Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.1 KB, 57 trang )

Bô GIÁO DUC VÀ ĐÀO TAO
• • • TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
PHAN KIM DUNG
BÒI DƯỠNG NĂNG Lưc CẢM THU VĂN HOC
• • • CHO HỌC SINH LỚP 4
m
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học) Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC Sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
• • • •
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Đức
HÀ NỘI, 2014
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Bùi Minh Đức
người hướng dẫn khoa học; các thầy cô giáo trong và ngoài trường ĐHSP Hà
Nội 2; các cô giáo trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, trường Tiểu học Thị
Trấn Vĩnh Tường, trường Tiểu học Thị Trấn Thổ Tang (VTnh Phúc) đã tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014 Học viên
Phan Kim Dung
Tôi xin cam đoan luận văn: “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4
” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong luận văn là trung
thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào
khác.
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
1.1.1.1.
1.1.1.2.
về
khả năng phát hiện các tín hiệu nghệ thuật và cảm thụ
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viêt tăt Dịch nghĩa


CTVH : Cảm thụ văn học
DHTN : Dạy học thực nghiệm
HS : Học sinh
HSTH : Học sinh tiêu học
GV : Giáo viên
GVTH : Giáo viên tiêu học
SGK : Sách giáo khoa
c-v
: Chủ - Vị
v-c
: Vị - Chủ
TV : Tiêng Việt
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cảm thụ văn học là một ừong những hoạt động tinh thần cấp cao và
giàu chất nhân văn của con người. Với cảm thụ văn học, con người
không chỉ được thức tinh về mặt nhận thức mà còn rung động về tình
cảm, để rồi tò đó, nảy sinh những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực
hành động, cũng như được bồi dưỡng về tâm hồn. Vì thế, bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh luôn là một việc làm cần yếu để
giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiện về nhân cách, có được
một đời sống tinh thần phong phú, nhạy cảm và giàu ý nghĩa. Thông
qua cảm thụ văn học, HS còn được rèn luyện khả năng nhận biết nhanh
nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm, biết phát hiện
và cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm, đồng thời hình thành những
kĩ năng sơ giản ừong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
1.2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một
nội dung khoa học của chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học. Nội dung này đang ngày càng được chú trọng

theo định hướng dạy học phát triển năng lực cho người học, trong đó
có các năng lực trí tuệ - cảm xúc. Vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh lớp 4 là một vấn đề khó, chưa được nhiều công
trình khoa học nghiên cứu. Đây là vấn đề phức tạp vì học sinh tiểu học
tư duy trừu tượng đang được hình thành và phát triển, các em tiếp nhận
vấn đề này tương đối vất vả. Mà ở tiểu học lại chưa có phân môn học
4
riêng cho cảm thụ văn học, chủ yếu giáo viên phải bồi dưỡng lồng
ghép thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể
chuyện, Tập làm văn Không những thế, cảm thụ văn học cũng được
đánh giá là một vấn đề khó đối với giáo viên. Thực tế cho thấy, khả
năng cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế.
Học sinh không tìm được những từ “chìa khoá”, những tò cốt lõi, ẩn
chứa nội dung, những dấu hiệu mang tính nghệ thuật của văn bản. Học
sinh chưa phát hiện được, chưa hiểu hết được cái hay, cái đẹp của từ,
ngữ, ý thơ, câu văn trong một văn bản cụ thể. Nếu có cảm nhận được
thì học sinh diễn đạt ý còn rườm rà hoặc cộc lốc chưa thể hiện hết nội
dung cảm nhận. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng
lực cảm thụ văn học của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tôi
cho rằng, việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm
bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở bậc tiểu học là một
việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
1.3. Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan
trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu của các em đối với thế giới văn học,
vói tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của
tiếng Việt, từ đó góp phần hình thảnh nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Ngoài các văn bản đọc hiểu trong phân môn Tập đọc,
Chương trình, SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học còn có một số lượng lớn

các ngữ liệu văn học, vừa để các em học các phân môn khác, vừa hỗ
trợ cảm thụ cho HS trong mọi tình huống, hoàn cảnh.
1.4. Thực tế cho thấy khả năng cảm thụ văn học của HS tiểu học còn
nhiều hạn chế. Các em chưa có kĩ năng cảm thụ tốt các bài văn, bài thơ
5
(hoặc đoạn văn, đoạn thơ). Việc cảm nhận những giá tri nổi bật của tác
giả trong các bài tập đọc còn ít, chưa sâu. Điều này chẳng những khiến
cho kết quả học các bài Tập đọc hạn chế mà còn dẫn đến kĩ năng tập
làm văn (nói và viết) chưa hay, chưa sinh động, gợi cảm, đặc biệt là
văn miêu tả, văn biểu cảm.
Từ những lí do trên, cộng vói thực tiễn vấn đề cảm thụ văn học của HS tiểu
học tại huyện Vmh Tường nơi tôi đang công tác, tôi đã lựa chọn đề tài: "Bồi
dường năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước giành được độc lập, việc dạy
cảm thụ văn học ở nhà trường tiểu học được quan tâm thông qua việc dạy tập đọc.
Trước những năm chín mươi của thế kỉ XX, nhóm tác giả Trịnh Mạnh, Đặng
Anh, Nguyễn Đức Bảo đặt vấn đề nghiên cứu dạy cảm thụ văn học cùng với việc
dạy đọc hiểu và đọc diễn cảm.
Tuy nhiên, lí luận về cảm thụ văn học được đặt ra như một vấn đề độc lập
càn được nghiên cứu phải kể đến các tác giả tiêu biểu: Phan Trọng Luận với
chuyên luận “Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học (1983)” hay bộ giáo trình
“Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977)”, Lê Phương Nga với cuốn
“Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học”, Trần Mạnh Hưởng với: “Luyện
tập về cảm thụ văn học ở tiểu học”, “Hướng dẫn dạy tập làm văn lớp 4”, Dương
Thị Hương với: “Giáo trình cảm thụ văn học”, Nguyễn Trí vói: ”Dạy văn cho học
sinh tiểu học”, Hoàng Hòa Bình với: “Dạy văn cho học sinh tiểu học”, Đinh
Trọng Lạc với cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”.
Nhóm tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn , Giang Khắc Bình cũng đã
gặp nhau ở lý tưởng, mục đích nhằm nâng cao năng lực cảm thu cho học sinh tiểu

học (HSTH) nên đã cho ra đời cuốn sách viết chung: ”Tìm hiểu yẻ đẹp ở bài thơ
Tiểu học”. Nội dung cuốn sách là những gợi ý tìm hiểu các bài thơ trong chương
6
trình, chỉ ra một số đặc điểm cần lưu ý khi đọc và tìm hiểu các bài thơ trong
chương trình đồng thời giải nghĩa một số tò ngữ, hướng dẫn cho các em cách
thưởng thức Yẻ đẹp của tác phẩm.
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Vẻ đẹp ngôn ngữ học qua các bài tập đọc 4-
5” đã chú ý khai thác phương diện ngôn ngữ của các bài văn, bài thơ. Cuốn sách
chia làm 2 phần: Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong các bài tập đọc và cung cấp
một số kiến thức cơ bản về phân tích các biện pháp tu từ mà học sinh thường gặp
để làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc vận dụng, phân tích thơ văn của HSTH. Các
công trình nghiên cứu trên đây đã có nhiều ý kiến sâu sắc và đã đóng góp rất lớn
vào vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS.
Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh vói “Cảm
thụ Văn tiểu học 4, Cảm thụ Văn tiểu học 5” dựa vào các văn bản bài đọc Tập
đọc ở lớp 4,5 để gợi ý hướng dẫn theo một hệ thống câu hỏi, giúp các em đọc
hiểu bài đọc. Đối với những bài văn, bài thơ hay thì có thêm phần “nêu cảm
nhận” hoặc “nêu cảm nghĩ”. Đặc biệt một số công trình được đầu tư nghiên cứu
trong thời gian dài và có tính bao trùm toàn bộ vấn đề cảm thụ văn học ở Tiểu
học như các tác giả Lê Phương Nga, Phan Trọng Luận, Đinh Trọng Lạc.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ các tác phẩm
văn chương mà các tác giả đưa ra chưa cụ thể, còn nặng về mặt lí thuyết, kết quả
của việc cảm thụ tác phẩm văn chương phụ thuộc nhiều vào chủ quan của tác giả
(cảm thụ của người lớn).
Trong đề tài nghiên cứu này, một mặt, chúng tôi tiếp tục kế thừa kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, mặt khác, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp cụ thể để bồi dưỡng năng lực cảm thụ các tác phẩm văn học cho
HSTH.
7
3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ những nội dung lý luận cơ bản về
cảm thụ văn học và cảm thụ văn học của học sinh tiểu học, từ đó đưa ra các biện
pháp cụ thể để bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho HSTH, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở địa bàn huyện Vĩnh Tường
nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cảm thụ văn học và cảm thụ văn
học của HS tiểu học.
- Điều ừa thực trạng dạy và học của công tác bồi dưỡng năng lực cảm thu
văn học cho học sinh tiểu học.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh Tiểu học.
- Thực nghiệm kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất.
5. Phạm vi, giói hạn nghiên cứu:
- Luận văn tập trung vào vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh lớp 4 ở huyện Vĩnh Tường
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014
6. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
8
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng thành công các biện pháp mà luận văn đã đề xuất thì hiệu quả
của công tác bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS tiểu học nói chung
và học sinh lớp 4 trên địa bàn huyện Vĩnh Tường nói riêng sẽ được nâng lên.
8. Bố cục luận văn
Luận văn gồm các phần:

- Mở đầu
- Nội dung
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học cho HS lớp 4
+ Chương 2: Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS
lớp 4
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
Phụ lục
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG
Lực CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về cảm thụ văn học
1.1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học
Trong từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên) chỉ giải thích các thuật ngữ: tiếp nhận văn học, thưởng thức
9
văn học, không có thuật ngữ cảm thụ văn học. Như vậy có thể suy ra rằng, cảm
thụ văn học không được coi là một thuật ngữ, một khái niệm hay nó được coi là
một thuật ngữ bao trùm tất cả các khái niệm sau đây.
Có thể hiểu cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa
đựng trong thế giới ngôn tò, hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Cảm thụ
văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh
tế, đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm [10].
Theo: “Giáo trình cảm thụ văn học” (dành cho hệ dào tạo cử nhân Giáo
dục tiểu học của tác giả Dương Thị Hương, NXB Đại học Sư phạm 2009),
“Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất,

người đọc không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin,
phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn tò của tác giả, tạo được mối
giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó
cho người khác”.
Theo cuốn: “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS tiểu học”, các
tác giả cho rằng: “cảm thụ văn học cũng như các khái niệm tiếp nhận, thưởng
thức, phê bình văn chương là hết sức đa dạng và vô cùng phong phú đến mức khó
thể khái quát thậm chí trong phạm vi một cuốn sách ”, tò đó “có thể sơ lược mà
nói rằng dù hiểu theo cách nào thì cảm thụ văn học cũng bao gồm ít nhất là khả
năng nhận thức và rung cảm trước nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn
chương, các hoạt động tâm lí đó mang tính chủ quan và cảm tính”.
1.1.1.2. Đặc trưng của cảm thụ văn học
Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phức tạp và
có tính sáng tạo. Những tính chất này do đối tượng nhận thức tác phẩm văn học
quy định.[14]
Để hình dung rõ những điều trên, ta hãy tìm hiểu đôi dòng tâm sự của các
nhà văn, nhà thơ khi tiếp xúc với văn học.
Hồi nhỏ, khi đọc những câu ca dao:
1
0
Giã ơn cái cối cái chày,
Nửa đêm gà gáy có mày có tao.
Giã ơn cái cọc bờ ao,
Nửa đêm gà gáy có tao có mày.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã rất xúc động. Ông nhớ và kể lại: “Trái tim non nớt
của tôi láng máng nhận ra cái vị đắng của cuộc đời đi ở xưa kia. Khi đó, tôi chưa
thể hiểu hết ý nghĩa của câu ca, nhưng tôi thấy nó thật gần gũi. Cái cối cái chày,
cái cọc bờ ao, những thứ ấy quá quen thuộc với tôi nhưng cứ lạ mãi, tại sao nó lại
trở thành tiếng nói buồn tủi, bắt ta phải thương xót, cảm thông? Trí tưởng tượng
của tôi phát ra một bóng người cô độc, bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị

loại ra khỏi cái thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tư cùng
những vật vô tri vô giác.” [6]
Như vậy, CTVH có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ,
ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật gần gũi, “nhập
thân” với những gì đã đọc
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng nhớ lại tuổi ấu thơ và viết như
sau: “Dể Mèn phiêu lưu kí giúp tôi phát hiện tình bạn như một sức mạnh kì diệu
của tâm hồn, Khi đói quá sắp chết thì Dế Trũi đã đưa càng cho Dế Mèn đề nghị
bạn ăn lấy thịt mình để mà sống. Tôi nhận ra rằng chính Mèn và Trũi mới là nhân
vật của tâm hồn tôi, đã làm tôi chảy nước mắt.” [6]
Rõ ràng, đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hay liên tưởng) và rung cảm thật sự
sẽ giúp ta CTVH tốt. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “khi đọc, tôi không
chỉ thấy dòng chữ, mà còn thấy cảnh tượng ở sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều
khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị” [6]
Cũng cần nói thêm, CTVH diễn ra ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau
do nhiều yếu tố quyết định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến
thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học, Ngay cả ở một người, sự
1
1
cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều
biến đổi. Chính nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng bộc lộ: “Riêng bài
ca dao Con cò mà đi ăn đêm thì ở mỗi độ tuổi của đời người, tôi lại cảm nhận
một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa đi
thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thuở nhỏ ấy.” [6]
1.1.2. Năng lưc cảm thu văn hoc ở lứa tuổi tiểu hoc
oi • • •
1.1.2.1. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học:
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù họp với những
yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
Năng lực CTVH là tổ hợp các yếu tố như kiến thức, kĩ năng, vốn sống, kinh

nghiệm, ý chí, hứng thú được huy động, vận dụng vào việc phát hiện, khám
phá, thưởng thức và thể nghiệm những giá tri độc đáo, đặc sắc của tác phẩm văn
học.
1.1.2.2. Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi tiểu học
Trước khi đến trường, HS đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là
lần đàu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ các em đã
được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nghi đồng, nghe và thuộc
các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca Dù chưa có ý thức rõ rệt, nhưng các
em đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời bà, lời hát mẹ ru.
Ví dụ:
“Con ong làm mật yêu hoa Con cá yêu nước, con chim ca yêu trời”
Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đưa những câu ca ấy đến với các em, giúp
các em tiếp xúc với “thơ” một cách hồn nhiên. Tình yêu cuộc sống đặt trong sự
gắn bó hài hòa giữa thế giới bao la, một hình ảnh khẳng định sức mạnh của tình
đoàn kết được tác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ
thuộc, dễ nhớ, đã đi vào đời sống tâm hồn của mỗi con người và được lưu truyền
từ đời này sang đời khác.
1
2
Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giói những
câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể phần nào hình
dung và nhớ được một số chi tiết. Sở dĩ các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn
nhân vật khác, thích câu chuyện này hay khoog thích câu chuyện kia là vì các
em đã có những “cảm nhận chủ quan” về câu chuyện được nghe.
Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc vói tác phẩm văn học
bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn nữa trong việc cảm thụ thế
giới văn chương. Mở trang sách Tiếng Việt ở trường Tiểu học: học chữ, học vần,
học tập đọc, làm văn, kể chuyện dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn
vói việc mình tự đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn
văn, đoạn thơ ấy từ lúc nào không biết.

1
3
Trường Tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số
kĩ năng, năng lực cẩn thiết cho cảm thụ văn học. Học sinh bắt đầu làm quen vói
các thao tác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi,
những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý chính hay nội dung
của bài thơ, bài văn hoặc tìm từ, ngữ “chìa khóa” làm nên cái hay cái đẹp của
đoạn văn bản Học sinh cũng được trang bị một số kiến thức về hình tượng, về
ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài của bài tập đọc
Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế ttong cảm thụ của các em
mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong
sáng, rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ.
Chẳng hạn: Học sinh lớp 1 chuẩn bị được nghỉ hè để năm học tới lên học
lớp Hai, trong bổi cuối các em luyện đọc:
Lớp Một ơi! Lớp Một Đón em
vào năm trước Chào bảng đen
cửa sổ Chào nơi ngồi thân quen
Tất cả! Chào ở lại Đón các bạn
nhỏ lên Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em
Nay giờ phút chia tay Gửi lời
chào tiến bước! Làm theo lời cô
dạy Cô sẽ luôn ở bên Lớp Một
ơi! Lớp Một Đón em vào năm
trước Nay giờ phút chia tay
1
4
Gửi lời chào tiến bước (Gửi lời chào lớp Một - Hữu Tưởng) Chia tay lớp Một, các
em như đang trong tâm ừạng khó tả: vừa vui mừng khôn xiết vì đã được nghỉ hè,
vì sắp được lên lớp Hai; song nghỉ hè, cũng phải chia tay cô giáo đã dạy mình để

sang năm cô sẽ đón những học sinh lớp Một mới. Ngập ngừng, lưu luyến, các em
chào cô giáo kính mến, đồng
thòi không quên chào bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi, những đồ yật biết bao thân
thiết từng gắn bó với mình. Đọc bài thơ mà trào dâng nỗi niềm da diết, trào dâng
nỗi xao xuyến, bồi hồi!
Từ ví dụ trên cho ta thấy: từ nghe đến đọc, rõ ràng không phải chỉ là việc
chứng ta nghe hay đọc một cách thuần túy, mà thực sự là trong nghe có hiểu,
trong đọc có hiểu, vừa nghe - hiểu vừa đọc - hiểu. Hiện tượng đó dù là ở những
dấu hiệu sơ khai nhất chính là các em thực sự đã tham gia cảm thụ văn học.
Tuy nhiên, lứa tuổi tiểu học cũng gặp khó khăn ừong việc phát hiện những
nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tư duy logic
ở các em chưa phát triển ở người trưởng thành.
Trong cảm thụ văn học, học sinh tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo
nên lọi thế trong cảm quan tuổi thơ. Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên,
chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quý ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới
luôn đầy tính ngạc nhiên. Người ta thường nói tới “nhãn quan trẻ thơ” tức cách
nhìn từ góc độtrẻ thơ. Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra
những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày,
đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn. Đó chính là “tính ngạc nhiên”
trong quan sát và thể hiện trong cuộc sống của tuổi thơ.
“Tính ngạc nhiên” là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ. Đó là vì lần đầu
tiên, các em được chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra, đang phát triển trước
mắt mình.
“Tính ngạc nhiên” làm nên đặc trưng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ: vừa
ngộ nghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy Yẻ đẹp trung thực, ttong sáng, cội
nguồn của tinh thần con người.
Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em, tính “ngạc nhiên” là điều
kiện không thể thiếu trong mọi tác phẩm. Do vậy, cảm thụ văn học đối với trẻ
thơ cũng phải luôn chứa đầy “tính ngạc nhiên”.
1.1.3. Yêu cầu về rèn luyên cảm thu văn hoc ở Tiểu hoc

•/
• t I •
1
5
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng
năng lực CTVH cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm “Bồi dưỡng tình
yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự ừong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho
học sinh”. Dưới sự dẫn dắt của thầy giáo, cô giáo, những bài thơ, bài văn hay
trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Tuy
nhiên, muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, mỗi em
cần phải tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt. Kinh nghiệm của nhiều
nhà văn, nhà thơ hồi nhỏ và của các bạn học sinh giỏi ở Tiểu học từ trước tới
nay đều cho thấy: để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần
có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết
về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục
vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn
học.
1.1.4. Một sổ đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh tiểu học liên quan đến
bồi dưỡng năng lực cảm, thụ văn học
Tuổi học sinh tiểu học là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của con
người. Tuổi tiểu học được tính từ 6 đến 11 tuổi đối với vùng có điều kiện kinh tế
phát triển và từ 6 đến 14 tuổi đối với vùng kinh tế khó khăn. Ở giai đoạn này,
hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Để quá trình bồi dưỡng có hiệu quả thì
việc nắm vững các đặc điểm tâm-sinh lý của trẻ là rất quan trọng. Sau đây chúng
tôi nêu ra một số đặc điểm tâm-sinh lý của HSTH làm cơ sở cho việc xây dựng
các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh.
1.1.4.1.
về
mặt nhận thức

1.1.4.1.1. Tri giác
Đặc điểm tri giác của HSTH là tươi sáng, sắc bén. Trong những năm đàu
của bậc tiểu học tri giác của học sinh thường gắn với hành động, với hoạt động
thực tiễn của trẻ. Khi tri giác ở góc độ phân tích có định hướng, có tổ chức và
sâu sắc của trẻ còn yếu, trẻ thường phân biệt những chi tiết ngẫu nhiên mà người
1
6
lớn ít chú ý đến nhưng chưa nhìn thấy được những chi tiết quan trọng và bản
chất [7; 4].
Trong quá trình học tập khi tri giác là một hoạt động nhằm mục đích đặc
biệt, trở nên sâu sắc và phức tạp hơn, ừở thành một hoạt động có phân tích,
phân biệt hơn, thì tri giác sẽ mang tính chất của một sự quan sát có tổ chức.
V.A.Krutexki cho rằng: “Sự phát triển của tri giác không tự bản thân nó
xuất hiện được. Ở đây, vai trò của GV rất lớn, GV là người hàng ngày không chỉ
dạy trẻ kỹ năng nhìn, xem mà còn nhận xét, không chỉ nghe mà còn lắng nghe,
đặc biệt là tổ chức cho HS hoạt động để tri giác những đối tượng nào đó, dạy
cho trẻ vạch ra những dấu hiệu bản chất, những thuộc tính bản chất, chỉ dẫn cho
trẻ cần chú ý đến cái gì, rèn luyện cho trẻ phân tích những đối tượng tri giác một
cách có hệ thống và có kế hoạch [12].
Từ những đặc điểm tri giác trên cho thấy tri giác của trẻ không tự nhiên mà
có. Điều đó yêu cầu người giáo viên không chỉ dạy cho trẻ em nhìn , xem, mà
còn phải dạy cho trẻ em nhận xét, biết nghe và biết lắng nghe, và đặc biệt là tổ
chức cho học sinh hoạt động để tri giác đối tượng một cách tích cực, dạy trẻ
vạch ra những dấu hiệu bản chất, những thuộc tính bản chất, phải làm thế nào
đó để trẻ có thể biết càn chú ý đến cái gì, rèn luyện cho trẻ phân tích những đối
tượng tri giác một cách có hệ thống và có kế hoạch. Đây cũng chính là cơ sở để
xây dựng các biện pháp, nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH.
1.1.4.1.2. Khả năng chú ý
Đối với HSTH cùng một lúc các em chưa chú ý đến được nhiều đối tượng
và sự phát hiện cũng chưa cao nên việc duy trì sự tập chung chú ý 40 phút trong

mỗi giờ học thường bị phá YỠ bởi những việc riêng nhất là khi học các phân
môn của môn Tiếng Việt và phần rèn luyện CTVH cuối mỗi giờ học. Do đó để
bồi dưỡng năng lực CTVH, ươm mầm năng khiếu văn chương cũng như việc
giúp các em cảm nhận được giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật, giá tn giáo dục
trong mỗi tác phẩm, GV nên phối hợp linh hoạt các biện pháp, các con đường
1
7
tiếp cận khác nhau. Hơn nữa, các em chỉ có thể lĩnh hội được những giá trị trên
khi các em đã được luyện đọc cũng như tìm hiểu kĩ và nắm được nội dung tác
phẩm.
1.1.4.1.3. Trí nhớ
Nhìn chung ttẻ em tiểu học có trí nhớ tốt, cả ghi nhớ chủ định và không chủ
định đều đang phát triển, ở cuối bậc tiểu học ghi nhớ chủ định của các em phát
triển mạnh. Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả.
Khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt, tuy nhiên việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ cụ thể
vẫn có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ trừu tượng. Điều này
cho ta thấy tác dụng của việc rèn luyện thường xuyên các tố chất ngôn ngữ là
cần thiết và thiết thực.
1.1.4.1.4. Tưởng tượng
Tưởng tượng của HS tiểu học được hình thành trong quá trình học tập. Ở
các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh tưởng tượng của các em còn giản đơn và
không bền vững. Hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tế hơn
khi các em bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ
trước và dựa trên vốn ngôn ngữ.
1.1.4.1.5 Tư duy
Theo các nhà tâm lí học, tư duy của trẻ em ở bậc tiểu học chuyển dần từ
trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngôn ngữ
của các em. Tư duy ở cấp độ cao được xác lập khi trẻ em đã thay thế công cụ tư
duy từ vật thật, hình ảnh cụ thể sang cấp độ tư duy ngôn ngữ.
Khi hình thành khái niệm HS dựa vào những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ

và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, các em đã biết xếp loại của khái
niệm, phân biệt những khái niệm rộng hơn, hẹp hơn, đặt mối quan hệ giữa các
khái niệm về giống và loài. Trên cơ sở này, các em đã nắm được phương pháp
phân loại các đối tượng, kĩ năng xây dựng, chứng minh, kết luận và hệ thống lập
luận cũng được phát triển. Từ đặc điểm này của HS tiểu học chúng ta có thể xác
1
8
lập được một hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học phù hợp với
sự phát triển tư duy của các em nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
các em.
1.1.4.2. về mặt tình cảm
Tình cảm của HS tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. lình
cảm đó được biểu hiện trong quan hệ đòi sống hàng ngày và cả trong hoạt động
tư duy của các em. Tình cảm đời sống thể hiện ở việc các em chăm lo đến kết
quả học tập, hài lòng khi có kết quả tốt và ngược lại các em sẽ buồn bực lo lắng
nếu như kết quả không cao, tình cảm đời sống còn được thể hiện ở mối quan hệ
giữa các em với gia đình và trong giao lưu với những người xung quanh. Tình
cảm trí tuệ của các em thể hiện ở sự tò mò tìm hiểu thế giới sự vật xung quanh
nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình.
1.2. Cơ sở thưc tiễn
1.2.1. Thực trạng năng lực cám thụ của HS lớp 4 ở một số trường trẽn
đia bàn huyện Vĩnh Tường hiện nay
Để khảo sát toàn diện chất lượng học tập, thực trạng năng lực CTVH của
học sinh Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành một thực nghiệm mang tính thăm dò:
cho học sinh cả 3 trường Tiểu học nêu trên cùng làm một bài khảo sát về năng
lực CTVH (xem: “Phiếu điều tra thực trạng năng lực CTVH của học sinh Tiểu
học” ở phần phụ lục 2). Bài khảo sát này là các bài trắc nghiệm về CTVH, trong
đó có các bài tập kiểm tra việc tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần
gũi với các em, bài tập kiểm ừa khả năng đọc diễn cảm có sáng tạo, bài tập kiểm
ừa khả năng trần thuật lại văn bản, bài tập kiểm

tra kĩ năng đối chiếu văn bản với các loại hình nghệ thuật khác, bài tập kiểm
tra khả năng bộc lộ CTVH của các em qua một đoạn viết ngắn. Kết quả thu
được trên 180 học sinh thuộc 3 trường Tiểu học (như đã nêu ở ừên) như sau:
Bảng 6: Thực trạng năng lực CTVH của HSTH hiện nay
(Khảo sát trên tổng số 180 học sinh)
1
9
TT NÔI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC Độ (%)
Giỏi Khá T.Bình Yêu
1
Năng lực tìm hiêu tác dụng của cách
dùng từ, đặt câu sinh động
5% 15% 65% 15%
2
Năng lực phát hiện những hình ảnh,
chi tiết có tác dụng gợi tả
10% 20% 60% 10%
3
Năng lực tìm hiêu và vận dụng một
số biện pháp tu tò gàn gũi (so sánh,
nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ)
7,8% 17,8% 62,2% 12,2%
4
Năng lực đọc diên cảm có sáng tạo
15% 25% 50% 10%
5 Năng lực trân thuật sáng tạo 8% 15% 67,2% 10%
6
Năng lực đôi chiêu văn bản với các
loại hình nghệ thuật khác
5% 10% 65% 20%

7
Năng lực bộc lộ CTVH qua một
đoạn viết ngắn
12,8% 17,8% 52,2% 17,2%
Kết quả khảo trên cho chúng ta thấy số HS giỏi về năng lực CTVH đang
còn chiếm tỉ lệ rất thấp, số học sinh còn yếu về năng lực này chiếm tỉ lệ khá
cao. về cơ bản các em đang còn thiếu rất nhiều các kĩ năng và kiến thức đặc
biệt là kiến thức về tiếng Việt: từ việc dùng tò, đặt câu đến việc vận dụng các
biện pháp tu từ vào bài viết còn hạn chế.
Ở năng lực 5, đây là năng lực giúp các em hoà mình cùng nhân vật, cùng
tác giả. Đặt mình vào vai nhân vật, hay tác giả để xúc cảm cùng tác phẩm
những năng lực này các em còn rất yếu. Các năng lực trên là hệ thống kĩ năng
cơ bản và lôgíc về quá trình CTVH nhưng hầu hết các em còn rất yếu.
2
0
1.2.2. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp
4 của GV trong các trường Tiểu học ở đìa bàn huyện Vĩnh Tường hiện
nay:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng khá nhiều
đến quan niệm về dạy văn và học văn trong nhà trường phổ thông. Người ta
luôn quan niệm học văn cũng chẳng để làm gì vì nó không đem lại kết quả trực
tiếp, lợi ích trực tiếp cho người học như các môn học thuộc khoa học tự nhiên.
Nhất là trong cuộc sống cũng như trong thi cử của HS hiện nay. Ở nhà trường
tiểu học hiện nay, vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong các phân
môn chưa được quan tâm nhiều, trong tương lai có thể sẽ được triển khai tốt
hơn.
1.2.2.1. Nhận thức của GV và những khó khăn trong việc bồi dưỡng năng
ỉực CTVHchoHSTH
Bảng 1: Nhận thức của GVTH về khái niệm năng lực CTVH ở Tiểu học
(Khảo sát trên tổng số 90 giáo viên)

TT Các khái niệm vê năng lực CTVH ở Tiêu học Sô ý kiên Tỉ lệ (%)
1
Là khả năng tiêp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ
đẹp của cách nói văn chương. Khả năng phát
hiện được những tín hiệu nghệ thuật và đánh
giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung.
21 23%
2
Là khả năng hiêu được nội dung, ý nghĩa của
văn bản được đọc.
42 47%
3
Là khả năng phát hiện và cảm nhận được các
biện pháp tu tò gần gủi với các em.
16 18%
4
Là khả năng cảm nhận và sáng tạo các văn bản
nghệ thuật.
11 12%
?
ĩ
r|H A A
Tông sô
90 100%
2
1
Kết quả điều tra cho thấy:
- Ở phương án trả lời thứ nhất: Đây là cách hiểu đúng nhất và đầy đủ nhất
về năng lực CTVH của HSTH nhưng số GV đồng ý với ý kiến này chỉ
chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn 23%.

- Ở phương án ừả lời thứ hai: số GV đồng ý chiếm tỉ lệ khá cao 47%.
Phương án này là mục tiêu của phần đọc hiểu chứ chưa phải là năng lực
CTVH, rõ ràng đa số các GV tiểu học đang còn hiểu rất mơ hồ về khái
niệm năng lực CTVH của HSTH. Hầu hết họ đều cho rằng hiểu được
nội dung, ý nghĩa của văn bản là đã cảm thụ được. Điều này đúng nhưng
chưa đủ, vì để có được năng lực CTVH ở mỗi HSTH là một quá trình
bồi dưỡng lâu dài và công phu, bắt đầu từ khâu học tiếng, học chữ (đọc
trơn viết thạo) sau đó đến hiểu và cuối cùng là cảm thụ văn bản.
Ở phương án trả lời thứ ba và thứ tư: Đây là hai ý nhỏ
trong khái niệm năng lực CTVH. Nhưng vẫn có một số GV đồng
ý với ý kiến này, điều đó càng chứng tỏ rằng việc hiểu
khái niệm cũng như việc rèn luyện năng lực này ở nhà
trường Tiểu học cho HS là việc làm không thường xuyên.
TT QUAN NIỆM Sô ý kiên Tỉ lệ (%)
1 Rât cân thiêt 19 21%
2 Cân thiêt 39 43%
3 Không cân thiêt 32 36%
Các lý do:
*Nâng cao chất lượng GD nhân cách cho HSTH 70 78%
*Phát hiện và bồi dưỡng những mầm non văn học 32 36%
*Làm tăng hứng thú học tập môn TV cho HS 49 54%
*Giúp học sinh biết nói lời hay ý đẹp 72 80%
Từ kết quả điều tra, khảo sát cho thấy đa số GVTH đánh giá chưa cao vai
trò của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH ừong dạy đọc hiểu cũng như
trong quá trình rèn luyện và giáo dục nhân cách toàn diện cho các em. Có tới
2
2
36% được hỏi cho rằng việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH là không cần
thiết vì họ cho rằng ở bậc Tiểu học HS chưa có khả năng để cảm thụ văn học
hơn nữa đa số thời gian trong giờ Tập đọc là dành cho việc luyện đọc. Nhưng

khi được hỏi về vai trò của năng lực này trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục nhân cách toàn diện ở Tiểu học thì có tới 78% số GV đồng ý, điều này mâu
thuẫn với quan niệm ban đàu được khảo sát.
Qua đây chúng ta có thể hiểu rằng: đa số các GV rất trăn trở trong việc tìm
kiếm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu
học nhưng lại chưa thấy được vai ừò của năng lực CTVH ừong quá trình nâng
cao chất lượng dạy học và giáo dục nhân cách con người Việt Nam thế hệ mới,
cũng như vai trò của CTVH trong việc vận dụng ngôn ngữ vào cuộc sống, học
tập cũng như trong việc sản sinh văn bản của HS.
TT NỌI DƯNG ĐANH GIA Mức độ (%)
Trở ngại
nhiều
Trở ngại ít
Không trở
ngại
1
HS không có hứng thú khi tiêp xúc
với văn học.
56% 44% 0%
2
Không có điêu kiện đê tô chức
tham quan, quan sát, ừải nghiệm
thực tế cho HS.
30% 40% 30%
3
Không có thời gian đê tô chức các
buổi ngoại khoá TV cho các em.
20% 30% 50%
4
Tài liệu, sánh báo vê văn học phù

hợp với lứa tuổi các em còn ít.
0% 35% 65%
5
Kiên thức cơ bản vê TV và văn
học của HS còn hạn chế.
10% 55% 35%
2
3
6
Không có thời gian đê tô chức đọc
diễn cảm có sáng tạo cho các em.
0% 30% 70%
7
Kĩ năng viêt đoạn văn vê CTVH
của HS còn hạn chế.
40% 45% 15%
Qua kết quả điều tra ở bảng 3 chúng ta thấy phần lớn GV
chủ nhiệm đều nhận thấy HS ngày nay không có hứng thú khi
tiếp xúc với thơ văn. Đây là trở ngại rất lớn trong quá
trình bồi dưỡng năng lực CTVH cho các em. Qua
2
4
trò chuyện với một số GV trực tiếp giảng dạy họ đều cho rằng có những
bài yêu cầu HS học thuộc lòng nhưng khi kiểm tra thì đa số các em không
thuộc hoặc nếu có thuộc thì chỉ trình bày lại như một con vẹt biết nói chứ các
em chẳng hiểu gì cả.
Những khó khăn trong việc tổ chức các buổi ngoại khoá, tham quan, thực tế
cho các em cũng là những trở ngại rất lớn ở các trường có điều kiện kinh tế đặc
biệt khó khăn, như các trường ở miền núi, vùng nông thôn hoặc ngay ở các
trường có điều kiện nhưng rất khó trong việc thực hiện vấn đề này vì các em còn

nhỏ, ý thức tổ chức chưa cao.
Từ những trở ngại ừên dẫn đến kết quả khi làm bài viết, nhất là tập làm văn
đều thể hiện kĩ năng hành văn của các em là rất kém. Chính vì vậy kết quả làm
bài ở các làn kiểm tra định kì các em thường bị mất điểm ở phần viết.
1.2.2.2. Vấn đề khai thác nội dung, ỷ nghĩa, tác dụng của các văn bản
nghệ thuật trong dạy đọc hiểu nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS
Nội dung, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bắt đầu từ năm học
2004 - 2005 đã được thay đổi toàn bộ cho phù họp với yêu càu nhận thức thực tế
cuộc sống của HS. Đến nay, chương trình mới đã được thực hiện qua nhiều năm
nhưng đa số GV vẫn chưa thật thảnh thạo do thiếu sự cập nhật kiến thức mới.
Nhiều GV còn gặp khỏ khăn trong việc xác định mục đích, ý nghĩa, tác dụng
giáo dục của bài đọc (ngoài việc rèn luyện các kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt
còn là việc rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ ; khả năng lĩnh hội, tái tạo và
sản sinh văn bản). Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cho đến nay, nhiều GV
vẫn chưa khai thác hết nội dung bài học. Hầu hết các văn bản nghệ thuật được
đưa vào chương trình là những tác phẩm, đoạn, những bài văn đoạn thơ được
chọn lọc kĩ càng tiêu biểu cho các chủ điểm. Điều đó đòi hỏi GV ngoài những
kiến thức, kĩ năng đã có về văn học còn cần phải cập nhật thông tin từ những
phương tiện truyền thông, để có thể lĩnh hội và truyền thụ hết những giá trị nghệ
thuật chứa đựng trong mỗi bài đọc cho HS.
2
5

×