Đề tài: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Lý
luận và thực tiễn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 20 mươi năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế đất nước, vấn
đề thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tiếp tục
bàn luận.
Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
và Trung Âu đồng nghĩa với sự sụp đổ của mô hình CNXH dựa trên nền tảng
chế độ sở hữu - công hữu đơn nhất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Khi mô
hình hiện thực sụp đổ, sự hoài nghi cơ sở lý luận chính thống của nó, chủ
nghĩa Mác - Lênin, là không thể tránh khỏi. Sự hoài nghi càng rõ khi thực tiễn
chọn một cách thức dường như trái ngược, đã từng bị phủ nhận để thực thi
CNXH: nền kinh tế thị trường. Đây là lý do nảy sinh một khoảng trống lý
luận trong việc giải thích xu hướng thực tiễn trái với tư duy thông thường.
Như vậy nghĩa là muốn phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng của
Đảng và Nhà nước đã đề ra, cần xây dựng được một cơ sở lý luận vững vàng,
dựa trên nên tảng thực tiễn; điều này đòi hỏi chúng ta thường xuyên nghiên
cứu các vấn đề về nền kinh tế thị trường cả trên cở sở lý luận và thực tế áp
dụng tại nước ta.
Việt Nam xếp thứ 135 thế giới về Tự do kinh tế, cùng nhóm với các
nước như Lào và Bangladesh. Đó là kết luận mà tổ chức Heritage Foundation
và Tạp chí Wall Street Journal đưa ra trong ấn phẩm mới xuất bản “Chỉ Số Tự
Do Kinh Tế Năm 2008”, có tên tiếng Anh là: “2008 Index Economic
Freedom”. Điều này cũng là một nguyên nhân để nhiều người đặt ra một câu
hỏi: Liệu nền kinh tế Việt Nam có thực sự là nền kinh tế thị trường, hay nền
kinh tế nước ta có thực sự đang phát triển theo như những quan điển mà Đảng
và Nhà nước ta đã nêu ra: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực tế trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
đất nước ta đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển kinh
tế đất nước. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét trong việc thực
hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
1
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1.Kinh tế thị trường và sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát
triển văn minh của nhân loại. Kinh tế thị trường là chỉ phương thức vận hành
nền kinh tế và phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở
phân bổ các nguồn lực của xã hội và điều tiết các mối quan hệ giữa mọi
người.
Cơ chế thị trường từ trước đến nay nó chủ yếu tồn tại và phát triển dưới
chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa
tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa những ưu thế mà kinh tế thị
trường mang lại để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận
của các nhà tư bản. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã phát
triển tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không
phải là vạn năng. Bên cạnh những mặt tích cực của nó như: thúc đẩy lực
lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cạnh tranh tự do trên
thị trường…, thì nó cũng tồn tại những khuyết tật từ bản chất bên trong của
nó. Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ sâu sắc, không
giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của
xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo.
C.Mác đã phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải nhường
chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện nay đang có xu hướng tự phủ
định và chuyển sang một giai đoạn mới theo xu hướng xã hội hoá. Đây cũng
là quy luật tất yếu khách quan, quy luật phát triển của xã hội. Nước ta muốn
bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đạì thì dứt khoát không thể theo và
2
càng không thể chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa.
Cần lưu ý tới những mối liên hệ chủ yếu giữa Chủ nghĩa xã hội và kinh
tế thị trường. Những điểm đặc trưng sau:
- Mục đích của chủ nghĩa xã hội là phát triển, sự phát triển cả về kinh
tế, chính trị và xã hội. Kinh tế thị trường là phương thức hiệu quả để có thể
đạt được sự phát triển. Như vậy, chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường là
đồng hướng trong việc tạo nên sự phát triển của xã hội.
- Nói phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tức
là chúng ta thừa nhận cơ sở kinh tế của quá trình chuyển biến xã hội lên xã
hội chủ nghĩa. Thừa nhận như thế tức là để định hướng đất nước phát triển
theo hướng xã hội chủ nghĩa thì phải tạo mọi điều kiện để kinh tế thị trường
phát huy hiệu quả cao nhất. Phát triển mạnh kinh tế thị trường trong giai đoạn
xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là sự định hướng xã hội chủ nghĩa một cách
thiết thực và hiệu quả nhất.
Tuy vậy cũng phải xác định được rằng: Định hướng xã hội chủ nghĩa
có những nội dung vượt ra ngoài thị trường. Một số đặc trưng phát triển xã
hội chủ nghĩa vượt ra bên ngoài, lên cao hơn những kết quả do thị trường
mang lại, kể cả những kết quả tích cực. Chúng không hoàn toàn và không tự
động tương hợp với thị trường. Công bằng và bình đẳng trong phát triển,
quyền của người dân được đề cao trong xã hội chủ nghĩa. Do đó, trong quá
trình xây dựng CNXH, tức là quá trình phát triển theo định hướng XHCN,
ngoài việc phát triển kinh tế thị trường và trên cơ sở thị trường, còn phải nỗ
lực khắc phục những thất bại của thị trường hay những khuyết tật của thị
trường và đạt tới một số mục tiêu mà tự bản thân thị trường không định
hướng tới và không thể đạt được như phúc lợi xã hội, phục vụ người nghèo,
v.v., nghĩa là phát triển phải bảo đảm phát triển bền vững.
3
Từ các lập luận đó, có thể tóm tắt khẳng định mục tiêu của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đơn giản và rõ ràng đó là: hiệu quả
kinh tế, dân chủ và công bằng.
Song song với việc phát triển hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các
nước phương Tây; mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ra đời nhằm khắc
phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội phát triển
hơn, công bằng hơn, tốt đẹp hơn; Và thực tế trong thời gian tồn tại khoảng
gần 70 năm, nền kinh tế chủ nghĩa xã hội được phát triển theo mô hính kế
hoạch hoá tập trung đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên do quá
nóng vội trong cách thực hiện, quá nóng vội trong việc loại bỏ kinh tế hàng
hoá và áp dụng vội vàng nền kinh tế phi thị trường, bình quân chủ nghĩa,
không năng động, kịp thời thay đổi khi cần thiết đã làm cho mô hình với
nhiều ý tường tốt đẹp đã không thành công.
Như vậy có nghĩa là nếu chúng ta áp dụng đơn thuần mô hình kinh tế
thị trường như ở các nước tư bản chủ nghĩa hoặc xa rời thực tiễn khi áp dụng
mô hình kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu thì có thể đất nước lại đi theo con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc lại đi theo vết xe đổ của mô hình kinh
tế ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông và Tây Âu đã gặp phải.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tại Đại hội VI (tháng
12/1986), Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đất nước nhằm thực hiện có hiệu
quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đưa ra những quan
điểm mới về con đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt
trong đó thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hoá và thị trường,
phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển
hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại hội chủ trương phát triển kinh tế nhiều
thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; coi trọng việc kết hợp
lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và xã hội;
4
Đến Đại hội VIII của Đảng đưa ra một kết luận mới hết sức quan trọng,
đó là: “Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu
phát triển của văn minh nhân loại; nó tồn tại khách quan, cần thiết cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nhưng lúc đó mới nói đến kinh tế hàng
hoá, cơ chế thị trường, chứ chưa dùng đến khái niệm “kinh tế thị trường”.
Phát huy những kết quả đổi mới đã đạt được, qua nhiều năm nghiên
cứu, tìm tòi, tổng kết lý luận và thực tiễn; Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã
chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
và khẳng định chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối chiến lược nhất quán.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề
ra, cần có sự thống nhất về nhận thức, quan điểm, mục tiêu và các chủ trương
giải pháp giữa các cấp các ngành, đặc biệt là phải làm cho nhân dân nhận thức
được sự đúng đắn trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn
như vậy cần đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và đưa các vấn đề lý luận gần gũi và
phục tốt cho thực tiễn hơn.
Như vậy có thể thấy rằng, trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước, có
một xu hướng tổng quát nhất đó là chuyển sang cơ chế thị trường và phát
triển kinh tế thị trường , và điều này được thực khẳng định trên cả lý luận và
thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian qua.
2.2.Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu
kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường, phù hợp
với điều kiận và đặc điểm cụ thể của Việt Nam; là một kiểu tổ chức kinh tế
vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và
được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc bản chất của xã hội chủ nghĩa,
nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”;
5
động lực chung để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc; đồng thời coi
trọng khuyến khích cả vật chất và tinh thần, kết hợp hài hoà các lợi ích cá
nhân, tập thể và xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những yếu tố, phương tiện và công cụ
của kinh tế thị trường được sử dụng, phát triển để xây dựng chủ nghĩa xã hội;
tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế ngày càng được hình thành rõ nét
hơn trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các đặc trưng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể khái quát lại như sau:
Thứ nhất, đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, vai trò làm chủ xã hội của nhân dân và sự quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, được nhân dân đồng tình và là chủ thể xây
dựng; là sự nắm bắt và tự giác vận dụng sáng tạo xu thế vận động khách quan
của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay, tiếp thu có chọn lọc thành tựu
của nền văn minh nhân loại, sử dụng và phát huy cao độ vai trò tích cực của
kinh tế thị trường, đồng thời hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát
trong kinh tế thị trường, nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu từng bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, để Việt Nam có thể hội nhập với thế giới, rút ngắn
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
quan hệ sản xuất không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm giải phóng triệt để và
thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất, cải thiện nhanh đời sống của
nhân dân, tạo ra sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội, tạo động lực thu
hút mạnh mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển, và giữ
vững ổn định chính trị - xã hội; lấy phát triển lực lượng sản xuất làm động lực
để không ngừng hoàn thiện và đổi mới quan hệ sản xuất.
Thực hiện xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu. Các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan
6
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển lâu dài; trong đó,
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà
nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc
đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân;
phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, là một động lực phát
triển kinh tế - xã hội; nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài được thu hút
mạnh; kinh tế cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức kinh
tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất và đầu tư.
Thứ ba, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
thông qua phúc lợi xã hội; thực hiện công bằng trong phân phối để tạo động
lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội; trong đó việc hình thành và
phát triển một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh
cao, có uy tín lớn là một nhiệm vụ chiến lược.
Mọi công dân có quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực,
ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm; có quyền bất khả xâm phạm về
quyền sở hữu hợp pháp; có quyền bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và các
nguồn lực phát triển, trong cung cấp và tiếp nhận thông tin.
Nhà nước định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị
trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở hình thành đồng bộ thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hình thành, phát
triển của các thị trường hàng hoá và dịch vụ, tài chính (vốn và tiền tệ), bất
7