Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.16 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN). Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại, vừa phù
hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của
quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển với nhiều ưu điểm
xong trong quá trình chuyển đổi nước ta gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nước ta
xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ,tạo ra sự biến đổi về chất
của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn và phức tạp.
Trong các lĩnh vực đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái
mới và cái cũ. Trước hết đó là mâu thuẫn của sự ra đời cơ chế mới và sự tồn
tại của cơ chế cũ, mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với kiến trúc thượng tầng
về mặt chính trị , pháp lý , quan điểm, tư tưởng. Mâu thuẫn giữa tính tự phát
của sự phát triển kinh tế thị trường ( theo Chủ nghĩa tư bản ) với định hướng
phát triển xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các mặt tích cực và tiêu cực của
nền kinh tế thị trường…
Để giải quyết các mâu thuẫn này trước hết cần nhận biết được chúng .
Vì vậy,em đã nghiên cứu đề tài : “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một trong
những đề tài phản ánh rõ tình hình chung của nền kinh tế nước ta . Nghiên cứu
và làm rõ vấn đề này có vai trò rất quan trọng , giải quyết các mâu thuẫn sẽ
thúc đẩy nền kinh tế nước ta, kịp thời hội nhập và phát triển cùng với xu thế
phát triển chung của thế giới . Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối
với Đảng và Nhà nước.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian, trình độ nên bài viết của em sẽ
không tránh khỏi những khó khăn thiếu sót . Kính mong được sự góp ý của
thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
- 1 -


PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
VỀ MÂU THUẪN
1.Khái quát về lịch sử các tư tưởng triết học về mâu thuẫn và các mặt đối lập
Trải qua các quá trình phát triển của những hình thái khác nhau và các
quá trình phát triển cao của các tư tưởng triết học nhân loại các quan niệm
khác nhau về mâu thuẫn cũng thay đổi. Mỗi thời đại, mỗi trường phái lại có
những lý giải khác nhau về mâu thuẫn , về những mặt đối lập ,vì triết học luôn
xuất phát từ những bối cảnh lịch sử nhất định. Có 3 nền triết học lớn đó là
Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp .
Triết học Trung Hoa xuất hiện khá sớm vào cuối thế kỷ thứ II trước
công nguyên ,những quan điểm thời kỳ này đã xuất hiện tuy nhiên còn rất sơ
khai .Ví dụ như trường phái Âm – Dương, phái Âm – Dương nhìn nhận mọi
tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối cũng không phải trong sự
loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Quy luật này thừa nhận mọi thực tại
trên tinh thần biện chứng là trong cái mặt đối lập kia – ít nhất cũng ở trạng thái
tiềm năng sinh thành .Sang đến phái Đạo Gia mà người sáng lập là Lão Tử,
ông cũng có những tư tưởng biện chứng độc đáo về sự thống nhất biện chứng
của mặt đối lập này bao hàm khả năng của mặt đối lập. Ông nói “ Có và
không tương sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau,
cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau”. Tất cả trong đó, mỗi mặt
đều trong quan hệ với mặt đối lập, không có mặt này thì cũng không có mặt
kia và giữa chúng cũng chỉ là tương đối.
Triết học Ấn Độ thì đưa ra phạm trù “vô ngả” “vô thường” (của trường
phái Phật Quốc). “Một tồn tại” nào đó chẳng phải là nó mà là “tổng hợp” hội
hợp của những cái không phải là nó mà nhờ hội đủ nhân – duyên. Không có
cái nào là biệt lập tuyệt đối so với cái khác.Có thể nói cùng với sự phát triển
của các hình thức kinh tế - xã hội các tư tưởng triết học về mâu thuẫn cũng
ngày càng rõ nét .
- 2 -
Heraclit – nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đầu của nó

thì phỏng đoán rằng mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật của thế giới. Theo
ông, các mặt đối lập gắn bó, quy định ràng buộc với nhau: “Cái ác làm cho cái
thiện cao hơn cả”. Heraclit còn khẳng định vũ trụ là một thể thống nhất nhưng
trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các lực lượng đối lập, nhờ
vậy mà vũ trụ tồn tại và vận động.
Trải qua hơn một ngàn năm đêm dài trung cổ, nền triết học thời kỳ này
chủ yếu là triết học linh viện tập trung vào cái chung và cái riêng. Sang đến
triết học cổ điển Đức mới thực sự bao hàm những tư tưởng triết học tiến bộ,
cách mạng và khoa học. Đại biểu đặc trưng của triết học cổ điển Đức là
Heghen. Mặc dù là nhà triết học duy tâm nhưng học thuyết về bản chất và tư
tưởng của Heghen về mâu thuẫn lại hết sức biện chứng. Ông coi mâu thuẫn là
nguồn gốc của vận động, là nguyên lý của sự phát triển. Song mâu thuẫn ở đây
là mâu thuẫn của “ý niệm tuyệt đối” chứ không phải của thế giới vật chất.
Heghen cũng đưa ra tư tưởng cho rằng hiện tượng và bản chất thống nhất với
nhau, bản chất thể hiện trong hiện tượng và hiện tượng là thể hiện của bản
chất , ông coi hiện thực là thống nhất giữa bản chất và tồn tại,..
Song song với quan điểm biện chứng về mâu thuẫn, trong lịch sử triết
học cũng xuất hiện sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm siêu hình của
những nhà siêu hình học, họ phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự vật và
hiện tượng. Những người theo quan điểm siêu hình chỉ thừa nhận có những sự
đối kháng, sự xung đột giữa các sự vật và hiện tượng với nhau, nhưng không
cho đó là quy luật,
2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mâu thuẫn
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng
trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mỗi sự vật và hiện tượng đều
là thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau.
Những mặt này đối lập nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu
thuẫn.
- 3 -
Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một

hiện tượng phổ biến. Không có một sự vật nào, hiện tượng nào lại không có
mâu thuẫn và không có giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện
tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại
hình thành.
• Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
Để hiểu được nội dung quy luật, trước hết cần nắm được khái niệm
“mặt đối lập”. Khái niệm mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát
những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi
trái ngược nhau.
Cũng không nên nhầm lẫn mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn
phải có hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo
thành mâu thuẫn. Chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có liên
hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa
đấu tranh với nhau.
Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau. Sự
thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau
giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm
tiền đề. Ví dụ: Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là hai
mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư
cách bán sức lao động cho nhà tư bản, thì cũng không có giai cấp tư sản tồn tại
với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vô sản để bóc lột giá
trị thặng dư.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ
cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự
“đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt
đối lập” còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó. Các mặt đối lập
không chỉ thống nhất, mà còn luôn “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh của các
mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.
- 4 -

Ví dụ: Sự đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được diễn ra dưới
dạng xung đột với nhau về mọi mặt rất gay gắt và quyết liệt chỉ có thể thông
qua cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được
mâu thuẫn một cách cơ bản. Chính vì vậy mà mâu thuẫn là nguồn gốc của sự
vận động và phát triển. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau
gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn
nhau, thì mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối
lập cũng bị phá huỷ, sự thống nhất của hai mặt đối lập được hình thành cùng
mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn mới này lại triển khai phát triển và lại được giải
quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện, và sự vật mới thay thế sự vật
cũ. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc là động lực bên trong
của sự phát triển.
• Sự chuyển hoá của các mặt đối lập
Về sự chuyển hoá của các mặt đối lập, Lê Nin viết “không phải chỉ là
sự thống nhất của các mặt đối lập mà còn là những chuyển hoá của mỗi quy
định, chất, đặc trưng, mặt, thuộc tính sang mỗi cái khác (sang cái đối lập với
nó)”. Sự vật và hiện tượng trong thế giới là muôn hình muôn vẻ, nên sự
chuyển hoá của các mặt đối lập là rất khác nhau.
Như vậy, phải căn cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hoá của
các mặt đối lập. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn
nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra
đời thay thế cái cũ.

- 5 -

×