Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà lai MP theo công thức giữa trống mía với mái 34 lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.13 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GÀ LAI MP THEO CÔNG
THỨC GIỮA TRỐNG MÍA VỚI MÁI 3/4 LƢƠNG PHƢỢNG
Dƣơng Thị Anh Đào
1

Cao Bá Cƣờng
2


Từ gà trống Mía và gà mái 3/4 Lương Phượng (1/4 Ri), chúng tôi đã tạo ra gà
lai MP. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà lai MP cho thấy: khối lượng gà
trống MP lúc 12 đến 14 tuần tuổi đạt 1545g đến 1795g và gà mái MP đạt khối lượng
tương ứng là 1386g và 1595g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,04g, tỷ lệ
nuôi sống là 96,33%, tỷ lệ thân thịt là 72,11%. Thành phần các axit amin trong thịt gà
MP tương đương với các giống gà Ai Cập và Ác Thái Hòa, đặc biệt là các axit amin
quan trọng như axit aspartic. Tỷ lệ nước thịt ngực và đùi của gà MP đạt 74,17% và
75,95%; tỷ lệ protein đạt tương ứng là 24,3% và 20,61%; tỷ lệ lipit đạt 0,84% và 2,15%
và tỷ lệ khoáng là 1,05% và 1,07%. Qua kết quả nghiên cứu có thể phổ biến nuôi gà lai
MP trong chăn nuôi nông hộ để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
1. Mở đầu
Để góp phần nâng cao sản lượng thịt và trứng gia cầm cung cấp cho nhu cầu trong nước, những
năm gần đây nước ta đã nhập nhiều giống gà có năng suất cao, thích hợp với nhiều phương thức chăn
nuôi phù hợp với các vùng sinh thái như các giống gà chăn thả vườn Tam Hoàng, Lương Phượng (Trung
Quốc), gà Kabir (Israrel)… Các giống này đã nhanh chóng được nuôi phổ biến góp phần tạo ra lượng
thực phẩm lớn cung cấp cho con người. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì nhu cầu của người
tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao, thịt trứng thơm ngon hợp với khẩu vị,
chính vì vậy những sản phẩm như gà Ri, gà Ác, gà Mía là những món ăn đặc sản có một vị trí quan
trọng trong cơ cấu thực phẩm của người sử dụng.
Nhằm phát huy nguồn giống gà nội chất lượng trứng, thịt thơm ngon như gà Ri và gà Mía có khả
năng cho thịt cao nguồn gốc tại Đường Lâm - Sơn Tây, giống gà Lương Phượng hoa nhập từ Trung Quốc
với khả năng sản xuất kiêm dụng cao đã được nuôi thích nghi tại Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Vạn Phúc,


chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà lai MP theo công thức giữa
trống Mía với mái 3/4 Lương Phượng”.
2. Nguyên liệu và phƣơng pháp
2.1. Nguyên liệu
- Chúng tôi sử dụng các giống gà: trống Mía có nguồn gốc từ Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội và gà
mái 3/4 Lương Phượng (1/4 Ri) được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Vạn Phúc - Hà Đông -
Hà Nội.
- Gà được nuôi tại Đông Anh - Hà Nội.

1
Trường ĐHSP Hà Nội
2
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Gà thí nghiệm nuôi sinh sản: 200 gà mái 3/4 Lương Phượng lai với 30 gà trống Mía. Chọn con
khỏe mạnh, khối lượng chuẩn và đặc trưng cho giống.
- Gà nuôi thịt: 300 con gà 01 ngày tuổi nuôi thịt tại Yên Lạc - Vĩnh Phúc.
2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Sử dụng các phương pháp thông dụng trong chăn nuôi gia cầm:
- Khối lượng cơ thể:
+ Sơ sinh tới 3 tuần tuổi cân bằng cân điện tử có độ chính xác

0,1g
+ 4 - 9 tuần cân bằng cân điện tử có độ chính xác

5g
+ Trên 9 tuần cân bằng cân điện tử có độ chính xác

20g

- Khả năng cho thịt và tiêu tốn thức ăn: tiến hành cân mẫu hàng tuần, theo dõi, ghi chép số liệu…
- Chất lượng thịt đánh giá theo phương pháp của Ban gia cầm Viện hàn lâm khoa học Đức
(1972). Mẫu được phân tích tại Phòng phân tích - Viện Chăn nuôi Việt Nam.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khối lượng cơ thể gà lai MP từ sơ sinh đến 14 tuần tuổi (ss-14tt)
3.1.1. Khối lượng gà trống lai MP từ 1-14 tuần tuổi
Bảng 1. Khối lượng gà trống lai MP từ 1-14 tuần tuổi
Tuần tuổi
X

m
C
v

ss
36,13
0,40
6,10
1
88,17
1,51
9,36
2
151,17
2,83
10,27
3
240,67
3,39

7,71
4
343,33
4,08
6,51
5
476,33
5,33
6,13
6
612,67
8,25
7,37
7
762,67
9,37
6,73
8
923,33
12,79
7,59
9
1090,00
15,54
7,81
10
1245,00
15,60
6,86
11

1397,33
17,95
7,03
12
1545,00
18,78
6,66
13
1676,67
21,54
7,04
14
1795,00
18,31
5,59
Qua bảng trên ta thấy tới 12 tuần tuổi gà trống lai MP đạt khối lượng cơ thể là 1545g và 14 tuần
tuổi đạt 1795g, so với kết quả nghiên cứu gà trống Mía của Trịnh Xuân Cư và CS [1] lúc 12 tuần tuổi đạt
1402g, thì gà MP có khối lượng cao hơn 250g, so với kết quả nghiên cứu gà 3/4 Lương Phượng của
Nguyễn Huy Đạt và CS [3] khối lượng gà lúc 14 tuần tuổi đạt 1,49 -1,66 kg (Trung bình cả trống và mái),
thì gà trống MP cũng có khối lượng cao hơn 135 - 305 g. Vậy qua đây cho thấy nuôi gà lai MP cho năng
suất cao phù hợp với chăn nuôi nông hộ.
3.1.2. Khối lượng gà mái lai MP từ 1-14 tuần tuổi
Bảng 2. Khối lượng gà mái lai MP từ 1-14 tuần tuổi














Tới 12 tuần tuổi gà mái lai MP đạt khối lượng cơ thể là 1386g và tới 14 tuần tuổi đạt 1595g., so
với kết quả nghiên cứu gà mái Mía của Trịnh Xuân Cư và CS [1] lúc 12 tuần tuổi đạt 1065g, thì gà MP có
khối lượng cao hơn 321g, so với kết quả nghiên cứu gà 3/4 Lương Phượng của Nguyễn Huy Đạt và CS
[3] khối lượng gà lúc 14 tuần tuổi đạt 1,66 kg (Trung bình cả trống và mái), thì khối lượng trung bình của
gà MP là 1695g cao hơn gà 3/4 Lương Phượng là 35g.
3.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà lai MP
Bảng 3. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà lai MP
Tuần tuổi
KLTB trống mái
(gam)
ST tuyệt đối
(%)
ST tương đối
(%)
Tuần tuổi
X
(gam)
m
C
v

ss
36,13
0,37

5,66
1
88,17
1,41
8,79
2
151,17
2,83
10,27
3
240,67
3,39
7,71
4
343,33
4,08
6,51
5
449,33
5,87
7,16
6
575,33
8,57
8,16
7
712,33
9,24
7,11
8

858,33
10,76
6,87
9
1006,00
14,16
7,71
10
1145,00
17,51
8,38
11
1270,00
14,50
6,25
12
1386,67
20,33
8,03
13
1495,00
16,50
6,04
14
1595,33
18,29
6,28
ss
36,13



1
88,17
7,43
83,72
2
151,17
9,00
52,65
3
240,67
12,79
45,68
4
343,33
14,67
35,16
5
462,83
17,07
29,65
6
594,00
18,74
24,82
7
737,50
20,50
21,55
8

890,83
21,90
18,83
9
1048,00
22,45
16,21
10
1195,00
21,00
13,11
11
1333,67
19,81
10,97
12
1465,83
18,88
9,44
13
1585,83
17,14
7,86
14
1695,17
15,62
6,66

Sinh trưởng tuyệt đối của gà MP tăng theo quy luật chung của gia cầm, tăng dần từ 1 đến 9 tuần
tuổi đạt cao nhất (22,45%), sau đó giảm dần đến 14 tuần tuổi chỉ còn 15,62%. Sinh trưởng tuyệt đối của

gà MP cũng tuân theo quy luật chung của gia cầm, đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ nhất (83,72%) sau đó giảm
dần đến 14 tuần tuổi chỉ còn 6,66%.
3.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của gà lai MP
Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng cơ thể của gà MP nuôi thịt được thể hiện qua bảng
sau :

Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể
Tuần tuổi
TTTA/kg tăng khối lượng
gà trống MP (Kg)
TTTA/kg tăng khối lượng
gà mái MP (Kg)
Trung bình
(Kg)
1
1,51
1,51
1,51
2
1,57
1,57
1,57
3
1,86
1,86
1,86
4
2,08
2,08
2,08

5
2,23
2,37
2,30
6
2,42
2,58
2,50
7
2,50
2,67
2,58
8
2,53
2,72
2,63
9
2,57
2,77
2,67
10
2,64
2,84
2,74
11
2,73
2,93
2,83
12
2,78

3,00
2,89
13
2,83
3,09
2,96
14
2,90
3,17
3,04
Qua bảng trên cho thấy TTTA/kg tăng khối lượng cơ thể lúc 14 tuần tuổi của gà trống và mái đạt
tương ứng là 2,9kg và 3,17kg, trung bình cho cả trống và mái là 3,04 kg. So với kết quả nghiên cứu gà
trống Mía của Trịnh Xuân Cư và CS [1] lúc 12 tuần tuổi đạt 2,99kg thì gà MP có TTTA/kg khối lượng
cơ thể cao hơn 0,05kg; so với kết quả nghiên cứu gà 3/4 Lương Phượng của Nguyễn Huy Đạt và CS [3]
lúc 14 tuần tuổi đạt 2,87kg (Trung bình cả trống và mái), thì gà trống MP có TTTA/kg khối lượng cơ thể
cao hơn 0,017kg; nhìn chung sự chênh lệch này là không đáng kể.
3.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà lai MP
Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà lai MP chúng tôi thu được kết quả như sau :
Bảng 5. Tỷ lệ nuôi sống của gà lai MP
Tuần tuổi
Đầu kỳ (con)
Cuối kỳ (con)
Tỷ lệ nuôi sống (%)
1
300
298
99,33
2
298
297

99,66
3
297
295
99,33
4
295
295
100,00
5
295
294
99,66
6
294
293
99,66
7
293
292
99,66
8
292
292
100,00
9
292
291
99,66
10

291
291
100,00
11
291
290
99,66
12
290
289
99,66
13
289
289
100,00
14
289
289
100,00
ss-9


97,00
9-14


99,31
Cả giai đoạn



96,33
Đến 14 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà MP đạt 96,33%. So với kết quả nghiên cứu gà trống Mía
của Trịnh Xuân Cư và CS [1] lúc 12 tuần tuổi đạt 96% thì kết quả nuôi sống của gà lai MP đạt tương
đương.
3.4. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt của gà lai MP
3.4.1. Khảo sát thịt của gà lai MP
Tiến hành mổ khảo sát gà lai MP lúc 14 tuần tuổi chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 6
Bảng 6. Khảo sát thịt của gà lai MP
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
Trống
Mái
Trung bình
Tỷ lệ thân thịt
71,81
72,41
72,11
Tỷ lệ thịt đùi
20,52
21,97
21,24
Tỷ lệ thịt ngực
17,97
16,63
17,30
Tỷ lệ thịt đùi + ngực
38,49
38,60
3,47
Tỷ lệ mỡ bụng

3,49
3,46
38,54
Tỷ lệ thân thịt của gà lai MP đạt khá cao 72,11% . So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Sơn và CS gà mía tỷ lệ thân thịt là 73,58% thì gà MP thấp hơn là 1,47%. So với kết quả nghiên cứu của
Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến và CS [7] về gà Lương Phượng hoa Trung Quốc tỷ lệ thân thịt đạt
73,7% thì kết quả của đề tài đạt thấp hơn 1,59%.
3.4.2. Thành phần các axit amin trong thịt của gà lai MP
Bảng 7. Thành phần các axit amin trong thịt của gà lai MP
STT
Tên axit amin
Tỷ lệ (%)
1
Aspartic
3,445
2
Glutamic
3,794
3
Serine
0,461
4
Histidine
0,742
5
Glycine
0,853
6
Threonine
0,460

7
Alanine
0,871
8
Arginine
2,709
9
Tyrosine
1,127
10
Valine
0,948
11
Methionine
0,243
12
Phenylalanine
1,309
13
Isoleucine
0,851
14
Leucine
1,670
15
Lysine
0,860
16
Proline
1,575

Phân tích thành phần các axit amin thịt gà MP cho thấy thành phần các axit amin trong thịt gà MP
tương đương với thành phần axit amin của gà Ai Cập và Ác Thái Hòa (theo Nguyễn Thị Mười [5]), đặc
biệt là các axit amin quan trọng như axit amin aspartic gà MP đạt 3,445% cao hơn gà Ai Cập và Ác (gà
Ai Cập đạt 1,51- 1,98%; gà Ác đạt 1,64 - 1,71); axit glutamic đạt 3,794% (gà Ai Cập đạt 2,81 - 3,39; gà
Ác Thái Hòa đạt 3,0 - 3,05%); Methionine đạt 0,243% (Gà Ai Cập đạt 0,62; gà Ác đạt 0,69 - 0,76%) và
Lysine gà MP đạt 0,86% (Gà Ai Cập đạt 1,13 - 1,16%; gà Ác đạt 1,28%).
3.4.3. Thành phần hóa học thịt của gà lai MP
Bảng 8. Thành phần hóa học thịt của gà lai MP
Chỉ tiêu
Thịt ngực (%)
Thịt đùi (%)
Trống
Mái
Trung bình
Trống
Mái
Trung bình
Nước
74,26
74,08
74,17
76,28
75,61
75,95
Protein
24,72
23,88
24,30
20,40
20,82

20,61
Lipit
0,86
0,82
0,84
2,07
2,23
2,15
Khoáng
1,05
1,04
1,05
1,08
1,05
1,07

Tỷ lệ nước thịt ngực và đùi của gà MP đạt 74,17% và 75,95%; tỷ lệ protein đạt tương ứng là
24,3% và 20,61% ; tỷ lệ lipit đạt 0,84 và 2,15% và tỷ lệ khoáng là 1,05 và 1,07%. Tỷ nước cao hơn
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn và CS [6], còn các tỷ lệ protein, lipit và khoáng đạt tương đương với
gà Ri, gà Mía và gà Kabir.
4. Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của gà lai MP như sau:
Khối lượng gà trống MP lúc 12 đến 14 tuần tuổi đạt 1545g đến 1795g và gà mái MP đạt khối
lượng tương ứng là 1386g và 1595g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,04g. Tỷ lệ nuôi
sống đạt 96,33%, tỷ lệ thân thịt là 72,11%.
Thành phần các axit amin trong thịt gà MP tương đương với thành phần axit amin của gà Ai Cập
và Ác Thái Hòa, đặc biệt là các axit amin quan trọng như axit aspartic gà MP đạt 3,445% cao hơn gà Ai
Cập và Ác, axit glutamic đạt 3,794%; Methionine đạt 0,243% và Lysine gà MP đạt 0,86% đạt tương
đương với gà Ai Cập và Ác Thái Hòa.
Tỷ lệ nước thịt ngực và đùi của gà MP đạt 74,17% và 75,95%; tỷ lệ protein đạt tương ứng là

24,3% và 20,61%; tỷ lệ lipit đạt 0,84% và 2,15% và tỷ lệ khoáng là 1,05% và 1,07%.
Gà lai nuôi thịt MP có màu sắc lông và chất lượng thịt được người tiêu dùng tiếp nhận, hiện đã
được nuôi ở một số tỉnh miền Bắc và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đề nghị tiếp tục
phổ biến nuôi rộng rãi gà lai MP theo công thức giữa trống Mía với mái 3/4 Lương Phượng trong chăn
nuôi nông hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn Đăng Vang, “Nghiên cứu một số đặc
điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung”, Báo cáo
khoa học Chăn nuôi thú y - Phần Chăn nuôi gia cầm, trang 244 -253, Nxb Nông nghiệp, 4/2001.
2. Dương Thị Anh Đào, Cao Bá Cường, “Nghiên cứu khả năng sinh sản của công thức lai giữa gà
trống Mía với gà mái 3/4 Lương Phượng”, Tạp chí Khoa học - Phần Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Tập 26, Số 2S, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thành Đồng, Phạm Bích Hường, “Nghiên cứu lai giữa
gà Lương Phượng với gà Ri nhằm chọn tạo giống gà thả vườn phục vụ chăn nuôi trong nông hộ”,
Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y - Phần Chăn nuôi gia cầm, tr 39 - 47, Nxb Nông nghiệp Hà
Nội, tháng 12/2004,
4. Bùi Đức Lũng và CS, “Đặc điểm ngoại hình và năng suất của gà Ri vàng rơm (VR) Việt Nam ở
thế hệ xuất phát qua chọn lọc và nhân giống”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y - Phần Chăn
nuôi gia cầm, tr 30 - 38, Nxb Nông nghiệp, 12/2004.
5. Nguyễn Thị Mười, “Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với Ác Thái
Hòa - Trung Quốc”, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, 2006.
6. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang, Vũ Thị Hưng, “Nghiên cứu một số
công thức lai giữa gà Ri và các giống gà thả vườn khác nhằm tạo con lai có năng suất và chất
lượng thịt cao”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1999 - 2000, phần Chăn nuôi gia cầm, tr 55 -
64, Viện Chăn nuôi.
7. Trần Công Xuân và CS, “Khả năng sản xuất của gà Lương Phượng hoa Trung Quốc”, Tuyển tập
công trình NCKHCN Chăn nuôi gà, tr 39 - 50, Nxb Nông nghiệp, 2006.

STUDY ON THE GROWTH ABILITY OF THE MP CROSS-BRED CHICKEN BETWEEN MIA
COCK WITH AND 3/4 LUONG PHUONG HEN

Duong Thi Anh Dao, Cao Ba Cuong
Abstract
Crossing between the Mia cock and the 3/4 Luong Phuong hen (1/4 Ri) produced MP chicken.
Study on the growth ability of the MP cross-bred chicken showed that: The weights of MP cock and hen
at 12 to 14 week old reached 1545-1795g and reached 1386 - 1595g correlatively. Food consumption per
a kilogram of weight was 3.04g, the survival ratio was 96.33%, and the carcass meat ratio reached
72.11%. The composition of amino acids in MP chicken meat, especially the important amino acids such
as aspartic acid…, was equivalent to the Egypt and Ac Thai Hoa varieties. The water ratio between check
meat and thighs meat of MP were 74.17% and 75.95% correlatively. Protein ratio reached correlatively
24.3% and 20.61%, lipid ratio reached 0.84% and 2.15% and mineral ratio reached 1.05% and 1.07%.
The chicken of crossbreeding formula brings out hight economic effect.


×