Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ô nhiễm môi trường nước ở khu vực Hồ Sen Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 13 trang )

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LÊ CHÂN
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Địa chỉ: 347 Tô Hiệu - Quận lê Chân- Hải Phòng
Điện thoại :0313701016
Email:
Thông tin về thí sinh
1.Họ và tên: Nguyễn Công Dũng - Giới tính: Nam
Sinh ngày 02-11-2000 - Lớp 9D1- Số điện thoại: 0988466707
2. Họ và tên: Nguyễn Đình Trường - Giới tính: Nam
Sinh ngày 21-11-2000 - Lớp 9D1- Số điện thoại: 0313831245
Tên tình huống: "Ô nhiễm môi trường nước khu vực Hồ Sen, Quận Lê Chân-
Thành phố Hải Phòng - Những giải pháp nhằm giảm thiểu "
Lĩnh vực thi: Môn Sinh học – Chủ đề Bảo vệ môi trường.
1
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN ĐỘNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1.TÊN TÌNH HUỐNG
“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC HỒ SEN, QUẬN LÊ CHÂN
-THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU”
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYÊT TÌNH HUỐNG
2.1 Chúng ta biết được những kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường nước. Thế nào là ô
nhiễm môi trường nước?
2.2 Biết được thực trạng ô nhiễm môi trường nước, (nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm
môi trường nước ở khu vực Hồ Sen tới đời sống của con người tại khu vực).
2.3 Biết vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Công nghệ, Hóa học, Vật lý, GDCD, Toán
học, Tin học để tìm ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước khu vực Hồ Sen.
2.4 Có ý thức hạn chế ô nhiễm nước ở khu vực sinh hoạt công cộng: khu dân cư, trong


trường học
2.5 Hình thành tính tự giác trong học tập, bước đầu hình thành các thao tác tư duy nghiên
cứu khoa học: kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, hợp tác nhóm trình bày một
vấn đề… Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời
sống, đẩy mạnh phương châm "học đi đôi với hành". Thực hiện mục tiêu học tập của học sinh
chúng ta là sau khi học xong chuẩn đầu ra không chỉ là kiến thức mà cái quan trọng nhất là ta
biết làm được những gì hay nói một cách khác là giúp chúng ta cách xử lí một vấn đề trong thực
tiễn cuộc sống.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG.
Hằng ngày đi học qua khu vực đường Hồ Sen (cạnh đường là Hồ Sen), bằng cảm quang
chúng em quan sát thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước ở Hồ Sen đến mức báo động. Cụ thể,
những ngày hè và cả mùa đông, mùi hôi thối bốc lên từ hồ gây khó chịu cho tất cả những ai qua
khu vực này và đặc biệt là những hộ dân sống quanh khu vực. Xung quanh hồ có rất nhiều cống
nước thải sinh hoạt không qua xử lý, đổ trực tiếp vào lòng hồ. Trên mặt hồ nổi cả các chai nhựa,
túi nilong, đồ rác thải sinh hoạt… Nước hồ màu nâu đen, không còn độ trong thông thường.Tên
là Hồ Sen nhưng giữa Hồ được trang trí bằng những bông sen nhựa, bờ hồ kè bị nở nhấp nhô đá
xen lẫn đất nước ngầm bẩn do sinh hoạt của các hộ dân sống quanh khu vực thải ra, tạo vệt
nước màu vàng sậm loang lổ, biểu hiện của ô nhiễm kim loại tạo một cảnh quan thật phản cảm.
2
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Xuất phát từ những vấn đề đã nghiên cứu ở trên, nhóm chúng em đặt ra mục tiêu: tìm
hiểu thực trạng, nguyên nhân sự ô nhiễm môi trường nước khu vực Hồ Sen và đề xuất các giải
pháp nhằm giảm thiểu. Để làm được điều này chúng em nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực như:
- Môn Sinh học giúp chúng em phân tích ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước khu
vực Hồ Sen tới con người trong cộng đồng khu vực; Hiểu được đặc điểm sinh lý của cây trồng,
lựa chọn cây trồng phù hợp với môi trường cần cải tạo.
- Môn Công nghệ 7 giúp chúng em xác định được độ ô nhiễm của nước bằng phương
pháp so màu, xác định các màu nước của môi trường.

- Môn Hóa học giúp em hiểu được cơ chế thẩm thấu của than hoạt tính, tác hại của các
chất hóa học được tạo ra từ các chất thải và nước thải sinh hoạt, từ quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng sức khỏe con người.
- Môn Vật lý giúp em hiểu được cơ chế thẩm thấu của bèo hoa dâu, bèo tây, hiểu được cơ
chế hút, thẩm thấu của hệ rễ cũng như các vật liệu cơ học giúp lọc nước.
- Môn GDCD giúp chúng em hiểu được những văn bản Luật do Nhà nước ban hành để
hạn chế ô nhiễm môi trường nước.
- Môn Ngữ văn giúp chúng em vận dụng thể loại văn nghị luận trong thuyết minh tiến
trình giải quyết tình huống.
- Môn Tin học giúp chúng em biết cách khai thác, sử dụng thông tin trên Interrnet.
Để đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước, không khí khu vực Hồ Sen,
chúng em kết hợp giữa các môn Vật lí, Sinh học, Toán học, Hoá học, Công nghệ, GDCD…
4.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước:
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất
vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và
các sinh vật khác.
- Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo:
Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng
lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm,
người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô
cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
4.2 Hiện trạng – Nguyên nhân ô nhiễm nước ở Hồ Sen
- Bằng cảm quang chúng em nhận thấy nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, biểu hiện độ

trong rất kém khi cho bàn tay đến khủy ngắn không còn nhìn thấy bàn tay, màu nước nâu đen,
cục bộ có khu vực màu vàng sậm của ô nhiễm kim loại được rỉ ra từ các mạch nước xung quanh
hồ qua chỗ bờ kè đá bị nở, vỡ (đo độ pH của nước trong lòng hồ pH = 4.5, đây là môi trường
3
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
axit có hàm lượng axit cao hiện tại nước ở Hồ Sen có rất ít các sinh vật có thể sống được). Mùa
hè và cả mùa đông tất cả những ai đi qua đây đều rất khó chịu khi mùi hôi thối bốc lên từ mặt
hồ gây ô nhiễm không khí và mất cảnh quan. Chúng em đã chụp được rất nhiều cá chết nổi trên
mặt hồ.
Các hiện tượng trên là do:
- Do chất thải của cống, rãnh thải ra.
-Ý thức người dân thường xuyên vứt rác xuống hồ như các bìa hộp xốp ăn uống, túi
nilong, tàn thuốc, các chai nhựa uống xong cũng xả thẳng xuống hồ…
-Do Hồ Sen gần chợ nên các loại rau, rơm, rác được những hộ buôn bán xung quanh chợ
xả trực tiếp xuống hồ.
-Tốc độ đô thị hóa nhanh quanh hồ có cả vôi thầu và các vật liệu xây dựng làm ảnh
hưởng môi trường của lòng hồ.
-Việc cải tạo, nạo vét ít được sử dụng nên lượng bùn đất trong lòng hồ còn nhiều. Tên là
Hồ Sen hiện nay trồng sen nhựa ở giữa hồ.
4
Tên là Hồ Sen nhưng hiện nay đang trồng sen nhựa ở giữa hồ
Hình ảnh cá chết trên Hồ Sen - Ảnh chụp ngày 10-12-2014
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
4.3 Tác hại của ô nhiễm môi trường nước tới con người:
- Ô nhiễm nguồn nước làm tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính nhiễm như viêm
màng kết, tiêu chảy tăng. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành
sản xuất kinh doanh.
- Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con
người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây
nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy,

cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
- Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit
gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ
gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây
bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây
bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ,
thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa.
- Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm
giun, sán. Các chất độc hại có trong nguồn nước không qua xử lý ngấm dần vào đất theo chuỗi
thức ăn vào cây trồng, rau củ quả có hại rất lớn tới sức khỏe con người. Mùi hôi thối bốc lên qua
bề mặt nước làm ô nhiễm không khí và mất cảnh quan khu vực.
4.4 Biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước khu vực Hồ Sen:
-Từ thực trạng, nguyên nhân trên kết hợp với kiến thức các môn học như Sinh học, Vật
lý, Hoá học, Toán học, GDCD, Công nghệ, khai thác thu thập kiến thức qua đọc báo, nghe đài,
mạng Internet chúng em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
-Xử lý nước thải tại các vị trí cống, rãnh trước khi đổ thẳng vào lòng hồ bằng:
+ Xơ dừa, cát, đá, than hoạt tính đốt từ gáo dừa.
+ Nuôi thả bèo Tây hoặc bèo hoa dâu để cải tạo nước hồ.
5. THUYÊT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Bước 1 . Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ
- Các thành viên cùng thống nhất chủ đề: “Ô nhiễm môi trường nước khu vực Hồ Sen,
Quận Lê Chân Thành phố Hải Phòng - Những giải pháp nhằm giảm thiểu”
- Khảo sát thực trạng, nguyên nhân và mức độ ô nhiễm môi trường nước khu vực Hồ Sen.
5
Nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp xuống hồ
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
- Phân loại các loại chất thải, đánh giá về nồng độ các chất, đo độ pH và tìm hiểu chu
trình nước ở Hồ Sen.
- Đề ra các giải pháp cải tạo môi trường nước ở Hồ Sen thông qua làm các thí nghiệm

kiểm chứng .
Bước 2. Các thành viên trong nhóm tiến hành thu thập thông tin qua các kênh như đi
thực địa, đọc báo, nghe đài, qua mạng Internet, xem tivi.
1. Tài liệu
- SGK, SGV Địa lý 7; Sinh học 6,7,8,9; Vật lý 8,9; GDCD; Công nghệ lớp 7
- Các tranh ảnh, bảng thống kê số liệu, lược đồ…
2. Phương tiện
Xơ dừa, bình nhựa, bèo hoa dâu, bèo Tây, khảo sát khu vực Hồ Sen.
- Máy chụp ảnh
- Mạng Internet
- Máy quay phim
Bớc 3. Xử lí thông tin:
- Các thành viên trao đổi về những thông tin thu thập để xử lí, phân loại.
- Trên cơ sở các thông tin để trao đổi trong nhóm đồng thời xin ý kiến của các thầy, cô
giáo đặc biệt là bộ môn Sinh học, Toán học, Vật Lý, Công nghệ, GDCD để có những giải pháp
phù hợp.
Bước 4. Thiết kế và trình bày các giải pháp
- Chúng em tiến thiết kế 3 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Dùng xơ dừa đốt trong giai đoạn yếm khí tạo than hoạt tính. Dùng 200g than
hoạt tính này lọc 3 lít nước lấy từ Hồ Sen.
Thí nghiệm 2: Lọc nước ở Hồ Sen từ chai nhựa và xơ dừa, cát, sỏi.
Thí nghiệm 3: Dùng 6 cây bèo Tây thả vào 3 lít nước lấy ở Hồ Sen để ngoài sáng từ 6 đến 8
giờ.
Sau đó trao đổi với nhau để thống nhất nội dung, trình tự, ứng dụng công nghệ thông tin,
ngữ văn để viết bài.
4.1 Khảo sát thực trạng và mức độ ô nhiểm nước ở Hồ Sen.
Mục tiêu: Xác định được những chất nào gây ô nhiễm nước ở Hồ Sen, do đâu gây ô
nhiễm? do nước sinh hoạt hay do chất thải công nghiệp ? Do ý thức của người dân ?
Phương tiện, thiết bị: Ủng cao su, găng tay, bình nhựa đựng nước,
Máy ảnh, Bàn phân loại các chất thải …

Phương pháp tiến hành: Chúng em đi thực tế khảo sát mức độ ô nhiễm nước tại Hồ Sen.
-Tiến hành thu thập các loại rác, lấy mẫu nước, phân loại các loại rác vô cơ và rác hữu cơ
tại 5 vị trí khác nhau ở khu vực Hồ Sen.
6
Chúng em lấy nước ở Hồ Sen về làm thí nghiệm.
Ảnh chụp của nhóm ngày 10-12-2014
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm ở khu vực Hồ Sen là do đâu ?
Nội dung tìm hiểu: Tìm hiểu thực trạng nguồn nước, các loại rác có ở khu vực Hồ Sen
- Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước và đưa ra hướng giải quyết.
Kết quả tìm hiểu: Sau khi khảo sát thu thập các số liệu sau:
1.Rác hữu cơ: Túi nilon, bìa hộp xốp, giấy, chai nhựa, dép nhựa, ống kim tiêm…
2.Mẫu nước thu được tại hồ có mùi khai. Nước có màu vàng đục, phía xa có màu vàng
đục, phía gần bờ có màu xanh đậm.
3.Khu vực gần Hồ Sen là nơi tập kết rất nhiều rác, vật liệu xây dựng cát, gạch, đá gây ô
nhiễm cho hồ.
4.2. Phân loại các chất thải, đánh giá về nồng độ các chất, đo độ pH, các kim loại nặng
và tìm hiểu chu trình nước ở Hồ Sen.
Mục tiêu: Xác định được các chất vô cơ và chất hữu cơ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước
Đo được độ pH và xác định được một số kim loại nặng có trong nước.
-Tìm hiểu chu trình nước ở Hồ Sen thải đi đâu ? và nơi chứa của khu dân cư và những
nhà máy nào ?
Phương tiện: Các loại nguyên nhân ô nhiễm môi trường (Bài 55/ SGK 9 Bài ô nhiễm môi
trường)
Bảng biểu các chất, giấy quỳ tím, các hóa chất: NaOH, ddAgNO
3
….
Phương pháp thực hiện
Khảo sát những thu thập ở nội dung 1.

Lập bảng xác định các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước.
Đo độ pH bằng giấy quỳ tím xác định môi trường là axit, bazơ, trung tính.
Nội dung tìm hiểu
- Các chất vô cơ: FeCl
2
, CuSO
4
, FeCl
3
, hàm lượng Pb vào khoảng 0,1%. Nồng độ khí
NH
3
(vượt nhiều lần cho phép) nên đi qua Hồ Sen còn nặng mùi, nhất là vào thời gian chiều tối.
- Các chất hữu cơ: Trong hồ có nhiều khí CH
4
được tích tụ trong lòng hồ do lượng bùn
đất lâu ngày không được cải tạo, nhiều aldehyt gây mùi khó chịu.
- Độ pH: nước trong lòng hồ pH =4,5 đây là môi trường axit, có hàm lượng axit tương đối
cao hiện tại ở Hồ Sen rất ít các sinh vật có thể sống được. Đá kè xung quanh hồ bị axit ăn mòn,
nước trong hồ màu vàng sánh đục, một số nơi có màu vàng đục.
- Chu trình nước trong Hồ Sen: Hồ Sen là hồ điều hòa của Quận Lê Chân nên Hồ Sen
nhận nước thải từ các hộ sống xung quanh thuộc Phường Trại Cau, Hàng Kênh và toàn bộ khu
chợ Con đổ chất thải trực tiếp xuống Hồ Sen không qua xử lý nên mức độ ô nhiễm tại Hồ Sen
nặng nền gây mùi khó chịu cho mọi người sống quanh Hồ.
Giải pháp I: Thiết kế hệ thống lọc nước qua: xơ dừa, than hoạt tính đốt từ gáo dừa.
Thí nghiệm 1 – Dùng gáo dừa đốt trong giai đoạn yếm khí tạo than hoạt tính. Dùng 300g
than hoạt tính này lọc 3 lít nước.
7
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Gáo dừa cạo sạch xơ, đốt tạo thành hạt. Sau đó dùng chụp chụp lại trong môi trường

yếm khí tạo than hoạt tính từ gáo dừa. Gáo dừa được chọn làm nguyên liệu lý tưởng để sản
xuất than hoạt tính. Là loại vật liệu nguyên tố cacbon ở dạng vô định hình, có tính năng, tác
dụng rất đa dạng, kết cấu nhiều lớp xốp, diện tích bề mặt cực kỳ lớn cấu trúc rỗng ở bên trong,
tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng. Than hoạt tính gáo dừa dùng để khử màu, mùi, các kim
loại nặng, thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ. Làm sạch vết của các kim loại nặng hòa tan trong
nước. Làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan, đặc biệt nước thải công nghiệp chứa các phân tử
hữu cơ độc hại hoặc các phân tử có độ bền vững bề mặt cao ngăn cản các quá trình xử lý sinh
học, than hoạt tính sẽ giúp quá trình xử lý nước thải dễ dàng hơn. Nước đi qua than hoạt tính
phần lớn là các phân tử hữu cơ hòa tan được lưu giữ lại trên bề mặt. Ngoài ra trong quá trình lọc
than hoạt tính chứa và nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các chất hữu.



Kết quả thí nghiệm: Sau khoảng từ 4 - 6h nước ban đầu lấy ở Hồ Sen có màu vàng đục,
có mùi. Sau khi lọc qua than hoạt tính bằng gáo dừa thu được nước đã có màu trắng, trong và
sạch, nước không có mùi.
Thí nghiệm 2. Thiết kế hệ thống lọc nước.
- Hệ thống lọc nước có 4 chai nhựa trong suốt (đã qua sử dụng – không phải mua) dung
tích 1,5 lít gồm: 2 chai nằm trong hệ thống lọc và một chai chứa nước sau khi lọc. Chai đầu tiên
được đặt ở vị trí cao nhất có chứa xơ dừa, xơ dừa mua ngoài chợ được xử lý qua (bóc tạo thành
nhiều sơ dừa nhỏ). Chai có xơ dừa có khả năng hấp thụ kim loại nặng. Tại đây các kim loại
nặng như sắt, đồng, chì… được giữa lại, chai này đặt miệng ngược xuống dưới. Chai thứ hai đặt
ngược miệng hướng xuống dưới, chứa nguyên liệu lọc là cát, sỏi, than hoạt tính bằng xơ dừa
dùng để loại bỏ vụn hữu cơ, các chất gây nhiễm bẩn và khử mùi của NH
3
. Còn chai cuối cùng
được thẳng đứng dùng để chứa nước sạch sau khi lọc. Giữa các chai được nối với nhau bằng
ống nhựa và được cố định lại với nhau.
8
Nhóm đốt gáo dừa. Sau đó chụp thùng sắt nên tạo than hoạt tính trong môi trường yếm khí

Nhóm tiến hành thí nghiệm lọc nước bẩn Hồ Sen với than hoạt tính đốt từ gáo dừa
Nhóm tiến hành thí nghiệm với than hoạt tính từ gáo dừa
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn


- Với việc sử dụng các chai nhựa trong suốt không những hạn chế chi phí, gọn nhẹ mà còn tận
dụng được khả năng tự diệt khuẩn dưới ánh nắng mặt trời. Nhờ sử dụng các chai nhựa trong
suốt nên khi đặt hệ thống ở chỗ thoáng mát, có nhiều ánh nắng thì quá trình diệt khuẩn sẽ tự xảy
ra. Cụ thể, nếu đặt hệ thống dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 4 – 5 tiếng đồng hồ, nhờ tác
dụng của các tia bức xạ mặt trời có thể tiêu diệt đến 98% vi sinh vật gây bệnh. Ngoài tác dụng
của xơ dừa, cát sỏi, than hoạt tính, việc làm thí nghiệm dưới ánh sáng mặt trời cũng có tác dụng
diệt khuẩn.
- Để tăng hiệu quả lọc nước, ta sử dụng nguyên lí lọc từ trên xuống dưới. Khi ta cho nước
bẩn vào chai xơ dừa (chai trên cùng), dưới tác dụng của trọng lực nước sẽ chảy xuống dưới, tại
đây nước bẩn sẽ từ từ đi lên qua lớp lọc xơ dừa và các kim loại nặng dần bị giữ lại. Khi qua
xong chai thứ nhất, nước đã sạch kim loại nặng sẽ đổ về chai thứ hai (chai có lớp lọc là cát, sạn
và than) theo hướng từ trên xuống. Tại đây, nước sẽ đi qua lớp cát thạch anh đầu tiên và vụn
hữu cơ sẽ được giữ lại đồng thời một số vi sinh vật cũng bị giữ lại. Sang lớp than hoạt tính thì
mùi hôi và các chất độc được loại bỏ. Cuối cùng nước qua các lớp lọc còn lại để trong hơn sẽ tập
trung ở chai cuối cùng. Nhóm chóng em chọn xơ dừa, cát, sỏi, than hoạt tính, chai nhựa là nguyên
vật liệu chính cho hệ thống lọc nước vì những nguyên liệu trên rất dễ tìm thấy ở bất cứ đâu.
Kết quả thí nghiệm: Sau khi lọc nước xong, nước thu được có màu trắng, không còn mùi,
không còn các chất vô cơ.
Như vậy, cần thiết kế hệ thống lọc nước (dùng xơ dừa, cát, sỏi, than hoạt tính để xử
lý) và đặt ở vị trí cửa các cống đổ nước thải vào lòng hồ .



9
Mô hình lọc nước do học sinh thiết kế.mô

hình gồm 4 chai.Một chai đựng sơ
dừa,1chai đựng cát,sỏi,1 chai đựng than
hoạt tính, 1 chai đựng nước sau khi lọc
Học sinh quan sát quá trình lọc nước dưới
ánh sáng mặt trời
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Thí nghiệm 3:
Thả 6 cây bèo Tây vào chậu thuỷ tinh chứa 3 lít nước để ngoài sáng từ 6 đến 8 giờ.

Cách tiến hành:
- Thả 6 cây bèo Tây vào chậu thủy tinh chứa 3 lít nước lấy ở Hồ Sen để ngoài ánh sáng
trong 4- 6h. Ban đầu nước có màu đen nâu vàng, khi thả bèo Tây vào sau 6h thấy nước chuyển
sang màu trắng đục, đã có phần nước trong đọng lại, giảm bớt mùi hôi của nước, chứng tỏ
chúng đã khử được các chất hóa học, gây mùi và màu nước “chết” trong hồ.


Giải pháp II: Nuôi thả quần thể bèo Tây (hoặc bèo hoa dâu…) để khử mùi nước,
làm sạch nước.
- Bèo Tây họ vũ cửu hoa (Pontederiaceae), thân bèo mô xốp phát triển, túi khí chưa đầy
khí nên là loài thực vật thảo, mọc thẳng đứng hoặc trôi dạt theo nước.
10
Thả 6 cây bèo tây cho vào chậu nước lấy ở Hồ Sen rồi để ngoài ánh sáng từ 6-8h.
Quan sát và đối chiếu với nước lấy ở Hồ Sen ban đầu.
Nhóm tiến hành thí nghiệm với than hoạt tính đốt từ gáo dừa, thả bèo Tây để ngoài sáng.
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
- Bèo Tây có hệ thống rễ màu nâu rất dài (khoảng 1m) có khả năng hút, lọc nước và phân
giải chất độc rất mạnh giúp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong đó tốc độ xử lý các chất
ô nhiễm hữu cơ khác nhau của bộ rễ này phải nói là tuyệt vời khó tưởng tượng nổi.
- Đóng góp lớn nhất của bèo tây cho loài
người là làm sạch nguồn nước, phân giải chất

độc. Thí nghiệm 1ha mặt nước thả bèo tây, trong
24 giờ nó hút được 34kg Na, 22kg Ca, 17 kg P, 4kg
Mn, 2,1kg Phenol, 89g Hg, 104g Al, 297g kền, 321g Stronti, Nó còn có khả năng hút và tích
lũy kẽm rất mạnh. Thả bèo tây trong một chậu nước bẩn chứa 10mg kẽm/1 lít, trong 38 ngày
lượng kẽm tích lũy trong cơ thể nó cao hơn thực vật thông thường 133%. Ngoài ra, bèo tây còn
có khả năng phân giải phenol và cyanua.
- Bèo tây có sức sinh sản rất mạnh, 1 cây bèo tây trong 2 tháng có thể sinh ra một đàn con
cháu tới 1000 cá thể. Bèo tây chứa nhiều chất dinh dưỡng protit, gluxit, vitamin và khoáng. 1ha
mặt nước có thể thu được 1,5 tấn bèo tây, đủ nhu cầu thức ăn xanh cho hơn 30 con lợn. Bèo tây
còn có thể ủ phân xanh, làm bioga và làm nguyên liệu giấy.
Ngoài bèo tây còn có một số bèo khác, bèo tấm, rong, sậy, cũng có khả năng làm sạch
nước.
- Cùng với các giải pháp trên cần tiến hành nạo vét bớt lượng bùn đáy, đây chính là
nguyên nhân tạo ra một lượng lớn khí độc do quá trình phân hủy xác hữu cơ trong hồ. Đồng
thời có thể nuôi thả quần thể cây sen, súng tạo cảnh quan thay cho việc để sen nhựa ở giữa hồ
như hiện nay.
Vận dụng kiến thức môn GDCD:
-Tuyên truyền ý thức người dân: không xả rác xuống hồ, trồng sen lại trong hồ, thả các
cây như bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Tây làm sạch môi trường trong hồ.
-Treo các biển cấm xả rác bừa bãi tại khu vực hồ.
- Đối với những hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại khoản 1, 2 của Điều 49 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Điều 4, 10 của
Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản
11
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
xuất, kinh doanh dịch vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100 nghìn đồng cho đến 500 triệu
đồng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Bước 5. Báo cáo kết quả với các thầy cô tư vấn để lắng nghe những ý kiến tham vấn.
Sau khi nhiều lần làm thí nghiệm cũng không ít lần gặp thất bại nhưng được sự tư vấn của

thầy cô chúng em đã thu được kết quả như báo cáo.
Bươc 6. Báo cáo trước Hội đồng thẩm định của nhà trường.
Sau khi hoàn thành bài dự thi chúng em đã báo cáo trước hội đồng thẩm định của nhà
trường được đánh giá cao, đạt giải nhất.
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Điều bổ ích nhất đối với chúng em là biết vận dụng được kiến thức của nhiều môn học
để giải quyết một tình huống thực tiễn là ô nhiễm môi trường nước, không khí khu vực Hồ Sen
và các giải pháp nhằm giảm thiểu ngay trong thành phố mình. Chúng em được củng cố thêm các
kiến thức đã học, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ môn, tăng cường khả năng vận dụng tổng
hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
- Tăng khả năng liên kết giữa các bộ môn, giảm được thiên hướng học lệch, quá coi trọng
hoặc thờ ơ với bộ môn nào đó.
- Qua đây chúng em được trải nghiệm trong thực tế, gắn lí thuyết với thực hành, giúp việc
chiếm lĩnh kiến thức sâu hơn, kiểm chứng qua thực tế để soi sáng lý thuyết. Ngoài ra còn giúp
chúng em đóng góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào
công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
-Tạo cho chúng em có cơ hội để rèn cách làm việc khoa học, tạo được hứng thú, phát huy
năng lực và sở trường của mỗi cá nhân. Đồng thời hình thành được rất nhiều các kĩ năng như kĩ
năng quan sát, thu thập số liệu và xử lý số liệu, đo đạc, phân loại hay mối quan hệ, tìm kiếm mối
quan hệ, tính toán, đưa ra các tiên đoán, hình thành giả thuyết khoa học. Đặc biệt là hình thành
cho chúng em năng lực giải quyết vấn đề và thấy mình như một nhà nghiên cứu khoa học. Qua
tham gia cuộc thi giúp chúng em và các bạn hiểu quá trình học một cách mở và rộng hơn hoàn
toàn không chỉ bó hẹp trong sách vở, lớp học mà quan trọng là học từ thực tiễn cuộc sống.
Đặc biệt thực hiện được mục tiêu việc học của học sinh chúng em là: sau khi học
xong chuẩn đầu ra không chỉ là kiến thức mà cái quan trọng nhất là ta biết làm được
những gì hay nói một cách khác là giúp chúng ta cách xử lý một vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống.
7. KHUYẾN NGHỊ CỦA CHÚNG EM
Do tầm hiểu biết và kiến thức có hạn nên chúng em chỉ có thể trình bày sơ sài về giải
pháp giải quyết tình huống. Nếu các tổ chức và ban ngành tạo điều kiện cho chúng em thực hiện

được dự án, chúng em tin rằng dự án của chúng em sẽ rất thiết thực. Chúng em rất vui vì Bộ
giáo dục - Đào tạo, Sở giáo dục - Đào tạo đã có công văn hướng dẫn cuộc thi tạo điều kiện cho
chúng em được thỏa sức tham gia. Chúng em mong muốn các thầy cô giáo luôn luôn tạo điều
kiện, tư vấn, tạo cơ hội để chúng em được trải nghiệm, gắn lí thuyết với thực tế, tạo hứng thú
trong học tập.
12
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CẤP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
13

×