Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sự vận dụng quy luật này ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.36 KB, 18 trang )

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Đề bài:
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 11
Môn học : Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Mã học phần : 1403MLNP0111
Khoa : Kế toán – Kiểm toán
Trang 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
V/v: thảo luận nhóm môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
I- Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian: 14h00, ngày 01 tháng 04 năm 2014.
2. Địa điểm: trường đại học Thương Mại.
II- Thành phần tham dự:
1. Chủ trì cuộc họp: Bùi Thị Thu Trang - nhóm trưởng.
2. Thư ký: Nguyễn Thị Trà
3. Các thành viên nhóm 11 lớp học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Bùi Huyền Trang, Nguyễn Thị Trang (49D3), Nguyễn Thị Trang (49D6), Vũ Thị Huyền
Trang, Hoàng Trần Thanh Vân, Lê Thị Vân, Bùi Thị Kim Xoa.
III- Nội dung cuộc họp:
1. Các thành viên trong nhóm đọc và tìm hiểu chung về đề tài thảo luận của nhóm: “Quy
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận
dụng quy luật này ở Việt Nam”.


2. Các thành viên đưa ra ý kiến xây dựng dàn ý bài thảo luận.
3. Nhóm trưởng phân công tìm hiểu theo dàn ý của đề tài thảo luận:
- Lời mở đầu + kết luận + tài liệu tham khảo: Bùi Thị Thu Trang 49D5
- Lực lượng sản xuất: Nguyễn Thị Trà 49D1
- Quan hệ sản xuất: Bùi Huyền Trang 49D1
Trang 2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: Nguyễn Thị Trang
49D3 và Nguyễn Thị Trang 49D6
- Các giai đoạn kinh tế Việt Nam: Hoàng Trần Thanh Vân 49D1 và Lê Thị Vân
49D3
- Nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về quy luật…: Bùi Thị Kim Xoa D4
- Các chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế của Đảng và Nhà nước ta: Vũ Thị
Huyền Trang D3
Cuộc họp kết thúc lúc 15h30 ngày 01 tháng 04 năm 2014.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 3
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2014
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
V/v: thảo luận nhóm môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
I.Thời gian, địa điểm:
1. Thời gian: 14h ngày 08 tháng 04 năm 2014
2. Địa điểm: trường Đại học Thương Mại
II. Thành phần tham dự:
1. Chủ trì cuộc họp: Bùi Thị Thu Trang – nhóm trưởng
2. Thư ký: Nguyễn Thị Trà
3. Các thành viên nhóm 11 lớp học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin: Bùi Huyền Trang, Nguyễn Thị Trang (49D3), Nguyễn Thị Trang (49D6), Vũ Thị

Huyền Trang, Hoàng Trần Thanh Vân, Lê Thị Vân, Bùi Thị Kim Xoa.
III. Nội dung cuộc họp:
1. Các thành viên nộp phần công việc được phân công cho nhóm trưởng.
2. Nhóm trưởng và các thành viên cùng đọc và sửa lỗi trong bài thảo luận.
3. Nhóm trưởng phân công công việc:
- Làm slide: Lê Thị Vân, Nguyễn Thị Trang (49D3), Vũ Thị Huyền Trang
- Thuyết trình: Bùi Thị Thu Trang
- Chuẩn bị câu hỏi phản biện: Bùi Thị Kim Xoa, Hoàng Trần Thanh Vân
- Chuẩn bị lý thuyết các câu hỏi phản biện của các nhóm khác: Bùi Huyền
Trang, Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Thị Trang (49D6)
Cuộc họp kết thúc lúc 16h45 ngày 08 tháng 04 năm 2014.
Thư ký
Nguyễn Thị Trà
Chủ trì cuộc họp
Bùi Thị Thu Trang
Trang 4
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
A. LỜI MỞ ĐẦU
Theo Ăng – ghen: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật
là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất”. Trong lịch sử
sản xuất vật chất của nhân loại đã hình thành mối quan hệ khách quan phổ biến: con
người phải quan hệ với tự nhiên để biến đổi giới tự nhiên.
Trang 5
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
C.Mác đã kết luận xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ở
mỗi giai đoạn tồn tại một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tiến bộ xã hội là sự vận
động theo đúng hướng tiến lên của các hình thái kinh tế xã hội khác mà nguồn gốc là sự
phát triển của sản xuất. Sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội là do tác động của
các quy luật khách quan. Trong đó phải nói đến quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với tiềm năng
lao động lớn, cần cù, sáng tạo và có kinh nghiệm lao động nhưng công cụ lao động còn
thô sơ. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng quy luật trên và có những hướng đi nào
để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong nền kinh tế nước ta?
B. NỘI DUNG
Chương I: Nhận thức về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
I- Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
1. Lực lượng sản xuất:
Trang 6
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản
xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải
biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi
các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Lực
lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động là
những vật phẩm, những yếu tố, điều kiện để con người tác động vào đối tượng nhằm tạo
ra sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tư liệu lao động gồm: công cụ lao động và các
phương tiện lao động. Công cụ lao động là những vật dụng con người dùng để truyền
sức lao động vào đối tượng lao động để biến chúng thành những sản phẩm lao động nhất
định. Các phương tiện lao động khác phục vụ quá trình sản xuất như hệ thống điện, nhà
xưởng, kho bãi… Đối tượng lao động là những vật phẩm mà con người tác động vào để
cải tạo chúng thành các sản phẩm phục vụ cho đời sống của mình. Có 2 dạng đối tượng
lao động là đối tượng có sẵn trong tự nhiên như đất đai, động thực vật, tài nguyên
khoáng sản và những đối tượng đã qua quá trình lao động của con người nhưng chưa
thành sản phẩm cuối cùng (nguyên vật liệu). Trong các yếu tố trên thì công cụ lao động
là yếu tố quan trọng nhất và linh hoạt nhất của tư liệu sản xuất vì công cụ lao động thể
hiện được trình độ của lực lượng sản xuất; quá trình phát triển của khoa học công nghệ
thực chất lấy việc phát triển công cụ lao động làm trung tâm.

Người lao động: là những người trong độ tuổi lao động đủ điều kiện tham gia vào
quá trình sản xuất của cải cho xã hội: có nhu cầu lao động, đủ sức khoẻ, độ khéo léo
trong quá trình lao động, đủ khả năng tiếp thu những công nghệ kĩ thuật mới, có ý thức
nghề nghiệp, có văn hoá người lao động, … để tạo nên năng suất lao động xã hội ngày
càng cao. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định trong quá trình
sản xuất, người lao động dùng trí thông mình cùng với sự hiểu biết và kinh nghiệm lao
động luôn luôn không ngừng biến đổi công cụ lao động để đạt năng suất lao động cao
nhất và ít hao tổn sức lực nhất.
Như vậy, lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất
của quá trình sản xuất, không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu
Trang 7
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
thiếu một trong hai nhân tố người lao động và tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.
2. Quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất
và tái sản xuất xã hội).
Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức
quản lý sản xuất, quan hệ về phân phối sản phẩm làm ra. Quan hệ về sở hữu tư liệu sản
xuất là quan hệ giữa con người đối với tư liệu sản xuất. Quan hệ về tổ chức quản lý quá
trình sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi của cải vật chất
như: phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động hay quan hệ giữa người quản
lý với công nhân. Quan hệ về phân phối kết quả của quá trình sản xuất là quan hệ chặt
chẽ với nhau và cùng một mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư kiệu sản
xuất để cho chúng không ngừng tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nâng cao
phúc lợi người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước.
Trong ba mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ
xuất phát, cơ bản và đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong xã hội. Quan hệ giữa người
với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất chính của toàn xã hội thể hiện quyền hợp
pháp của cá nhân hay cộng đồng đối với tư liệu sản xuất. Giai cấp nào nắm tư liệu sản

xuất thì nắm quyền quản lý và phân công lao động, nắm quyền phân phối.
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành một cách khách quan
trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. C.Mác
viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể
sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và
để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ
và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản
xuất”. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất; giữa ba mặt của quan hệ sản
xuất thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự
vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
II- Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 8
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Như C.Mác đã nói: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có
những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ, tức những quan hệ
sản xuất, những quay luật này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng
sản xuất vật chất của họ”. Đây được coi là tư tưởng về “quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.
1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản
xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:
Trong một phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất
biện chứng với nhau. Tính thống nhất này tạo nên sự ổn định và phát triển bền vững của
phương thức sản xuất.
Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù
hợp với lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản
xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình đó. Lực lượng lao động quy
định sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất là cái biến đổi đầu
tiên và luôn luôn biến đổi còn quan hệ sản xuất ổn định hơn và biến đổi chậm hơn so với
lực lượng sản xuất. Mà công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản

xuất nên trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc và tạo ra năng
suất cao thì phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động, chế tạo ra những công cụ lao
động mới. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, mạnh sẽ hình thành nên một lực lượng
sản xuất mới trong khi quan hệ sản xuất vẫn chưa biến đổi nhiều. Khi đó lực lượng sản
xuất mới mẫu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có đã trở nên lỗi thời lạc hậu. Mâu thuẫn
này được biểu hiện bằng các cuộc đấu tranh giai cấp để có được tư liệu sản xuất, tổ chức
quản lí và phân phối.
Quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất nên nó luôn có
khả năng tác động trở lại sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động
này có thể diễn ra theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực. Quan hệ sản xuất tác động
phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất thì nó sẽ mở ra khuynh
Trang 9
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
hướng phù hợp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngược lại, nếu quan hệ
sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất thì nó có thể kìm hãm, triệt tiêu động lực
phát triển của lực lượng sản xuất hoặc những;2 yếu tố của quan hệ sản xuất vượt trước
một cách giả tạo trình độ lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ
trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ
thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối và
phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái
độ của tất cả người lao động, tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự
phát triển công cụ sản xuất.
Tóm lại, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng của một
thể thống nhất không thể tách rời. Nếu lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá
trình sản xuất, là cấu thành của lịch sử nhân loại thì quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
của quá trình sản xuất, là cơ sở hiện thực của hoạt động sản xuất tinh thần và những thiết
chế tương ứng trong xã hội.
2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ thống nhất có
bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn:
C.Mác đã nói: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản

xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có…, trong đó từ
trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát
triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực
lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Trong phạm vi
tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội xác định, lực lượng sản xuất của xã
hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác – sử dụng và phát triển trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn
tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng
vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nó. Những quan hệ sản xuất
này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng
sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó. Từ đó xuất hiện nhu
Trang 10
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc
quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận
động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một quá trình đi từ sự
thống nhất đến những khác biệt và đối lập, xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách
quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động biện chứng này đã làm cho các phương thức
sản xuất phát triển từ thấp đến cao, thay thế kế tiếp nhau trong lịch sử.
Lịch sử xã hội đã trải qua 5 phương thức sản xuất: phương thức sản xuất cộng sản
nguyên thủy, phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Các phương thức sản xuất này là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất theo quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất”.
3. Vai trò của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất:
Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự
vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó, sự vận động, phát triển của toàn

bộ đời sống xã hội, sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại từ phương thức sản xuất
thấp lên phương thức sản xuất cao hơn. Đồng thời đây cũng là cơ sở để giải thích một
cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện tượng xã hội và các sự biến đổi
trong đời sống chính trị, văn hóa của các cộng đồng người trong lịch sử.
Chương II: Sự vận dụng quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất” ở Việt Nam
I- Sơ lược các giai đoạn của nền kinh tế Việt Nam
1. Trước năm 1954:
Giai đoạn này, nước ta là thuộc địa của Pháp. Khi đó, nước ta một mặt phải chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc, một mặt lao động sản xuất phục vụ đời sống, tiền phương cho chiến
Trang 11
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
tranh. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Những năm 1920 – 1940, khủng
hoảng kinh tế thế giới vào những thập niên 30, Pháp đã không kháng cự được nền kinh
tế của mình khi Pháp đã bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, còn ở Đông Dương, kinh tế bị
giảm sút mạnh cho tới khi Nhật Bản nhập cuộc để bành trướng thuộc địa và thành lập
các chính quyền thân Nhật ở Đông Nam Á gây ra những biến động lớn về chính sách
kinh tế thuộc địa thời bấy giờ. Thời kỳ 1945 – 1954, hầu như kinh tế không còn phát
triển mạnh, bởi lẽ phong trào cách mạnh Việt Minh nổ ra khắp Việt Nam, cái lợi ở Đông
Dương hiện nay là kinh tế vẫn tư bản hóa ở miền Nam trong khi Việt Minh đứng lên
chống Pháp và cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Chính sách cải cách nông nghiệp và nông
thôn thực thi trong thời kỳ 1945 - 1954 thiên về việc thiết lập một nền dân chủ ở nông
thôn và huy động năng lực sản xuất của toàn dân vào công trình kháng chiến dành độc
lập.
2. Giai đoạn 1954-1975:
Sau nhiều năm dưới chế độ thực dân và chiến tranh, vào thời điểm năm 1954 tình
trạng nông nghiệp và nông thôn Miền Bắc trở nên bi đát. Chính sách cải cách nông
nghiệp và nông thôn đã được thể hiện qua các kế hoạch thực thi ở Miền Bắc trong các
năm 1954 - 1975. Quá trình xã hội chủ nghĩa hoá nông nghiệp và nông thôn giai đoạn
này thay đổi trên bốn phương diện: hình thức sở hữu đất, hình thức canh tác nông

nghiệp, hình thức lao động và hình thức phân phối thu nhập trên quá trình cải cách nông
thôn và phát triển nông nghiệp. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Miền Bắc vẫn tiếp
tục chương trình tập thể hoá nông nghiệp. Tuy vận động xã hội chủ nghĩa hoá tiếp tục
tiến hành, chiến tranh đã mang đến một ảnh hưởng không nhỏ trên tiềm năng sản xuất
nông nghiệp Miền Bắc. Để đối phó với nhu cầu tối khẩn của chiến tranh chính phủ phải
thuyên giảm ngân sách dành cho bộ môn nông nghiệp để duy trì mức sản lượng đã đạt
đến từ trước.
3. Giai đoạn 1976-1986:
Trang 12
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động
(gồm công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền kinh tế hoạt
động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động
kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế
tư nhân bị cấm. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Kinh tế thời kỳ này còn được
gọi là thời kỳ “bao cấp”.
4. Giai đoạn 1986-2006:
Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam, từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, tuy vẫn bị giới hạn với
cụ từ "kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước". Kinh tế Việt Nam bắt đầu có
những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự
cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, “gắn liền
với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện” với phương hướng: “thiết lập quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” và “phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu, tình

trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án
đầu tư vốn nước ngoài.
5. Giai đoạn 2006-2012:
Năm 2006, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn, như Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn
Công nghiệp Cao su được thành lập. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững
lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-
2010. Giai đoạn này, một số Tập đoàn kinh tế Nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines
Trang 13
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
được dành rất nhiều tiền từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng do sai lầm trong quản lý nên
lâm vào khủng hoảng, gây lãng phí rất lớn. Năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều nguyên
nhân, trong đó có một phần từ Nghị quyết 11 đã thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế
Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn.
6. Hiện nay:
Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục với các mục tiêu kinh tế: tăng
cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Để thực
hiện các mục tiêu trên, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực để tạo niềm tin cho thị trường,
tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn
giãm thuế. Năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn
đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Hiện nay là thời điểm
thích hợp, là thời cơ để đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, tạo bước ngoặt làm thay đổi
tình hình.
II- Sự vận dụng quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất” ở Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta đã có những phương hướng, chính sách nào để phát triển nền kinh
tế? Và sự vận dụng quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất” đã được vận dụng ở nước ta như thế nào?
1. Nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”:
Sau năm 1975, nước ta hoàn toàn giải phóng. Nền kinh tế vẫn là nền kinh tế nông nghiệp

tự cung tự cấp kém phát triển. Đảng Cộng sản còn non yếu, các cán bộ chủ chốt còn yếu
về năng lực. Trong cơ chế quản lý kinh tế, nước ta chưa có sự thống nhất giữa quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất. Nước ta thiết lập chế độ công hữu giữa hai hình thức sở
hữu toàn dân và tập thể. Nhà nước ra sức vận động nhân dân tham gia vào các hợp tác
xã, mở rộng phát triển quy mô nông trường quốc doanh, các nhà máy, xí nghiệp nhưng
lại không để ý đến lực lượng sản xuất. Thời kỳ này, người lao động còn yếu về trình độ
Trang 14
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
chuyên môn vì đại đa số họ đều thuần nông và đi lên từ chế độ xã hội cũ trong chiến
tranh. Trước tình hình kinh tế đất nước, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI đã đưa
ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc: “Nhất thiết phải theo
quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp”
2. Mục tiêu, phương hướng phát triển nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta:
Trong quá trình tìm kiếm đưa nền kinh tế phát phát triển đi lên, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã khẳng định: “xây dựng nước ta thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lục lượng sản xuất…”. Mục tiêu
đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội và hoàn cảnh cụ thể của
xã hội Việt Nam, cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước
ta. Quán triệt quan điểm thực tiễn cơ bản và hàng đầu của triết học Mác thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn của Mác – Lênin. Mục tiêu mà Đảng VIII đề ra là sự hoà hợp cụ thể
thống nhất về hình thức kinh tế xã hội, luôn đúng đắn sáng tạo mối quan hệ cơ bản,
bản chất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Trong thời hiện đại mọi sự
phát triển đều chịu sự tác động mạnh mẽ của khoa khọc xã hội vì vậy con đường ngắn
nhất để đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển là phải công nghiệp hoá gắn liền với
giao thông công nghệ. Đại hội Đảng khoá VII Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận
định đúng đắn về vấn đề này như sau “trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đồi sống
khoa khọc phải gắn liền với hiện đại hoá, nâng cao trình độ công nghệ tận dụng thế
của nước đi sau chúng ta tập trung hết cho việc tiếp thu những thành tựu khoa khọc thế

giới…”
Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ thứ X của Đảng (năm 2006) đã đề ra chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển
và hoàn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển đất nước 5 năm tới (2006-2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng…
Trang 15
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
3. Các chính sách kinh tế và pháp luật kinh tế của Đảng và Nhà nước ta:
• Xây dựng nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần, vận hành theo kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước
- Ưu tiên hàng đầu việc phát triển của lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của đất
nướcvào nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển kinh tế hiện đại nâng cao đời
sống nhân dân
- Phát triển lực lượng sản xuất (tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, khoa học kĩ thuật, kinh
nghiệm…. của nhiều nước đi trước)
- Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nền kinh tế trong thời kì quá độ ở nước ta còn nhiều hình thức sở hữu tồn tại nhưng sở
hữu toàn dân và sở hữu tập thể đóng vai trò nền tảng, thành phần kinh tế đóng vai trò
chủ đạo
- Quản lý kinh tế phải trên nguyên tắc kết hợp quản lý bằng kế hoạch hóa của nhà nước
với kinh tế thị trường
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối: phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân
phối theo mức độ đóng góp vốn, các nguồn khác và qua phúc lợi xã hội
- Để đạt đc mục tiêu phát triển kinh tế nước ta cần phải phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt
là nguồn nhân lực
• Kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
- Với hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, chúng ta nhận thức rõ vai trò đối với sự
phát triển của nhân loại, đồng thời những hạn chế về mặt lịch sử
- Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân ta không thể đi theo con đường tư bản chủ nghĩa,
mà thực hiện bỏ qua giai đoạn phát triển hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa, xây

dựng chủ nghĩa xã hội như mục tiêu đề ra.
• Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội
+ Để đảm bảo sự định hướng XHCN phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát
huy dân chủ, nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân lao động; xác lập vai trò thống
trị đời sống tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hoá mới - nền văn hoá tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; chú trọng giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo, dân tộc nhằm phát huy sức mạnh đoàn
kết toàn dân. Vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
4. Các hoạt động thực tiễn vận dụng quy luật: “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
Trang 16
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Lực lượng sản xuất đang không ngừng phát triển, nhà nước ta chủ trương đa dạng
các quan hệ sản xuất đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
lực lượng sản xuất đem lại nhiều tích cực
- Giai đoạn 2000-2005 nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao GDP bình quân mỗi năm đạt
7,5%. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%. GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ
đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng
- Từ một nước thiếu ăn, việt nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn t2 trên thế giới. năm
2005, đứng t2 về xuất khẩu gạo, t2 về cà phê, t4 về cao su, thứ nhất về hạt tiêu, và t2 về
điều
- Giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân5 năm đạt 7%
- Trong 5 năm vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch, tổng số
vốn đăng kí mới và tăng thêm đạt tỷ USD gấp 2,7 lần kế hoạch đặt ra và gấp hơn 7 lần
so với giai đoạn 2001-2005
- Tổng số vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu, giải
ngân ước khoảng 13,8 tỷ USD vượt 16%.
-

C. KẾT LUẬN
Như vậy, mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ
hữu cơ, không thể tách rời. Trong đó lực lượng sản xuất đóng vai trò quan trọng, quyết
định, nó là nội dung còn quan hệ sản xuất giữ vai trò hình thức của phương thức sản
xuất. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào quan hệ sản xuất cũng phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy cần phải hiểu và vận dụng quy luật sản xuất
phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất một cách đúng đắn để có
được phương thức sản xuất tiến bộ, phù hợp. Nếu Đảng và Nhà nước ta vận dụng đúng
quy luật trên và có phương pháp điều hòa quan hệ lực lượng sản xuất thì nước ta sẽ
nhanh chóng có được những thành quả như mong đợi trong quá trình đổi mới, công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trang 17
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin – NXB Chính trị Quốc
gia
2. Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng
3. Tài liệu “Lê - nin toàn tập”
4. Tạp chí phát triển kinh tế
5. Góp phần hướng dẫn học tập môn Triết học Mác – Lênin tập 2 – NXB Chính trị Quốc
gia năm 2003
Trang 18

×