Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ vỏ trái cacao ở quy mô phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 81 trang )




Ngành Công ngh k thut hóa hc i Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

 tài: Hoàn thin quy trình công ngh sn xut phân bón h v trái
cacao  .
Mã số: 40101
Chủ nhiệm đề tài: Lê Đình Chí Công
Danh sách cán bộ tham gia:
Stt
Tên
Hc v
Chc danh
 công tác
1
Lê Đình Chí Công
Kỹ sư
Sinh viên
Trường Đại học
Bà Rịa-Vũng Tàu
2
Trần Thị Duyên
ThS
Giảng viên
Trường Đại học
Bà Rịa-Vũng Tàu
 
- Gia công thiết bị xử lí thô vỏ ca cao và thân cây đậu;
- Tuyển chọn chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy cellulose cao;
- Phân tích các chỉ tiêu đầu vào của vỏ ca cao như: cacbon, cellulose thô, nitơ,


nhiệt độ, độ ẩm;
- Xác định công thức phối trộn của các thành phần cho đống ủ;
- Theo dõi sự biến thiên trong quá trình ủ các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, pH,
chất hữu cơ, hàm lượng cacbon, hàm lượng nitơ.
- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của phân thành phẩm.
 :
-  k
+ Tuyển chọn được chế phẩm sinh học Compost Marker có khả năng phân
giải cellulose cao, thích nghi tốt với môi trường đống ủ vỏ ca cao, hiệu suất phân
giải cao. Tiết kiệm thời gian nghiên cứu và chi phí do không phải thực hiện khâu
phân lập, tuyển chọn vi sinh vật phân hủy cellulose trong đống ủ;



Ngành Công ngh k thut hóa hc ii Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

+ Gia công máy nghiền thô vỏ trái ca cao và thân cây đậu, đạt kích thước
khoảng 0,5x0,5cm, góp phần rút ngắn thời gian phân hủy nguyên liệu thành mùn;
+ Xây dựng công thức ủ phân hữu cơ khá đơn giản có thể chuyển giao cho
nông dân thực hiện.
+ Tạo ra được sản phẩm phân hữu cơ sau 36 ngày ủ có các thông số phù hợp
với tiêu chuẩn phân bón quy định.
- - 
+ Tận dụng nguồn phế phẩm vỏ trái ca cao, thân cây đậu để sản xuất thành
phân hữu cơ giúp giảm bớt chi phí phân bón hóa học, góp phần làm tăng hàm lượng
chất hữu cơ trong đất, tăng độ phì và cấu trúc đất từ đó tăng giá trị sử dụng đất.
+ Giảm kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường sinh thái đất, nước, không khí do
lượng lớn vỏ ca cao tạo ra trong quá trình sơ chế đã được tái chế thành phân hữu cơ,
sản phẩm phân đạt chuẩn.
+ Tránh hiện tượng lây lan nấm bệnh từ vỏ sang cây ca cao cũng như sang các

cây trồng khác.
+ Tăng thêm nguồn hàng hóa mới cho nhà nước, nghĩa là tăng thêm tổng thu
nhập quốc dân.
+ Tạo thêm việc làm mới cho một số người lao động, thu nhập được ổn định,
cuộc sống tốt hơn, văn minh hơn.
- :
Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở khoa học và thực tiễn để chuyển giao quy
trình công nghệ cho các đơn vị ứng dụng, người sản xuất, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất của địa phương và các tỉnh lân cận, phục vụ chương trình
sản xuất nông phẩm an toàn.
 Từ 1/11/2013 đến 30/06/2014
Ch nhi tài ng Khoa Phòng KH&CGCN
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)



Ngành Công ngh k thut hóa hc iii Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm



Để hoàn thành đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu nhà Trường, PGS. TS Nguyễn Văn Thông- Trưởng Khoa
Hóa học và Công nghệ Thực phẩm đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành đề tài.
- ThS. Trần Thị Duyên, KS. Nguyễn Văn Tới đã nhiệt tình hướng dẫn, định
hướng và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
- Thầy Huỳnh Minh Nhựt, cán bộ phòng thí nghiệm Vi sinh - Hóa Sinh, đã tạo
điều kiện tốt nhất về trang thiết bị thí nghiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Các thầy, cô khoa Công nghệ Thực phẩm đã tận tình đóng góp ý kiến giúp
tôi hoàn thiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè tôi đã luôn động viên, ủng hộ
tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.



Ngành Công ngh k thut hóa hc iv Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm


MC LC
LI C iii
L Error! Bookmark not defined.
DANH MC HÌNH vii
DANH MC BNG viii
DANH MC T VIT TT ix
 U 1
1.1. Tính cp thit c tài 1
1.2. Mc tiêu c tài 2
1.3. Ni dung nghiên cu 2
1.4. c tic c tài 3
1.5. Tính mi c tài 3
 4
2.1.  4
2.1.1. Nguồn gốc cây ca cao 4
2.1.2. Đặc điểm cây ca cao 5
2.1.3. Thành phần hóa học của vỏ trái ca cao 6
2.2. Gii thiu v u 6
2.3.  compost 7
2.4. Ch phm sinh hc 7
2.4.1. Chế phẩm GEM 7
2.4.2. Chế phẩm Compost maker 9

2.5. H vi sinh vng  compost 10
2.4.1. Vi sinh vật phân hủy tinh bột trong đống ủ compost 10
2.4.2. Vi sinh vật phân hủy phosphate trong đống ủ compost 10
2.4.3. Vi sinh vật phân giải protein trong đống ủ compost 11
2.4.4. Vi sinh vật phân giải hemicellulose trong đống ủ compost 12
2.4.5.Vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp cellulase tốt trong tự nhiên 12



Ngành Công ngh k thut hóa hc v Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

2.5. Các phn ng sinh hóa xy ra trong quá trình  compost 14
2.5.1. Phn ng sinh hóa 14
2.6. Các yu t n quá trình  compost 16
2.6.1. Các yếu tố vật lý 16
2.6.2. Các yếu tố hóa sinh 18
2.7. Li ích và hn ch ca quá trình  compost 23
2.7.1. Lợi ích 23
2.7.2. Hạn chế 24
2.8. Mt s  compost trên th gii 24
2.8.1. Phương pháp ủ theo luống dài và thổi khí thụ động có xáo trộn 24
2.8.2. Phương pháp ủ theo luống dài hoặc đống với thổi khí cưỡng bức 25
: VT LIU 27
3.1. n nghiên cu 27
3.1.1. Thời gian và địa điểm 27
3.1.2. Nguyên vật liệu 27
3.1.3. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 27
3.2. u 28
3.2.1. Tuyển chọn chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy cellulose cao 28
3.2.2. Gia công máy nghiền vỏ ca cao 30

3.2.3. Xây dựng quy trình ủ và khảo sát sự biến đổi của các nhân tố chính trong quá
trình ủ. 32
3.3. ng kê và x lý s liu 35
T QU VÀ THO LUN 36
4.1. Kt qu tuyn chn ch phm sinh hc có kh i cellulose cao 36
4.1.1. Kết quả tuyển chọn định tính bằng phương pháp đục lỗ thạch 36
4.1.2. Kết quả tuyển chọn định lượng bằng phương pháp đo quang 40
4.1.3. Kết quả gia công máy nghiền vỏ ca cao và thân cây đậu 46
4.2. Kt qu phân tích các ch u vào. 47
 50
 52



Ngành Công ngh k thut hóa hc vi Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

 54
 55
 57
 58
c tính sn phm 60
N NGH 61
 61
5.2. KIN NGH 61
PH LC 64




Ngành Công ngh k thut hóa hc vii Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm



Hình 1. Cách bố trí thí nghiệm tuyển chọn chế phẩm 29
Hình 2a. Hình chiếu cạnh máy nghiền 26
Hình 2b. Hình chiếu đứng máy nghiền 31
Hình 3. Bố trí thí nghiệm quy trình ủ phân 33
Hình 4. Đường kính vòng phân giải trên môi trường thạch 39
Hình 5. Máy nghiền vỏ ca cao và thân đậu 46
Hình 6. Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ 48
Hình 7. Sự thay đổi độ ẩm trong quá trình ủ 50
Hình 8. Sự thay đổi pH trong quá trình ủ 53
Hình 9. Sự biến đổi hàm lượng xơ thô trong quá trình ủ 54
Hình 10. Sự thay đổi hàm lượng nitơ 56
Hình 11. Sự thay đổi hàm lượng cacbon trong quá trình ủ 57
Hình 12. Biểu đồ sự thay đổi tỷ lệ C/N trong quá trình ủ 59
Hình 13. Biểu đồ đường glucose chuẩn 67




Ngành Công ngh k thut hóa hc viii Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm


Bảng 1. Chủng vi sinh vật sinh enzyme cellulase ngoại bào 12
Bảng 2. Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật 16
Bảng 3. Tỷ lệ C/N của một số chất thải 19
Bảng 4. Các thông số quan trọng trong quá trình làm phân hữu cơ 22
Bảng 5. Thành phần nguyên liệu ủ phân 32
Bảng 6. Đường kính vòng phân giải hoạt hóa điều kiện hiếu khí 36
Bảng 7. Đường kính vòng phân giải hoạt hóa ở điều kiện kỵ khí 37

Bảng 8. Đường kính vòng phân giải hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí 38
Bảng 9. Kết quả đo quang sau 48h hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí 40
Bảng 10. Kết quả đo quang sau 72h hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí 41
Bảng 11. Kết quả đo quang sau 48h hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí 41
Bảng 12. Kết quả đo quang sau 48h hoạt hóa ở điều kiện kỵ khí 42
Bảng 13. Kết quả đo quang sau 72h hoạt hóa ở điều kiện kỵ khí 42
Bảng 14. Kết quả đo quang sau 96h hoạt hóa ở điều kiện kỵ khí 43
Bảng 15. Kết quả đo quang sau 48h hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí 44
Bảng 16. Kết quả đo quang sau 72h hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí 44
Bảng 17. Kết quả đo quang sau 48h hoạt hóa ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí 45
Bảng 18. Chỉ tiêu đầu vào của nguyên liệu 47
Bảng 19. Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ 48
Bảng 20. Sự thay đổi độ ẩm trong quá trình ủ 50
Bảng 21. Sự thay đổi pH trong quá trình ủ 52
Bảng 22. Sự thay đổi hàm lượng xơ thô trong quá trình ủ 54
Bảng 23. Sự thay đổi hàm lượng nitơ 55
Bảng 24. Sự thay đổi hàm lượng Cacbon 57
Bảng 25. Sự thay đổi tỷ lệ C/N trong quá trình ủ 58
Bảng 26. Đặc tính sản phẩm 60



Ngành Công ngh k thut hóa hc ix Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm


C.M : Compost maker
T.england : Tricho england
HCHC : Hợp chất hữu cơ
CMC : Carboxyl methyl cellulose
VSV : Vi sinh vật




Ngành Công ngh k thut hóa hc 1 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

 
1.1. 
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số
lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên để tồn tại và phát triển, đồng
thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải có
nguy cơ huỷ hoại môi trường.
Nhìn chung tình hình phát sinh rác thải gây ô nhiễm đều xảy ra hầu hết ở tất cả
các ngành, cơ sở, hộ gia đình sản xuất khác nhau. Trong số đó hoạt động sản xuất
cacao cũng là một trong những hoạt động phát sinh nguồn thải góp phần vào sự ô
nhiễm môi trường.
Vỏ cacao chiếm khoảng 50% trọng lượng quả cacao. Tại các vùng nhiệt đới, đây
là nguồn phế thải quan trọng. Trong khi các nước trên thế giới đã có những công
trình xử lý vỏ cacao để sản xuất thức ăn cho gia súc gia cầm, ứng dụng lên men tạo
phân bón… thì ở nước ta, rất ít công trình nghiên cứu đến việc ứng dụng của phế
phẩm này.[2]
Có rất nhiều biện pháp xử lý rác thải hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường,
tái sử dụng rác thành các sản phẩm có giá trị kinh tế. Trong đó biện pháp được ưu
tiên hàng đầu hiện nay để xử lý chất thải là sử dụng biện pháp phân hủy sinh học,
có hai phương pháp phân hủy sinh học chất thải hữu cơ là chế biến compost hiếu
khí và phân hủy kị khí, trong đó chế biến compost hiếu khí là ít tốn kém, sản phẩm
của quá trình là compost có thể sử dụng làm phân bón. Quá trình ủ compost giúp
chuyển hóa các dạng hợp chất hữu cơ khó phân hủy như: hydrocacbon, cellulose,
lignin… tạo thành các hợp chất đơn giản giàu protein, khoáng và vitamin… có lợi
cho con người và môi trường. Bên cạnh đó nhiệt độ trong hệ thống tương đối cao có
thể cho phép loại được các mầm bệnh do đó quá trình ủ compost được đánh giá là ít

ảnh hưởng đến môi trường và nhất là phù hợp với các quy luật tự nhiên, có thể tái
sử dụng làm phân bón cho các loại cây nông nghiệp.[21]



Ngành Công ngh k thut hóa hc 2 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

Để tăng giá trị sử dụng của trái cacao; giúp người sản xuất giảm chi phí phân bón
cho vườn cacao và vườn cây trồng khác; giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do
lượng lớn vỏ cacao tạo ra trong quá trình sơ chế. Chúng tôi thực hiện đề tài: Hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ trái cacao ở quy mô
phòng thí nghiệm”.
1.2. Mc tiêu c tài
- Tuyển chọn được chế phẩm sinh học có khả năng phân giải cellulose cao ứng
dụng vào quá trình ủ vỏ trái ca cao và thân cây đậu;
- Gia công máy nghiền vỏ ca cao và thân cây đậu;
- Kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố trong quá trình ủ;
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng phân thành phẩm.
1.3. Ni dung nghiên cu
- Gia công thiết bị xử lí thô vỏ ca cao và thân cây đậu;
- Tuyển chọn chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy cellulose cao;
- Phân tích các chỉ tiêu đầu vào của vỏ ca cao như: cacbon, cellulose thô, nitơ,
nhiệt độ, độ ẩm;
- Xác định công thức phối trộn của các thành phần cho đống ủ;
- So sánh tốc độ hoai mục và sự biến đổi của các yếu tố trong quá trình ủ ở 2
nghiệm thức:
 A
1
– Nghiệm thức 1: sử dụng chế phẩm Gem-P và Gem-K;
 A

2
– Nghiệm thức 2: sử dụng chế phẩm Compost Maker của Viện Thổ
Nhưỡng Nông Hóa Việt Nam;
- Theo dõi sự biến thiên trong quá trình ủ các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, pH,
chất hữu cơ, hàm lượng cacbon, hàm lượng nitơ.
- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của phân thành phẩm.



Ngành Công ngh k thut hóa hc 3 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

1.4. c tic c tài
- Ý nghĩa khoa học: đề tài mở ra hướng mới cho việc tận dụng vỏ cacao và thân
cây đậu tạo thành sản phẩm phân bón hữu ích, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và giảm đáng kể lượng phân bón hóa học, tiết kiệm chi phí cho người sản
xuất; giảm thiểu thời gian và chi phi phân lập tuyển chọn vi sinh vật. Xây dựng
được công thức phối trộn các thành phần hợp lý khi ủ. Gia công máy nghiền thô vỏ
ca cao và thân cây đậu giúp rút ngắn thời gian chuyển hóa nguyên liệu thành mùn.
Phân hữu cơ thành phẩm đạt các tiêu chuẩn của phân bón.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng cao, có thể
chuyển giao cho doanh nghiệp và người nông dân. Đáp ứng nhu cầu phân bón và
cải tạo đất nông nghiệp, góp phần vào sản xuất nông nghiệp bền vững.
1.5. 
- Sử dụng nguồn nguyên liệu chính là vỏ trái ca cao giàu carbohydrate kết hợp
với thân cây họ đậu giàu protein và khoáng để cải thiện dinh dưỡng cho sản phẩm
phân bón sau ủ.
- Bổ sung thêm thân cây đậu để tạo độ xốp, thông thoáng cho đống ủ, giữ nước
và hấp phụ mùi.
- Tuyển chọn chế phẩm sinh học có khả năng thích nghi tốt với môi trường ủ và
có khả năng phân hủy cellulose cao.

- Gia công máy nghiền thô vỏ ca cao và thân cây đậu giúp rút ngắn thời gian
chuyển hóa nguyên liệu thành mùn.
- Kiểm soát và đánh giá được chất lượng phân thành phẩm.







Ngành Công ngh k thut hóa hc 4 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm


2.1. 
2.1.1. Ngun gc cây ca cao[4]
Nguồn gốc của cây ca cao ở lưu vực sông amazon, Nam Mỹ. Từ đó cây ca cao
phát triển sang các nước khác ở Trung và Nam Mỹ với hai loại chính là Criollo và
Forastero. Criollo có dạng hạt tròn, có hương vị nhẹ nhưng tương đối dễ nhiễm
bệnh. Forastero có dạng cây cao, khỏe, hạt to hơn Criollo nhưng hương vị nhạt hơn.
Hạt Forastero dạng dẹp, lá mầm bên trong màu tím, chứa nhiều loại chất béo hơn
Criollo.
Do vậy, hầu hết các vùng trồng ca cao trên thế giới hiện nay đều trồng dạng
Forastero. Thổ dân Nam Mỹ dùng ca cao làm đồ uống. Hạt cac cao được rang lên,
nghiền nhỏ, trộn thêm bột ngô, vanilla và đôi khi cả ớt. Ngày nay, ở một số nước
như Colombia, Philippin, dạng đồ uống đặc sệt như vậy còn tồn tại, mặc dù có thay
đổi chút ít như thêm đường, vanilla hoặc tinh dầu quế. Ở Nicaragua, hạt ca cao có
lúc được dùng như một thứ tiền tệ trong trao đổi mua bán. Ca cao được sử dụng
rộng rãi từ thế kỷ thứ 6 ở các bộ tộc ở Maya và đến thế kỷ thứ 16 được lưu hành
rộng tãi ở Trung Mỹ. Từ thế kỷ 16, ca cao bắt đầu phát triển rộng ra các nước khác
trên thế giới, trước hết là các nước Nam Mỹ và vùng biển Caribe như Venezuela,

Haiti, Jamaica. Cac cao vượt Thái Bình Dương và được trồng ở Philippin vào đầu
thế kỷ 17, sau đó tiếp tục mở rộng qua Ấn Độ và Scrilanca vài chục năm sau. Cho
đến thời gian này loại phụ Criollo vẫn chiếm diện tích chủ yếu. Brazil và Ecurador
là những nước đầu tiên phát triển loại phụ Foratestero và đầu thế kỷ 19 ca cao bắt
đầu được xuất khẩu với quy mô 2000-5000 tấn từ các nước Nam Mỹ.
Cuối thế kỷ 19 ca cao mới được trồng tại các nước Tây Phi, trước hết là Ghana
và Nigieria. Ngày nay, ca cao phát triển rất nhanh do có thị trường ởn Châu Âu.
Năm 1900 Châu Phi chỉ chiếm 17% tổng sản lượng ca cao thê giới nhưng đến năm
1960, tỷ lệ này đã lên tới 73%. Từ năm 1985 trở lại đây, các nước Châu Á bắt đầu
phát triển mạnh ca cao, trước hết là ở các nước Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Sri
Lanka…



Ngành Công ngh k thut hóa hc 5 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đưa cây ca cao vào miền nam Việt Nam, tuy
nhiên do một số yếu tố cây ca cao thời điểm đó chưa thật sự phát triển. Khoảng năm
1994, một dự án về trồng cây ca cao với quy mô 10.000 ha được thực hiện, chủ yếu
ở tĩnh Quảng Ngãi tuy nhiên vẫn thất bại không thể phát triển mạnh như cà phê và
cao su.
2.1.2. m cây ca cao
Ca cao là loài thân gỗ nhỏ có thể cao đến 10-20 m nếu mọc tự nhiên trong rừng.
Trong sản xuất người ta thường xén bớt để việc thu hoạch có thể dễ dàng hơn và độ
cao của cây khi đã trưởng thành không vượt quá 7,5 m, đường kính thân cây từ 10-
15 cm. Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng che, do đó cây ca cao cần được che
chắn để tránh bớt tia nắng mặt trời và gió, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu của
thời kỳ phát triển và có thể trồng xen canh cây ca cao với một số cây kinh tế khác.
Thời kỳ kinh doanh hiệu quả có thể kéo dài từ 25 đến 40 năm.
Mỗi năm cây ca cao cho đến hàng nghìn hoa ở thân chính và cành to nhưng chỉ

từ 1-3% là đậu thành trái. Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40
ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày. Sau khi thụ phấn 85 ngày sự tăng trưởng
của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là
thời kỳ hạt tích lũy chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi
thụ phấn đến khi trái chín kéo dài từ 5-6 tháng.
Trái ca cao có thể đạt chiều dài từ 15-20 cm, khối lượng trung bình từ 200g-1kg.
Tùy theo từng loài, hình dạng của trái thay đổi từ hình cầu, hình dài nhọn, hình
trứng hoặc hình ống. Màu sắc của trái khá đa dạng: màu xanh, màu vàng, màu đỏ.
Mỗi trái chứa khoảng 20-40 hạt.
Lớp cơm nhầy chiếm khoảng 15-20% trọng lượng của hạt ca cao tươi và chứa
một trữ lượng đường rất cao, có thể sử dụng lớp cơm nhầy này làm nước sinh tố,
kem hoặc cô đặc làm nước cốt trái cây, hay sử dụng chế biến rượu vang…
Vỏ quả ca cao chứa 3-4% kali trên trọng lượng chất khô, là nguồn phân bón giàu
kali. Tro đốt từ vỏ dã từng được sử dụng để làm xà phòng. Vỏ quả ca cao khô, xay



Ngành Công ngh k thut hóa hc 6 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

nhỏ có thể độn vào thức ăn cho bò, cừu, dê. Bò có thể ăn trực tiếp vỏ tươi thay thế
được cho khẩu phần cỏ voi.
2.1.3. Thành phn hóa hc ca v trái ca cao



Nước
6.6
Chất béo
5.9
Tro

20.7
Nitơ tổng
3.2
Theobromine
0.9
Caffeine
0.3
Tinh bột
5.2
Chất xơ dạng thô
19.2

Nước, chất béo, cacbohydrate, nitrogen, acid hữu cơ, muối khoáng,… các thành
phần này sẽ có hàm lượng khác nhau ở chất nhầy, vỏ hạt và thịt hạt.
- Chất nhầy (thịt quả) có hàm lượng nước và đường cao nhất, ngoài ra còn có
acid citric làm cho pH thịt quả luôn ở mức 3,5
- Vỏ hạt (quả) có hàm lượng cacbohydrate cao, hàm lượng khoáng trung bình
có trong vỏ quả ca cao vào khoảng 8,2% trọng lượng vỏ. Trong đó đa số là Fe, K,
Mg…
2.2. Gii thiu v u
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sản lượng cây đậu tương đối
cao, chủ yếu tập trung ở các huyện như Đất Đỏ, Châu Đức, , sau các vụ mùa chủ
yếu được người dân đốt bỏ, một số ít tận dụng làm nguồn thức ăn cho bò, dê;



Ngành Công ngh k thut hóa hc 7 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

- Qua các nghiên cứu cho thấy trong rễ các cây họ đậu có các loại vi khuẩn nốt
sần thuộc chi Rhizobium có khả năng cố định đạm, rất có tiềm năng và triển vọng để

ứng dụng sản xuất phân hữu cơ sinh học;
- Ngoài ra khi bổ sung thân cây đậu còn tạo được độ xốp, thông thoáng cho
đổng ủ, giúp oxy phân bố đều trong đống ủ.
2.3.  v compost
- Quá trình chế bến compost: là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của
chất hữu cơ dưới điều kiện nhiệt độ thermoliphic. Kết quả của quá trình phân hủy
sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích
cho việc ứng dụng cho cây trồng.[1]
- Compost: là sản phẩm của quá trình chế biến compost, đã được ổn định như
chất mùn, không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu
trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng.[1]
2.4. Ch phm sinh hc [19]
2.4.1. Ch phm GEM
GEM là chế phẩm sinh học bao gồm nhiều chủng vi sinh vật khác nhau trong đó
5 nhóm vi khuẩn lên men acid lactic, lên men rượu, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn
và nấm men. Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra acid amin tự do, acid hữu cơ, vitamin
hòa tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoocmon tự nhiên. Vì thế các
vi khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra mối liên kết nhằm khống
chế các vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng và vật nuôi.
Chế phẩm GEM được tạo ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không
chứa các loài vi sinh vật được tạo ra bởi kỹ thuật di truyền. GEM rất an toàn, rẻ và
ứng dụng có hiệu quả, cải thiện tốt môi trường. Các vi sinh vật tạo ra một môi
trường sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau cùng sinh trưởng,
phát triển. Mỗi loại vi sinh vật trong chế phẩm GEM có chức năng năng hoạt động
riêng của chúng. Các vi sinh vật này đều là những vi sinh vật có lợi chung sống
trong cùng một môi trường, chúng sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ nhau do
vậy hiệu quả của họat động tổng hợp của chế phẩm tăng lên rất nhiều.




Ngành Công ngh k thut hóa hc 8 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

Trong bảo vệ môi trường: GEM có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi
thối do các loại khí H
2
S, SO
2
, NH
3
… gây ra, nên khi phun GEM vào rác thải, cống
rãnh, toilet, chuồng trại chăn nuôi Sẽ khử được mùi hôi một cách nhanh chóng.
Đồng thời số lượng ruồi muỗi, ve các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lượng.
Chức năng phân hủy rác thải hữu cơ tiêu diệt các vi sinh vật gây thối, làm tốc độ
hóa mùn diễn ra nhanh hơn. Đây là sản phẩm thân thiện môi trường. Chế phẩm
GEM sử dụng: GEM- P, GEM-K



Ngành Công ngh k thut hóa hc 9 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

2.4.2. Ch phm Compost maker
Chế phẩm Compost maker chứa thành phần chính là nấm Trichoderma
 Aspergillus niger và các enzyme thủy phân như cellulase, chitinase,
xylanase…giúp cây trồng kháng bệnh. Khống chế và tiêu diệt các loại nấm bệnh
như Rhizoctonia solani, Fusarium, Sclerotium gây bệnh thối rễ, chết yểu, héo rũ…
tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển, kích thích sự tăng trưởng của bộ
rễ, phân giải các chất xơ, chitin, pectin, lignin trong phế thải hữu cơ thành đơn chất
dinh dưỡng làm đất tơi xốp hơn, giúp cây dễ dàng hấp thu, tăng hàm lượng chất
mùn và mật độ côn trùng có ích, giữ độ phì của đất.
Dùng ủ phân chuồng có tác dụng phân hủy nhanh, mau hoai mục có thể bón

trực tiếp cho cây trồng như rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp, tăng khả năng
kháng một số nấm bệnh. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng
như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng
chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa
cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây. Những lợi ích
mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến bao gồm việc kích thích sự tăng
trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát
triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện
tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một
giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng
rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây có khả
năng chịu được hạn hán.
Nấm Trichoderma có khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan .
Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân
hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng.



Ngành Công ngh k thut hóa hc 10 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

2.5. H vi sinh vng  compost
2.4.1. Vi sinh vt phân hy tinh bng  compost
Trong đống ủ có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột [18]. Một
số vi sinh vật có khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzyme trong hệ
enzyme amylase. Ví dụ như một số vi nấm bao gồm một số loài trong các chi
Aspergillus, trong nhóm vi khuẩn có các loài thuộc chi  xạ
khuẩn cũng có một số chi có khả năng phân giải tinh bột.
Đa số các vi sinh vật không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzyme amylase để phân
hủy tinh bột. Chúng chỉ có thể tiết ra môi trường một hoặc một vài enzyme trong hệ
đó. Ví dụ như các loài Aspergillus niger, Bacillus subtilis, Clostridium butiricum…

chỉ tiết ra môi trường một loại enzyme -amylase. Các loài Aspergillus oryzae,
Clostridium acetobutilicum…chỉ tiết ra môi trường enzyme -amylase. Một số loài
khác chỉ tiết ra môi trường enzyme glucoamylase. Các nhóm này cộng tác với nhau
trong quá trình phân hủy tinh bột thành đường.
2.4.2. Vi sinh vt phân hy phosphate ng  compost
Phospho là một thành phần khoáng rất quan trọng trong tế bào của vi sinh vật và
là một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong sự phát triển của các loài nấm
[18]. Các hợp chất lân hữu cơ trong đống ủ rất nhiều và có nguồn gốc từ xác thực
vật, phân gia súc, gia cầm…Sự chuyển hóa các hợp chất phospho hữu cơ thành
muối của H
3
PO
4
được thực hiện bởi nhóm vi sinh vật phân hủy phospho hữu cơ
[20].
Những vi sinh vật này có khả năng tiết ra enzymes phosphatase để xúc tác cho
quá trình phân giải. Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ chủ yếu thuộc hai chi Bacillus
và Pseudomonas. Các loài có khả năng phân giải mạnh là Bacillus megatherium,
Bacillus mycoides và Pseudomonas sp.
Các hợp chất lân khó tan còn nằm trong các hợp chất khoáng bổ sung vào trong
đống ủ. Rất nhiều vi sinh vật tham gia phân giải lân vô cơ, trong đó vi khuẩn có rất
nhiều loài phân giải mạnh như: 



Ngành Công ngh k thut hóa hc 11 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

Các vi khuẩn nitrat hóa sống trong đống ủ cũng có khả năng phân giải lân vô cơ,
do nó có khả năng chuyển NH
3

thành NO
2
-
, rồi NO
3
-
. Rồi NO
-
3
sẽ phản ứng với H
+

tạo thành HNO
3
. HNO
3
sẽ phản ứng với phosphate khó tan thành dạng dễ tan:
Ca
3
(PO
4
)
2
+ 4HNO
3
Ca(H
2
PO
4
)

2
+ 2Ca(NO
3
)
2
Ngoài ra một số vi nấm và xạ khuẩn cũng có khả năng phân hủy lân vô cơ. Trong
nhóm vi nấm thì A.niger có khả năng phân giải lân mạnh nhất.
2.4.3. Vi sinh vt phân gii protein ng  compost
Quá trình phân giải protein còn gọi là quá trình amon hóa. Vai trò của vi sinh vật
chính là thông qua các quá trình amon hóa - phân giải  để
biến các chất thải này thành dạng có ích [18]. Có nhiều vi sinh vật có khả năng phân
giải protein: nấm mốc, xạ khuẩn và vi khuẩn.
Muốn phân giải protein các vi sinh vật phải tiết vào môi trường enzyme protease
ngoại bào. Chúng xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide và một số liên kết
khác để phân cắt protein thành các phân tử nhỏ hơn. Các chất này tiếp tục được
phân hủy thành các aminoacid nhờ enzyme peptidase hoặc hấp thu trực tiếp và phân
hủy thành aminoacid sau khi vào tế bào, một phần các aminoacid được sử dụng để
xây dựng protein của chúng, một phần tiếp tục bị phân hủy, sản phẩm của quá trình
này là NH
3
, CO
2
và nhiều sản phẩm trung gian khác.
Quá trình phân giải protein có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí và kị khí.
Trong điều kiện hiếu khí, các hợp chất hữu cơ chứa nitơ được phân giải bởi các loài
thuộc chi Một số loài trong chi Clostridium thực hiện quá
trình amôn hóa kị khí.
Quá trình amon hóa protein là sự phân giải protein kèm theo sự tạo thành
amoniac. Quá trình này giữ vai trò quan trọng trong việc khép kín vòng tuần hoàn
nitơ và chuyển nitơ từ dạng khó hấp thụ sang dạng muối amon dễ dàng được cây

xanh sử dụng. NH
3
được tạo ra có thể được oxy hóa để hình thành acid nitrit qua
các giai đoạn trung gian, quá trình này gọi là quá trình nitrat hóa.
Rất nhiều vi sinh vật có khả năng amon hóa protein:
- Vi khuẩn: 



Ngành Công ngh k thut hóa hc 12 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

- Xạ khuẩn: 
- Nấm mốc: 
2.4.4. Vi sinh vt phân gii hemicellulose ng  compost
Do cấu trúc của hemicellulose không chặt, rất nhiều vi sinh vật trong các nhóm
nấm mốc, xạ khuẩn, nấm men và vi khuẩn có khả năng tổng hợp và phân giải
hemicellulose [18].
Ngoài ra vi sinh vật phân giải hemicellulose thường có trong dạ dày của động vật
nhai lại như trâu bò, chủ yếu là các giống sau: Bacillus, Bacteroides, Closridium.
Nhiều loại nấm sợi như: Aspergillus, Penicillium, Trichoderma.
2.4.5. Vi sinh vt có kh ng hp cellulase tt trong t nhiên
Mặc dù có nhiều loại vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase,
nhưng chỉ có một số ít vi sinh vật là có khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase
với số lượng lớn. Sau đây là kết quả nguyên cứu các chủng vi sinh vật sản xuất
enzyme cellulase.
Bng 1. Chng vi sinh vt sinh enzyme cellulase ngoi bào [1, 17]
STT
Tên phân loi
Thuc nhóm
1

Bacillus sp.
Vi khuẩn
2
Streptomyces sp.
Xạ khuẩn
3
Aspergillus niger
Nấm mốc
4
Tricoderma sp.
Nấm mốc

Cellulose có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc acid. Tuy nhiên việc
phân hủy cellulose bằng phương pháp vật lý và hóa học rất phức tạp, tốn kém và
gây độc hại cho môi trường. Trong khi đó, việc xử lý các chất thải hữu cơ chứa
cellulose bằng công nghệ sinh học, đặc biệt sử dụng các enzyme cellulase ngoại bào
từ vi sinh vật sẽ có nhiều ưu điểm về cả mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Rất ít



Ngành Công ngh k thut hóa hc 13 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

nhóm vi sinh vật có khả năng sinh các loại enzyme cần thiết để phân giải cellulose ở
dạng tinh thể. Chúng phải tiết ra hệ enzyme phức tạp, có khả năng phân hủy
cellulose theo phương thức khác nhau như thủy phân, oxy hoá. Nhóm vi sinh vật có
khả năng phân hủy cellulose cao rất đa dạng và phong phú bao gồm: vi khun, x
khun, nm mc…[18]. Các nhóm vi sinh vật này có khả năng phân hủy cellulose
nhờ có hệ enzyme cellulase ngoại bào. Trong đó nấm mốc là nhóm được nghiên cứu
nhiều nhất trong lĩnh vực phân hủy cellulose [1, 18]. Vì chúng có khả năng tiết ra
môi trường một lượng lớn enzyme cellulase với nồng độ rất cao và có tác dụng

phân hủy rất mạnh cellulose. Các chi nấm có khả năng sinh enzyme cellulase phổ
biến là: với khả năng chống chịu pH và khả
năng sử dụng nguồn carbon, nguồn nitơ tốt [18].
Nhiều loài vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose, tuy nhiên cường độ không
mạnh bằng nấm mốc. Nguyên nhân là do số lượng enzyme tiết ra môi trường của vi
khuẩn thường nhỏ hơn, thành phần các loại enzyme không đầy đủ. Thường ở trong
đống ủ có ít loài vi khuẩn có khả năng tiết đầy đủ các loại enzyme trong hệ enzyme
cellulase. Nhóm này tiết ra một loại enzyme, nhóm khác tiết ra các loại khác, chúng
phối hợp với nhau để phân giải cơ chất trong mối quan hệ hỗ sinh.
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân hủy cellulose cao [18], nó đóng vai trò quan
trọng thứ hai sau nấm mốc. Người ta rất chú ý việc dùng xạ khuẩn để xử lý phụ phế
phẩm nông nghiệp, bởi vì so với nấm mốc, vi khuẩn thì nó ít phát tán lây lan cho
các đối tượng khác. Người ta thường sử dụng xạ khuẩn đặc biệt là chi Streptomyces,
những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng, sinh trưởng và phát triển tốt nhất
ở nhiệt độ 45-50
0
C rất thích hợp với quá trình ủ phân hữu cơ.
Đa số vi sinh vật phân giải cellulose trong điều kiện hiếu khí và một số vi sinh
vật kị khí là loài ưa ẩm và ưa nóng. Vì vậy nếu ta sản xuất được một lượng enzyme
cellulase lớn với mức chi phí thấp thì ta có thể tận dụng được nguồn phế thải lớn từ
phế phẩm nông nghiệp [18].
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học GEM đã
chứa vi khuẩn và xạ khuẩn, song ở giai đoạn thứ hai chúng tôi bổ sung thêm nấm



Ngành Công ngh k thut hóa hc 14 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

mốc để tăng hiệu quả quá trình ủ, rút ngắn thời gian ủ. Vì vậy chúng tôi đã tiến
hành phân lập, tuyển chọn Trichoderma và Aspergillus ứng dụng vào quá trình ủ

phân hữu cơ từ vỏ trái ca cao.
2.5. Các phn ng sinh hóa xy ra trong quá trình  compost
2.5.1. Phn ng sinh hóa
Quá trình phân hủy chất thải rắn diễn ra rất phức tạp, qua nhiều giai đoạn và sản
phẩm trung gian. Ví dụ, quá trình phân hủy protein: protein  peptides  amino
acids  hợp chất ammonium  nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH
3.

Đối với carbonhydrate, quá trình phân hủy xảy ra: carbonhydrate đường đơn 
acid hữu cơ  CO
2
và nguyên sinh chất của vi khuẩn.[5]
Những phản ứng chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ hiếu khí vẫn chưa
được nghiên cứu chi tiết. Các giai đoạn khác nhau trong quá trình ủ hiếu khí có thể
phân biệt theo biến thiên nhiệt độ như sau:
- Pha thích nghi: là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường
mới
- Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy
sinh học
- Pha ưa nhiệt: là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định
chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất. Phản ứng hóa sinh xảy ra
trong quá trình ủ hiếu khí và phân hủy kị khí được đặc trưng bởi 2 phương trình:
CHC + O
2
+ VSV hiếu khí  CO
2
+ NH
3
+ sp khác + năng lượng
CHC + O

2
+ VSV kị khí  CO
2
+ H
2
S +NH
3
+ CH
4
+ sp khác + năng lượng
- Pha trưởng thành: là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ môi trường.
Quá trình lên men chậm và thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn (quá trình
chuyển hóa các phức chất hữu cơ thành chất mùn) và các chất khoáng (sắt, canxi,
nitơ…) và cuối cùng thành mùn. Các phản ứng nitrat hóa, trong đó ammonia (sản
phẩm phụ của quá trình ổn định chất thải) bị oxy hóa sinh học tạo thành nitrit (NO
2
)

và cuối cùng thành nitrat (NO
3
): [14]
NH
4
+
+ 3/2 O
2
 NO
2
-
+ 2H

+
+ H
2
O



Ngành Công ngh k thut hóa hc 15 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

NO
2
-
+ 1/2 O
2
 NO
3
-

Kết hợp hai phương trình trên, quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:
NH
4
+
+ 2O
2
 NO
3
-
+ 2H
+
+H

2
O
Vì NH
4
+
cũng được tổng hợp trong mô tế bào, phản ứng đặc trưng cho quá trình
tổng hợp trong mô tế bào:
NH
4
+
+ 4CO
2
+ HCO
3
-
+ H
2
O  C
5
H
7
NO
2
+ 5H
2
O
Phương trình phản ứng nitrat hóa tổng cộng xảy ra như sau:
22NH
4
+

+ 37O
2
+ 4CO
2
+ HCO
3
-
 21NO
3
-
+ C
5
H
7
NO
2
+ 20H
2
O + 42H
+
 Phn ng sinh hc
Ủ compost là quá trình sinh học mà các chất hữu cơ có trong chất thải rắn được
biến đổi thành các chất mùn ổn định do hoạt động của các thể chức có thể sống
trong điều kiện tự nhiên hiện diện trong chất thải. Các tổ chức này gồm các loại vi
sinh vật như vi khuẩn, nấm, chất hữu cơ được phân hủy như ban đầu từ vi sinh vật
tiêu thụ bậc một như vi khuẩn thực hiện. Trong thời gian đầu, vi khuẩn thích hợp
điều kiện ưa ấm xuất hiện trước.[11]
Nhiệt độ tăng khi vi khuẩn ưa nhiệt xuất hiện chiếm hầu hết các vị trí trong khối
ủ, thermophilic nấm thường tăng trưởng từ 5-10 ngày sau khi ủ. Nếu nhiệt độ cao
hơn 60-70

o
C thì nấm và hầu hết các vi khuẩn bị ức chế, chỉ còn các dạng bào tử có
thể phát triển, trong giai đoạn cuối cùng, nhiệt độ giảm xạ khuẩn trở nên chiếm ưu
thế làm cho bề mặt đống ủ xuất hiện màu trắng hoặc nâu.
Các loại vi khuẩn ưa nhiệt, hầu hết là loài Bacillus đóng vai trò quan trọng trong
việc phân hủy protein và hydratcacbon. Mặc dù chỉ hoạt động bên lớp ngoài đống ủ
và chỉ hoạt động trong thời gian cuối nhưng nhóm xạ khuẩn đóng vai trò trong việc
phân hủy cellulose, lignin và các chất bền vững khác.[10]



Ngành Công ngh k thut hóa hc 16 Khoa Hóa hc và Công ngh thc phm

2.6. Các yu t n quá trình  compost
2.6.1. Các yu t vt lý
Các yếu tố vật lý ảnh hưởng tới quá trình ủ gồm: nhiệt độ, độ ẩm, kích thước
nguyên liệu, độ thoáng khí.[16]
2.6.1.1. Nhiệt độ
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến compost vì nó quyết định
thành phần quần thể vi sinh vật (ban đầu là nhóm ưa ấm và sau đó là nhóm ưa nhiệt
chiếm ưu thế), ngoài ra nhiệt độ còn là một chỉ thị để nhận biết các giai đoạn xảy ra
trong quá trình ủ compost.
Nhiệt độ tối ưu là 50 – 60
o
C, thích hợp với vi khuẩn ưa nhiệt và tốc độ phân
hủy các chất hữu cơ là cao nhất. Nhiệt độ trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của
vi sinh vật làm cho quá trình phân hủy diễn ra không thuận lợi, còn nhiệt độ thấp
hơn ngưỡng này thì phân sẽ không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh.
Nhiệt độ trong luống ủ có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu
chỉnh độ thoáng khí và độ ẩm, cô lập khối ủ với môi trường bên ngoài bằng cách

che phủ hợp lý.
Bng 2. Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật
Loài vi sinh vật
Nhiệt độ (
o
C)
Khoảng dao động
Tối ưu
VSV ưa lạnh
10 – 30
15
VSV ưa ấm
40 – 50
35
VSV ưa nhiệt
45 – 75
55

2.6.1.2. Độ ẩm
Là yếu tố cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong quá trình chế biến
compost. Vì nước cần thiết cho quá trình hòa tan dinh dưỡng và nguyên sinh chất
của tế bào.

×