Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn của bột curcuminoid chiết xuất từ nghệ ( rhizoma curcumae longae ) và dạng bào chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.22 KB, 39 trang )

BỘYTẼ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI

-
g o 0 3 0 3

NGUYỄN THỊ QUẾ CHI
NGHIỀN cùu XẲY DƯNG 'nêu CHUẨN cu a
BỘ r CURCUMINOID CHIẾT XUẤT TỪ NGHỆ
(Rhizoma curcumae longae)
VÀ DẠHG BÀO CHẼ'
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC s ĩ KHÓA 1999 - 2004)
vl#
Người hướng dẫn: TS. Vũ Văn Điền
V -*v V * -
TS. Lê Kim Loan í
Nơi thực hiện: Phòng Bào chế - Viện Dược ììệttilấ:
Bộ môn Dược học cổ truyền.
Thời gian thực hiện: 3/2004 - 5/2004
Hà Nội, 05 - 2004
/ í ')
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
TS. Lê Kim Loan (Viện Dược liệu Hà Nội)
TS. Vũ Văn Điền (Bộ môn Dược học cổ truyền-Trường
Đại học Dược Hà Nội)
Là những người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Kim Bích và các cô chú,
anh chị của các khoa phòng: Bào chế, Phân tích tiêu chuẩn, Khoa
Công nghệ chiết xuất, Trung tâm - thông tin - thư viện của Viện Dược


liệu, cùng các thầy cô giáo bộ môn: Dược học cổ truyền, Bào chế, Dược
liệu, Trung tâm thông tin - thư viện của trường Đại học Dược Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các
thầy cô giáo trong trường và bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Hà Nội, Ngày 3 1 /0 5 /2 0 0 4
Sinh Viên
Nguyễn Thị Q uế Chi
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN 2
1.1. Vài nét về cây Nghệ vàng (Curcuma longa L.)

2
1.1.1. Đặc điểm thực vật 2
1.1.2. Thành phần hoá học
2
1.1.3. Tác dụng dược lý và công dụng của Nghệ vàng
(Curcuma longa L.) 3
1.2. Vài nét về Curcuminoid 4
1.2.1. Công thức và tính chất 4
1.2.2. Tác dụng và công dụng của Curcuminoid

5
1.3. Vài nét về viên nén
6
1.3.1. Thành phần của viên nén và việc lựa chọn tá dược

7

1.3.2. Kỹ thuật dập viên 10
1.3.3. Bao viên 10
PHẦN 2 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 14
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 14
2.1.1. Nguyên liệu 14
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

15
2.2. Kết quả thực nghiệm
19
2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn bột chế phẩm Curcuminoid

19
2.2.2. Bào chế viên nén Curcuminoid 27
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật bao màng mỏng 30
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
CAP
: Cellulose acetat phtalat
DĐVN
: Dược Điển Việt Nam
EC
: Ethyl cellulose
HPMC
: Hydroxy propyl methyl cellulose
MC
: Methyl cellulose
NACMC
: Natri carboxy methylcellulose

PEG
: Potyethylen glycol
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây nghệ vàng (Curcuma longa L .) được trồng ở nhiều địa phương trong cả
nước. Thân rễ của nó thường được gọi là củ nghệ không những được dùng làm
thực phẩm mà còn được dùng làm thuốc từ hàng ngàn năm nay. Củ nghệ bôi
vào vết thương làm chóng lên da non, uống để chữa đau dạ dày, chữa các bệnh
đường tiêu hoá, dùng cho phụ nữ đau bụng sau khi sinh [7], [9], [13], [14].
Trong những năm gần đây nhiều công dụng của nghệ dùng trong y học cổ
truyền đã được y học hiện đại chứng minh, đặc biệt nhiều thành phần hoá học
trong củ nghệ đã được chiết tách riêng biệt để nghiên cứu tác dụng sinh học
[16], [19]. Một trong số các thành phần hoá học đáng được quan tâm trong củ
nghệ vàng là curcumin.
Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng curcumin như một thực phẩm thuốc
để phòng ngừa bệnh nan y (nhất là bệnh nan y về đường tiêu hoá) còn ở nước
ta chưa thấy có công trình nào nghiên cứu việc sử dụng curcumin vào việc
phòng và điều trị ung thư.
Chính vì vậy mà Viện Duợc liệu hiện đang có đề tài nghiên cưú toàn diện về
curcumin từ giai đoạn chiết xuất đến nghiên cứu tác dụng sinh học.
Trong khoá luận này, chúng tôi chỉ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và
nghiên cứu bào chế viên bao phim từ bột curcuminoid chiết xuất từ nghệ vàng
Curcuma lo nga L. .
1
PHẦN 1- TỔNG QUAN
1.1. VÀI VÉT VỂ CÂY NGHỆ VÀNG 0Curcuma longa L.)
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Cây nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa L. thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae).
Là một cây thảo, sống nhiều năm.
Thân rễ phát triển thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, mặt cắt ngang có màu

vàng cam sẫm. Lá mọc so le, có bẹ, hình dải rộng. Hoa màu vàng xếp thành
bông hình trụ ở ngọn thân. Lá bắc màu nhạt pha hồng.
Quả hình cầu 3 ô, hạt có áo hạt.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ thường gọi là khương hoàng (Rhizoma
Curcumae longae) và uất kim (Radix Curcumae longae) [5], [18].
1.1.2. Thành phần hoá học
Trong thân rễ nghệ vàng gồm có: chất màu, tinh dầu, tinh bột, chất béo,
chất vô cơ, canxi, nhựa, tanin. Trong đó 2 nhóm có tác dụng sinh học được
quan tâm nhiều nhất là tinh dầu và nhóm chất màu [5], [8], [12], [16], [17],
[18], [19].
- Tinh dầu chiếm 1-5% có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng. Thành phần
tinh dầu gồm có: zinggibezen, terpinen, d-a phellandren, curcumen, cineol, d-
sabinen, linalol, turmeron, p-cymen, (3-pinen, camphen, limonene
- Nhóm chất màu curcuminoid là hợp chất phenolic gồm: curcumin,
demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin.
2
1.1.3. Tác dụng dược lý và công dụng
1.1.3.1. Tác dụng dược lý
Nhiều công trình nghiên cứu đã được chứng minh là nghệ không độc;
sau khi cho chuột cống uống nghệ quan sát mô học và tế bào học của tim,
gan, thận chuột không thấy biểu hiện độc. Thử nghiệm độc tính của nghệ trên
người nhận thấy không thay đổi bạch cầu, hồng cầu và công thức máu[17],
[23].
Nghệ tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống kích ứng, chống loét dạ
dày chuột cống trắng [5], [17], [21].
Nghệ có tác dụng chống độc đối với gan [18], bảo vệ gan, chống viêm
nhiễm, hoại tử, giúp tế bào gan phục hồi [2],[3], có tác dụng kích thích bài tiết
mật, thông mật. Tác dụng này là do Na Curcuminat và tinh dầu nghệ (nhưng
tác dụng của tinh dầu yếu hơn) [3], [17], [21], [22] Cho thỏ đã làm tăng
cholesterol máu uống nước sắc nghệ thì sẽ làm giảm lượng cholesterol trong

máu và lipid toàn phần [3], [5], [11], ngoài ra nghệ còn có tác dụng giảm đau,
chống viêm, chống co thắt, [5], [20].
Bột nghệ có tính chất sát trùng vết thương trên chuột cống và thỏ mạnh
hơn sulfanilamide. Nghệ ức chế các nấm Candida albicans, sacharomyces
cerevisiae và một số nấm khác [5], [17], [18].
1.1.3.2. Công dụng
Nghệ vừa được dùng làm gia vị, và được dùng làm thuốc. Thân rễ nghệ
đem thái lát dùng sống hoặc nấu với một số món ăn khác tạo màu cho món ăn
thêm hấp dẫn, giảm độc, kích thích tiêu hoá, giảm tính lạnh.
Y học cổ truyền phân biệt công dụng của thân rễ và rễ củ con của cây nghệ
vàng. Trong đó thân rễ (khương hoàng) vị cay ngọt, có công năng: hành k h í,
thông kinh, tiêu mủ, phá huyết, lợi mật lợi tiểu, giảm đau do dó dùng cho các
trường hợp huyết ứ, phù thũng, phụ nữ sau khi sinh để hoạt huyết, chứng đầy
3
bụng khó tiêu, đau dạ dày, đắp vào vết thương cho lên da non. Rễ củ con (uất
kim) dùng để chữa khí trệ, ngực sườn đau tức, thổ huyết, chảy máu cam, khi
dùng ngoài bôi để kích thích da non giống như khương hoàng [7], [9], [12],
[13], [14].
Ngoài ra còn dược dùng làm thuốc lợi mật, giảm đau, giảm cholesterol, điều
trị lao, giải độc gan, chống viêm [l], [3], [5], [11],[22].
Nghệ còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác như: trong phân tích hoá
học; sử dụng cồn nghệ, giấy nghệ; làm thuốc nhuộm tiêu bản thực vật; trong
công nghiệp và thủ công nghiệp dùng làm thuốc nhuộm và chất bảo
quản [17].
1.2. VÀI NÉT VỂ CURCUMINOID
1.2.1.Công thức và tính chất
- Curcuminoid là nhóm hợp chất phenolic được chiết xuất từ nghệ vàng
Curcuma longa L. bao gồm 3 chất: curcumin, demethoxycurcumin,
bisdemethoxycurcumin [5]
Công thức chung của curcuminoid:

Trong đó:
R,= R2= -OCH3 curcumin
Rj= -OCH3 , R2= -H demethoxycurcumin
R]= R2= -H bisdemethoxycurcumin
- Curcumin kết tinh ở dạng tinh thể màu nâu đỏ, ánh tím, không tan trong
nước, tan trong cồn, ether, cloroform, dung dịch có huỳnh quang màu xanh
4
lục. Curcumin tan trong axit cho màu đỏ, trong kiềm cho màu đỏ máu rồi ngả
sang màu tím, tan trong axit béo [18].
1.2.2. Tác dụng và công dụng của curcuminoid
Curcuminoid được chiết xuất từ nghệ vàng là hỗn hợp 3 chất đều có tác
dụng sinh học: curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin, trong
đó, curcumin có tác dụng sinh học mạnh hơn cả [5].
Tiến hành thử nghiệm độc tính cấp của curcumin trên chuột nhắt, thấy chuột
không có biểu hiện trên hoạt động tự nhiên, hệ tiêu hoá và hô hấp. Vậy
curcumin có độ an toàn cao [17].
Trên hệ thống tuần hoàn curcumin có tác dụng chống đông máu theo cơ
chế chống lại hoạt động của thromboxan A2. Curcumin chống tạo sỏi
cholesterol ở gan, giảm lipid toàn phần và acid béo [17].
Curcumin có tác dụng làm ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao , ức
chế sự phát triển salmonella paratiphi và tụ cầu vàng nó có tác dụng kháng
khuẩn, kháng nấm[5], [18], [22], điều trị lao [1]. Curcumin được thử nghiệm
lâm sàng ngắn trên bệnh nhân viêm khớp thấy giảm cứng khớp, sưng khớp [5].
Curcumin còn được dùng điều trị bệnh nhiễm trùng khác nhau, chữa
lành vết thương, chống oxy hoá, ức chế hoạt động của khối u. Gần đây
curcumin được sử dụng chống viêm trong bệnh xơ vữa động mạch, bệnh
alzheimer, viêm khớp. Cơ chế chống viêm là do nó ức chế lipoxygenase, ức
chế cyclooxygenase và làm thay đổi con đường sản xuất acid arachidonic
[23].
Tác dụng của curcumin tăng lên khi kết hợp với các chất khác.

Curcumin làm tăng tiết chất nhầy đường hô hấp khi dùng với berberin và
hesperidin [26], khi kết hợp curcumin với cyclosprine làm giảm lưu lượng mật
hơn so với khi curcumin dùng một mình [25], tác dụng làm hạ đường huyết
của curcumin tăng nếu dùng với mướp đắng [17].
5
Curcumin được sử dụng làm chất màu, thực phẩm, gia vị và được sử
dụng để điều trị bệnh.
Curcumin tác dụng lên dạ dày ruột; bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột, chữa
viêm loét dạ dày [17], [21]. Curcumin bảo vệ gan, chống viêm nhiễm, hoại tử
gan, giúp gan phục hồi [2]. Trên mật curcumin làm lợi mật, thông mật [17],
[22], làm giảm đau, chống viêm [20], làm giảm cholesterol máu [3], [5], [11].
Curcumin có thể kháng khuẩn kháng nấm, chống viêm, long đờm và là thuốc
tốt để điều trị nấm da [5], [17], [22], điều trị lao [16].
Trên thế giới curcumin được dùng phổ biến vào chữa các chứng bệnh nan
y (ung thư đường tiêu hoá) phòng chống ung thư và curcumin đang được
nghiên cứu cho việc điều trị AIDS [5].
1.3. VÀI NÉT VỂ VIÊN NÉN
Viên nén là dạng thuốc rắn được điều chế bằng cách nén một hay nhiều
loại dược chất, mỗi viên là một đơn vị liều, viên nén được dùng phổ biến do có
nhiều ưu điểm như: phân liều chính xác, thể tích nhỏ, dễ vận chuyển, dược
chất có độ ổn định cao, che dấu mùi vị khó chịu của dược chất, dễ đầu tư sản
xuất lớn, diện sử dụng rộng.
1.3.1. Thành phần của viên nén và việc lựa chọn tá dược
Thành phần viên nén gồm có dược chất và tá dược. Đối với dược chất có
cấu trúc tinh thể đều đặn, có thể dập thẳng thành viên. Tuy nhiên, số lượng
dược chất này không nhiều, phần lớn các dược chất muốn dập thành viên nén
phải sử dụng thêm tá dược [4], [6].
Việc lựa chọn tá dược cần xem xét các yếu tố:
+ Mục đích sử dụng của viên: viên để đặt, ngậm, uống
+ Tính chất của dược chất: độ tan, độ ổn định hoá học, trơn chảy, khả

năng chịu nén.
6
+ Tính chất của tá dược: độ trơn chảy, khả năng chịu nén, tương tác với
dược chất có thể xảy ra.
+ Phương pháp dập viên: dập thẳng, xát hạt ướt, xát hạt khô.
Một số tá dược thường dùng trong viên nén:
* Tá dược rã: Có vai trò làm cho viên rã nhanh và mịn, giải phóng tối
đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phân dược chất với môi trường hòa tan tạo
điều kiện cho quá trình hấp thu về sau. Tá dược rã thường rã theo 2 cơ chế
chính: trương nở và vi mao quản.
Các loại tá dược rã hay dùng:
- Tinh bột: có cấu trúc xốp, tạo hệ thống vi mao quản, phân bố khá đều
trong viên.
- Tinh bột biến tính: gây rã viên rất nhanh do khả năng trương nở mạnh
trong nước.
- Avicel: khả năng hút nước và trương nở mạnh, ở tỷ lệ 10% trong viên
thể hiện tính rã rất tốt, kết hợp được vừa rã vừa dính.
Ngoài ra, còn dùng một số tá dược rã khác như: các dẫn chất của
cenllulose, acid alginic, veegum, amberlit
* Tá dược dính: có vai trò liên kết các tiểu phân tạo hình cho viên, đảm
bảo độ chắc của viên, gồm hai loại chính sau:
- Nhóm tá dược dính lỏng: dùng trong phương pháp xát hạt ướt. Có
nhiều loại, có mức độ kết dính khác nhau.
+ Ethanol: Dùng trong trường hợp thành phần viên có các chất tan được
trong cồn, tạo nên khả năng dính: cao mềm dược liệu, bột đường
+ Hồ tinh bột: dễ trộn đều với bột dược chất, ít kéo dài thời gian rã của
viên, thường dùng với lượng 5-15% . Chỉ điều chế khi dùng do hồ tinh bột dễ
bị nhiễm nấm mốc.
7
+ Dịch thể gelatin, dịch gôm arabic: có khả năng kết dính mạnh, khó

trộn đều với dược chất, kéo dài thời gian rã của viên, thường hay dùng cho
viên ngậm.
+ Dung dịch polyvinyl pyrolidon: thường dùng dung dịch trong nước
hoặc ethanol nồng độ 2 - 10%. Khả năng dính tốt ảnh hưởng đến thời gian rã
của viên.
Ngoài ra, còn dùng các dẫn chất cellulose như: NaCMC, MC, EC đều
có khả năng dính tốt.
- Nhóm tá dược dính thể rắn, thường dùng cho viên xát hạt khô và dập
thẳng. Dùng các loại bột đường, tinh bột biến tính, dẫn chất cellulose,
avicel
Tá dược dính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng rã, giải phóng dược chất
của viên nén. Do đó cần lựa chọn đúng loại với hàm lượng thích hợp để viên
đảm bảo độ chắc mà vẫn rã tốt.
* Tá dược trơn: thường dùng cho vào viên nhằm mục đích tăng cường
độ trơn chảy của bột hoặc hạt dập viên, chống dính giữa viên và chày cối, làm
cho mặt viên bóng đẹp. Tuy nhiên, tá dược trơn thường là sơ nước do đó có xu
hướng kéo dài thời gian rã của viên. Mặt khác, do làm giảm liên kết hạt, một
lượng quá thừa tá dược trơn sẽ làm cho viên khó đảm bảo độ bền cơ học.
Các loại tá dược trơn hay dùng:
- Acid stearic và muối: Có tác dụng làm giảm ma sát và chống dính, có
xu hướng kéo dài rõ rệt thời gian rã của viên.
- Talc: có tác dụng làm trơn và điều hòa sự chảy, tỷ lệ thường dùng từ 1
- 3 % so với lượng cốm khô. Do ít sơ nước nên talc không ảnh hưởng nhiều
đến thời gian rã của viên.
- Aerosil: Bột rất mịn và nhẹ, khả năng bám dính tốt. Tỷ lệ dùng thấp từ
0,1- 0,5%. Tác dụng chính là điều hòa sự chảy của bột hoặc hạt, ít ảnh hưởng
đến khả năng giải phóng dược chất của viên.
8
Ngoài ra, còn nhiều tá dược trơn khác như: tinh bột, avicel, PEG 4000,
PEG 6000, natri lauryl sulfat, natri benzoat

* Tá dược độn: Thường chiếm tỷ lệ lớn so với dược chất, quyết định
tính chất cơ lý và cơ chế giải phóng của dược chất.
Tá dược độn gồm có các nhóm sau:
- Nhóm tá dược tan trong nước như: lactose là tá dược độn dùng khá
phổ biến trong viên nén, vị dễ chịu, dễ phối hợp với nhiều loại dược chất.
Lactose tồn tại dưới 2 dạng: dạng ngậm nước (a - lactose monohydrat) thường
dùng cho viên xát hạt ướt do dễ tạo hạt, hạt dễ sấy khô, viên đảm bảo độ bền
cơ học và khả năng giải phóng dược chất ít bị ảnh hưởng bởi lực nén; dạng
khan (chủ yếu là p - lactose) trơn chảy và chịu nén tốt hơn a - lactose do đó
dùng cho viên nén dập thẳng.
Hiện nay thường dùng lactose phun sấy được chế từ lactose ngậm nước
có khả năng chịu nén và trơn chảy tốt. Ngoài ra, còn có glucose, saccrose,
manitol, sorbiton thường dùng trong viên hòa tan, viên nhai, viên ngậm.
- Nhóm không tan trong nước :
+ Tinh bột: là tá dược rẻ tiền dễ kiếm. Tuy nhiên có nhược điểm là hút
ẩm, trơn chảy và chịu nén kém, làm cho viên bở dần ra và dễ bị nấm mốc
trong quá trình bảo quản.
+ Tinh bột biến tính: là tinh bột đã được xử lý bằng các phương pháp
hóa lý thích hợp, trơn chảy và chịu nén tốt, đồng thời làm viên dễ rã.
+ Cellulose vi tinh thể: là tá dược được dùng thông dụng, nhất là trong
viên nén dập thẳng, do có nhiều ưu điểm chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm viên
dễ rã. Tuy nhiên, khi bảo quản ở độ ẩm cao có thể bị mềm đi do hút ẩm.
Thường gặp trên thị trường với các tên thương mại khác như: avicel, emcocell,
paronen , trong đó hay dùng nhất là avicel với hai loại avicel PH101 và
avicel PHI02.
- Nhóm bột mịn vô cơ: CaC03, MgC03, MgO, kaolin, bentonit
9
Trong đó CaC03, MgC03 hay được dùng làm tá dược hút cho công thức
viên nén có chứa chất háo ẩm, cao mềm dược liệu.
1.3.2. Kỹ thuật dập viên

Để bào chế viên nén có 3 phương pháp chính: xát hạt ướt, xát hạt khô, dập
thẳng. Phương pháp xát hạt ướt được sử dụng khá phổ biến do có nhiều ưu
điểm: đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên,
do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và hàm lượng dược chất.
Quá trình bào chế viên nén theo phương pháp xát hạt ướt gồm các công
đoạn sau [6]:
- Chuẩn bị: xây dựng công thức, chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thiết bị
- Trộn bột kép: theo nguyên tắc đồng lượng.
- Xát hạt:
+ Làm tăng sự liên kết giữa các tiểu phân chất rắn, do đó viên nén
bào chế từ hạt có độ cứng cần thiết.
+ Làm giảm sự dính của bột vào máy dập viên do làm giảm diện tích
tiếp xúc của bột.
+ Sự phân phối hạt vào cối của máy dập viên sẽ đều đặn hơn do đó
viên sẽ có khối lượng đồng đều.
+ Tránh sự phân lớp giữa các dược chất.
- Sấy hạt: thường sấy ở nhiệt độ qui định. Nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến độ
chắc ổn định của viên.
- Sửa hạt: để phân tán các hạt bị vón lại với nhau sau khi sấy hạt.
- Dập viên: khi dập viên cần phải xác định lực nén tối ưu cho từng loại dược
chất và công thức dập viên
1.3.3. Bao viên
Bao phim là quá trình bao tạo một lớp mỏng đồng nhất bao gồm polymer,
chất hoá dẻo, chất màu, và các chất phụ gia khác lên bề mặt viên [15].
10
- Viên nén sau khi dập viên xong có thể tiến hành bao với những mục đích
khác nhau:
+ Che giấu mùi vị dược chất.
+ Tránh kích ứng của dược chất với đường tiêu hoá khi uống.
+ Bảo vệ dược chất tránh tác động của các yếu tố ngoại môi.

+ Kéo dài tác dụng của thuốc.
- Có 2 cách bao viên: bao đường và bao màng mỏng. Bao đường có nhược
điểm là vỏ bao dầy ảnh hưởng đến độ rã của viên, khó bảo quản do dễ hút
ẩm. Bao phim có ưu điểm sau:
+ Khối lượng vỏ bao ít hơn với bao đường.
+ Nhân bao ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm.
+ Vỏ bao bền vững hơn vỏ bao đường.
I.3.3.I. Công thức bao phim
Bao gồm các thành phần chính: chất tạo phim, chất làm dẻo, chất màu,
dung môi [6], [15].
* Chất tạo phim: yêu cầu phải có khả năng tạo màng mỏng có độ bền
thích hợp, lớp bao phải tan rã và giải phóng trong hệ tiêu hoá. Có ba loại bao
phim: bao bảo vệ, bao tan ở ruột, bao giải phóng thuốc chậm.
- Phim bao bảo vệ: Polymer dùng để bao bảo vệ là các chất tan nhanh
trong môi trường dịch vị, loại phim dùng để che dấu mùi vị, bảo vệ viên chống
lại tác dụng của ánh sáng. Phần lớn polymer được sử dụng dưới dạng dung
dịch trong nước hoặc trong dung môi hữu cơ, hoặc phân tán trong dung môi
dưới dạng hỗn dịch để bao.
+ HPMC (hydroxy propyl methyl cellulose): có nhiều loại có độ nhớt
khác nhau. Độ nhớt thấp có thể phân tán trong nước, độ nhớt cao dùng dung
môi hữu cơ. HPMC được dùng rộng rãi do không làm ảnh hưởng đến độ tan rã
của viên, màng bao mềm dẻo không mùi vị, bền vững, tan được cả trong nước
và dung môi hữu cơ.
11
+ EC (ethyl cellulose): không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ,
màng bao dòn, dùng phối hợp với HPMC để giảm độ tan trong nước của
màng.
Ngoài ra còn có các chất bao khác: Edragit, NaCMC

- Phim bao tan ở ruột, yêu cầu phải không tan trong môi trường dịch vị

mà đến tá tràng viên bắt đầu tan rã và giải phóng dược chất. Các chất này
gồm có:
+ CAP (cellulose acetat phtalat): khi vào ruột sẽ bị esterase phân huỷ, giải
phóng dược chất. CAP dễ háo nước và thấm dịch vị nên thường phối hợp với
một polymer sơ nước khác.
+ Nhựa metacrylat: tên thương mại là Eudragit, có nhiều loại như: Eudragit
L, s, không tan trong dịch vị, Eudragit L tan ở PH= 7.
* Chất làm dẻo: yêu cầu chất hoá dẻo phải hoà tan trong dung môi hoà
tan polymer hoặc polymer và chất hoá dẻo phải trộn lẫn với nhau. Thường hay
dùng các chất như: glycerin, propylen glycol, dibutyl phtalat, diethyl phtalat
* Chất màu: làm đẹp viên và phân biệt các viên. Thường dùng loại màu
không tan do làm giảm tính thấm của màng bao.
* Dung môi: hoà tan hoặc phân tán polymer và các chất khác. Các dung
môi hay dùng: aceton, ethanol, isopropanol, cloroform, methylen clorid,
nước Dung môi hữu cơ thích hợp với dược chất dễ bị phân huỷ hoặc những
dược chất có khả năng hút ẩm cao. Tuy nhiên, sử dụng dung môi hữu cơ độc
hại hơn dung môi nước.
I.3.3.2. Kỹ thuật bao phim
- Chuẩn bị:
+ Tính lượng chất bao cần sử dụng.
+ Pha chế dịch bao.
+ Chuẩn bị viên: yêu cầu các viên đem bao phải có lực gây vỡ viên
12
- Bao viên: Để tạo ra lớp màng mỏng đồng nhất bao phủ toàn bộ bề mặt của
viên cần có nhiều quá trình xảy ra đồng thời sau:
+ Phun dịch bao lên bề mật viên: có hai cách phun dịch bao hay được sử
dụng là phun cao áp và phun dùng khí nén. Trong đó phun dùng khí nén hay
được sử dụng do áp dụng được với qui mô nhỏ, dễ điều chỉnh tốc độ phun.
+ Đảo viên: đảm bảo thu được lớp bao đều trên tất cả các viên, chống
dính giữa các viên, giúp viên nhanh khô. Quá trình đảo viên thực hiện trên nồi

quay tròn.
+ Sấy khô: đảm bảo cho các viên không dính vào nhau. Quá trình sấy
phải phù hợp với tốc độ bao, tốc độ phun càng cao thì năng lực sấy càng phải
lớn và ngược lại. Thường sấy bằng khí nóng.
13
PHẦN 2 -THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1.1. Nguyên liệu
* Dược chất
- Bột curcuminoid được chiết xuất thân rễ nghệ vàng (Rhizoma
Curcumae longae L.) do Khoa Công nghệ chiết xuất -Viện Dược liệu cung
cấp.
- Bột curcumin chuẩn (hãng SIGMA) do Viện Dược liệu cung cấp.
* Tá dược
Tinh bột ngô (Pháp)
Avicel (Pháp)
Quinolin Yellow lakes (Đức)
* Hóa chất:
Ethanol 96° (Viện hóa học công nghiệp)
Cloroform (Trung Quốc)
Methanol (Viện hóa học công nghiệp)
Acid acetic (Trung Quốc)
Màng mỏng silicagel GF254 (Merck)
Acid oxalic (Trung Quốc)
Acid boric (Trung Quốc)
* Thiết bị
- Cân phân tích : PRECISA 262 MA-FR
- Máy phân tích độ ẩm: PRECISA-HA60
-Máy thử độ rã: LOG AN
Talc (Pháp)

(Anh)
(Pháp)
HPMC
Titandioxid
14
- Máy thử độ mài mòn: CAMBELL-ELECTRNICS
- Máy đo dộ cứng: ERWEKA
- Máy đo PH: MP-225K
- Máy soi phát quang: CAMAG
- Máy đo mật độ hấp thụ vết bằng sắc kí lớp mỏng: CAMAG-TLC-SCANNER
- Máy chấm sắc kí tự động: CAMAG-LIMONAT 5
- Máy chụp ảnh và lưu ảnh: CAMAG-RESPONSTAR 3
- Máy dập viên Trung Quốc: 17 bộ chày cối
- Nồi bao viên truyền thống có gắn hệ thống sấy khô, phun dịch, hút bụi
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của bột Curcumỉnoid
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đánh giá chất lượng chế phẩm bột
curcuminoid gồm có các chỉ tiêu cần xây dựng như sau:
❖ Tính chất
Bằng phương pháp quan sát trực tiếp để mô tả về hình thức cảm quan:
thể chất, màu sắc, mùi vị, sơ bộ đánh giá bột chế phẩm.
❖ Xác định pH
Lắc bột chế phẩm curcuminoid với nước cất, gạn lấy dịch trong đem
đo pH trên máy MP225-PH METER.
❖ Xác định độ ẩm
Tiến hành đo độ ẩm trên máy PRECISA- HA60. Máy hoạt động trên
nguyên tắc là sấy bằng tia hồng ngoại đến khối lượng không đổi, độ ẩm (%)
được máy báo tự động .
❖ Định tính
Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng xác định được bột chế phẩm là bột

curcuminoid và phát hiện sự có mặt của curcumin căn cứ theo vị trí màu
sắc, số lượng của vết trên sắc ký đồ, có đối chiếu curcumin chuẩn.
15
❖ Định lượng
• Xây dựng phương pháp định lượng curcumìn trong chế phẩm bột
curcumỉnoid bằng phương pháp đo mật độ hấp thụ vết trên máy CAMAG-
TLC- SCANNER 3.
- Nguyên tắc
Tiến hành tách curcumin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng với hệ
dung môi thích hợp, đo mật độ hấp thụ của curcumin ở bước sóng 366 nm, so
sánh với đồ thị curcumin chuẩn và tính hàm lượng curcumin.
- Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị mẫu thử: là bột chế phẩm curcuminoid.
+ Chuẩn bị mẫu đối chiếu: curcumin chuẩn.
+ Pha tĩnh: bản mỏng silicagel GF254 Merck
+ Pha động: hệ dung môi cloroform : methanol: acid acetic (95:4:1)
+ Phát hiện vết: đo mật độ hấp thụ vết trên máy CAMAG-TLC- SCANNER
3 ở bước sóng 366nm.
+ Áp dụng để định lượng mẫu bột chế phẩm curcuminoid ở những lô mẻ
khác nhau.
- Khảo sát các chỉ tiêu đánh giá phương pháp: Gồm có xác định khoảng tuyến
tính, độ chính xác và độ đúng của phương pháp.
+ Khảo sát khoảng tuyến tính: pha các dung dịch curcumin chuẩn ở nhiều
nồng độ khác nhau sau đó tiến hành đo mật độ hấp thụ vết ở bước sóng 366
nm. Biểu diễn sự tương quan giữa mật độ hấp thụ vết và nồng độ dung dịch
bằng hệ số tương quan r. Nếu r càng gần 1 thì mật độ hấp thụ và nồng độ dung
dịch càng có liên quan chặt chẽ, từ đó xây dựng phương trình hồi qui thực
nghiệm. Nếu mật độ hấp thụ và nồng độ tuyến tính với nhau thì khi định lượng
ta sẽ chọn lượng mẫu để có nồng độ nằm trong khoảng tuyến tính đó.
16

+ Khảo sát tính chính xác:
Làm N phép định lượng song song, thu được các giá trị Xj
(i=l,2,3v—,N). Để xác định tính chính xác của phép đo dựa vào các giá trị như
sau như sau [10]:
— Ex-
+ Giá trị trung bình: X =
+ Khoảng tin cậy: |LX = X ± e
Nếu độ lệch chuẩn tương đối và sai số tương đối càng nhỏ thì phương pháp có
độ lặp lại càng cao.
+ Khảo sát tính đúng:
Xác định bằng phương pháp thêm; cho một lượng chính xác curcumin
chuẩn vào dung dịch mẫu thử đã biết trước hàm lượng curcumin. Tiến hành đo
mật độ hấp thụ của dung dịch vừa tạo thành. Từ đó tính lượng curcumin chuẩn
thu hồi dưới dạng (%) theo công thức:
Trong đó:
|ihh: lượng curcumin thu được từ vết tạo thành khi cho thêm một lượng
curcumin(ịug)
ịit: lượng curcumin sẵn có trong vết tK'
+ Đô lêch chuẩn tương đối: RSD % = 100
X
+ Giới han tin cậy: e = ±ta
+ Sai số tương đối: % = ^=.100
Curcumin thu hồi (%) = ^ htd^ .100
|ic: lượng curcumin chuẩn cho vào
Tiến hành làm 6 mẫu lấy kết quả trung bình.
- Đánh giá phương pháp: Căn cứ kết quả thí nghiệm về độ chính xác, độ
đúng, vừa khảo sát để đưa ra kết luận cho phương pháp .
• Áp dụng định lượng curcumin trong chế phẩm bột curcuminoỉd:
Tiến hành định lượng curcumin trong chế phẩm bột curcuminoid, với 3 lô mẻ
sản xuất khác nhau theo như phương pháp vừa xây dựng. Để từ đó đánh giá

chất lượng sản phẩm.
❖ Dự thảo tiêu chuẩn cơ sở cho bột chế phẩm curcuminoid
Dựa trên những chỉ tiêu đã khảo sát ở trên, xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ
sở cho bột chế phẩm curcuminoid.
2.I.2.2. Nghiên cứu bào chế viên bao
Các phương pháp dùng trong bào chế
+ Bào chế viên ném sử dụng phương pháp xát hạt ướt.
+ Bao viêm sử dụng phương pháp bao màng mỏng trong nồi bao truyền
thống
* Các phương pháp khảo sát chất lượng viên nén và viên bao
curcuminoid:
- Độ đồng đều về khối lượng: thử theo chuyên luận thuốc viên nén DĐVN tập
m (phụ lục 8.3).
- Độ cứng: thử trên máy đo độ cứng ERWEKA.
- Độ rã: thử theo chuyên luận viên nén và viên bao DĐVN III (phụ lục
8.6).
- Độ mài mòn: Tiến hành thử độ mài mòn của viên trên máy CAMPBELL
Electronic.
Công thức tính độ mài mòn:
%= m' ~m2 xioo
m,
18
iTij: Khối lượng mẫu ban 4ầu (g).
m2: Khối lượng mẫu sau khi thử nghiệm (g).
- Định tính: tiến hành định tính bằng phưong pháp sắc kí lớp mỏng.
- Định lượng curcumin trong viên bao theo phương pháp định lượng curcumin
trong chế phẩm bột curcuminoid đã xây dựng ở mục 2 .1.2 .1.
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn bột chế phẩm curcumìnoid
♦> Tính chất

Bột chế phẩm curcuminoid khô tơi, màu da cam, có mùi đặc trưng.
❖ Xác định pH
Tiến hành: cân chính xác 0,5 g bột chế phẩm curcuminoid hoà tan trong 30
ml nước cất, đem lắc trên máy lắc 1 giờ, lọc lấy dịch trong đem đo pH trên
máy MP 255-PH METER.
Kết quả đo ở bảng 1
Bảng 1: kết quả đo pH của 3 mẫu bột chế phẩm curcuminod
Mẫu
pH đo được
1
6,7
2
6,8
3
6,5
Nhận xét: kết quả khảo sát độ pH trên 3 mẫu bột chế phẩm curcuminoid
của 3 lô sản xuất khác nhau cho thấy pH đạt từ 6,5 -^6,8.
❖ Mất khối lượng làm khô
Tiến hành: điều chỉnh máy ổn định, cho một lượng mẫu lớn hơn 0,lg vào đĩa
sấy, bật đèn hồng ngoại sấy đến khối lượng không đổi, độ ẩm (%) được máy
hiển thị. Thực hiện thí nghiệm trên 3 mẫu, kết quả thu được ghi ở bảng 2.
19
Bảng 2: Kết quả hàm ẩm của bột Curcuminoid
Mẫu
Mất khối lượng làm khô (%)
1
2,8
2 2,7
3
3,3

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát độ ẩm của 3 mẫu chế phẩm bột curcuminoid
thuộc 3 lô sản xuất khác nhau thấy độ ẩm đạt từ 2,8 +3,3%.
♦> Định tính curcumỉn trong bột curcuminoid
Tiến hành như sau:
- Chuẩn bị bản silicagel GF254 đã hoạt hoá ở nhiệt độ 100-105°c
trong vòng 1 giờ.
- Chuẩn bị mẫu thử: lấy 15 mg bột chế phẩm curcumin hoà tan với 50ml
methanol thu được dung dịch thử để chấm sắc kí. Chấm lOịil dung dịch trên
lớp mỏng ở điểm B
- Chuẩn bị mẫu đối chiếu: lấy 15 mg curcumin hoà tan với 50ml methanol
thu được dung dịch đối chiếu để chấm sắc kí. Chấm 10|J,1 dung dịch trên lớp
mỏng ở điểm A
- Hệ dung môi khai triển cloroform: methanol: acid acetic (95:4:1)
- Phát hiện vết:
quan sát dưới ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử gồm hỗn hợp
acid boric 10% (tt): acid oxalic 10% (tt) (2:1).
20
Kết quả biểu diễn ở hình 1.
Ả B
Curcumin Bột Curcuminoid
Hình 1: Sắc ký đồ định tính bột curcuminoid
Hệ dung môi: cloroform: methanol: acid acetic (95: 4:1)
Thuốc thử: acid boric 10% : acid oxalicl0% (2:1)
Quan sát dưới ánh sáng thường.
Nhận xét: Quan sát dưới ánh sáng thường, trên sắc ký đồ của mẫu thử (B)
có 3 vết màu vàng cam, trong đó có 1 vết chính có màu sắc và giá trị Rf giống
như sắc ký đồ của mẫu chuẩn (A).
❖ Định lượng curcumin trong bột curcuminoid
*Xây dựng phương pháp định lượng curcumin
- Tiến hành:

+ Chuẩn bị mẫu thử: cân chính xác khoảng 25 mg bột chế phẩm
curcuminoid, hòa tan với methanol vừa đủ 100 ml. Dung dịch này được dùng
làm mẫu thử chấm sắc ký.
21

×