Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.34 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
3.2.1 Chỉ tiêu xuất nhập khẩu 42
1
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
BẢNG
3.2.1 Chỉ tiêu xuất nhập khẩu 42
Hình 2.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại giai
đoạn 2001-2009 Error: Reference source not found
Hình 2.4 : Giá trị xuất nhập khẩu và nhập siêu năm 2010 Error: Reference
source not found
Hình 2.6 : Mức nhập siêu giai đoạn 2000-2020 Error: Reference source not
found
Hình 2.7: Thị trường xuất khẩu chủ lực 8 tháng đầu năm 2011 Error:
Reference source not found
2
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh
tế quốc dân, là nội dung cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nếu xuất khẩu có
vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, bổ sung
nguồn tư liệu sản xuất, và bổ sung quỹ hàng hoá tiêu dùng, góp phần ổn định và
cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội
của đất nước thì nhập khẩu giúp tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp
phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết
công ăn việc làm và cải thiện đời sống.
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xù yếu tất thế của mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia đều cần những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một
quốc gia nào có thể tách khỏi thị trường thế giới để phát triển nền kinh tế thị
trường. Theo xu thế chung của quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến hành hội
nhập, đẩy mạnh việc hợp tác với thị trường quốc tế.
Đối với một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường hội nhập


kinh tế quốc tế như Việt Nam thì xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại
giữ vai trò nòng cốt. Hơn 20 năm qua, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ
trương và chính sách nhằm thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập
khẩu nhằm mở rộng các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu các
ngành kinh tế của ta với các nước trong khu vực và thế giới; trong đó, không thể
không kể đến những đóng góp quan trọng trong hoạt động quản lý của Vụ Xuất
Nhập khẩu – Bộ Công Thương. Đó là lý do để em thực hiện chuyên đề thực tập
tốt nghiệp “ Tăng cường quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại vụ
Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương”.
Em xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn cùng toàn thể
các anh chị, cô chú cán bộ tại Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã nhiệt
tình giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em cũng xin cảm ơn toàn thể
các thầy giáo, cô giáo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân đã dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức để giúp em đạt được kết quả này.
1
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung, số liệu được trình bày trong chuyên đề
thực tập này là hoàn tòan có thật, dựa trên các số liệu thống kê báo cáo và sự
nghiên cứu của em tại Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Tất cả các nội
dung trong chuyên đề thực tập là do em tự nghiên cứu và hoàn thành, không sao
chép từ bất kỳ một nguồn nào.
2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở BỘ CÔNG THƯƠNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU
1.1.1 Những quy định chung
Nhà nước là nhân tố quan trọng trong việc điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu
hiệu quả. Mục đích của quản lý nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu là để giúp

doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tiến hành hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như giảm bớt các khó khăn về thủ tục hành chính,
các vướng mắc về pháp luật,… mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
1.1.1.1 Đối tượng áp dụng
Nhà nước áp dụng nghị định quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu cho các
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sau đây:
- Xuất nhập khẩu hàng hóa (kể cả thiết bị hay toàn bộ) với nước ngòai
và với khu chế xuất, thông qua hợp tác kinh tế, thương mại, và khoa học kỹ
thuật, hợp tác đầu tư, vay nợ, trả nợ và viện trợ.
- Các hình thức cũng được coi là xuất, nhập khẩu hàng hóa:
+ Chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập;
+ Chế biến, gia công hàng hóa và bán thành phẩm cho nước ngòai thuê
hoặc thuê nước ngòai chế biến, gia công;
+ Chuyển giao sở hữu công nghiệp;
+ Đại lý mua, bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập
khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Nhà nước áp dụng quy chế riêng để quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa và các dịch vụ sau đây:
- Vàng, bạc, đá quý.
- Quà biếu.
- Tài sản di chuyển.
- Bưu phẩm, bưu kiện không mang tính chất thương mại.
- Hàng của cá nhân và tổ chức nước ngoài mang theo để dùng khi xuất
cảnh, nhập cảnh.
3
- Hàng của cá nhân người Việt Nam mang theo để dùng khi xuất cảnh,
nhập cảnh.
- Hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các khu chế xuất với nhau và giữa các
khu chế xuất với nước ngoài.
- Hàng hoá, vật dụng của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế

ở Việt Nam
- Các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, hàng không,
đường sắt, đường biển, đường bộ.
1.1.1.2 Nguyên tắc quản lý
Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện
theo những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản
xuất, lưu thông và quản lý thị trường
- Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm
sự quản lý của Nhà nước.
- Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
1.1.2 Những quy định về hàng hóa xuất, nhập khẩu
Tất cả hàng hoá đều được xuất khẩu, nhập khẩu và chịu điều tiết bằng
thuế theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ một số hàng hoá thuộc các
danh mục dưới đây còn chịu sự điều chỉnh bằng những biện pháp quản lý phi
quan thuế.
- Hàng cấp xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Hàng chuyên dụng
- Hàng xuất khẩu, nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch
- Hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân
Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền Chủ
nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phê duyệt các danh mục hàng hoá xuất, nhập
khẩu nêu trên và uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố.
1.1.3 Những quy định về doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu
Để kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh
doanh xuất, nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp. Điều kiện để được giấy phép
kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:
a. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu:
4
- Thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của

luật pháp hiện hành;
- Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh
nghiệp;
- Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt
Nam tương đương 200.000 USB tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất, nhập
khẩu. Riêng đối với doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó
khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích
xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn. mức vốn lưu động nêu trên được quy
định tương đương 100.000 USD;
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết hợp đồng mua bán
ngoại thương.
b. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Các doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất
hàng xuất khẩu mậu dịch và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán
bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương
có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư
nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp. Trường hợp khách
hàng nước ngoài thanh toán bằng hàng (đổi hàng), phải được Bộ Thương mại
xem xét giải quyết hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu, nếu có
khả năng kinh doanh những mặt hàng ngoài ngành hàng đã được quy định trong
giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ
sung ngành hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu sau khi đã đăng ký bổ sung các
ngành hàng này trong giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại Trọng tài
kinh tế.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu có
nghĩa vụ nộp lệ phí (một lần) bằng tiền Việt Nam. Bộ Tài chính cùng Bộ
Thương mại quy định mức lệ phí và hướng dẫn thống nhất việc nộp và sử dụng
lệ phí.
1.1.4 Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp
phát triển và mở rộng thị trường mới, và xuất khẩu được những mặt hàng Nhà
nước khuyến khích. Nhằm khuyến khích xuất khẩu, trường hợp các doanh
nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu tình được khách hàng và
thị trường xuất khẩu có hiệu quả đối với những mặt hàng ngoài phạm vi danh
mục các ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, thì
5
Bộ Công Thương có trách nhiệm xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất
những mặt hàng đó.
Căn cứ và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế suất ưu đã được áp
dụng cho các trường hợp sau:
- Sản phẩm xuất khẩu mới được tạo ra bởi các năng lực sản xuất mới do
các doanh nghiệp trong nước góp vốn cùng đầu tư xây dựng.
- Các thiết bị toàn bộ và công nghệ nhập khẩu để tạo thêm năng lực sản
xuất, chế biến hàng xuất khẩu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Công Thương quy định và hướng dẫn cụ thể về mức thuế và thời gian
ưu đãi.
Hàng xuất khẩu để trả nợ, cho vay và viện trợ của Chính phủ đối với nước
ngòai thực hiện theo quy chế riêng.
1.1.5 Biện pháp quản lý
Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống
nhất đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
1. Nghiên cứu chiến lược ngoại thương; nghiên cứu thị trường trong nước
và thị trường các khu vực nước ngoài, đề xuất những đối sách với từng khu vực
thị trường nước ngoài; cùng các Bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh
và định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu; ban hành hoặc trình Chính phủ
ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp ngoại
thương.
2. Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Các Bộ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có

trách nhiệm tham gia với bộ Thương mại quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu trên các mặt:
1. Hướng đẫn và chỉ đạo thực hiện đúng các chính sách và qui định của
Nhà nước về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.
2. Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu.
Việc quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch được
quy định như sau:
1. Vào thời gian chuẩn bị kế hoạch hàng năm, các Bộ quản lý ngành hàng
đề xuất mặt hàng cần đưa vào danh mục quản lý bằng hạn ngạch, tổng hạn
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho năm sau của từng mặt hàng cần quản lý bằng
hạn ngạch.
6
2. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Công Thương tổng hợp
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu cho
năm sau.
3. Sau khi tham khảo ý kiến các ngành và địa phương liên quan, các Hiệp
hội xuất khẩu (nếu có), Bộ Công Thương quy định và công bố cách phân bổ hạn
ngạch (kể cả hạn ngạch nước ngoài phân bổ cho Việt nam) trực tiếp cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, và hướng dẫn thi hành.
Các doanh nghiệp không được phép trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua
bán hạn ngạch đã được phân bổ.
Căn cứ nội dung yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm, để đảm
bảo các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân và thực hiện các cam kết của
Chính phủ, trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước nhiệm vụ xuất khẩu,
nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu, theo một tỷ lệ nhất định, kèm theo các
điều kiện tương ứng để thực hiện.
Đối với thiết bị toàn bộ, thiết bị chuyên dùng, vật tư và một số hàng hoá
có liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính sách công nghiệp quốc gia, môi

sinh, môi trường (hàng chuyên dụng), Bộ Công Thương chỉ cấp giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước
hữu quan.
Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ sử dụng nguồn
vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 91-TTg ngày 13-
11-1992 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng
cục Hải quan theo chức năng của mình quy định và hướng dẫn việc ký kết và
thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương; cấp giấy phép xuất nhập khẩu đối
với những mặt hàng phải có giấy phép xuất nhập khẩu; kiểm tra khả năng tài
chính và thanh toán; thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thuế; thủ tục hải
quan
Việc thanh toán tiền hàng xuất, nhập khẩu với khách hàng nước ngoài (kể
cả trả chậm) thực hiện theo quy định hướng dẫn của Ngân hàng.
Đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc có kim ngạch lớn, Bộ Công
Thương quy định mức giá hoặc phương pháp định giá tối thiểu đối với hàng
xuất khẩu, giá tối đa đối với hàng nhập khẩu trong từng thời gian sau khi đã
thống nhất ý kiến với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ. Bộ Công Thương
công bố danh mục các mặt hàng này.
Bộ Công Thương cùng Tổng cục Hải quan quy định thủ tục và tổ chức
việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thích hợp với từng ngành hàng trong
7
từng thời gian cụ thể, theo hướng đơn giản hoá thủ tục, giảm dần danh mục hàng
hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp, đồng thời bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước.
Tổng cục Hải quan và Hải quan tại các cửa khẩu có trách nhiệm thông
báo kịp thời cho Bộ Thương mại về tình hình hàng hoá thực xuất, thực nhập để
phục vụ cho việc chỉ đạo và quản lý xuất, nhập khẩu.
Bộ Công Thương chủ trì cùng các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương định kỳ rà soát các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu,

nhập khẩu và có những biện pháp thích hợp đối với những doanh nghiệp không
đủ điều kiện kinh doanh hoặc vi phạm Pháp luật trong quá trình hoạt động.
Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải
quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về các chế tài
đối với việc vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu.
Bộ Công Thương chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và
các ngành hữu quan soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy
chế sau đây:
1. Quy chế về các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hàng, lập chi nhánh,
công ty ở nước ngoài.
2. Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài
nước.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện các
Quy chế nêu trên.
Bộ Công Thương chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,
Tổng cục Hải quan và các ngành liên quan để soạn thảo và ban hành các Quy
chế sau đây:
1. Quy chế về đại lý bán hàng của người nước ngoài tại Việt Nam .
2. Quy chế về hình thức kinh doanh tạm nhập để tái xuất; tạm xuất để tái
nhập và về hình thức kinh doanh chuyển khẩu.
3. Quy chế về quá cảnh hàng hoá.
4. Quy chế về uỷ thác và nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá cho các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
5. Quy chế về gia công cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.
6. Quy chế về giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm ban hành, quản lý và hướng dẫn thực
hiện các quy chế nêu trên.
8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA VỤ XUẤT NHẬP KHẨU - BỘ CÔNG THƯƠNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ VỤ XUẤT NHẬP KHẨU – BỘ CÔNG THƯƠNG
2.1.1 Vị trí và chức năng:
Vụ Xuất nhập khẩu là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng
tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa, các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của
pháp luật.
2.1.2 Nhiệm vụ quyền hạn:
a. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có
thẩm quyền ban hành chiến lược, các cơ chế, chính sách về quản lý xuất khẩu,
nhập khẩu, gia công hàng hóa với nước ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa trong phạm vị cả nước, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện sau khi ban hành.
b. Tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa. Chủ
trì đàm phán với các nước có liên quan về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định,
thỏa thuận song phương và đa phương. Tổ chức cấp và kiểm tra các loại giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
c. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các
hàng rào kỹ thuật thương mại trong WTO (goi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ
Công Thương.
d. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các
biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của
Bộ Công Thương.
e. Tổ chức cấp các loại giấy chứng nhận xuất nhập khẩu hàng hóa, miễn
thuế, phân chỉ tiêu hạn mức, hạn ngạch; các loại giấy chứng nhận về hàng hóa
và hạn ngạch thuế quan.
f. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài
không có đại diện tại Việt Nam.
g. Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy

định của pháp luật.
h. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bổ trưởng trình cấp có
thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về kiểm soát xuất khẩu theo các Nghị
9
quyết của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế và các thỏa thuận mà Việt Nam là
bên tham gia hoặc ký kết.
i. Tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác điều hành hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu,
giảm nhập siêu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa.
j. Tham mưu giúp Bộ trưởng về cơ chế hoạt động của các khu thương
mại tự do, khu bảo thuế, khu phi thuế trong các khu kinh tế.
k. Giúp Bộ trưởng tham gia đàm phán ký kết các hiệp định song biên về
mở cửa thị trường, các thỏa thuận công nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn, tham gia
xây dựng hàng rào cản kỹ thuật trong thương mại, tạo điều kiện cho xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa đối với từng quốc gia, từng khu vực và từng vùng lãnh thổ
phù hơpj với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
l. Chủ trì tham gia với Bộ Tài chính về chính sách thuế xuất khẩu, nhập
khẩu, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và chính sách về tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa.
m. Chủ trì hoặc tham gia với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội có liên
quan trong việc xây dựng các đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa,
phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
n. Tham gia tổ chức các hoạt động thông tin thị trường, tham gia các hoạt
động về xúc tiến thương mại, đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu hàng hóa, về
cân đối tiền hàng, cán cân thương mại, về ghi nhãn hàng hóa, thương hiệu và
quản bá sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.
o. Chủ tri tham gia với các Bộ, ngành liên quan về cửa khẩu thông quan
hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
p. Lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về đánh giá tình hình hoạt động

về xuất và nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương.
q. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
a. Vụ Xuất nhập khẩu do Vụ trưởng phụ trách và có các Phó Vụ trưởng,
Trưởng phòng, công chức giúp việc theo sự phân công của Vụ trưởng.
b. Bộ máy giúp việc Vụ trưởng:
- Phòng tổng hợp;
- Phòng Chất lượng hàng hoát xuất khẩu và xuất xứ hàng hóa;
- Phòng Dệt – May và Da – Giày;
10
- Văn phòng TBT;
- Văn phòng SPS;
- Phòng Quản lý các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu;
- Phòng Nông – Lâm – Thủy sản và Thủ công mỹ nghệ;
Các phòng quản lý xuất – nhập khẩu khu vực:
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Hà Nội;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Hải Phòng;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Lạng Sơn;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Quảng Ninh;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Đà Nẵng;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Đồng Nai;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Vũng Tàu;
- Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu Bình Dương.
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA VỤ XUẤT NHẬP KHẨU GIAI
ĐOẠN 2009-2011
2.2.1 Năm 2009
2.2.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế
Hoạt động thương mại năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và

giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo
hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động xuất khẩu chịu
tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp
khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu suy giảm;
(2) giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá,
lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản bị sụt giảm mạnh so với năm 2008;
(3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu gặp khó khăn về vốn và đầu ra,
kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với nhập khẩu, nhiều
biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu
dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng
hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn năm 2008, tuy nhiên một số loại
hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Do đó, mặc dù giá nhập khẩu
giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn
cao hơn mục tiêu đề ra.
11
2.2.1.2 Kết quả xuất nhập khẩu năm 2009
2.2.1.2.1 Xuất khẩu:
Trước tình hình trên, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ,
ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp
tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, nên phần lớn mặt hàng đã
có khối lượng xuất khẩu tăng hơn năm 2008 (lượng xuất khẩu tăng làm tăng kim
ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ
USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: nhóm nông
sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD;
nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch xuất khẩu
cả năm bị giảm 9,7% so với năm 2008 (phụ lục 1). Tuy nhiên, mức giảm này
cũng là kết quả rất đáng khích lệ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu
vực. Cụ thể như sau:
Về quy mô xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm
2009 đạt khoảng 57,1 tỷ USD, giảm 5.6% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế

hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội). Kim ngạch của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh
nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so
với năm 2008.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ
USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ
USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng
hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với
dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8%
so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007.
12
Hình 2.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn
2001-2009
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham
gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất
khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt
hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may, giày
dép, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công
nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu
của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất. Nếu
loại trừ 2 tỷ USD xuất khẩu vàng của khối doanh nghiệp trong nước thì tỷ trọng
khối FDI còn cao hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2010 và các năm
tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào khối này.
Về nhóm hàng xuất khẩu
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5%
trong tổng KNXK. So với năm 2008, lượng XK của nhiều mặt hàng nông sản
tăng mạnh, như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gấp 2,2 lần, hạt tiêu tăng
40,2%, chè tăng 21,1%, gạo tăng 18% nhưng do giá xuất khẩu bình quân của

các mặt hàng đều giảm, như: cao su giá giảm 33,6%, hạt tiêu giá giảm 28,6%,
gạo giá giảm 26%, cà phê giá giảm 24,2% khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này giảm khoảng 7%.
13
Bảng 2.2: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu thuỷ sản năm
2009 so với năm 2008
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
- Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 29,39 tỷ USD, chiếm 51,9%
trong tổng KNXK, giảm 19,5% so với năm 2008.
- Nhóm khoáng sản ước đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng KNXK.
Lượng XK dầu thô giảm 7,9%, giá XK giảm 60% đã làm cho KNXK mặt hàng
này giảm khoảng 4,1 tỷ USD so với năm 2008; mặt hàng than đá mặc dù lượng
tăng 16,5% nhưng do giá XK giảm nên KNXK giảm khoảng 62 triệu USD so
với năm 2008. Tính chung xuất khẩu nhóm khoáng sản giảm 34,1%.
Về thị trường xuất khẩu: Trong năm 2009, duy nhất xuất khẩu sang thị
trường khu vực Châu Phi có mức tăng trưởng dương, ước khoảng 17,5% do tăng
xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ biển Ngà và tái xuất khẩu vàng sang Nam Phi,
còn các thị trường khác đều giảm, giảm mạnh nhất là thị trường châu Đại dương
(khoảng 44,8%) do lượng dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm, cụ thể như sau:
- Thị trường châu Âu đạt 12,28 tỷ USD, giảm 0,9 % so với năm 2008,
trong đó: Khối EU đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, giảm 14,9%; khối các nước Tây
Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 98% do tái xuất khẩu vàng sang Thuỵ sỹ trong
những tháng đầu năm.
- Thị trường Châu Á đạt kim ngạch 25,27 tỷ USD, giảm 13,1% so với
năm 2008, trong đó: Thị trường Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 27,4%, thị
trường ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2008. Thị trường
Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng tương ứng 5,4%; 15,7% và 17%.
Loại
thuỷ sản
Năm 2008 Năm 2009

Tốc độ
tăng/giảm (%)
Lượng
(nghìn
tấn)
Trị giá
(triệu USD)
Lượng
(nghìn
tấn)
Trị giá
(triệu USD)
Lượng Trị giá
Cá Tra & Basa 644 1.460 614 1.357 -4,7 -7,1
Tôm 192 1.630 211 1.692 9,8 3,8
Loại khác 403 1.419 408 1.203 1,2 -15,3
Tổng cộng 1.239 4.510 1.232 4.251 -0,5 -5,7
14
- Thị trường Châu Phi đạt 986 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2008.
- Thị trường châu Mỹ đạt 12,94 tỷ USD, giảm 7,2% so với năm 2008,
trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5%; Canada
đạt 634 triệu USD, giảm 3,4%.
- Thị trường Châu Đại dương đạt 2,27 tỷ USD, giảm 47,2% so với năm
2008, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm 48%.
2.2.1.2.2 Nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá năm 2009 khoảng 68,8 tỷ
USD, giảm 14,7% so với năm 2008 (năm 2008 so với 2007 tăng 28,7%), trong
đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm tỷ
trọng 36,1% tổng KNNK cả nước, giảm 10,8%; Kim ngạch nhập khẩu của khối
doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%,

giảm 16,8% so với năm 2008 (phụ lục 2).
Nhập khẩu hàng hoá giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá
hàng hóa nhập khẩu cũng giảm hơn năm 2008, nhất là trong những tháng đầu
năm. Tuy nhiên, nhập khẩu đã tăng dần trong những tháng cuối năm, do sự phục
hồi của nền kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ có tác dụng, bên cạnh
đó có tâm lý tranh thủ nhập khẩu để dự trữ khi giá nhập khẩu thấp. Tính chung
cả năm 2009 giá trị nhập khẩu của hầu hết các nhóm mặt hàng là nguyên liệu
phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu và một số mặt hàng tiêu dùng giảm so
với năm 2008, như: nguyên phụ liệu dệt may da giầy giảm 17,8%, gỗ và sản
phẩm gỗ giảm 19,1%, chất dẻo nguyên liệu giảm 4,4%, dây điện và cáp điện
giảm 20,8%, thuỷ sản giảm 10,1%, dầu mỡ động thực vật giảm 27,4%, clanhke
giảm 23%, phôi thép giảm 37,4%
Tuy nhiên, một số mặt hàng có KNNK tăng cao, chủ yếu trong những
tháng cuối năm như ô tô nguyên chiếc, rau quả và việc nhập khẩu vàng đã làm
cho tốc độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu
nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng tăng mạnh về lượng
như: phân bón tăng 41,9%; thép các loại tăng 13,8%; kim loại thường khác tăng
14,8%; sợi các loại tăng 19,5%; chất dẻo nguyên liệu tăng 25,8%; cao su tăng
64,7%; giấy tăng 15,8% đã làm tăng nhập siêu.
- Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đạt 6 tỷ USD, giảm 36,7% và
chiếm tỷ trọng 8,7% kim ngạch nhập khẩu, giảm 3,1 điểm % so với năm 2008.
- Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đạt 6,06 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm
tỷ trọng 8,8% kim ngạch nhập khẩu, tăng 1,6 điểm % so với năm 2008. Tỷ trọng
của nhóm hàng này tăng do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng và ô tô tăng.
- Nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị ) đạt
56,76 tỷ USD, giảm 13,2% và chiếm tỷ trọng 82,5% kim ngạch nhập khẩu, giảm
15
1,4 điểm % so với năm 2008. Lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh,
nhưng do giá giảm nên kim ngạch giảm hoặc chỉ tăng nhẹ, cụ thể: lúa mỳ lượng
tăng 79,8% nhưng giá giảm 39,8% nên kim ngạch tăng 8,3%; phân bón lượng

tăng 41,9% nhưng giá giảm 35,5% nên kim ngạch giảm 8,2%; chất dẻo nguyên
liệu lượng tăng 25,8% nhưng giá giảm 23,8% nên kim ngạch giảm 4,1%; cao su
các loại lượng tăng 64,7% nhưng giá giảm 51,3% nên kim ngạch giảm 19,9%;
Theo thống kê, lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu
phục vụ sản xuất tăng mạnh kể từ quý II (quý II tăng 38,3% so với quý I; quý III
tăng 6,7% so với quý II và quý IV tăng 3% so với quý III).
Bảng 2.3:Những mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ 10 tháng đầu năm
2009
Mặt hàng
Tháng 10 10 tháng
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
Tổng cộng 264.898.593 2.329.720.829
Máy móc, thiết bị dụng cụ

phụ tùng khác
51.984.895 554.800.397
Ô tô nguyên chiếc các loại (chiếc)
1.474 35.547.512 6.524 168.528.807
Bông các loại 6.758 9.332.134 131.393 166.969.789
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
12.074.865 136.387.948
CHất dẻo nguyên liệu 14 187 19.003.376
105.717
123.243.600

Gỗ và sản phẩm gỗ 9.966.463 79.236.046
Sản phẩm hoá chất 8.592.309 75.253.392
Máy vi tính, sản điện tử và

linh kiện
7.767.569 73.030.184
Phân bón các loại 56 91.769
154.337
61.433.812
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày
7.027.864 54.451.588
Hoá chất 6.834.011 43.745.623
Sản phẩm từ sắt thép 2.801.676 41.496.232
16
Sữa và sản phẩm sữa 5.708.679 41.403.440
Sắt thép các loại 25.589 13.297.959 86.697 40.326.001
Dược phẩm 1.229.874 31.319.697
Nguyên phụ liệu thuốc lá 2.636.784 20.108.186
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm 1.923.251 18.331.657
Dầu mỡ động thực vật 1.744.079 18.294.895
Hàng rau quả 3.056.138 16.761.600
Sản phẩm từ chất dẻo 2.146.133 16.150.343
Vải các loại 753.536 13.266.300
Lúa mì 26.459 7.407.440 45.476 12.602.020
Giấy các loại 1.26 909.934 10.463 10.133.751
Hàng thuỷ sản 727.37 10.118.585
Sản phẩm từ cao su 765.823 9.278.079
Thuốc từ sâu và nguyên liệu 439.824 8.569.129
Dây điện và cáp điện 327.7 8.137.368
Cao su

1.86
944.399
9.546
7.052.455
sản phẩm khác từ dầu mỏ 1.475.726 5.731.627
Linh kiện phụ tùng ô tô 376.14 5.392.174
Sản phẩm từ giấy 487.992 4.416.083
Phương tiện vận tải khác và
phụ tùng
476.203 3.572.302
Sản phẩm từ kim loại thường khác 156.642 2.942.491
Kim loại thường khác 61 351.807 703 2.608.341
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 277.306 2.278.034
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
17
Về thị trường nhập khẩu, Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8%
KNNK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á
chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.
2.2.1.3 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu triển
khai trong năm 2009
2.2.1.3.1 Về xuất khẩu:
- Tiếp tục điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường. Đây là biện
pháp hữu hiệu để kích cầu và thúc đẩy sản xuất.
- Xem xét dãn thời gian nộp thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, đầu
vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản
xuất, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
- Tiếp tục tạo các thủ tục thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn từ chính
sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm để phát triển sản xuất, xuất khẩu đặc biệt đối với các
ngành hàng xuất khẩu chủ lực gồm thuỷ sản, gạo, cà phê, dệt may, da giày, sản
phẩm gỗ.

- Xác định việc xúc tiến xuất khẩu hàng hoá là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của năm 2009, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực
ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế.
- Điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu theo hướng khuyến
khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
2.2.1.3.2 Về nhập khẩu và nhập siêu:
Tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế nhập khẩu đã triển khai trong
năm 2008 như sau:
Kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu,
nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế nhập khẩu.
Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng
hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu: rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ
về hoá chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng thực phẩm…
Quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối
với các mặt hàng tiêu dùng. Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp
thuế ngay trước khi thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.
Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu vàng
Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các
mặt hàng cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất
lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối
18
cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị
trường, cân đối cung cầu hiệu quả.
Triển khai mạnh và tích cực đầu tư vào sản xuất trong ngành công nghiệp
phụ trợ. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới
là: cơ khí, dệt may, da giày, điện tử.
Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập
khẩu.Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc
đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liêu, các mặt hàng phụ trợ
cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là

một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu.
Kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các
ngành công nghiệp phụ trợ.
Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu
tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại
những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý
để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản
lý tại các doanh nghiệp. Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu
đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế
doanh thu…)
2.2.2 Năm 2010
Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Độ mở của nền kinh tế
Việt Nam ngày càng lớn (năm 2010 ước tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương
đương 150% GDP), trong khi nhiều nền kinh tế thế giới có xu hướng quay trở
lại thực hiện chính sách bảo hộ, hạn chế nhập khẩu. Giá nguyên nhiên vật liệu
nhập khẩu đầu vào tăng, thiên tai, lũ lụt tại nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh
gia súc gia cầm diễn ra trên diện rộng là những khó khăn cho sản xuất, xuất
nhập khẩu nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã kịp thời có Nghị quyết 03/NQ-CP ngày
15/01/2010, Nghị quyết 18/2010/NQ-CP 06/4/2010 và công văn số 2600/TTg-
KTTH ngày 29/12/2009 đề ra nhiều giải pháp, chính sách quyết liệt nhằm điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong
năm 2010 Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết và
Chị thị nói trên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
19
Với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Chính

phủ, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trong năm 2010.
2.2.2.1 Bối cảnh trong nước và thế giới
a. Thuận lợi
- Kinh tế thế giới đã tiếp tục có sự phục hồi trong năm 2010. Nhiều nền
kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng khá.
Sự hồi phục nói trên đã tác động tích cực đến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại
các thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Tính đến thời điểm này, dự báo
xuất khẩu vào Mỹ năm 2010 tăng 25%, Nhật Bản tăng 26%, Trung Quốc tăng
40% và EU tăng 21%
- Giá hàng hóa tăng: Với đà phục hồi kinh tế và nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng tăng mạnh trên thế giới, giá nhiều loại hàng hóa tiếp tục tăng cao, đặc biệt
là giá dầu thô và các sản phẩm có nguồn gỗ từ dầu thô. Việc giá hàng hóa trên
thế giới tăng góp phần đẩy giá xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam tăng so
với năm 2009.
- Việc điều chỉnh tỷ giá đã khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Điều hành có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc đẩy
mạnh sản xuất, xuất khẩu. Với việc triển khai tích cực của các Bộ, ngành và sự
chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều giải pháp đẩy mạnh
sản xuất, xuất khẩu đã phát huy tác dụng.
- Môi trường kinh doanh được cải thiện: Trong báo cáo Doing Business
2011, đánh giá 183 nền kinh tế của Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính
Quốc tế IFC trong giai đoạn tháng 6/2009 tới tháng 5/2010, môi trường kinh
doanh của Việt Nam được xếp hạng thứ 78, tăng 10 hạng so với năm 2009.
b. Khó khăn
- Năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn
còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công tại các nước
Châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia, Ailen và Bồ Đào Nha. Tỷ lệ thất
nghiệp cao, chính sách thắt chặt tài khóa và nguy cơ cuộc chiến tranh tiền tệ
toàn cầu vẫn còn là những mối đe dọa chính cho sự hồi phục chung. Những căng
thẳng gần đây trong tiền tệ và giao thương, USD suy yếu và biến động tỉ giá,

những vấn đề hậu khủng hoảng như biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm
nguyên liệu, năng lượng đã tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất
là các nước đang phát triển như nước ta.
- Xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng: các nước phát triển như Mỹ, EU
đưa ra những chính sách ưu ái các doanh nghiệp trong nước và hạn chế nhập khẩu
20
các sản phẩm của nước ngoài. Việc các nước nhập khẩu áp dụng các rào cản thương
mại và các quy định mới đã gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cân đối vĩ mô
chưa thật sự ổn định.
- Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, một số doanh nghiệp suy giảm khả
năng trả nợ ngân hàng dẫn đến việc tụt hạng doanh nghiệp, do đó việc cấp tín
dụng cho doanh nghiệp bị thắt chặt hơn, không đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để sản xuất, xuất nhập khẩu
nhưng không đủ điều kiện vay vốn , trình độ quản lý còn yếu kém, vốn tự có
thấp, tình hình tài chính chưa minh bạch, chưa được kiểm soát, nên khó khăn
trong khẩu thẩm định cho vay.
- Năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến
ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản,
dầu thô, than đá.
- Lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp đang giảm dần: Lợi thế so
sánh chủ yếu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua là
nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá nhân công thấp sẽ giảm dần trong thời gian tới
do sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của nước ta vào kinh tế thế giới (trong đó có
thị trường lao động).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế: Hệ thống
kết cấu hạ tầng như sân bay, cảng biển, đường giao thông còn hạn chế sẽ tiếp
tục là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, đặc
biệt là khi qui mô xuất khẩu tăng lên ở mức độ cao hơn trước.
- Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa xuất khẩu: Những vấn đề về thuận lợi

hoá xuất khẩu, đặc biệt là thuận lợi hoá xuất khẩu tại biên giới như thủ tục hải
quan, kiểm tra chất lượng, công nhận lẫn nhau sẽ là những vấn đề cần tập
trung giải quyết để có thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian tới. Thủ tục hải quan điện tử đã được áp dụng nhưng vẫn ở giai
đoạn thử nghiệm. Sự cố về mạng thường xuyên xảy ra, chưa có sự đồng bộ về
dữ liệu với các Chi cục Hải quan.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vẫn đang gặp một số
khó khăn liên quan đến giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng, tình trạng thiếu lao
động phổ thông cho một số lĩnh vực sản xuất như thủy sản, dệt may, da giày, đồ
gỗ vẫn tiếp diễn
21
2.2.2.2 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu triển
khai trong năm 2010
2.2.2.2.1 Về xuất khẩu:
- Bộ Công Thương đã tập trung vào các giải pháp cụ thể như sau:
+ Kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất
khẩu theo các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại công văn số 2600/TTg-KTTH ngày 30 tháng 12 năm 2009. Chủ động phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ
nông sản, thuỷ sản có lượng hàng hoá lớn như gạo, thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt
điều và một số ngành hàng khác như dệt may, da giầy.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức các Hội nghị
giao ban xuất khẩu hàng tháng với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, các
Hiệp hội ngành hàng để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong hoạt
động xuất khẩu, bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng ngành hàng, mặt
hàng. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty
thuộc Bộ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.
+ Trong năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành 19 Thông tư, 01
Thông tư liên tịch, 01, 03 Quyết định và 04 Chỉ thị của Bộ trưởng về điều hành
xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu (Danh mục các văn bản ban hành trong năm

2010 kèm theo).
+ Tổ chức phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp nội dung các Hiệp định
khu vực mậu dịch tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia ký kết: đồng thời chú trọng
khai thác lợi thế do các FTA đem lại trong hoạt động xuất khẩu. Trong năm 2010, đã
hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng lợi thế trong các FTA và kết quả rất tích cực. Cụ thể
là: cấp được 157.499 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) với kim ngạch xuất
khẩu đạt 6,7 tỷ USD, tăng gần 34% so với cùng kỳ. Trị giá C/O Mẫu AK xuất khẩu
sang Hàn Quốc đạt 1,44 tỷ USD, tăng 53,4%. Trị giá C/O Mẫu E xuất khẩu sang
Trung Quốc đạt 1,33 tỷ USD, tăng 62,5%. Trị giá C/O Mẫu AJ xuất khẩu sang Nhật
Bản đạt 1,48 tỷ USD, tăng 21,7%. Trị giá C/O Mẫu D xuất khẩu sang Asean đạt 949
triệu USD, tăng 77,5%.
+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu để tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, đã rút ngắn thời gian cấp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ 8 giờ xuống còn 2-3 giờ.
+ Đổi mới phương thức XTTM và tăng cường hoạt động XTTM: Bộ
Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành Quy chế xây
dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Quy chế
mới được xây dựng dựa trên việc tiếp thu những nội dung phù hợp đã được thực
22
thi tốt trong giai đoạn vừa qua đồng thời sửa đổi những nội dung không còn phù
hợp với thực tiễn; nghiên cứu, tham khảo quy định và nội dung XTTM của các
nước, đề ra nội dung, giải pháp phù hợp với thông lệ quốc tế, áp dụng phương
thức hỗ trợ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Mục tiêu chính của Chương
trình là nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu,
thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo; góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp
Việt Nam; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
- Các Bộ, ngành đã triển khai các giải pháp sau:
+ Ngân hàng Nhà nước: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đảm bảo

tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với mục
tiêu và tình hình thực tế, đảm bảo ổn định thị trường tài chính tiền tệ và lãi suất.
Hỗ trợ và chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng cường cung ứng vốn cho
nền kinh tế, tín dụng cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Tái cấp vốn cho
Ngân hàng thương mại (NHTM) theo cơ chế hiện hành qua các kênh, tạo điều
kiện để NHTM cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh xuất khẩu.
+ Bộ Tài chính: tiếp tục thực hiện trong thủ tục tạm hoàn thuế giá trị gia
tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong thời gian chưa được phía
nước ngoài thanh toán qua ngân hàng. Trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số
149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Chỉ đạo
Hải quan các tỉnh thành phố ưu tiên tạo thuận lợi về thủ tục hải quan và thời
gian thông quan đối với hàng xuất khẩu.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: triển khai các biện pháp đẩy
mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng
đang có thị trường và được giá như gạo, cao su, hạt điều, rau quả, tiêu… Xây
dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thuỷ sản có lượng hàng hoá
lớn như gạo, thủy sản, cà phê.
2.2.2.2.2 Về nhập khẩu:
- Bộ Công Thương đã tập trung vào các giải pháp cụ thể như sau:
+ Ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu
dùng không khuyến khích nhập khẩu (Quyết định 1899/QĐ-BCT ngày
16/4/2010 với gần 1500 dòng thuế, tương ứng kim ngạch nhập khẩu năm 2009
là 4,8 tỷ USD) và đã gửi Ngân hàng Nhà nước để làm cơ sở quản lý ngoại tệ cho
việc nhập khẩu.
+ Hoàn thiện danh mục mặt hàng trong nước đã sản xuất được, đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước đối với 4 mặt hàng: thép cán nguội khổ hẹp, thép cuộn,
23

×