Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

LƯỢNG hóa tác ĐỘNG của NUÔI TRỒNG hải sản lên môi TRƯỜNG nước VÙNG cửa bé NHA TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.89 KB, 8 trang )

LƯỢNG HÓA TÁC ĐỘNG CỦA NUÔI TRỒNG HẢI SẢN LÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÙNG CỬA BÉ NHA TRANG
Nguyễn Đắc Kiên
1
,
Phan Minh Thụ
2
, Lê Nguyễn Na Uyên
1
1
Trường Đại học Nha Trang, 02 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa
Email: ;
2
Viện Hải Dương Học, 01 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa
Email: ;
TÓM TẮT
Nuôi trồng hải sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế biển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển,
nuôi trồng thủy sản đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường. Dựa vào kết quả thực nghiệm tại các ao
nuôi tôm sú và cá mú ở Cửa Bé, bài báo đã định lượng tác động của hoạt động nuôi trồng hải sản lên môi trường ở
khu vực nghiên cứu. Hoạt động này đã gây áp lực lên môi trường xung quanh một lượng chất thải tương đương
2,22 tấn N và 0,29 tấn P. Nếu tính toán trên 1 tấn sản phẩm nuôi, thì con số này là 11,55 kgN và 1,27 kgP đối với
nuôi tôm và là 64,93 kgN và 11,52 kgP đối với nuôi cá. Ứng dụng kết quả này vào điều kiện thực tế có thể góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý phát triển bền vững nghề nuôi.
Từ khóa: Nuôi trồng hải sản, định lượng tác động, tác động môi trường, chất thải
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng hóa về đối tượng và hình thức nuôi đã tạo ra những bước phát triển đột phát của
ngành nuôi trồng hải sản, đặc biệt là trong bối cảnh về nhu cầu lương thực của thế giới tăng cao
và mối lo ngại về an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích nhiều mặt về vấn
đề xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi và quan trọng hơn là tăng cường
sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, nuôi trồng hải sản gây nhiều tác hại
đối với môi trường và hệ sinh thái. Hoạt động nuôi trồng hải sản đã gây tác hại nặng nề đối với


hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô. Nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long
là nguyên nhân chính làm suy thoái hơn 50% diện tích rừng ngập mặn tại đây (Phan Minh Thụ &
Populus, 2007). Nguyễn Hữu Đại và cs (2002) chỉ ra rằng, diện tích cỏ biển ở vùng ven bờ biển
Khánh Hòa đã mất đi 30% trong vòng 5 năm từ năm 1997 đến 2002 do các hoạt động nuôi trồng
thủy sản. Bên cạnh đó, các chất sử dụng trong nuôi trồng hải sản cũng như thức ăn thừa và chất
thải của đối tượng nuôi đã gây những tác hại không nhỏ. Tồn dư của chất kháng sinh cơ thể đối
tượng nuôi có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc ở con người. Kháng sinh cũng như hóa chất xử
lý trong quá trình nuôi dư thừa thải ra môi trường cũng gây không ít bất lợi cho các sinh vật khác
sống trong thủy vực. Đối với loại thức ăn nhân tạo, vật nuôi chỉ hấp thụ 21% N và 19% P
(Siddiqui và Al-Harbi, 1999); 14% N và 21% P của lượng thức ăn thừa này phân rã và được thực
vật nổi sử dụng (Neori và Krom, 1991) và phần còn lại được các loài vi khuẩn, nấm phân hủy và
sử dụng. Theo Jackson và cs (2003), đối với nghề nuôi tôm, chỉ có 22% tổng lượng N đưa vào ao
được chuyển hóa thành sản phẩm, và có đến 57% lượng N thải ra môi trường nước và 14% N
lắng đáy. Tuy nhiên, trong hầu hết các mô hình nuôi ở Việt Nam, phần lớn thức ăn dư thừa trong
nuôi trồng hải sản thải trực tiếp ra môi trường mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Đối với
ao nuôi quảng canh cải tiến, hiệu quả chuyển hóa thức ăn của tôm chỉ đạt 18-24% (Alongi et al.,
2000). Trong khi đó, đối với ao nuôi tôm sú thâm canh, để nuôi được 1 tấn tôm thịt, môi trường
tự nhiên phải gánh chịu 30 kgN và 3,7 kg P (Phạm Thị Anh và cs, 2010). Những con số này giúp
ích cho các nhà quản lý đánh giá và tính toán sức tải sinh thái cho nghề nuôi.
Nuôi cá biển và tôm sú trong thời gian gần đây phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, những
công bố về tác động môi trường của các đối tượng này còn khiêm tốn. Chính vì vậy, lượng hóa
tác động môi trường của nuôi trồng hải sản góp phần tăng cường khả năng quản lý môi trường
phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Cửa Bé – cửa sông Tắc, nằm ở phía nam thành phố Nha Trang, là một vùng nước có
nhiều tiềm năng về các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền kinh tế biển đa dạng.
Phía trên cầu Bình Tân, dòng sông hợp thành từ 3-4 nhánh với độ rộng rất hẹp và độ sâu rất
nông. Đây là các nhánh sông dẫn nước bắt nguồn từ các hướng khác nhau chảy về sông Tắc và
sông Quán Trường. Hai bên cửa sông có các dãy núi đá che chắn (núi Hòn Rớ và núi Cầu Đá).

Do vậy việc sạt lở bờ sông, bờ biển và nông hóa luồng lạch hầu như xảy ra không đáng kể.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với khí hậu đại dương đã mang lại thời tiết ôn hòa
quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,7 °C với 2.600 giờ nắng. Từ tháng 5 đến 8, trời
nóng nhất, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C. Mùa mưa ngắn từ tháng 9 đến 12, nhiệt độ 20-27 °C và
lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm.
Vùng cửa sông Bé có chiều dài rất ngắn. Do đó, lưu vực tích nước của sông rất nhỏ, nên
lưu lượng nước sông chảy ra biển là rất hạn chế và giảm rất nhanh theo thời gian sau khi mưa
chấm dứt. Lưu lượng nước sông mùa khô rất nhỏ Q
s
=0,6 m
3
/s, còn trong mùa mưa, lưu lượng gần
gấp 5 lần so với mùa khô Q
s
=2,6 m
3
/s. Dòng chảy có hướng chủ yếu là SW và S tương ứng với các
hướng gió N, NE và NW. Dòng chảy tại đây có ưu thế mạnh hơn dòng triều.
Thủy triều mang tính chất nhật triều không đều, từ tháng 10 – 3 triều cường vào buổi tối.
Từ tháng 4 – 9, triều cường vào buổi sáng. Tháng 9 và tháng 10, triều cường vào nữa đêm và
tháng 3 – 4 vào giữa trưa. Thủy triều mạnh nhất vào các tháng 6 – 7 và tháng 11 – 12. Dòng triều
tại vùng Cửa Bé – vịnh Nha Trang không lớn với tốc độ cực đại có thể đạt 4-6 cm/s.
2.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm
Hai ao nuôi tôm sú và cá mú ở Cửa Bé được chọn làm điểm thí nghiệm (Bảng 1). Mẫu
nước được thu tại đây với chu kỳ 7 ngày và thu vào buổi sáng sớm. Bên cạnh các yếu tố nhiệt độ,
độ mặn, pH, độ trong, mẫu nước dung để phân tích muối dinh dưỡng N và P được thu và chuyển
về phòng thí nghiệm phân tích. PO
4

được xác định theo phương pháp Ascorbic acid (Strickland

and Parsons, 1965); NH
4
: theo phương pháp Indophenol Blue (Parsons et al.,1984), NO
2
: theo
phương pháp Colorimetric (U.S. EPA, 1979) và NO
3
: theo phương pháp khử trên cột Cd-Cu sau
đó xác định NO
2
(U.S. EPA, 1979) (trong APha 2005).
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xác định lượng N và P tác động lên môi trường theo công thức
∑DIN
t
= ∆ DIN
t
x S x h x β x % thay nước
∑ DIP
t
= ∆ DIP
t
x S x hx β x % thay nước
Trong đó: ∑DIN
t
: Tổng lượng nito thải ra môi trường ở vùng Cửa Bé
∑ DIP
t
: Tổng lượng photphat thải ra môi trường ở vùng Cửa Bé
∆ DIN

t:
: Lượng nitơ chênh lệch trung bình ở ao nuôi tôm, cá.
∆ DIP
t
: Lượng photphat chênh lệch trung bình ở ao nuôi tôm, cá.
S: diện tích nuôi tôm, cá
β: số lần thay nước
h: chiều cao mực nước ao nuôi.
Bảng 1: Đặc điểm ao nuôi thí nghiệm
Nội dung Cá Tôm
Tổng diện tích (m
2
) 25000 30000
Diện tích ao (m
2
) 5000 5000
Độ sâu (m) 1,6 1,2
Chu kỳ nuôi 8-11 tháng 3,5 tháng
Mật độ thả 1 con/1m
2
160con/m
2
Sản lượng trung bình 10 tấn/ha 10 tấn/ha
Thức ăn Thức ăn công nghiệp và
thức ăn tươi (cá tạp, nhuyễn
thể,…)
Thức ăn công nghiệp
Chu kỳ thay nước 15- 20 ngày. Sau 3 tháng
thay ao nuôi
Châm thêm nước với chu kỳ 7 - 30

ngày. Sau 1,5 tháng thay ao.
Xử lý chất thải rắn
và bùn đáy ao:
Vận chuyển đến điểm tập
trung để xử lý.
Vận chuyển đến điểm tập trung để
xử lý
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm môi trường Cửa Bé
Các khảo sát gần đây cho thấy nồng độ của các muối dinh dưỡng trong Cửa Bé là khá cao
(Bảng 2) và cao hơn so với các vực nước ven bờ khác trong tỉnh Khánh Hòa (Lê Thị Vinh et al.,
2008). môi trường vùng Cửa Bé thường xảy ra hiện tượng phì dưỡng và nở hoa của tảo. Vùng
nước thường dư thừa nitrat, monia và thiếu hụt oxy (Lê Thị Vinh et al., 2008; DONRE, 2010).
Nhiều giá trị đo được cao hơn tiêu chuẩn chất lượng nước nhiều lần (QCVN 10:2008).
Bảng 2: Chất dinh dưỡng trong nước cửa sông Tắc
Thời
gian
Giá trị NH
3.4
(µgN/l)
NO
2
(µgN/l)
NO
3
(µgN/l)
TON
(µgN/l)
PO
4

(µgP/l)
TOP
(µgP/l)
SiO
3
-
S(µg/l)
11/2008 TB 99 35,1 110 717 58,9 144,5 2.097
CT 0 0 328 437 2,8 26,9 181
CĐ 360 110 238 1.244 1.040 1436 4.455
4/2009 TB 69 11,7 161 720 50,5 142,1 1.304
CT 0 0,0 29 451 3,0 25,8 140
CĐ 400 59,0 484 1.286 513,6 1.214,8 3.560
Nguồn: DORNE (2010)
2. Biến động muối dinh dưỡng ao nuôi hải sản
Kết quả nghiên cứu (hình 1) cho thấy,hàm lượng muối sinh dưỡng N và P biến động
mạnh theo thời gian. Theo thời gian nuôi, muối dinh dưỡng N và P tăng mạnh do sự bổ sung thức
ăn cũng như quá trình tích lũy chất thải của đối tượng nuôi. Trong khi đó, sự suy giảm của muối
dinh dưỡng phần lớn liên quan đến quá trình thay nước và châm nước. Thêm vào đó, sự phát
triển mạnh của thực vật nổi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự biến động này.

Hình 1: Biến động nồng độ NO
3
-
và NH
4
+
trong ao nuôi tôm và cá

Hình 1: Biến động nồng độ NO

2
-
và PO
4
3-
trong ao nuôi tôm và cá
Ngoài ra sự biến động của muối dinh dưỡng N còn bị chi phối bởi quá trình khử thành N
tự do, trong khi đó, P thì lại lắng đáy.
3. Lượng hóa tải lượng thải N và P
Trong quá trình nuôi, quá trình lấy nước vào và xả nước ra đều theo triều cường. Nước
trước khi được cung cấp cho ao nuôi đều phải bơm vào ao chứa. Trong quá trình này sẽ làm giảm
bớt lượng muối dinh dưỡng qua các quá trình như sa lắng, phân hủy hay tham gia vào chu trình
vật chất trong ao lắng và dược xử lý bằng các biện pháp sinh học. trong ao lắng có thể làm giảm
tới 50% lượng photphat có trong nước cấp.
Tính toán một cách tương đối với dữ liệu đầu vào ở bảng 1, và với chênh lệch hàm lượng trung
bình giữa nước trong ao vào ngoài vịnh Nha Trang được xác định ở bảng 3, kết quả đánh giá tải
lượng chất thải của hoạt động nuôi tôm và nuôi cá ở Cửa Bé như ở bảng 3.
Bảng 3: Tải lượng muối dinh dưỡng gây nhiễm do hoạt động NTTS:
Giá trị Đơn vị Ao tôm Ao cá
Diện tích khu vực nuôi ha 44 11
Diện tích ao thí nghiệm ha 0,5 0,5
Độ sâu m 1,2 1,6
Chu kỳ nuôi tháng 3,5 10
Mật độ thả con/m
2
160 1
Sản lượng trung bình Tấn/ha 10 10
Chu kỳ thay nước (50%) tháng 0 1,5
Số lần thay đổi ao Lần 2 3
Lượng nước thải cho 1 ha nuôi 10

3
m
3
12 84
∆ DIN mgN m
-3
481,31 386,45
∆ DIP mgP m
-3
52,77 68,56
Lượng thải cho 1ha
DIN kgN/ha 11,55 64,93
DIP kgP/ha 1,27 11,52
Lượng thải cho 1 tấn sản phẩm
DIN kgN/tấn 1,16 6,49
DIP kgP/tấn 0,13 1,15
Tổng lượng thải vào Cửa Bé
∑DIN kgN/vụ 502,20 714,23
∑ DIP kgP/vụ 55,88 126,72
Như vậy, để có được mỗi tấn tôm thành phẩm, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã gây áp
lực lên môi trường nước bên ngoài là 11,55 kgN và 1,27 kgP. Con số này đối với nuôi cá là 64,93
kgN và 11,52 kgP. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Anh (2010) thì áp lực
này thấp hơn so với áp lực nuôi tôm sú thâm canh ở Cần Giờ.
Tổng thể, nếu hoạt động nuôi trồng hải sản ở Cửa Bé diễn ra 3 vụ tôm/ năm và 1 vụ cá/năm, mỗi
năm vùng Cửa Bé phải hứng chịu một lượng chất thải tương đương 2,22 tấn N và 0,29 tấn P.
Chính điều này, đã làm suy giảm chất lượng môi trường nước cũng như gây ra hiện tượng nở hoa
của tảo.
4. KẾT LUẬN
Nuôi trồng hải sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nếu
như biện pháp quản lý chất thải của nghề nuôi không được chú ý, nghề nuôi có thể gây áp lực rất

lớn đối với môi trường và hệ sinh thái xung quanh. Kết quả đánh giá hoạt động nuôi trồng hải
sản ở vùng Cửa Bé gây áp lực lên môi trường nước xung quanh một lượng chất thải tương đương
2,22 tấn N và 0,29 tấn P. Những giá trị này đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán tải lượng
môi trường cũng như xây dựng những kế hoạch bảo vệ môi trường nước trong quá trình phát
triển kinh tế.
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Viện Hải Dương Học,
Trường Đại học Nha Trang và Công ty nuôi trồng thủy sản Nha Trang. Nhân đây, cho phép
chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ quý báu đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thi Anh, Kroeze, C., Bush, S. R., & Mol, A. P. J. (2010). Water pollution by intensive
brackish shrimp farming in south-east Vietnam: Causes and options for control. Agricultural
Water Management, 97(6), 872-882.
Alongi, D. M., Johnston, D. J., & Xuan, T. T. (2000). Carbon and nitrogen budgets in shrimp
ponds of extensive mixed shrimp–mangrove forestry farms in the Mekong delta, Vietnam.
Aquaculture Research, 31(4), 387-399.
DORNE, 2010. Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm giai đoạn 2006-2010. Sở Tài
nguyên và Môi trường Khánh Hòa, 202.
Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, Nguyễn Xuân Vỵ, 2002. Sự suy giảm các
thảm cỏ biển ở Khánh Hoà và khả năng phục hồi chúng. Tuyển tập Báo các Khoa học Hội nghị
Khoa học toàn quốc “Biển Đông”, Nha Trang, 16-19/2002: 359-368.
Jackson, C., Preston, N., Thompson, P. J., & Burford, M. (2003). Nitrogen budget and effluent
nitrogen components at an intensive shrimp farm. [doi: 10.1016/S0044-8486(03)00014-0].
Aquaculture, 218(1-4), 397-411.
Neori, A. and M.D. Krom 1991. Nitrogen and phosphorous budgets in an intensive marine
fishpond: the importance of microplankton. In Nutritional Strategies and Aquaculture Waste
(Eds. C.V. Cowey and C.Y. Cho). 223-230.
Siddiqui, A.Q. and A.H. Al-Harbi 1999. Nutrients budgets in tanks with different stocking
densities of hybrid tilapia. Aquaculture 170: 245-252.
Phan Minh Thu & Populus, J. (2007). Status and changes of mangrove forest in Mekong Delta:

Case study in Tra Vinh, Vietnam. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 71, 98-109.
Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm & Phạm Hồng Ngọc,
2008. Một số vấn đề về môi trường nước ở thành phố Nha Trang. Tuyển tập Hội nghị "Biển
Đông, 2007", Nha Trang, 12-14/9/2007. 272-280.
QUANTITATIVE IMPACTS OF MARINE CULTURE ON WATER ENVIRONMENT IN
CUA BE, NHA TRANG
Nguyễn Đắc Kiên
1
,
Phan Minh Thụ
2
, Lê Nguyễn Na Uyên
1
1
Trường Đại học Nha Trang, 02 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa
Email: ;
2
Viện Hải Dương Học, 01 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa
Email: ;
ABSTRACT
Marine-culture is increasingly playing an important role in marine economy. Developing aquaculture industry,
however, has negative impacts on ecosystems and environment. Based on empirical results in the pond rearing
prawn and grouper in Cua Be, the paper quantified impacts of marine-culture activities on environment of waters.
These activities could increase a pressure on the neighbor waters the amount of waste is 2.22 tons N and 0.29 tons
P. If calculated on 1 ton of product, this figure is 11.55 kgN and 1.27 kgP for raising shrimps and 64.93 kgN and
11.52 kgP for farmed fish. Application results for practical terms would contribute to enhancing the effective
marine-cultural management.
Keywords: marine culture, quantitative impact, environmental impact, waste

×