Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn luyện kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 (LV01308)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.42 KB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




BÙI THỊ VĨ THU




VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH TRONG
RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 2





LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC





HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





BÙI THỊ VĨ THU




VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH TRONG
RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 2


Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân



HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới TS. Lê Anh Xuân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy
cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi
những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp trường Tiểu
học Trung Tự - quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và trường Tiểu học Đại Mỗ
- huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp
đỡ tôi hoàn thiện công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!










LỜI CAM ĐOAN

Đề tài Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch - văn minh trong rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói (phân môn
Tập làm văn) cho học sinh lớp 2 được tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ
sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác
giả khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.

Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công
trình nghiên cứu nào khác đã công bố.

Bùi Thị Vĩ Thu







MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Giả thuyết khoa học 8
7. Bố cục luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1. Cơ sở lí luận 10
1.1.1. Lí thuyết giao tiếp 10
1.1.2. Lý thuyết về nghi thức lời nói 18
1.1.2 Tích hợp nếp sống thanh lịch - văn minh (lịch sự) thông qua giao tiếp 21
1.1.4. Cơ sở lí luận Tâm lí HS lớp 2 24

1.1.5. Nội dung chương trình Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh
cho HS lớp 1, 2 liên quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói 27
1.2. Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1. Thực trạng dạy - học kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong
phân môn TLV lớp 2 hiện nay 28
1.2.2. Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh
trong nhà trường 31
Tiểu kết 35
Chương 2. VẬN DỤNG LÍ THUYẾT GIAO TIẾP, TÍCH HỢP GIÁO
DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH - VĂN MINH NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI
CHO HỌC SINH LỚP 2 36
2.1. Các nghi thức lời nói trong chương trình tiếng việt tiểu học 36
2.1.1. Các bài TLV liên quan đến kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói
cho HS lớp 2 36

2.1.2. Mục tiêu cần đạt của các bài TLV liên quan đến kĩ năng sử dụng
các nghi thức lời nói cho HS lớp 2 38
2.2. Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch- văn
minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói cho học sinh lớp 2 39
2.2.1. Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời
nói Chào cho học sinh lớp 2 39
2.2.2. Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời
nói Tự giới thiệu cho học sinh lớp 2 43
2.2.3. Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh
lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời
nói Cảm ơn cho học sinh lớp 2 49
2.2.4 Vận dụng lý thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh

lịch thanh lịch văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời
nói Xin lỗi cho học sinh lớp 2 55
Tiểu kết 60
Chƣơng 3: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THỬ NGHIỆM 63
3.1. Định hướng thiết kế giáo án 63
3.2. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp 64
3.3. Nội dung dạy học cơ bản 65
3.3.1. Nghi thức lời nói chào 65
3.3.2. Nghi thức lời nói tự giới thiệu 75
3.3.3. Nghi thức lời nói cảm ơn 83
3.3.4. Nghi thức lời nói xin lỗi 90
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC






BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Tập làm văn TLV
2. Giáo viên GV
3. Học sinh HS
4. Sách giáo khoa SGK
5. Ví dụ VD
7. Thực nghiệm TN
7. Đối chứng ĐC
8. Nghi thức lời nói NTLN


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn minh thanh lịch là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người
dân Hà Nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy
trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự
hào và vinh dự của người dân Thủ đô, trong đó bắt đầu từ các lớp HS tiểu
học. Bắt đầu từ năm học 2010 - 2011, chương trình Giáo dục nếp sống thanh
lịch văn minh cho HS Hà Nội đã được đưa vào giảng dạy trong các trường
phổ thông của thành phố Hà Nội.
Quan điểm giao tiếp là một trong những mục tiêu chính để xây dựng
chương trình môn Tiếng Việt cải cách giáo dục ở Tiểu học. Trong chương trình
Tiếng Việt lớp 2, kĩ năng giao tiếp được rèn qua nhiều phân môn nhưng nổi bật
hơn cả là phân môn Tập làm văn (TLV). Trong đó, Nghi thức lời nói (NTLN):
chào, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi rất quan trọng và phổ biến trong giao tiếp
hàng ngày của cuộc sống. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong việc dạy
và học trong chương trình môn Tiếng Việt - phân môn TLV.
Trong đó việc dạy NTLN có điều kiện tích hợp với dạy văn hóa ứng xử,
dạy đạo đức, dạy kĩ năng sống… là những vấn đề đang được ngành giáo dục
và xã hội quan tâm. Với những thành tựu khoa học kĩ thuật, khoảng cách giữa
các dân tộc, quốc gia và con người ngày càng thu hẹp. Giao tiếp văn hóa của
mọi dân tộc đều có đặc điểm chung là mở rộng, du nhập lẫn nhau nhưng mặt
trái của việc cởi mở, hội nhập này dễ dẫn đến văn hóa giao tiếp, cử chỉ, cách
xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn, vay mượn của nhau - nhất là trong giới trẻ
- đã làm mất đi những nét văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam. Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt. Sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh và các thứ tiếng,
xưng hô chào hỏi thế nào cho đúng bản sắc dân tộc hay cho có văn hóa - là
vấn đề nhà trường bắt buộc phải quan tâm. Chính vì vậy, việc dạy sử dụng các


2
NTLN chính là góp phần gìn giữ một trong những nét văn hóa truyền thống
trong giao tiếp của dân tộc ta.
Trên đây là những lí do cơ bản khiến tôi chọn đề tài: Vận dụng lí thuyết
giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong rèn kĩ
năng sử dụng các nghi thức lời nói cho HS lớp 2.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giao tiếp
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người. Trong giao tiếp
diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể nên tất cả các mối quan hệ
không phải giữa chủ thể đều không được gọi là giao tiếp. Trong quá trình giao
tiếp nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở quá trình thông tin, hiểu
biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Khi có sự tiếp xúc
giữa một người với một người khác (hoặc với một nhóm người khác) thì
người ta thông báo cho nhau những thông tin. Nội dung thông báo có thể là
các hiện tượng trong đời sống sinh hoạt, cuộc sống ).
Giao tiếp là một kĩ năng rất cần thiết đối với mỗi chúng ta. Kĩ năng giao
tiếp tốt thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, tinh tế. Lê-
Nin đã từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài
người”. Một trong những nội dung của việc dạy tiếng Việt ở tiểu học là dạy
như dạy một công cụ giao tiếp: mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và
cách thức đánh giá kết quả đều phải xây dựng trên quan điểm này.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy, hình thức tổ
chức dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học như Quan điểm giao tiếp trong dạy
học tiếng Việt ở tiểu học của tác giả Lê Thị Thanh Bình, Một số vấn đề dạy
tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học tác giả Nguyễn Trí, Bàn về hệ
thống bài tập dạy học tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp tác giả Nguyễn Thị
Xuân Yến. Dụng học Việt ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp. Các công trình

3

nghiên cứu về dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp trên đã trình bày
những vấn đề của lí thuyết giao tiếp bằng những dẫn chứng sinh động cụ thể,
trong phân tích và đã được áp dụng trong thực tế.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả và hướng nghiên cứu trong
các cuốn sách trên, đã có nhiều ứng dụng trong việc sử dụng, vận dụng và tích
hợp lý thuyết giao tiếp thông qua một số nghi thức lời nói: chào, xin lỗi, cám
ơn Song làm thế nào để vận dụng được lí thuyết giao tiếp đó vào việc dạy
và học môn Tiếng Việt phân môn TLV cho HS Tiểu học để các em có thể
giao tiếp một cách có văn hóa, thanh lịch. Ngoài ra, nhiều GV trong quá trình
giảng dạy chưa có cái nhìn sâu sắc về vấn đề trên nên hiệu quả dạy và học
môn Tiếng Việt nói chung và việc rèn kỹ năng sử dụng các NTLN nói riêng
chưa cao. Đó là một thực tế mà trong luận văn này, sẽ phân tích và trình bày
sâu hơn.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn
minh cho HS Thủ đô
Sau kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều chương trình
về giáo dục nếp sống Thanh lịch - văn minh đã được triển khai rộng khắp
thành phố và đạt được nhiều thành công. Chương trình 04-CTr/TU - 2014 của
Thành ủy Hà Nội (khóa XV) với ba nội dung: Phát triển văn hóa - xã hội;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô; xây dựng người Hà Nội thanh
lịch, văn minh đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn Thủ đô. Trước đó, Sở
Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội xây dựng Đề án biên
soạn Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh” để đưa vào giảng
dạy cho HS các trường phổ thông ở Hà Nội. Bộ tài liệu đã được áp dụng trong
việc giảng và dạy tại các trường tiểu học trong thành phố và ngày càng được
hoàn thiện thông qua các việc dạy và học cũng như các sáng tạo và áp dụng
trong thực tế. Bộ tài liệu biên soạn cho từng cấp bao gồm tài liệu dành cho HS

4
và tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho GV. Bên cạnh đó, còn có thể kể ra rất

nhiều tài liệu nghiên cứu về nếp sống thanh lịch, văn minh như:
- Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện
Văn hóa và nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
- Hoàng Đạo Thúy (2010), Nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
- Thái Hà (2009), Bé học ứng xử văn minh, Nhà xuất bản Thời đại.
- Giang Quân (2010), Văn hóa gia đình người Hà Nội, Nhà xuất bản Thời đại.
Các tài liệu kể trên mới nói về cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội
sao cho thanh lịch, văn minh, chưa đưa ra các bài học và thực tiễn trong cách
tích hợp giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh vào việc dạy phân môn TLV
lớp 2. Thực tế trong việc tích hợp lý thuyết giao tiếp với giáo dục nếp sống
văn minh thanh lịch trong rèn kỹ năng sử dụng nghi thức lời nói, mà cụ thể ở
đây là phân môn TLV với nghi thức lời nói: chào, cảm ơn, xin lỗi
2.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy - học về NTLN hiện nay
Về phân môn TLV trong trường Tiểu học đã có rất nhiều tác giả nghiên
cứu và thể hiện rõ quan điểm của mình qua các công trình nghiên cứu như
Nguyễn Trí, Lê Phương Nga, Nguyễn Minh Thuyết.
Tác giả Nguyễn Trí trong một công trình cùng đồng tác giả Lê Phương
Nga cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt đã thể hiện chiến lược dạy học
Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Đó là hướng đi đúng, có cơ sở khoa học
vững chắc song tác giả chưa đi sâu vào vấn đề dạy TLV, đặc biệt là kĩ năng
sử dụng một số nghi thức lời nói
Tác giả Phan Phương Dung với đề tài luận án “Các phương tiện ngôn
ngữ biểu hiện tính lễ phép trong giao tiếp tiếng Việt”đã nghiên cứu một cách
có hệ thống các phương tiện ngôn ngữ biểu thị tính lễ phép và đã đưa ra một
số mẫu bài tập dạy lời nói văn hóa cho học sinh tiểu học và học sinh trung học
cơ sở. Trong bài viết “Về vấn đề dạy lời nói văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ

5
cho học sinh qua môn Tiếng Việt” đã đề cập một cách cụ thể các phương tiện

từ ngữ biểu đạt tính lễ phép trong giao tiếp và việc ứng dụng từ ngữ biểu đạt
tính lễ phép trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
Cuốn Trò chơi học tập Tiếng Việt 2 do Trần Mạnh Hưởng (chủ biên) -
Nguyễn Thị Hạnh - Lê Phương Nga biên soạn phần trò chơi TLV có đưa ra
một số trò chơi khi dạy phân môn TLV bộ môn Tiếng Việt, nhằm đa dạng hoá
hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ Tập làm văn. Tuy nhiên việc áp
dụng trò chơi vào trong tiết học thường ít được áp dụng do thời gian và tâm lý
ngại thay đổi của giáo viên.
Trong đề tài KH&CN“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng
nói cho học sinh tiểu học ở môn Tiếng Việt” của Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam tác giả Trần Thị Hiền Lương đã xác định được các biện pháp dạy
học rèn kĩ năng nói cho học sinh xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu
học, từ lý luận dạy học hiện đại, theo hướng tăng cường thực hành, luyện tập.
Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng nói như
rèn kĩ năng phát âm, rèn kĩ năng nói độc thoại, nói hội thoại trong đó có kĩ
năng sử dụng NTLN cho học sinh tiểu học.
Xét về phạm vi tìm hiểu, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể
trên đã bàn đến mục tiêu, nội dung, biện pháp phát triển NTLN hoặc rèn kĩ
năng sử dụng NTLN cho học sinh song các NTLN và cách sử dụng các
NTLN ấy mới chỉ được nói một cách khái quát ở chương cuối của các công
trình hoặc chỉ được đề cập có giới hạn về một vài khuôn mẫu trong các bài
viết mà chưa được đặt thành một vấn đề lớn để hình thành nên một công trình
nghiên cứu về rèn luyện NTLN cho học sinh một cách hoàn chỉnh. Do vậy,
việc vận dụng lý thuyết giao tiếp nâng cao hiệu quả kĩ năng sử dụng NTLN
cho học sinh tiểu học là một việc làm cần thiết, nhằm hỗ trợ cho giáo viên
trong quá trình dạy học nội dung mới này.


6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc vận dụng lí thuyết giao tiếp,
áp dụng một số nhóm biện pháp giảng dạy, kết hợp với các hình thức tổ chức
hoạt động giao tiếp trong các bài giảng cho HS lớp 2 về giáo dục nếp sống
thanh lịch - văn minh, thông qua việc sử dụng các nghi thức lời nói: chào, tự
giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi (phân môn TLV lớp 2)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tích hợp lý thuyết giao tiếp với nội dung
giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh trong trường học thông qua các bài TLV
dạy kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói: lời chào, đáp lời cảm ơn, xin lỗi
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Chứng minh việc vận dụng lý thuyết giao tiếp tích hợp nếp sống thanh
lịch văn minh qua các NTLN sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả giảng dạy, kỹ
năng sử dụng các NTLN lời chào hỏi, tự giới thiệu; lời cảm ơn, xin lỗi.
- Phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa lí thuyết giao tiếp và nội dung
giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh với việc rèn kĩ năng sử dụng các
nghi thức lời nói trong phân môn TLV lớp 2 lời chào hỏi, tự giới thiệu;
lời cảm ơn, xin lỗi.
- Tổ chức các tình huống, trò chơi và các bài thi trắc nghiệm rèn kĩ năng
giao tiếp: Để giúp HS luyện tập các nghi thức lời nói và phát triển được ngôn
ngữ nói.
- Xây dựng giáo án mở, kết hợp cả học kỳ 1 và học kỳ 2.Áp dụng sáng
tạo trong giáo án thực tế (giáo án thực nghiệm) để xây dựng quy trình vận
dụng lý thuyết giao tiếp để làm nổi bật phép lịch sự, văn minh thông qua các
nghi thức lời nói: chào, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi…

7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những ván đề lí luận làm cơ sở cho đề tài.

- Điều tra thực trạng việc dạy kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói trong
phân môn TLV và thực trạng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS Thủ đô.
- Tìm ra các biện pháp vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp
sống thanh lịch - văn minh vào việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói
trong phân môn TLV lớp 2.
- Thiết kế bài giảng theo đề xuất của luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu lí luận được vận dụng khi:
- Nghiên cứu các tài liệu về lí thuyết giao tiếp để tìm ra cơ sở khoa học về
giao tiếp cho việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói (phân môn TLV).
- Nghiên cứu bộ tài liệu chuẩn của Sở Giáo dục và Đào tạo về giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh, các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng các nghi
thức lời nói (phân môn TLV) cho HS lớp 2.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình Giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh cho HS Hà Nội để tích hợp với lí thuyết giao
tiếp trong việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói (phân môn TLV) sao
cho hiệu quả.
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi, đặc điểm ngôn ngữ của HS
Tiểu học để xác định những tiền đề tâm lí cho việc rèn kĩ năng sử dụng các
nghi thức lời nói theo hướng vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục
nếp sống thanh lịch - văn minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được vận dụng trong quá trình quan sát,
dự giờ, tìm hiểu để nắm bắt tình hình rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói
(phân môn TLV) ở trường Tiểu học bao gồm hoạt động dạy học, chất lượng dạy

8
học, các trò chơi và học…, để rút ra được những nhận định về thực trạng, kế
thừa và chọn lọc các nhóm biện pháp trong việc giảng dạy rèn kĩ năng sử dụng

các nghi thức lời nói (phân môn TLV) cho HS lớp 2 hiện nay.
6. Giả thuyết khoa học
6.1. Về lí luận
Đề tài thực hiện thành công sẽ làm sáng tỏ thêm thành công trong việc
vận dụng lí thuyết giao tiếp và nội dung chương trình Giáo dục nếp sống
thanh lịch - văn minh trong việc rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói
trong phân môn TLV cho HS lớp 2.
6.2. Về thực tiễn
- HS có ý thức rèn kĩ năng sử dụng các nghi thức lời nói phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp; yêu thích phân môn TLV, yêu thích bộ môn Tiếng Việt
và hình thành tình yêu tiếng mẹ đẻ, tình yêu nét đẹp thanh lịch, văn minh
trong giao tiếp ứng xử. Thường xuyên động viên, khuyến khích HS tham gia
giao tiếp và khuyến khích cha mẹ HS giúp con mình phát triển kỹ năng ngôn
ngữ tại nhà cũng như nơi công cộng.
- Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động ngoại khóa khác để phát triển kỹ năng
nói, hình thức tổ chức hoạt động học tập. Làm mới các chủ điểm, chủ đề luyện
kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi HS lớp 2.
- HS có khái niệm riêng với việc rèn luyện các nghi thức lời nói trong các
ngữ cảnh và hoạt động xung quanh. Làm cơ sở cho việc áp dụng đầy đủ các nội
dung, quy tắc trong bộ tài liệu chuẩn về giao dục nếp sống văn minh thanh lịch
của TP Hà Nội: khái niệm thanh lịch, văn minh; phong cách thanh lịch văn
minh: ăn uống, đi đứng, ngồi nhìn, nghe nói…; giao tiếp văn minh, thanh lịch
giữa con người với con người: ông bà, cha mẹ, họ hàng gần xa, làng xóm, thầy
trò, bạn bè; ứng xử với môi trường, tự nhiên, với di tích danh thắng…,


9
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Chương 2: Vận dụng lí thuyết giao tiếp, tích hợp giáo dục nếp sống
thanh lịch - văn minh nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sử dụng các
nghi thức lời nói cho HS lớp 2.
Chương 3: Thiết kế bài giảng thử nghiệm.





















10
PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lí thuyết giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động quan trọng để phát triển xã hội loài người. Có
nhiều phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng
nhất, cơ bản nhất.
Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết
lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác giữa các thành viên trong xã hội
với nhau Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng
phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Mỗi cuộc giao tiếp
tối thiểu phải có hai người và phải dùng cùng một ngôn ngữ nhất định.
1.1.1.2. Hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí
mã (phát thông tin); trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể thực hiện bằng
hai hình thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết).
Theo quan điểm giao tiếp, mục đích của việc dạy bất kì ngôn ngữ nào
cũng phải hình thành và phát triển cho người học cả bốn kĩ năng: nghe, nói,
đọc, viết. Trước hết, căn cứ vào hai cực đối lập của sự giao tiếp (phát thông
tin- nơi thu nhận thông tin), sẽ có hai hoạt động cơ bản là phát và nhận. Theo
kiểu loại ngôn ngữ (ngôn ngữ nói- ngôn ngữ viết) làm phương tiện giao tiếp
thì các hoạt động phát và nhận lại được phân làm hai, là viết và đọc. Như vậy,
là có bốn loại hoạt động cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Ở phương diện cách thức
hoạt động, nói và viết đi theo lộ trình từ ý đến lời, tạo nên lời để phát ra. Nghe
và đọc đi theo lộ trình từ lời đến ý. Đứng ở góc độ hoạt động của người sử
dụng ngôn ngữ, nói và viết là hoạt động chủ động hay là kĩ năng sản sinh,
trong đó nghe và đọc là hoạt động bị động hay kĩ năng tiếp nhận.

11
Mô tả
Sản sinh/ chủ động

Tiếp nhận/ thụ động
Ngôn ngữ nói
Nói
Nghe
Ngôn ngữ viết
Viết
Đọc

Có thể hình dung theo sơ đồ sau:










Quan điểm dạy học tiếng Việt hiện nay phải chú ý phát triển cả bốn kĩ
năng này cho HS, để các em có thể tham gia chủ động và tích cực vào tất cả
các hoạt động giao tiếp. Rèn cho HS nói và viết là rèn cho HS cách tự phát ra
lời nói. Rèn cho HS nghe và đọc là rèn cho HS tiếp nhận để hiểu người khác.
Muốn tham gia vào hoạt động giao tiếp, HS vừa phải biết tiếp nhận, vừa
phải biết sản sinh ra văn bản (bao gồm cả nói và viết). Nhưng các kĩ năng đó
phải có sự biến đổi, chuyển hóa về chất tức là tạo ra và làm giàu năng lực sử
dụng lời nói của cá nhân. Vì dạy giao tiếp chính là dạy lời nói. Theo hướng
này, người học sẽ ít quan tâm đến các quy tắc ngôn ngữ, quan tâm đến việc
tạo ra câu nói, lời nói cụ thể. Lời nói thì vô cùng phong phú, sinh động, vô
hạn, biến đổi trong các hoàn cảnh sử dụng (giao tiếp) khác nhau.


Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Sản sinh
Tiếp nhận
nói
nghe
viết
đọc

12
1.1.1.3 Đặc điểm của Giao tiếp
Giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa con người với con người trong xã
hội thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiện
quan trọng nhất. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiên
dạng nói là phổ biến và chủ yếu. Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hình
thức giao tiếp phổ biến.
Đặc điểm so sánh
Văn bản
Hội thoại
Tính liên tục
- Là diễn ngôn liên tục do một
người viết ra.
- Là những diễn ngôn ngắt
quãng, cài răng lược vào nhau.
Nội dung
- Tuân theo một chiến lược được
người viết định ra từ đầu và theo
đuổi chiến lược đó đến hết.
- Không thể định hướng

trước được hoặc nếu có thì
phải thường xuyên thay đổi
theo hoạt động đối thoại.
Đặc điểm của văn nói và văn viết (hội thoại) trong giao tiếp
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản phổ biến của
ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các
hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình
thức căn bản này.
Cấu trúc tổng quát của một cuộc hội thoại có thể là: đoạn thoại mở thoại,
các đoạn thân thoại và đoạn thoại kết thúc.
Đoạn thoại mở thoại phần lớn là công thức hoá, có tác dụng mở ra mối
quan hệ giữa các nhân vật. Người mở thoại thường tránh sự xúc phạm đến thể
diện của người nghe, chuẩn bị một “mức độ thành công” cho cuộc thoại.
VD: Đoạn thoại mở đầu trong Bài tập 3 (Tiết TLV Đáp lời chào, lời tự
giới thiệu - sách Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 12) như sau:
- Mẹ Sơn: Chào cháu.
- Nam: Cháu chào cô ạ.
Các đoạn thân thoại có thể gồm một vài đoạn thoại để phát triển nội
dung đề tài cuộc thoại.

13
VD: Đoạn thoại kế tiếp trong Bài tập 3 (Tiết TLV Đáp lời chào, lời tự
giới thiệu - sách Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 12) là đoạn thân thoại:
- Mẹ Sơn: Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không?
- Nam: Vâng ạ, cháu là Nam đây! Cô hỏi gì cháu ạ?
- Mẹ Sơn: Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.
- Nam: Thế ạ.
- Mẹ Sơn: Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyến giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
- Nam: Vâng ạ. Cháu sẽ chuyển.
Đoạn thoại kết thúc có chức năng đóng cuộc thoại.

Cặp thoại
Một cặp thoại tối thiểu chỉ gồm một lời trao (lời dẫn nhập) và một lời
đáp (lời hồi đáp). Đó là cặp thoại điển hình sau:
- Mẹ Sơn: Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không?
- Nam: Vâng ạ, cháu là Nam đây! Cô hỏi gì cháu ạ?
Quy luật thông thường là trao gì, đáp nấy. Tuy vậy cũng có trường hợp
có cặp thoại chỉ có lời trao mà không có lời đáp mà thay thế vào đó là hành
động cụ thể.
VD: Trong đoạn thoại trên, sau khi Nam nhận mình đúng là người mẹ
Sơn cần tìm thì mẹ Sơn có thể gật đầu đưa luôn cho Nam lá đơn xin phép
nghỉ ốm của Sơn.





Sơ đồ xác định mức độ thành công - “kỳ vọng” của giao tiếp trong cặp thoại

Ngôn từ
8%
Giọng nói
38%
Lời chào
56%

14
Qua cặp thoại giao tiếp dựa trên phân tích xác nhận lời chào “Chào cháu” và
“Cháu chào cô ạ” đã mang lại quy tắc giao tiếp thành công 56% cho cặp thoại.
Bên cạnh đó tạo được ngữ cảnh: “xây dựng” tương tác qua thực thể đối tượng cặp
thoại từ đó xác định mục đích giao tiếp và tiếp tục tương tác thành công.

Xác định tiếp theo cho cặp thoại là 38% thành công cặp thoại là giọng
nói và 8% là ngôn từ tiếp theo trong ngữ cảnh.
Trong giao tiếp thì hội thoại là hình thức giao tiếp chính kết hợp với các
ngôn ngữ hình thái cảm xúc và hành thái hành động, cử chỉ. Trong đó Hội
thoại tuân thủ theo các quy tắc sau:
1.1.1.4. Quy tắc hội thoại
Quy tắc hội thoại là những quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội
chấp nhận và những người tham gia giao tiếp phải tuân theo khi thực hiện các
vận động giao tiếp để cho cuộc thoại vận động như mong muốn.
Các quy tắc hội thoại:
a) Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời:
Một cuộc hội thoại phải có người nói và người nghe. Người nói có người
nghe và ngược lại. Khi có hai người hội thoại, người kia phải nói khi người
này nhường lời cho anh ta theo cách lời người này kể tiếp lời người kia,
không có sự dẫm đạp lên lời của nhau. Không thể vì vội mà cả hai cùng tranh
nhau nói, như vậy sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp.
Các lượt lời có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do các
nhân vật giao tiếp tự thương lượng một cách không tường minh với nhau.
Người nói nên biết kết thúc lượt lời của minh đúng lúc để nhường lời cho
người khác thì mới tỏ ra là người, biết trò chuyện lịch sự và là người nói
chuyện có duyên. Tránh tình trạng nói quá dài, quá lâu sẽ làm cho người nghe
sốt ruột và sẽ ngắt lời, hoặc vì lịch sự, họ lơ đãng, không còn chú ý đến những
điều mà bạn đang nói.

15
Dấu hiệu của sự kết thúc lượt lời là sự trọn vẹn về ý, sự trọn vẹn về cú
pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các tiểu từ tình thái cuối câu “nhé”, “nghen”
VD: Đoạn đối thoại trong phần a của Bài tập 2 (Tiết TLV Đáp lời đồng
ý - sách Tiếng Việt 2, tập 2, tr. 66):
- Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé.

- Ừ.
- Cảm ơn cậu nhé.
b) Qui tắc chi phối cấu trúc hội thoại
Một cuộc hội thoại không phải là sự lắp ghép ngẫu nhiên, tùy tiện các phát
ngôn, các hành động ngôn ngữ. Các phát ngôn, các hành động ngôn ngữ trong
một cuộc hội thoại phải liên kết với nhau. Nguyên tắc này không chỉ chi phối các
ngôn bản đơn thoại mà chi phối cả các lời tạo thành một cuộc hội thoại. Nếu
giữa các lời của các nhân vật giao tiếp không có liên kết thì một “cuộc hội thoại
giữa những người điếc” sẽ xảy ra, trong đó “ông nói gà, bà nói vịt”.
Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát
ngôn, giữa các hành động ngôn ngữ, giữa các đơn vị hội thoại ở cả hai
phương diện nội dung và hình thức.
c) Qui tắc điều hành nội dung hội thoại
Cuộc hội thoại nào cũng có nội dung. Các nội dung này lại được thể hiện
trong nội dung các lượt lời. Sự phát triển của nội dung hội thoại để đạt đến
đích của cuộc hội thoại phụ thuộc rất nhiều vào nội dung các lượt lời. Quy tắc
luân phiên lượt lời bảo đảm sự kế tiếp các lượt lời về mặt hình thức để sự phát
triển hội thoại được liên tục và hợp lí. Còn quy tắc điều hành nội dung hội
thoại sẽ điều hành quan hệ và nội dung giữa các lượt lời. Sự điều hành này
đòi hỏi mỗi người tham gia hội thoại phải đảm bảo hai yêu cầu: Lời nói của
họ phải phù hợp với đề tài và nội dung cuộc thoại ở thời điểm họ tham gia; lời
nói của họ phải phù hợp với đích của hội thoại.

16
Vì vậy người tham gia hội thoại phải thực hiện bốn phương châm sau:
- Phương châm về lượng: Phương châm này đòi hỏi lời nói phải có nội
dung. Không nên nói quá ít hoặc quá nhiều những điều không đúng với đích
cuộc thoại. Nếu nói quá nhiều sẽ làm người nghe mệt mỏi dẫn đến lơ đãng,
không còn chú ý đến cuộc thoại.
- Phương châm về chất: Phương châm này khuyên người nói: Hãy nói

những điều anh tin rằng đúng hoặc có bằng chứng xác thực. Không nên nói
những điều không có căn cứ chắc chắn, mình không tin lắm. Khi có vấn đề gì
đó chưa rõ, chưa xác định thì nên có sự tìm hiểu, kiểm tra lại thông tin hoặc
tra cứu lại cẩn thận.
- Phương châm về cách thức: Nên nói một cách rõ ràng, mạch lạc, có hệ
thống và có tính lôgic chặt chẽ để người nghe dễ nhận ra ý mà người nói định
nói. Tránh lời nói mập mờ, tối nghĩa, gây sự hiểu lầm.
- Phương châm về quan hệ (còn gọi là phương châm quan yếu): cần trình
bày sao cho câu chuyện của bạn có quan hệ với câu chuyện đang diễn ra.
1.1.1.5. Các vận động hội thoại
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời,
trao đáp và tương tác.
Vận động trao lời: là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và
hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng
lượt lời được nói ra là dành cho mình.
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu. Sự có mặt của Sp1 thể
hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình, cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm
của Sp1 trong nội dung lượt lời trao; ở dấu hiệu bổ sung cho lời nói (điệu bộ,
cử chỉ gãi đầu, vỗ ngực, đập bàn )
Sự có mặt của Sp2 thể hiện qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như
lời hô gọi, chỉ định, những lời thưa gửi và các từ nhân xưng ngôi thứ 2; những

17
yếu tố hàm ẩn như những tiền giả định giao tiếp, những biểu hiện mà Sp1và
Sp2 đã có chung; ở hứng thú hoặc tâm trạng của Sp2 mà Sp1 đã nhận biết
trước khi trao lời.
Vận động trao đáp: là vận động mà khi Sp2 đáp lời Sp1, có sự lần lượt
thay đổi vai nói, vai nghe giữa các nhân vật hội thoại là trao đáp. Chỉ khi Sp2
hồi đáp lại lượt lời của Sp1 thì mới thực sự có vận động trao đáp, hội thoại
mới chính thức được hình thành.

Sự hồi đáp có thể bằng các hành động ngôn ngữ tương thích với hành
động dẫn nhập lập thành cặp như hỏi - trả lời, chào - chào, cầu khiến - nhận
lời ; cũng có thể được thực hiện bằng những hành động bất kì, không tương
thích với hành động dẫn nhập.
Ngay cả những hành động tự thân không đòi hỏi sự hồi đáp như hành
động cảm thán vẫn cần được hồi đáp.
Vận động tương tác: là kết quả sự phối hợp của các nhân vật hội thoại
trong suốt quá trình diễn ra cuộc thoại. Các nhân vật sẽ tác động qua lại lẫn
nhau, làm biến đổi lẫn nhau.
Trước khi hội thoại, giữa các thoại nhân có sự khác biệt đối lập, thậm chí
trái ngược nhau về các mặt (hiểu biết, tâm lí, tình cảm ).
Trong hội thoại và qua hội thoại, khoảng giao nhau giữa các mặt của
người đối thoại mở rộng dần và một cuộc giao tiếp thành công là cuộc thoại
mà sau đó sự khác biệt nói trên bị mất đi (dĩ nhiên có những cuộc giao tiếp
không thành công, khoảng bất đồng vẫn y nguyên, thậm chí còn mở rộng ra).
Trong hội thoại, một lời nói bị chấm dứt khi người kia không tỏ ra chú ý
đến nội dung của nó, lảng xa nó. Lúc này người nói phải tìm cách hòa phối lại
cuộc hội thoại bằng cách kéo đối phương trở lại câu chuyện và khi thấy rằng
đã kéo lại được rồi thì cần khởi động lại câu chuyện.


18
Tương tác là một kiểu quan hệ xã hội giữa người với người. Hễ có một
hoạt động xã hội thì có sự tương tác. Tương tác bằng lời chỉ là một trong
những dạng tương tác giữa người với người. Có tương tác bằng lời mà cũng
có tương tác không bằng lời. Giữa tương tác bằng lời và tương tác không
bằng lời có những yếu tố đồng nhất: đầu tiên là khái niệm lượt lời. Trong hội
thoại, điều quan trọng là người trong cuộc phải tuân theo những quy tắc nhất
định thì mới có sự phân chia “lượt”. Nếu người này nói tranh phần của người
kia (cướp lời người khác) thì gọi là vi phạm “lượt lời”, còn nếu cả hai người

đối thoại tranh nhau nói hoặc ngắt quãng không chịu nói thì dẫn tới sự “trật
khớp” về lượt. Ngoài ra giữa tương tác bằng lời và tương tác không bằng lời
còn có sự đồng nhất về cặp khái niệm kế cận được điều khiển bởi quy tắc giữ
sự cân bằng trong tương tác.
Cuối cùng, trong tương tác cồn có những cặp trao đáp củng cố và sửa
chữa. Trao đáp củng cố nhằm thiết lập hay làm vững chắc quan hệ giữa người
trong cuộc để cuộc tương tác đạt hiệu quả. Khi chúng ta xúc phạm hoặc cho
rằng mình xúc phạm đến người cùng tham gia vào một hoạt động xã hội với
mình, chúng ta thực hiện cặp trao đáp sửa chữa. Sự sửa chữa có thể bằng lời:
xin lỗi, tỏ ra ân hận, mà cũng có thể không bằng lời: cười, đưa quà tặng, tự
tay sửa chữa lại cái mình làm hỏng
Ba vận động: trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho
một cuộc thoại. Những quy tắc, cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều bắt
nguồn từ ba vận động trên, chủ yếu là vận động tương tác.
1.1.2. Lý thuyết về nghi thức lời nói
1.1.2.1. Khái niệm về các nghi thức lời nói
NTLN là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. NTLN là
những quy tắc và quy ước ứng xử bằng lời trong những tình huống giao tiếp
mang tính nghi thức, có liên quan đến đặc điểm dân tộc, sự quy định của xã

×