Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến NĂNG SUẤT NGUỒN lợi tôm đất metapenaeus ensi de haan 1844 TRONG mô HÌNH NUÔI QUẢNG CANH cải TIẾN ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.85 KB, 11 trang )

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT NGUỒN LỢI TÔM ĐẤT Metapenaeus
ensi De Haan 1844 TRONG MÔ HÌNH NUÔI QUẢNG CANH CẢI TIẾN Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Trần Văn Việt
1
, Trần Xuân Lợi
1
và Trần Đắc Định
1
1
Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng
vùng ven biển ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) (Johnston et al., 2000a). Quảng canh cải
tiến (QCCT) là mô hình nuôi tôm ven biển chiếm 70% diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL, diện tích
tăng từ 90,000 ha năm 1991 lên 430,000 ha năm 2003 (Loc, 2003), đây là mô hình nuôi tôm sú
(Penaues monodon) với mật độ thấp kết hợp tôm tự nhiên và các loài thủy sản khác (Johnston et
al., 2000b), sản lượng tăng từ 55,316 tấn 1995 lên 413,132 tấn 2009 (Tổng cục Thống kê, 2010).
Giá trị xuất khẩu tôm biển ở cả nước đạt trên 1.2 tỷ USD năm 2007 (Tu et al., 2008), tuy
nhiên, cho đến nay số liệu, thông tin về tôm biển nuôi trồng ở ĐBSCL và Việt Nam được được
cho là số liệu tôm sú, loài được ưa chuộng bởi kích cỡ lớn, giá trị kinh tế cao, đã được nghiên
cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau từ các tác giả trong và ngoài nước, được đánh giá theo dõi
hàng năm về gốc độ quản lý của ngành thủy sản, được quan tâm của người nuôi tôm bởi lợi
nhuận cao mà loài này có thể mang lại (Nhường và Hà , 2005).
Tuy nhiên, nuôi tôm sú cần đầu tư về vốn, và rủi ro cao, và tôm sú cũng không phải là loài
duy nhất được thu hoạch trong mô hình QCCT, mà còn một số loài tôm khác xuất hiện trong các
đầm nuôi như tôm đất (Metapenaues ensis), là loài tôm tự nhiên có giá trị kinh tế cao, nguồn
giống tự nhiên dựa vào biên độ triều (Johnston et al., 2000b). Loài này đã được khai thác và nuôi
trồng như họa động truyền thống ở khu vực Đông nam á (Ling, 1973), chịu được sự biến động
độ mặn từ 5–30ppt, nhu cầu thị trường cao nhờ chất lượng thịt (Liao và Chao, 1983; King,
2001). Tôm đất loài bản địa ở ĐBSL nơi chiếm 80% diện tích nuôi tôm cả nước, Tuy nhiên, vai


trò của loài này về năng suất và kinh tế và đóng góp của loài này thì chưa được biết, và yếu tố
nào ảnh hưởng đến năng suất của loài này thì chưa được nghiên cứu. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu
nhằm xác định vai trò của tôm trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và yếu tố nào có ảnh
hưởng đến năng suất của loài này ở ĐBSCL.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vị trí nghiên cứu
1 Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
; ;
Hình 1. Vị trí nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên mô hình Tôm-Lúa
ở Mỹ Xuyên (MX), tỉnh Sóc Trăng và mô hình
Tôm-Rừng ở huyện Đông Hải (ĐH), tỉnh Bạc Liêu,
đây là 2 mô hình QCCT có diện tích lớn nhất ở
ĐBSCL Preston et al., 2003)
Tôm-lúa luân canh là mô hình đặc trưng của huyện
MX, do điều kiện địa lý vùng này bị nhiễm mặn vào
mùa khô, và ngọt vào mùa mưa, nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, nuôi tôm nước lợ mô hình
QCCT mùa khô và trồng lúa mùa mưa đã được áp
dụng (Vuong và Lin, 2001; Preston et al., 2003),
Tổng diện tích đất trong huyện MX là 54,450 ha
(Niên giám thống kê Sóc Trăng, 2010). Lúa được
trồng từ tháng 7/tháng 8 đến tháng 10 / tháng 11 khi độ mặn từ 0-3ppt, tôm được nuôi từ
tháng1/tháng 3 đến tháng 5/tháng 6. Diện tích tôm lúa luân canh tăng từ 500 ha năm 1982 lên
6,635 ha năm 1988 (Preston et al., 2003) và 20,200 ha năm 2010 (sở Nông nghiệp và PTNT Sóc
Trăng, 2011).
Tôm kết hợp với rừng ngập nặm là mô hình đặc trưng của vùng ven biển ở bán đảo Cà Mau,
ĐH là huyện nằm trong vùng này với diện tích tự nhiên 52,786 ha, trên 90% diện tích nuôi tôm
áp dụng mô hình QCCT, độ mặn trong năm từ 28 đến 34ppt (Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bạc
Liêu, 2010), tỷ lệ tôm rừng 40-60% tôm nuôi trong hệ thống kênh mương dưới tán rừng (Binh et

al., 1997; Johnston et al. (2000a), mô hình Tôm- Lúa và Tôm- Rừng (Hình 2).
Nghiên cứu thực hiện năm 2010 ở 2 huyện MX và ĐH (Hình1), đã khảo sát 60 hộ nuôi tôm
ở mỗi huyện, xã Tham Đôn của MX và Long Điền Tây của huyện ĐH, ngoài ra thu mẫu định kỳ
trên 8 vuông nuôi ở 2 xã này (Bảng 1).
Bảng 1: Diện tích các vuông thu mẫu ở 2 huyện Mỹ Xuyên và Đông Hải
Mỹ Xuyên Đông Hải
Vuông Diện tích (ha) Vuông Diện tích (ha)
A
MX
1.0 A
DH
4.3
B
MX
1.5 B
DH
2.5
C
MX
1.0 C
DH
3.0
D
MX
0.6 D
DH
3.4
Trung bình ± stdev 1.03 ± 0.4 Trung bình ± Stdev 3.3 ± 0.8
Hình 3. Đuôi chuột (a) dùng để thu tôm trong vuông; và lú dùng để thu qua cống (b)
Hình 2: Thiết kế của vuông nuôi tôm QCCT nhìn từ trên xuống (a), mặt cắt mô hình tôm

lúa(b) và tôm rừng (c); Độ sâu của kênh mương (1); sâu của trảng (2); kênh mương (3);
trảng(4); cống cấp thoát nước (5).
Có 6 đợt thu mẫu cho mỗi huyện, do ở MX chỉ nuôi tôm mùa khô nên thu mẫu ở các tháng 1,
2, 3, 4, 5, 6. Trong khi ở ĐH là các tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12 do nuôi tôm quanh năm, mẫu được
thu theo chu kỳ (nước cường) của mỗi đợt.
Tôm đất ở MX được thu vào ban đêm bằng đuôi chuột (một loại ngư cụ thu hoạch tôm trong
vuông Hình 3(a) mắt lưới 1.5–
1.7 cm, đuôi chuột được đặt ở
kênh mương (Hình 2(3)).
Tôm được thu 2 đêm / vuông /
đợt, mỗi đêm từ 9:00 PM đến
5:00 AM, sử dụng 6 đuôi
chuột/vuông.
Ở ĐH thì thu mẫu qua cống,
lú Hình 3(b) mỗi vuông nuôi
tôm có 1 cống, nơi cấp và
thoát nước, và tôm giống tự
nhiên vào vuông nhờ dòng
chảy của thủy triều trong quá trình cấp nước, thoát nước là lúc thu hoạch tôm, tôm đất được thu 2
đêm / vuông /đợt, mỗi đêm 3-4 giờ. Mẫu tôm được giữ lạnh và đo chiều dài mai (carapace
length-CLmm), chiều dài tổng (TLmm), trọng lượng thân (BWg).
Phân tích số liệu
Non-parameter được sử dụng để kiễm định sự khác biệt giữa 2 huyện (Bảng 2), vì có nhiều
biến được xem là có ảnh hưởng đến năng suất của tôm đất, các biến đó là độc lập (x
1
, x
2
, x
3
…x

n
),
biến năng suất là biến phụ thuộc (y), dùng tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC-Akaike’s
Information Criterion) để xác định các biến có ảnh hưởng đến năng suất tôm trong mô hình đa
biến (Dalgaard, 2002; Faraway, 2005).
Gọi k số lượng biến độc lập (k = 6: x
1
, x
2
,

…x
6
), và y
1
= f
1
(x
1
), y
2
= f
2
(x
2
), y
3
= f(x
3
), y

4
=
f
4
(x
1
,x
2
), y
5
= f
5
(x
1
,x
3
), và y
6
= f
6
(x
3
,x
3
),…, y
n
= 2
k
các mô hình có thể có là , y = 2
6

= 64, dùng tiêu
chuẩn AIC để chọn mô hình tối ưu, là mô hình có giá trị AIC thấp nhất (FARAWAY, 2005)
Phương trình tương quan hồi quy
22211
ˆ

ˆˆ
ˆ
ˆ
xxxy
k
βββα
+++=
,
βα
ˆ
,
ˆ
là ước số (estimates), (
ˆ
α
,
1
ˆ
β
,
2
ˆ
β


ˆ
k
β
) và số dư bình phương ( the residual sum of squares),
2
i
1
ˆ
(y - )
n
i
i
RSS y
=
=

,
Giá trị
2
log
RSS k
AIC
n n
 
= +
 ÷
 
, với n là số lượng mẫu tôm.
Hàm mật độ được sử dụng để xác định sự biến động kích cỡ tôm CL cho từng đợt thu mẫu,
do CL là hàm phân phối chuẫn; ANOVA và Tukey’s HSD đã được sử dụng để xác định sự khác

biệt CL giữa các tháng.
Do đặc thù của mô hình nuôi tôm QCCT ở ĐBSCL nên các biến ở bảng 3 được cho là có khả
năng có ảnh hưởng đến năng suất tôm, những biến này được giả định là có ảnh hưởng đến năng
suất tôm đất, phân tích nhân tố được áp dụng nhằm loại bỏ các biến không ảnh hưởng và xác
định những biến mới giải thích những ảnh hưởng quan trọng nhất đến kém quan trọng trong phân
tích mô hình.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng và vai trò của tôm đất
So với tôm sú thì năng suất tôm đất chiếm 6% ở MX; 8.5% về giá trị; và ở ĐH là 12% và 7.3%,
tôm này đã giảm rỏ rệt trong những năm gần đây, với nhiều lý do khác nhau như môi trường bị
thu hẹp, khai thác con giống quá mức đô thị hóa vùng ven biển (Johnston et al., 2000a), nguồn
tôm tự nhiên (tôm đất và tôm bạc) ở MX là 181 kg/ha năm 1997 (Be et al., 2003), hiện nay là
31.0 ± 5.9 kg/ha/năm, tôm tự nhiên trong vùng rừng ngập mặn ở Cà Mau là 100–600 kg/ ha

năm
1993-1994 (Binh và Lin, 1995), trong khi nghiên cứu này là 39.2 ± 4.7kg/ ha/năm. Vì vậy thu
nhập từ tôm đất là đang giảm dần và ở mức thấp, tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong
mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến vì nguồn giống tự nhiên, giá trị cao, thích hợp cho đại đa
số hộ nghèo ở ĐBSCL, nơi có GDP là 1,113USD/người/ năm 2009 (World bank, 2011).
Và mức độ ổn định về năng suất của tôm đất là ( CV- coefficients of variation) là 18.9% và
11.9% ở MX và ĐH trong khi ở tôm sú là 49.3% và 28.4% (Bảng 2).
Bảng 2: Các biến đã được khảo sát ở 2 huyện MX và ĐH
Các biến khảo sát Mỹ Xuyên
(n = 60)
Đông Hải
(n = 60)
Thời gian nuôi (tháng/năm) 6 12
Diện tích vuông (ha/ hộ) 0.9 ± 0.3
a
1.7 ± 0.6

b
Độ sâu trảng (m) 0.5 ± 0.3
a
0.4 ± 0.1
b
Độ sâu kênh mương (m) 0.9 ± 0.1
a
0.8 ± 0.1
b
Tần suất thay nước (lần/năm) 6.6 ± 1.2
a
19.5 ± 1.8
b
Năng suất tôm đất (kg/ha/năm) 31.0 ± 5.9
a
39.2 ± 4.7
b
CV năng suất tôm đất (%) 18.9 11.9
Giá tôm đất (x1000 đồng/kg) 70 ± 10
a
70 ± 12
a
Năng suất tôm sú (kg/ha/năm) 539.5 ± 265.7
a
322.2 ± 91.7
b
CV năng suất tôm sú (%) 49.3 28.4
Giá tôm sú (x1000 đồng/kg) 5.3 ± 0.4
a
6.7 ± 0.7

b
Năng suất loài khác (kg/ha/ năm) 30.5 ±.5.7
a
29.2 ± 7.6
a
CV năng suất các loài khác (%) 18.8 26.0
Giá của loài khác (x1000đồng/kg) 34 ± 4
a
30 ± 2
b
Tổng đầu tư (x1000đồng/ha/năm) 17,230 ± 3,594
a
6,170 ± 1,432
b
Lợi nhuận (x1000đồng/ha/năm) 54,330 ± 29,700
a
35,680 ± 23,620
b
CV lợi nhuận (hộ/năm) (%) 54.6 36.3
Giá trị trung bình của các chỉ số mũ trên cùng 1 hàng khác nhau (a,b) là thể hiện sự khác biệt với
mức ý nghĩa (p<0.01), cùng nhau là khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Theo người nuôi tôm thì con giống nhân tạo của loài tôm đất nuôi không hiệu quả và tôm
thường chết sau 1-2 tháng nuôi mà không rỏ nguyên nhân, vì vậy việc sản xuất giống loài này
cũng bị ảnh hưởng vì không có người mua, mặc dù sản xuất giống thành công loài này từ năm
1990. Ngoài ra giá trị kinh tế thấp hơn so với tôm sú nên người nuôi thường chỉ quan tâm đến
tôm sú.
Mặc dù cả 2 loài tôm này đề có rủi ro cao, nhưng nông dân thường chọn tôm sú là loài ưu tiên
vì kích cỡ lớn (trong lượng lớn nhất 250g) (Primavera et al., 1998) và giá thị trường cao hơn
(CV ở Bảng 2).
Vì sản lượng, năng suất thấp nên chỉ bán nhỏ lẻ nên không mang tính hàng hóa lớn xuất khẩu

nhiều nước trên thế giới như tôm sú, vì vậy việc thu số liệu loài này gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù sinh kế của người nuôi tôm ven biển phụ thuộc rất nhiều vào tôm sú, tuy nhiên việc
đầu tư con giống cơ sở hạ tầng, cải tạo đã gây tạo ra nhiều khó khăn cho người nuôi, ở ĐBSCL
có 61% hộ nuôi tôm không đủ chi phí cho cuộc sống (Sinh, 2009); điều này khẳng định rằng
tiềm ẩn nhiều rủi ro trong nuôi tôm sú (CV về năng suất của tôm sú và tôm đất, Bảng 2).
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố từ khảo sát 120 hộ ở MX và ĐH
Mỹ Xuyên Đông Hải
Nhân tố
1
Nhân tố
2
Nhân tố
1
Nhân tố 2
Năng suất tôm sú (kg/ha/năm)
Độ sâu của trảng (m)
Độ sâu kênh mương (m)
Lợi nhuận (x1000 đồntg/ha/năm)
Năng suất tôm đất (kg/ha/năm)
0.90
0.50
0.97
0.87
0.99
0.77
0.64
0.95
0.94
Số lần thay nước (lần /năm)
Năng suất các loài khác (kg/ha/năm)

Tổng chi phí sản xuất (x1000 đồng/ha/năm)
0.70 0.79
Kết quả phân tích ở MX, nhân nhân tố 1 có 3 biến có ảnh hưởng, khẳng định mối tương quan
thuận giữa độ sâu kênh mương với năng suất tôm sú và lợi nhuận (Bảng 3 và Hình.4 (a)), nhân tố
2 có 2 biến thể hiện mối tương quan thuận giữa số lần thay nước và năng suất tôm đất. Tuy nhiên
2 nhân tố này chỉ giải thích được 42% (nhân tố 1 là 26% và nhân tố 2 là 16% ).
Hình 4 Biểu đồ kết quả phân tích 2 nhân tố: (a):MX và (b):ĐH; Me: năng suất tôm đất;
we: số lần thay nước; Ot: năng suất loài tự nhiên khác; fd: độ sâu kênh mương; ffw: độ sâu
trảng; tc: tổng chi phí nuôi tôm; ni: lợi nhuận; và Pm: năng suất tôm sú
Tương tự, ở ĐH thì ở Bảng 3 và Hình 4(b) nhân tố 1 có 4 biến thể hiện mối tương quan thuận
bao gồm năng suất tôm sú, độ sâu của trảng và kênh mương, những biến này có mối tương quan
thuận với thu nhập của nông hộ, nhân tố 2 có 2 biến tỷ lệ thuận giữa thay nước và năng suất tôm
đất, 2 nhân tố này giải thích được 58% (nhân tố 1 và 2 giải thích lần lượt là 37% và 21%).
2 Các biến có ảnh hưởng năng suất tôm đất
Năng suất tôm có tỷ lệ thuận với số lần thay nước ở 2 huyện MX và ĐH từ phân tích đa biến ở
(Bảng 4; Hình 5). Ngoài ra, và có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ thay nước trong vuông nuôi
tôm ở 2 huyện, MX ít thay nước hơn ở ĐH (p<0.001) là do vùng này xa nguồn nước mặn, chi
phí tốn kém bơm nước, và chất lượng nước không ổn định, rủi ro cao trong lây lang dịch bệnh
(Preston et al., 2003)
Hình 5: Tương quan giữa số lần thay nước và năng suất tôm đất (a: MX và b: ĐH)
Thay nước ngoài mục đích thay đổi môi trường còn là hình thức bổ sung con giống và thức
ăn tự nhiên trong nuôi tôm. Tuy nhiên nước ở vùng ven biển ĐBSCL độ đục cao, (Trung tâm khí
tượng thủy văn Nam bộ, 2010), tốc độ phù sa bồi lắng trong vuông nuôi nhanh khi thay nước
nhiều lần trong năm, chi phí nạo vét và rủi ro trong thay nước nước cũng là vấn đề thường gặp
trong nuôi tôm (Preston et al., 2003). Năng suất tôm tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
mật độ con giống, môi trường sống trong vuông nuôi và chất lượng nước (Bình et al., 1997).
Phân tích 6 biến độc lập ở MX (x
1mx
, x
2mx

, x
3mx
, x
4mx
, x
5mx
, x
6mx
) ở Bảng 4 chỉ ra các mô hình giải
thích 46% của các biến có ảnh hưởng năng suất tôm đất. Tuy nhiên số lần thay nước (x
1mx
) đã
giải thích 39% trong số 46% của các biến; và biến này có ý nghĩa đến năng suất tôm đất (p <
0.001), trong lựa chọn mô hình tối ưu (giá trị AIC: 184, R
2
= 0.45) ở Bảng 4, 3 trong số 6 biến đã
giải thích 45% của các biến. Mô hình (1) là mô hình tối ưu do AIC thấp nhất (Bảng 4).
y
mx
= 3.6 + 11.35
*
x
3mx
+ 0.96
*
x
2mx
+ 3.18
*
x

1mx
(1)
Tương tự, 6 biến độc lập (Bảng 4) ở ĐH giải thích 59% của phương sai về năng suất của
tôm đất, nhưng chỉ biến số lần thay nước x
1đh
) là có ý nghĩa (p < 0.001), trong mô hình tối ưu (giá
trị AIC: 138, R
2
= 0.56) ở bảng 4, biến này giải thích 56% của phương sai y
đh
= 1.167 + 1.950
*
x
1đh
(2)
Bảng 4: Dự đoán năng suất tối ưu của tôm đất ở MX và ĐH trong các mô hình tương quan
hồi quy đa biến sr (tôm lúa) and sm (tôm rừng); y: năng suất tôm đất; x
1
: số lần thay nước;
x
2
:độ

sâu kênh mương; x
3
: độ

sâu trảng; x
4
:năng suất các loài khác; x

5
:năng

suất tôm sú; và
x
6
:số

lượng tôm sú giống thả nuôi trong vuông
Mỹ Xuyên (N=60) Đông Hải (N=60)
Mô hình AIC R
2
Mô hình AIC R
2
y
sr
~ x
5sr
+ x
4sr
+ x
3sr

+ x
2sr
+ x
6sr
+ x
1sr
188 0.46 y

sm
~ x
1sm
+ x
2sm
+ x
3sm
+ x
4sm
+ x
5sm
+ x
6sm
144 0.59
y
sr
~ x
5sr
+ x
4sr
+ x
3sr
+ x
2sr
+ x
1sr
186 0.46 y
sm
~ x
1sm

+ x
2sm
+ x
4sm
+ x
5sm
+ x
6sm
143 0.58
y
sr
~ x
4sr
+ x
3sr
+ x
2sr
+ x
1sr
185 0.46 y y
sm
~ x
1sm
+ x
2sm
+ x
4sm
+ x
5sm
141 0.58

y
sr
~ x
3sr
+ x
2sr
+ x
1sr
184 0.45 y
sm
~ x
1sm
+ x
2sm
+ x
5sm
140 0.57
y
sm
~ x
1sm
+ x
2sm
139 0.56
y
sm
~ x
1sm
138 0.56
Kết quả ở cả 2 huyện MX và ĐH (Hình 6) thấy rằng những vuông có mức nước sâu hơn thì

năng suất tôm đất sẽ cao hơn. Ngoài ra cũng không có sự cạnh tranh (tương quan) giữa tôm sú và
tôm đất khi lượng tôm sú được thả nuôi nhiều hay ít thể hiện ở phương trình (1) và (2).
Hình 6. Tương quan giữa độ sâu của kênh mương và năng suất tôm đất ở MX (a); ĐH (b)
3.3. Sự biến động kích cỡ tôm đất (CL)
Kích cỡ tôm qua các đợt thu mẫu ở MX (hình 7) có sự khác biệt về kích cỡ ở các tháng thu
mẫu (p < 0.001), ngoại trừ tháng tháng 2 và tháng 3 (p > 0.05), vì giai đoạn này khan hiếm nước
mặn nên việc thay nước gặp nhiều khó khăn, nên không bổ xung được nguồn giống mới.
Hình 7. Tần suất xuất hiện về kích cỡ của tôm đất CLmm ở MX qua 6 đợt thu mẫu.
Tương tự kích cỡ tôm đất ở ĐH (Bảng 8), cũng có sự khác biệt giữa các tháng (p<0.001). Sự
biến động về độ mặn độ sâu qua các đợt thu mẫu ở bảng 5 và 6 cho 2 huyện MX và ĐH.
Hình 8. Tần suất xuất hiện về kích cỡ của tôm đất CLmm ở ĐH qua 6 đợt thu mẫu
Mùa tôm giống ở vùng ven biển ĐBSCL từ tháng 7- tháng 8 (Johnston et al., 2000a); tuy
nhiên theo Binh và Lin (1995) thì mùa giống tôm biển là tháng 2-tháng 3, ở Trung Quốc thì mùa
tôm giống tháng 4 – tháng 5 và tháng 9-tháng 10 (Cheung, 1964). Tuy nhiên theo Johnston et al.
(2000b), nguồn giống có thể khai thác quanh năm, mật độ trung bình là 0.12±0.02 cá thể /m
3



Cà Mau. Điều này có nghĩa là nguồn giống là quanh năm, phụ thuộc vào mỗi địa phương, khu
vực. và có thể khác nhau giữa các năm trên cùng một khu vực (Crocos, 1991; Crocos và Van Der
Velde, 1995). Năng suất tôm ở MX thấp hơn ở ĐH là do vùng này ít thay nước, xa biển, xa
nguồn tôm giống tự nhiên, và nước mặn chỉ có mùa khô (6 tháng).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Tôm đất xuất hiện trong tất cả các vuông nuôi tôm sú trong mô hình QCCT năng suất có tỷ lệ
thuận với số lần thay nước, nguồn giống tự nhiên xuất hiện quanh năm năng suất thấp, sự đóng
góp của tôm đất là rất thấp về sản lượng và kinh tế trong nông hộ, tuy nhiên nó vẫn có ý nghĩa
đối với người nghèo, người thu nhập thấp không khả năng đầu tư tôm sú, ngoài ý nghĩa kinh tế
còn có ý nghĩa sinh học trong duy trì cân bằng sự đa dạng các loài trong tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Be, T.T, D. Brennan and H. Clayton, 2003. Socioeconomic characters of rice-shrimp farms in the
study region. In Rice–shrimp farming in the Mekong Delta: Biophysical and
Socioeconomic Issues. Preston, N & H. Clayton (eds.), ACIAR Technical Reports No. 52e,
170 pp.
Binh, C.T and C. Lin, 1995. Shrimp culture in Vietnam. World Aquaculture, 26, 27-33.
Binh, C.T., M.J. Phillips and H. Demaine, 1997. Integrated shrimp-mangrove farming systems in
the Mekong delta of Vietnam. Aquaculture Research, 28, 599-610.
Cheung, T.S., 1964. Contributions to the knowledge of the life history of Metapenaeus ensis and
other economic species of penaeid prawns in Hong Kong. Applied Ecology, 1 (2), 369-386.
Crocos, P.J. and T.D. Van Der Velde, 1995. Seasonal, spatial and interannual variability in the
reproductive dynamics of the grooved tiger prawn Penaeus semisulcatus in Albatross Bay,
Gulf of Carpentaria, Australia: the concept of effective spawning. Marine Biology, 122,
557–570.
Crocos, P.J., 1991. Reproductive dynamics of three species of penaeid prawns in tropical
Australia and the role of reproductive studies in fisheries management. In Crustacean
Issues 7, Crustacean Egg Production. Wenner, A. and A. Kuris (eds.), Balkema, Rotterdam,
pp. 317–332.
Dalgaard, P., 2005. Introductory statistics with R, statistic and computing, Springer, 267pp.
Faraway, J.J., 2005. Linear models with R, texts in statistical science by Chapman &Hall/CRC,
229pp.
Johnston, D., N.V.Trong, D.V. Tien and T.T. Xuan, 2000a. Shrimp yields and harvest
characteristics of mixed shrimp–mangrove forestry farms in southern Vietnam: factors
affecting production. Aquaculture, 188, 263–284.
Johnston, D., T.V.Trong, T.T.Tuan and T.T. Xuan, 2000b. Shrimp seed recruitment in mixed
shrimp and mangrove forestry farms in Ca Mau Province, Southern Vietnam. Aquaculture,
184, 89-104.
King, M., 2001. Fisheries Biology, Assessment and Management. Fishing News Books, 341pp.
Liao, I.C. and N.H. Chao, 1983. Development of prawn culture and its related studies. In the
First National Conference on Warm Water Aquaculture – Crustacean. Rogers, G.L., R.Day
and A. Lim (eds.), Brigham Young University Hawaii Campus, USA, p.127-142.

Ling, S.W., 1973. Status, potential and development of coastal aquaculture in the countries
bordering The South China Sea. FAO, SCS/DEV/73/5/Rome, 83 pp.
Loc, V.T.T., 2003. Quality management in shrimp supply chain in Mekong Delta, Vietnam:
problems and measures. Centre for Asian studies, Antwerp Belgium, Discussion paper
series, 43, 28pp.
Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2010, 213tr.
Preston, N., D. Brennan and H. Clayton, 2003. An overview of the project research. In Rice–
Shrimp Farming in the Mekong Delta: Biophysical and Socioeconomic Issues. Preston, N
and H.Clayton (Eds.), ACIAR Technical Reports No. 52e, 170 p.
Primavera, J.H., F.D.Parado-Estepa and J.L.Lepata, 1998. Morphometric relationship of length
and weight of Giant tiger shrimp Penaeus monodon according to life stage, and sex source.
Aquaculture, 164, 67-75.
Sinh, L.X., 2009. Social impacts of coastal aquaculture in Mekong delta of Vietnam, p. 95-106.
In measuring of the contribution of small scale aquaculture: An assessment. M.G.Bondad-
Resantaso and M. Presin (Eds.). Fisheries Aquaculture Technique Paper. No.543. Rome,
FAO.180 pp.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2011. Hiện trạng tình hình thủy sản 6
tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm, 110 tr.
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bạc Liêu, 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường trong tỉnh Bac
Liêu, 120 tr.
Tổng cục thống kê 2010, thống kê Việt Nam, 815 tr.
Trung tâm khí tượng thủy văn Nam bộ, 2010. Hiện trạng thủy văn vùng ven biển đồng bằng sông
cửu long, 120 tr.
Tu, N.P.C., N.H.Ha, T. Ikemoto, B.C.Tuyen, S. Tanabe and I. Takeuchi, 2008. Regional
variations in trace element concentrations in tissues of black tiger shrimp Penaeus
monodon (Decapoda: Penaeidae) from South Vietnam. Marine Pollution Bulletin, 57, 858-
866.
Vuong, D.Q.T. and C. Lin, 2001. Rice-shrimp farming in the seawater intrusion zone of the
Mekong delta Vietnam. Integrated Tropical Coastal Zone Management, Asian Institute of
Asian, Thailand, Monograph, No.6, 16pp.

World Bank, 2011b: world development indicators, the world bank. From
/>(assessed April 27th, 2011

ABSTRACT
A variety of factors affecting the size and yield of Metapenaeus ensis were measured on shrimp farms in the My
Xuyen (MX) and Dong Hai (DH) districts, Mekong Delta, Vietnam, in 2010. Studies were conducted in shrimp–rice
paddy rotation systems (in MX) and in integrated shrimp–mangrove systems (in DH). The survey was carried out
120 households and sampled a total of 8 farms in the 2 districts. Result showed that M. ensis seed was collected
from wild populations through tidal recruitment at sluice gates. The recruitment occurred multiple times per year.
Yields of M. ensis in MX and DH were 31.0 ± 5.9 kg ha
–1
year
–1
and 39.2 ± 4.7 kg ha
–1
year
–1
,

respectively. Yields
were positively correlated with rates of water exchange and with the depths of ditches and flat-forms (p < 0.001).
The contributions of M. ensis to the total shrimp yield in MX and DH were 6.0% and 12.2% about yield; 8.5% and
7.3% about value, respectively.

×