Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực tập tổng hợp về khoa quản lý đào tạo quốc tế đại học kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.92 KB, 25 trang )

CHƯƠNG I: Tổng quan về khoa quản lý đào tạo quốc tế

I. Qúa trình hình thành và phát triển của khoa Quản Lý Đào tạo Quốc tế
1. Bối cảnh ra đời
Trường đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD) với vị trí là trường trọng điểm quốc
gia,trường hàng đầu Việt Nam trong số những trường đại học đào tạo kinh tế và
quản trị kinh doanh. Trong thời gian vừa qua trường đã tạo và duy trì được nhiều
quan hệ hợp tác với nhiều trường, viện và các tổ chức quốc tế. Trường có nhiều
quan hệ hợp tácvà nghiên cứu với nhiều trường đại học ở các quốc gia và vùng lãnh
thổ như Liên Xô(cũ) Ba Lan, Thuỵ Điển, Mỹ, Anh, Australia, Canada, Singapore,
Newzeland, Hà Lan , Lào, Pháp… Đặc biệt trường đã và đang được sự tài trợ của
các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức SIDA của thuỵ Điển, chính phủ Hà
Lan, chính phủ Bỉ, quĩ Hanns để tổ chức và nghiên cứu các chương trình đào tạo
và tiến hành đào tạo tại trường. Ngoài ra trường còn trường còn có quan hệ với các
công ty nước ngoài trong việc đào tạo và nghiên cứu. Trường đai học KTQD trong
thời gian qua đã tiên phong trong tiếp cận kiến thức công nghệ giáo dục tiên tiến
của nhiều nước phát triển thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu và đào
tạo với nước ngoài.
Năm 1980, Khoa sau đại học – Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã được thành
lập với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và quản lý các chương trình đào tạo sau đại
học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học để phù hợp hơn với tình hình
mới.
Khoa Quản Lý đào tạo Quốc Tế được thành lập từ trung tâm Nghiên Cứu
Chuyển Giao Công Nghệ và Hợp Tác Đào tạo Quốc tế (CRETICE) thuộc khoa sau
đại học. Khi là trung tâm đã có sự đóng góp to lớn cho nhà trường trong hợp tác
đào tạo quốc tế cùng với việc ngày càng có nhiều chương trình, dự án ra đời là sự
lớn mạnh của trung tâm. Nhằm mục tiêu tập trung nguồn lực, phát huy tối đa quản
lý và phát huy tối đa các thế mạnh của trường đại học KTQD trong quản lý và phát
triển các chương trình , dù án hợp tác đào tạo với các trường đại học và các tổ chức
quốc tế, tiến tới xây dựng các chuương trình đạt chuẩn mực quốc tế của trường đại
hoc KTQD . Đồng thời với sự phát triển nhanh chóng của các chương trình dự án


đặt ra yêu cầu mới cho việc quản lý tiếp tục phát huy hiệu quả của các chương
trình ,dự án này và sù lùa chọn các đối tác trong nghiên cứu đào tạo. Từ đó mà
khoa quản lý đào tạo quốc tế được ra đời theo quyết định số 4684/ QĐ - TCCB của
hiệu trưởng trường đại học KTQD thành lập khoa Quản Lý đào tạo Quốc Tế vào
tháng 11/2003.
Mặ dù mới được thành lập nhưng Khoa Quản Lý Đào tạo Quỗc tế luôn là đơn vị
đi đầu trong công tác nghiên cứu và giáo duc bậc cao của nhà trường cũng như
Quốc gia, nỗ lực đi tiên phong trong công tác phát triển các mô hình đào tạo hợp
tác quốc tế về khoa học kinh tế trong kinh doanh. Quá trình hợp tác dài hạn và giàu
kết quả, đại diện cho giá trị tài sản của trí tuệ và luôn đảm bảo tốt nhất cho chất
lượng giáo dục hiện đại.
2.Mục tiêu,chức năng, nhiệm vụ của khoa Quản Lý Đào tạo Quốc tế
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở chiến lược phát triển của nhà trường ‘là trường đầu ngành trong
lĩnh vực đào tạo kinh tế và quản lý, là trường trọng điểm quốc gia, trường phấn đấu
trở thành trường có uy tín trong khu vực và trên thế giới, cung cấp các chương trình
đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội’. Mục tiêu hoạt động của khoa Quản lý Đào tạo
Quốc tế được xác định là :
“ Tập trung nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh của trường đại học KTQD
trong quản lý và phát triển các chương trình ,dự án hợp tác đào tạo với các trường
đại học và tổ chức quốc tế , tiến tới xây dựng các chương trình đạt chuẩn mực quốc
tế của trường đai học KTQD’’
2.2 Chức năng của khoa
Từ khi được thành lập khoa đã được giao chức năng nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho hiệu trưởng về chiến lược và các chính sách phát triển Đào tạo
Quốc Tế của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Quản lý tổ chức thực hiện các dự án , chươn g trình liên kết quốc tế về đào tạo tư
vấn ở hệ đại học và sau đại học
2.3 Nhiệm vụ cô thể của khoa nh sau:
- Lập và trình hiệu trưởng phê duyệt và đề xuất với Ban giám hiệu về các phương

hướng , kế hoạch phảt triển đào tạo quốc tế và tiếp nhận chuyển giao công nghệ
đào tạo quốc tế của trường
- Là đầu mối quản lý các chương trình , dù án hợp tác đào tạo với nước ngoài của
Nhà trường bao gồm đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo bồi dưỡng
- Là đầu mối giao dịch , đàm phán cung cấp thông tin về đào tạo với các trường
nước ngoài, tổ chức quốc tế của trường đại học kinh tế quốc dân.
- Quản lý trực tiếp các chương trình, dự án hợp tác đào tạo với nước ngoài theo sù
phân công của Hiệu trưởng nhà trường
- Tìm kiếm khai thác các cơ hội nhằm xây dựng và phát trỉên các chương trình hợp
tác đào tạo với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức quốc tế đáp ứng nhu cầu
du học tại chỗ của người Việt Nam
-Nghiên cứu thí điểm các chương trình đào tạo mới các công nghệ đào tạohiện đại
phục vụ cho đào tạo chung của nhà trường, thực hiện các chương trình tiếp nhận và
chuyển giao công nghệ đào tạo của nước ngoài
- Phối hợp các đơn vị trong nhà trường quy hoạch, đào tạo và phát triển đội ngò
giáo viên , cán bộ quản lý của nhà trường để có khả năng thực hiện các chương
trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế của đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Nghiên cứu , xây dựng phương án và triển khai thực hiện hiện xuất khẩu dịch vụ
giáo dục của trường đai học kinh tế quốc dân ra nước ngoài trước mắt là các nước
trong khu vực
- Thực hiện các hoạt động bổ trợ cho đào tạo nh công tác tư vấn, các hoạt động
marketing, bồi dưỡng đội ngò, các hội thảo khoa họcvà trao đổi kinh nghiệm trong
quản lý đào tạo
Thực hiện các hoạt động marketing quảng bá chương trình nhằm mục đích
nâng cao uy tín của nhà trường, khoa và thu hót người học; thu hót đầu tư của cá
nhân và tổ chức trong và ngoài nước qua các chương trình, hoạt động hợp tác đào
tạo để mở rộng và nâng cao chát lượng đào tạo của nhà trường
- Quản lý tài chính, quản lý nhân sự và tài sản theo phân cấp của nhà trường
cho khoa và quy định chung của Nhà trường xây dựng các kế hoạch phát triển đào
to quc t: qun lý cỏc chng trỡnh, d ỏn hp tỏc o to vi nc ngoi , du hc

tai ch v chng trỡnh theo chun mc quc t; thc hin cỏc hot ng b tr
khỏc cho o to nh cụng tỏc nghiờn cu, t vn cỏc hot ng marketing, bi
dng i ngũ, cỏc hi tho khoa hc v trao i kinh nghim trong qun lý o
to.
3. C cu t chc ca khoa Qun Lý o to Quc T
3.1 Ban ch nhim khoa:
Bao gm trng khoa v phú trng khoa
- Trng khoa: cú nhim v lónh o v qun lý ton b cỏc hot ng ca
khoa, qun lý cú hiu qu v khai thỏc cú hiu qu cỏc ngun lc ca khoa thc
hin mc tiờu, chc nng nhim v ca khoa gúp phn thc hin mc tiờu chung
ca trng. Trng khoa chu trỏch nhim trc Ban giỏm hiu v mi hot ng
ca Khoa.
- Phú trng khoa: giỳp vic cho trng khoa cú mt phú trng khoa. Phú
trng khoa chu s phõn cụng nhim v ca trng khoa v chu trỏch nhim vi
trng khoa v mng cụng vic ti chớnh, hnh chớnh
Bam ch nhim khoa l cỏc lónh o cú tm nhỡn chin lc ch o thc hin
cỏc chng trỡnh hin ti v phng hng phỏt trin cho tng lai.
Ban chủ nhiệm
Khoa
Ban quản lý
Khoa
Ban hợp tác và
phát triển
Ch ơng
trình
bồi d
ỡng
Ch ơng
trình
liên

thông
Ch ơng
trình
nghiên
cứ t
vân
Dự án
việt-bỉ
D án
việt-
mỹ
Dự án
ibd
3.2 Các ban chức năng của khoa:
Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của khoa, khoa có hai ban: ban hợp tác
và phát triển và ban quản lý điều hành.
- Ban hợp tác và phát triển: có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các chương
trình, dự án mới, nghiên cứu phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, tìm
kiếm nguồn tài trợ, tham gia đẩu thầu các dự án về đào tạo, tư vấn đào tạo.
- Ban quản lý điều hành: có nhiệm vụ quản lý các chương trình hợp tác đào tạo
với nước ngoài của trường nói chung, quản lý trực tiếp các chương trình và dự án
do khoa được giao quản lý, xây dựng kế hoạch quản lý tài chính của khoa và các dự
án do khoa quản lý, quản lý các chuyên gia, giáo viên tham gia các chương trình,
điều hành phối hợp các hoạt động hàng ngày của khoa, quản lý tài sản của khoa,
quản lý hệ thống mạng và hệ thống thông tin thư viện phục vụ đào tạo.
3.3 Các chương trình (hoặc dự án)
- Chương trình (DA) được thành lập đối với các chương trình (các DA) do
khoa trực tiếp quản lý. Đây là cấp quản lý có tính chất đặc thù của khoa Quản lý
đạo tạo Quốc tế. Các chương trình hoặc dự án sau đây gọi chung là dự án.
- Mỗi dự an sẽ có một ban quản lý được thành lập để quản lý, triển khai các

hoạt động của dự án. Ban quản lý dự án không phải là đơn vị quản lý hành chính
của khoa và sẽ bị giải thể khi chương trình dự án kết thúc. Ban quản lý dự án chịu
sự quản lý về chức năng của các ban thuộc khoa.
- Ban quản lý dự án có một giám đốc, chủ nhiệm dự án (đối với các dự án lớn)
và thư ký dự án. Giám đốc dự án chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về
toàn bộ hoạt động của dự án. Giám đốc dự án do trưởng khoa đề nghị và hiệu
trưởng quyết định. Giám đốc dự án thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.
3.4 Trung tâm:
- Tuỳ thuộc vào sự phát triển, Ban chủ nhiệm khoa có thế đề nghị Ban giám
hiệu cho phép thành lập một hoặc một số trung tâm thuộc khoa.
- Trung tâm là đơn vị hoạt động có tính độc lập tương đối. Trung tâm được tổ
chức theo dự án (chương trình) hợp tác lớn có tính liên tục lâu dài hoặc theo thoả
thuận cam kết với nước ngoài như: Trung tâm đào tạo Việt-Bỉ, trung tâm đào tạo
Việt-Mỹ. chương trình cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế IBD @ NEU… Trung
tâm cũng có thể được tổ chức theo hình thức và lĩnh vực đào tạo như Trung tâm đào
tạo từ xa, Trung tâm đào tạo liên thông…
- Để thành lập trung tâm Ban chủ nhiệm khoa phải xây dựng đề án đệ trình ban
giám hiệu phê duyệt. Việc thành lập trung tâm do hiệu trưởng nhà trường quyết
định.
II. Thực trạng hoạt động và những kết quả đã đạt được của khoa Quản Lý Đào
tạo Quốc tế
1. Trực tiếp hợp tác đào tạo với nước ngoài
Hiện nay khoa quản lý đào tạo Quốc tế đang thực hiện các chương trình đào
tạo hợp tác với nước ngoài như sau:.
- Dù án hợp tác đào tạo với đại học tổng hợp tự do Bruxelles, Bỉ bao gồm 3
chương trình đào tạo ở bậc cao học:
• Chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh (MM)
• Chương trình Thạc sỹ kinh tế và quản lý công (MPM)
• Chương trình Thạc sỹ quản trị doanh nghiệp và hệ thống tin( MBIS
- Dù án Việt – Mỹ: 1 chương trình cao học Quản tri kinh doanh (MBA), được

tổ chức tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình Thạc sỹ Kinh tế và Quản trị kinh doanh Việt –Lào
- Chương trình đạo tạo hợp tác quốc tế ở bậc đại học hợp tác với tập đoàn
TYNDAL Singapore, tổ chức giáo dục ADễL, đại học SUNDERLAND
- Chương trình đào tạo sau đại học về Kinh tế và Quản lý công trong khuôn
khổ dự án EU
Thực hiện chủ trương của đảng uỷvà sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường,
khoa Quản Lý đào tạo Quốc Tế co trách nhiệm quản lý khai thác một cách hiệu
quả ,duy trì phát triển và nhân rộng các nguồn lựcđể giúp nhà trường tiến bước và
phát triển mạnh mẽ trên con đường hội nhập với nền giáo dục của thế giới. trong
thời gian vừa qua khoa Quản Lý đào tạo Quốc Tế đã tìm kiếm đối tác nước ngoài
duy trì các chương trình đang thực hiện và xây dựng thêm các Dự án mới. Trong
các chương trình đào tạo có một qui trình đào tạo chung là : bắt đầu bằng thông
báo tuyển sinh và kết thúc là lễ tốt nghiệp , mét số chương trình Khoa còn tiến hành
các hoạt động đánh giá học viên sau khi đã tốt nghiệp nhằm thực hiện ngày một tốt
hơn quá trình đào tạo. Nhưng trong trình tự liên tục đó Khoa phải tiến hành tất cả
các công việc để đảm bảo cho dù án đạt được kết quả cao, các công việc đó là :-
xây dựng các chương trình đào tạo về giáo viên, giáo trình giảng dạy, công tác
quản lý- tiến hành đào tạo … tuy nhiên trong mỗi mét chương trình có những nét
đặc thù riêng.
Đặc điểm của các chương trình
• Dự án cao học Việt- Bỉ : Là dự án hợp tác đào tạo với đại học tổng hợp Tự do
Bruxelles, Bỉ. Đây là chương trình thực hiện hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và
cộng đồng Bỉ nói tiếng pháp (FBC). Chương trình do đại học KTQD và trường kinh
doanh Solvay thuộc đại học Tổng hợp tự do Bruxelles (Bỉ ) hợp tác tiến hành đến
nay chương trình đã phát triển thành 3 chuyên ngành đào tạo : Chương trình Thạc
sỹ quản trị Kinh doanh (MM), 1997; chương trình Thạc sỹ Kinh tế và Quản lý công
( MPM), 1999 ; chương trình Thạc sỹ Quản trị doanh nghiệp và hệ thống thông tin (
MBIS), 2001.
Chương trình được đón nhân nhiệt tình của các cá nhân, còng như các cơ quan

tổ chức có nhân viên là đối tượng đào tạo của dự án, vì đây là chương trình đào tạo
phù hợp với đông đảo đối tượng có nhu cầu đào tạo. tổng chi phí cho một khoá học
là 5500 USD, so với các chương trình hợp tác đào tạo cấp bằng quốc tế thì đây là
mức họcphí tương đối . Do đó số lượng học viên đăng ký tham gia khoá học
thường cao hơn rất nhiều so với nhu cầu tuyển sinh tính cho đến nay chương trình
đã đào tạo được hơn 400 cán bộ quản lý có tri thức và năng lực góp phần quan
trong vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế Việt
Nam.
Trong số các cán bộ quản lý được đào tao thuộc đủ các thành phần kinh tế
những người đã và đang có nhiều dóng góp cống hiến thiết thực cho sự phát triển
và đi lên của các doanh nghiệp tại việt nam góp phần tạo nên diện mạo kinh tế sôi
động như ngày hôm nay. Trên thực tế có những đóng góp thiết thực và bền vững
vào chương trình đào tạo, Ban quản lý chương trình thuộc khoa Quản Lý đào tạo
Quốc Tế đã luôn cố gắng nỗ lực tìm tòi sáng tạo trong việc quản lý chương trình
cũng như thường xuyên thay đổi và nâng cao chất lượng chương trình trên nhiều
phương diện. Khoa đã tạo dựng được một hình ảnh chương trình gắn liền với uy tín
và hiệu quả, thực hiện tốt phương châm “lấy người học làm trung tâm và làm tất cả
những gì có thể để gia tăng giá trị cho học viên” để thực hiện mục tiêu lấy người
học làm trung tâm khoa đã có những hoạt động cụ thể của chương trình Việt- Bỉ
như sau:
Thành lập một ban quản lý diều hành gồm có giám đốc dự án ; điều phối viên
ULB; trưởng ban chuyên môn ; trưỏng ban hành chính ; các chủ nhiệm líp; thư ký
đối ngoại và biên phiên dịch ; thư ký hành chính ; kế toán và kỹ thuật viên tiến
hành các hoạt động quảng bá chương trình thu hót người học tiến hành các hoạt
động tuyển sinh và các công tác đào tạo và quản lý. Trong công tác đào tạo về mặt
giảng viên phải đảm bảo chất lượng, khoa cho phép học viên tham gia đánh giá
giáo viên. mặt quản lý học viên thì khoa có ban hỗ trợ học viên , mọi cán bộ quan
lý của khoa sẵn sang giải đáp bất cứ thắc mắc nào của sinh viên, các thiết bị dụng
cụ phục vụ cho quá trình giảng dạy được đảm bảo. Nói chung là khoa đảm bảo
quyền lợi một cách tốt nhât cho học viên.

Để đáp ứng yêu cầu đầu vào của chương trình họcViệt – Bỉ, học viên phải có 2
năm kinh nghiệm, trình độ tiếng Anh TOEFL 500 (hoặc IELTS 5.5), hoàn tất các
khoá học dự bị và vượt qua kỳ thi vấn đáp. Chương trình MM có 13 môn học,
MPM có 15 môn họcvà MBIS có 16 môn học.
• Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh ( MBA) hợp tác với trường Đại
học Tổng hợp Washington, Mỹ
Đây là chương trình hợp tác giữa Đại học Kinh tế Quốc dân ( NEU) và Đại
học Tổng hợp Bang Washington (WSU). Chương trình đặc biệt chú trọng đảm bảo
chất lượng tiêu chuẩn giáo dục Mỹ trong điều kiện phần lớn các môn học được
thực hiện tai Việt Nam.
Hiện nay chương trình được thực hiện cả tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh với số lượng học viên là 60, ngoài ra có 6 tháng học tập tại PULLMAN, Mỹ-
trụ sở của đại học tổng hợp bang washington. Bằng Thạc Sỹ Quản trị Kinh doanh sẽ
được cấp bởi đại học bang washington Mỹ cho các thành viên hoàn thành chương
trình. Đây là bằng MBA tiêu chuẩn quốc tế, được chứng nhận bởi hiệp hội các
trường kinh doanh Quốc tế (AACSB) xếp hạng và công nhận vì vậy đây là chương
trình đòi hỏi cao đối với học viên và tổ chức chương trình.
Yêu cầu đầu vào của WSU – NEU MBA có thể nói là cao nhất trong các
chương trình cao học hợp tác ở Việt Nam hiện nay. Học viên phải có chứng chỉ
TOEFL580,GMAT 500 và vượt qua khoá học dự bị. Tổng số môn học trong
chương trình là 12 môn học, học trong 18 tháng đó có 6 tháng học tại Mỹ và thi tốt
nghiệp tại Mỹ.
Công việc tổ chức đòi hỏi trình độ quản lý cao, và phải có cơ sở vật chất hiện đại
đáp ứng yêu cầu quốc tế. Các giáo viên tham gia giảng dạy và trợ giảng là lực lượng
giáo viên ưu tó nhất được tuyển chọn. Tuy nhiên một số môn học việc lùa chọn giáo
viên đáp ứng yêu cầu của khoá học là hết sức khó khăn
Hai chương trình thạc sỹ của Khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế đều mang những
nét chung của chương trình giáo dục mang tính quốc tế, dạy và học bằng tiếng Anh.
Ngoài chứng chỉ ngoại ngữ học viên phải đảm bảo các yêu cầu khác về bảng điểm
tốt nghiệp đại học và thời gian kinh nghiệm. Đối với khoá học Việt- Bỉ tất cả học

viên đề phải trải qua khoá học dự bị, đạt được yêu cầu của các môn học trong khoá
học dự bị thì mới đủ điều kiện tham dự khoá học chính thức. Các líp học được bố
trí vào cuối tuần và buổi tối giúp học viên chủ động được thời gian và Ýt ảnh hưởng
tới công việc hiện tại. Riêng chương trình Việt-Mỹ học viên có 6 tháng học tập tại
Mỹ đây cũng là một cơ hội rất tốt cho học viên được hoà nhập vào trong môi
trường quốc tế. Ngoài ra các chương trình còn tạo điều kiện cho học viên về điều
kiện tín dụng. Học viên được thanh toán học phí theo 3 đợt, và được vay tiền tại
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank).
Không ngừng “ cải tiến sản phẩm ”Khoa luôn thực hiện các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng chương trình và có những thay đổi điều chỉnh phù hợp với điều
kiện cụ thể trong từng giai đoạn
Quy trình đào tạo của một chương trình cao học diễn ra theo một trình tự liên tục
như sau :
+ Đầu tiên khoa cung cấp thông tin về khoá học mớ iqua quảng cáo trên các
phương tiện thông tin nh gửi thư, email, fax giới thiệu đến các khách hàng tiềm
năng. Học viên tiềm năng nhận được thông tin để nép hồi sơ đăng ký học. Trong
thời gian tuyển sinh khoa tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xét duyệt, loại bỏ những hồ
sơ không đạt yêu cầu, còn những học viên đủ điều kiện đưa vào khoá học dự bị
+ Công việc tiếp theo là tổ chức khoá học dự bị. Khoá học dự bị chương trình Việt-
Bỉ có từ 3-4 môn học còn chương trình Việt- Mỹ có 5 môn học. Khoa sắp xếp lịch
học , địa điểm học, giảng viên và cung cấp tài liệu cho học viên. Ngoài ra trong thơì
gian này khoa còn tổ chức các líp luyện thi TOEFL, GMAT và sắp xếp việc thi lấy
chứng chỉ này cho học viên. Khi hoàn tất khoá học dự bị, học viên phải trải qua
kiểm tra cuối khoá, kiểm tra trình độ tiếng anh, và thi vấn đáp.Những học viên hoàn
thành tốt các bài kiểm tra, thi vấn đáp và đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ được
coi là đủ điÒu kiện tham dự khoá học thạc sỹ chính thức.
+ Để bắt đầu khoá học chính thức Khoa tổ chức lễ khai giảng. Khoá cao học
chính thứccó từ 12 đến 16 môn học tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể. Các công việc
phải thực hiện cũng là sắp xếp thời gian, địa điểm học, bố trí giảng viên, chuẩn bị
giáo trình, cung cấp tài liệu và các thiết bị hỗ trợ, kiểm tra sau cuối mỗi môn học

và luôn đảm bảo thông tin kịp thời cho học viên về các thay đổi đột xuất và các
chương trình hoạt động mới.
+ Tổ chức thi tốt nghiệp cuối khoá học chính thức là một công việc quan trọng.
Các học viên cao học Việt- Mỹ có học kỳ cuối cùng và thi và thi tốt nghiệp tại Mỹ
nên khoa không phải thực hiện công việc này. Học viên chương trình Việt – Bỉ thi
tốt nghiệp bằng hình thức viết luận văn, như vậy khoa phải tiến hành các công việc
mời giáo viên hướng dẫn, tổ chức buổi lễ bảo vệ luân văn tốt nghiệp.
+ LÔ tốt nghiệp là công việc cuối cùng kết thúc khoá học, được tổ chức long
trọng trong buổi lễ các học viên được trao bằng thạc sỹ bởi đại diện trường đại học
đối tác của chương trình .
Ngoài ra các vấn đề hậu tốt nghiệp cũng được khoa quan tâm nh vấn đề về đánh giá
học viên sau khi họ đã tốt nghiệp,hay tiếp tục duy trỳ mối quan hệ với các học
viên…
• Chương trình cao học Việt- Lào : Đây là chương trình được thực hiện tại Lào
thông qua sự hợp tác giữa trường đại học KTQD và đại học Quốc gia Lào, đây
cũng là lần đầu tiên đại học KTQD có chương trình đào tạo tại nước ngoài và do
khoa Quản Lý đào tạo Quốc Tế trực tiếp phụ trách chương trình. Chương trình
nhằm mục tiêu đào tạo cán bộ quẩn lý kinh tế quản trị kinh doanh cho nước bạn Lào
và động thời hỗ trợ đào tạo giảng viên cho trường Kinh tế và Quản lý thuộc đại
học Quốc Gia Lào. Chương trình cũng là một hoạt đông xúât khẩu giáo dục đồng
thời cũng là hoạt động mang tính chất chính trị cấp quốc gia .
Hiện nay chương trình đã được tiến hành với số lượng học viên là 74. chương
trình đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo CHDCND Lào, của dư luận xã
hội lào, sù theo dõi chặt chẽ của các tổ chức quốc tế và sứ quán các nước Trung
Quốc, Nhật Bản, Pháp…
• Chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế:
Thực hiện chủ trương của Đảng uỷ và sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường,
Khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế đã tìm kiếm đối tác, xây dựng đề án, xin phép chính
phủ, bộ giáo dục và đào tạo thực hiện chương trình cử nhân quản trị kinh doanh
quốc tế với các đối tác nứoc ngoài là Tyndale (Singapore) , tổ chức giáo dục quốc tế

EDEXL, đại học Sunderlan (vương quốc Anh). Đây là chương trình mới có chương
trình đào tạo, giáo trình và phương pháp theo mô hình của Anh, đội ngò giáo viên
quốc tế và Việt Nam do khoa và do EDEXL xét duyệt tuyển chọn.
Chương trình đã tuyển sinh khoá 1 với 137 học viên vào ngày 10/10/2005. đây
là chương trình đầu tiên tại Việt Nam nhưng theo mô hình của Anh. Vì vậy để thực
hiện tốt chương trình, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu, các cán bộ của khoa đã cố
gắng thiết lập mô hình đào tạo, môi trường đào tạo trong điều kiện còn nhiều khó
khăn. Khoa đã chuẩn bị hợp đồng đào tạo chặt chẽ, xây dựng quy trình đào tạo cho
phù hợp, chương trình được sự theo dõi chỉ đạo chặt chẽ của Bộ giáo dục và đào tạo
thu hót sự quan tâm của dư luận xã hội. Hiện nay chương trình đang thực hiện tốt
mục tiêu đề ra tạo môi trường học tập rèn luyện tốt cho sinh viên.
Ngày 11/2 vừa qua Khoa đã tổ chức buổi lễ sơ kết học kỳ đánh giá những kết quả
đã đạt được của học kú I. Nhìn chung các kết quả được đánh giá là tốt về giáo viên,
môi trường học tập, về việc hỗ trợ của khoa…. Qua buổi sơ kết với sự đóng của phụ
huynh và các mục tiêu đã đặt ra . Ban chủ nhiệm chương trình sẽ nỗ nực để khắc
phục những khó khăn để ngày một hoàn thiện chương trình và sẽ cho ra đời những
“sản phẩm” tốt nhất của chương trình .
* Chương trình đào tạo sau đại học về kinh tế và quản lý công trong khuôn khổ dự
án EU. Chương trình đã được tổ chức thí điểm tại Thái Bình và Sơn La với số lượng
học viên là 90 người tham gia
2 Các hoạt động về quản lý và phát triển các dự án, chương trình nâng cao
năng lực đào tạo của nhà trường.
Hiện nay, khoa Quản Lý đào tạo Quốc Tế trực tiếp theo dõi quản lý chung về
hợp tác đào tạo với nước ngoài đồng thời khoa đang quản lý trực tiếp các chương
trình và các dự án đaò tạo và nâng cao năng lực của trường
- Dù án EU đào tạo công chức địa phương về quản lý kinh tế với đối tác là Đại
học tổng hợp AUTONOMA MADRIT, TÂY BAN NHA
+ Nội dung hoạt động của dự án: Biên soạn hệ thống đào tạo tài liệu đào tạo công
chức nhà nước về quản lý kinh tế và quản lý công. Thí điểm đào tạo công chức ở
Sơn La và Thái Bình

+ Kết quả: Xây dựng hai chương trình và hệ thống tài liệu trong đó có 10 bộ giáo
trình tầi liệu, đào tạo giảng dạy cho các môn được biên soạn, 10 cuốn sách giáo
trình được dịch ra tiếng Việt, đào tạo 20 giáo viên của trường trong chương trình,
đào tạo 90 học viên
- Dự án EU về tiêu chuẩn hoá với đối tác là Đại học tổng hợp Hamburg, Đức
+ Nội dung hoạt động: Biên soạn về giáo trình cao học về tiêu chuẩn hoá, chương
trình đào tạo này được khai thác sử dụng cho các nước Châu á trong đó có Việt
Nam, Trung Quèc, Indonesia,
- Chương trình hợp tác với các Đại học của Pháp với đối tác là đại học tổng hợp
Paris 13, Pháp, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp
+ Nội dung hoạt động: Bồi dưỡng giáo viên Đại học kinh tế Quốc dân và Đại học
quốc gia Lào
+ Kết quả: Chuẩn bị cho líp học hệ bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên trường
Kinh tế Quốc dân, phối hợp đối tác tổ chức líp học cho Quốc gia Lào.
- Chương trình hợp tác với ITC, Thụy Sỹ về đào tạo giáo viên với đối tác là trung
tâm đào tạo quốc tế của Thụy Sỹ thuộc WTO
+ Nội dung hoạt động: Tổ chức khoá đào tạo giảng viên cho đại học KTQD
+ Kết quả: Tổ chức thành công cho 3 khoá đào tạo với sự tham gia của 90 lượt
giảng viên, cử 8 giảng viên tham gia hội thảo quốc tế tại Trung Quốc, Campuchia,
Ai Cập
- Chương trình đào tạo giảng viên theo chuẩn quốc tế với đối tác là các đơn vị là
các đơn vị, giảng viên và cộng tác viên trong trường
+ Nội dung: Xây dựng các chương trình tổng thể đào tạo giảng viên hướng theo
chuẩn mực quốc tế của Đại học KTQD
+ Kết quả: Xây dùng chương trình tổng thể theo hướng chuẩn quốc tế, cử được 17
giảng viên của trường tham gia các chương trình hội thảo quốc tế và đào tạo tại
nước ngoài, 20 giảng viên khoa ngoại ngữ kinh tế được đào tạo về phương pháp
giảng dạy ở nước ngoài
* Những ưu thế và hạn chế của các chương trình giáo dục mà khoa đã đạt
được.

Ưu thế:
Thứ nhất là về thị trường: Hiện nay nhu cầu học ở thị trường là rất lớn ta có thể
tạm thời chia làm 2 loại thị trường là thị trường cá nhân và thị trường tổ chức. Cả
hai loại thị trường này đều ngày càng có nhu câù học cao và người học luôn đặt ra
mục đích của việc học tập
+ Thị trường cá nhân: Trong xu hướng phát triển hướng tới nền kinh tri thức hiện
nay, các cá nhân càng có ý thức học tập lấy kiến thứcdo đó nhu cầu học trong
những năm gần đây tăng đáng kể. Có nhiều người muốn học cao học ngay sau khi
tốt nghiệp đại học. Nhiều người quan tâm đến các chương trình học có chất lượng
cao được thực hiện trên sự hợp tác giữa một trường đại học trong nước và một
trường đại học nước ngoài , các chế độ học tập thi cử giống như một chương trình
của nước ngoài. Đây là hình thức du học tại chỗ và du học chuyển tiếp. Chương
trình du học tại chỗ là các học viên không cần phải ra nước ngoài , nhưng vẫn được
học những giáo viên nước ngoài , các chế độ học tập thi cử giống như ở nước
ngoài, kết thúc khoá học trường đại học nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp. Chương
trình du học chuyển tiếp là loại hình đào tạo trong đó trường đại học trong nước
chịu trách nhiệm đào tạo một phần chương trình học, sau khi tốt nghiệp cũng cấp
bằng đại học nước ngoài. Khoa Quản Lý Đào tạo Quốc tế cũng đang thực hiện loại
hình đào tạo này .
+ Thị trường tổ chức: Các doanh nghiệp và tổ chức cũng chú ý nhiều hơn trong
việcđào tạo và bồi dưỡng đội ngò cán bộ, nhân viên. Các doanh nghiệp đều nhận
thấy năng xuất lao động và chất lượng làm việc của nhân viên cán bé tăng lên đáng
kể sau khi được đào tạo. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, thị
trường biến động không ngừng, cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp phải không
ngừng hoàn thiện bắt kịp tốc độ phát triển của thời đại. Điều này đòi hỏi các cán bộ
và đặc biệt là những người quản lý phải có trình độ cao và đươc trang bị nhiều kiến
thức sâu rộng. Vì vậy các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính đã đầu tư cho cán
bộ học các chương trình cao học có chất lượng
Tóm lại thị trường hiện nay là một lợi thế cho các chương trình đào tạo của
Khoa . khách hàng tiềm năng là lớn sè lượng người tham gia dăng ký các

chươngtrình học ngày càng nhiều. Mặt khác trường Đại học KTQD lại là những
trường tiên phong trong công tác đào tạo du học tại chỗ đặc điểm này cũng tạo mét
lợi thế thuận lợi cho Khoa tiến hành các chương đào tạo.
Thứ hai, một ưu thế lớn cho Khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế là uy tín của trường
đại học KTQD và trường đại học đối tác WSU và ULB. Có thể nói cái tên “Kinh tế
quốc dân” là “thương hiệu”mạnh nhất trong đào tạo kinh tế và kinh doanh ở việt
nam. Uy tín đó là tài sản vô hình vô cùng quý giá đối với sù hoạt động và phát triển
của khoa. Trường đại học Tổng hợp Bang Washington nhiều năm liền được đánh
giá là trường đại học tốt nhất Hoa Kỳ, đã thực hiện thành côngnhiều dự án đào tạo
tại nhiều nước trên thế giới. Trong những năm vừa qua WSU là trường được xếp
hạng trong 20 trường công tốt nhất. Trường đại học ULB là trường đại học lâu đời
với gần 200 năm tuổi và có uy tin rất cao tại Châu Âu. Những uy tín mà các
trường đại học có được đã tạo một lợi thế cạnh tranh tốt cho Khoa.
Thứ ba , Khoa Quản Lý Đào tạo Quốc tế còn có đội ngò giảng viên giỏi và
nhiều kinh nghiệm của trường đại học KTQD và trường đối tác WSU và ULB. Đại
học Kinh TÕ Quốc Dân có đội ngò giảng viên được đánh giá là tốt nhất Việt Nam
các giảng viên được tuyển chọn để giảng dạy ở các chương trình là những giảng
viên giỏi nhất. Ngoài ra các kinh nghiệm làm việc trong các chương trình Quốc tế
của các giảng viên nước ngoài kết hợp với hiểu biết thực tế môi trường Việt Nam
của các giảng viên Kinh tế Quốc dân cung cấp những kiến thức có giá trị cả về mặt
chuyên môn cũng như thực tế.
Thứ tư, đó là bằng cấp quốc tế. Bằng các học viên sau khi tốt nghiệp nhận được là
bằng đựơc ‘quốc tế công nhận’. Đây là yếu tố nổi bật trong việc học cao học mà
được phần lớn các học viên quan tâm. Đặc biệt là học viên tốt nghiệp chương trình
Việt – Mỹ sẽ được cấp bằng chuẩn MBA tiêu chuẩn Quốc tế, được chứng nhận bởi
hiệp hội các trường kinh doanh quốc Từ ( AACSSB ). Chương trình cao học Việt –
Mỹ là chương trình duy nhất tại Việt Nam cấp bằng chuẩn này cho học viên.
Những hạn chế:
Thứ nhất Khoa đang phải đối mặt với thách thức của thị trường. Trước kia
mô hình đào tạo hợp tác với quốc tế còn là hình thức mới mẻ ở Việt Nam thì Khoa

đã được trường giao đi tiên phong trong loại hình đào tạo này. Nhưng hiện nay
Khoa phải đối mặt với tình hình cạnh tranh trên thị trường đào tạo Thạc sỹ. Ngoài
các chương trình cao học của các trường đại học trong nước và các chương trình du
học tự tóc do các trung tâm tư vấn du học giới thiệu. Đối thủ cạnh tranh của Khoa
là các dự án du học tại chỗ và du học chuyển tiếp giữa các trường đại học trong
nước và các trường đại học nước ngoài. Vậy thị trường vừa là cơ hội cũng vừa là
thách thức đối với sự phát triển của khoa Quản Lý Đào tạo quốc tế, đòi hỏi khoa
phải ngày một nỗ lực cố gắng tạo được hình ảnh tốt trong mắt các học viên tiềm
năng có như vậy thì mới ngày càng thu hót được nhiều học viên đăng ký theo học
các chương trình của khoa. Thị trường cạnh tranh cũng đòi hỏi khoa phải thận
trọng trong việc lùa chọn các đối tác phù hợp nhất với thị trường giáo dục Việt
Nam.
Thứ hai, là vấn đề học phí của các chương trình học. Học phí cho khoá học
cao học việt- bỉ là 5500 USD học phí của các chương trình cao học việt – mỹ
là1200 USD ngoài ra còn có chi phí sinh hoạt trong thời gian ở Mỹ cộng thêm chi
phí cho TOEFL, GMAT Và khoá học dự bị ước tình khoảng 20 000 USD. Nếu so
sánh với việc đi du học tại nước ngoài thì chi phí này là không lớn. Nhưng đặt trong
điều kiện thu nhập của học viên và các chương trình cạnh tranh khác thì mức học
phí này là cao. Có thể nêu ra một số ví dụ về học phí của các chương trình MBA
hợp tác giữa đại học Bách Khoa và đại học Northcentral ( Mỹ) chỉ có 6500 USD,
MBA hợp tác giữa hội khuyến học việt nam và đại học Nam Columbia( Mỹ ) chỉ
có 6350 USD . H ọc phí cao là một yếu tố làm giảm lợi thế cạnh tranh của các
chương trình. Tuy nhiên mức học phí cao thì phải đảm bảo chất lượng, điều kiện
học tập tốt và môi trường học tập phải làm ‘thoả mãn nhu cầu’ của người học. Nói
về khía cạnh này thì Khoa Quản Lý đào tạo Quốc tế đã và đang làm tốt vấn đề này
và ngày càng làm tốt hơn nữa.

Đánh giá chung:
So với mục tiêu và nhiệm vụ cô thể của khoa thì nhìn chung Khoa đang thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Khoa luôn quan tâm tới nâng cao chất lượng đào

tạo, uy tín của các chương trình dự án. Lấy người học làm trung tâm, quan tâm đến
lợi Ých chính đáng của người học. Bên cạnh các dự án chương trình đào tạo hiện
có, phát triển thêm các chương trình dự án mới. Xây dựng bộ máy quản lý theo
hướng chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế.
3. Các hoạt động về nghiên cứu khoa học
Khoa luôn có biện pháp động viên anh chị em cán bộ của khoa nghiên cứu
khoa học và tư vấn, thu hót giảng viên của trường tham gia vào các hoạt động
nghiên cứu tư vấn nhằm nâng cao năng lực của cán bộ giáo viên của trường.
Cán bộ giáo viên của Khoa luôn chủ động sáng tạo trong công tác, làm tốt
nhiệm vụ được giao, phát triển thêm nhiều ý tưởng, chương trình dự án mới, nhiều
chương trình đã được nhà trường và bộ giáo dục phê chuẩn .
Hợp tác với đối tác nước ngoài tổ chức các khoá bồi dưỡng, tập huấn hội thảo
về nghiên cứu khoa học và tư vấn cho 200 lượt cán bộ giảng viên của trường
Khoa thực hiện nghiên cứu tư vấn khoa học cho Bé y tế, tư vấn cho 1 dự án
của Bộ nội vụ, cán bộ của khoa có 6 bài viết trên tạp chí và hội nghị Quốc tế. Hiện
tại khoa đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về năng lực nghiên cứu và hướng dẫn
nghiên cứu các giáo viên tham gia dự án quốc tế, thực hiện đánh giá học viên sau
khi tốt nghiệp của một số chương trình dự án
Trong thời gian vừa qua, khoa đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực
hiện góp phần to lớn vào lĩnh vực đổi mới nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra khoa còn tham gia tư vấn quản lý cho các tổ chức nh: Công ty VDC,
tham gia tư vấn cho hội liên hiệp phụ nữ…

Chương II: Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực của khoa
I. Nguồn nhân lực của khoa
Tiền thân của khoa là trung tâm CRETICE khi mới thành lập có 8 cán bộ
chính thức. Hiện nay tổng số lao động của khoa là 17 cán bộ quản lý so với trung
tâm khi mới thành lập thì số lao động tăng lên 2 lần trong khi khối lượng công việc
tăng lên nhiều hơn so với tăng số lao động. Tình hình lao động của khoa được thể
hiện thông qua cơ cấu lao động như sau:

Ta có cơ cấu trình độ chuyên môn : tổng số lao động :17
Trình độ chuyên môn Người %
Cử nhân 8 47. 06
Thạc sĩ 7 41.18
Tiến sĩ 2 11.76

Nhận xét : qua bảng cơ cấu trên ta thẩy số lượng lao động của khoa là
không nhiều so với các nhiệm vụ mà nhà trường giao cho khoa. Qua bảng trình độ
chuyên môn của lao động ta thấy chất lượng nguồn nhân lực của khoa là cao.
Qua nghiên cưu còn nhân thấy đa sè cán bộ được đào tạo cao học ở nước
ngoài trong đó có mét sè cán bộ được đào tạo trong các chương trình tại khoa và
các cán bộ được cử đến các trường và các tổ chức nước ngoài học hỏi cách thức
quản lý.
Cơ cấu theo loại lao động: tổng: 17 người
Loại lao động Người %
Biên chế 7 41.18
Hợp đồng 5 29.41
Cộng tác viên 5 29.41

Với bảng cơ cấu lao động nh trên ta thấy rằng lao động theo biên chế Ýt đa
số lao động là hợp đồng có hợp đồng với trường và hợp đồng với khoa ,và các cộng
tác viên.
Với sè lao động khá hạn chế trong khi quản lý số chương trình,dự án công việc lớn
và ngày càng gia tăng, khoa có cơ cấu nhân sự hết sức linh hoạt. tuỳ từng dự án
chương trình mà trung tâm có thêm cộng tác viên,các chuyên gia giúp đỡ thực hiện
chương trình làm cho số cán bộ tham gia vào hoạt động trường xuyên của khoa có
thể tăng lên nhiều hơn sè những lao động trên.

Cơ cấu lao động theo giới tính:
Giới tính Người %

Nam
5 29.4
Nữ 12 70.6

Nhìn vào bảng cơ cấu ta nhận thấy rằng có sự chênh lệch giữa lao động nam
và nữ. Lao động nữ chiếm đa số lao động trong khoa.
II Quản trị nguồn nhân lực
Khoa quản lý đào tạo quốc tế là một đơn vị hành chính thuộc sự quản lý của
trường Đại học KTQD, do đặc trưng về nhiệm vụ, công việc khác với các khoa
khác trong trường nên có các đặc trưng riêng. Các hoạt động quản trị nhân lực của
khoa như sau:
1. Phân tích công việc khoa quản lý đào tạo quốc tế
Trêncơ sở chức năng nhiệm vụ của khoa được hiệu trưởng nhà trường giao
cho, Khoa đã tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức, tiến hành phân tích công việc xác
định rõ và mô tả công việc thuộc Khoa .
Khoa đã thực hiện phân tích công việc cho hầu hết vị trí công việc trong
khoa và trong dự án lớn nh dù án Việt – Bỉ. Tuy nhiên không phải tất cả các vị trí
công việc đã được thực hiện phân tích, nhiều vị trí công việc đã được phân tích hiện
tại vẫn chưa đáp ứng thực hiện thực tế công việc và có sự thay đổi nên cần có sự
sửa đổi cho phù hợp. Hiện nay Khoa đang tiến hành xây dựng lại phân tích công
việc cho dù án Việt – Bỉ. Nhiều bản mô tả công việc chưa được xây dựng đầy đủ.
Trong thời gian tới (2005 – 2008) khoa sẽ thực hiện phân tích công việc xây dựng
hoàn chỉnh bản mô tả công việc cho từng vị trí công việc từ đó làm căn cứ cho các
hoạt động nhân sự khác tốt hơn.
2. Vấn đề tuyển dụng
Khoa đào tạo quốc tế là đơn vị thuộc sự quản lý của trường nên nhân sự
trong khoa đa số do trường cử xuống. Khi khoa có nhu cầu nhân sự thì sẽ có văn
bản đề nghị trường bổ sung nhân sự cho khoa. Mảng lao động này khoa không trực
tiếp tuyển dụng. Loại lao động này bao gồm lao động biên chế và kí hợp đồng của
trường. Với số lượng lao động hạn chế trong khi việc quản lý các dự án lớn đang

ngày gia tăng nên khoa có cơ chế nhân sự linh hoạt, tuỳ từng dự án mà khoa có
thêm các cộng tác viên và các chuyên gia giúp đỡ thực hiện chương trình. Khoa có
quyền được huy động rộng rãi lực lượng cán bộ và giảng viên trong và ngoài trường
tham gia các hoạt động giảng dạy nghiên cứu và quản lý của khoa. Khoa còn xây
dựng mạng lưới cộng tác viên bên ngoài nh các giáo sư chuyên gia ở các trường đại
học, văn phòng Chính phủ, Công ty VDC để huy động và hoạt động đào tào, nghiên
cứư, tư vấn
Hiện tại khoa có 7 lao động quản lý thuộc biên chế, 5 lao động kí hợp đồng
với trường, 5 lao động biệt phái của các đơn vị khác trong và ngoài trường làm việc
cho các dự án của khoa, có 1 lao động quản lý là người nước ngoài làm việc tại
khoa. Về vấn đề tuyển dụng một chuyên gia nước ngoài về làm việc tại khoa gặp rất
nhiều khó khăn mà khoa phải trực tiếp đảm nhận. Ngoài những lao động quản lý
hoa còn có một số lượng lớn các giảng viên tham gia giảng dạy cho các chương
trình dự án việc tuyển chọn những giảng viên giỏi đảm bảo tham gia giảng dạy đạt
kết quả cao( thể hiện ở việc học viên cũng tham gia đánh giá giảng viên)
Trong tiến trình thực hiện các dự án khoa cũng thường xuyên gặp phải khó khăn
trong việc thu hót các giảng viên phù hợp để đảm nhận việc giảng dạy.
3. Bè trí phân công lao động : Hoạt động của khoa là thực hiện các chương
trình dự án với khối lượng công việc lớn và lượng lao động Ýt nên hầu hết cấn bộ
của khoa đều kiêm nhiêm các vị trí công việc. Việc bố trí và phân công lao động đã
có phương án báo cáo hiệu trưởng ( qua phòng tổ chức cán bộ). Ngoài ra khoa còn
linh hoạt trong phân công lao động. Qua bảng phân bè lao động của khoa việc bố trí
và sử dụng lao động hợp lý với số lượng lao động còn hạn chế mà vẫn đam bảo tất
cả các hoạt động của khoa.việc một lao động kiêm nhiệm các công việc khác nhau
cho thấy khả năng làm việc của các cán bộ của khoa là rất tốt,các cán bộ của Khoa
làm việc năng động, nhiệt tình có tâm huyết và đòi hỏi trình độ đào tạo cũng như
trình độ chuyên môn của cán bé là rất cao . Tuy nhiên nếu mà một cán bộ phải đảm
nhân quá nhiều vị trí công việc thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công
việc do đó đây còng là vấn đề khoa cần quan tâm .
4. Động lực

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp nên với mức lương không cao so với
trình độ và năng lực làm việc của các cán bộ trong khoa . vậy khoa đã làm thế nào
để duy trì được đội ngò lao động có chất lượng cao?
Khoa đã tạo một môi trường làm việc thân thiện, cới mở giữa các cán bộ
trong khoa. Làm việc cho khoa cán bé nhân viên có cơ hội được đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, hiện nay có một số cán bộ của khoa đang học tập và nghiên
cứu tại nước ngoài, làm việc cho khoa thì người lao động có cơ hội được làm việc
trong môi trường quốc tế.
Khoa luôn quan tâm đến công tác thi đua lấy thi đua là biện pháp quan
trọng nhằm phát huy sáng kiến, tạo động lực cho anh chị em trong đơn vị.
5. Đánh giá thực hiện công việc.
Việc đánh giá thực hiện công việc khoa thực hiện đánh giá theo quy định
của trường sau mỗi một học kỳ, và theo năm học theo tiêu chuẩn đánh giá của
trường . đối với khoa công việc đánh giá thực hiện công việc cũng được thực hiện
nhưng không phải là thường xuyên.
6. Thù lao
Cán bộ công nhân viên của khoa được hưởng mức lương theo chế độ thang
bảng lương của trường. Ngoài ra khoa là đơn vị hoạt động có thu nên cán bộ trong
khoa còn có thêm phần thu nhập
Nhận xét : Khoa Quản lý Đào tạo Quốc tế có nguồn nhân lực trẻ nhiệt tình
, tâm huyết với khoa. Sè lượng lao động quản lý của khoa không nhiều nhưng luôn
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vô của trường giao và ngoài ra khoa còn có một số
hoạt động thuộc khoa cũng được hoàn thành. Chất lượng nhân lực của khoa là cao
các cán bộ quản lý của khoa đều có trình độ từ cử nhân trở lên có phần lớn cán bộ
được đào tạo cao học ở nước ngoài và cán bộ công nhân viên của khoa có nhiều
kiến thức về thực tiễn.
Các hoạt động quản trị nhân sù của khoa hầu hết đều do trường quản lý . Nhưng
do đặc điểm hoạt động của khoa nên khoa có linh hoạt trong các vấn đề quản lý
nhân sù .
Chương III : định hướng nghiên cứu cho giai đoạn 2


Sau một quá trình thực tập tại khoa Quản Lý Đào tạo Quốc tế đến nay đã hoàn
thành giai đoan I là thực tập tổng hợp. Để tiếp tục thực tập giai đoạn 2 là thực tập
chuyên đề hướng nghiên cứu của tôi là tiếp tục tìm hiểu các hoạt động chung của
khoa, các hoạt động quản lý và đi sâu tìm hiểu hoạt động “ phân tích công việc
công việc ”. Qua nhận thấy thực trạng phân tích công việc đã và đang được tiến
hành tại khoa, nhận thấy công tác phân tích công việc là trung tâm cho tất cả các
hoạt động nhân sù khác được tiến hành tốt hơn.
MỤC LỤC
CH NG I: T ng quan v khoa qu n lý đ o t o qu c tƯƠ ổ ề ả à ạ ố ế 1
I. Qúa trình hình th nh v phát tri n c a khoa Qu n Lý o t o Qu c tà à ể ủ ả Đà ạ ố ế 1
1. B i c nh ra iố ả đờ 1
2.M c tiêu,ch c n ng, nhi m v c a khoa Qu n Lý o t o Qu c tụ ứ ă ệ ụ ủ ả Đà ạ ố ế 2
2.1 M c tiêuụ 2
2.2 Ch c n ng c a khoaứ ă ủ 2
2.3 Nhi m v cô th c a khoa nhệ ụ ể ủ sau: 2
3.1 Ban ch nhi m khoa:ủ ệ 4
3.2 Các ban ch c n ng c a khoa:ứ ă ủ 5
3.3 Các ch ng trình (ho c d án)ươ ặ ự 5
3.4 Trung tâm: 5
II. Th c tr ng ho t ng v nh ng k t qu ã t c c a khoa Qu n Lý ự ạ ạ độ à ữ ế ảđ đạ đượ ủ ả
o t o Qu c tĐà ạ ố ế 6
1. Tr c ti p h p tác o t o v i n c ngo iự ế ợ đà ạ ớ ướ à 6
2 Các ho t ng v qu n lý v phát tri n các d án, ch ng trình nâng cao ạ độ ề ả à ể ự ươ
n ng l c o t o c a nh tr ng.ă ự đà ạ ủ à ườ 12
3. Các ho t ng v nghiên c u khoa h cạ độ ề ứ ọ 17
Ch ng II: Ngu n nhân l c v qu n tr ngu n nhân l c c a ươ ồ ự à ả ị ồ ự ủ
khoa 18
I. Ngu n nhân l c c a khoaồ ự ủ 18
II Qu n tr ngu n nhân l cả ị ồ ự 19

1. Phân tích công vi c khoa qu n lý o t o qu c tệ ả đà ạ ố ế 19
2. V n tuy n d ngấ đề ể ụ 19
4. ng l cĐộ ự 20
5. ánh giá th c hi n công vi c.Đ ự ệ ệ 21
6. Thù lao 21
Ch ng III : đ nh h ng nghiên c u cho giai đo n 2ươ ị ướ ứ ạ 21
MỤC LỤC
CH NG I: T ng quan v khoa qu n lý đ o t o qu c tƯƠ ổ ề ả à ạ ố ế 1
I. Qúa trình hình th nh v phát tri n c a khoa Qu n Lý o t o Qu c tà à ể ủ ả Đà ạ ố ế 1
1. B i c nh ra iố ả đờ 1
2.M c tiêu,ch c n ng, nhi m v c a khoa Qu n Lý o t o Qu c tụ ứ ă ệ ụ ủ ả Đà ạ ố ế 2
2.1 M c tiêuụ 2
2.2 Ch c n ng c a khoaứ ă ủ 2
2.3 Nhi m v cô th c a khoa nhệ ụ ể ủ sau: 2
3.1 Ban ch nhi m khoa:ủ ệ 4
3.2 Các ban ch c n ng c a khoa:ứ ă ủ 5
3.3 Các ch ng trình (ho c d án)ươ ặ ự 5
3.4 Trung tâm: 5
II. Th c tr ng ho t ng v nh ng k t qu ã t c c a khoa Qu n Lý ự ạ ạ độ à ữ ế ảđ đạ đượ ủ ả
o t o Qu c tĐà ạ ố ế 6
1. Tr c ti p h p tác o t o v i n c ngo iự ế ợ đà ạ ớ ướ à 6
2 Các ho t ng v qu n lý v phát tri n các d án, ch ng trình nâng cao ạ độ ề ả à ể ự ươ
n ng l c o t o c a nh tr ng.ă ự đà ạ ủ à ườ 12
3. Các ho t ng v nghiên c u khoa h cạ độ ề ứ ọ 17
Ch ng II: Ngu n nhân l c v qu n tr ngu n nhân l c c a ươ ồ ự à ả ị ồ ự ủ
khoa 18
I. Ngu n nhân l c c a khoaồ ự ủ 18
II Qu n tr ngu n nhân l cả ị ồ ự 19
1. Phân tích công vi c khoa qu n lý o t o qu c tệ ả đà ạ ố ế 19
2. V n tuy n d ngấ đề ể ụ 19

4. ng l cĐộ ự 20
5. ánh giá th c hi n công vi c.Đ ự ệ ệ 21
6. Thù lao 21
Ch ng III : đ nh h ng nghiên c u cho giai đo n 2ươ ị ướ ứ ạ 21
Mục lục

×