Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG của mật độ ƯƠNG đến tốc độ TĂNG TRƯỞNG và tỷ lệ SỐNG của cá TRA NGHỆ pangasius kunyit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.85 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ TRA NGHỆ Pangasius kunyit
Nguyễn Sơn Ca
1
, Vương Học Vinh
2
, Tống Minh Chánh
3
Sinh viên lớp DH9TS, Ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại Học An Giang
2
Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Nghiệp & TNTN, Đại Học An Giang
3
Công ty TNHH Minh Chánh
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Tra Nghệ (P. kunyit)” được
thực hiện từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 02 năm 2012 tại trại thực nghiệm Bộ Môn Thủy Sản trường Đại Học An
Giang, với mục tiêu xác định mật độ ương phù hợp cho cá tra nghệ từ giai đoạn cá bột đến 45 ngày tuổi. Thí
nghiệm được bố trí trong bể composite 0,5 m
3
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp
lại, thí nghiệm trong thời gian 45 ngày và được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 ương cá đến 15 ngày tuổi với 4
nghiệm thức tương ứng với 4 mật độ: 400, 800, 1200 và 1600 con/bể. Giai đoạn 2 ương cá từ 15 đến 30 ngày tuổi
với các mật độ: 100, 150, 200 và 250 con/bể. Giai đoạn 3 ương cá từ 30 đến 45 ngày tuổi với các mật độ: 50, 100,
150 và 200 con/bể. kết quả nghiên cứu cho thấy: Các điều kiện môi trường ương bao gồm: nhiệt độ, DO, pH, NO
2
,
NH
3
phù hợp cho sự phát triển của cá. Giai đoạn 1, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức (P <0,05) ở nghiệm thức I (400 con/bể) có tăng khối lượng và tỷ lệ sống cao nhất (0,47g, 35,83%).
Trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3, tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống của các nghiệm thức


khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Qua kết quả thí nghiệm có thể kết luận ương cá Tra nghệ giai đoạn bột đến 15
ngày tuổi ương với mật độ 400 con/bể 0,5m
3
là tốt nhất. Giai đoạn 2 với mật độ 100 – 250 con/bể và giai đoạn 3 với
mật độ 50 – 200 con/bể đều cho kết quả tốt.
Từ khóa: Mật độ ương, tỷ lệ sống, cá Tra Nghệ.
1. GIỚI THIỆU
Theo Pouyaud et al (1999) cá Tra Nghệ (pangasius kunyit) là loài khả năng thích nghi
cao. Cá Tra Nghệ có thịt thơm ngon và giá bán cao. Để phát triển đối tượng nuôi có nhiều tiềm
năng về kinh tế này, đã và đang có một số nghiên cứu về dinh dưỡng và khả năng thích nghi về
độ mặn của Cá Tra nghệ (Pangasius kunyit) và đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Tra nghệ (Pangasius kunyit)” nghiên cứu xác định mật độ ương
phù hợp cho quá trình ương giống đạt kết quả tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mật độ ương thích hợp cho cá giai đoạn từ bột đến 45 ngày tuổi để cá đạt được tăng
trưởng và tỷ lệ sống cao nhất.
Nội dung nghiên cứu
Theo dõi một số yếu tố lý hóa của môi trường nước trong quá trình ương.
So sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá khi ương ở các mật độ khác nhau: Giai đoạn 1 cá
bột đến 15 ngày tuổi, giai đoạn 2 cá hương 15 – 30 ngày tuổi và giai đoạn 3 cá giống 30 – 45
ngày tuổi
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Thời gian và địa điểm thực hiện
• Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2011 – 02/2012
• Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Bộ Môn Thủy Sản, khoa Nông Nghiệp –
TNTN, trường Đại Học An Giang
Vật liệu nghiên cứu
Cá Tra nghệ vừa hết noãn hoàng
Bể composite 2 m

3
; 0,5 m
3
, thước đo, cân điện tử, và một số dụng cụ khác.
Thức ăn cho cá: Moina, Trùng chỉ, thức ăn công nghiệp (UP 501S, 502 40% đạm).
Nguồn nước: nước ngọt lấy từ nước máy qua xử lý sục khí liên tục trong 24 giờ.
Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại, thí
nghiệm trong thời gian 45 ngày và được chia làm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: ương cá Tra nghệ vừa hết noãn hoàng đến 15 ngày tuổi với các mật độ: 400,
800, 1200, 1600 cá thể/bể 0,5m
3
.
• Giai đoạn 2: ương cá từ 15 đến 30 ngày tuổi với mật độ: 100, 150, 200, 250 cá thể/bể 0,5m
3
.
• Giai đoạn 3: ương cá từ 30 đến 45 ngày tuổi với mật độ: 50, 100, 150, 200 cá thể/bể 0,5m
3
.
Chọn cá bột đồng cỡ và khỏe mạnh vừa hết noãn hoàng bố trí theo các nghiệm thức của thí
nghiệm vào bể composite 0,5m
3
, trang bị hệ thống sục khí vào mỗi bể.
Sau từng giai đoạn nuôi (15 ngày) thu toàn bộ cá ở các nghiệm thức và bố trí lại với mật độ mới.
Cho ăn và chăm sóc
Cá vừa hết noãn hoàng cho ăn Moina.
Cá 10 – 15 ngày tuổi cho ăn Trùng chỉ.
Từ ngày 16 tập cho cá quen dần với thức ăn công nghiệp.
Theo dõi các yếu tố môi trường, test pH, DO, NO
2

, NH
3
định kỳ 3 ngày 1 lần vào buổi sáng lúc.
Định kỳ 2 ngày tiến hành thay nước 50% cho bể ương.
Đo nhiệt độ mỗi ngày 2 lần ở mỗi nghiệm thức.
Theo dõi hoạt động và tính ăn của cá để thuận tiện theo dõi và chăm sóc.
Các công thức tính các chỉ tiêu trong đề tài
• Tốc độ tăng trưởng:
Tăng trưởng khối lượng (gam): W = W
1
– W
0
, W
0
: Khối lượng đầu
W
1
: Khối lượng cuối
Tăng trưởng chiều dài (centimet): L = L
1
– L
0
, L
0
: Chiều dài đầu
L
1
: Chiều dài cuối
Tăng trưởng chiều cao thân (centimet): H = H
1

– H
0
, H
0
: Chiều cao thân đầu
H
1
: Chiều cao thân cuối
• Tỷ lệ sống:
Số cá thu được
Tỉ lệ sống (%)= * 100
Số cá thả ban đầu
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm MS Excel để nhập và xử lý số liệu thu được.
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để so sánh tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống giữa các
nghiệm thức.
2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Giai đoạn 1:
Khối lượng và chiều dài cá bắt đầu thí nghiệm
Bảng 1: Khối lượng và chiều dài cá Tra nghệ bắt đầu ương
NT P
0
(g) L
0
(cm)
I 0.0041 ± 0.01
a
0.74 ± 0.05
a
II 0.0039 ± 0.01

a
0.72 ± 0.04
a
III 0.0041 ± 0.01
a
0.74 ± 0.05
a
IV 0.0037 ± 0.01
a
0.76 ± 0.05
a
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 0,5%.
Kết quả thống kê cho thấy cá Tra nghệ được bố trí trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê giữa các nghiệm thức. Điều này chứng tỏ con giống thả vào ban đầu giữa các nghiệm
thức đồng đều về khối lượng và chiều dài.
Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng
Bảng 2: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá sau 15 ngày ương
NT P
1
(g) L
1
(cm)
I 0.47 ± 0.08
a
3.45 ± 0.20
b
II 0.36 ± 0.09
b
3.23 ± 0.31

a
III 0.35 ± 0.08
b
3.18 ± 0.32
a
IV 0.34 ± 0.08
b
3.26 ± 0.32
ab
Ghi chú: Các số cùng một cột có chữ cái theo sau sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 0,5%.
Kết quả cho thấy tăng trưởng về khối lượng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (P <0,05)
ở mật độ 400 con/bể (0,47 g) so với các nghiệm thức còn lại. Tăng trưởng trung bình về chiều
dài sau 15 ngày ương có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mật độ 400 con/bể (3,45 cm) và 1200
con/bể (3,18 cm).
Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng có sự khác biệt, cao nhất ở mật độ 400 con/bể 500 lít.
Tỷ lệ sống
Bảng 3: Tỷ lệ sống của cá sau 15 ngày ương
NT Tỷ lệ sống (%)
I 35.83 ± 2.02
c
II 33.21 ± 5.67
bc
III 23.36 ± 1.12
a
IV 26.29 ± 3.10
ab
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 0,5%.
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống giữa các mật độ khác biệt có ý nghĩa thống. Nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ sống cao nhất ở mật độ 400 con/bể (35,83 %), tiếp đến là mật độ 800 con/bể (33,21 %), thấp

nhất ở mật độ 1200 con/bể (23,36 %) và còn lại là mật độ 1600 con/bể (26,29 %).
Tỷ lệ sống của cá Tra Nghệ sau 15 ngày ương có sự khác biệt là do giai đoạn đầu cá có hiện
tượng cắn nhau, cá Tra nghệ có đặc điểm giống cá Tra khi không kịp thời cung cấp thức ăn
chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau (Phạm Văn Khánh, 2003). Với mật độ 1600 con/bể sử dụng thức ăn
nhiều và cần lượng thức ăn nhiều hơn các nghiệm thức còn lại, do lượng thức ăn bố trí đều các
bể nên với mật độ trên cá có hiện tượng cắn nhau mạnh so với các nghiệm thức khác.
Cá Tra Nghệ cắn nhau
Hình 1: Cá Tra Nghệ cắn nhau
Với kết quả này có thể kết luận, ương cá Tra nghệ từ bột đến 15 ngày tuổi với mật độ 400 con/bể
500 lít là tốt nhất.
Giai đoạn 2:
Chỉ tiêu tăng trưởng cá Tra nghệ khi bắt đầu bố trí giai đoạn 2
Bảng 4: Số liệu cá Tra nghệ bắt đầu bố trí giai đoạn 2
NT P
0
(g) L
0
(cm) H
0
(cm)
I 0.42 ± 0.10
a
3.25 ± 0.18
a
0.68 ± 0.08
a
II 0.37 ± 0.07
a
3.03 ± 0.30
a

0.69 ± 0.10
a
III 0.33 ± 0.05
a
3.18 ± 0.23
a
0.67 ± 0.09
a
IV 0.40 ± 0.12
a
3.20 ± 0.43
a
0.71 ± 0.07
a
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức
0,5%.
Kết quả thống kê cho thấy cá được chọn bố tri giai đoạn 2 đồng cỡ về khối lượng, chiều dài và
chiều cao thân.
Tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và chiều cao thân
Bảng 5: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá sau 30 ngày ương
NT P
1
(g) L
1
(cm) H
1
(cm)
I 1.89 ± 0.48
a
5.79 ± 0.41

a
1.14 ± 0.14
a
II 1.96 ± 0.48
a
5.69 ± 0.41
a
1.27 ± 0.15
b
III 1.85 ± 0.59
a
5.59 ± 0.56
a
1.24 ± 0.22
ab
IV 2.01 ± 0.62
a
5.66 ± 0.52
a
1.30 ± 0.24
b
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 0,5%.
Hình 2: Cân cá Tra Nghệ 30 ngày tuổi
Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chiều cao thân của cá giữa mật độ 150, 250 con/
bể với 100, 200 con/bể.
Tỷ lệ sống
Bảng 6: Tỷ lệ sống của cá sau 30 ngày ương
NT Tỷ lệ sống (%)

I 100.00 ± 0.00
a
II 100.00 ± 0.00
a
III 99.33 ± 0.76
a
IV 99.47 ± 0.92
a
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,5%.
Dựa vào kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống cho thấy khác biệt giữa các nghiêm thức không có ý nghĩa
thống kê
Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu chiều cao thân của cá
với mật độ 250 con/bể (1.30cm) so với mật độ 50 con/bể, đối với các nghiệm thức còn lại không
có khác biệt về thống kê nhưng có giá trị số học cao. Và tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức không
có sự khác biệt.
Theo FAO (2010) nghiên cứu trên đối tượng cá Tra với mật độ ương 400 – 500 con/m
2
sau 1
tháng ương và cá Tra đạt tỷ lệ sống 40 – 50%. Kết quả nghiên cứu cho thấy cùng giai đoạn ương
tỷ lệ sống cá Tra nghệ tương đương với tỷ lệ sống cá Tra.
Có thể kết luận rằng mật độ ương 100 – 250 con/bể 500 lít là phù hợp cho cá Tra nghệ giai đoạn
15 – 30 ngày tuổi.
Giai đoạn 3:
Chỉ tiêu tăng trưởng cá Tra nghệ khi bắt đầu bố trí giai đoạn 3
Bảng 7: Số liệu cá Tra nghệ bắt đầu bố trí giai đoạn 3
NT P
0
(g) L
0
(cm) H

0
(cm)
I 1.96 ± 0.30
a
5.86 ± 0.30
a
1.18 ± 0.08
a
II 2.11 ± 0.35
a
5.86 ± 0.35
a
1.32 ± 0.13
a
III 1.90 ± 0.32
a
5.79 ± 0.21a 1.28 ± 0.13
a
IV 2.17 ± 0.40
a
5.81 ± 0.30
a
1.33 ± 0.15
a
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,5%.
Kết quả thống kê cho thấy cá sử dụng trong giai đoạn 3 đồng đều về các chỉ tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và chiều cao thân
Hình 3: Cân cá Tra Nghệ 45 ngày tuổi
Bảng 8: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá sau 45 ngày ương
NT P

1
(g) L
1
(cm) H
1
(cm)
I 5.21 ± 1.08
a
8.30 ± 0.49
a
1.73 ± 0.18
a
II 5.07 ± 1.58
a
8.20 ± 0.78
a
1.85 ± 0.29
a
III 5.79 ± 1.57
a
8.38 ± 0.52
a
1.89 ± 0.27
a
IV 5.65 ± 1.13
a
8.24 ± 0.55
a
1.88 ± 0.25
a

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 0,5%.
Kết quả thống kê cho thấy khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thông kê.
Tỷ lệ sống
Bảng 9: Tỷ lệ sống của cá sau 45 ngày ương
NT Tỷ lệ sống (%)
I 100 ± 0.00
a
II 100 ± 0.00
a
III 99.77 ± 0.40
a
IV 97.83 ± 3.75
a
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ cái theo sau khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức 0,5%.
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống giữa các mật độ khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Theo FAO (2010) kết luận trên đối tượng cá Tra, sau 1 tháng ương san thưa mật độ còn 150 –
200 con/m
2
tỷ lệ sống cá 2 tháng tuổi đạt được 60 – 70%. Như vậy, với tỷ lệ sống 99,83 – 100%
khi ương trong điều kiện bể ương 500 lít đối với cá Tra nghệ 45 ngày tuổi đạt được kết quả tốt
hơn cá Tra.
Ở giai đoạn này, mật độ ương 50 – 200 con/bể 500 lít là phù hợp.
Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá Tra Nghệ sau 45 ngày ương.
Bảng 10: Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của cá Tra Nghệ
Nghiệm thức
NT I NT II NT III NT IV
Khối lượng (g)
Ban đầu 0.0041 ± 0.01

a
0.0039 ± 0.01
a
0.0041 ± 0.01
a
0.0037 ± 0.01
a
Cuối 5.21 ± 1.08
a
5.07 ± 1.58
a
5.79 ± 1.57
a
5.65 ± 1.13
a
Tăng trưởng khối lượng 5.2059 5.0661 5.7859 5.6463
Chiều dài (cm)
Ban đầu 0.74 ± 0.05
a
0.72 ± 0.04
a
0.74 ± 0.05
a
0.76 ± 0.05
a
Cuối 8.30 ± 0.49
a
8.20 ± 0.78
a
8.38 ± 0.52

a
8.24 ± 0.55
a
Tăng trưởng chiều dài 7.62 7.51 7.51 7.53
Chiều cao thân (cm)
Ban đầu (15 ngày) 0.68 ± 0.08
a
0.69 ± 0.10
a
0.67 ± 0.09
a
0.71 ± 0.07
a
Cuối (45 ngày) 1.73 ± 0.18
a
1.85 ± 0.29
a
1.89 ± 0.27
a
1.88 ± 0.25
a
Tăng trưởng chiều cao 0.99 1.13 1.15 1.12
Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt. Tốc
độ tăng trưởng của cá Tra nghệ phù hợp với quy luật tự nhiên khi giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng
về chiều dài, giai đoạn lớn tăng trưởng về khối lượng.
Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường trong thí ngiệm nằm trong giới hạn cho cá phát triển. Nhiệt độ trung bình
dao động từ 25 – 30
0
C, pH từ 6,5 – 7,5, oxy hòa tan 3,67 – 5mg/lít, amonia 0,05 – 0,5mg/lít.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Giai đoạn ương cá từ bột đến 15 ngày tuổi với mật độ 800 con/m
3
là tốt nhất.
Giai đoạn 2, mật độ ương từ 100 – 250 con/ bể 500 lít là thích hợp trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa các mật độ không có sự khác biệt trong giai
đoạn này. Mật độ thí nghiệm 50 – 200 con/bể 500 lít đều cho kết quả tốt.
4.2.Khuyến nghị
Thử nghiệm ương cá Tra nghệ P. Kunyit ở các điều kiện ương khác nhau như ao đất, bể bạt, trong
giai,
Nghiên cứu thêm về các chỉ tiêu sinh lý của cá Tra nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Văn Khánh, (2003), Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu, Nxb. Nông nghiệp Tp Hồ Chí
Minh
FAO, (2010), Cultured Aquatic Species Information Programme Pangasius hypophthalmus (Sauvage,
1878), đọc tại ngày
24/02/2012
Laurent Pouyaud, Guy G. Teugels & Marc Legendre, (1999), Description of a new Pangasiid
catfish from South – East Asia (Siluriformes), Cybium 1999,23(3): 247 – 258.
ABSTRACT
This study “Effect of nursing densities to growth and survival rate Catfish (Pangasius kunit)” was conducted from
October 2011 to February 2012 at the experimental farm of Department of Aquaculture, An Giang University, with
the objective of determining the appropriate nursing densities for the fry of catfish was reared to 45 days. The
experiment was arranged in 0.5 m
3
composite tanks with four treatments and three replications during 45 days and
was divided into 3 stages: At stage 1, the fry was reared to 15 days with 4 treatments corresponding to the 4 of
density: 400, 800, 1200 and 1600 individual/tank. At stage 2: the fish was reared from 15 to 30 days old with
densities: 100, 150, 200 and 250 individual/tank. At stage 3, the fish was reared from 30 to 45 days with densities:

50, 100, 150 and 200 individual/tank. Study results showed that: The natural environment conditions including
temperature, DO, pH, NO
2
, NH
3
were suitable for the development of fish. At stage 1, the difference of the growth
and survival rate is statistically significant (p<0.05) and the fish with the weight gain and survival rate was highest
(0.47 g, 35.83%) in treatment I (400 individual/tank). At stage 2 and stage 3, the results showed that the growth in
weight and survival rate of the treatments were different insignificantly. Besides, it can be concluded the fry of
catfish reared to 15 days in density with 400 individual/0.5 m
3
tank is best. The fish at stage 2 in density with 100 -
250 individual/tank and at stage 3 in density with 50-200 individual/tanks is good.
Keywords: nursing density, survival rate, yellow finned catfish

×