Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập về sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.62 KB, 32 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập mỗi một sinh viên đều được đào tạo và giảng dạy
một hệ thống kiến thức hết sức cơ bản và đầy đủ, để từ đó mỗi người có thể
tiếp cận với thực tế và công việc thực tiễn một cách có hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa. Để có thể tiếp cận
thực tiễn một cách hiệu quả nhất mỗi trường Đại học đã và đang tạo mọi
điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên đều có một thời gian được thực tập tại cơ
sở, tại các tổ chức kinh tế.
Được sù cho phép của nhà trường và Ban lãnh đạo Sở giao dịch Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, hiện nay em đang là
sinh viên thực tập tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam. Qua một thời
gian thực tập tổng hợp em đã dịp quan sát được hoạt động của các phòng ban
khác nhau và với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Vương Trọng
Nghĩa và các anh chị tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam em đã hoàn
thành báo cáo tổng hợp này. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát chung về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Phần II: Tình hình hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Phần III: Một số mặt đạt được, nguyên nhân và tồn tại. Mục tiêu kế
hoạch kinh doanh năm 2006.
PHẦN I
Khái quát chung về Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn việt nam
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Quyết định
232/QĐ/HĐBT-02 ngày 13/5/1999 của Chủ tịch HĐQT trên cơ sở sắp xếp
lại tổ chức của Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT VN I
Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch được thực hiện theo
Quyết định 195/QĐ/HĐBT-NHNo ngày 19/5/2004 thay thế cho quyết định
235/QĐ/HĐBT-NHNo-02 ngày 26/5/1999


Theo đó Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (sau đây viết tắt là Sở giao dịch) là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại
diện theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (sau đây viết tắt là NHNo&PTNT Việt Nam), có nhiệm vụ thực
hiện một số phần các hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam và một số chức
năng có liên quan đến các chi nhánh theo phân cấp uỷ quyền của
NHNo&PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với
NHNo&PTNT Việt Nam.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ:
1. Sở giao dịch có chức năng sau:
Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của
NHNo&PTNT Việt Nam .
Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Sở giao dịch có nhiệm vụ sau:
- Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của
NHNo&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.
- Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ.
- Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đầu tư của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong
nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình
thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám
đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
+ Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT

Việt Nam.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hé.
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của ngân hàng
nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái
bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về
ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng
nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi
tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ; két sắt,
nhậ bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán;
nhận uỷ thác cho vay của tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước,
NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và
các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác

khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép
- Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh
doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo&PTNT
Việt Nam.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo
yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại
trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan
trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở
giao dịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam giao.
III. C CU T CHC B MY CA S GIAO DCH GM:
Giám đốc
Các Phó giám
đốc
Tổ kiểm tra, kiểm
toán nội bộ
Các
phòng
Giao
dịch
Tổ tiếp
thị NV
& dịch
vụ sản
phẩm
mới
Phòng

Hành
chính
nhân sự
Phòng
Kế toán
ngân
quỹ
Phòng
Tín dụng
Phòng
Nguồn
vốn &
Kế
hoạch
tổng hợp
Phòng
Thẩm
định
Phòng
Thanh
toán
quốc tế
IV. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN:
1. Nguyên tắc chung
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động, kinh
doanh của Sở giao dịch, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của
mình đúng quy định của pháp luật và quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam
- Người được phân công, uỷ quyền phải chịu trách nhiệm thực hiện sự
phân công, uỷ quyền của Giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước Giám

đốc và pháp luật về những việc được phân công, uỷ quyền.
- Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh, thực hiện theo nguyên tắc
tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Giải quyết công việc theo chương
trình, kế hoạch và các quy chế, quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Các Phòng nghiệp vụ, thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ được quy
định. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng
2.1 Phòng Tín dụng (TD)
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề
xuất các chính sách ưu đái đối với từng loại khách hàng, nhằm mở rộng
đầu tư tín dụng
- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ hàng tháng, quý, năm theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ đối với các khoản cho vay ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ đối với
khách hàng, kể cả cho vay hợp vốn đồng tài trợ theo quy định của Tổng
giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và
các giầy tờ có giá.
- Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của
NHNo&PTNT Việt Nam. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án
đầu tư bằng nguồn vốn chỉ định, uỷ thác của Chính phủ, tổ chức tài
chính, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách
hàng có quan hệ Tín dụng.
- Tổ chức, thực hiện thông tin phòng ngưa rủi ro về nghiệp vụ tín dụng.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

2.2 Phòng kế hoạch tổng hợp (KHTH)
- Xây dựng các đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn (chiến
lược khách hàng, chiến lược huy động vốn và cho vay )
- Xây dựng và tham mưu cho Ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực
hiện kế hoạch kinh doanh Tháng, Quý, Năm: tổng hợp, phân tích, đánh
giá diễn biến tình hình thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, thông
tin báo cáo thường xuyên, kịp thời giúp Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành
hoạt động kinh doanh.
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc giao và quyết toán kế hoạch
kinh doanh, kế hoạch tài chính đối với các Phòng nghiệp vụ.
- Tổng hợp thông tin về kinh tế-xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường.
Nghiên cứu, phân tích kinh tế và tham mưu cho Ban giám đốc điều hành
lãi suất cho vay, lãi suất huy động nhanh nhạy, phù hợp thị trường. Đề
xuất biện pháp triển khai, áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới: ưu đãi lãi
suất; ưu đãi dịch vụ đối với từng đối tượng khách hàng theo cơ chế ưu
đãi hiện hành của NHNo&PTNT, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các
NHTM khác trên địa bàn, nhằm tăng trưởng hoạt động kinh doanh theo
mục tiêu đề ra.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc triển khai các
biện pháp, hình thức và công cụ huy động vốn, để tăng cường khả năng
về vốn, nâng cao chất lượng nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn ổn định và
vững chắc, phù hợp với mục tiêu, định hướng từng thời kỳ của Sở giao
dịch.
- Đầu mối quan hệ, tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ,
các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp, phương pháp thông tin, tiếp thị,
quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhằm mở rộng thị trường, thị phần và
mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào
thi đua của NHNo&PTNT Việt Nam, của Sở giao dịch phát động, đầu

mối tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và báo
cáo thi đua định kỳ, đột xuất theo quy định của Hội đồng thi đua
NHNo&PTNT.
- Tham mưu cho Ban giám đốc chỉ đạo công tác tiếp thị và thông tin
tuyên truyền, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.3 Phòng kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế (KDNT&TTQT)
- Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi,
quyền chọn và các dịch vụ ngoại hối khác theo chính sách quản lý ngoại
hối của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và các quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hoá và dịch
vụ cho khách hàng tại Sở giao dịch: thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền,
thương lượng bộ chứng từ xuất khẩu, các dịch vụ về bao thanh toán.
- Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam: Thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh ngân hàng,
các chứng thư bảo lãnh
- Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong
và ngoài nước.
- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại
Sở giao dịch.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và
thanh toán quốc tế.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.4 Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ (KTKTNB)
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp
vụ phát sinh tại Sở giao dịch. Kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục
những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn,

hiệu quả.
- Đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và
ngoài ngành đến làm việc với Sở giao dịch.
- Xây dựng đề cương, chương trình công tác kiểm tra, phóc tra. Tham mưu
cho Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác chấn chỉnh, sửa sai sau
thanh tra, kiểm tra theo kết luận và kiến nghị của các đoàn thanh tra,
kiểm tra. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả công tác chấn chỉnh, sửa sai
theo quy định.
- Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổ chức
kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc
thẩm quyền.
- Thường trực Tiểu ban chống tham nhòng, tham mưu cho Ban giám đốc
trong hoạt động chống tham nhòng, chống tham ô, hối lé, lãng phí và
thực hành tiết kiệm tại Sở giao dịch.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.5 Phòng thẩm định (TĐ)
- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định
và phòng ngõa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khoản cho vay do Giám đốc quy định, chỉ định theo uỷ
quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phần
quyết của Trưởng phòng Giao dịch.
- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Sở giao
dịch, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc (qua Ban Thẩm định) để
xem xét phê duyệt.
- Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc Sở
giao dịch quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc Sở giao
dịch.
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Phòng Tín dụng, Phòng Giao
dịch.

- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.6 Phòng kế toán ngân quỹ (KTNQ)
- Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo
dõi các dự án của NHNo&PTNT Việt Nam và các nghiệp vụ kinh doanh
khác của Sở giao dịch theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Tổ chức quản lý hệ thống máy chủ, hệ thống truyền tin giữa Sở giao dịch
với Trung tâm CNTT, các phòng Giao dịch với NHNN và khách hàng
đang nối mạng Sở giao dịch.
- Thực hiện công tác Thanh toán điện tử trong nội bộ NHNo&PTNT Việt
Nam, tham gia thanh toán bù trừ với NHNN, các NHTM trên địa bàn,
thanh toán nối mạng với khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện các dịch vụ rút tiền tự động (ATM), dịch vụ Thẻ, dịch
vụ két sắt. Nhận bảo quản, cất giữ các loại giấy tờ và các tài sản quý cho
khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt (bao gồm
VNĐ và ngoại tệ) các loại giấy tờ có giá. Tổ chức quản lý kho, quỹ
nghiệp vụ, chấp hành định mức tồn quỹ, chế độ báo cáo kho, quỹ theo
quy định.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ
khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Lập kế hoạch triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin theo
định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam và yêu cầu phát triển tin học
của Sở giao dịch.
- Đầu mối tiếp nhận và triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm do
NHNo&PTNT Việt Nam, các tổ chức khác cung cấp.
- Thực hiện công tác phân tích, đánh giá hoạt động tài chính. Theo dõi,
quản lý tài sản, thực hiện công tác bảo hành, bảo trì chương trình phần

mềm, thiết bị vi tính.
- Chủ động khắc phục sự cố thiết bị, phần mềm và liên hệ với các đơn vị
có trách nhiệm bảo hành, bảo chì.
- Xây dựng các chương trình phần mềm hoặc đề xuất với Ban giám đốc
một số đơn vị có khả năng cung cấp phần mềm, đáp ứng các yêu cầu
nghiệp vụ của Sở giao dịch.
- Bảo quản chứng từ kế toán chưa đến thời hạn vào kho lưu trữ.
- Thực hiện trích nép ngân sách các khoản phải nép theo Luật Thuế hiện
hành của Nhà nước.
- Tổng hợp các loại báo cáo nghiệp vụ, thống kê khai thác dữ liệu trên
mạng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.7 Phòng hành chính nhân sự (HCNS)
- Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư
lưu trữ (bao gồm cả việc bảo quản các loại chứng từ kế toán, tín dụng,
TTQT đã nhập kho), trực tiếp quản lý, bảo quản và khai thác các loại tài
sản công (bao gồm ô tô, máy phát điện và các loại máy văn phòng) đặt
tại Phòng HCSN và phòng làm việc của Ban giám đốc.
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch
cán bộ, bổ nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ, nâng lương định
kỳ, khen thưởng, kỷ luật trong Sở giao dịch theo quy định.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý. Thực
hiện chính sách đối với người lao động; thanh toán tiền lương, bảo hiểm
và các chính sách khác theo quy định của Nhà nước và của ngành Ngân
hàng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đã được
duyệt, đề xuất cử cán bộ đi học tập, tham quan, khảo sát trong nước và
nước ngoài.
- Chấp hành chế độ báo cáo thống kê về công tác Tổ chức cán bộ, Đào tạo,
Tiền lương và Bảo hiểm, công tác Hành chính – Quản trị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.8 Phòng giao dịch
Phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng “Quy chế tổ
chức và hoạt động của Phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, chi nhánh
NHNo&PTNT Việt Nam” của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban
hành theo quyết định số 439/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 22/11/2001.
2.9 Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới
2.9.1 Chức năng tiếp thị nguồn vốn:
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp,
hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hót mọi nguồn vốn
tạm thời nhàn dỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, nhất là trong
các tầng líp dân cư, để tăng cường khả năng về vốn, nâng cao chất lượng
nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn ổn định và vững chắc, phù hợp với mục
tiêu, định hướng từng thời kỳ của Sở giao dịch.
- Nghiên cứu và triển khai thực hiện chính sách khách hàng, các biện pháp,
phương pháp thông tin, tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhằm
mở rộng thị trường, thị phần và mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo
an toàn, hiệu quả.
2.9.2 Chức năng tiếp thị và dịch vụ sản phẩm mới:
- Đề suất và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền
quảng bá, đặc biệt là các hoạt động của Sở giao dịch, các dịch vụ, sản
phẩm cung ứng trên thị trường, theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt
Nam và của Giám đốc Sở giao dịch.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh
nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông,
quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện
các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên

truyền đối với các đơn vị trực thuộc.
- Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích
hợp như: các Ên phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích theo
quy định.
- Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên
truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể
quần chúng của Sở giao dịch.
- Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các Ên phẩm, sản phẩm, vật phẩm
như Phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình phản ánh các sự
kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với Sở giao dịch.
- Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao
dịch.
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ Thẻ trên địa bàn theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo
quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tham mưu cho giám đốc Sở giao dịch phát triển mạng lưới đại lý và chủ
thẻ.
- Quản lý, giám sát hệ thống, thiết bị đầu cuối.Giải đáp thắc mắc của khách
hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động
kinh doanh thẻ thuộc địa bàn quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
V. QUAN HỆ CÔNG TÁC TRONG SỞ GIAO DỊCH
1. Quan hệ công tác trong Ban giám đốc
- Nhiệm vụ của Giám đốc, Phó giám đốc; thực hiện theo quy định tại Điều
12, 13 “Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch NHNo&PTNT
Việt Nam” ban hành theo quyết định số 195/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày
19/5/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Giám đốc tổ chức điều hành các hoạt động của Sở giao dịch và chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và trước pháp luật

về chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch.
+ Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền cho các Phó giám đốc trực tiếp giải
quyết một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch. Theo
chức năng, nhiệm vụ được phân công, các Phó giám đốc chủ động giải quyết
các công việc được giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp
luật về các quyết định của mình.
- Giám đốc có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình
công tác của các Phó giám đốc, về những công việc đã uỷ quyền, thường
xuyên thông tin cho các Phó giám đốc các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, của ngành và của NHNo&PTNT Việt Nam có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của NHNo và của Sở giao dịch.
- Giám đốc trực tiếp giải quyết các công việc gồm:
+ Những công việc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của các Phó
giám đốc.
+ Những công việc liên quan đến nhiều nghiệp vụ do các Phó giám đốc
giải quyết, nhưng chưa được thống nhất.
- Phó giám đốc được Giám đốc phân công, uỷ quyền thay mặt Giám đốc
chỉ đạo, triển khai thực hiện một số công việc cụ thể (theo văn bản uỷ
quyền cụ thể) và giải quyết các công việc đột xuất do Giám đốc giao.
- Giám đốc uỷ quyền cho một Phó giám đốc thay mặt Giám đốc giải quyết
toàn bộ hoặc 01 số công việc (có văn bản uỷ quyền cụ thể) nếu đi vắng
trên 01 ngày.
- Phó giám đốc đi vắng, bàn giao công việc cho Phó giám đốc khác giải
quyết theo phân công hợp công trong Ban giám đốc. Trường hợp không
có quy định thì báo cáo Giám đốc quyết định
- Trong phạm vi được phân công, uỷ quyền; các Phó giám đốc chủ động
chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, triển khai thực hiện. Trường hợp một
nghiệp vụ phát sinh, liên quan đến các nghiệp vụ do các Phó giám đốc
khác phụ trách, thì Phó giám đốc có nghiệp vụ phát sinh đó, cần phải chủ
động bàn bạc và thống nhất giải quyết, nếu không thống nhất được phải

báo cáo Giám đốc quyết định.
- Khi có sự điều chỉnh việc phân công trong Ban giám đốc phải có biên
bản bàn giao chi tiết, cụ thể về nội dung công việc, những việc đang làm,
những khó khăn, tồn tại, cách giải quyết, khắc phục và hồ sơ, tài liệu có
liên quan.
2. Quan hệ công tác giữa Ban giám đốc với các Phòng nghiệp vụ.
- Giám đốc, Phó giám đốc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Phòng nghiệp
vụ thông qua Trưởng phòng, trường hợp cần thiết Giám đốc, Phó giám
đốc có thể điều hành trực tiếp đến cán bộ, đồng thời thông báo cho
Trưởng phòng biết.
- Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức thựchiện các nhiệm vụ được giao,
trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Giam
đốc, Phó giám đốc (người lãnh đạo trực tiếp).
3. Quan hệ công tác giưa Ban giám đốc với Chi bộ Đảng, Công đoàn,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Chi bộ Đảng có trách nhiệm lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, đảm bảo
hoạt động của Sở giao dịch đi đúng hướng kinh doanh, đạt hiệu quả cao.
Công đoàn, Đoàn Thanh niên CSHCM, có trách nhiệm động viên, giáo
dục đoàn viên chấp hành tốt các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp
luật của Nhà nước; chế độ, thể lệ của Ngành, nội quy cơ quan. Đồng thời
thông tin, báo cáo kịp thời cho Ban giám đốc về tâm tư, nguyên vọng của
đoàn viên.
- Mét quý 01 lần; Ban giám đốc tổ chức họp với Chi bộ Đảng, Công đoàn,
Đoàn thanh niên, để thông báo về chương trình công tác, kết quả kinh
doanh và hoạt động của Chi Bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Đề ra
chương trình công tác của mỗi đoàn thể, nhằm động viên cán bộ, đoàn
viên thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của Sở giao
dịch.
- Ban giám đốc tham khảo ý kiến, hoặc lấy ý kiến hiệp y của chi bộ Đảng
trước khi quyết định một số vấn đề theo quy định của NHNo&PTNT Việt

Nam, của Đảng uỷ NHNoTW.
Trường hợp quyết định các vấn đề liên quan đến quyên lợi của người lao
động, Ban giám đốc tham khảo ý kiến của Chủ tịch Công đoàn trước khi
quyết định.
- Giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn
thanh niên hoạt động theo điều lệ, quy chế của các tổ chức này, nhưng
không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
4. Quan hệ giữa các Phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch.
Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ Sở giao dịch là quan hệ phối hợp thực
hiện công việc chung.
- Khi phát sinh công việc liên quan đến nghiệp vụ của các phòng khác,
phòng phát sinh nghiệp vụ nhất thiết phải lấy ý kiến của các phòng có
liên quan. Phòng nghiệp vụ được xin ý kiến, phải trả lời ngay (nếu công
việc cần phải giải quyết ngay), hoặc hẹn thời gian trả lời. Trường hợp các
phòng nghiệp vụ không thống nhất được, phải báo cáo Giám đốc xem xét
quyết định.
- Khi nghiệp vụ của phòng hoàn tất, phải nhanh chóng chuyển hồ sơ cho
phòng khác thực hiện các bước tiếp theo. Việc luân chuyển chứng từ đảm
bảo thực hiện đúng quy định về chế độ chứng từ
5. Quan hệ trong các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc mọi hoạt động của
phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng phân công
cho Phó trưởng phòng phụ trách một số nghiệp vụ cụ thể.
- Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Ban giám
đốc về nghiệp vụ được phân công phụ trách. Trong phạm vi quyền hạn
của mình, chủ động triển khai và phân công cán bộ nghiệp vụ thực hiện.
- Cán bộ nghiệp vụ có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc sự phân công của
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, chủ động thực hiện nhiệm vụ được
giao và hợp tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ.
PHẦN II

Tình hình hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam
Năm 2005, nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP đạt
8,4%, mức cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Trong đó: Công nghiệp và xây
dựng 4,2%, dịch vụ 3,4%, nông nghiệp 0,8%… Tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội bằng 38,2% GDP. Các cơ chế chính sách tiếp tục được bổ sung,
hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tình hình an ninh, chính trị xã hội ổn
định, thu hót đầu tư vào Việt Nam tăng.
Lãi suất USD trên thị trường diễn biến phức tạp: Trong năm 2005, Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ đã 08 lần tăng lãi suất cơ bản, từ 2,25% thời điểm đầu năm
lên mức 4,25% vào thời điểm cuối năm, làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ
quốc tê, kéo theo là thị trường trong nước liên tục tăng.
Hậu quả của dịch cóm gà, sự tăng giá liên tục của vàng và của một số mặt
hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thép, xi măng, lương thực thực phẩm… đã
đẩy chỉ số giá năm 2005 tăng 8,4%, thu nhập thực tế từ tiền gửi ngân hàng
giảm thấp, dân cư có xu hướng chuyển đổi sang cất trữ vàng, công tác huy
động vốn từ dân cư gặp nhiều khó khăn.
Thị trường bất động sản trầm lắng, Nghị định chống rửa tiền của Chính
phủ và tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ đã hạn chế dòng tiền gửi vào các ngân hàng.
Sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên đia bàn Hà nội diễn ra
gay gắt trên tất cả các mặt nh huy động vốn, cho vay, cung cấp dịch vụ ngân
hàng và mở màng lưới… Các NHTM liên tục có sự điều chỉnh tăng lãi suất
huy động, tung ra nhiều sản phẩm mới với các hình thức khuyến mãi hấp dẫn.
Chính phủ và một số địa phương, tổ chức phát hành trái phiếu với lãi suất
cao… tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, thương hiệu, uy tín và
vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế được nâng lên, tạo điều kiện thuận
lợi cho Sở giao dịch nói riêng phát triển hoạt động kinh doanh.
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của

NHNo&PTNT Việt Nam:
Sở giao dịch đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối ngoại tệ mặt của
NHNo&PTNT Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh, đảm bảo
thu chi ngoại tệ mặt kịp thời, đầy đủ, an toàn đồng thời duy trì hạn mức tồn
quỹ phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tổng doanh sè thu chi ngoại tệ
mặt năm 2005 đạt 453 triệu USD và 47,7 triệu EUR.
Trong năm 2005, Sở giao dịch thực hiện 13 chuyến xuất khẩu ngoại tệ mặt
với số tiền 103,66 triệu USD và 13,9 triệu EUR và các loại ngoại tệ khác quy
đổi tương đương 15,5 triệu USD đảm bảo đúng quy trình, an toàn tài sản. Sở
giao dịch đã xây dựng được những tiền đề quan trọng cho việc mở rộng hoạt
động xuất nhập khẩu ngoại tệ trực tiếp cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt
Nam trong thời gian tiếp theo.
Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham gia các dự án lớn của NHNo&PTNT
Việt Nam, trong năm Sở giao dịch đã thực hiện ký kết 2 dự án đồng tài trợ với
các ngân hàng thương mại với số vốn tham gia gần 900 tỷ đồng.
2. Kết quả kinh doanh trực tiếp tại Sở giao dịch
2.1 Tình hình huy động vốn:
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2005 đạt 6.488 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng (tăng
1,7%) so với 31/12/2004, bằng 85,4% chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn năm
2004 được giao
- Về cơ cấu vốn theo thời gian:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005

Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2005/03 2005/04
Huy động vốn 3.810 6.380 6.488 70,3 1,7
NV không kỳ hạn 1.182 2.231 2.479 109,7 11,1
NV có kỳ hạn 2.628 4.149 4.009 52,5 -3,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Nguồn vốn không kỳ hạn: 2.479 tỷ đồng, tăng 248 tỷ đồng (tăng 11%) so
với năm 2004; chiếm tỷ trọng 38,2% tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, tăng
cường năng lực tài chính. Nguồn vốn huy động có mức tăng trưởng vượt bậc
so với năm 2003, tăng 1.297 tỷ đồng (tăng 109,7%).Đạt được kết quả trên là
do trong năm 2005 Sở giao dịch mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy
động vốn.
Nguồn vốn có kỳ hạn: 4.009 tỷ đồng, giảm 140 tỷ đồng (giảm 3,4%) so với
năm 2004; chiếm tỷ trọng 61,8% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn
có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 3.444 tỷ đồng, tăng 616 tỷ đồng so với năm
2004. Tăng 1.381 tỷ đồng (tăng 52,5%) so với năm 2003. Tạo lập nguồn vốn
ổn định và tự cân đối nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho vay các dự án.
- Về cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2005/03 2005/04
Huy động vốn 3.810 6.380 6.488 70,3 1,7

Tiền gửi dân cư 1.225 1.573 1.823 48,8 16
NV của các tổ chức KT 4.316 4.541 5,2
NV của các tổ chức TD 491 124 -74,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Nguồn vốn tiền gửi dân cư: 1.823 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng (tăng 15,9%)
so với 31/12/2004; chiếm 28% trong tổng nguồn vốn. Tăng 598 tỷ đồng (tăng
48,8%) so với 31/12/2003.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức: 4.665 tỷ đồng, giảm 142 tỷ đồng (giảm
2,9%) so với năm 2004; chiếm 72% trong tổng nguồn vốn.
Mức tăng trưởng nguồn vốn 2005 so với 2004 thấp hơn 2005 so với 2003.
Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiêm tỷ trọng thấp; tiền gửi của
các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng nên
tính ổn định chưa cao.
- Về cơ cấu vốn theo đồng tiền huy động:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2005/03 2005/04
Huy động vốn 3.810 6.380 6.488 70,3 1,7
NV nội tệ 2.814 5.151 5.236 86,1 1,65
NV ngoại tệ 996 1.230 1.252 25,7 1,79
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Nguồn vốn nội tệ đạt 5.236 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng (tăng 1,65%) so với

năm 2004; chiếm 80,7% trong tổng nguồn vốn. Tăng 2.422 tỷ đồng (tăng
86,1%) so với năm 2003.
Nguồn vốn ngoại tệ đạt 73,45 triệu USD và 4,12 triệu EUR (tương đương
1.252 tỷ VND) giảm 1 triệu USD và tăng 1,5 triệu EUR so với năm 2004;
chiếm 19,3% trong tổng nguồn vốn. Tăng 256 tỷ đồng (tăng 25,7%) so với
năm 2003.
2.2 Tình hình cho vay vốn:
Tổng dư nợ đến 31/12/2005 đạt 2.051 tỷ đồng, tăng 542 tỷ đồng (tăng
35,84%) so với 31/12/2004; đạt 105% kế hoạch năm 2005 được giao. Trong
đó: Dư nợ Công ty chứng khoán là 144 tỷ đồng, Công ty KDMN vàng bạc đá
quý 32 tỷ đồng.
- Dư nợ phân theo thời gian:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2005/03 2005/04
Dư nợ Tín dụng 930 1.508 2.051 120,5 35,9
Dư nợ ngắn hạn 254 380 432 70,1 13,6
Dư nợ trung và dài hạn 676 1.128 1.619 139,5 43,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Dư nợ ngắn hạn: 432 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng (tăng 13,6%) so với năm
2004; chiếm 21,1% tổng dư nợ. Tăng 178 tỷ đồng (tăng 70,1%) so với năm
2003.

Dư nợ trung, dài hạn: 1.619 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng (tăng 43,6%) so với
năm 2004; chiếm 78,9% tổng dư nợ. Tăng 943 tỷ đồng (tăng 139,5%) so với
năm 2003.
2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế:
Đơn vị: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2005/03 2005/04
Doanh sè thanh toán
hàng NK
128,5 180 188 46,3 4,5
Doanh sè thanh toán
hàng XK
5,4 11,4 14,5 168,5 27,2
Doanh sè mua bán
ngoại tệ
160,7 294,7 83,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Doanh sè thanh toán hàng hàng nhập khẩu đạt 188 triệu USD; tăng 8 triệu
USD (tăng 4,5%) so với năm 2004; đạt 80% kế hoạch năm 2005. Tăng 59,5
triệu USD (tăng 46,3%) so với năm 2003.
Doanh sè thanh toán hàng xuất khẩu đạt 14,5 triệu USD, tăng 3,1 triệu USD
(tăng 27,2%) so với năm 2004; đạt 96,7% kế hoạch năm 2005. Tăng 9,1 triệu

USD (tăng 168,5%) so với năm 2003.
Doanh sè mua bán ngoại tệ 294,7 triệu USD, tăng 83,4% so với đầu năm,
trong đó mua từ khách hàng 86 triệu USD, tăng 48 triệu USD so với năm
2004.
2.4 Công tác kế toán, thanh toán, ngân quỹ và tài chính:
Khối lượng thanh toán tăng lớn, công tác hạch toán, thanh toán đảm bảo
nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trong năm 2005, Sở giao dịch mở 3.186 tài
khoản mới, nâng tổng số lên 8.725 tài khoản đang hoạt động tại Sở giao dịch.
Phát hành mới 3.359 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM đang hoạt động lên
6.182 thẻ.
Thực hiện chức năng đầu mối ngoại tệ mặt, doanh sè thu chi tiền mặt qua
quỹ lớn (5.088 tỷ VND; 453 triệu USD và 47,7 triệu EUR), quá trình thu, chi,
xuất khẩu ngoại tệ mặt thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn tài sản, phát
hiện tiền giả kịp thời. Trong năm 2005 đã phát hiện 8,17 triệu đồng tiền giả
VND, thu giữ 2,45 ngàn USD và 50 EUR.
Kết quả tài chính: chênh lệch thu chi (chưa có lương) vượt kế hoạch được
giao, đảm bảo quỹ tiền lương, thưởng theo quy định.
Tổng thu tiền mặt VND: 2.545 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2004.
Tổng chi tiền mặt VND: 2.543 tỷ đồng, tăng 25,6% so với năm 2004.
Tổng thu, chi tiền mặt USD: 453 triệu USD, tăng 6,8% so với năm 2004.
Tổng thu, chi tiền mặt EUR: 47,7 triệu EUR, tăng 51,33% so với năm 2004.
2.5 Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ:
Trong năm 2005, Sở giao dịch đã tiến hành 15 lượt thanh kiểm tra, phóc tra,
trong đó: Kiểm tra công tác tín dụng (02 lần); Công tác kế toán tài chính (05
lần), Công tác an toàn kho quỹ (02 lần); Kiểm tra công tác đầu tư XDCB mua
sắm TSCĐ (02 lần); Kiểm tra quyết toán niên độ (01 lần); Kiểm tra công tác
Thanh toán quốc tế và KDNY (01 lần); Kiểm tra công tác kế hoạch (01 lần);
Kiểm tra chuyên đề thẩm định (01 lần); Kiểm tra chuyên đề nghiệp vụ thẻ (01
lần); Kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ (01 lần)… Tổng số chứng từ đã
được kiểm tra là 47.520 chứng từ, phát hiện 126 chứng từ có sai sót, chiếm

0,26%.
Qua các cuộc kiểm tra, cơ bản các hoạt động nghiệp vụ trong Sở giao dịch
chấp hành đúng, đầy đủ quy trình nghiệp vụ, lưu giữ hồ sơ theo quy định; một
số sai sót phát sinh được phát hiện, khắc phục và chấn chỉnh kịp thời trong
quá trình kiểm tra; một số tồn tại sai sót trong công tác kho quỹ đã được phát
hiện sớm, khắc phục và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn tài sản.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch chấn chỉnh, sửa sai theo kiến nghị
của Đoàn thanh tra NHNN, bổ sung những chứng từ, hồ sơ còn thiếu…
Thường xuyên báo cáo Thanh tra NHNN kết quả thực hiện kế hoạch sửa sai
sau thanh tra theo đúng quy định.
PHẦN III
MỘT SỐ MẶT ĐẠT ĐƯỢC, NGUYÊN NHÂN VÀ TỒN TẠI.
Mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2006.
I. MỘT SỐ MẶT ĐẠT ĐƯỢC, NGUYÊN NHÂN VÀ TỒN TẠI.
1. Một số mặt đạt được trong năm 2005
Trong năm 2005, Sở giao dịch đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ và chỉ
tiêu kế hoạch kinh doanh được giao:
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của Sở giao dịch đầu mối theo uỷ quyền của
NHNo&PTNT Việt Nam như: đã làm tốt vai trò tham mưu cho Trụ sở
chính trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh toàn hệ thống; thực hiện tốt
nguồn vốn của toàn hệ thống, đảm bảo dự trữ bắt buộc, an toàn chi trả và
hiệu quả kinh doanh; hạch toán các loại vốn, quỹ của Trụ sở chính; hạch
toán, thanh toán vốn cho các chi nhánh đảm bảo nhanh chóng, kịp thời,
chính xác.
- Hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Cụ thể:
nguồn vốn huy động đạt 85,4%; dư nợ cho vay đạt 105% kế hoạch giao,
nợ quá hạn đạt 0,48% tổng dư nợ. Về tài chính, lợi nhuận tăng trưởng
cao, hệ số lương đạt 4,04 lần.
2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên:
2.1 Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức và cán bộ nhằm nâng cao

năng lực điều hành và tác nghiệp. Trong năm 2005 thành lập Phòng giao dịch
Kim Liên; sáp nhập phòng giao dịch Cửa Nam và phòng giao dịch Hai Bà
Trưng; mở rộng và sửa mới mặt bằng làm việc; trang bị các thiết bị và công
nghệ hiện đại, đồng bộ; tiếp tục triển khai hợp đồng đại lý huy động vốn với
Công ty KDMN vàng bạc đá quý.
Thành lập mới Tổ tiếp thị nguồn vốn và Dịch vụ Sản phẩm mới nhằm triển
khai tốt công tác chăm sóc khách hàng truyền thống và tiếp cận, tiếp thị khách
hàng mới nhằm mở rộng màng lưới hoạt động kinh doanh để thu hót nguồn
tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi dân cư. Thµnh lËp míi Tæ tiÕp thÞ nguån vèn

×