Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xây dựng mô hình phân loại thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực thị trấn me huyện gia viễn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.28 MB, 109 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
o0o




ðINH NGỌC KIÊN



XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VỰC
THỊ TRẤN ME, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2013






BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

o0o



ðINH NGỌC KIÊN



XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT KHU VỰC
THỊ TRẤN ME, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ðOÀN VĂN ðIẾM





HÀ NỘI, NĂM 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan: Luận văn "Xây dựng mô hình phân loại, thu gom
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực thị trấn Me, huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình " là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Những số liệu trong luận văn ñược sử dụng trung thực. Kết quả nghiên
cứu ñược trình bày trong luận văn chưa từng ñược công bố bất kỳ công trình
nào khác.

Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả luận văn



ðinh Ngọc Kiên

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn thạc sĩ khoa học
chuyên ngành khoa học môi trường, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự dậy bảo,
hướng dẫn, góp ý của các thầy cô Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường
ðại học nông nghiệp Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ñến các thầy cô Khoa Tài nguyên
và Môi trường ñã tận tình dậy bảo tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS ðoàn Văn ðiếm ñã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Nhân ñây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện ðào tạo sau ñại học
Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội ñã tạo nhiều ñiều kiện cho tôi học tập
và hoàn thành tốt khóa học.
Mặc dù tôi ñã có rất cố gắng hoàn thành bản luận văn bằng tất cả sự

nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên thời gian và năng lực có hạn nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận ñược ý kiến ñóng góp
quý báu của các thầy cô và các bạn.

Hà Nội, tháng năm 2013
Tác giả luận văn



ðinh Ngọc Kiên




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ðẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI 2

2.1. Mục ñích nghiên cứu 2
2.2. Yêu cầu của ñề tài 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI 4
1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở các nước 4
1.1.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các nước 6
1.1.3. Bài học kinh nghiệm 12
1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT Ở VIỆT NAM 13
1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 13
1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam 15
1.3. CÁC MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RTR SH 19
1.3.1. Tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu tại nguồn 19
1.3.2. ðổ ñống hay bãi hở 20
1.3.3. ðổ xuống biển (Ocean Dumping) 21
1.3.4. Chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill) 21
1.3.5. Chế biến phân bón hữu cơ (Composting) 25

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. ðối tượng nghiên cứu: Rác thải sinh hoạt khu vực thị trấn Me. 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. ðánh giá ñặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan ñến vấn ñề
nguồn phát thải rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Me, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình. 28

2.2.2. ðánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt, nguồn phát sinh, số lượng,
thành phần CTR sinh hoạt tại khu vực thị trấn Me, huyện Gia Viễn. 28
2.2.3. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt phát hiện những mặt khó khăn, thách thức của ñịa phương. 28
2.2.4. Xây dựng thí ñiểm mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại khu vực thị trấn Me, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 28
2.2.5. ðề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình tại thị trấn Me và 2 xã Gia
Vượng, Gia Hòa của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3.1. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 28
2.3.2. Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu thứ cấp 29
2.3.3. Phương pháp ñiều tra thu thập số liệu sơ cấp 29
2.3.4. Phương pháp xây dựng mô hình 30
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 31
3.1.1. Vị trí ñịa lý huyện Gia Viễn 31
3.1.2. ðiều kiện tự nhiên 32
3.1.3. ðặc ñiểm kinh tế -xã hội 34
3.1.4. Khái quát tình hình và kết quả hoạt ñộng kinh tế - xã hội huyện 35
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

3.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT Ở KHU VỰC TT ME 46
3.3. CÁC MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
HIỆN CÓ TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN 55
3.3.1. Mô hình tự phát 55
3.3.2. Mô hình do ñịa phương tổ chức 57

3.3.3. Bài học kinh nghiệm 58
3.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ
CTRSH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ðỒNG TẠI THỊ TRẤN
ME VÀ 2 XÃ 59
3.4.1 Mô tả mô hình 60
3.4.2. Nội dung cải tiến của mô hình 60
3.4.3. Kết quả thực hiện thí ñiểm mô hình phân loại, thu gom, xử lý CTRSH 63
3.4.4. Xác ñịnh quy mô diện tích và yêu cầu kỹ thuật bãi chôn lấp và phương
pháp xử lý CTR cho khu vực thị trấn Me giai ñoạn 2014-2020 78
3.4.5. ðề xuất các bước xây dựng mô hình quản lý, xử lý RTRSH có sự
tham gia của cộng ñồng tại huyện Gia Viễn 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1. Kết luận 87
2. Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 92
Phụ lục 1: Phiếu ñiều tra thông tin 92
Phụ lục 2: Bản ñồ hành chính tỉnh Ninh Bình 95
Phụ lục 3: Tổng sản phẩm xã hội huyện Gia Viễn 95
Phụ lục 4. Lĩnh vực y tế 96
Phụ lục 5: Hiện trạng lượng chất thải rắn huyện Gia viễn 97
Phụ lục 6: Hiện trạng công tác quản lý, thu gom CTR tại huyện Gia Viễn 98
Phụ lục 7: Tổng hợp thông tin về các bãi rác trên ñịa bàn huyện Gia Viễn 99
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT




BVMT Bảo vệ môi trường
CP Chính phủ
CEETIA Trung tâm môi trường công nghiệp và khu ñô thị
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
CT-TW Chỉ thị Trung ương
EC Cộng ñồng chung Châu Âu
EM Chế phẩm vi sinh vật
GDP Tổng sản phẩm nội ñịa
HTX Hợp tác xã
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KH&CN Khoa học và công nghệ
MTðT Môi trường ñô thị
Nð Nghị ñịnh
NQ Nghị quyết
OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PGS.TS Phó Giáo sư, tiến sĩ
Qð-TTg Quyết ñịnh Thủ tướng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
VSV Vi sinh vật
XHCN Xã hội chủ nghĩa
3R Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng

Trang

1.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam 14
1.2. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở một số huyện [9] 17
1.3. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở một số thị trấn [9] 17
1.4. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn ở một số tt [9] 18
1.5. Thống kê các biện pháp xử lý chất thải rắn một số xã [9] 19
3.1. Tình hình sử dụng ñất huyện Gia Viễn năm (2008 - 2012) 32
3.2. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 41
3.3. Khối lượng CTSH phát sinh từ hộ gia ñình 48
3.4. Hiện trạng lượng chất thải rắn của khu vực thị trấn Me 49
3.5. Thành phần CTSH khu vực thị trấn Me 49
3.6. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom CTRSH tại thị trấn 51
3.7. Tổng hợp thông tin về các bãi rác trên ñịa bàn khu vực tt Me 53
3.8. ðánh giá nhận thức của người dân về CTR sinh hoạt 54
3.9. Hoạt ñộng tiếp cận cộng ñồng ở khu vực nghiên cứu 63
3.10. Trang bị thiết bị và lịch thu gom rác ở khu vực nghiên cứu 65
3.11. Kết quả xử lý RTRSH hữu cơ thành phân bón 74
3.12. Lượng chất thải rắn phát sinh trong một tháng 75
3.13. Kết quả tái sử dụng rác thải và xử lý rác hữu cơ 76
3.14. Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn 78
3.15. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình

Trang

1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt một số nước Châu Á [ 2] 4
1.2. Sơ ñồ mô hình quản lý chất thải sinh hoạt [3] 7
1.3. Biểu ñồ mô tả về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ñô thị 9
3.1. Bản ñồ hành chính huyện Gia Viễn 31
3.2. Biểu ñồ tình hình sử dụng ñất huyện Gia Viễn 33
3.3. Biểu ñồ tốc ñộ tăng GDP huyện Gia Viễn (giá hiện hành) 35
3.4. Biểu ñồ bình quân GDP/ñầu người của huyện Gia Viễn 36
3.5. Biểu ñồ GTSX ngành công nghiệp & xây dựng của huyện năm 2012 37
3.6: Biểu ñồ GTSX ngành du lịch – dịch vụ của huyện năm 2012 40
3.7. Hiện trạng các bãi rác trên 2 xã, thị trấn 52
3.8. Sơ ñồ mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt 61
3.9. Xe thu gom chất thải rắn 66
3.10. Sơ ñồ hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại hộ gia ñình 67
3.11. Tờ rơi phân loại chất thải rắn tại hộ gia ñình 68
3.12. Thùng chứa chất thải rắn tại các hộ gia ñình 69
3.13. Quy trình sử dụng thùng nhựa ñựng chất thải rắn có rọ lọc chất lỏng 70
3.14. Sơ ñồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ 72
3.15. Sơ ñồ mặt bằng khu xử lý chất thải rắn hữu cơ của cty NT Tràng an 73

3.16: Bản ñồ thể hiện hướng tuyến thu gom của xã Gia Hòa 83
3.17: Bản ñồ thể hiện hướng tuyến thu gom của Thị trấn Me 84
3.18: Bản ñồ hướng tuyến thu gom cho xã Gia Vượng 84
3.19: Sơ ñồ thu gom chất thải rắn 85
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

MỞ ðẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của cả nước, khu vực
nông thôn Việt Nam cũng có những ñóng góp ñáng kể. ðời sống người dân
khu vực nông thôn ngày càng ñược cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển ñó là những vấn ñề phát sinh cần giải quyết tại
khu vực nông thôn, thị trấn, thị tứ, trong ñó phải kể ñến vấn ñề ô nhiễm môi
trường từ rác thải sinh hoạt.
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2010 [7], lượng phát
sinh chất thải rắn (CTR) của Việt Nam lên ñến 15 triệu tấn mỗi năm, trong ñó
chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh
trong cả nước. Theo ước tính ñến năm 2015 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
sẽ tăng lên 60%, nếu không có biện pháp quản lý tốt loại chất thải này sẽ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng ñến môi trường và sức khỏe cộng ñồng. Trong các
năm qua ðảng và Nhà nước ñã có nhiều chủ trương, chính sách ñầu tư cho
việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tuy vậy thực tế mới tập trung ñầu tư chủ
yếu cho khu vực thành phố, ñô thị lớn. Chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông
thôn, thị trấn, thị tứ chưa ñược quan tâm nhiều, trong khi ñó dân số nông thôn
chiếm ñến 76% dân số cả nước, hầu hết khu vực nông thôn hiện chưa có quy

hoạch bãi rác, chất thải rắn sinh hoạt phần lớn không ñược thu gom, xử lý, ñổ
cả ra ñường làng, ngõ, xóm, ao hồ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
ñến cảnh quan. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, thị trấn, thị tứ hiện
cũng ñang là vấn ñề nổi cộm, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành.
Quản lý chất thải là một thách thức ñối với nhiều cộng ñồng, cho dù là
nông thôn hay thành thị, công nghiệp hóa hay ñang phát triển. Ở ðông Nam
Á, quản lý chất thải gập nhiều khó khăn do thiếu các nguồn lực và năng lực
của ñịa phương. Tại nhiều nơi, chính quyền ñịa phương không quan tâm hoặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

không ñủ khả năng cung cấp dịch vụ xử lý chất thải. Trong trường hợp này cần
phải áp dụng nhưng giải pháp mang tính sáng tạo. Một trong những giải pháp ñó
là quản lý chất thải dựa vào cộng ñồng, có nghĩa là các thành viên trong cộng
ñồng ñịa phương tổ chức và vận hành các hệ thống quản lý chất thải.
Huyện Gia Viễn là huyện có mật ñộ tập trung dân cư cao. Một vài năm
trở lại ñây, hòa với sự phát triển chung của toàn tỉnh, huyện ñã ñạt ñược
những thành tựu về kinh tế - xã hội nhất ñịnh. Nhu cầu ñời sống và thu nhập
bình quân trên ñầu người tăng hơn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế
là mối lo ngại về môi trường toàn huyện, phần lớn chất thải phát sinh từ các
hộ gia ñình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh, du lịch, còn lại là phát
sinh từ các hoạt ñộng khác: công nghiệp, y tế
Từ những cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ðề tài: "Xây
dựng mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực
thị trấn Me, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình" với mong muốn ñưa ra một
mô hình quản lý môi trường, trong ñó nêu cao vai trò của người dân và các tổ
chức chính trị - xã hội trên ñịa bàn sẽ ñem lại hiệu quả tích cực cho hoạt ñộng
BVMT, kiểm soát ô nhiễm của khu vực thị trấn Me nói riêng và những kết

quả ñạt ñược từ mô hình sẽ ñược nhân rông trên ñịa bàn huyện.
2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
2.1. Mục ñích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng môi trường chất thải rắn ñể xây dựng mô hình
phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu vực thị trấn Me
thuộc huyện Gia Viễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt, cải thiện chất lượng môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

2.2. Yêu cầu của ñề tài
ðánh giá ñầy ñủ ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng môi
trường chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý ở khu vực thị trấn Me,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Phát hiện những khó khăn và thuận lợi, từ ñó xây dựng mô hình phân
loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho ñịa bàn nghiên cứu.
ðề xuất một số giải pháp thực hiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh
hoạt áp dụng cho khu vực thị trấn và các xã khác trên ñịa bàn huyện.












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở các nước
Dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển là vấn ñề ñược quan tâm
nhiều nhất của xã hội hiện nay. ðể ñáp ứng ñược nhu cầu trong cuộc sống,
con người luôn mong muốn ñược phát triển nền kinh tế của mình. Nền kinh tế
phát triển, ñời sống người dân ñược nâng cao ñã kéo theo sự gia tăng chất thải
rắn sinh hoạt một cách ñáng kể. Ví dụ như tại Mỹ, năm 1970 tổng lượng chất
thải rắn sinh hoạt ñô thị phát sinh là 121,1 triệu tấn, trong khi ñó năm 2010,
tổng lượng CTR sinh hoạt ñô thị phát sinh tại Mỹ vào 254 triệu tấn, tăng gấp
2,1 lần so với năm 1970. Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và ñô thị hoá
nhanh trong vài thập kỷ qua. Vấn ñề chất thải rắn là một trong những thách
thức môi trường mà các nước trong khu vực phải ñối mặt. Lượng phát sinh
chất thải ñô thị một số nước Châu Á vào khoảng từ 0,2 kg ñến 1,7
kg/người/ngày (xem ñồ thị hình 1.1) [2].

1,8







1,6






1,4






1,2






1,0






0,8







0,6






0,4






0,2






0

Trung Quốc


Ấn ðộ Sri Lan ca Thái Lan


Hình 1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt một số nước Châu Á [ 2]

Kg/ngày/người
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực ñô thị của châu Á mỗi ngày phát
sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn ñô thị. ðến năm 2025, con số này sẽ
tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày

(World Bank, 1999). Tỷ lệ chất thải gia ñình trong
dòng chất thải rắn ñô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này
chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc, 78% ở Hồng Kông (kể cả chất thải thương
mại), 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản. Theo ñánh giá của Ngân hàng Thế
giới (World Bank, 1999), các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35%
chất thải gia ñình trong toàn bộ dòng chất thải rắn ñô thị.
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có lượng phát sinh chất
thải rắn ñô thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần ñây ở các nước ñang phát
triển cho thấy, tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau
lại không theo nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA, 1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn ñô thị ở Philipin
theo các nhóm người có thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,37- 0,55
kg/người/ngày, thu nhập trung bình: 0,37 - 0,60 kg/người/ngày và thu nhập
thấp: 0,62 - 0,90 kg/người/ngày. Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát
sinh chất thải rắn ñô thị theo GDP tính trên ñầu người của các nước thuộc

OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia ñược xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh
cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu ñược xếp vào nhóm có tỷ lệ phát
sinh trung bình và Thuỵ ðiển, Nhật Bản ñược xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh
thấp [3].
Có nhiều nguyên nhân ñể giải thích các trường hợp này. Thứ nhất là,
không thống kê ñược ñầy ñủ tổng lượng chất thải ñược tái chế do các hoạt
ñộng của khu vực tái chế không chính thức hoặc do phương thức tự tiêu huỷ
chất thải ở các nước ñang phát triển. Khu vực tái chế không chính thức ở các
nước ñang phát triển ñã góp phần ñáng kể giảm thiểu tổng lượng chất thải
phát sinh và thu hồi tài nguyên thông qua các hoạt ñộng tái chế. Thứ hai là,
năng lực thu gom của các nước ñang phát triển còn thấp. Ví dụ, năng lực thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

gom chất thải rắn ñộ thị của Ấn ðộ là 72,5%; Malaixia: 70%; Thái Lan: 70-
80%; và Philipin: 70% ở ñô thị và 40% ở nông thôn [4]. Ngoài ra, tại một số
nước có nền kinh tế phát triển, ví dụ như Nhật Bản, mặc dù thành công trong
tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy trì ñược tỷ lệ phát sinh chất thải rắn ñô thị
thấp so với nhiều nước có GDP cao. Từ năm 2000, Nhật Bản mới bắt ñầu áp
dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” hay
còn gọi là 3R, nhưng từ những năm 1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn ñô thị
của Nhật Bản ñã ổn ñịnh ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày [5].
1.1.2. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các nước
Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ñô thị (ngăn
ngừa/giảm thiểu, tái chế, ñốt và chôn lấp) ñã ñược ñúc rút từ nhiều nước trên
thế giới, ñặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Hiện nay, việc quản lý
chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt ñô thị nói riêng ở các nước
trên thế giới, ñược áp dụng mô hình chung tại hình 1.2.

Tuy vậy, mục tiêu của các chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt
ñược thực hiện ñối với mỗi vùng, mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau,
tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ñịa hình, mật ñộ dân cư, hệ thống giao thông,
tình hình kinh tế - xã hội và các quy ñịnh về môi trường của từng vùng và
quốc gia ñó.
Ở các nước phát triển, ñiển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu,
năng lực quản lý chất thải rắn ñã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải ñã ñược tổ chức tốt từ các chính sách pháp
luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của
nhiều thành phần xã hội. Bên cạnh ñó, ñể thực hiện tốt công tác thu gom, phân
loại CTR sinh hoạt tại nguồn, trình ñộ dân trí của cộng ñồng dân cư cũng ñóng
vai trò quan trọng. ðiều này cũng ñược thể hiện bằng việc thay ñổi thói quen của
cộng ñồng ñối với tiêu dùng, nhấn mạnh ñến việc sử dụng các sản phẩm có chất
lượng tốt, bền và thân thiện với môi trường.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7




















Hình 1.2. Sơ ñồ mô hình quản lý chất thải sinh hoạt [3]
Ở các nước Châu Âu, tỷ lệ chất thải ñược chôn lấp chiếm tỷ lệ khá cao,
chiếm từ 40% ñến 90% lượng chất thải rắn ñô thị phát sinh. ðiển hình là Hy Lạp
với tỷ lệ chất thải ñược chôn lấp trên 90%, còn tại Bồ ðào Nha, Anh, Ai Len,
Phần Lan, Italia tỷ lệ chôn lấp chiếm trên 60% [6]. Tuy nhiên những năm gần
ñây, với các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn quy ñịnh liên quan tới quản lý chất
thải rắn sinh hoạt ñô thị tương ñối ñầy ñủ, chặt chẽ và chi tiết của EC ñã giúp cải
thiện tình hình này. ðiều này ñược thể hiện qua các chỉ thị ñã ñược ban hành liên
quan ñến quản lý chất thải của Cộng ñồng châu Âu. Cụ thể như:
Nguồn thải

i x
ử dụ
ng/

tái chế
Vận chuyển
Tiêu hủy
Chôn lấp
ðốt thu hồi năng lượng
Xử lý
Sản xuất phân
vi sinh

Thu gom
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

Trong Chỉ thị 91/156/EEC (CEC 1991) có sửa ñổi từ Chỉ thị số
75/442/EEC cũng nêu rõ: trong các hoạt ñộng thu hồi, chất thải cần ñược sử
dụng làm nhiên liệu hay ở các dạng khác ñể tái sinh năng lượng.
Chỉ thị số 1999/31/EC về bãi chôn lấp ñã có tác ñộng trực tiếp tới công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ñô thị. Chỉ thị này nêu rõ kể từ năm 2008
cần phải giảm dần lượng chất thải có khả năng phân huỷ sinh học ñưa tới bãi
chôn lấp. Theo chỉ thị này, sự cần thiết tìm ra các biện pháp xử lý khác ñối
với phần chất thải ñô thị. Các nước thành viên sẽ phải thực hiện việc phân loại
chất thải sinh hoạt tại nguồn, hoặc là xây dựng các nhà máy phân loại chất
thải ñể tách phần chất thải có khả năng phân huỷ sinh học ra khỏi chất thải rắn
sinh hoạt ñô thị, hoặc xử lý sơ bộ phần chất thải còn lại. Phần còn lại từ các
nhà máy phân loại có thể ñược xử lý một cách ñặc biệt, chuyển thành nhiên
liệu ñốt và ñược sử dụng trong các quá trình ñốt công nghiệp. ðiều này lý giải
tại sao việc sản xuất nhiên liệu tái chế từ chất thải ở các nước ñược xem như
một trong các chiến lược quản lý chất thải.
Ngoài ra, một văn bản pháp luật quan trọng khác của Cộng ñồng châu
Âu là Chỉ thị ñốt chất thải mới số 2000/76/EC (New Waste Incineration
Directive 2000/76/EC). Chỉ thị này ñưa ra những yêu cầu chặt chẽ hơn ñối với
việc ñốt chất thải phải kết hợp thu hồi năng lượng. Tuy nhiên, nó cũng có sự
phân biệt giữa hai quá trình này về giới hạn phát thải. Cụ thể là giá trị giới
hạn phát thải của bụi, NOx và SO
x
ñối với các nhà máy xi măng thì ít nghiêm
ngặt hơn so với các lò ñốt chất thải. Nhìn chung lại, Chỉ thị số 2000/76/EC ñã

có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc tăng cường tiền xử lý chất thải, ñặc biệt là việc
phân loại chất thải sinh hoạt ñô thị tại nguồn. Bên cạnh ñó, các nước ñều có các
chính sách pháp luật riêng liên quan tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt ñô thị,
phù hợp với các quy ñịnh chung của Cộng ñồng châu Âu. Tại ðan Mạch và Hà
Lan, luật cấm chôn lấp chất thải rắn ñô thị ñã ñược áp dụng. Tuy vậy, một phần
chất thải rắn ñô thị, chất thải sinh khối, vẫn ñược chôn lấp tại ðan Mạch và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

ñiều này cũng xảy ra tại Hà Lan do các lò ñốt kết hợp không ñủ khả năng xử lý.
Luật cấm chôn lấp chất thải ñược áp dụng từ năm 2008 ở tại ðức và Áo.
Tại Thụy ðiển, luật cấm chôn lấp phần chất thải ñược áp dụng từ năm
2005. Trong khi ñó, ở Pháp, luật hạn chế việc chôn lấp chất thải ñược thực
hiện từ năm 2005. Còn tại Phần Lan, luật cấm chôn lấp chất thải rắn ñô thị
ñược áp dụng từ năm 2008 [6]. Tình hình quản lý CTR sinh hoạt ñô thị của 15
nước Châu Âu ñược trình bày trên hình 1.3.

Hình 1.3. Biểu ñồ mô tả về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ñô
thị tại 15 nước Châu Âu [6]
ðối với các nước Châu Á, chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ
biến vì chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn ðộ có tỷ lệ chôn lấp tới 90% [4]. Các
bãi chôn lấp chất thải ñược chia thành 3 loại: bãi ñổ hở hay lộ thiên, bãi chôn
lấp bán vệ sinh (chỉ ñổ ñất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng của
các bãi chôn lấp chất thải liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp
vệ sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi ñó các bãi ñổ hở
phổ biến ở các nước ñang phát triển. Tuy vậy, các nước ñang phát triển ñã có
nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ ñã cấm các bãi
ñổ hở năm 1991 và Ấn ðộ ñã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân

huỷ sinh học, chất thải trơ và các loại chất thải có thể tái chế.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore trong chiến lược quản lý
chất thải rắn sinh hoạt rất chú trọng ñến hoạt ñộng 3R.
Việc giảm thiểu CTR bao gồm việc sử dụng có hiệu quả các sản phẩm
và nâng cao vòng ñời của sản phẩm. Ví dụ, ñối với các chai lọ, cần phải sản
xuất các loại chai lọ mỏng hơn, từ ñó sẽ giảm 10 - 40% trọng lượng [5]. Các
thiết bị, sản phẩm gia dụng ñược làm nhẹ hơn nhờ vào việc giảm số lượng các
chi tiết hay sử dụng các vật liệu thay thế nhẹ hơn. ðối với xe máy, nhôm ñược
sử dụng nhiều hơn, các loại ñĩa ñược làm bằng thép chịu áp lực cao, và làm
cho thân xe nhẹ hơn. Với những nỗ lực làm tăng vòng ñời sản phẩm bao gồm
kéo dài tuổi thọ của các sản phầm: màn hình tinh thể lỏng, ñĩa cứng ñối với
máy tính cá nhân.
Tái sử dụng là một trong ba nội dung của hoạt ñộng 3R. Tái sử dụng có
ưu ñiểm hơn tái chế bởi vì giảm chi phí xử lý và ít gây sự phát thải ra môi
trường hơn.
Bên cạnh giảm thiêu phát sinh chất thải và tái sử dụng các sản phẩm,
chất thải rắn sinh hoạt ñô thị ñược xử lý và tái chế, bao gồm các chai lọ, bao
gói, giấy, kim loại, nhựa, thức ăn thừa
Nhật Bản và Hàn Quốc còn rất chú trọng ñến việc phân loại CTR tại nguồn.
Ở những nơi công cộng và các tuyến phố rộng thoáng người ta sử dụng thùng
4 hoặc 5 ngăn ñể thu gom phân loại CTR từ khách du lịch, vãng lai và khu vực
lân cận.
Tại các khu ñô thị mới của Nhật Bản và Hàn Quốc, việc thu gom và
phân loại CTR sinh hoạt tại các nhà cao tầng do các gia ñình ñưa ñến ñiểm
tập kết ở mỗi khu nhà theo giờ quy ñịnh. Hàng tuần các công ty quy ñịnh

ngày thu chất thải vô cơ riêng, chất thải hữu cơ riêng. Vì vậy, khi ý thức
người dân cao, các khu nhà cao tầng không cần xây dựng hệ thống thu gom
rác mà ở mỗi khu ñô thị cứ 2 ñến 3 dãy nhà chung cư cao tầng cần thiết kế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

một ñiểm tập kết thu gom CTR là hợp lý. Việc quản lý thu gom CTR ở các
khu ñô thị mới do BQL khu ñô thị ñảm nhận [4].
Việc thu gom vận chuyển ñược tiến hành riêng cho từng loại CTR theo
thời gian khác nhau. Sau khi phân loại, các phương tiện vận chuyển sẽ thu
gom từng loại ñến nơi xử lý. ðối với các loại chất thải là vỏ hộp, chai lọ, giấy
thải ñược tái chế thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống, còn các chất hữu cơ
dễ phân huỷ như các thực phẩm thừa ñược sản xuất thành phân bón hay chôn
lấp an toàn. Các cách phân loại này ñã ñược các nước áp dụng từ những năm
70 của thế kỷ trước và ñến nay ñã góp phần không nhỏ trong việc tạo cho môi
trường trong sạch và quản lý tốt chất thải.
Nhìn chung, mô hình quản lý CTR sinh hoạt ñô thị ở Hàn Quốc và
Nhật Bản có tính xã hội hóa cao, tuy vậy vẫn cần có sự quan tâm hỗ trợ ưu ñãi
của Nhà nước (ở cả cấp Trung ương và ñịa phương).
Chiến lược xử lý chất thải CTR sinh hoạt của các nước tiên tiến là ưu
tiên phát triển theo hướng tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế
chôn lấp chất thải. Phát triển công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải và việc
xã hội hóa vấn ñề này là xu thế tất yếu của các quốc gia.
Tập trung ñầu tư các trung tâm tái chế, tái sử dụng khu chôn lấp mang
tính trọng ñiểm (không dàn trải), chỉ nhập một số dây chuyền công nghệ có
tính chất hiện ñại, ñầu tư phát triển bổ sung một số thiết bị phụ trợ ở trong
nước nhằm thúc ñẩy phát triển tiềm năng khoa học công nghệ ở trong nước
tạo mô hình chuẩn mực. Sau ñó từ mô hình chuẩn mực ñầu tư nhân rộng trên

phạm vi rộng.
Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước phát triển; công tác quản lý môi
trường ñã ñi vào nề nếp; hàng năm Chính phủ, chính quyền ñịa phương vẫn rất
quan tâm tới ñịnh hướng chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi
trường. Nhà nước ñịnh hướng và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp
môi trường (quy hoạch ñịnh hướng phát triển các nhà máy tái chế, tái sử dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

với sự bảo hộ về phân vùng lãnh thổ hoạt ñộng, hướng phát triển sản xuất và
ñầu tư công nghệ).
Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn ñã ñược xã
hội hóa ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên vẫn có những công việc, những
nội dung phải tập trung quyền lực quản lý của Bộ Môi trường, không phân
cấp cho các Bộ, ngành và ñịa phương khác.
1.1.3. Bài học kinh nghiệm

Từ việc nghiên cứu tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các nước
trên thế giới ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau ñây:
Công tác quản lý CTR sinh hoạt ñô thị ở các nước phát triển trên thế giới
và trong khu vực có tính xã hội hóa rất cao. Công tác này thường ñược thực
hiện bởi các tập ñoàn, các công ty mẹ. Dưới tập ñoàn, công ty mẹ là các công
ty con. Mặc dù vậy, do công tác này có tính xã hội, công ích cao nên phần lớn
ở các nước vẫn có sự quan tâm ñầu tư của Nhà nước từ các khâu quy ñịnh các
chính sách vĩ mô ñến các vấn ñề quy hoạch tổng thể hoặc lộ trình phát triển
các mô hình quản lý CTR sinh hoạt cho các ñô thị.
ðể quản lý tốt chất thải, việc kiểm tra giám sát phải ñược thực hiện
chặt chẽ trong từng khâu, từ phân loại, ñến thu gom, vận chuyển ñến nơi xử

lý. Xu thế chung công tác quản lý CTR sinh hoạt ñô thị của các nước là: giảm
dần tỷ lệ chôn lấp, từng bước ñi ñến việc cấm chôn lấp chất thải; tăng cường
việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng
chất thải hoặc kết hợp việc thiêu ñốt chất thải khai thác năng lượng. Xu thế
này ñã và ñang trở thành mục tiêu phấn ñấu của các quốc gia trên thế giới.
Việc phân loại chất thải tại nguồn có ý nghĩa quyết ñịnh và góp phần to
lớn trong việc phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu
chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Vấn ñề tái
chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt phải ñược nhận thức sâu rộng từ các cấp lãnh
ñạo tới từng người dân. Ý thức cộng ñộng có ý nghĩa quan trọng trong công
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

tác quản lý CTR sinh hoạt nói chung và trong công tác phân loại chất thải tại
nguồn nói riêng.
Việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt ở mỗi
một ñô thị không phải chỉ do một công ty nào ñó phụ trách hoặc chịu trách
nhiệm mà có thể do nhiều công ty khác nhau thực hiện. Có như vậy mới tạo
sức cạnh tranh và tìm ra ñược những công ty hợp lý nhất, tốt nhất.
ðối với bất cứ một quốc gia nào, việc lựa chọn vị trí cho khu xử lý chất
thải cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản từ cộng ñồng dân cư. Song, các dự án xử
lý chất thải vẫn thành công, thậm chí nằm ngay trung tâm các ñô thị là nhờ một
phần không nhỏ trong khâu ñảm bảo không ô nhiễm môi trường xung quanh.
Một mô hình ở các nước phát triển này áp dụng là các nhà máy sản xuất
phân vi sinh ñược ñầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các loại phân sản xuất ra ngoài
mục ñích sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp còn hỗ trợ cho các ñịa
phương phục vụ mục ñích cải tạo ñất ở những vùng ñồi núi, những nơi ñất
khô cằn, bạc màu.

ðể có ñược công tác quản lý chất thải một cách hiệu quả, từng bước ở
các nước ñã ban hành các luật và cơ chế chính sách ñi kèm, như luật cấm
chôn lấp chất thải, hoặc chỉ thị ñốt chất thải…ðây chính là những bài học quý
giá có thể áp dụng phù hợp trong ñiều kiện nước ta hiện nay.
1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR SINH HOẠT Ở VIỆT NAM
1.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2012, mỗi năm nước ta có
hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng
hơn 80% (tương ñương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải rắn sinh hoạt. Tổng
lượng chất thải rắn công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm (chiếm 17%).
Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt
Nam ñược coi là CTNH.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

Dân số ñô thị chỉ có khoảng 24% nhưng mỗi năm phát sinh khoảng 6
triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt (chiếm tới xấp xỉ 50% lượng chất thải sinh
hoạt trong cả nước), do ñô thị có mức sống cao hơn, có nhiều hoạt ñộng
thương mại hơn, chất thải ở vùng ñô thị thường có thành phần nguy hại lớn
như các loại pin, các loại dung môi trong gia ñình, và các loại chất không
phân hủy như nhựa, kim loại, thủy tinh Ngược lại chất thải sinh hoạt nông
thôn trung bình trên ñầu người chỉ bằng gần một nửa của ñô thị (0,3
kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày), thành phần chủ yếu chất thải nông
thôn là chất hữu cơ dễ phân hủy (ñối với chất thải nông nghiệp 99%; ñối với
chất thải sinh hoạt gia ñình ở nông thôn là 65% trong khi ñó thành thị là
50%) [7]. Thành phần và khối lượng chất thải rắn của nước ta ñược trình bày
trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn ở Việt Nam

Lượng phát sinh (tấn/năm)
Phân loại Nguồn Thành phần
ðô thị Nông thôn

Tổng cộng

Chất thải
sinh hoạt
Các khu
thương mại
gần khu dân

Thức ăn, nhựa,
giấy, thủy tinh
6.400.000

6.400.000

12.800.000

Chất thải
công nghiệp
nguy hại
Các cơ sở
công nghiệp
Xăng, dầu,
bùn thải, xỉ
thải, các chất

hữu cơ
126.000

2.400

128.400

Các chất
thải y tế
Bệnh viện Mô, mẫu máu,
bơm kim tiêm
-

-

21.500

Chất thải
phi nông
nghiệp
8.266.000

7.172.000

15.459.900

Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2010




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam
1.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt ñô thị
Hiện nay mới chỉ có gần 3/4 CTR ñô thị Việt Nam ñược thu gom. Các
ñô thị có tỉ lệ thu gom chất thải cao là các ñô thị ñã thực hiện tốt việc xã hội
hóa trong thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt. Cả nước hiện có khoảng
150 ñơn vị hoạt ñộng tổng hợp hoặc chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất
thải rắn ở 93 thành phố và thị xã, trong ñó chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân
còn lại là các doanh nghiệp công ích và ñơn vị sự nghiệp hành chính có thu.
Thành phố Hồ Chí Minh ñược coi là 1 trong 2 thành phố ñi ñầu trong
cả nước về xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển chất thải. Thu gom vận
chuyển chất thải rắn do Công ty môi trường ñô thị quản lý chung. Công ty thu
gom 55-60% lượng chất thải rắn. Còn lại là các ñơn vị môi trường ñô thị của
các quận huyện thu gom khoảng 20% và các hợp tác xã vận tải thu gom
khoảng 20-25%. Tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom vận chuyển chất thải
sinh hoạt giữa các thành phần tư nhân và nhà nước ở Tp. Hồ Chí Minh là 40%
và 60% [8].
Ở Hà Nội, ngoài Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (URENCO
Hà Nội) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt ñô thị, còn có
một số công ty tư nhân như: Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long,
Công ty cổ phần Tây ðô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công.
ðặc biệt, Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Chính phủ Nhật Bản ñã hỗ trợ cho Hà
Nội triển khai Dự án phân loại rác tại nguồn (3R).
Mặc dù trong những năm qua Nhà nước ñã quan tâm và ñầu tư nhiều
cho các ñô thị về quản lý chất thải rắn. Một số ñô thị ñã có những dự án lớn
sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách ñể thực hiện các dự án phân

loại CTR tại nguồn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy vậy công
tác quản lý chất thải rắn ñô thị còn tồn tại một số vấn ñề lớn như sau:

×