Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 64 trang )













b
b
é
é


c
c
«
«
n
n
g
g


t
t
h


h


¬
¬
n
n
g
g




















b

b
¸
¸
o
o


c
c
¸
¸
o
o


§
§
¸
¸
N
N
H
H


G
G
I
I
¸

¸


T
T
H
H
ù
ù
C
C


T
T
R
R
¹
¹
N
N
G
G


P
P
H
H
¸

¸
T
T


T
T
R
R
I
I
Ó
Ó
N
N


N
N
G
G
µ
µ
N
N
H
H


D

D
Ö
Ö
T
T


M
M
A
A
Y
Y


v
v
µ
µ


k
k
h
h




n

n
¨
¨
n
n
g
g


n
n
©
©
n
n
g
g


c
c
a
a
o
o


n
n
¨

¨
n
n
g
g


l
l
ù
ù
c
c


c
c
¹
¹
n
n
h
h


t
t
r
r
a

a
n
n
h
h


t
t
h
h
«
«
n
n
g
g


q
q
u
u
a
a


t
t
¨

¨
n
n
g
g


c
c


ê
ê
n
n
g
g


k
k
h
h
a
a
i
i


t

t
h
h
¸
¸
c
c


c
c
¸
¸
c
c


y
y
Õ
Õ
u
u


t
t
è
è



l
l
i
i
ª
ª
n
n


q
q
u
u
a
a
n
n


t
t
í
í
i
i


t

t
h
h


¬
¬
n
n
g
g


m
m
¹
¹
i
i








nh viªn :

.




h
h
µ
µ


n
n
é
é
i
i
,
,


t
t
h
h
¸
¸
n
n
g
g



6
6


n
n
¨
¨
m
m


2
2
0
0
1
1
3
3






Môc lôc



Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA





I. Về cấu trúc, qui mô và năng lực sản xuất 1
II. Về hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất 9
III. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất 11
1. Đối với lĩnh vực kéo sợi 11
2. Đối với lĩnh vực dệt thoi 12
3. Đối với lĩnh vực dệt kim 12
4. Đối với lĩnh vực nhuộm, in hoa và hoàn tất 14
5. Đối với lĩnh vực may mặc 15
IV. Về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ
17
1. Về nguồn nhân lực 17
2. Về công tác đào tạo 20
3. Về công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản xuất 20
V. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm 21
VI. Về công tác bảo vệ môi trường 23
VII. Về thị trường tiêu thụ và hệ thống phân phối sản phẩm 29
1. Đối với thị trường xuất khẩu 29
2. Đối với thị trường nhập khẩu 31
2. Đối với thị trường nội địa 32
VIII. Về cung ứng nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất 33
IX. Về vai trò, vị trí và hiệu quả sản xuất của ngành 36






i


Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
THỜI GIAN TỚI


I. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt
Nam
41

II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong
tương lai
43


III.
Xem xét một số cơ chế, chính sách và yếu tố thương mại chủ yếu
tác động tới ngành
50



IV.
Nhận định về những vấn đề quan trọng và hướng xử lý nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may của Việt Nam
thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương
mại thời gian tới

55








ii

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

I. Về cấu trúc, qui mô và năng lực sản xuất
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên
của nước ta, được hình thành bắt đầu từ Nhà máy Sợi Nam Định vào năm 1889
và đến năm 2014 sẽ đánh dấu kỷ niệm 125 năm ngành công nghiệp dệt may Việt
Nam. Chặng đường 125 năm ngành công nghiệp dệt may nói chung và đặc biệt
trong vòng 10 năm qua nói riêng là chặng đường khẳng định sự tồn tại, phát
triển của một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đứng nhất - nhì cả nước. Với việc chiếm
hơn 16% kim ngach xuất khẩu của cả nước, đảm bảo việc làm cho trên 2 triệu

lao động, trong đó 1,1 triệu lao động công nghiệp, đưa Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu dệt may nằm trong Top 5 thế giới, ngành dệt may đã có vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong định hướng phát
triển kinh tế, xã hội của nước ta đến năm 2020, ngành dệt may tiếp tục là ngành
sản xuất, xuất khẩu chủ chốt của nền kinh tế, giữ vị trí quan trọng trong việc góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
- Về qui mô và tốc độ tăng trưởng, ngành dệt may trong giai đoạn 10 năm
2001 - 2011, giá trị xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân 8,2 - 8,4%
toàn ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng toàn ngành dệt may hàng năm là
khoảng 15,2% năm, trong đó tốc độ tăng trưởng ngành may luôn đạt mức cao
bình quân 17,4% năm. Năng lực sản xuất của ngành không ngừng được nâng
cao, các nhóm sản phẩm chủ yếu đều có tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao và
cao.
Bảng 1. Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may

Lĩnh vực sản xuất
Đơn vị
tính
2005 2008 2009 2010 2011
Sợi
Tấn
259.245
392.915
538.299
810.151
941.591
Trong đó:
- Nhà nước
"
101.515

87.955
77.278
93.425
96.882
- Ngoài Nhà nước " 67.653 158.686 221.703 207.099 217.868
- Đầu tư nước ngoài
"
90.078
146.274
239.318
509.627
626.841
Vải
Triệu m
2

560,8
1076,4
1187,3
1.176,9
1.294,8
Trong đó:






- Nhà nước
"

176,8
126,8
156,5
109,4
116,7

1

Lĩnh vực sản xuất
Đơn vị
tính
2005 2008 2009 2010 2011
- Ngoài Nhà nước
"
184,9
404,1
479,7
322,9
364,2
- Đầu tư nước ngoài
"
199,1
545,5
551,1
744,7
813,9
Quần áo
Triệu cái
1.156,4 2.175,1 2.776,5 2.604,5 2.890,9
Trong đó:







- Nhà nước " 251,3 99,4 103,2 100,5 113,7
- Ngoài Nhà nước
"
543,2
1.036,9
1.493,0
1.044,8
1.173,6
- Đầu tư nước ngoài " 361,9 1.038,9 1.180,3 1.459,2 1.603,6
Sản lượng bông xơ
Tấn


3.903
4.695
4.864
Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 1.1 – Tình hình sản xuất sợi


Nguồn: Tổng cục thống kê










2



Biểu đồ 1.2 – Tình hình sản xuất vải


Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 1.3 – Tình hình sản xuất quần áo


Nguồn: Tổng cục thống kê





3





Biểu đồ 1.4 – Tình hình sản xuất bông xơ
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ NN&PT Nông Thôn
- Về năng lực sản xuất theo một số chủng loại mặt hàng chính của ngành,
tổng chung như bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2. Một số sản phẩm dệt may chủ yếu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị tính
Thực tế sản xuất năm 2011
Xơ bông
1.000 tấn
4,864
Xơ sợi tổng hợp 1.000 tấn 210
Sợi các loại
1.000 tấn
680
Vải dệt thoi các loại Triệu m
2
800
Vải dệt kim
1.000 tấn
90

Vải dệt kim phẳng 1.000 tấn 25
Khăn
1.000 tấn
65
Vải không dệt 1.000 tấn 65
Nhuộm - inhoa - hoàn tất
Triệu m
800
Mex
Triệu m
2

12
Khóa kéo Triệu m 65
Sản phẩm may các loại
Triệu sản phẩm
2.800
Nguồn: Đề tài khảo sát năng lực ngành dệt năm 2011 (Viện Dệt May) và Tập
đoàn Dệt May Việt Nam

4

Trong đó:
+ Trong lĩnh vực kéo sợi, theo thống kê của Hiệp hội kéo sợi (VCOSA), chỉ
trong 10 năm từ 2000 đến 2010, ngành kéo sợi đã tăng trưởng trên 300% từ
1,2 triệu cọc sợi với tổng sản lượng
120.000 tấn lên 3,75 triệu cọc
nồi khuyên

104.348 rotor

kéo sợi có năng lực sản xuất khoảng 530.000 tấn sợi chải thô
và 150.000 tấn sợi chải kỹ/năm. Có 22 doanh nghiệp chuyên sản xuất chỉ may.
Sản lượng các chủng loại sợi hàng năm sản xuất gồm:
• Sợi cho dệt thoi (bao gồm cho cả khăn bông và denim): 530.000 tấn/năm
• Sợi cho dệt kim: 120.000 tấn/năm
• Sợi cho chỉ may: 30.000 tấn/năm
Trong đó sản lượng sợi chải kỹ chiếm khoảng 20%. So với nhiều năm trước
đây, mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn, chất lượng có cao hơn. Ngoài ra
các doanh nghiệp cũng có thử nghiệm một số mặt hàng sợi pha khác, các loại sợi
lõi đàn tính, nhưng sản lượng nhỏ, không đáng kể.
Hiện tại, sản phẩm sợi của Việt Nam sản xuất vẫn chưa đa dạng về chủng
loại. Ngành sợi chủ yếu sản xuất các loại sợi Pes, Pe/Co, Pe/Vi và bông với dãy
chi số từ Ne10 đến Ne50. Ngoài ra cũng có một tỷ lệ nhỏ các mặt hàng len,
visco, acylic, Chất lượng mặt hàng sợi chủ yếu tập trung ở phân khúc mức
trung bình. Tỷ lệ sợi chi số cao và chất lượng đáp ứng yêu cầu cho vải dệt thoi
đạt tiêu chuẩn chất lượng cho may xuất khẩu còn thấp. Chính vì vậy, mà đa số
lượng sợi sản xuất được xuất khẩu, trong khi đó hàng năm lại phải nhập khẩu
một lượng lớn sợi để đáp ứng yêu cầu của công đoạn dệt trong nước phục vụ cho
may xuất khẩu. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc tạo sự liên kết
chuỗi giữa các doanh nghiệp sợi và các doanh nghiệp dệt nhuộm trong nước.
Đối với xơ sợi tổng hợp, cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam có 12 nhà
máy sản xuất xơ sợi polyeste, năng lực sản xuất được khoảng 220.000 tấn/năm
bao gồm xơ dạng cắt ngắn (staple fibre) và sợi Filament. Thiết bị và công nghệ
sản xuất xơ PES đều là thiết bị và công nghệ đồng bộ và hiện đại của châu Âu.
Mới đây, Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí PVTEX Đình Vũ Hải
Phòng (Tập đoàn Dầu khí VN) làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy xơ sợi
Polyeste với công suất 500 tấn/ngày tương đương với 175.000 tấn xơ sợi
polyeste/năm (trong đó xơ cắt ngắn 140.000 tấn và 35.000 tấn sợi filament) đã
hoàn thành vào tháng 7/2012 đang trong giai đoạn chuyển giao đưa vào sản
xuất.

+ Trong lĩnh vực dệt thoi, theo thống kê của Vinatex trong lĩnh vực dệt vải,
trong đó có khoảng 15.000 máy dệt kiểu thoi, khoảng 6.800 máy dệt không thoi,
tỷ lệ máy dệt không thoi so với tổng số máy dệt là 32%. Trong số máy dệt không
thoi thì máy dệt kiếm chiếm 63%, máy dệt khí chiếm 28%, máy dệt thoi kẹp
chiếm tỷ lệ 1,5% còn lại là máy dệt nước chiếm tỷ lệ 7,5% trong số máy dệt
không thoi. Năng lực sản xuất đạt khoảng 800 triệu m
2
vải/năm và 65.000 tấn
khăn/năm.

5

Mặt hàng vải bông 100%, PES/Co, PES/Visco chiếm tỷ trọng chính trong
các mặt hàng vải dệt thoi, chủ yếu để phục vụ may sơ mi, quần âu. Nhờ có nhiều
thế hệ máy dệt không thoi được đầu tư, cùng với hệ thống mắc, hồ được trang bị
nên chất lượng vải ngày càng được cải thiện. Mặt hàng gabadin, khaki, chéo
được nhiều công ty sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất khăn bông đã có sự tăng
trưởng về số lượng, chất lượng, chủng loại, đa dạng về kích thước. Mặt hàng vải
sử dụng sợi tổng hợp 100%, nhờ được đầu tư đồng bộ từ thiết bị xe sợi và hoàn
tất giảm trọng, làm mềm cơ học, nên hàng năm cũng đã sản xuất đáp ứng thị
trường nội địa và một phần xuất khẩu. Mặt hàng vải PES/Wool cũng được sản
xuất hàng triệu m/năm và vải mành cũng được sản xuất khoảng 10.000 tấn/năm.
+ Trong lĩnh vực vải dệt kim, mặt hàng dệt kim chủ yếu là vải sử dụng để
may áo T-shirt, Polo-shirt, quần áo lót với các kiểu dệt single dệt trơn và dệt
biến đổi, vải Interlock dệt trơn, dệt biến đổi và cài sợi ngang, vải Rib dệt trơn và
vải Rib cài sợi lycra (các sản phẩm may mặc thông dụng từ vải dệt kim như áo
sơ mi các loại, quần áo lót đang là nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất tính
theo cả khối lượng và giá trị; trong năm 2011, hàng may mặc dệt kim chiếm
khoảng 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ). Đối với vải dệt kim tròn, tỷ lệ cung cấp cho may xuất khẩu đạt

xấp xỉ (65 - 70)%. Các mặt hàng dệt kim phẳng chủ yếu là màn tuyn, rèm. Đặc
biệt là màn tuyn sản lượng hàng chục ngàn tấn/năm (năm 2011 đạt 25.000 tấn)
và chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
+ Trong lĩnh vực vải không dệt, sản phẩm vải không dệt chủ yếu là các mền
xơ có khối lượng từ 40-100g/m
2
được dùng làm lót cho sản phẩm may hoặc
dùng may các loại túi. Các đệm xơ có khối lượng khoảng 120-150g/m
2
được sử
dụng làm chăn ga gối đệm. Vải địa kỹ thuật được sản xuất từ nguyên liệu xơ
polypropylen theo nguyên lý xuyên kim có khối lượng đến 500 g/m
2
được sử
dụng chủ yếu làm vải lót đường, các công trình xây dựng,…
Hiện Việt Nam có 5 nhà máy sản xuất tấm xơ và 4 nhà máy sản xuất vải địa
kỹ thuật. Trong số các nhà máy sản xuất tấm xơ để dùng làm mền lót cho sản
phẩm may, dây chuyền thiết bị và công nghệ chủ yếu theo nguyên lý phun keo
để liên kết màng xơ, năng lực sản xuất từ 5.000-7.000 tấn/năm, tương đương 70
triệu mét vuông/năm. Bên cạnh mền xơ làm vải lót, còn có các dây chuyền sản
xuất màng xơ làm đệm nằm hoặc chăn ga gối đệm với công suất tới 50.000
tấn/năm. Sản phẩm vải địa kỹ thuật, được sản xuất với công nghệ và dây chuyền
thiết bị theo nguyên lý xuyên kim sử dụng nguyên liệu polypropylen, có năng
lực sản xuất tới 10.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 40 triệu mét
vuông/năm.
+ Trong lĩnh vực may mặc, ngược lại với ngành dệt, cơ cấu sản phẩm của
ngành may trong thời gian qua đã có sự thay đổi đáng kể. Các chủng loại mặt
hàng may mặc như áo thun, quần, áo Jacket, áo sơ mi, áo khoác, quần short,
quần áo thể thao, váy, comple, đồ lót,… đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ,


6

EU, Nhật Bản, Hàn Quốc các nước Đông Âu,… Điều đó đã khẳng định sản
phẩm may của ngành dệt may nước ta là hạt nhân trong sự phát triển của ngành.
Năng lực sản xuất hiện nay của Việt Nam vào khoảng 200 triệu sản phẩm
sơmi/năm; 150 triệu quần âu/năm; 120 triệu áo jacket/năm; 20 triệu sản phẩm
Jeans/năm; 3 triệu bộ vét tông/năm; poloshirt/T-shirt 1.200 triệu sản phẩm/năm;
80 triệu sản phẩm dệt kim mặc ngoài/năm; 50 triệu sản phẩm đồ lót/năm; 170
triệu sản phẩm trẻ em/năm; 70 triệu sản phẩm váy/năm; 20 triệu sản phẩm đồ
bơi/năm; và khoảng 400 triệu sản phẩm khác
- Về số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh
trong ngành:
+ Số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong toàn ngành
dệt may là khá lớn, trong đó các doanh nghiệp có qui mô lớn chiếm tỷ lệ khá
cao. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2011 số lượng doanh nghiệp trong toàn
ngành dệt may là khoảng 5.982 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, trong đó:
Nếu tiêu chí phân loại doanh nghiệp lớn, nhỏ theo số lượng lao động thì:
Số lao động Số lượng doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn
≥ 5.000 lao động
12
Doanh nghiệp vừa
Từ 200 – 4.999
997
Doanh nghiệp nhỏ
< 200
4.973
Nguồn: Tổng cục thống kê

Nếu tiêu chí phân theo tổng giá trị tài sản thì:

Tổng giá trị tài sản (tỷ VNĐ)
Số lượng doanh nghiệp
Tỷ lệ (%)
> 10 (doanh nghiệp lớn)
1.881
31
≤ 10 (doanh nghiệp vừa và nhỏ)
4.101
69
Nguồn: Tổng cục thống kê
+ Xét về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực may
chiếm tỷ lệ ưu thế, tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia vào khâu cung ứng nguyên
phụ liệu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tham gia vào hoạt động của ngành.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2011 số lượng các
doanh nghiệp trong toàn ngành là khoảng 5.982 doanh nghiệp, trong đó:
• Chế biến bông: 12 doanh nghiệp
• Sản xuất xơ sợi tổng hợp: 07 doanh nghiệp
• Lĩnh vực tơ tằm: 96 doanh nghiệp
• Sản xuất sợi, chỉ may: 286 doanh nghiệp
• Sản xuất vải: 661 doanh nghiệp
• Lĩnh vực nhuộm, xử lý hoàn tất vải: 177 doanh nghiệp

7

• Lĩnh vực may: 3.832 doanh nghiệp
• Lĩnh vực sản xuất phụ liệu: 39 doanh nghiệp
• Các lĩnh vực khác: 872 doanh nghiệp






Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất
Bông
0,2%
Xơ sợi
tổng hợp
0,1%
Tơ tằm 1,6%
Sợi, chỉ
4,8%
Dệt
11,0%
Nhuộm hòan tất,
3,0%
May, 64,1%
Nguyên phụ liệu
0,7%
Khác
14,6%

+ Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia ngành dệt may thuộc thành
phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế và
đang tiếp tục có xu hướng gia tăng. Trong tổng số 5.982 doanh nghiệp của toàn
ngành thì có tới 5.041 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 84,27% và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài là 876, chiếm 14,64%.
Bảng 3. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp
TT Loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
1
Nhà nước

65
1.09
2 Tư Nhân 5.041 84.27
3
Vốn nước ngoài
876
14.64

Tổng
5.982
100
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Cơ cấu loại hình doanh nghiệp

8










+ Xét về phân bố theo vùng lãnh thổ, các doanh nghiệp dệt may của Việt
Nam tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam bộ, chiếm 59,33% tổng số doanh
nghiệp dệt may cả nước, tiếp đó là khu vực Đồng bằng sông Hồng, chiếm
26,53%, còn lại phân bố rải rác ở các khu vực khác trong cả nước.
Bảng 4. Doanh nghiệp dệt may phân bổ theo vùng

Khu vực Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Đồng bằng Sông Hồng
1.587
26,53
Trung du & miền núi phía bắc 130 2,17
Bắc trung bộ, Duyên hải miền trung
425
7,10
Tây nguyên 50 0,84
Đông nam bộ
3.549
59,33
Đồng bằng sông Cửu long 241 4,03
Tổng 5.982 100
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Doanh nghiệp dệt may phân bổ theo vùng lãnh thổ

Nhà nước
1
,09
%
Tư Nhân
84,27%
Vốn nước
ngoài
14,64%

9

ĐB sông hồng

27%
Tr.Du, M. núi phía
bắc
2%
Bắc Tr. bộ, D. hải
M. Trung
7%
Tây nguyên
1%
Đông nam bộ
59%
ĐBS cửu long
4%


II. Về hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất
Đầu tư trong ngành dệt may của Việt Nam thời gian qua có mức tăng mạnh
nhưng không đồng đều giữa lĩnh vực dệt, nhuộm và lĩnh vực may mặc.
Trong giai đoạn 2001 - 2011 theo tinh thần của Chiến lược phát triển và một
số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2010. Nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngành dệt may (cả khu
vực nhà nước, cổ phẩn và tư nhân) đã được phê duyệt hàng trăm ngàn tỷ đồng,
phục vụ cho hàng nghìn dự án lớn, nhỏ. Vốn đầu tư tập trung nhiều cho lĩnh vực
sợi và may, lĩnh vực dệt nhuộm là lĩnh vực cần được chú trọng, tuy nhiên do vốn
đầu tư lớn, thời gian thực hiện và thu hồi vốn khá dài, vì vậy việc đầu tư cũng
như tỷ lệ vốn dành cho lĩnh vực này nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Thông
thương phải mất khoảng 2 năm mới có thể đi vào sản xuất. Khi vận hành dự án,
những năm đầu cần phải tiến hành sản xuất thử, chưa thể huy động tối đa công
suất thiết bị. Trong đầu tư thường vốn vay nhiều nên lãi suất phát sinh cao, làm
giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tình hình đầu tư trong của ngành 10

năm qua cho thấy:
- Đầu tư trong nước, trong đó chỉ xét riêng Vinatex đơn vị hàng đầu trong
ngành dệt may chiếm thị phần khoảng (18 -19)% kim ngạch xuất khẩu của toàn
ngành cho thấy số liệu đầu tư ở các giai đoạn như sau: Từ 2001 - 2005 nguồn
vốn đầu tư phát triển cho ngành là 12.500 tỷ đồng trong khi ngành đã tiến hành
khoảng 220 dự án với tổng mức đầu tư hơn 8.373 tỷ VNĐ, trong đó vốn cố định
là 7.184 tỷ đồng và vốn lưu động là 1.189 tỷ đồng. Từ 2006 - 2010 là khoảng
9.500 tỷ đồng, trong đó thực hiện của năm 2011 là 6.750 tỷ đồng.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ 2001 đến tháng 4 năm 2012 đã có 1.136
dự án dệt may có vốn nước ngoài đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 4.316 triệu

10

USD và đã thực hiện được 1.928 triệu USD. Có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ
tham gia đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam, trong đó 3 nền kinh tế là Đài
Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông có vốn đầu tư nhiều nhất. Có tất cả 35 tỉnh,
thành phố có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may, phần lớn các
dự án đều tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong số các địa phương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may
thì Đồng Nai là tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất, tiếp đến là thành phố
Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Bảng 5. Các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào dệt may
(tính đến ngày 20/4/2012)
Đơn vị: USD
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
Vốn điều lệ
2001 74 236,379,166 112,102,854
2002

149
406,499,293
212,260,243
2003 121 385,903,348 189,441,711
2004
71
201,338,081
95,520,369
2005
109
426,015,539
161,797,015
2006 127 617,076,679 254,385,504
2007
148
688,756,665
308,389,915
2008 111 530,178,553 235,572,421
2009
63
184,840,904
86,875,766
2010 72 169,397,441 91,331,741
2011
80
450,362,918
167,976,229
2012 11 18,825,000 12,025,000
Nguồn: VITAS
Tính trong giai đoạn 2007-2012 có 485 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt

may, với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án
đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận
lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không,
các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án nhất. Trong khi đó, các tỉnh
miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao
hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng đó đã dẫn đến một
nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được nhiều,
do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả
nước.

11

Bảng 6. Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành dệt may
Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011
Đơn vị: Triệu USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Kim ngạch
NK
447,156 481,797 641,677 847,878 459,783 578,341 658,471
Nguồn: ITC (International Trade Centre) Website:
Cũng qua theo dõi tình hình đầu tư phát triển trong ngành dệt may thời gian

qua cho thấy:
- Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường
cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta;
- Trình độ công nghệ của ngành may đạt được là khá tiên tiên và có thể cạnh
tranh được với nhiều nước trong khu vực, trong ngành may không còn doanh
nghiệp sử dụng thiết bị chắp vá;
- Trình độ công nghệ của ngành dệt vẫn chậm hơn các nước trong khu vực
hàng chục năm và còn nhiều doanh nghiệp sử dụng thiết bị thiếu đồng bộ, chắp
vá.
III. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị

1. Đối với lĩnh vực kéo sợi
Thiết bị kéo sợi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được đánh giá là có
trình độ công nghệ khá, trong đó:
- 20% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật
Bản) và được đưa vào sử dụng trong vòng (6 - 8) năm (từ năm 2005 trở lại đây).
- 54% thiết bị đã được sử dụng từ (9-10) năm, được đầu tư từ Tây Âu, Nhật
Bản hoặc Ấn Độ và Trung Quốc. Thiết bị trong tình trạng tương đối tốt, tuy
nhiên có sự chênh lệch lớn trong quản lý công nghệ và khai thác giữa các doanh
nghiệp.
- 26% thiết bị đã được sử dụng trên 10 năm, chất lượng thiết bị đã xuống cấp,
cần thay thế.
Công đoạn kéo sợi giữa vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu
đầu vào cho công đoạn dệt may. Để có thể tạo ra sự liên kết chuỗi kéo sợi, dệt
nhuộm và may mặc, ngành sợi Việt Nam cần đầu tư thêm thiết bị và nâng cấp kỹ
năng quản trị nhà máy để đa dạng hóa các sản phẩm sợi, nâng cao chất lượng sản
phẩm đáp ứng yêu cầu của công đoạn dệt nhuộm sản xuất vải phục vụ cho may
mặc xuất khẩu.
2. Đối với lĩnh vực dệt thoi
Hầu hết các doanh nghiệp có thiết bị dệt thoi ở trình độ công nghệ trung bình

khá. Cũng do vậy nên mặt hàng, năng suất và chất lượng là trung bình. Điều này

12

dẫn đến hầu hết vải dệt thoi trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu làm
hàng xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật về sản phẩm vải dệt thoi của Việt Nam là:
- Sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và
không ổn định về độ đồng đều màu và độ bền màu của vải nhuộm, giá cả không
cạnh tranh, khâu tiếp thị lưu thông phân phối còn yếu kém nên phần lớn chỉ tiêu
thụ được ở thị trường trong nước.
- Vải dệt thoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu còn thấp khoảng
(13-14)%. Những yếu kém này làm giảm hiệu quả đầu tư, kéo dài thời gian thu
hồi vốn và trả nợ vay ngân hàng.
- Thứ ba là ngoài việc còn tồn tại một lượng lớn các thiết bị quá lạc hậu, việc
thiếu kỹ năng kỹ thuật chuyên môn ngành dệt như vấn đề quản lý kỹ thuật, công
tác phát triển mặt hàng mới chưa được chú trọng, chưa tạo ra bước đột phá về
chất lượng vải dệt.
3. Đối với lĩnh vực dệt kim
Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ của khu vực doanh nghiệp FDI về
cơ bản ở mức cao do được đầu tư sản xuất trong thời gian khoảng 10 năm trở lại
đây, khu vực doanh nghiệp tư nhân có trình độ thấp và trung bình.
Theo thống kê, số máy dệt kim trong toàn ngành là 5.239, trong đó có 1.672
máy dệt kim tròn thường và 11 máy đan tròn jacquard khổ trung bình và lớn
dùng cho dệt vải; có 321 máy dệt kim đan ngang phẳng bán tự động và 56 máy
đan ngang phẳng jacquard điện tử dùng cho dệt cổ áo, bo áo, cạp quần;… có
1.835 máy dệt kim phẳng đan ngang bán tự động và tự động dùng cho dệt len
(chưa tính đến các máy dệt len nằm rải rác trong các hộ kinh doanh cá thể và các
công ty gia đình, hợp tác xã thuộc các làng nghề truyền thống, chủ yếu điều
khiển bằng tay hoặc bán tự động); có 995 máy dệt kim tròn đường kính nhỏ
dùng cho dệt tất, găng tay; có 349 máy dệt kim phẳng đan dọc. Vải dệt kim cung

cấp cho may mặc ở nước ta chủ yếu được dệt trên các máy dệt kim tròn đan
ngang đường kính vừa (14”<D<=24”) và lớn (D>24”).
Trong số 1.672 máy dệt tròn dùng cho dệt vải thì có 305 máy (tính cả 10
máy đan tròn jacquard) của các doanh nghiệp thuộc Vinatex (chiếm 18%), các
doanh nghiệp FDI có 1079 máy (chiếm 65%), các doanh nghiệp tư nhân trong
nước có 298 máy (chiếm 17%).
Thiết bị dệt kim trong các doanh nghiệp FDI hầu hết được sản xuất sau năm
2000. Trên 70% số máy được nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan, là hai nước đứng
đầu về đầu tư FDI vào ngành dệt kim, số còn lại chủ yếu được nhập từ Đức, Ý
và Nhật. Đa số các máy đều là máy mới, chất lượng tốt, năng suất dệt cao. Máy
dệt kim tròn đường kính lớn, hầu hết từ 30” trở lên, chiếm khoảng 58%. Sự tăng
trưởng mạnh về sản xuất vải dệt kim trong thời gian gần đây là do có sự phát
triển mạnh của các doanh nghiệp FDI. Một số doanh nghiệp FDI đã đầu tư các
nhà máy sản xuất vải dệt kim với năng lực rất lớn như Global Dyeing, Panko

13

Vina, Huge Bamboo chủ yếu để cung cấp vải trực tiếp cho các nhà máy may sản
xuất hàng xuất khẩu đi Mỹ và EU của họ. Trong 5 năm gần đây tổng số máy dệt
kim của nước ta tăng lên khá nhiều, chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp thuộc Vinatex tuy có đầu tư thêm một số máy dệt kim
tròn mới nhưng tổng số đầu máy dệt lại giảm nhiều do một số máy quá cũ đã
được thanh lý hoặc một số doanh nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, không
còn sản xuất vải dệt kim nữa; hơn nửa số máy dệt kim tại các doanh nghiệp
thuộc Vinatex đã được sản xuất trên 15 năm, chất lượng xuống cấp nhiều và
năng suất không đảm bảo, tiêu thụ điện năng lớn, có những máy hiệu suất sử
dụng máy rất thấp. Khoảng 10% số máy dệt kim được nhập từ châu Âu, chủ
yếu là của hãng Mayer & Cie, nhưng hầu hết các máy này đều được nhập về từ
trước năm 2000. Hiện nay đa số các máy vẫn đang được sử dụng để sản xuất. Có
khoảng 31,9% số máy được nhập từ Nhật Bản, chủ yếu là từ hãng Fukuhara cho

máy dệt tròn và hãng Shima Sheiki, Matsuya cho máy dệt cổ, bo. Hầu hết các
máy này cũng được nhập về từ trước năm 1997 và đa số vẫn đang được sử dụng.
Trên một nửa số máy hiện có trong Vinatex được nhập từ Hàn Quốc và Đài
Loan, một số ít nhập từ các nước khác như Trung Quốc, Singapore (chỉ cho máy
dệt đường kính <24”), trong đó Pai Lung của Đài Loan là hãng được nhập nhiều
nhất. Các máy hiệu suất sử dụng thấp do năng suất và chất lượng dệt không đảm
bảo chủ yếu là các máy Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc được sản
xuất trước năm 1996. Sản xuất vải dệt kim tại các doanh nghiệp thuộc Vinatex
tăng không đáng kể. Một số doanh nghiệp năng lực sản xuất thực tế rất thấp so
với năng lực thiết kế như Công ty CP Dệ
t Kim Hanosimex, Công ty TNHH
MTV dệt kim Đông Phương.
Thiết bị dệt kim thuộc các doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm tỷ lệ
nhiều nhất trong tổng số máy dệt kim tại Việt Nam (55%), nhưng chủ yếu là
máy dệt kim phẳng dùng cho dệt len, dệt màn tuyn và máy dệt tất, số máy dệt
kim tròn dùng cho dệt vải rất ít chỉ chiếm khoảng 6%. Trừ một vài công ty lớn
có đầu tư máy mới, chất lượng khá và tốt có thể sản xuất vải cho xuất khẩu, còn
lại hầu hết các máy dệt kim thuộc các doanh nghiệp tư nhân trong nước đều là
máy cũ, năng suất và chất lượng dệt thấp, chỉ chuyên để dệt vải cung cấp cho thị
trường nội địa.
4. Đối với lĩnh vực nhuộm, in hoa và hoàn tất
Hiện tại, trình độ công nghệ trong lĩnh vực này của Việt Nam được đánh giá
ở mức trung bình khá. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 177 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất vải; có khoảng
66 dây chuyền in hoa; 193 dây chuyền nhuộm liên tục, 750 máy nhuộm gián
đoạn và khoảng 100 thiết bị nhuộm dạng sợi với mức độ công nghệ cụ thể như
sau:
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 12 nhà máy nhuộm và hoàn tất, trong đó
thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến và được đầu tư trong vòng (5 - 7) năm nay


14

chiếm khoảng 20% (tính trên sản lượng vải sản xuất). Trong đó, phải kể đến dây
chuyền Benninger, Kuster và Monfort tại nhà máy nhuộm Vinafa Yên Mỹ; dây
chuyền in hoa và thiết kế mẫu hoa của Buser, Stork, tại công ty Dệt Thắng Lợi;
dây chuyền tiền xử lý và nhuộm liên tục của Brugman, Monfort tại công ty Dệt
Việt Thắng, ngoài ra còn có một số thiết bị hoàn tất sau như chống co, làm
mềm, khá hiện đại của Italy, Đức và Nhật; còn lại đa số là các thiết bị hoàn tất
liên tục của Nhật, Trung Quốc, đã được trang bị trên 9 đến 12 năm có trình độ
công nghệ trung bình và các thiết bị gián đoạn của các nước châu Á như Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, có trình độ trung bình.
- Đối với các doanh nghiệp quốc doanh khác, tại Công ty CP X28 có dây
chuyền hoàn tất vải len và vải bông với thiết bị châu Âu có trình độ tiên tiến,
ngoài ra hầu hết là dây chuyền khá cũ hoặc có trình độ trung bình.
Một điểm cần được quan tâm là hầu hết các dây chuyền nhuộm hoàn tất liên
tục, kể cả những dây chuyền hiện đại mới đầu tư của các doanh nghiệp quốc
doanh đều chưa được quản lý và khai thác công nghệ tương xứng với tính năng
thiết bị. Và có lẽ đây là điểm yếu nhất của ngành dệt quốc doanh Việt Nam.
- Khu vực tư nhân có năng lực nhuộm hoàn tất khá lớn, tuy nhiên, chủ yếu
chỉ tập trung vào vải dệt kim và vải dệt thoi tổng hợp với thiết bị gián đoạn có
trình độ công nghệ trung bình, nhưng được khai thác khá hiệu quả.
- Khu vực đầu tư nước ngoài có năng lực nhuộm và hoàn tất khá lớn, trình
độ công nghệ trung bình khá và được khai thác đạt hiệu quả tốt. Cụ thể như sau:
các dây chuyền tiền xử lý Kyoto (Nhật Bản), nhuộm Kuster tại Công ty Pangrim
và Công ty Choong Nam Việt Nam, tuy thiết bị đã sử dụng trên 10 năm và có
trình độ công nghệ trung bình nhưng đã được quản lý và khai thác có hiệu quả
tốt. Các dây chuyền nhuộm và hoàn tất gián đoạn tại Công ty Formosa, Taffeta
và Công ty Hualon với hầu hết là thiết bị mới đầu tư trong phạm vi (6 - 8) năm
có trình độ công nghệ khá và khai thác có hiệu quả. Ngoài ra còn phải kể đến
dây chuyền hoàn tất dệt kim của Công ty Shing Viet với đa số thiết bị cũ đã sử

dụng khoảng 10 năm và dây chuyền in hoa và hoàn tất khăn của Dona Bochang
với thiết bị cũ nhưng đạt kết quả chất lượng sản phẩm tốt. Gần đây, Công ty
Hansoll Việt Nam đã đầu tư dây chuyền hoàn tất vải dệt kim có công suất đến
18.000 tấn/năm với thiết bị và công nghệ hiện đại.
Riêng đối với công nghệ sử dụng trong ngành dệt nhuộm, nhìn chung có
mức độ phức tạp hơn so với công nghệ sử dụng trong ngành may. Về trình độ
công nghệ theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua số liệu khảo sát của những
năm gần đây cho thấy, trình độ công nghệ trong ngành dệt nhuộm nói chung
được đánh giá là chậm hơn các nước trong khu vực xung quanh khoảng (15 -
20) năm. Nếu xếp theo thang điểm 10 thì trình độ công nghệ dệt nhuộm Việt
Nam chỉ đạt khoảng (5 - 6) điểm, đạt mức trung bình của thế giới.
Ngoài ra, việc đánh giá trình độ công nghệ có thể dựa vào tính đồng bộ của
dây chuyền, hay mức độ hiện đại của công nghệ, thiết bị sử dụng. Tính đồng bộ

15

của dây chuyền công nghệ sử dụng được đánh giá theo 3 mức độ (đồng bộ cao,
trung bình và thấp), được xác định dựa trên mức độ bảo đảm tối đa công suất
khai thác của các thiết bị trong dây chuyền và mức độ bảo đảm chất lượng sản
phẩm theo chỉ tiêu đặt ra. Mức độ hiện đại của công nghệ, thiết bị sử dụng trong
ngành được đánh giá dựa vào thế hệ công nghệ sử dụng thuộc những năm 90,
2000 hay công nghệ hiện đại, tự động hóa. Kết quả khảo sát những năm gần đây
cho thấy:
Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ cao (15 - 20)%
Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ trung bình (65 - 70)%
Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ thấp (10 - 15)%
Về mức độ hiện đại của dây chuyền công nghệ sử dụng:
Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa
sau năm 2005 trở lại đây
(10 - 15)%

Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những
năm 2000
(55 - 65)%
Số doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những
năm 90
(20 - 30)%
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu
5. Đối với lĩnh vực may mặc
Trình độ công nghệ của ngành may hiện nay được đánh giá là khá tiên tiến
và có thể cạnh tranh được với một số nước trong khu vực. Các thế hệ dây
chuyền thiết bị sử dụng tương đối hiện đại và đồng bộ cao. Trong những năm
gần đây, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp dệt may
đã đầu tư, tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ, tuy nhiên việc đổi mới
giữa ngành dệt và ngành may còn chưa đồng bộ.
Hiện tại, toàn ngành có 3.832 doanh nghiệp may với khoảng 1.200.000 máy
may thông thường các loại, có khoảng 85.000 máy may đặc chủng, khoảng
3.700 máy giặt mài, khoảng 40.000 các thiết khác phụ trợ cho công nghiệp may
và khoảng 290 hệ thống thiết kế mẫu phục vụ sản xuất (CAD/CAM). Trong số
3.832 doanh nghiệp may có 2,660 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thông
thường như sơ mi nam nữ, quần âu, áo khoác (jacket), sản phẩm dệt kim, có
25 doanh nghiệp chuyên sản xuất quần áo, găng tay bảo hộ lao động, 18 doanh
nghiệp sản xuất chăn ga gối đệm, 56 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mũ túi, 16
doanh nghiệp sản xuất quần áo lót
Ngành may có tốc độ đổi mới khá nhanh, trong vòng mấy năm trở lại đây,
đã đổi mới được khoảng 95% máy móc thiết bị, trong đó có khoảng 40% máy
móc chất lượng cao, tự động hóa sản xuất như: máy cắt chỉ tự động, ráp sơ đồ tự
động, trải vải tự động,… Ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh trong
15 năm nay, đặc biệt là trong những năm gần đây cùng với việc mở cửa thị
trường Hoa Kỳ. Trình độ công nghệ ngành may Việt Nam không cách xa với


16

mức tiên tiến trên thế giới. Trình độ công nghệ trong ngành may có thể phân làm
các nhóm sau:
- Nhóm 1: Trình độ tiên tiến. Các xưởng may sử dụng CAD/CAM trong khâu
thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ. Có hoặc không sử dụng phần mềm trong sáng tác
sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng các thiết bị may, cắt, vận chuyển nội chuyền, thiết bị,
thiết bị hoàn tất chuyên dùng và có trang bị tự động và điện tử khá cao. Có sử
dụng một số phần mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ.
- Nhóm 2: Trình độ trung bình khá. Có sử dụng một phần CAD/CAM trong
khâu thiết kế kỹ thuật và sơ đồ. Có sử dụng một phần các thiết bị chuyên dùng
và trang bị điện tử trong dây chuyền cắt, may và hoàn tất. Có sử dụng một phần
hoặc chưa sử dụng phần mềm trong quản lý.
- Nhóm 3: Trình độ thấp và trung bình. Thiết bị thông thường. Chưa sử dụng
phần mềm quản lý và thiết kế.
Trong đó:
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam có 126 xưởng may với 78.000 thiết bị may cắt
và hoàn tất các loại, trong đó các xưởng nhóm 1 chiếm 20%, xưởng nhóm 2
chiếm 70% và xưởng nhóm 3 chiếm 10%. Một số xưởng thuộc các Tổng Công
ty CP May Việt Tiến, Tổng Công ty may Nhà Bè – Cty Cổ phần, Tổng Công ty
May Đức Giang, Tổng Công ty May 10, Công ty May Phương Đông, đã có sử
dụng phần mềm sáng tác mẫu và thiết bị cắt vải Robot của Mỹ, Đức, Ngoài ra
còn có khoảng 200 xưởng may thuộc doanh nghiệp nhà nước khác có trình độ đa
số thuộc nhóm 2 và 3.
- Khu vực tư nhân: Có khoảng 850 xưởng may với khoảng 350.000 thiết bị
và trình độ công nghệ đa số thuộc nhóm 2 và 3.
- Khu vực đầu tư nước ngoài có gần 400 xưởng may với trên 400.000 thiết
bị có trình độ công nghệ hầu hết thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Một số xưởng thuộc
các Công ty như: Công ty Esquel, Công ty Chutex, Công ty Hansoll, Công ty
Namyang, Công ty Shing Viet, Công ty Scavi, đã được khảo sát cho thấy dây

chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên dùng có trình độ tự động hoá cao và
áp dụng phổ biến các phần mềm quản lý và thiết kế kỹ thuật.
IV. Về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ
1. Về nguồn nhân lực
- Về cơ bản, trong những năm gần đây nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực dệt may của Việt Nam có số lượng và chất lượng đáp ứng được tương đối
tốt yêu cầu phát triển của ngành. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành dệt
may Việt Nam vẫn đang có lợi thế về lao động cả về trình độ học vấn, khả năng
tiếp thu khoa học công nghệ và trình độ ngày càng được nâng cao. Trong thời
gian qua, để tạo ra được các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như
yêu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao, cùng với việc đầu tư

17

chiều sâu, cũng như tăng cường năng lực thiết bị mới, công nghệ mới ngành
cũng đã có quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực tương xứng, tăng cường đào
tạo trong và ngoài nước, trực tiếp mở các lớp đào tạo giám đốc doanh nghiệp,
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề phục vụ ngành.
Tổng số lao động trong ngành công nghiệp dệt may (không tính lao động ở
các công đoạn phụ trợ như sản xuất nguyên liệu bông,…) năm 2010 là
1.039.620 người tăng 138.388 người so với năm 2008. Trong đó lao động nữ là
808.505 người chiếm 77,77% tổng số lao động (năm 2008 lao động nữ chiếm
76,08%). Lao động ngành dệt may chiếm 10,31% trong tổng số lao động của
toàn ngành công nghiệp (tổng số lao động toàn ngành công nghiệp là 10.079.886
người). Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2010 là 2,5%/năm trong
ngành dệt và 9%/năm trong ngành may. Số liệu về lao động trong ngành dệt
may được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 7. Lao động trong ngành dệt may
Năm 2005 2010

Tăng
trưởng TB
Số lao động cả nước
6.237.396
100%
10.079.886
100%
6,8%
Dệt 162.934 3% 188.914 2% 2,5%
May
513.428
8%
861.097
9%
9,0%
Nguồn: Niên giám thống kê, 2011
Bảng 8. Tỷ lệ trình độ giám đốc theo giới tính và theo trình độ chuyên môn
của ngành dệt may
Ngành Ngành dệt Ngành may
Chia theo giới tính


- Nam 77.47 71.37
- Nữ
22.53
28.63
Chia theo trình độ chuyên môn

- Tiến sỹ
0.25

0.21
- Thạc sỹ 2.14 2.31
- Đại học
50.41
59.73
- Cao đẳng
4.44
5.52
- Cao đẳng nghề 2.80 3.16
- Trung học chuyên nghiệp
6.99
6.06
- Dạy nghề dài hạn 4.85 3.97
- Dạy nghề ngắn hạn
6.74
3.06
- Trình độ khác 21.38 15.98

18


Bảng 9. Tỷ lệ lao động theo giới tính, theo trình độ chuyên môn và theo tính
chất công việc của ngành dệt may
Ngành

Ngành dệt
Ngành may
Chia theo giới tính



- Nam
35.96
16.96
- Nữ 64.04 83.04
Chia theo trình độ chuyên môn


- Tiến sỹ 0.01 0.00
- Thạc sỹ
0.05
0.02
- Đại học 4.27 2.19
- Cao đẳng
2.49
1.84
- Cao đẳng nghề 1.01 1.25
- Trung học chuyên nghiệp
5.14
2.52
- Dạy nghề dài hạn
3.29
3.77
- Dạy nghề ngắn hạn
11.86
14.75
- Trình độ khác
71.87
73.66
Chia theo tính chất công việc


- Lao động quản lý
3.64
2.91
- Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 6.48 5.25
- Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh
84.84
89.36
- Nhân viên hành chính phục vụ 5.04 2.49
- Mặc dù vậy, vẫn có những thiếu hụt, hạn chế nhất định trong nguồn lao
động phục vụ phát triển của ngành, đặc biệt là nguồn lao động trình độ cao. Do
nhiều nguyên nhân, số cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên về sợi, dệt, cơ dệt,
hóa nhuộm trong và ngoài nước trước đây trong thời gian qua phần lớn chuyển
ngành hoặc làm công tác quản lý. Đặc biệt trong vòng 10 năm vừa qua không có
kỹ sư được đào tạo chuyên sâu của ngành (ngành cơ dệt, hóa nhuộm hầu như
trắng bảng) phần lớn chỉ được đào tạo chung cho cả sợi – dệt – nhuộm. Vì vậy,
nguồn nhân lực cho công tác quản lý kỹ thuật nói chung, quản lý thiết bị nói
riêng gặp nhiều khó khăn, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may
trong thời gian qua vừa thiếu vừa chưa đáp ứng cao được yêu cầu khách quan.
- Nguy cơ thiếu hụt công nhân cho ngành trong tương lai là không nhỏ. Qua
tham khảo số liệu khảo sát thu được của 30 doanh nghiệp trọng yếu trong Tập
đoàn Dệt May Việt Nam theo Đề án đào tạo nguồn nhân lực dệt may 2011 -
2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy:

19

Nhìn vào hiện trạng thực tế 10 năm qua, các doanh nghiệp dệt may (đặc biệt
sợi, dệt, nhuộm hoàn tất) chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn của đất nước,
do đó chi phí sản xuất tăng cao (trong đó có chi phí lao động) do tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân tại các thành phố này đều tăng trưởng nằm trong top dẫn
đầu của cả nước. Tại các thành phố nói trên, quỹ đất ngày càng eo hẹp, đặc biệt

là các yêu cầu về tuân thủ luật bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, buộc các
doanh nghiệp phải xây dựng phương án di dời và đang từng bước di dời, do đó
các đơn vị gặp không ít khó khăn về nguồn nhân lực (thiếu hụt trầm trọng)
Trong những năm gần đây môi trường làm việc (đặc biệt là thu nhập) của
ngành dệt may hoàn toàn không còn hấp dẫn đối với nhiều cán bộ kỹ thuật cũng
như công nhân lao động. Việc di dời các đơn vị của ngành ra khỏi các trung tâm,
thành phố lớn đến các khu công nghiệp cũng đã tác động không nhỏ đến điều
kiện môi trường của người lao động, trong điều kiện các chế độ chính sách đãi
ngộ không thể cải thiện một sớm một chiều đã làm cho ngành dệt may nói
chung, đặc biệt ngành dệt vải và nhuộm hoàn tất nói riêng gặp nhiều khó khăn
về nhân lực. Biến động lao động từ năm 2001 - 2006 ít xảy ra, nhưng từ năm
2007 đến nay số lao động biến động thường xuyên hàng năm là rất lớn, số cán
bộ công nhân viên muốn gắn bó lâu dài với các công ty là rất ít (so với trước
đây) do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.
- Bên cạnh đó, một số yếu tố ngăn cản sự phát triển của ngành dệt Việt Nam
là vấn đề ý thức của người lao động. Các lao động đang làm việc trong các xí
nghiệp nhà nước không hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của công việc.
Chính vì họ chỉ ý thức rằng, chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian là có thể hoàn
thành được công việc, vì vậy mà năng suất lao động thực tế tại xưởng sản xuất
giảm sút. Vấn đề này đang trở thành vấn nạn lớn làm giảm đi năng suất lao động
của các doanh nghiệp. Chính vì vậy phải thực hiện công việc với lòng nhiệt tình,
với ý thức rằng người lao động đều là chủ nhân của nhà máy thì mới có thể góp
sức vào cho sự phát triển của doanh nghiệp (vấn đề này đang từng bước được
giải quyết tại các công ty cổ phần khi người lao động có cổ tức, tuy nhiên trong
thực tế vẫn còn một khoảng cách).

2. Về công tác đào tạo
Xét về số lượng, các trường đào tạo các ngành nghề liên quan đến công nghệ
dệt may trong cả nước hiện có: đào tạo trên đại học là 01 trường; đào tạo bậc đại
học là 09 trường và đào tạo bậc cao đẳng dạy nghề là 12 trường. Một thực tế là

các trường đang đào tạo nhân lực cho ngành dệt may đang ngày càng gặp rất
nhiều khó khăn trong việc thu hút học sinh.
Theo thống kê, hiện nay 90% học sinh sinh viên học ngành dệt may nói
chung và học tại các trường thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng có
xuất thân từ các vùng nông thôn, miền núi, có điều kiện kinh tế khó khăn. Vì
vậy, nếu xã hội hoá bằng cách tăng học phí để bù đắp chi phí chi thường xuyên

20

đối với các trường là không thể thực hiện được và sẽ rất khó thu hút người học.
Hơn nữa, ngành dệt may là khối ngành kỹ thuật, chi phí về trang thiết bị cho đào
tạo cũng như chi phí thường xuyên về vật tư, thực nghiệm, giảng viên, cho đào
tạo rất lớn, vì vậy mà rất nhiều trường không muốn đào tạo khối ngành này, nhất
là các trường xã hội hoá cao như các trường tư thục. Bên cạnh đó do thu nhập
của ngành dệt may thấp hơn các ngành kinh tế khác nên rất khó thu hút học sinh
sinh viên vào học mặc dù ngành có nhu cầu nhân lực lớn trong thời gian tới. Do
đó, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí chi thường
xuyên cho các trường đào tạo ngành dệt may theo hình thức đặt hàng đào tạo
theo nhu cầu của xã hội; cũng như hỗ trợ toàn bộ kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất cho các nhà trường trong giai đoạn tới.
Nguồn nhân lực được đào tạo từ cao đẳng trở lên ở nước ngoài trong 10 năm
qua hầu như không có.
3. Về công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất kinh doanh
Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của ngành còn nhiều
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển ngành.
Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa được quan tâm và đầu tư thoả
đáng, chưa có quỹ hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Các kết quả
nghiên cứu và phát triển (R&D) theo chuẩn mực quốc tế còn hạn chế. Trang
thiết bị của viện nghiên cứu, của phòng kỹ thuật và triển khai sản xuất tại các

doanh nghiệp còn rất thiếu, không đồng bộ và lạc hậu so với những cơ sở sản
xuất tiên tiến trong nước. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có bộ phận nghiên
cứu và triển khai công nghệ.
Thiếu sự liên kết giữa sản xuất và nghiên cứu khoa học công nghệ; thiếu sự
hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu phát triển trong ngành với các
trường đại học và các doanh nghiệp.
Hệ thống dịch vụ khoa học công nghệ bao gồm thông tin khoa học công
nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất
lượng còn yếu cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ.
Thiếu cán bộ khoa học công nghệ giỏi, thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ
cao. Sự phân bố cán bộ kỹ thuật của ngành chưa hợp lý, sự hỗ trợ về công nghệ
của các cơ quan nghiên cứu, trường đào tạo đối với các doanh nghiệp còn rất
hạn chế. Đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả
năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế.
Công tác nghiên cứu ở các doanh nghiệp là nghiên cứu đề tài phục vụ trực
tiếp cho sản xuất của doanh nghiệp. Toàn ngành có ba viện nghiên cứu, 9 trường
đại học có đào tạo dệt may, 12 trường cao đẳng và cao đẳng nghề có thể thực
hiện công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu các cấp phục
vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành, trong đó có các đề tài nghiên cứu về

21

công nghệ thuộc các sản phẩm mới và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tổ chức
các lớp bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, mới chỉ có các viện nghiên cứu thực hiện các đề tài phục vụ sản xuất,
song nhiều đề tài nghiên cứu chưa được ứng dụng trong sản xuất, tính khả thi
còn thấp.
V. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm
- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành dệt may của Việt Nam

những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn chủ yếu áp dụng
theo các yêu cầu của đối tác nước ngoài, Việt Nam chưa xây dựng được bộ qui
chuẩn, tiêu chuẩn chung cho ngành dệt may cũng như để phục vụ cho hoạt động
xuất khẩu nói riêng.
Năm năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã áp dụng
các hệ thống quản lý chất lượng; quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất; nhiều
doanh nghiệp trong ngành đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001- 2000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; hệ thống trách
nhiệm xã hội SA8000, quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025, Gần đây,
nhiều doanh nghiệp thành công trong áp dụng tích hợp 3 hệ thống: ISO 9001-
2000, ISO 14000, SA 8000, như công ty May Đức Giang, Hưng Yên, Thắng
Lợi, Việc áp dụng hệ thống quản lý đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Đối với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và phương pháp thử, phần
lớn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sử dụng tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách
hàng. Đó là các tiêu chuẩn quốc tế đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới: tiêu
chuẩn châu Âu (EN); tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM và AATCC); tiêu chuẩn Nhật
Bản (JIS), Việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn trên đã giúp cho công tác
quản lý chất lượng tại các đơn vị đi vào nền nếp, cải thiện năng suất, chất lượng
sản phẩm. Công tác quản lý năng suất, chất lượng sản phẩm tại các doanh
nghiệp dệt may thông qua các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn,… được quan tâm,
đầu tư đã mang lại hiệu quả cao hơn so với những phương pháp quản lý trước
đây.
Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng chưa được định hình ổn định, đặc
biệt là cơ chế kiểm soát hàng hóa tiêu thụ trên thị trường trong nước, quản lý
chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa được chặt chẽ. Việc áp dụng tiêu chuẩn vẫn
phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy chuẩn,
tiêu chuẩn chung cho ngành dệt may, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Trong
những năm qua ngành dệt vải, nhất là vải dệt thoi gặp không ít những khó khăn
trong khâu quản lý kỹ thuật nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng.

Khâu quản lý thiết bị, quản lý chất lượng làm chưa được tốt, do đó hiệu suất sử
dụng thiết bị mới đạt khoảng (75 - 80)%, chất lượng vải mộc còn nhiều khuyết
tật, chất lượng nhuộm - hoàn tất cũng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ sản phẩm phục
vụ may xuất khẩu đạt thấp.

22

×