Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGHIÊN cứu một số LOÀI RONG có KHẢ NĂNG CHỈ THỊ CHO CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG nước SÔNG HƯƠNG tại THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.24 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOÀI RONG CÓ KHẢ NĂNG CHỈ THỊ CHO CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Nguyễn Đắc Anh Khoa, Nguyễn Khôi Điền, Hoàng Tài, Hồ Công Thành
Sinh viên Khoa Thủy Sản, Trường đại học Nông Lâm Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu rong có khả năng chỉ thị cho chất lượng môi trường nước sông Hương tại
Thành phố Huế bước đầu đã cho một số kết quả sau: xác định được 4 loài rong thuộc 2 họ 1 bộ
nằm trong lớp một lá mầm (liliopsida) thuộc ngành hạt kín (magnoliophyta) đó là: rong tóc tiên
(hydrilla verticillata); rong mái chèo (vallisneria spiralis); rong cám (najas indica) và thuỷ kiều
nhỏ (najas minor). Nhiệt độ biến động qua các đợt thu mẫu và dao động từ 25
0
Cđến 30,5
0
C; pH,
N-NH
4
+
đáp ứng quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về nước mặt loại A2, hàm lượng do chỉ có đợt 3
đáp ứng QCVN về nước mặt loại A2. Hàm lượng TN và TP có sự thay đổi theo thời gian nghiên
cứu. Sinh khối của rong tóc tiên và rong mái chèo có mối tương quan chặt chẽ với pH (r: 0,76 –
0,96); có mối tương quan tương đối chặt chẽ với DO (r: 0,43 – 0,53). Sinh khối tươi của rong tóc
tiên có mối tương quan yếu (r = 0,25) đến chặt chẽ (r = 0,95) với TN và có mối tương quan yếu
(r = 0,24) đến chặt chẽ (r = 0,95) đối với TP. Mật độ thân đứng của rong có mối tương quan chặt
chẽ với TN ( r= 0,88) và TP (r = 0,88).
1. ĐẶT VẤN DỀ
Môi trường đang là vấn đề nóng bỏng và nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Quá
trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, cùng với đó nhiều hoạt động du lịch, khai thác tài
nguyên, sinh hoạt, sản xuất, y tế, giao thông gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong đó, ô
nhiễm môi trường nước ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và
sinh hoạt của con người.
Để đánh giá chất lượng môi trường nước có rất nhiều phương pháp và ngày càng quan


trọng và phổ biến như là các phương pháp vật lý, hoá học, sinh học. Việc đánh giá và quan trắc
chất lượng nước bằng phương pháp sinh học (phương pháp sử dụng sinh vật chỉ thị) ngày càng
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên toàn thế giới bởi các đặc điểm ưu thế
của phương pháp này đơn giản và ít tốn kém so với các phương pháp khác. Người ta có thể sử
dụng các đối tượng như thực vật phù du, động vật phù du, động vật thuỷ sinh có xương sống
hoặc không có xương sống làm sinh vật chỉ thị môi trường. Thời gian gần đây thực vật thuỷ sinh
bậc cao sống chìm trong đó có rong đã và đang được sử dụng làm sinh vật chỉ thị nhiều hơn do
những thuận lợi mà chúng mang lại như phân bố ổn định, phân bố theo mùa hoặc theo năm và sự
biến đổi mang tính chất tích luỹ theo thời gian.
Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của rong chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện
dinh dưỡng và tính chất vật lý – hoá học của môi trường. Bên cạnh đó việc điều tra, thu mẫu và
phân loại rong đơn giản và dễ thực hiện. Vì vậy, đây là một đối tượng đầy tiềm năng để nghiên
cứu.
Sông Hương là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của
người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh đó sông Hương còn có giá trị văn hoá và du
lịch của Thành phố Huế. Tuy nhiên cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội, chất
lượng nước sông Hương ngày càng suy giảm bởi các chất thải từ các hoạt động sản xuất cũng như
sinh hoạt của con người.
2. VẬT LIỆU VA PHƯƠNG PHAP
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thành phần loài rong ở sông Hương, các thông số đánh giá chất lượng
môi trường nước bao gồm nhiệt độ, pH, DO, N-NH
4
+
, TN, TP.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2011, với 3 đợt thu
mẫu (19/07/2011, 16/08/2011, 15/10/2011).
- Địa điểm nghiên cứu: Khu vực sông Hương đi qua Thành phố Huế (đoạn từ Chùa Thiên Mụ
đến Cồn Hến), phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản - Đại học Nông Lâm Huế, phòng thí nghiệm
Khoa Hóa - Đại học Khoa Học Huế.

Hình 1. Bản đồ thu mẫu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
Thu mẫu các thông số chất lượng môi trường nước
- Các thông số môi trường nước đo trực tiếp ngoài thực địa: Nhiệt độ, pH, Oxy hoà tan DO, N-
NH
4
+
.
+ Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế với khoảng nhiệt độ từ 0
0
C đến 50
0
C.
+ pH được đo bằng bộ test được sản xuất bởi SERA – Germany
+ Nồng độ Oxy hoà tan được đo bằng bộ test được sản xuất bởi Công ty CP Việt Nam
+ Hàm lượng N-NH
4
+
được đo bằng bộ test được sản xuất bởi CT Advance Pharma Thái Lan.
- Các thông số Tổng Nitơ và Tổng phốtpho: Mẫu nước được thu vào các bình nhựa có dung tích
500ml và được bảo quản lạnh trước khi đưa về phòng thí nghiệm.
Thu mẫu rong
- Thu mẫu định tính: tại mỗi điểm thu mẫu thu đầy đủ các đặc điểm thân, rễ, lá của rong, rửa sạch
tiến hành chụp ảnh các đặc điểm phân loại.
- Thu mẫu định lượng: Mẫu rong được thu bằng khung định lượng có kích thước 0,5m x 0,5m.
- Xác định mật độ thân đứng (thân/m
2
) bằng cách đếm số thân đứng trong khung định lượng.
- Xác định sinh khối tươi (g/m

2
): Rửa sạch mẫu để ráo nước trước khi cân.
2.2.2. Trong phòng thí nghiệm
Phân loại và bảo quản rong
- Định loài rong dựa vào phương pháp so sánh hình thái giữa các loài rong từ các mẫu thu được
với hình thái các loài rong được mô tả trong tài liệu phân loại “Cây Cỏ Việt Nam” của Phạm
Hoàng Hộ và đối chiếu thêm các tài liệu liên quan khác.[3]
- Độ phủ (%) được tính theo phương pháp của Saito và Atobe (1970) với 5 mức độ sau:
Bảng 1. Các cấp đánh giá độ phủ của rong theo phương pháp Saito và Atobe [2]
Cấp Diện tích bao phủ
Tỉ lệ %
diện tích bao phủ
Giá trị độ phủ
trung bình (%)
1 < 1/16 < 6,25 4,6875
2 1/16 - 1/8 6,25 – 12,5 9,375
3 1/8 - 1/4 12,5 - 25 18,75
4 1/4 - 1/2 25 - 50 37,5
5 1/2 - 1 50 - 100 75
Phân tích các thông số môi trường nước
- Tổng nitơ (TN): sử dụng phương pháp đo quang (SMEWW-4500-P E và 4500-P B): Phân hủy
mẫu bằng persunphat và xác định nitrat tạo thành bằng phương pháp khử cadimi. [5].
- Tổng phốtpho (TP):sử dụng phương pháp đo quang (SMEWW-4500-NO
3
-
E và 4500-N C):
Phân hủy mẫu bằng persunphat và xác định photphat tạo thành bằng phương pháp axit ascorbic.
[5].
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý và tổng hợp số liệu bằng phần mềm MS. Excel 2010. Xây dựng phương trình hồi quy

tuyến tính và tìm hệ số tương quan r, với r được đánh giá như sau: [3].
0,00 ≤ |r| < 0,33 : tương quan yếu, không chặt chẽ.
0,33 ≤ |r| < 0,66 : tương quan tương đối chặt chẽ.
0,66 ≤ |r| < 0,99 : tương quan chặt chẽ, tương quan cao.
0,99 ≤ |r| < 1,00 : tương quan rất chặt chẽ, hàm tính.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả
3.1.1. Thành phần loài rong tại các điểm thu mẫu
Qua các đợt thu mẫu nhóm chúng tôi đã thu được 4 loài rong thuộc 2 họ 1 bộ nằm trong
Lớp một lá mầm (Liliopsida) thuộc Ngành hạt kín (Magnoliophyta).
Bảng 2. Thành phần các loài rong tại các điểm thu mẫu.
Bộ Họ Loài Tên Tiếng Việt
Hydrocharitales
Thuỷ Thảo
Hydrocharitaceae
Hydrilla verticillata L.
f. (Royle)
Rong tóc tiên
Vallisneria spiralis L. Rong mái chèo
Thuỷ Kiều
Najadaceae
Najas indica (Willd.)
Cham.
Rong cám
Najas minor All. Thuỷ kiều nhỏ
3.1.2 Đặc điểm phân bố của rong
Bảng 3. Phân bố thành phần loài rong tại các điểm thu mẫu qua 3 đợt.
Đợt thu mẫu
Điểm thu
mẫu

Rong tóc tiên
Rong mái
chèo
Rong cám
Thuỷ kiều
nhỏ
Đợt 1
Kim Long 1 o x x x
Cồn Hến x o x o
Đợt 2
Kim Long 1 x x x x
Cồn Hến x o x o
Đợt 3
Kim Long 1 x x x x
Cồn Hến x o o o
Ghi chú x: có o: không có
3.1.3. Mật độ thân đứng và sinh khối tươi của rong
Hình 2. Mật độ thân đứng của rong tại các
điểm khảo sát.
Hình 3. Sinh khối tươi của rong tại các
điểm khảo sát.
Trong quá trình thu mẫu và cân sinh khối tươi các loài rong nhóm chúng tôi ghi nhận
rong mái chèo là loài ưu thế về mật độ thân đứng. Loài rong mái chèo là loài ưu thế sinh khối tại
điểm Kim Long 1, còn tại điểm Cồn Hến là rong tóc tiên.
3.2. Chất lượng môi trường nước của sông Hương
Quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành phân tích 6 yếu tố môi trường nước trong đó có 1
yếu tố thuỷ lý là nhiệt độ môi trường nước. 5 yếu tố thuỷ hoá bao gồm độ pH, hàm lượng DO, N-
NH
4
+

, TN và TP. Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Hương
Đợt thu
mẫu
Khu vực thu
mẫu
Các thông số chất lượng môi trường nước
Nhiệt độ
(
0
C)
Độ pH
DO
(mg/l)
N-NH
4
+
(mg/l)
TN
(mg/l)
TP
(mg/l)
Đợt 1
Kim Long 1 29 7,0 4,0 0,1 0,45 0,03
Kim Long 2 29 7,0 5,0 0,1 0,38 0,03
Vân Lâu 30,5 6,5 4,5 0,05 0,36 0,03
Cồn Hến 29 7,3 3,5 0,1 0,47 0,03
Đợt 2
Kim Long 1 30 7,5 5,5 0,1 0,43 0,03
Kim Long 2 30 7,0 6,0 0,05 0,40 0,02

Vân Lâu 29 6,8 3,5 0,05 0,39 0,03
Cồn Hến 30 7,0 5,0 0,1 0,47 0,02
Đợt 3
Kim Long 1 25 7,0 6,0 0,15 1,83 0,72
Kim Long 2 25 7,0 6,0 0,1 1,78 0,73
Vân Lâu 26 6,3 5,0 0,15 1,30 0,79
Cồn Hến 25 6,5 5,5 0,2 1,24 0,80
Nhiệt độ
Qua 3 đợt khảo sát, nhiệt độ môi trường nước sông Hương dao động từ 25
0
C đến 30,5
0
C
và có sự biến thiên theo từng đợt, các điểm khảo sát. Kết quả phân tích Anova một yếu tố cho
thấy nhiệt độ có thay đổi theo thời gian nghiên cứu (F
A
= 70,41 > 4,26 = F
crit
, P
value
= 3,19E-06 <
0,05).
pH
Giá trị pH trung bình qua 3 đợt khảo sát biến động từ 6,3 đến 7,5, giá trị pH này vẫn nằm
trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt loại A2 (pH: 6
– 8,5) (QCVN 08:2008/ BTNMT). Kết quả phân tích Anova một yếu tố cho thấy yếu tố pH
không có sự thay đổi theo thời gian nghiên cứu (F
A
= 1,34 < 4,26 = F
crit

, P
value
= 0,31 < 0,05).
DO
Hàm lượng oxy hòa tan qua các đợt khảo sát dao động từ 3,5 đến 6 mg/l. Chỉ có đợt 3
đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt loại A2 (DO ≥ 5) (QCVN
08:2008/ BTNMT). Kết quả phân tích Anova một yếu tố cho thấy yếu tố DO không có sự thay
đổi lớn theo thời gian nghiên cứu (F
A
= 3,14 < 4,26 = F
crit
, P
value
= 0,09 > 0,05).
Hàm lượng amonium N-NH
4
+
Hàm lượng N-NH
4
+
trung bình qua 3 đợt khảo sát dao động từ 0,05 mg/l đến 0,2 mg/l,
thỏa mãn mức A2 (N-NH
4
+
≤ 0,2 mg/l)(QCVN 08:2008/ BTNMT) Kết quả phân tích Anova một
yếu tố cho thấy hàm lượng N-NH
4
+
có sự thay đổi theo thời gian nghiên cứu (F
A

= 6,20 > 4,26 =
F
crit
, P
value
= 0,02 < 0,05).
Tổng Nitơ
Tổng nitơ qua 3 đợt khảo sát dao động trong khoảng từ 0,36 mg/l đến 1,83 mg/l. Kết quả
phân tích Anova một yếu tố cho thấy hàm lượng tổng nitơ có sự thay đổi theo thời gian nghiên
cứu (F
A
= 49,79 > 4,26 = F
crit
, P
value
= 1.36E-05 < 0,05).
Tổng Phốtpho
Qua 3 đợt khảo sát cho thấy hàm lượng phốtpho dao động trong khoảng 0,02 mg/l đến
0,8 mg/l. Kết quả phân tích Anova một yếu tố cho thấy hàm lượng tổng phốtpho có sự thay đổi theo
thời gian nghiên cứu (F
A
= 1262,53 > 4,26 = F
crit
, P
value
= 9.48E-12 < 0,05).
3.3. Mối quan hệ giữa rong và các thông số chất lượng môi trường nước
3.3.1. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi của rong và pH
Kết quả nghiên cứu qua 3 đợt thu mẫu cho thấy sinh khối tươi của rong tại Kim Long1
lúc cao nhất là (432 g/m

2
) cùng với đó là chất lượng môi trường nước cho pH có giá trị là 7.5.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại điểm Vân Lâu qua ba đợt khảo sát đều có giá trị pH ≤ 7 và cũng
tại điểm này không có sự phân bố của rong, có thể kết luận khi pH ≤ 7 (môi trường axit) không phù
hợp cho sự phát triển của rong. Kết quả phân tích mối tương quan giữa sinh khối tươi (rong tóc
tiên và rong mái chèo chiếm ưu thế) với pH là chặt chẽ, tại Kim Long 1 (r = 0,96), tại điểm Cồn
Hến (r = 0,76).
Như vậy bước đầu có thể nhận thấy rằng yếu tố pH có ảnh hưởng đến sự phát triển của
rong. Rong phát triển mạnh tại điểm có pH mang tính kiềm.
3.3.2. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi của rong và DO
Hình 4. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi của Hình 5. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi
rong với DO tại Kim Long 1 của rong với DO tại Cồn Hến
Tại điểm Kim Long 1 khi DO đạt 5,5 mg/l thì sinh khối tươi của rong đạt cao nhất (432 g/m
2
) với
sự tương quan tương đối chặt chẽ (r = 0,53) và tại điểm Cồn Hến khi DO đạt 5 mg/l thì sinh khối
tươi của rong đạt cao nhất (180 g/m
2
) với sự tương quan tương đối chặt chẽ (r = 0,43), do hai loài
rong tóc tiên và rong mái chèo chiếm ưu thế. Vì vậy có thể kết luận giữa sinh khối tươi của rong
tóc tiên và rong mái chèo với DO có mối tương quan tương đối chặt chẽ, rong phát triển tốt nhất ở
DO từ 5 mg/l đến 5,5 mg/l.
3.3.3. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi của rong và TN
Hình 6. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi của
rong với TN tại Kim Long 1
Hình 7. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi
của rong với TN tại Cồn Hến
Biểu đồ hình 6 và hình 7 cho thấy sinh khối tươi của rong có mối tương quan với TN. Tại Kim
Long 1 khi TN ổn định trong khoảng 0,43 mg/l đến 0,45 mg/l sinh khối tươi lớn nhất (432 g/m
2

),
TN tăng lên 1,83 mg/l sinh khối tươi có xu hướng giảm (247 g/m
2
) với sự tương quan yếu (r =
0,25). Nhưng tại Cồn Hến 1 khi TN ổn định trong khoảng 0,47 mg/l sinh khối tươi (trong đó rong
tóc tiên chiếm ưu thế) lớn nhất (180 g/m
2
), khi TN tăng lên 1,24 mg/l thì sinh khối tươi có xu
hướng giảm (21 g/m
2
) với sự tương quan chặt chẽ (r = 0,95).
Điều này chứng tỏ TN có mối tương quan yếu đến chặt chẽ đối với rong, rong chỉ phát triển tốt ở
một mức TN nào đó mà theo kết quả này là khoảng 0.43 mg/l đến 0,47 mg/l.
3.3.4. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi của rong và TP
Hình 8. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi
của rong với TP tại Kim Long 1
Hình 9. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi
của rong với TP tại Cồn Hến
Tại Kim Long 1 khi TP vào khoảng 0,03 mg/l sinh khối tươi của rong có xu hướng tăng (432
g/m
2
), khi TP tăng lên 0,72 mg/l thì sinh khối tươi của rong lại giảm (247 g/m
2
) với sự tương
quan yếu (r = 0,24). Tại Cồn Hến khi TP vào khoảng 0,02 mg/l đến 0,03 mg/l sinh khối tươi của
rong (trong đó rong tóc tiên chiếm ưu thế) có xu hướng tăng (180 g/m
2
), khi TP tăng lên 0,72
mg/l sinh khối tươi của rong lại giảm mạnh (21 g/m
2

) với sự tương quan chặt chẽ ( r = 0,95).
Điều này chứng tỏ TP có mối tương quan yếu đến chặt chẽ đối với rong, rong chỉ phát triển tốt ở
một mức TP nào đó mà theo kết quả này là khoảng 0,02 mg/l đến 0,03 mg/l.
Tỷ lệ TN/TP trong nghiên cứu này là TN/TP = 3 <7, vậy nên nitơ là yếu tố hạn chế tiềm năng
phát triển của rong. [4].
3.3.5. Mối quan hệ giữa mật độ thân đứng của rong với TN
Hình 10. Mối quan hệ giữa mật độ thân đứng với TN tại điểm Cồn Hến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa mật độ thân đứng với thông số TN là chặt chẽ
(với hệ số tương quan r = 0,88) điều này hoàn toàn phù hợp tại vì TN là một trong những thông
số biểu thị dinh dưỡng của môi trường nước. Mật độ thân đứng cao nhất theo ghi nhận là 133
thân/m
2
khi môi trường nước có hàm lượng TN là 0,47 mg/l, mật độ thân đứng thấp nhất là 20
thân/m
2
khi TN là 1,24 mg/l. Theo kết quả này thì có thể nói rong phát triển tốt nhất khi môi
trường nước có TN khoảng 0,47 mg/l.
3.3.6. Mối quan hệ giữa mật độ thân đứng với TP
Hình 11. Mối quan hệ giữa mật độ thân đứng với TP tại điểm Cồn Hến.
Cùng với sự tương quan chặt chẽ giữa mật độ thân đứng với TN thì sự tương quan giữa mật độ
thân đứng và TP là chặt chẽ (với hệ số tương quan r = 0,88). Mật độ thân đứng cao nhất theo ghi
nhận là 133 thân/m
2
khi môi trường nước có hàm lượng TP là 0,02 mg/l. Mật độ thân đứng thấp
nhất là 20 thân/m
2
khi TP là 0,8 mg/l. Điều này cho thấy rong phát triển tốt nhất khi môi trường
nước có TP khoảng 0,02 mg/l.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận

- Xác định được 4 loài rong thuộc 2 họ 1 bộ nằm trong Lớp một lá mầm (Liliopsida) thuộc
Ngành hạt kín (Magnoliophyta) đó là: Rong tóc tiên (Hydrilla verticillata); Rong mái chèo
(Vallisneria spiralis); Rong cám (Najas indica) và Thuỷ kiều nhỏ (Najas minor).
- Nhiệt độ biến động qua các đợt thu mẫu và dao động từ 25
0
C đến 30.5
0
C. pH, N-NH
4
+
đáp ứng
Quy chuẩn quốc gia về nước mặt loại A2, Hàm lượng DO chỉ có đợt 3 đáp ứng Quy chuẩn quốc
gia về nước mặt loại A2. Hàm lượng tổng nitơ và tổng phốtpho có sự thay đổi theo thời gian
nghiên cứu.
- Sinh khối của rong tóc tiên và rong mái chèo có mối tương quan chặt chẽ với pH (r: 0,76 –
0,96); có mối tương quan tương đối chặt chẽ với DO (r: 0,43 – 0,53). Sinh khối tươi của rong tóc
tiên có mối tương quan yếu (r = 0,25) đến chặt chẽ (r = 0,95) với TN. Sinh khối tươi của rong tóc
tiên có mối tương quan yếu (r = 0,24) đến chặt chẽ (r = 0,95) đối với TP. Mật độ thân đứng của
rong có mối tương quan chặt chẽ với TN ( r= 0,88) và TP (r = 0,88).
4.2. Kiến nghị
- Cần được nghiên cứu nhiều lần hơn với tần suất thu mẫu lớn hơn để có có kết quả hoàn thiện về
nghiên cứu này.
- Cần được tạo điều kiện để tiến hành phân tích nhiều thông số chất lượng môi trường nước hơn
nữa như trầm tích đáy, COD, BOD, các yếu tố kim loại nặng nhằm xây dựng bộ chỉ thị liên quan
đến các thông số môi trường trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường (2008). Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
(QCVN 08:2008 / BTNMT).
2. Nguyễn Minh Hoàn, (2010), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Trường Đại học Nông

Lâm Huế.
3. Phạm Hoàng Hộ, (1999), Cây Cỏ Việt Nam Tập I, II, III, Nhà xuất bản Trẻ.
4. Lê Văn Khoa, (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, NXB Giáo Dục.
Tiếng nước ngoài
5. Clesceri L. S., Greenberg A. E., Eaton A. D. (1998). Standard methods for the examination of
water and wastewater, 20
th
Ed., APHA, USA.
6. Court Stevenson, Catherine B. Piper và Nedra Trao (1979), Decline of submerged plants in
Chesapeake bay. U.S. Fish and Wildlife Service .
7. Crow, G. E. and C. B. Hellquist (2000) Aquatic and Wetland Plants, Wisconsin Press
University.
8. Deborah Chapman (1996) Water Quality Assessments, page 327.
9. Ronald L. Ohrel, Jr và Kathleen M. Register (2006) Volunteer Estuary Monitoring, chapter 18:
Submerged Aquatic Vegetation. Environmental Protection Agency (USEPA).
10. Trémolières, Roland Carbiener, Albert Ortscheit and Jean-Paul Klein, (1994), Changes in
Aquatic Vegetation in Rhine Floodplain Streams in Alsace in Relation to Disturbance, Journal of
Vegetation Science Vol. 5, No. 2 pp. 169-178.
11. Yuzuru Saito and Susumu Atobe (1970), Phytosociological study of intertidal marine algae,
Hokkaido University, page 37 - 40.

×