-i-
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHI ÊN CỨU 4
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI ÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG. 4
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhi ên: 4
1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế x ã hội: 5
1.2. THỰC TRẠNG CÁC NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA
TIỀN GIANG. .6
1.3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT KHAI THÁC HẢI SẢN. 8
1.4. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CHỦ LỰC
CỦA TỈNH TIỀN GIANG. 9
1.4.1. Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng: 9
1.4.2. Nghề lưới kéo đơn: 12
CHƯƠNG 2 15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU. 15
CHƯƠNG 3 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT. 22
3.2. THỰC TRẠNG CÁC TỔ HỢP TÁC KHAI THÁC NGHỀ L ƯỚI
VÂY KẾT HỢP ÁNH SÁNG V À NGHỀ LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ Ở
TIỀN GIANG. 22
3.2.1. Mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới vây kết hợp ánh sáng: 23
3.2.2. Các tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới kéo đơn: 26
3.3. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA CÁC TỔ HỢP TÁC SẢN XUẤT NGHỀ
KHAI THÁC XA B Ờ Ở TIỀN GIANG V À MỘT VÀI ĐỊA PHƯƠNG
KHÁC. 30
3.3.1. Lợi ích của một số tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác thủy sản
ngoài tỉnh: 30
3.3.2. Lợi ích của các tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác xa bờ ở Tiền
Giang: 33
-ii-
3.4. SO SÁNH L ỢI ÍCH GIỮA H ÌNH THỨC KHAI THÁC Đ ƠN LẺ VÀ
KHAI THÁC THEO T Ổ HỢP TÁC SẢN XUẤT Ở TIỀN GIANG. 34
3.4.1. Kết quả nghiên cứu đối với nghề l ưới vây xa bờ ở Tiền Giang: 35
3.4.2. Kết quả nghiên cứu đối với nghề l ưới kéo đơn xa bờ ở Tiền Giang: 43
3.4.3. Nhận xét chung: 51
3.5. NHỮNG KHÓ KHĂN V À TỒN TẠI TRONG MÔ H ÌNH TỔ HỢP
TÁC SẢN XUẤT CÁC NGHỀ KHAI THÁC XA BỜ Ở TIỀN GIANG. 51
3.5.1. Những nguyên nhân khiến ngư dân duy trì hình thức khai thác đơn
lẻ: 51
3.5.2. Những tồn tại cần khắc phục trong mô h ình tổ hợp tác sản xuất các
nghề khai thác xa bờ ở Tiền Giang: 52
3.5.3. Những giải pháp khắc phục khó khăn, tồn tại: 53
3.6. CƠ SỞ TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT MÔ H ÌNH HỢP TÁC SẢN XUẤT
PHÙ HỢP 54
3.6.1. Mô hình h ợp tác sản xuất nghề l ưới vây xa bờ ở Tiền Giang: 54
3.6.2. Mô hình h ợp tác sản xuất nghề l ưới kéo đơn xa bờ ở Tiền Giang: 58
3.6.3. Đề xuất quy chế hoạt động chung của các tổ hợp tác sản xuất nghề
khai thác xa bờ ở Tiền Giang: 62
3.7. ĐỀ XUẤT QUI TR ÌNH VẬN ĐỘNG TH ÀNH LẬP CÁC TỔ HỢP
TÁC SẢN XUẤT NGHỀ KHAI THÁC XA BỜ Ở TIỀN GIANG. 65
CHƯƠNG 4 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ H ÌNH PHÙ HỢP 67
4.1. KẾT LUẬN. 67
4.2. ĐỀ XUẤT MÔ H ÌNH HỢP TÁC SẢN XUẤT PH Ù HỢP 67
4.2.1. Mô hình h ợp tác sản xuất ph ù hợp của nghề lưới vây xa bờ ở Tiền
Giang: 67
4.2.2. Mô hình h ợp tác sản xuất ph ù hợp của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở
Tiền Giang: 68
4.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 69
4.4. KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
-iii-
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu viết tắt
Diễn giải
CV
Đơn vị tính công suất máy (c òn gọi là mã lực)
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
TP
Thành phố
HTX
Hợp tác xã
-iv-
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬ N VĂN
Bảng 1.1: Thống kê năng lực khai thác biển của tỉnh Tiền Giang 7
Bảng 3.1: Thống k ê số phương tiện khai thác xa bờ được khảo sát 22
Bảng 3.2. Thống kê số lượng tàu trong các tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới vây 23
Bảng 3.3: Thống kê lãi ròng bình quân trong năm 2007 c ủa 1 tàu trong các tổ
hợp tác sản xuất nghề l ưới vây 23
Bảng 3.4: Thống kê bình quân chu kỳ vận chuyển sản phẩm và chu kỳ về bờ
trong các tổ hợp tác sản xu ất nghề lưới vây 24
Bảng 3.5: Thống k ê lãi ròng bình quân trong n ăm 2007 của 1 tàu trong các
tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới kéo đơn 27
Bảng 3.6: Thống k ê bình quân chu k ỳ vận chuyển sản phẩm và chu kỳ về bờ
trong các tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới kéo đơn 28
Bảng 3.7: Thống k ê hiệu quả ở các tàu khai thác đơn l ẻ 35
Bảng 3.8: Thông số các t àu nghề lưới vây được khảo sát để so sánh các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật trong năm 2007 35
Bảng 3.9: Kết quả xác định các chỉ tiêu hiệu qủa trên 1 tàu của hai nhóm tàu
nghề lưới vây trong năm 2007 36
Bảng 3.10: Kết quả so sánh với 01 t àu nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang 39
Bảng 3.11: Thông số các tàu nghề lưới kéo được khảo sát để so sánh các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật trong năm 2007 4 3
Bảng 3.12: Kết quả xác định các chỉ tiêu hiệu qủa trên 1 tàu của hai nhóm tàu
nghề lưới kéo đơn trong n ăm 2007 4 4
Bảng 3.13: Kết quả so sánh với 01 tàu nghề lưới kéo đơn xa bờ ở Tiền Giang 47
-1-
MỞ ĐẦU
Khai thác thuỷ sản xa bờ là một trong những thế mạnh của ng ành thuỷ sản
Tiền Giang. Đến cuối năm 200 7 toàn tỉnh có tổng số ph ương tiện khai thác biển
là 1.421 tàu, t ổng công suất 223.757CV, công suất b ình quân 157,46CV/tàu,
trong đó có 531 tàu đánh b ắt xa bờ. Sản lượng khai thác biển trong năm 2007 l à
71.953 tấn [8]. Khoảng từ năm 1997 trở về tr ước hiệu quả các nghề khai thác xa
bờ ở địa phương luôn ổn định ở mức khá cao, lợi nhuận thu đ ược từ 40 – 80 triệu
đồng/chuyến biển/t àu, có hộ làm ăn khấm khá đã đầu tư từ 8 - 12 tàu hoạt động
khai thác thủy sản xa bờ. Trong thời gian gần đây hiệu quả khai thác của các tàu
khai thác xa bờ ngày càng giảm sút do nhiều nguy ên nhân: nguồn lợi suy giảm;
điều kiện thời tiết bất lợi; giá nguy ên nhiên liệu đầu vào tăng cao nhi ều nguy
cơ làm cho các tàu khai thác xa b ờ ngừng sản xuất. Các t àu khai thác đạt hiệu
quả cao chỉ thu lợi nhuận từ 15 – 25 triệu đồng/chuyến/t àu, riêng các tàu khai
thác kém hiệu quả thì hòa vốn hoặc thua lỗ.
Trong các nguyên nhân làm cho hi ệu quả khai thác tr ên từng đơn vị tàu bị
giảm sút thì có hai nguyên nhân n ổi trội: một là chi phí nguyên - nhiên liệu đầu
vào tăng cao trong khi giá s ản phẩm thủy sản lại không tăng đồng bộ, so với năm
1997 thì hiện nay chi phí mỗi chuyến biển tăng khoảng 30 – 50 triệu đồng/tàu;
hai là nguồn lợi giảm cộng với thời tiết bất lợi n ên tàu phải đi khai thác xa h ơn,
chuyến biển kéo dài hơn mới đủ sản lượng và đủ chi phí làm cho chất lượng sản
phẩm bị giảm sút không bán đ ược giá cao. Trước tình hình đó cần thiết phải tổ
chức lại sản xuất, trước mắt là cải thiện tình thế sản xuất của đội t àu hành nghề
khai thác xa bờ chủ lực của địa phương, cụ thể là nghề lưới vây và lưới kéo.
Hướng tổ chức lại sản xuất của các nghề n ày là thành lập tổ hợp tác sản xuất
nhằm luân phiên chuyển cá đánh bắt của các th ành viên về đất liền, để từ đó kéo
dài chuyến biển của tàu, giảm chi phí, tăng cường lực và hiệu quả khai thác.
Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá mô h ình tổ
hợp tác sản xuất nghề khai thá c hải sản xa bờ tỉnh Tiền Giang v à đề xuất mô
hình hợp tác sản xuất phù hợp” nhằm làm tăng hiệu quả khai thác cho cá c tàu
-2-
hành nghề khai thác xa bờ ở Tiền Giang. Đây cũng l à nhu cầu cấp bách của ng ư
dân địa phương và của Ngành thuỷ sản Tiền Giang.
Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu đánh giá mô h ình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản
xa bờ tỉnh Tiền Giang. Từ k ết quả nghiên cứu tiến hành phân tích và đ ề xuất mô
hình hợp tác sản xuất ph ù hợp cho từng loại nghề khai thác xa bờ ở Tiền Giang.
Trên cơ sở đó qua công tác khuyến ng ư sẽ triển khai cho ng ư dân trong tỉnh và
ngư dân ngoài tỉnh có điều kiện t ương tự cùng ứng dụng nhằm giảm chi phí v à
tăng hiệu quả khai thác.
Nội dung nghiên cứu của luận văn:
1. Nghiên cứu thực trạng nghề khai thác xa bờ ở Tiền Giang chủ yếu l à hai
nghề khai thác chủ lực của tỉnh l à nghề lưới kéo đơn và lưới vây kết hợp ánh
sáng của tỉnh.
2. Nghiên cứu phân tích và đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề
khai thác hải sản xa bờ của tỉnh.
3. Nghiên cứu đề xuất mô h ình hợp tác sản xuất ph ù hợp cho nghề khai
thác xa bờ chủ lực của tỉnh l à nghề lưới kéo đơn và nghề lưới vây kết hợp ánh
sáng ở địa phương.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Nghiên cứu đánh giá mô h ình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản
xa bờ ở Tiền Giang nhằm t ìm ra những cơ sở khoa học vững chắc để l ựa chọn
mô hình hợp tác sản xuất ph ù hợp nhằm phát triển sản xuất trên cơ sở tăng hiệu
quả sản xuất. Trước mắt duy trì hoạt động khai thác hải sản tr ước thực trạng chi
phí đầu vào tăng cao nhi ều tàu thua lỗ và đang đứng trước nguy cơ ngừng sản
xuất.
Nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh Tiền Giang hiện có kh oảng 12 tổ hợp
tác sản xuất, tuy nhiên mỗi tổ có mỗi kiểu hợp tác khác nhau ch ưa theo một
khuôn mẫu nhất định, mức độ hợp tác v à hiệu quả mang lại ở mỗi tổ cũng khác
nhau, chưa có nghiên c ứu đánh giá nào để đưa ra mô hình hợp tác tối ưu nhất cho
từng loại nghề khai thác. Việc nghi ên cứu phân tích v à đề xuất mô hình hợp tác
phù hợp cho từng loại nghề khai thác xa bờ sẽ l àm cơ sở nhân rộng cho ng ư dân
-3-
trong và ngoài t ỉnh có điều kiện nghi ên cứu tương tự cùng ứng dụng góp phần
tăng hiệu quả khai thác tr ên mỗi đơn vị tàu thuyền của mình.
Nội dung của luận văn bao gồm:
- Tổng quan
- Đối tượng và phương pháp nghiên c ứu
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và đề xuất mô hình phù hợp
Kết quả nghiên cứu trong luận văn chỉ là bước đầu của bản thân trong thời
gian qua. Đề tài cần hoàn thiện nếu qua giai đoạn thử nghiệm và hiệu chỉnh. Tuy
nhiên đây là luận chứng giúp địa phương chỉ đạo đổi mới sản xuất nghề cá xa bờ
góp phần phát triển sản xuất trong thời gian tới.
-4-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHI ÊN CỨU
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI ÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG.
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhi ên:
Tiền Giang là một tỉnh ven biển Nam Bộ thuộc v ùng đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) v ới diện tích 248.177ha bao gồm 10 huyện - thị và 169 xã,
phường, thị trấn. Dân số được thống kê đến năm 2004 là 1.688.185 ngư ời. Thế
mạnh của tỉnh là sản xuất nông nghiệp chủ yếu l à trồng lúa và cây ăn trái, trong
thời gian gần đây với chủ tr ương từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh
nhà nên công nghi ệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất thủy sản phát triển khá
mạnh.
- Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ khá ổn định, nhiệt độ trung b ình trong năm
khoảng 28
o
C. Độ ẩm trung bình 84 – 86%. Gió vào mùa mưa có hư ớng thịnh
hành là Tây và Tây Nam, th ể hiện rõ từ tháng 6 đến tháng 9; gió v ào mùa khô có
hướng thịnh hành là hướng Đông thể hiện r õ từ tháng 11 đến tháng 4 h àng năm,
tốc độ gió trung b ình 2 – 4m/s. Mùa mưa mỗi năm bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
11, lượng mưa trung bình 1.334,5 – 1.894,4mm nhưng phân b ố không đều, mưa
tập trung nhiều v ào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10 hàng năm và chi ếm 80%
lượng mưa trong năm. Đ ịa bàn tỉnh ít xuất hiện b ão mà thường chịu ảnh hưởng là
chính.
- Đặc điểm địa hình: Tiền Giang thuộc v ùng ven biển của ĐBSCL có địa
hình tương đối thấp và bằng phẳng, độ cao tru ng bình so với mặt nước biển từ
0,6 – 3,0m. Có hai sông l ớn qua địa bàn tỉnh và đổ ra biển là sông Tiền và sông
Vàm Cỏ Tây, Ngoài hai nhánh sông l ớn còn có một hệ thống sông, k ênh, rạch
nhỏ chằng chịt trong nội đồng.
- Đặc điểm về biển: là một tỉnh ven biển, có chiều dài bờ biển là 32km và
3 cửa sông lớn chảy ra biển Đông l à cửa Soài Rạp thuộc khu vực x ã Vàm Láng
huyện Gò Công Đông, Cửa Tiểu và Cửa Đại của sông Tiền thuộc khu vực huyện
Gò Công Đông. Nhờ các cửa sông n ày mà bờ biển có nhiều ph ù sa, chất mùn, tạo
ra một dãi bờ biển có nhiều điều kiện cho các lo ài sinh vật phát triển, đặc biệt l à
-5-
các loài giáp xác và nhuy ễn thể. Chính vì vậy mà tỉnh đã quy hoạch tại vùng biển
này được 2.500ha bãi biển ven bờ phục vụ cho nuôi ngh êu hàng năm cung c ấp
một lượng lớn nghêu thương ph ẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Những cửa sông
lớn thông với biển Đông tr ên địa bàn tỉnh Tiền Giang c òn là đường giao thông đi
lại của tàu thuyền đánh cá và các phương tiện giao thông thủy khác từ biển v ào
nội địa và ngược lại. Địa hình đáy biển khá bằng phẳng, độ sâu biến đổi chậm, độ
dốc đáy biển chạy theo h ướng Tây Bắc – Đông Nam và ít chư ớng ngại vật. Chế
độ thủy triều chịu sự chi phối chung của chế độ triều biển Đông Nam Bộ v à Vịnh
Thái Lan, phía biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, phía biển Tây có
chế độ nhật triều không đều. Chế độ gió ở v ùng biển này thể hiện rõ ở hai hướng
chính theo hai mùa th ời tiết trong năm l à hướng Đông Bắc v à Tây Nam, tốc độ
gió tương đối yếu và đều hơn so với các vùng biển thuộc khu vực miền Trung v à
miền Bắc. Mùa mưa hàng năm b ắt đầu từ tháng 5 v à kết thúc vào tháng 11, lư ợng
mưa trung bình khoảng 1.400 – 1.500mm số ngày mưa hàng năm kho ảng 100
ngày. Nhiệt độ nước biển thường cao hơn nhiệt độ không khí từ 2 – 3
o
C, nhiệt độ
cao nhất vào tháng 5 trung bình từ 30 – 31
o
C và thấp nhất vào tháng 1 trung bình
từ 26 – 28
o
C. Xu thế chung là nhiệt độ trong mùa Đông tăng dần từ bờ ra khơi,
do đặc điểm biển nông n ên nhiệt độ nước biển gần nh ư đồng nhất từ tầng mặt
đến tầng đáy. [7]
1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội:
Tỉnh Tiền Giang c ó phía Đông giáp bi ển Đông với bờ biển d ài 32km, phía
Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre v à tỉnh Vĩnh Long, phía
Bắc giáp tỉnh Long An. Chiều d ài sông Tiền qua địa bàn tỉnh khoảng 114km. [7]
Trong 10 huyện - thị của tỉnh thì có 6 huyện có hoạt động khai thác hải
sản đó là Châu Thành, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Thị xã Gò
Công và Thành ph ố Mỹ Tho. Trong đó các t àu hành nghề khai thác xa bờ tập
trung nhiều nhất là ở TP Mỹ Tho v à huyện Gò Công Đông, vì vậy mà cảng cá
Vàm Láng (huy ện Gò Công Đông) và cảng cá Mỹ Tho (TP Mỹ Tho) cũng sớm
được xây dựng và đi vào hoạt động làm nhiệm vụ trung chuyển h àng hóa cho các
tàu khai thác hải sản xa bờ của tỉnh v à khu vực Nam – Trung bộ. Các cơ sở chế
-6-
biến công nghiệp, đông lạnh và đóng sửa tàu thuyền tập trung chủ yếu ở TP Mỹ
Tho và một phần ở huyện G ò Công Đông.
Là một tỉnh được quy hoạch vào vùng kinh t ế trọng điểm của khu vực
ĐBSCL và cũng là cửa ngõ giao thương hàng hóa c ả đường thủy và đường bộ
giữa các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh v à ngược lại nên thời gian gần
đây tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh khá mạnh v à ổn định, bình quân trên
8%/năm. Các khu, c ụm công nghiệp đ ược đầu tư phát triển như: khu công nghi ệp
Tân Huơng và cụm công nghiệp B ình Đức (huyện Châu Thành); khu công
nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An v à cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh
(TP Mỹ Tho); khu công nghiệp Long Giang (huyện Tân Ph ước)… đã giải quyết
việc làm và tạo thu nhập ổn định cho một l ượng lớn lực lượng lao động ở địa
phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
1.2. THỰC TRẠNG CÁC NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA
TIỀN GIANG.
Tiền Giang có 3 cửa sông lớn ăn thông ra biển l à: cửa Đại, cửa Tiểu v à
cửa Xoài Rạp, nguồn lợi thủy sản của tỉnh khá phong phú, n ên nghề khai thác
thủy sản của tỉnh sớm phát triển v à là nghề truyền thống của ng ư dân của tỉnh.
Từ đầu những năm 1990, năng lực khai thác biển đ ã liên tục tăng nhanh,
ngư trường khai thác đ ã mở rộng trên khắp vùng biển Đông, Tây Nam Bộ v à cả
trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sản lượng khai thác hàng năm dao động từ
60.000 – 70.000tấn/năm và đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra h àng năm. Cường lực
khai thác liên tục tăng qua các năm, thông qua số l ượng tàu thuyền và công suất
máy được minh chứng qua bảng 1.1
-7-
Bảng 1.1: Thống kê năng lực khai thác biển
của tỉnh Tiền Giang
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số tàu
(chiếc)
1213
1275
1190
1167
1259
1286
1404
1421
Công
suất
(CV)
136144
157346
153400
159931
158918
199582
217177
223757
Sản
lượng
(tấn)
64276
65247
65575
67525
67499
71582
71500
71953
Năng
suất
(tấn/CV)
0,47
0,41
0,43
0,42
0,37
0,36
0,33
0,32
Nguồn: Sở Thuỷ sản Tiền Giang [8]
Từ bảng 1.1 cho thấy tổng sản lượng khai thác thủy sản có tăng qua các
năm nhưng sản lượng khai thác tr ên đơn vị công suất máy lại có hướng giảm dần.
Nguyên nhân do ngu ồn lợi thủy sản ở các ng ư trường truyền thống ngày càng
giảm do khai thác quá mức. Mặt khác chi phí đầu vào phục vụ khai thác ng ày
càng tăng nhưng giá s ản phẩm đầu ra tăng chậm n ên lợi nhuận chưa hấp dẫn
người dân đầu tư vào lĩnh vực khai thác. Trong lực l ượng tàu khai thác xa bờ ở
Tiền Giang có những t àu hành nghề rất hiệu quả v à ngược lại cũng có những t àu
kém hiệu quả. Đa phần các t àu khai thác kém hi ệu quả đều thuộc tr ường hợp khai
thác đơn lẻ và ngược lại phần lớn các tàu khai thác đạt hiệu quả cao đều thuộc
các tập đoàn khai thác của các chủ tàu có nhiều vốn.
Trong cơ cấu các nghề khai thác thủy sản của tỉnh th ì nghề lưới vây kết
hợp ánh sáng và lưới kéo đơn là hai nghề khai thác xa bờ chủ lực của tỉnh, có vị
trí quan trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống của ng ư dân địa phương. Đến cuối
năm 2007 toàn tỉnh có 1.421 tàu hành nghề khai thác biển th ì có trên 500 tàu khai
thác xa bờ (có công suất tr ên 90CV) chủ yếu tập trung v ào hai loại nghề chính là
nghề lưới kéo đơn tập trung ở huyện G ò Công Đông tỉnh Tiền Giang v à nghề
lưới vây kết hợp ánh sáng tập trung ở TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.
-8-
Đây là hai loại nghề luôn dẫn đầu về sản l ượng và hiệu qủa kinh tế của
tỉnh, sản lượng khai thác chiếm từ 70 - 85% tổng sản lượng khai thác biển của
toàn tỉnh. Đối tượng khai thác chủ yếu của nghề l ưới vây là các loài cá n ổi thích
ánh sáng như: cá n ục, bạc má, cá thu, cá ngừ, cá ngân, cá trao tráo, cá chỉ v àng…
Khoảng 90% sản phẩm khai thác phục vụ nhu cầu ti êu thụ nội địa, trong đó số
chế biến đóng hộp chỉ từ 2 – 3%, khoảng trên dưới 25% sản phẩm có chất l ượng
thấp dùng cho chế biến bột cá, thức ăn gia súc, l àm thức ăn cho cá b è ở An
Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang v à làm nước mắm, tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu
chiếm khoảng 10%. Ri êng đối tượng khai thác của nghề kéo đ ơn chủ yếu là các
loại tôm, ghẹ, các loại mực v à cá sống tầng đáy, trong đó tỷ lệ sản phẩm phục vụ
xuất khẩu chiếm từ 15 – 20% còn lại 80 – 85% là tiêu thụ nội địa. [8]
1.3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT KHAI THÁC HẢI SẢN.
Ngoài nước: Trên thế giới có các tổ quản lý cộng đồng tr ên lĩnh vực nuôi
và khai thác thuỷ sản, các mô hình đồng quản lý nhằm bảo vệ v à khai thác nguồn
tài nguyên một cách bền vững [4]. Ở các nước phát triển và một số nước trong
khu vực có nghề cá phát triển, các đội tàu khai thác xa bờ với các nghề tương tự
như Việt Nam đều hoạt động dưới dạng công ty tư nhân hay tập đoàn khai thác
lớn. Mô hình này chưa phù hợp với nghề cá qui mô nhỏ, cá thể ở Việt Nam. Do
nghề khai thác thuỷ sản ở n ước ta có nhiều điểm đặc tr ưng riêng nên trên thế giới
cũng chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Trong nước: Trong thời gian gần đây ở một số địa ph ương đã hình thành
các tổ liên kết sản xuất trong khai thác xa bờ, mỗi địa ph ương có loại nghề và
cách thức liên kết sản xuất khác nhau nh ư: Tổ hợp tác khai thác thuỷ sản ở B ình
Thuận (nghề lưới vây rút chì); Tổ hợp tác khai thác nghề l ưới vây ở huyện Ba Tri
tỉnh Bến Tre, nghề l ưới vây ánh sáng xa bờ ở Long Hải tỉnh B à Rịa - Vũng Tàu,
nghề câu mực và câu cá ngừ đại dương ở Bình Định; các tổ hợp tác khai thác ở
thành phố Đà Nẵng; khai thác cá ngừ đại d ương với quy mô lớn của các Công ty
tư nhân ở Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh Tuy nhi ên tổ chức sản xuất của nghề
cá tư nhân nhỏ lẻ vẫn chưa có mô hình nào khả thi thành công trở thành mô hình
mẫu trong nghề cá.
-9-
Ở Tiền Giang hiện có khoảng 12 tổ có sự li ên kết trong khai thác xa bờ, đa
số tự phát dưới dạng gia đình, anh em và người thân, hiệu quả khai thác của các
tàu trong tổ luôn ổn định từ khá đến cao. Mỗi tổ có từ 3 – 10 phương tiện khai
thác, phần lớn là do một chủ quản lý và điều hành. Chưa có mô h ình tổ hợp tác
khai thác hợp tác một cách toàn diện do tàu của nhiều chủ liên kết với nhau, do
còn nhiều tồn tại và bất cập chưa khắc phục được.
1.4. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CHỦ LỰC
CỦA TỈNH TIỀN GIANG.
1.4.1. Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng:
Ngư trường hoạt động của nghề: Trước đây chủ yếu l à ngư trường Đông
Nam Bộ, ban đầu chỉ khai thác ở khu vực quanh Côn Đảo. Tuy nhi ên do sự tăng
nhanh về số lượng lẫn chất lượng của phương tiện hoạt động nghề n ày trong tỉnh
cũng như trong khu vực nên hiện nay ngư trường đã mở rộng trên toàn vùng biển
Đông và Tây Nam B ộ, phạm vi hoạt động có thể cách bờ biển tr ên 200 hải lý, ở
tọa độ từ 102– 110 kinh Đông và từ 5- 9 vĩ Bắc thuộc vùng tiếp giáp với
Malaixia, Campuchia và c ả vùng tiếp giáp với các n ước Indonêxia, Thái Lan v ới
độ sâu khai thác trung b ình từ 40 - 70m nước. Thời gian trung b ình từ bờ đến ngư
trường khai thác khoảng 48 giờ. Chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến đi hoặc về
của một tàu trung bình khoảng 1.900 lít dầu thành tiền 26.600.000đ (với giá dầu
14.000đ/lít).
Tàu thuyền khai thác: ở Tiền Giang tàu khai thác ngh ề lưới vây xa bờ hầu
hết là tàu vỏ gổ kiểu dáng dân gian thông dụng tại miền Nam, với các thông s ố
kỹ thuật chủ yếu nh ư sau:
- Chiều dài: L
max
từ 17,6 – 23,7m.
- Chiều rộng: B
max
từ 5,0 – 6,95m.
- Chiều cao: H
max
từ 2,6 – 3,55m.
- Trọng tải: GT từ 70 - 100tấn.
- Công suất máy chính: N từ 90 - 450CV.
-10-
Trang bị máy hàng hải: trên tất cả các tàu nghề này đều được trang bị máy
định vị, la bàn, hải đồ, máy thông tin li ên lạc tầm trung, tầm xa để li ên lạc giữa
các tàu và giữa tàu với trạm bờ. Ngoài ra còn có các trang b ị khác như máy phát
điện, hệ thống đèn phục vụ sản xuất, các trang bị an to àn theo quy định. Đồng
thời có khoảng 25% tàu thuyền trang bị máy đo sâu, d ò cá nhằm tăng thêm hiệu
quả sản xuất.
Mức độ cơ giới hóa: Trước đây đa số các t àu chỉ mới trang bị đ ược tời
trích lực từ máy chính để thu dây rút ch ì, thu neo còn việc thu lưới chủ yếu thực
hiện bằng tay, hiện nay đa số phương tiện đều có trang bị tời thủy lực (tự chế) để
thu lưới, bước đầu có hiệu quả trong việc giảm đ ược thời gian thu l ưới cũng như
sức lao động của thủy thủ.
Ngư cụ: các thông số kỹ thuật của v àng lưới như sau.
- Chiều dài: từ 500 - 700m, (kéo căng từ 600 – 800m).
- Chiều cao: từ 90 - 100m, (kéo căng t ừ 120 – 150m).
- Vật liệu làm áo lưới: dùng sợi tổng hợp PA.
- Độ thô chỉ lưới: từ 1,2 – 1,5mm.
- Kích thước mắt lưới ở tùng: 2a = 25mm.
Các vàng lưới chủ yếu được chế tạo thủ công (l ưới dệt, đan lắp ráp thủ
công).
Kỹ thuật khai thác: Trước năm 1995 hình thức khai thác chủ yếu của nghề
là “chong đèn đ ể dẫn dụ, gom cá rồi đánh l ưới”. Từ sau năm 1995 tất cả các t àu
thuyền nghề này đều kết hợp việc thả ch à với sử dụng ánh sáng để gom cá. H ình
thức này giúp giảm được chi phí dò tìm và khai thác đạt hiệu quả hơn, ngư
trường ổn định hơn. Trung bình mỗi chủ phương tiện có từ 5 – 10 cụm chà, có
hộ lên đến 20 cụm được đặt ở các khu vực khác nhau để có thể chủ động thay đổi
ngư trường theo mùa vụ. Chà được thả ở độ sâu 45 - 70m, kết cấu gồm đá dằn,
dây buộc, tre cây và lá dừa hoặc bả lưới cũ. Trung bình giá thành mỗi cụm chà
hiện nay khoảng 1.500.000đ. Các t àu khai thác từ 1 – 2 mẻ lưới trong một ngày
đêm, mỗi mẻ lưới khai thác được 0,9 – 1 tấn hải sản các loại, m ỗi chuyến biển
-11-
kéo dài 22 – 45 ngày và thu đư ợc 27 – 45 tấn hải sản. Mỗi năm các t àu khai thác
từ 8 – 10 chuyến biển.
Tổng giá trị tài sản phương tiện nghề lưới vây kết hợp ánh sáng theo thời
điểm hiện nay khoảng từ 1,9 – 2,5 tỷ đồng cho một ph ương tiện mới.
Bảo quản sản phẩm: Trên tất cả các tàu lưới vây ở Tiền Giang đều d ùng
phương pháp bảo quản lạnh khô. Sản phẩm sau khi khai th ác được rửa sạch và
cho vào khay nhựa hoặc túi nylon sau đó cho v ào hầm bảo quản, sau mỗi lớp cá
là một lớp đá lạnh xay nhuyễn . Ưu điểm của phương pháp này là chi phí th ấp,
đơn giản dễ thực hiện, bảo quản đ ược cho mọi đối t ượng. Tuy nhiên phương
pháp này cũng có nhược điểm là chất lượng sản phẩm sẽ giảm dần theo thời gian
do đó không thể bảo quản trong thời gian d ài. Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học chất lượng sản phẩm thủy sản sẽ giảm dần sau khi bảo quản bằng n ước đá
(hay bảo quản lạnh khô) kể từ ng ày thứ 8 và càng về sau tốc độ giảm sút của chất
lượng thủy sản càng nhanh [6].
Phương thức tổ chức sản xuất: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 15%
số tàu nghề này tổ chức sản xuất theo h ình thức hộ gia đình và tổ hợp tác sản
xuất. Đã có khá nhiều hộ đăng ký sở hữu từ 3 đến 10 t àu công suất trên
90CV/chiếc, tổng giá trị tàu và ngư lưới cụ trên hàng chục tỷ đồng. Cơ chế hợp
tác và phương thức ăn chia giữa các th ành viên của tổ trong khai thác theo
phương thức “tự thoả thuận hình thức hợp tác, thỏa thuận ăn chia theo từng thời
gian và mùa vụ nhất định”. Với h ình thức các tàu trong tổ cùng khai thác và d ồn
sản phẩm sang một t àu để chuyển về bờ tiêu thụ, nhờ vậy chủ ph ương tiện chủ
động hơn trong việc chọn thời điểm giá sản phẩm cao để chuyển về bờ ti êu thụ,
sản phẩm có chất l ượng cao hơn, hạn chế tình trạng lúc thì khan hiếm lúc thì ứ
đọng sản phẩm (khi các phương ti ện cùng về một lúc). Đồng thời còn giúp tăng
thời gian bám biển của t àu, tiết kiệm được chi phí nhiên liệu v.v. Bên cạnh đó
còn tạo được sự liên kết từng nhóm tàu trong quá trình khai thác trên bi ển, đặc
biệt là ở những vùng biển khơi (các ngư trường giáp ranh với Mala ixia,
Indonexia) để hỗ trợ nhau về những thông tin ng ư trường, dịch vụ tiêu thụ, cung
ứng – trao đổi lương thực, vật tư, thiết bị, nhiên liệu và về an toàn hàng hải cũng
-12-
như an ninh trên bi ển. Nhìn chung các tàu t ổ chức sản xuất theo h ình thức này
đều có hiệu quả cao hơn từ 20 – 25% so với các tàu khai thác riêng l ẻ.
Hiệu quả kinh tế: thường mỗi tàu khai thác ngh ề lưới vây của tỉnh có 19 –
22 lao động, thời gian mỗi chuyến biển từ 22 – 45 ngày, chi phí cho m ỗi chuyến
biển từ 120 – 160 triệu đồng (chưa tính lương thuyền viên), sản lượng từ 27 –
45tấn/chuyến, lợi nhuận từ 20 – 60 triệu đồng/chuyến. Th ường các tàu khai thác
theo nhóm, tổ hợp tác có lợi nhuận cao v à ổn định hơn các tàu khai thác riêng l ẻ.
1.4.2. Nghề lưới kéo đơn:
Ngư trường hoạt động của nghề: Đối với nghề lưới kéo đơn của tỉnh, ngư
trường hoạt động chủ yếu ở v ùng biển Đông và Tây Nam Bộ. Phạm vi hoạt động
có thể cách cảng xuất phát đến 150 hải lý với độ sâu khai thác trung b ình từ 30 -
60m nước. Thời gian trung b ình từ bờ đến ngư trường khai thác khoảng 24 giờ.
Chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến đi hoặc về của một tàu trung bình khoảng 850
lít dầu thành tiền 11.900.000đ (với giá dầu 14.000đ/lít).
Tàu thuyền khai thác: hầu hết tàu lưới kéo đơn xa bờ của Tiền Giang đều
là tàu vỏ gổ kiểu dáng dân gian thông dụng tại miền Nam, với các thông số kỹ
thuật chủ yếu như sau:
- Chiều dài: L
max
từ 15,5 – 20,4m.
- Chiều rộng: B
max
từ 4,5 – 5,90m.
- Chiều cao: H
max
từ 2,4 – 3,50m.
- Trọng tải: GT từ 60 – 90 tấn.
- Công suất máy chính: N từ 90 - 600CV.
Trang bị máy hàng hải: trên tất cả các tàu nghề này đều được trang bị máy
định vị, la bàn, hải đồ, máy thông tin li ên lạc tầm trung, tầm xa, máy đo sâu d ò
cá. Ngoài ra còn có các trang b ị an toàn theo quy định.
Mức độ cơ giới hóa: phần lớn các thao tác nặng nhọc tr ên tàu lưới kéo
đơn của Tiền Giang đều đ ược thực hiện thông qua tời trích lực từ máy chính.
Ngư cụ: các thông số kỹ thuật của ng ư cụ như sau.
-13-
- Chiều dài giềng phao: từ 26 - 28m.
- Chiều dài giềng chì: từ 28 - 32m.
- Vật liệu làm áo lưới: dùng sợi tổng hợp PA.
- Kích thước ván lưới: 1,2 x 2,4m.
- Kích thước mắt lưới ở đụt: 2a = 25mm.
Tổng giá trị tài sản phương tiện nghề lưới kéo đơn theo thời điểm hiện nay
khoảng từ 1,7 – 2,0 tỷ đồng cho một ph ương tiện mới.
Kỹ thuật khai thác: Các tàu khai thác ngh ề kéo đơn ở Tiền Giang thường
khai thác theo kinh nghi ệm cha truyền - con nối. Các điểm khai thác ở ng ư
trường thường được truyền từ thế hệ n ày đến thế hệ khác. Mỗi t àu khai thác từ 1 -
2 mẻ lưới trong một ng ày đêm, mỗi mẻ lưới kéo dài từ 3 – 4 giờ, mỗi chuyến
biển kéo dài từ 45 – 60 ngày, mỗi năm các tàu khai thác từ 5 – 6 chuyến biển.
Sản lượng khai thác mỗi mẻ l ưới từ 350 – 400kg hải sản các loại, mỗi chuyến
biển khai thác được 25 – 40 tấn hải sản.
Bảo quản sản phẩm: Hiện nay đa số các t àu lưới kéo đơn xa bờ của Tiền
Giang đều thực hiện bảo quản sản phẩm bằng ph ương pháp bảo quản lạnh ướt.
Sản phẩm sau khai thác đ ược rửa sạch, phân loại, cho v ào túi nylon rồi đưa vào
bảo quản trong các th ùng (composite) có chứa hỗn hợp nước đã làm lạnh bằng
nước đá. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được va chạm cơ học trong quá
trình bảo quản, tăng diện tích bề mặt tiếp xúc nhiệt của đối t ượng, nhiệt độ bảo
quản đều, thích hợp để bảo quản các đối t ượng có giá trị, các đối t ượng có hình
dạng lớn. Tuy nhiên phương pháp này c ũng có nhược điểm là không thể bảo
quản dài ngày vì sẽ làm bẩn nước có thể gây ảnh h ưởng đến chất lượng sản
phẩm, phải định kỳ kiểm tra điều chỉnh để đảm bảo nhiệt độ bảo quản. Qua thực
tế khai thác của ng ư dân địa phương với phương pháp này th ì chất lượng sản
phẩm sẽ bắt đầu giảm sút kể từ ng ày thứ 10 và càng về sau chất lượng sản phẩm
sẽ giảm sút càng nhanh, để hạn chế sự giảm sút chất l ượng cá thì sau 10 ngày
phải tiến hành thay nước và tăng lượng đá làm lạnh nước.
-14-
Phương thức tổ chức sản xuất sản xuất: hiện nay ngoài các tổ hợp tác sản
xuất theo họ hàng thân tộc thì các tàu kéo đơn ở Tiền Giang th ường có sự liên kết
với nhau trong sản xuất. Tuy mỗi chuyến biển kéo d ài từ 45 – 60 ngày nhưng
khoảng 15 – 20 ngày các tàu c ặp bến hoặc gửi sản phẩm về bờ ti êu thụ.
Hiệu quả kinh tế: thường mỗi tàu khai thác ngh ề lưới kéo đơn của tỉnh có
10 – 12 lao động, thời gian mỗi chuyến biển từ 45 – 60 ngày, chi phí cho m ỗi
chuyến biển từ 120 – 150 triệu đồng (chưa tính lương thuyền viên), sản lượng từ
30 – 40tấn/chuyến, lợi nhuận từ 15 – 56 triệu đồng/chuyến. Các t àu khai thác
theo nhóm, tổ hợp tác thường có lợi nhuận cao v à ổn định hơn các tàu khai thác
riêng lẻ.
-15-
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu là các tàu khai thác ngh ề lưới vây và lưới kéo đơn
xa bờ ở Tiền Giang, trong đó chú trọng đến các mô h ình hợp tác sản xuất của
nghề lưới vây kết hợp ánh sáng v à nghề lưới kéo đơn xa bờ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU.
Xác định thực trạng mô hình sản xuất hợp tác các nghề cần nghiên cứu ở
địa phương bằng phương pháp sau:
- Điều tra thực trạng kinh tế - kỹ thuật – xã hội của mô hình bằng phương
pháp điều tra bằng phiếu. Phiếu điều tra được thiết kế gồm 2 trang với 15 nội
dung khảo sát được thiết kế phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của đề tài. Nội dung
phiếu điều tra được thể hiện trong phụ lục 1.
- Thống kê kết quả điều tra và xác định các chỉ tiêu hiệu quả bằng công cụ
Excel. Các chỉ tiêu được tính bằng giá trị trung bình.
Xác định hiệu quả nghề bằng các chỉ ti êu:
Số tàu được chọn ngẫu nhi ên để xác định các chỉ ti êu gồm 4 tàu khai thác
đơn lẻ (được gọi là nhóm I) và 4 tàu khai thác theo t ổ hợp (được gọi là nhóm II).
Các tàu được chọn phải có những điều kiện t ương đồng nhau về trang bị, ng ư
trường và loại nghề khai thác
A/ Chỉ tiêu thời gian:
a) Thời gian sản xuất b ình quân trong một năm “T” (ngày - đêm/năm):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
TTTT
T
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
TTTT
T
II
Trong đó:
I
T
: Là thời gian sản xuất bình quân trong một năm của một tàu trong
nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
-16-
II
T
: Là thời gian sản xuất bình quân trong một năm của một tàu trong
nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, TTTT
: Là thời gian sản xuất trong một năm của các tàu thuộc nhóm
tàu khai thác đơn lẻ (I).
8765
,,, TTTT
: Là thời gian sản xuất trong một năm của các tàu thuộc nhóm
tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
b) Thời gian đi lại bình quân trong một năm “T
dl
”(giờ/năm):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321 dldldldl
Idl
TTTT
T
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765 dldldldl
IIdl
TTTT
T
Trong đó:
Idl
T
: Là thời gian đi lại (đi và về) bình quân trong một năm của một tàu
trong nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
IIdl
T
: Là thời gian đi lại (đi và về) bình quân trong một năm của một tàu
trong nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
dldldldl
TTTT
4321
,,,
: Là thời gian đi lại trong một năm của các tàu thuộc nhóm
tàu khai thác đơn lẻ (I).
dldldldl
TTTT
8765
,,,
: Là thời gian đi lại trong một năm của các tàu thuộc nhóm
tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
c) Thời gian khai thác thực tế trên biển bình quân trong một năm “T
kt
” (ngày –
đêm/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
24
Idl
IIkt
T
TT
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
24
IIdl
IIIIkt
T
TT
Trong đó:
Ikt
T
: Là thời gian khai thác thực tế trên biển bình quân trong một năm của
một tàu trong nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
-17-
IIkt
T
: Là thời gian khai thác thực tế trên biển bình quân trong một năm của
một tàu trong nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
B/ Tiêu thụ nước đá bình quân trong năm “B” (cây/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
BBBB
B
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
BBBB
B
II
Trong đó:
I
B
: Là lượng nước đá tiêu thụ bình quân trong một năm của một tàu thuộc
nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
II
B
: Là lượng nước đá tiêu thụ bình quân trong một năm của một tàu
thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, BBBB
: Là lượng nước đá tiêu thụ trong một năm của các tàu thuộc
nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
8765
,,, BBBB
: Là lượng nước đá tiêu thụ trong một năm của các tàu thuộc
nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
C/ Tiêu thụ dầu bình quân trong năm “C” (lít/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
CCCC
C
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
CCCC
C
II
Trong đó:
I
C
: Là lượng dầu tiêu thụ bình quân trong một năm của một tàu thuộc
nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
II
C
: Là lượng dầu tiêu thụ bình quân trong một năm của một tàu thuộc
nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, CCCC
: Là lượng dầu tiêu thụ trong một năm của các tàu thuộc
nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
8765
,,, CCCC
: Là lượng dầu tiêu thụ trong một năm của các tàu thuộc
nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
D/ Ổn định lao động: Dựa vào kết quả phỏng vấn.
-18-
E/ Sản lượng khai thác bình quân trong năm “E” (tấn/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
EEEE
E
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
EEEE
E
II
Trong đó:
I
E
: Là sản lượng hải sản khác thác bình quân trong một năm của một tàu
thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
II
E
: Là sản lượng hải sản khai thác bình quân trong một năm của một tàu
thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, EEEE
: Là sản lượng hải sản khai thác trong một năm của các tàu
thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
8765
,,, EEEE
: Là sản lượng hải sản khai thác trong một năm của các tàu
thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
F/ Thời gian bảo quản, chất l ượng và giá trị sản phẩm:
+ Thời gian bảo quản “T
bq
”(ngày-đêm/chuyến): Thời gian bảo quản sản
phẩm trong mỗi chuyến biển được xác định là khoảng thời gian từ lúc cá được
khai thác đưa vào hầm bảo quản đến khi cá được đưa về bờ đến nơi tiêu thụ.
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321 bqbqbqbq
Ibq
TTTT
T
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765 bqbqbqbq
IIbq
TTTT
T
Trong đó:
Ibq
T
: Là thời gian bảo quản sản phẩm bình quân trong một chuyến biển
của một tàu thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
IIbq
T
: Là thời gian bảo quản sản phẩm bình quân trong một chuyến biển
của một tàu thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
bqbqbqbq
TTTT
4321
,,,
: Là thời gian bảo quản sản phẩm bình quân trong một
chuyến biển của các tàu thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
-19-
bqbqbqbq
TTTT
8765
,,,
: Là thời gian bảo quản sản phẩm bình quân trong một
chuyến biển của các tàu thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
+ Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua độ tươi của sản phẩm và được
xác định dựa vào kết quả phân loại để định giá khi xuất bán.
+ Giá trị sản phẩm “F”(triệu đồng/tấn):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
FFFF
F
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
FFFF
F
II
Trong đó:
I
F
: Là giá trị bình quân 1 tấn sản phẩm của một tàu thuộc nhóm tàu khai
thác đơn lẻ (I).
II
F
: Là giá trị bình quân 1 tấn sản phẩm của một tàu thuộc nhóm tàu khai
thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, FFFF
: Là giá trị bình quân 1 tấn sản phẩm của các tàu thuộc nhóm
tàu khai thác đơn lẻ (I).
8765
,,, FFFF
: Là giá trị bình quân 1 tấn sản phẩm của các tàu thuộc nhóm
tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
G/ Doanh thu bình quân trong n ăm “G” (triệu đồng/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
II
EG
I
F
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
IIII
EG
II
F
Trong đó:
I
G
: Là doanh thu bình quân trong một năm của một tàu thuộc nhóm tàu
khai thác đơn lẻ (I).
II
G
: Là doanh thu bình quân trong một năm của một tàu thuộc nhóm tàu
khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
H/ Chi phí bình quân t rong năm “H” (triệu đồng/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
HHHH
H
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
HHHH
H
II
-20-
Trong đó:
I
H
: Là chi phí bình quân trong một năm của một tàu thuộc nhóm tàu khai
thác đơn lẻ (I).
II
H
: Là chi phí bình quân trong một năm của một tàu thuộc nhóm tàu khai
thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, HHHH
: Là chi phí trong một năm của các tàu thuộc nhóm tàu khai
thác đơn lẻ (I).
8765
,,, HHHH
: Là chi phí trong một năm của các tàu thuộc nhóm tàu khai
thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
I/ Lợi nhuận bình quân trong n ăm “I” (triệu đồng/tàu):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
II
I
HGI
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
IIII
II
HGI
Trong đó:
I
I
: Là lợi nhuận bình quân trong một năm của một tàu thuộc nhóm tàu
khai thác đơn lẻ (I).
II
I
: Là lợi nhuận bình quân trong một năm của một tàu thuộc nhóm tàu
khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
J/ Thu nhập bình quân của thuyền viên trong năm “J” (triệu đồng/người):
- Nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I):
4
4321
JJJJ
J
I
- Nhóm tàu khai thác theo tổ hợp (II):
4
8765
JJJJ
J
II
Trong đó:
I
J
: Là thu nhập bình quân của một thuyền viên trong một năm của một
tàu thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
II
J
: Là thu nhập bình quân của một thuyền viên trong một năm của một
tàu thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
4321
,,, JJJJ
: Là thu nhập bình quân của một thuyền viên trong một năm ở
các tàu thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I).
-21-
8765
,,, JJJJ
: Là thu nhập bình quân của một thuyền viên trong một năm ở
các tàu thuộc nhóm tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II).
Xác định mô hình hợp tác sản xuất phù hợp bằng phương pháp sau:
- Tính toán số lượng tàu thuyền tối ưu trong một tổ cho mỗi loại nghề dựa
vào trọng tải tàu, kết quả khai thác bình quân trong một ngày đêm của mỗi loại
nghề và phương pháp cũng như thời gian cho phép bảo quản sản phẩm trên biển.
- Lựa chọn phương án hợp tác tối ưu phát huy nhiều lợi ích trong hợp tác
sản xuất trên biển, được đa số ngư dân đồng thuận.