+ Đệ trình báo cáo tàI chính và báo cáo tiến độ theo định kỳ cho
Ban QL & TH dự án
+ Trình báo cáo hoàn tất của chủ dự án và các báo cáo thẩm định
tại chỗ được xây dung trong thời gian di thăm thực địa của ban thẩm định và
phê duyệt cho ban quản lý và thực hiện dự án .
+ Phối hợp với ban quản lý và thực hiện dự án trong các đợt kiểm
toán theo yêu cầu.
+ Mở và quản lý tàI khoản dự án ở ngân hàng
* Ban điều phối xã :
Thành viên gồm:
+ Chủ tịch hoặc người được bổ nhiệm của uỷ ban nhân dân xã
+ Kế toán xã
+ Đại diện hội phụ nữ
+ Đại diện đoàn thanh niên
+ Đại diện hội nhân dân
+ Cán bộ của ban giám hiệu nhà trường của xã
+ Cán bộ của hệ thống ý tế xã
+ Và cán bộ của các phòng ban khác …
* Chiến lược quản lý dự án:
Dự án sẽ áp dụng chiến lược quản lý dựa trên nguyên tắc đưa cộng
đồng, lãnh đạo và tổ chức cộng đồng thực hiện cung cấp dịch vụ tiếp xúc với
mô hình thực hiện các hoạt động phát triển theo phương pháp thích ứng và có
sự tham ra của người dân.

Chiến lược này nhằm chuyển dần trọng trách từ chuyên gia tư vấn kỹ
thuật Canada và ban hỗ trợ dự án cho những người có liên quan đến dự án.
Các biện pháp thực hiện việc chuyển giao sẽ được giải thích kỹ hơn trong
phần chiến lược phát triển bền vững.
Cơ chế quản lý và điều phối dự án được xác định với sự phối hợp của
các đối tác thực hiện phía Việt nam nhằm thúc đẩy sự tham ra toàn diện của
tất cả các cấp từ các nhà lãnh đạo cấp huyện, xã, và các đối tác thực hiện cho
đến người dân.
* Những hình thức hoạt động áp dụng cho hoạt động quản lý hành
chính dự án và hỗ trợ kỹ thuật.
- Văn phòng thực địa và trang thiết bị
Văn phòng hỗ trợ dự án chính được đặt tại Bá Thước và văn phòng chi
nhánh đặt tại Như Xuân. Mỗi văn phòng thực địa sẽ được bố trí các cán bộ
phù hợp, kinh phí và phương tiện làm việc.
- Cán bộ
Một giám đốc dự án tại thực địa người Canada được bố trí phụ trách dự án
và sẽ phân bổ thời gian cho hai huyện.
II.Thực trạng quá trình hoạt động dự án :
Dự án nâng cao đời sống dân sinh của cộng đồng miền núi tỉnh Thanh Hoá
được bắt đầu vào tháng 8 năm 2001 sau sự chấp thuận thực hiện của Ban chỉ
đạo chương trình tỉnh Thanh Hoá. Kể từ khi tiến hành dự án, các nguồn số
liệu cho thấy tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể. Tại vùng dự án, thu nhập bình
quân hàng tháng của người dân tăng 37%. Đặc biệt Bá Thước tăng 50,4% so
vớI 19% ở Như Xuân và bình quân tỷ lệ đói nghèo đã giảm 9,4 % tại hai
hyện, cụ thể Bá Thướcgiảm 14% và Như Xuân 4%. Đồng thời, tỷ lệ thất
nghiệp và dư thừa lao động cũng giảm từ 38,5% xuống 27,1%.
Về Nông nghệp và khuyến nông:
Dự án ILMC hỗ trợ các mô hình trồng lúa và đạt sản lượng trung bình 9
tấn/ha. Đây là sản lượng cao nhất trong toàn tỉnh Thanh hoá (sản lượng gạo
trung bình của tỉnh là 3,8 tấn/ha) và là một trong những sản lượng cao nhất

Việt Nam. Cây ngô cũng cho sản lượng rất cao,sản lượng của ngô và gạo đã
tăng gấp đôi hoặc hơn giớI hạn của dự án. Từ 2004 đến 2005, nông dân sản
xuất hơn 82000 tấn gạo và 44473 tấn ngô.
• Khoảng 15000 hộ nông dân học hỏi được từ các mô hình trình
diễn và các hoạt động khuyến nông có sự hỗ trợ của dự án để đáp ứng
các kỹ thuật cải tiến vào sản xuất cây lương thực. Khoảng 60% người
dân tham gia vào các buổi tập huấn là nữ giới. Nông dân cũng được
hưởng mùa lúa thứ hai. Diện tích đất tưới tiêu tăng khoảng 34% kể từ
đầu dự án nhờ 160 công trình thuỷ lợi nhỏ.Dự án đã hỗ trợ phát triển
mạng lưới thú y cấp huyện, đào tạo thú y thôn bản có bằng cấp về chăn
nuôi và phòng bệnh cho gia súc gia cầm.ra hơn 17.000 tấn lúa, 4.000tấn
ngô và 730 tấn lạc.
Về hoạt động tín dụng:
Dự án ILMC đã hỗ trợ thành lập 18 tổ chức tín dụng và tiết kiệm cho
6261 thành viên (62% là nữ). Các tổ chức này đã củng cố hệ thống quản lý
của mình nhờ áp dụng cơ cấu và hệ thống hợp tác theo mô hình quỹ tín dụng
nhân dân (PCF). Dự án đã cho vay $1661231 để tiến hành các hoạt động tăng
thu nhập ( chủ yếu là chăn nuôi gia súc nhỏ) tớI 13925 người dân và tỷ lệ trả
nợ đạt 90% ở Bá Thước và 78% ở Như Xuân. Các SCO cũng huy động được
tiết kiệm trị giá $93995. Gần đây sáu SCO đã đạt tiêu chuẩn để trở thành 3
PCF. Hai PCF sẽ được thành lập dựa trên việc tổ chức lại và liên xã 3SCO tại
Bá Thước và 2 SCO tại Như Xuân. Ngân hàng nhà nước và Học viên Ngân
hàng đã hỗ trợ tổ chức khoá tập huấn nghiệp vụ 40 ngày cho các thành viên
SCO.
Về hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp :
Trong năm 3, Dự án ILMC đã hỗ trợ thể chế hoá 10 HTX tại 2 huyện. Năm
nay các hợp tác xã mới thành lập đã có số lượng thành viên tăng tới 1056
ngườI (39 % là nữ). Các HTX thành lập và dẫn ổn định cơ cấu tổ chức của
mình bao gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán và Thủ quỹ. Tỷ lệ nữ
đảm nhiệm các vị trí này vẫn là 0% trong số các thành viên.

Các hộ nông dân bắt đầu chuyển hướng quan tâm đối với HTX vì được trợ
giúp đầu vào và tiếp cận thị trường, không giống với các kênh quản lý trước
đây. Tất cả 10 HTX cung cấp dich vụ đầu vào cho thành viên bao gồm hạt
giống và phân bón trị giá $42133. HTX tập trung hoạt động vào trồng luồng
và nuôi bò và đã bán sản phẩm ra thị trường sáu tháng qua với hơn 16000 cây
luồng và 20000 kg thịt bò trị giá $95554. Cũng như vậy, hai HTX khác đã mở
rộng loại hình hoạt động và bắt đầu cung cấp dịch vụ điện. Tháng 12/2005,
Dự án ILMC tiến hành thí điểm nuôi bò vỗ béo. TạI đó xã viên HTX bò thử
nghiệm cho bò ăn bằng thức ăn công nghiệp để bò tăng trọng nhanh. Dù mô
hình mớI chỉ bắt đầu nhưng sau lần cân đầu tiên trọng lượng bò đã tăng bình
quân 9,5 kg.
Về giáo dục:
Dự án ILMC đã hỗ trợ cộng đồng xây dựng 111 nhà mẫu giáo bằng gạch và
bê tông nơi trước đây chỉ bằng đất và tranh tre. Hơn 8000 học sinh nhận được
sách giáo khoa nhờ Quỹ hỗ trợ và phát triển của dự án. Thêm vào đó, tập
huấn nâng cao kỹ năng giảng dạy cho giáo viên mầm non đã được tổ chức tại
tất cả 40 xã. Dự án hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ trang
thiết bị trường học, đồ dùng giảng dạy và thiết bị vệ sinh cho tất cả trường
tiểu học và trung học.
Về y tế:
Qua chương trình dinh dưỡng cộng đồng của Dự án tạI 23 xã, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng đã giảm 16% , từ 40% xuống 24% qua bốn năm. Trong năm nay
chương trình đã mở rộng tớI 13 xã mớI tại mức giữa của tỷ lệ suy dinh dưỡng
và tỷ lệ này đã giảm từ 38% xuống 29% ( giảm 7% ở tỷ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ em gái).
Chương trình Y tế thôn bản đã tạo được 100 nhân viên mới (40% là nữ) để
hỗ trợ cộng tác tiêm phòng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và giáo dục
truyền thống về y tế. Các nhân viên y tế thôn bản đã được trang bị túi cứu
thương và xe đạp để đi thăm cơ sở.
Các buổi truyền thông sức khoẻ về nước sạch, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ

bà mẹ trẻ em đã được tổ chức cho 340 cộng đồng và sẽ bổ sung thêm các buổI
truyền thống về tiêm chủng, HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục trong năm nay. Tất cả trạm y tế xã đã được xây dựng bể nước sạch và
nhà vệ sinh bằng nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển và 86% hộ dân hiện đã có nhà
vệ sinh, tăng 75% kể từ lúc triển khai.
Mô hình mạng lưới thú y:
12/2004. Dự án ILMC hỗ trợ thành lập mạng lướI thú y để tập huấn cho các
thú y viên nhằm cung cấp các dịc vụ tiêm phòng và tư vấn về thú y cho các hộ
gia đình. Hiện đã có 380 thú y thôn bản được đào tạo. Mặc mới thành lập,
song mạng lưới thú y tại Bá Thước đã được Chi cục thú y tỉnh tuyên dương về
hoạt động phòng chống kịp thời nguy cơ bùng phát của ban dịch cúm gia
cầm.
Phi tập trung hoá và tham gia của cộng đồng:
Quỹ hỗ trợ phát triển của Dự án hoạt động tại tất cả 41 xã của Dự án để đẩy
mạnh phi tập trung hoá tại cấp xã và thôn bản. Uỷ ban xã làm việc với thôn
bản để thu thập và trình hơn 800 đề xuất xin hỗ trợ lên Uỷ ban huyện để phục
vụ phát triển xã và thôn bản. Xã quản lý nguồn vốn và nhóm sử dụng thực
hiện các dự án nhỏ. Tính đến 31/9/2005 hơn $2,8 triệu đã được giải ngân tới
các cộng đồng của Dự án để hỗ trợ các dự án nhỏ bao gồm 139 công trình
thuỷ lợi, 55 công trình nước sạch và hơn 24000 nhà vệ sinh hộ gia đình.
Tất cả mọii người có liên quan tới cấp thôn bản, xã cho tới các đối tác
huyện đều tham gia các cuộc họp bán niên để đánh giá tiến độ dự án so với
mục tiêu do họ đề ra và lập kế hoặch cho các giai đoạn tiếp theo. Trong năm
thứ 4, Dự án ILMC hỗ trợ thực hiện Chương trình lập kế hoặch phát triển
thôn bản GTZ để thử nghiệm phương pháp phi tập trung hóa và cộng đồng lập
kế hoặch tạI 10 xã. Tập huấn về chu trình thực hiện đã được tổ chức với tất cả
đối tac huyện và các hoạt động đã bắt đầu thực hiện tạI 88 thôn bản.
Xây dựng năng lưc:
Dự án ILMC tổ chức nhiều buổI tập huấn xây dựng năng lực cho hơn 800
nhân viên xã và huyện, sử dụng phương pháp phát triển có sự tham gia của

ngườI dân, phân tích thị trường và hàng hoá, phát triển HTX, hưỡng dẫn sử
dụng máy vi tính và tập huấn nghiệp vụ kế toán. Các đốI tác của Dự án hiện
đã có thể tự lập kế hoặch, ngân sách và nộp báo cáo tài chính và tiến độ, tất cả
bằng máy tính.
Dự án đã nâng cao kỹ năng của HộI phụ nữ trong việc tập huấn giớI
cho nhân viên nâng các cấp cộng vớI 3000 thành viên của tổ chức cộng đồng.
Tổ chức các chuyến thăm quan học hỏI tạI Trung Quốc, Ấn Độ và Canada
cho một số đốI tác quan trọng của Dự án và tổ chức cho nhân viên tham quan
một số các dự án tiên tiến trong lĩnh vực tín dụng vi mô, phát triển HTX và
nông nghiệp miền núi. Thành viên trong chuyến thăm quan tớI Ấn Độ đã
tham dự hộI thảo quốc tế do CIDA tài trợ về nông nghiệp miền núi tổ chức
bởI CECI. TạI đó họ đã trình bày các kết quả đatj được của Dự án ILMC về
trồng lúa năng suất cao và là điểm đáng quan tâm của hộI thảo. Trong năm
thứ 5, các đốI tác có cơ hộI đi thăm mô hình nuôi bò vỗ béo tạI tỉnh Quảng
Ngãi, miền Trung Việt Nam, một mô hình hiện đang được phát triển tạI tất cả
HTX.
Phân tích khó khăn và giải pháp.
1. Cơ sở hạ tầng:
- Giáo dục: Đây là khó khăn nổi bật nhất ở hầu hết các xã.Mặc dù dự án
đã hỗ trợ và xây dựng trường học cho một số xã nhưng vẫn còn rất nhiều
thôn chưa có nhà mẫu giáo kiên cố (nhà xây hoặc nhà gỗ). Một số thôn có
nhà mẫu giáo tạm bằng tranh tre nứa lá nên bị xuống cấp nghiêm trọng.
Một số thôn khác lại phải để các cháu đi học nhờ hội trường thôn học nhà
dân. Vì vây, xây dựng nhà mẫu giáo là nhu cầu hết sức cấp thiết đối với
người dân trong thời gian tới.
- Thuỷ lợi: Cũng là khó khăn rất ngiêm trọng đối với sản xuất của người
dân trong việc đảm bảo an toàn lương thực. Vẫn còn tới trên 740 ha lúa
thiếu nước tươí. Nếu đảm bảo nước tưới cho diện tích này thì sẽ giải quyết
được lượng lương thực rất lớn cho ngươí dân tại đây. Hiện tại, người dân
chỉ xây dựng các công trình thuỷ lợi tạm bằng cách xếp đá hoặc đóng cọc,

đắp dất nên công trình phải tu sửa hàng năm rất tốn kém. Giải pháp trong
tương lai là xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ tự chảy tại các thôn bản
và người dân sẽ tự quản lý các hệ thống này.
- Nước sạch: Chỉ trừ một vài nơi như thị trấn Cành Nàng, Lâm Xa, Thiết
ống, Tân Lập là có số lượng giếng xây khá nhiều (200-300 giếng xây cho
1 xã). Còn lại hầu hết các thôn bản bà con đều phải sử dụng nước từ giếng
đất hoặc suối để ăn uống và sinh hoạt. Nguồn nước này không đảm bảo vệ
sinh. Giải pháp cho vấn đề này là không đơn giản. Có thể khai thác các
nguồn nước để xây dựng các hệ tự chảy hoặc đào giếng cho nhóm hộ,
nhưng để xây dựng được các bể nước này gặp rất nhiều khó khăn do địa
hình của vùng. Trên cơ sở đó, tổ chức cho người dân tự quản lý để sử dụng
hiệu quả các hệ thống đó.
2. Tín dụng.
- Thiếu vốn để sản xuất chỉ có 28% hộ tín dụng được vay tín dụng ngân
hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn và 15% được vay tín dụng ưu đãi
từ Ngân hàng Chính sách xã hộI. ĐốI tượng vay tín dụng chủ yếu là những
ngườI khá giả đủ khả năng thế chấp và đặc biệt là cách thức sử dụng và
quản lý vốn đạt hiệu quả cao là khó khăn mà hầu hết bà con tại các thôn
bản đều gặp phải. Bên cạnh đó, thủ tục vay của các Ngân hàng Nông
nghiệp và Ngân hàng người nghèo còn phức tạp và lượng vốn còn hạn chế.
- Việc triển khai chương trình tín dụng của dự án với hình thức tổ chức
hợp lý và khoa học cũng như tăng cường công tác tập huấn cho người vay
(về cả phương diện quản lý vốn và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi) sẽ đóng
góp rất hiệu vào sản xuất. Tuy nhiên hiện nay đã là năm hoạt động cuốI
của dự án mà vẫn còn tồn tạI một số SCO không đủ khẳ năng, đủ vốn để
chuyển đổI thành các qũy tín dụng hoạt động chịu sự quản lý của Ngân
hàng nhà nước. Các SCO đấy sẽ phảI đứng trước những nguy cơ bị giảI
tán.
3. Nông nghiệp:
- Tuy dự án đã đem lạI những giống lúa mới đạt năng suất cao, giống

vật nuôi (lợn, gà) chất lượng tốt (do không có tiền mua) và tổ chức những
lớp tập huấn hướng dẫn bà con nông dân nhưng do trình độ học vấn còn
hạn chế, ngườI nông dân vẫn còn thiếu rất nhiều kiến thức về kỹ thuật
trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, thiếu tiền để mua phân bón, thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc đầu tư cho sản xuất cũng là khó khăn phổ biến ở hầu
hết các thôn.
- Giải pháp chính là phối hợp với chương trình tín dụng để giúp bà con
tổ chức sản xuất hiệu quả và tăng cường tập huấn về kỹ thuật trồng trọt
chăn nuôi để nâng cao kiến thức kỹ thuật cho người dân.
4. Giáo dục:
- Số lượng, chất lượng giáo viên và lớp học còn thiếu và yếu. Tính trung
bình chỉ có mỗi thôn một cô giáo. Trong khi đó, tại thị trấn Cành Nàng,
Thiết Kế lại có tỷ lệ cao hơn. Như vậy nhiều thôn còn chưa có cô giáo và
vẫn còn tình trạng một số cháu đến tuổi vẫn không được đi học mẫu giáo.
- Vì vậy, cần tổ chức đào tạo giáo viên mẫu giáo một cách hệ thống và
cơ bản cũng như có chính sách phù hợp cho họ.Tính đến nay tỷ lệ biết chữ
của ngườI lớn là 95%, nhưng vẫn còn thấp đốI vớI riêng nữ giớI(90%).Tỷ
lệ đưa trẻ đến trường ở tiểu học là 97% nhưng chỉ đạt 85% đốI vớI trường
mẫu giáo. Hầu hết các xã có trường mẫu giáo nhưng quy mô nhỏ và không
đảm bảo chất lượng công trình.
5. Y tế:
- Thực trạng y tế của miền núi luôn là vẫn đề đáng lo ngại. Hầu hết
người dân rất khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống dịch vụ y tế xã và
Huyện do dân cư phân tán, đường xa và thiếu phương tiện di chuyển.
Mạng lưới y tế thôn bản hầu như không có gì đáng kể. Trạm y tế xã còn rất
nghèo nàn, thiếu dụng cụ, cán bộ và đặc biệt là thiếu thuốc. Người dân khi
đến Trạm y tế xã vẫn phải trả tiền thuốc trong khi đó phần lớn người dân
không có tiền để mua thuốc.
- Trong tương lai, việc củng cố mạng lưới y tế thôn bản và xã (kể cả con
người và dụng cụ, thuốc men là rất cần thiết.

6. Vấn đề giới:
- Là một chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của dự án. Tuy
nhiên, ở đây chưa có vấn đề gì nghiêm trọng trong vấn đề bình đẳng nam
nữ. Hầu hết cả nam và nữ đều được tiếp cận với hệ thống dịch vụ xã hội và
kinh tế (các nguồn lực của địa phương, hệ thống y tế, các nguồn vốn tín
dụng hoặc các khoá tập huấn). Ngay tại gia đìng, phụ nữ cũng được đàn
ông chia sẻ và hỗ trợ trong quá trình lao động, việc ra quyết định và sử
dụng các thnàh quả lao động. Tại đây không có những tập tục lạc hậu gây
mất bình đẳng.
- Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ trong hoạt
động kinh tế và xã hội, việc tổ chức các khoá tập huấn về giới cũng như
tăng cường tuyên truyền, khuyến khích phụ nữ tham gia tích cực chủ động
trong các hoạt động của dự án nói riêng và của cộng đồng nói chung cần
được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn nổi trội trong giai đoạn này là:
Một trở ngại chính đối với các HTX là họ đơn giản không có đủ diện tích
cung cấp luồng chất lượng và đủ số lượng cho công ty TBF. Đó là lý do tại
sao 2 HTX khác không tham gia thỏa thuận với TBF và tại sao HTX thứ ba
lại không thể đáp ứng được nhu cầu của TBF. Tuy nhiên đồng thời một yếu tố
quan trọng khác hạn chế sự phát triển kinh tế của HTX là phương thức truyền
thống khi làm kinh doanh. Các HTX cần chuyển từ định hướng sinh kế từ
phía xã viên trong vùng ; nơi nông dân bán những gì họ có và chỉ khi họ cần
tiền; sang định hướng tập trung vào nhu cầu thị trường và nhu cầu của người
mua. Điều này đòi hỏi lập kế hoạch và quản lý dựa theo hợp đồng đối với các
hoạt động kinh doanh, vốn được coi là rất quan trọng trong quản lý HTX.
Đối với các HTX ở Bá Thước,
1
chiến lược của họ là vượt qua tư thương
địa phương và bán luồng thô trực tiếp cho người mua cao hơn đến chuổi thị
trường, buộc HTX phải cạnh tranh trực tiếp với tư thương /người thu gom địa

phương. Để bán trực tiếp cho người mua HTX phái có trách nhiệm tìm kiếm
những lựa chọn phù hợp để vận chuyển sản phẩm, và lãi ròng của họ la khá ít.
Các HTX này cũng khó khăn trong đảm bảo cung cấp đều đặn luồng khi phải
cạnh tranh với tư thương ở điểm thu mua bởi họ là những người đã có bãi thu
mua từ trước. Mặt khác, người mua gom tất cả luồng và tiến hành sàng lọc
loại luồng và tự kiểm tra chất lượng—đối với HTX đây là một giải pháp dẽ
dàng đối với luồng chất lượng thấp và không đều của của xã viên—nhưng tất
nhiên là với gia chào mua thấp hơn. Kết quả là HTX không thể cạn tranh hiệu
quả với tư thương địa phương và buộc phải đưa ra giá cho các xã viên thấp
hơn giá thị trường đối với luồng thôn, và tự nhiên xã viên sẽ không bán sản
phẩm cho HTX .
Dự án xác định chế biến để giúp nông dân tham gia ở cấp độ cao hơn
trong chuỗi giá trị tre luồng với lãi thu được nhiều hơn và tránh cạnh tranh
trực tiếp với tư thương địa phương. Thông qua tiếp xúc với TBF, công đoạn
cắt luồng thô thành ống với những thiết bị và đòi hỏi kỹ thuật khá đơn giản
dường như cũng là một lựa chọn đối với HTX không có kỹ thuật và là hướng
đi tốt để bắt đầu kinh doanh chế biến . Phân tích chi phí ban đầu cho thấy khả
năng thu lãi rất khiêm tốn nhưng lớn hơn những gì HTX thu được qua bán
lường thô. Nhưng gần đây, TBF đã giảm giá mua ống luồng khiến cho việc
1.
cắt ống luồng không còn có lãi và HTX phải xem xét lại hoạt động và chi phí
quản lý của mình. Dù sao kinh nghiệm khi thử một hợp đồng với một người
mua và xem xét chất lượng và vấn đề nguồn cũng là một bài học giá trị cho
các HTX. Đơn vị hỗ trợ dự án PSU cùng với các HTX đang tiếp cận những
khả năng chuyển đổi tre luồng khác, bao gồm giai đoạn tiếp theo của công
đoạn chế biến ván sàn (sản xuất thanh) và những lựa chọn khác chẳng hạn
đũa, chiếu và thủ công mỹ nghệ.
- Chuyển đổi từ phương thức nuôi chăn thả truyền thống sang nuôi vỗ béo
Thách thức đối với các HTX này đã chuyển từ tập trung nuôi truyền thống
như là hoạt động phát triển tài sản sở hữu sang nuôi vỗ béo bò là hoạt động

tạo thu nhập. Nông dân có thói quen nuôi bò theo mô hình truyền thống, nông
dân phụ thuộc vào chăn thả mà nuôi theo hướng này bò lên cân rất ít và gây
hại hơn đối với môi trường địa phương.
- Hạn chế học tập của ban qủan lý
Ban Quản lý HTX (MB) phải đối mặt với một số thách thức cơ bản
trong tổ chức và quản lý kinh doanh, bao gồm : khó khăn về tính hệ thống và
thực hiện các hoạt động đã lập kế hoạch; thiếu sự phân công công việc rõ
ràng; sử dụng bất hợp lý hệ thống thông tin quản lý kinh doanh đã gây khó
khăn khi tìm thông tin chính xác và tổng doanh số (từ xã viên và không phải
xã viên),đăng ký tư cách xã viên và cung cấp đầu vào.
- Tư cách pháp nhân của tổ chức Tín dụng và Tiết kiệm (SCO)
Giải pháp hợp lý hơn cho cả Dự án và các SCO là thành lập Quỹ Tín
dụng Nhân dân tuy nhiên không phải tất cả các SCO có thể đáp ứng những
đòi hỏi cần thiết đăng ký Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND) vào thời điểm
này, và có sự khước từ của ngân hàng nhà nước Tỉnh Thanh Hóa do thiếu sự
thông biết về các SCO Dự án ILMC, thiếu sự làm rõ về mở rộng mạng lưới
Quỹ Tín dụng Nhân dân của Ngân hàng Nhà nước trung ương, và tải trọng
công việc vất vả hơn đối với Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (dành cho
giám sát và kiểm tra). Những đòi hỏi chính thức để thành lập Tổ chức Tài
chính quy mô nhỏ có vẻ phù hợp hớn với các SCO, tuy nhiên hướng dẫn triển
khai Nghị định 28 vẫn chưa có và quy định đối với Tổ chức Tài chính quy mô
nhỏ cao hơn nhiều so với QTDND (5 tỷ VND so với 100 triệu VND).
- Mặc dù dự án ILMC và dự án CDEEP ký thoả thuận với Sở KHĐT tỉnh
Thanh Hoá hỗ trợ và đầu tư cho chương trình VDP thí điểm, Sở KHĐT tỉnh
Thanh Hoá vẫn chưa chứng nhận kết quả của chương trình lập kế hoạch thôn
bản/xã và hiện giờ lại thông báo là không có nguồn vốn đối ứng. Mục dích
của việc yêu cầu vốn đối ứng nhằm đảm bảo quyền sở hữu và cam kết của đối
tác và chính quyền, gây khó khăn rất lớn cho hoạt động của dự án.
C) Báo cáo về hoạt động tài chính của dự án cho tới nay
CHI TIÊU CHO DỰ ÁN ĐẾN NGÀY NĂM 2005-2006 (BẰNG VND)

Tỷ giá tạm tính: CN$1 = 11,770 VND
TỔNG NGÂN
SÁCH
NGÂN SÁCH
PHÂN BỔ LẠI
%
CHI CHO
GIAI ĐOẠN
THIẾT
KẾ/CHUYỂN
TIẾP
CHI THỰC
TRONG
NĂM 1- 4
CHI THỰC
TRONG
NĂM 5
TỔNG THỰC
CHI CHO DỰ
ÁN
%
NGÂN SÁCH
CÒN LẠI
%
Tháng 10
2000 đến
Tháng 7, 2001
Tháng 8, 2001
đến Tháng 3 ,
2005

Tháng 4 năm
2005 đến
Tháng 9 năm
2005
CHO ĐẾN
NAY
1. CHI PHÍ QUẢN

Hỗ trợ kỹ thuật của
Canada (tiền công)
15,401,664,000 16,493,664,000 16% 2,331,746,640 11,416,820,160 1,152,832,680
14,901,399,48
0
17% 1,592,264,520 10%
Hỗ trợ kỹ thuật của
Canada (ăn, ở, đi lại)
3,193,944,000 3,334,932,000 3% 558,580,680 1,825,458,240 233,597,040 2,617,635,960 3% 717,296,040 22%
Vận hành dự án 4,919,760,000 4,919,760,000 5% 363,018,600 3,817,038,720 367,813,680 4,547,871,000 5% 371,889,000 8%
Trang thiết bị cho
văn phòng dự án
1,708,956,000 1,574,364,000 1% 243,353,280 1,319,014,080 0 1,562,367,360 2% 11,996,640 1%
TỔNG CHI PHÍ
QUẢN LÝ
25,224,324,000 26,322,720,000 25% 3,496,699,200 18,378,331,200 1,754,243,400 23,629,273,800 27% 2,693,446,200 10%
2. CHI PHÍ
CHƯƠNG TRÌNH
Chi phí chương trình 63,536,988,000 63,673,512,000 60% 55,092,000
45,499,664,28
0
3,667,595,88

0
49,222,352,160 56%
14,451,159,84
0
23%
Trang thiết bị cho
đối tác
3,099,852,000 3,097,920,000 3% 1,288,309,800 1,809,616,080 0 3,097,925,880 4% -5,880 0.0%
Nhân viên dự án 9,841,068,000 9,534,228,000 9% 139,430,760 7,270,793,640 1,021,122,840 8,431,347,240 10% 1,102,880,760 12%
Tư vấn người Việt
nam (tiền công)
3,664,476,000 2,988,660,000 3% 445,020,000 2,423,640,000 105,600,000 2,974,260,000 3% 14,400,000 0.5%
Tư vấn người Việt
nam (ăn, ở, đi lại)
674,892,000 424,560,000 0.4% 176,596,200 229,968,480 15,283,320 421,848,000 0.5% 2,712,000 1%
TỔNG CHI PHÍ
CHƯƠNG TRÌNH
80,817,276,000 79,718,880,000 75% 2,104,448,760 57,233,682,480 4,809,602,040 64,147,733,280 73% 15,571,146,720 20%
TỔNG CHI PHÍ
CHO DỰ ÁN
106,041,600,000 106,041,600,000 100% 5,601,147,960 75,612,013,680 6,563,845,440 87,777,007,080 100% 18,264,592,920 30%
III ) Định hướng phát triển trong tương lai:
- Với các hoạt động của dự án :
+ Hạn chế dần hoạt động hỗ trợ của văn phòng dự án đối với các hợp tác xã
và SCO, tiếp tục hỗ trợ và giám sát hoạt động kế toán của đối tác.
+ Văn phòng dự án sẽ đảm bảo rải ngân vốn theo kế hoặch và hoàn thành
tất cả các khoản chi trả dựa vào việc hoàn thành các hoạt động hỗ trợ từ
nguồn vốn RDF.
+ Văn phòng dự án sẽ tiếp tục làm việc ở văn phòng Bá Thước và sẽ
chuyển giao lại văn phòng cho đối tác vào cuối tháng 3

+ Tiếp tục hoàn tất và chuyển giao lai cho chính quyền huyện :
* Về hoạt động cơ sở hạ tầng:
• Hoàn thành các công trình cơ sở còn lại bao gồm xây dựng văn
phòng cho HT, SCO và các công trình nước sạch cho các xã còn lại
• Tập huấn cho các lãnh đạo và đại diện thông bản về duy trì và
bảo dưỡng công trình sau khi dự án kết thúc.
* Về hoạt động y tế:
+ Tiếp tục chương trình thí điểm đào tạo cán bộ y tế thôn bản và tập huấn
nhắc lại cho các cán bộ y tế thôn bản trước đây ở cả hai huyện
+ Hoàn tất khoá tập huấn quản lý y tế cơ bản cho các nhà quản lý trung tâm
y tế huyện từ đó phát triển đến các cơ sở y tế lân cận.
* Về hoạt động tín dụng : Có dự kiến kéo dài hoạt động từ 2 đến 3 năm nữa,
nhằm mục đích tiếp tục hỗ trợ cho các SCO không thể chuyển đổI thành quỹ
tín dụng nhân dân có đủ vốn và mô hình hoạt động nhằm đạt tớI sự phát triển
bền vững. Để tránh tính trạng các SCO không thể chuyển đổI lên thành quỹ
tín dụng nhân dân sẽ bị giảI thể .Kế hoặch cụ thể:
+ Tập trung toàn bộ nguồn lực của hợp phần tín dung trong giai đoạn cuối
này để hỗ trợ triệt để các SCO có thể được chon lựa thành quỹ tín dụng.
Những SCO yếu hơn có thể được gia nhập vào quỹ tín dụng dưới dạng các
chi nhánh của quỹ tín dụng liên xã. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn phụ
thuộc vào kết quả khảo sát đánh giá của ngân hàng nhà nước Việt nam.
+ Đối với các SCO không thể trở thành quỹ tín dụng : đơn vị văn phòng hỗ
trợ dự án (PSU) sẽ phân tích các lựa chọn và góp ý các hoạt động sau này cho
SCO và đối tác để hoạt động bền vững.
+ Ngừng hỗ trợ hoạt động cho các SCO hoạt động không hiệu quả.
* Về hoạt động khuyến nông:
Phát triển tài liệu hưỡng dẫn thực hiện phương pháp khuyến nông để
nhân rộng ra các huyện tỉnh khác.
* Về hợp phần Hợp tác xã:
+ Phát triển tuyên truyền rộng rãi về HTX cho thành viên tiềm năng

muốn tham gia HTX về cấu trúc HTX và vai trò trách nhiệm của xã viên.
Thành lập bộ phận chế biến nhỏ (đốI vớI các HTX kinh doanh luồng)
và tập huấn kiểm soát chất lượng các mặt hàng từ cây luồng và các hoạt động
kinh doanh bò thịt.
+ Thành lập mô hình HTX chăn nuôi vỗ béo bò.
+ Tiếp tục tuyên truyền về HTX để tăng cường và củng cố thành viên
+ Tập huấn hệ thống thông tin thị trường để hỗ trợ các đợt khảo sát thị
trường thường xuyền.
+ Các hoạt động của HTX sẽ tập trung vào nâng cao nhận thức, các hoạt
động buôn bán vớI xã viên và hoạt động chế biến.

×