Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.18 KB, 29 trang )

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ai trong chúng ta cũng đều biết nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá,
không có nước thì không thể có sự sống. Cách đây hàng trăm triệu năm, sự sống đầu
tiên, hạt coaxecva đã hình thành trên đại dương. Đối với con người, không một yếu tố
nào quan trọng hơn là nước. Chúng ta có thể khó khăn khổ sở do thiếu năng lượng,
vận tải, chỗ ở, thậm chí cả thức ăn… nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước.
Chẳng thế mà nước lại chiếm trên 80% trọng lượng cơ thể. Trên bề mặt địa cầu nước
chiếm 75% diện tích, với một lượng khổng lồ khoảng 1,4 tỉ km
3
(1 400 triệu tỉ m
3
),
tưởng có thể đủ cho con người trên thế giới dùng mãi mãi, nhưng cùng với sự phát
triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật từ thời kỳ Công nghiệp cho tới nay là mặt trái
của nó với vô số những hậu quả, trong đó ô nhiễm nước đang là một vấn đề thời sự,
một thực trạng đáng lo ngại nhất, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự hủy hoại
môi trường tự nhiên, hủy hoại con người. Khủng hoảng về nước đang diễn biến hết
sức phức tạp trên cả hành tinh chúng ta, ở Việt Nam và đặc biệt là các thành phố lớn
như thành phố Hồ Chí Minh. Những hoạt động phát triển kinh tế một cách ồ ạt và chưa
đồng bộ đã dẫn đến nguồn nước đang bị suy thoái nặng nề. Từ thực trang trên tôi thấy
việc tìm hiểu về ô nhiễm nước, về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của nó thực sự
cần thiết để từ đó có thể đề ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tiến tới giải
quyết triệt để vấn đề này. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Vấn đề ô nhiễm môi trường
nước tại thành phố Hồ Chí Minh”
1
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
2. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các con sông và kênh rạch trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường
nước mặt của thành phố trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: môi trường nước mặt thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia môi trường.
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa.
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước mặt.
5. Nội dung của đề tài bao gồm:
- Lời nói đầu.
- Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường nước.
- Phần II: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Phần III: Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tại TP Hồ Chí
Minh.
- Kết luận.
2
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm về ô nhiễm nước
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy
hoại môi trường tự tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường nước rất dễ bị ô
nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến
đời sống của người và các sinh vật khác.
Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác động lên
toàn bộ sinh vật ở dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng khơi của biển.
2. Dấu hiệu nước bị ô nhiễm
Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông suối,
kênh rạch. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và

đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô
nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông
thuỷ và sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiêu đặc trưng sau:
Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy
nguồn.
• Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…)
• Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất
hiện các chất độc hại,…)
• Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy
hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
• Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nước nhưng có thể khái quát ở 2 nội dung
lớn: ô nhiễm do tự nhiên và ô nhiễm do nhân tạo.
3.1. Ô nhiễm do tự nhiên
Sự ô nhiễm nước do tự nhiên có thể do các quá trình vận động của vỏ quả đất
hay các thiên tai: núi lửa phun, động đất, sóng thần,… gây ra, có thể do các sự cố tràn
dầu tự nhiên ngoài biển, do sự phân hủy một lượng lớn xác động, thực vật chết. Tuy
3
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
nhiên tất cả những nguyên nhân đó đều được điều hòa bởi các quy luật tự nhiên và
không gây ảnh hưởng quá lớn.
3.2. Ô nhiễm do nhân tạo
- Ô nhiễm do Công nghiệp: ngày càng tăng lên cùng sự phát triển của khoa học kĩ
thuật. Nền công nghiệp hiện đại với đa dạng ngành nghề, từ luyện kim, cơ khí, hóa
chất của công nghiệp nặng đến sản xuất đồ may mặc, hàng tiêu dùng,… đã xả ra môi
trường đủ các hợp chất từ hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng, hợp chất của phenol, …
vào môi trường nước chưa kể đến những rủi ro trong quá trình hoạt động. Như asen,

berili, cadimi, xyanua, crôm, thủy ngân, chì, antimoan, vanadi chỉ tồn tại trong nước
với một hàm lượng rất nhỏ cũng đủ gây độc hại đến tính mạng con người, thậm chí
gây tử vong. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành
phố 500.000 dân. Theo một báo cáo mới nhất của các chuyên gia Môi trường hàng đầu
thế giới các địa danh như Kabu (Bắc Ấn Độ), Bhopal (Ấn Độ), Cubatao (Brazil), hay
dòng sông Huai (Trung Quốc) là những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới do Công
nghiệp.
- Ô nhiễm do Nông nghiệp: chủ yếu là do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ …
và phân bón hóa học một cách tràn lan, không đúng phương pháp. Như ô nhiễm của
vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, vịnh Californie, bởi hãng Montrose
Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số
lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km
2
(Mc Gregor, 1976).
- Ô nhiễm do Rác thải sinh hoạt: đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng. Rác
và nước thải chưa qua xử lý được thải một cách vô tư xuống các con sông. Dân số thế
giới thì đang tăng lên với tốc độ chóng mặt và mới bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Với
lượng nước thải của hơn 8 tỉ người đổ ra hàng ngày thực sự quá khả năng tự làm sạch
của các nguồn nước. Chưa có một giải pháp cụ thể nào cho vấn đề này. Ảnh minh họa
4
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
3.3. Ô nhiễm do các nguyên nhân khác:
+ Do GTVT đường sông, đường biển: Hoạt động vận tải trên biển là một trong các
nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền
trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền
đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại.
+ Do tác động của ô nhiễm không khí: các khí thải nhà máy đã mang theo CO, CO
2
,
SO

2
, NO
2
,… làm ô nhiễm nguồn không khí, kết hợp với hơi nước bốc lên gây mưa
axit, làm giảm độ pH của nước sông hồ, làm chết các loài thủy sinh. Nhiều chất độc
hại và bụi kim loại nặng cũng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của
khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và
thay đổi môi trường sinh thái biển.
+ Do các hoạt động quốc phòng, chiến tranh: Một lượng lớn các chất thải phóng xạ
của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và
1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn
dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay.
Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ
ra biển.
+ Do công tác đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven bờ:
4. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Nước – Những con số thống kê
Mỗi năm có khoảng 3.575 triệu người chết do các bệnh liên quan đến nước:
Trong đó:
* 43% số ca chết do tiêu chảy
5
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
* 84% số người chết là trẻ em (từ 0-14 tuổi)
* 98% số ca chết tập trung ở các nước đang phát triển
“Số người chết do nước ô nhiễm và vệ sinh kém an toàn gây ra còn nhiều hơn số
người chết bởi súng đạn trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào”
5. Phân loại ô nhiễm nước mặt
5.1. Ô nhiễm chất hữu cơ:
Đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô
nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD

5.2.Ô nhiễm các chất vô cơ:
Là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình
như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là
cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các
nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết.
5.3. Ô nhiễm các chất phú dưỡng:
Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các
thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra
những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất
lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm.
5.4. Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác:
Thường gặp trong các thuỷ vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các
thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm
trọng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích
luỹ theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người.
5.5. Ô nhiễm vi sinh vật:
Thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải
bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan
truyền bệnh cho người và động vật.
5.6. Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón hoá học:
Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa
học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong
6
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và
động vật theo chuỗi thức ăn.
6. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước đến năm 2020
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước

cũng có thể gây ra những tai hoạ cho con người và môi trường. Do vậy việc quản lý tài
nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác nguồn nước
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết
chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước,
đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước.
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở 2 bộ là bộ
TN & MT và bộ NN & PTNT. Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài ngyên
nước đang có hiệu lực:
- Các văn bản mang tính Quốc gia:
Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/07/2006. Luật tài ngyên nước do Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998.
Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam-các tiêu chuẩn chất lượng nước sông, hồ (ban
hành 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005).
Nghị định 80/ NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc qui định chi tiết
hướng dẫn thi hành một số điều cả Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị dịnh 81/ NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư 08/2006 TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên và môi
trường hường dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
Luật tài nguyên nước do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
20/5/1998.
Nghị định của chính phủ số 175/1999/NĐ-CP quy định việc thi hành Luật tài
nguyên nước.
Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Dự kiến kế hoạch phát
triển tài nguyên nước đến năm 2020 (Bộ NN & PTNT, 06/1998).
7
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 quy định cụ

thể về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn. Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24/06/2005 hướng dẫn thi hành Nghị
định này.
- Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Các văn bản pháp lý quản lý tài nguyên nước trong lưu vực và địa phương:
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa có được chính sách và chiến lược PTBV và
quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Việc phân công quyền hạn, trách nhiệm và phối
hợp các đầu mối quản lý và sử dụng tài nguyên nước còn nhiều tồn tại. Như trong nghị
định 91/2003/NĐ – CP lại giao cho Bộ NN & PTNT quản lý vật thể chứa nước gây ra
khó khăn cho việc quản lý thống nhất tài nguyên nước.
7. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên Thế giới và ở Việt Nam
7.1. Ô nhiễm môi trường nước trên Thế giới
Để đánh giá được một cách đúng mức tình trạng ô nhiễm nước, đầu tiên ta phải
nhìn nhận vấn đề ô nhiễm nước trên qui mô toàn cầu.
- Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo
ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển kinh tế của
các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều nguy cơ. Ta có thể kể ra
đây vài ví dụ tiêu biểu.
Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái
đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũng rất chỉ
mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề, tùy từng
đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau. Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là
nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên.
8
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Bờ biển Barrow, Alaska trở thành một nơi chứa rác.
Ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng.
- Ở nước Anh : Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỷ 20 nó trở
thành ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta

đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt
- Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía
đông, cũng như nhiều vùng khác. Vùng Ðại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie,
Ontario ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
- Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp
thải ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m
3
trong năm 1980
lên 73,1 tỷ m
3
trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí vẫn được thải
vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa
trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất nước Trung Quốc trong năm 2006, chất
lượng nước của 41,7% chiều dài sông xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8%
dưới loại 5.
7.2. Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau.
9
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa và hoa màu,
chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và
phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
+ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành
màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì
xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy,
dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hoà
và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn

tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
+ Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân số
và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu
thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
+ Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm
phèn xảy ra ở những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven
biển miền Trung…
10
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Phần II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI TP
HỒ CHÍ MINH
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội TP HCM
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí
- TP.Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106
0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
- TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế
giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của
khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim
bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế .
Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động
10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách
trung tâm thành phố 7km.
1.1.2. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và
đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và
từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.

- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ
Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung
bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình
(quận 9).
- Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9,
8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành
cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có
độ cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
11
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
1.1.3. Khí hậu và thời tiết
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí
tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
(28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1
(25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện
nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi
đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa
trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm

nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90%
lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong
đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng
mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không
đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận
nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía
Nam và Tây Nam.
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và
trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống
tới 20%.
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu
là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương
thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và
gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển
Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4
m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng
12
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm
1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện
Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
1.1.4. Địa chất, đất đai
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm
tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.
- Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc
và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh,
quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm
chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-
25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp
của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người,

qua quá trình xói mòn và rữa trôi , trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất
mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ
lệ 23,4% diện tích đất thành phố.
- Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất
xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn
diện tích. Ð?t xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ,
khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m
đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất
có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp,
có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh,
thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ
bản.
- Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này
có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi nên
đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha
(7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra
có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite
vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
1.1.5. Nguồn nước và thủy văn
Về nguồn nước, Tp Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
13
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
- Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều
sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có
lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000
m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố
Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến
thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ
thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng
54 m3/s.

- Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới
20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ
thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai
và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra
biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng
sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề
rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng
Sài Gòn.
- Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng
chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến
Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh
Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà
Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh
Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới
tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải
tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát
huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
- Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng
nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh,
quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn.
- Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất
lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được
khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện
14
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt,
thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của
thành phố
- Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao

động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy
triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ
đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
- Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng
10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ
mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận
Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn
lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
- Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn,
chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống
đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của
nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa
kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự
nhiên.
- Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng
úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào
sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng
vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng
nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
1.1.6. Thảm thực vật
- Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh, như
đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu lập địa - mà,
tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới ẩm
mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn
- Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự tìm hiểu
nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định phương hướng
15
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh

quan, môI trường sinh thái ở một Thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Năm 2012, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với
năm 2011. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 9,2%; Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm
thủy sản tăng 5,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,3%; khu vực dịch vụ tăng
10,0%.
- Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 5,1% so với năm 2011, trong đó
công nghiệp khai khoáng giảm 34,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9 %.
- Ước tính cả năm, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 539.741 tỷ đồng,
tăng 17,3% so với năm 2011.
- Kết quả kinh doanh du lịch (bao gồm doanh thu khách sạn và dịch vụ du lịch lữ hành)
trong năm 2012 ước đạt 22.027 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó
doanh thu khách sạn tăng 3,5%, dịch vụ
- Tổng kim ngạnh xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
năm 2012 đạt 47.702,9 triệu USD; Trong đó, xuất khẩu đạt 21.567,2 triệu USD, tăng
6,3%, nhập khẩu đạt 26.135,8 triệu USD, giảm 4,6%.
- Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2012 ước hiện có 7.750,9 ngàn người,
tăng 3,1% so với năm 2011; khu vực thành thị là 6.433,2 ngàn người, tăng 2,9%. Tỷ lệ
tăng cơ học 18,9‰; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 9,6‰.
- 11 tháng năm 2012, các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút lao động, giải
quyết việc làm cho 289,4 ngàn lượt, giảm 0,9% so năm 2011. Số chỗ làm việc mới được
tạo ra trong năm là 123 ngàn, giảm 4%. Tỷ lệ số người thất nghiệp năm 2012 là 4,9%.
-Trên địa bàn thành phố có 112,9 ngàn người đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất
nghiệp tính từ 03/01 đến 07/12/2012, tăng 29% so cùng kỳ, với tổng số tiền là 857,5 tỷ
đồng. 64,6 ngàn người được tư vấn giới thiệu việc làm; 1,3 ngàn người được hỗ trợ học
nghề, với số tiền hỗ trợ 130,5 triệu đồng.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TP HCM
2.1. Ô nhiễm nước trên các con sông
- Hiện nay mỗi ngày thành phố có 600.000m3 nước thải nhưng chỉ có khoảng 60%
lượng nước này được xử lý sơ bộ vào hệ thống chung nên tình trạng ô nhiễm nguồn

nước ngày càng tăng.
16
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Sở dĩ có tình trạng này là do trước đây nhiều cơ sở sản xuất chưa quan tâm đúng mức
đến vấn đề nước thải, khí thải.
- Trong số 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước thải sinh hoạt của thành phố vẫn còn
nhiều kênh hở và cửa xả quá cũ, thậm chí bị hư hại nặng và năng lực thoát chỉ đạt 50%
nhu cầu. Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18.000 hộ dân làm
nhà lấn chiếm ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ lại càng
ách tắc. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự ngập úng cục bộ ở 90 điểm rải rác trong
các khu dân cư ở quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh…
- Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đang trong tình
trạng báo động. Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp cũng đang quá tải và ô nhiễm do
tính toán hệ thống nước thải không theo kịp thực tế.
+ Gần 70 cơ sở sản xuất di dời từ nội thành ra cũng đang gây ô nhiễm cho khu
vực kênh An Hạ – Thầy Cai ở Hóc Môn và Củ Chi; khu vực sông ngòi Nhà Bè cũng bị
ô nhiễm từ khu công nghiệp Hiệp Phước.
Nhà máy thuốc lá gây ô nhiễm vẫn đang hoạt động
trong nội thành TP Hồ Chí Minh
17
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Theo thống kê, TP HCM hiện có 31.100 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp hầu hết chưa có hệ thống nước thải thuộc nhiều ngành nghề như: thực
phẩm, dệt may, nhuộm, hóa chất, chế biến gỗ.
- TP HCM cũng đã phê duyệt danh sách 1.235 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội
thành phải sớm di dời và công bố 17 ngành nghề gây ô nhiễm không được cấp phép
hoạt động trên địa bàn thành phố thời gian tới.
- Tình trạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã có dấu
hiệu ô nhiễm kim loại nặng.
+ Vào mùa khô, mức độ ô nhiễm càng trở lên trầm trọng. Kết quả các đợt quan

trắc gần đây cho thấy lượng ô xy hòa tan (DO) trong nước đạt rất thấp. Lượng ôxy hóa
học trong nước vượt 7- 8 lần; ôxy sinh học vượt 7 lần. Lượng khuẩn coliform trong
nước cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
- Tại TP.HCM, kết quả phân tích chất lượng nước từ năm 200 đến nay cho thấy nước
tại sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh.
+ Lượng ôxy hóa học dao động từ 0,7 – 2,7 mg/l, không đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh họat. Lượng nhu cầu ôxy sinh học dao
động từ 2 – 6 mg/l cũng không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm nguồn
cấp nước sinh họat.
+ Hàm lượng dầu đo được dao động khoảng 0,03 mg/l trong khi tiêu chuẩn quy
định không cho phép dầu hiện diện trong nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước sinh
họat. Khu vực này cũng bị ô nhiễm vi sinh (khuẩn coliform) ở mức cao, vượt từ 3 đến
168 lần tiêu chuẩn cho phép và có xu hướng tăng dần từ thượng nguồn.
- Phát biểu tại buổi Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006 tổ chức tại Hà Nội , TS
Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ TN&MT, tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại các
sông ở nội thành TP.HCM cho thấy sự phát triển kinh tế - xã hội không bền vững đã
gây áp lực lên môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
+ Các cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất ở các khu dân cư ở quận 12, Bình
Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh do đầu tư thiếu đồng bộ, chưa có hệ
thống xử lý nước thải nên gây ô nhiễm ngày càng nhiều với phạm vi ngày càng rộng.
Trong đó nặng nhất là khu vực phường Bình Hưng Hòa A (Q. Bình Tân) do có nhiều
cơ sở xi mạ, giặt tẩy, nhuộm, hồ vải, nhựa phế liệu…
18
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Cống xả từ cơ sở sản xuất tại KCN Tân Phú Trung ra kênh
Thầy Cai (Củ Chi, TP.HCM) - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
+ Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trong
những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước
thải từ các lĩnh vực khác. Tại Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM,
Đồng Nai và Bình Dương, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở

khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các qui định về môi trường vẫn thường
xuyên xảy ra.
+ Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ
năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 Quận/huyện với 826 nguồn thải,
chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ
qua xử lý sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường. Điều đáng lưu ý là trong
số các nguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn thải có lưu lượng nước thải
từ 50m3/ngày.đêm, đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưu lượng và tải lượng
ô nhiễm.
+ Thống kê nguồn thải theo ngành nghề cũng cho thấy, các ngành chiếm số
lượng nhà máy lớn gồm: dệt nhuộm, may mặc (21%), sản xuất sản phẩm từ kim loại
(11%), hoá chất (9%), thực phẩm (8%). Trong đó, các ngành nghề có hệ số phát thải
cao như: dệt nhuộm, giấy, thực phẩm đóng góp đến 56% tổng tải lượng COD. Cũng
theo báo cáo, tải lượng ô nhiễm COD cao nhất tập trung ở Quận Tân Bình (chiếm 25%
tổng tải lượng COD) do các nguồn thải có quy mô lớn và nằm trong nhóm ngành nghề
có hệ số phát thải cao, tiếp theo là Quận 12 (15%) và Thủ Đức (11%).
- Cũng theo Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP, trong tổng số 130 bệnh viện, trung
tâm y tế dự phòng ở TP, chỉ 48 có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn lại là
19
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
các bệnh viện có không đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải hoặc hoàn toàn không xử lý
nước thải.
- Ngoài các tác nhân gây ô nhiễm tại TP, còn nguồn nước thải chưa qua xử lý từ các
KCN ở các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An theo hệ
thống kênh rạch đổ về TP làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn.
- Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP. Hồ Chí Minh thực hiện trong năm 2013,
chất lượng nước mặt một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây
Bắc - Củ Chi bị ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, sắt và vi sinh phát hiện có nhiều thông
số vượt xa mức độ cho phép. Trước bức xúc của người dân, UBND TP. Hồ Chí Minh
đã phải từng bước đóng cửa khu xử lý chất thải này. Lượng rác hằng ngày sẽ chuyển

về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước xử lý. Cách đây vài năm, bãi rác Đông
Thạnh, Gò Cát cũng phải ngừng chôn lấp rác thải.
- Theo thống kê của UBND Thành phố, trên địa bàn hiện có 3.300 nguồn thải của các
cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ nhưng mới có 1.140 cơ sở xây dựng hệ thống xử
lý môi trường đạt chuẩn. Hiện mới có khoảng 80% nguồn thải có lưu lượng từ
50m
3
/ngày đêm được kiểm soát. Còn hơn 2.000 cơ sở chưa có hệ thống xử lý môi
trường hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn vẫn ngày đêm thải ra môi trường hàng ngàn tấn
chất thải, nước thải độc hại.
- Trong nhiều năm qua, cùng với quá trình đổi mới, phát triển, Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM) nói riêng và cả nước nói chung đã huy động nhiều nguồn lực trong
xã hội để tập trung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT). Mặc dù đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn có chiều hướng gia tăng,
thậm chí có nơi xảy ra với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và
sức khỏe, đời sống nhân dân.
- Kết quả quan trắc cuối năm 2012 của Tổng cục Môi trường ở khu vực sông Sài Gòn,
+ Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc đều xấp xỉ hoặc
thấp hơn so với QCVN 08:2008, cột B1. Đặc biệt, tại các điểm quan trắc ở kênh rạch
nội và ngoại ô đều khá thấp, nhất là ở khu vực cầu Xáng (0,19 mg/l – nước lớn)
+ Hàm lượng SS tại các điểm quan trắc thay đổi nhiều, chỉ có khoảng 50% các
điểm quan trắc đạt QCVN 08:2008, cột A1. Các điểm còn lại đều có hàm lượng SS
vượt QCVN 08:2008, cột B1 từ 1,2 – 7,0 lần. Nguyên nhân có thể tại các vị trí này, do
lượng tàu thuyền vận tải trên sông qua lại nhiều làm khuấy động nước mạnh.
20
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Hàm lượng N-NH3 tại một số điểm quan trắc thuộc kênh rạch nội và ngoại ô
thành phố vượt QCVN 08:2008, cột B1, cao gấp 3,5 – 4,5 lần. Hầu hết các điểm còn
lại đều đạt QCVN 08:2008, cột A1. Hàm lượng N-NH3 cao nhất tại giao rạch Cây
Khô – rạch Tắc Bến Rô (2,92 mg/l), cao gấp 5,8 lần so với QCVN 08:2008, cột B1.

+ Hàm lượng BOD5 tại hầu hết các điểm quan trắc đều đạt QCVN 08:2008,
cột A1, 25% còn lại có giá trị BOD5vượt TCCP từ 1,3 – 1,8 lần. Hầu hết hàm lượng
COD cũng đều đạt QCVN 08:2008, cột B1, một số nơi đạt quy chuẩn cột A1 như: Cầu
Tan Thuận, Sông Đồng Nai (phà Cát Lái và bến đò Hãng Da). Riêng đối với Trạm
bơm Hóa An, trạm bơm Hòa Phú đều có giá trị BOD5 và COD ở mức thấp, đạt và xấp
xỉ giá trị cột A1 của QCVN 08:2008.
+ Ô nhiễm vi sinh (Coliforms) khá cao tại các điểm quan trắc ở TP.HCM và
ngay cả ở các điểm quan trắc trên các sông lớn (Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè) thể hiện
rõ ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đô thị. Hàm lượng Coliforms hầu hết đều vượt
QCVN 08: 2008, cột B1 từ 1,3 – 24,9 lần, cao nhất là ở khu vực Cầu Phú Mỹ.
- Về phía Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM cho biết thêm, từ năm 2011 sở đã chủ
động thống kê nguồn thải dọc hệ thống kênh rạch dẫn ra sông Sài Gòn. Kết quả đã chỉ
rõ có 450 doanh nghiệp sản xuất có lưu lượng nước thải trên 50m3/ngày. 60% số
doanh nghiệp này thải ra lượng nước thải chưa đạt yêu cầu. Hiện sở đang tăng cường
thanh kiểm tra các đơn vị này. Trường hợp nào tái vi phạm môi trường nghiêm trọng
sẽ thực hiện niêm phong máy móc, buộc ngưng hoạt động
2.2. Ô nhiễm nước trên 1 số kênh – rạch tại TP HCM
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh, rạch trên địa bàn thành phố (TP) ngày
càng nặng và lan ra diện rộng. Cụ thể kênh Thầy Cai và kênh An Hạ (Củ Chi), kênh B
và kênh C (huyện Bình Chánh), kênh Bà Búp và kênh Trần Quang Cơ (Hóc Môn)…
nước có màu nâu đen, mùi hôi rất nặng, nhiều chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
- Kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua nhiều quận nhưng chủ yếu nằm trong khu vực quận
6, quận 11, là một trong những hệ thống kênh rạch ô nhiễm nhất trong nội thành TP
HCM. Hai đợt khảo sát năm ngoái của Sở Tài nguyên môi trường thực hiện ở đây đều
cho kết quả chỉ tiêu vi sinh cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Giá trị quan trắc vi
sinh năm 2004 cao hơn cùng kỳ năm trước đến 100 lần
- Kênh Ba Bò ( Thủ Đức): Là nơi tiếp nhận nguồn nước thải khổng lồ từ các khu công
nghiệp của Bình Dương xả về. Cả chiều dài của đoạn kênh 2,5km này là "đường dẫn"
21
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh

duy nhất chuyển lượng nước đen đặc, hôi thối và nơi tiếp nhận chính là sông Sài Gòn.
Kết quả phân tích mẫu nước kênh này tại 10 vị trí khác nhau (công bố tháng 7-2007)
đã cho phép Chi cục Bảo vệ môi trường TP kết luận "ô nhiễm ở đây đã có từ rất lâu và
ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân".
Kết quả phân tích mẫu nước lấy dọc kênh Ba Bò đã đưa ra con số giật mình: vi
sinh vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 11.000 lần (so với tiêu chuẩn nước mặt,
loại B). Còn so với tiêu chuẩn VN dành cho nước thủy lợi (cho vùng đất trồng rau và
các loại thực vật khác dùng ăn tươi, sống) thì loại vi sinh fecal coliform - nguy cơ gây
các bệnh đường tiêu hóa - vượt tiêu chuẩn cho phép từ 450 lần trở lên.
- Con kênh Gò Công đã thành kênh nước đen từ nhiều năm nay. Kênh Tân Hóa - Lò
Gốm đang được kè, nạo vét hết sức ì ạch, là nỗi bức xúc của người dân các quận 6, 11,
Bình Tân… nhiều năm nay. Con kênh ô nhiễm này chủ yếu do nước thải, rác thải sinh
hoạt của chính người dân hai bên bờ xả ra.
- Ngoài ra, Thành phố còn rất nhiều những con kênh, bãi tập kết rác, khu dân cư ven
kênh rạch ô nhiễm nằm rải rác ở khắp các quận, huyện với mức ô nhiễm rất đáng báo
động.
2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại TP HCM
2.2.1. Nước thải sinh hoạt
- Chất lượng nước sông Sài Gòn bị suy giảm bởi rất nhiều nguồn thải như nước chảy
tràn đô thị, nước thải từ các khu dân cư, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông thủy, bãi
chôn lấp rác, khai khoáng và hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Minh
chứng rõ cho từng nguồn thải, ông Segimon Serrat Serra, Chủ nhiệm dự án kiểm soát
nguồn thải sông Sài Gòn cho biết, với nguồn thải từ bãi chôn lấp rác, hiện bãi rác Gò
Cát tác động mạnh đến chất lượng nguồn nước. Bãi rác này có khu vực cách ly rất hẹp
lại gần sông Sài Gòn nên nước rỉ rác chảy ra sông là rất khó kiểm soát. Giao thông
thủy cũng đang để lại những tác động nặng nề cho chất lượng nước sông bởi liên tục
xảy ra các sự cố tràn dầu. Riêng hoạt động sản xuất nông nghiệp do quy mô còn nhỏ lẻ
nên chưa tác động đáng kể cho nguồn nước.
- Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là nước thải khu vực dân cư mà cụ thể là nước thải sinh
hoạt nhiễm phân và nước chảy tràn đô thị. Hiện diện tích bê tông hóa của thành phố

ngày càng lớn nên lượng nước mưa không thể thẩm thấu xuống đất. Thay vào đó,
lượng nước này chảy tràn kéo theo tất cả chất thải trên bề mặt đất xuống kênh rạch dẫn
22
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
ra sông. Còn chất thải phát sinh từ khu vực dân cư do các bể phốt hoạt động không
hiệu quả hoặc không qua các bể phốt thải hết ra sông đang khiến cho nguồn nước sông
ô nhiễm khá nặng. Kết quả phân tích mẫu chất thải nước sông Sài Gòn cho thấy, nồng
độ vi sinh luôn luôn ở mức cao vượt tiêu chuẩn cho phép từ vài chục đến vài trăm lần.
Kế đến là chất COD, BOD. Kết quả này cũng đồng nhất với kết quả đánh giá của Viện
Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM.
- Các nguồn xả thải ra sông Đồng Nai đoạn từ cửa dưới nhánh sông Tắc ra đến hợp lưu
với sông Sài Gòn tại Mũi Đèn Đỏ có lưu lượng xả thải trên 5.000 m3/ngày đêm, các
nguồn xả thải ra sông Sài Gòn đoạn từ cầu Phú Long đến cầu Bình Phước có lưu
lượng xả thải trên 5.000 m3/ngày đêm, chất lượng nước thải cũng phải đạt loại A.
23
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
3. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm nước mặt tại TP Hồ Chí Minh
3.1. Quy định phân vùng các nguồn xả thải
- UBND Thành phố cũng quy định phân vùng các nguồn xả thải đối với 97 tuyến sông,
suối, kênh rạch nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đối với nguồn cấp
nước sạch cho người dân
- Đối với 14 tuyến kênh rạch khu vực trung tâm Thành phố như Kênh 19/5, Tham
Lương, Nước Đen, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Văn Thánh, Tàu Hủ, Bến Nghé, Đôi-Tẻ, Tân
Hóa-Lò Gốm, Hàng Bàng, Rạch Nước Lên, sông Chợ Đệm… nguồn nước thải phải
đạt quy chuẩn loại B theo quy định.
+ Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của TPHCM sẽ tiếp tục tăng
cường giám sát chặt hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm các
trường hợp cố tình vi phạm; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò tham gia của cộng
đồng trong việc thi hành chính sách về bảo vệ môi trường.
+ Kết quả chất lượng nguồn nước của Sở TNMT TPHCM vừa công bố cho

thấy, nguồn nước tại hệ thống kênh rạch ở TPHCM đang trong tình trạng ô nhiễm
nặng nề. Các thành phần như BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa
học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng đều
vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến cả ngàn lần cho phép. Tình trạng ô nhiễm càng trở nên
đậm đặc hơn khi thủy triều thấp.
+ Theo UBND TPHCM, nguồn thải ô nhiễm đang là nguyên nhân dẫn đến sự
suy giảm chất lượng nguồn nước kênh rạch nội thành; làm suy giảm chất lượng nguồn
nước sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt của người
dân Thành phố.
3.2. Xử phạt nghiêm những vi phạm
- Để khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn, ông Tomas, đại diện Công ty IDOM,
cho biết, cần phải thiết lập các trạm kiểm soát và tiêu chí về chất lượng nước sông.
Muốn làm được điều này rất cần hành lang pháp lý. Quan trọng hơn cần xử lý những
khu vực ô nhiễm về nước thải, rác thải, nguồn thải ô nhiễm. Cụ thể:
+ Phải xử lý triệt để những đơn vị bị phát hiện vi phạm xả thải;
+ Dự trù tài chính xây dựng hệ thống kiểm soát tiêu chí xả thải;
+ Kết nối nguồn thải của các cơ sở sản xuất nhỏ vào hệ thống xử lý nước thải
chung của thành phố;
24
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Cập nhật giấy phép xả thải kết hợp với giới hạn mới đối với các chất thải ô
nhiễm đặc thù tùy theo các mục tiêu và chất lượng môi trường tiếp nhận;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt với giấy phép xả thải.
Với ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là cần trang bị
kiến thức cho nông dân để tạo thói quen tốt về sử dụng hợp lý lượng phân bón, canh
tác đúng cách và giảm thiểu tối đa lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Về phía cơ quan chức năng, nhất thiết ngay từ khi quy hoạch đô thị, xây dựng cần
phải quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, diện tích trồng thảm
cỏ xanh. Đồng thời, kết hợp nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề giữ gìn công
trình xử lý chất thải. - -

- Với những bể phốt chứa chất thải, cần tập huấn kiến thức người dân phát huy hiệu
quả bằng cách thực hiện hút bùn thường xuyên. Kinh nghiệm quản lý môi trường tốt
tại Tây Ban Nha là phải hình thành quỹ bảo vệ môi trường tại khu dân cư. Cách làm
này giúp nâng cao trách nhiệm của địa phương và người dân trong việc giữ gìn môi
trường sống của chính mình. Với nguồn thải từ nước rỉ rác cần tách bỏ chất thải rắn.
Kế đến cách ly hoàn toàn bãi chôn lấp, thực hiện chống thấm trên nền hiện thời của bãi
chôn lấp, xử lý lót chống thấm và lắp đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác và nước chảy
tràn và hệ thống thủy lực bao quanh. Về lâu dài cần cách ly bằng cách di dời bãi chôn
lấp xa lưu vực sông. Không chỉ vậy, để chủ động kiểm soát nguồn thải ô nhiễm, các cơ
quan chức năng cần xây dựng hệ thống quan trắc để kiểm soát được những thay đổi
chất lượng nguồn nước sông; phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành bắt đầu từ
khâu quy hoạch, xây dựng khu dân cư. Kế đến mới là xử lý kết hợp nâng cao nhận
thức cộng đồng.
- Cần lưu ý với chất thải công nghiệp vì lượng nước thải của công nghiệp đổ ra sông
Sài Gòn không lớn nhưng nồng độ chất thải lại rất độc hại. Do đó, cần triệt để kiểm
soát tốt nguồn thải này.
3.3. Các biện pháp thuỷ lợi giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
- Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ yêu cầu
cấp nước và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nước.
- Thiết kế, xây dựng hệ thống cống lấy nước và lọc phù sa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi
trồng để tôm có thể phát triển tốt trong môi trường nước được cấp.
25

×