Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giải pháp tăng cường thu hút dầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành công nghiệp diện tử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.33 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan rằng, chuyên đề thực tập với đề tài “Giái pháp tăng cường
thu hút dầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành công nghiệp diện tử Việt Nam”
là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Ngô Thị
Tuyết Mai – Giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Những số liệu được sử dụng trong chuyên đề được chỉ rõ nguồn trích dẫn
trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong bài là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Em xin chịu trách nhiệm về nội dung của bài chuyên đề trước nhà trường.
Hà nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
i
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy, cô
Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các thầy, cô trong Viện Thương mại và
Kinh tế quốc tế đã trang bị cho em những kiến thức về kinh tế đồng thời cũng tạo
điều kiện cho em đi thực tập để có thể nâng cao hiểu biết cho mình. Em cũng xin
gửi lời cảm ơn đến các cô chú, các anh chị trong Vụ Quản lý và Quy Hoạch – Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại Bộ.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai người đã
tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành bài chuyên
đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
ii
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
1.3.1 Nhân tố chính trị, pháp lý 8
1.3.2 Nhân tố cơ sở hạ tầng - Công nghệ 9
1.3.4 Nhân tố xã hội,văn hóa 12


Mặt tích cực 12
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi
chúng có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở
thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng
đồng kinh doanh và lao động 12
Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc
biệt quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này
được gọi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương
mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng ảnh hưởng rất
lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự
có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưu
chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận 12
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
iii
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
01 AFTA
ASEAN Free Trade
Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
02 DA Dự án
03 ĐT Đầu tư
04 GDP
gross domestic product
Tổng sản phẩm nội địa
05 FDI

Foreign direct
investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
06 JETRO
Japanese External Trade
Organization
Hiệp hội xúc tiến thương mại
Nhật Bản
07 ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
08 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại Thế giới
09 VEIA
Vietnam Electronic
Industries Association
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử
Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
iv
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
1.3.1 Nhân tố chính trị, pháp lý 8
1.3.2 Nhân tố cơ sở hạ tầng - Công nghệ 9
1.3.4 Nhân tố xã hội,văn hóa 12
Mặt tích cực 12
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận

biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi
chúng có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở
thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng
đồng kinh doanh và lao động 12
Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc
biệt quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này
được gọi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương
mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng ảnh hưởng rất
lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự
có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưu
chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận 12
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
v
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại công
nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và thông
tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua cũng đã có
những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao động quốc tế và
phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp
hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không gian hay một địa điểm,
mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa
phương khác nhau. Khái niệm công nghiệp điện tử ra đời như là một cách tiếp
cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hoá sâu
sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm
1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường
lối đổi mới kinh tế, ngành công nghiệp điện tử mới phát triển nhanh chóng, góp
phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụng những

tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trong một
thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tin
học - viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu. Hiện
nay, ngành công nghiệp Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát
triển trong quá trình hội nhập quốc tế cùng cả nước.
Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công
nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã tác
động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và trên
toàn thế giới. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho sự phát triển của
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Một mặt Việt Nam có thể xây dựng chiến
lược “đi tắt đón đầu” trong công nghệ để nhanh chóng xây dựng hàng điện tử
vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác,
thị trường hàng điện tử Việt Nam còn non trẻ, các sản phẩm chưa có sức cạnh
tranh cao, có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường hàng điện tử nước ngoài. Đánh
giá đúng thực trạng của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam để từ đó có những
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
1
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
giải pháp đầu tư phát triển ngành là một vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy nên em
chọn đề tài: “GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA NHẬT BẢN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM” để
làm đề tài chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ những thực trạng trong đầu tư trực tiếp
của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng để từ đó có những phương hướng, chính
sách hợp lý nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ngành công
nghiệp điện tử còn đang rất mới mẻ và có tiềm năng này của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Là về đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào một

ngành kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu : Là nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản vào ngành công nghiệp điện tử từ năm 2008 đến năm 2013, và đề xuất giải
pháp kiến nghị cho đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu chuyên đề đã sử dụng cơ sở lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đề tài áp dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể phổ biến trong kinh tế như phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, diễn giải, quy nạp qua các cơ quan ban ngành các tổ chức quốc tế. Từ đó
giúp cho tác giả có thể luận giải được vấn đề một cách khách quan, khoa học nhất.
5. Bố cục của chuyên đề
Chuyên đề kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Ngành công nghiệp điện tử và một số vấn đề cơ bản về đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của nhật bản vào ngành công nghiệp
điện tử việt nam giai đoạn 2008- 2013
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút fdi của nhật bản vào công
nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
2
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1:
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1 Khái quát về ngành công nghiệp điện tử
1.1.1 Khái niệm công nghiệp điện tử
Điện tử – viễn thông – công nghệ thông tin là 3 lĩnh vực công nghiệp
riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường
được nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ như một ngành công nghiệp chung –

công nghiệp điện tử.
Như vậy, công nghiệp điện tử được xác định là ngành công nghiệp sản xuất
thiết bị (điện dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông
tin, viễn thông); sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần
mềm; các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông).
1.1.2 Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử
Các sản phẩm công nghiệp điện tử được phân loại theo nhiều cách khác
nhau, thông thường chúng được phân thành:
- Thiết bị điện tử dân dụng: Là các thiết bị điện tử được sử dụng trong đời
sống sinh hoạt gia đình như: radio, máy thu hình, radio cassette, đầu video, đầu
CD, VCD, DVD…
- Thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng: Là các thiết bị điện tử dùng
cho các ngành công nghiệp, giao thông – vận tải, y tế, hải quan, văn hoá, giáo
dục, an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học…
- Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT): Bao gồm các loại máy tính, thiết bị
mạng, thiết bị ngoại vi…
- Thiết bị viễn thông: Là tất cả các thiết bị điện tử dùng để phục vụ liên
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
3
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
lạc, trao đổi, truyền tin…
- Phần mềm: Bao gồm tất cả các loại phần mềm hệ thống, phần mềm
nhúng, phần mềm ứng dụng…sử dụng trong các loại máy tính, máy móc chuyên
dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử dân dụng…
- Thiết bị công nghệ công nghiệp điện tử thuộc công nghiệp chế tạo máy
công cụ cho công nghiệp điện tử. Ngoài ra, theo giác độ của các nhà sản xuất
còn có thể phân loại như sau:
- Vật liệu điện tử: Gồm vật liệu bán dẫn, vật liệu quang tử, vật liệu gốm, vật
liệu kim loại hay hợp kim, vật liệu polyme, vật liệu hữu cơ …
- Linh kiện và cấu kiện điện tử: Gồm linh kiện thụ động, linh kiện tích

cực, các loại mạch tích hợp (IC), linh phụ kiện có liên quan nhiều đến cơ khí,
nhựa và các ngành công nghiệp khác, đèn hình, các bộ hiển thị, các bảng mạch
điện tử…
- Các thiết bị phần cứng điện tử, tin học viễn thông. Các phần mềm bao
gồm phần mềm nhúng, phần mềm hỗ trợ thiết kế, phần mềm hỗ trợ quản lý,
các phần mềm tiện ích, các phần mềm giải trí, phần mềm hỗ trợ giáo dục, đào
tạo, y tế…
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp điện
tử Việt Nam
- Công nghiệp điện tử là ngành có công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh. Công
nghệ điện tử là động lực thúc đẩy và phát huy tác dụng của nhiều công nghệ khác, kéo
theo những biến đổi mang tính dây chuyền, vì vậy được coi là công nghệ cơ sở của xã
hội hiện đại. Không có công nghệ điện tử sẽ không có công nghiệp hoá ở trình độ hiện
này. Công nghiệp điện tử luôn gắn liền với cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ cao. Ngành công nghiệp này cần lượng vốn rất lớn để đầu tư cho các lĩnh vực
sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai và đổi mới công nghệ nên hầu hết
các sản phẩm điện tử nổi tiếng trên thế giới đều thuộc về các công ty, tập đoàn sản
xuất mạnh về công nghệ (Sony, LG, Fujitsu, Toshiba, Masushita…).
- Công nghiệp điện tử ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích
rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
4
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Đặc điểm về công ngệ: đây là ngành công nghiệp mới nhưng nó sử dụng
các công nghệ khoa học tiên tiến nhất trong các quy trình sản xuất, chế tạo, các
linh kiện thiết bị đơn giản có thể lắp ráp, sáng tạo ra các máy móc, thiết bị có
quy mô tầm cỡ tiện dụng hơn, có nhiều chức năng phù hợp với thị trường tiêu
dùng hơn.
- Đặc điểm về nguồn nhân lực: Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử có

hàm lượng chất xám cao, do đó một trong những đặc điểm đầu tư của ngành
công nghiệp điện tử đó là yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ tay
nghề, đủ khả năng sáng tạo, sản xuất và vận hành các quy trình dây chuyền công
nghệ cao, một đội ngũ có chuyên môn cao sử dụng máy móc tầm trung nhưng
luôn được đánh giá cao hơn so với một đội ngũ kém chuyên môn được trang bị
thiết bị máy móc hiện đại, bởi vì khả năng sáng tạo, linh động của con người
luôn là điểm nhấn để làm ra các sản phẩm đòi hỏi lượng chất xám cao và thiết
thực này.
- Đặc điểm về đầu tư: đây là ngành công nghiệp mới, sử dụng công nghệ
lẫn đội ngũ tri thức cao, nên đòi hỏi các nhà đầu tư phải sở hữu được nguồn vốn
đầu tư lớn, khả năng cung cấp vốn ổn định trong một thời gian dài và trên hết, để
đầu tư phát triển tốt ngành công nghiệp điện tử thì phải ưu tiên đầu tư thêm
ngành công nghiệp phụ trợ, là ngành có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển bền vững ngành công nghiệp điện tử.
- Đặc điểm thị trường sản phẩm: cơ cấu sản phẩm công nghiệp điện tử luôn
thay đổi, giá trị phần mềm và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Chu kỳ sống của sản
phẩm công nghiệp điện tử ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của công
nghệ. Do đó khi đầu tư vào lĩnh vực này, độ rủi ro cho các nhà đầu tư là khá cao
do sự cạnh tranh giữa các sản phẩm về chất lượng lẫn giá cả.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, công nghệ của ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam lạc hậu từ 10 đến 20 năm so với khu vực và thế giới. Vì vậy,
việc phát triển công nghiệp điện tử ở nước ta cần có sự định hướng cụ thể, không
nên phát triển theo chiều rộng, mà chỉ nên chọn một số lĩnh vực Việt Nam có thế
mạnh để đầu tư theo chiều sâu.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
5
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Các chuyên gia của Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử khẳng định Việt Nam
sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong tương lai.
Trong 4 năm liên tục kể từ năm 2006, Việt Nam giữ hạng 3 trong số 20 quốc gia

đầu tư tiềm năng nhất về trung và dài hạn. Lý do chính hấp dẫn các nhà đầu tư
Nhật Bản trong lĩnh vực này không còn là lực lượng lao động rẻ mà chính là
tiềm năng phát triển của thị trường. Việt Nam được đánh giá là hội tụ nhiều tiềm
năng để phát triển ngành công nghiệp điện tử trong tương lai không xa. Các
chuyên gia dự báo, thị trường điện tử thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong thời
gian sắp tới, với mức tăng trưởng bình quân 8 - 10%/năm, trong đó sản phẩm
chuyên dùng tăng trưởng mạnh hơn (9-10%) trong khi sản phẩm điện tử tiêu
dùng chậm hơn, chỉ khoảng 5%. Các sản phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng
mạnh, bao gồm các thiết bị kỹ thuật số 15 - 18%, thiết bị viễn thông đặc biệt là
điện thoại di động sẽ tăng trưởng rất mạnh từ 12 đến 15%, máy vi tính nhất là
máy tính xách tay sẽ có mức tăng trưởng cao từ 10 - 12%. Tuy nhiên, ngành vẫn
có một số lợi thế nhất định. Đối với Việt Nam, lợi thế về vị trí địa lý, tình hình
chính trị xã hội ổn định, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, chi phí sản xuất thấp cùng
với môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch đang thu hút nhiều nhà đầu tư
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và dịch chuyển cơ cấu sản xuất từ một
số nước trong khu vực sang Việt Nam là lợi thế lớn nhất.
Sau khi gia nhập WTO, ngành điện tử đã có những bước phát triển rất
mạnh mẽ với nhiều dự án lớn ứng dụng công nghệ cao, kéo theo các doanh
nghiệp công nghiệp phụ trợ vệ tinh xung quanh, khiến vấn đề cạnh tranh gay gắt
càng được đặt ra. Doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại các thị trường quốc tế
lớn như Mỹ, Châu Âu, nhưng các mặt hàng vẫn ít và chủ yếu là linh kiện điện tử
hoặc các mặt hàng doanh nghiệp nước ngoài không làm do lợi nhuận ít. Một
nhánh thị trường vẫn đang mở rộng cho thị trường doanh nghiệp nếu biết tận
dụng cơ hội, được hỗ trợ thông tin và tài chính để có thể khai thác thị trường
tiềm năng nhưng ở khá xa.
Mấu chốt cơ bản để doanh nghiệp điện tử có thể có động lực và nền tảng
khai thác được các thị trường quốc tế, là sự hỗ trợ trong vấn đề thanh toán từ
phía các tổ chức tín dụng lớn. Một cơ chế tín dụng tài trợ thanh toán hợp lý cho
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
6

Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp này có hy
vọng vượt qua những hạn chế hiện thời và sớm gia tăng giá trị trong tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Năm 2014, VEIA dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Dự
kiến một Diễn đàn công nghiệp điện tử quốc tế tại Việt Nam, quy tụ những quốc
gia có nền công nghiệp điện tử phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ… cùng
đến Việt Nam sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt có thể thu hút đầu tư qua các
phương thức liên doanh, liên kết, trở thành doanh nghiệp vệ tinh cho những
thương hiệu điện tử quốc tế hàng đầu. Ngoài ra Việt Nam còn có những lợi thế
nhất định khiến cho thị trường ngành công nghiệp điện tử của mình trở nên hấp
dẫn hơn trong mắt các đối tác đầu tư.
Thử nhất là Việt Nam là nước có đội ngũ lao động dồi dào, và giá công
nhân thuộc loại rẻ so với khu vực ngay cả sau khi đã được đào tạo, địa hình
bờ biển trải dài của Việt Nam từ Bắc đến Nam cũng là một trong những yếu
tố đẩy mạnh hợp tác biển, hàng không, có lợi thế để phải triển thành một
trong những trung tâm trong những lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu linh kiện điện
tử .v.v.
Thứ hai, giá nhân công và các chi phí, phụ phí trong sinh hoạt, sản xuất đã
khiến cho xu hướng đầu tư của Nhật Bản đang chuyển dần từ Trung Quốc,
Malaysia sang Việt Nam …theo số liệu mới nhất thì có rất nhiều nhà đàu tư Nhật
Bản đã chuyển hẳn từ đầu tư vào Trung Quốc sang hẳn Việt Nam với mức dự án
lớn gấp đôi.
Thứ ba, là do Việt Nam gia nhập WTO được hưởng nhiều chính sách ưu
đãi từ các đối tác đầu tư và cơ hội hợp tác phát triển mạnh mẽ.
Thứ tư, Việt Nam đang có xu hướng đẩy mạnh phát triển, đầu tư lớn vào
ngành công nghiệp điện tử nên dễ thu hút được đầu tư nước ngoài cũng như
chính phủ đã có nhiều chế độ ưu tiên, khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp muốn phát triển lĩnh vực trên.
Thứ năm, nhu cầu sử dụng công nghệ điện tử, khoa học kỹ thuật ngày càng

cao, việc ứng dụng sản phẩm công nghệ cao vào cuộc sống là điều hiển nhiên
của sự phát triển hiện tại, Việt Nam đang hướng đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu
các mặt hàng này hướng tới mục tiêu cạnh tranh được với các nước trên khu vực,
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
7
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử mới.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực
công nghiệp điện tử Việt Nam
1.3.1 Nhân tố chính trị, pháp lý
Mặt tích cực
Tình hình chính trị, xã hội của khu vực và toàn cầu có ổn định và thuận lợi
hay không đều có ảnh hường đển hoạt động đầu tư của chủ đầu tư và cả nước
tiếp nhận đầu tư. Khi môi trường thuận lợi thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ yên
tâm tập trung đầu tư các nguồn lực ra bên ngoài và các dòng vốn đầu tư trực tiếp
cũng sẽ ổn định và liên tục tăng. Tình hình cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp
giữa các nước trong cùng khu vực cũng làm lệch dòng chảy FDI. Nước nào xây
dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn thì dòng đầu tư trực tiếp sẽ càng chảy vào
mạnh, nhờ vậy dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu có thể tăng theo. Tăng các
khoản đầu tư trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ dẫn đến tăng năng suất,
và giá trị của các sản phẩm điện tử.
Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế xã
hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại một nước. Có thể rút ra một số nhận xét cơ bản về môi trường đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Tình hình quốc tế và khu vực có những chuyển biến tích cực có lợi cho việc
phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ đầu tư
trực tiếp với nước ngoài nói riêng.
Việt Nam có thuận lợi là các cơ quan quản lý nhà nước ổn định trong thời
gian dài, các chính sách luôn được cải tiến nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ

đầu tư nước ngoài. Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (năm
2005) Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: "Nhà nước Việt Nam cam kết đảm
bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo đối đãi công bằng và
thoả đáng”.
Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tầm vĩ mô ngày càng hấp dẫn
các nhà đầu tư nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các nghị định triển
khai ban hành quá chậm và thiếu chi tiết khiến các cấp thừa hành hiểu khác nhau
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
8
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
ở các nơi gây khó khăn cho hoạt động của các chủ đầu tư.
Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy mới hình thành nên
chưa thật đầy đủ, đồng bộ, nhưng phần nào đã có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài và nhiều văn bản pháp lý về đầu tư nước
ngoài đã được ban hành. Các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực khuyến
khích đầu tư, các hình thức đầu tư nước ngoài và các biện pháp bảo đảm đầu tư
được xem là thông thoáng, hấp dẫn so với các nước khác.
Mặt tiêu cực
Tuy nhiên một số luật và quy định khác về kinh doanh liên quan nhiều đến
đầu tư nước ngoài chưa được ban hành như luật lao động, thương mại, một số
chính sách chưa được xác định rõ nên chưa thể chế hoá hoặc đã có chính sách
làm cơ sở nhưng văn bản pháp quy ban hành chậm, có tình trạng chồng chéo và
mâu thuẫn giữa một số văn bản.
Các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam chưa đáp
ứng được yêu cầu.
Vấn đề luật pháp của VN còn nhiêu bất cập, hệ thống luật pháp liên tục
được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng
vẫn chưa đồng bộ hay thay đổi, tính phổ biến chưa cao và thiếu minh bạch. Việc
đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài để khai thác kênh đầu tư mới còn
chậm được thực hiện, thủ tục hành chính còn rườm rà nhất là các thủ tục đất đai,

đăng kí kinh doanh… gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư.
1.3.2 Nhân tố cơ sở hạ tầng - Công nghệ
Mặt tích cực
Đối với Việt Nam, đầu tư trực tiếp hiện nay là một trong những nguồn
chuyển giao công nghệ chủ yếu. Nhìn chung trình độ công nghệ đã chuyển giao
tiến bộ hơn nhiều so với các công nghệ hiện có tại Việt Nam. Trong lĩnh vực
điện điện tử, công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến của
thế giới. Dự án đèn hình Orion – Hanel, liên doanh giữa tập đoàn Daewoo (Hàn
Quốc) với Công ty Điện tử Hà Nội với vốn đầu tư 178 triệu USD, công suất 1,6
triệu bóng đèn hình màu/năm, được đánh giá có trình độ công nghệ tương đương
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
9
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
với trình độ của Hàn Quốc và các nước trong khu vực.
Việt Nam đang tiến hành xây dựng đường xá, sân bay và hải cảng nhằm
phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thu hút đầu
tư nước ngoài.
Mặt tiêu cực
Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được nâng cấp nhưng nhìn chung vẫn yếu
kém so với các nước trong khu vực, đặc biệt là tình trạng thiếu điện nếu không
được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và gây tâm lí lo ngại đối với các nhà đầu tư mới, sự tăng trưởng nhanh
chóng của nền kinh tế cũng đang dẫn tới nguy cơ quá tải của hệ thống giao
thông, cảng biển, thông tin viễn thông và cấp thoát nước…chi phí vận tải tăng
cùng với thời gian vận chuyển chậm khiến doanh nghiệp khó có biện pháp ứng
phó trong ngắn hạn. Ví dụ: ở Việt Nam có 2 cảng lớn là cảng Sài Gòn và Hải
Phòng đều là cảng sông vì vậy các tàu cỡ lớn không thể vào “ăn hàng” được do
vậy khi chuyển hàng hóa đi Hoa Kỳ hay Châu Âu bắt buộc phải chuyển hàng
hóa lên tàu lớn ở Singapore hay Hồng Kông. Điều đó làm tăng chi phí cũng như
các thủ tục, công đoạn công việc. Bên cạnh đó trình độ kĩ thuật và công nghệ của

nước ta còn lạc hậu so với thế giới. Theo số liệu khảo sát của bộ Kế hoạch và
công nghệ thì máy móc và thiết bị dây chuyền của Việt Nam lạc hậu so với thế
giới từ 10 – 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 – 35%, thậm chí 38% số
máy móc ở dạng thanh lí, đa số máy móc thiết bị sử dụng công nghệ của những
năm 1980 về trước. Điều này khiến các nhà đầu tư khi đầu tư vào VN sẽ phải bỏ
một lượng vốn lớn vào chi phí máy móc trang bị và dây chuyền công nghệ hoặc
đầu tư dưới dạng chuyển giao công nghệ… Do đó họ sẽ phải cân nhắc khi chọn
Việt Nam là điểm đến đầu tư.
1.3.3 Nhân tố kinh tế
Mặt tích cực
Môi trường kinh tế, xã hội cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được
đánh giá ổn định, lành mạnh. Công cuộc đổi mới thu hút được thành tựu ngày càng
lớn về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại đã chứng minh bằng thực tế khả
năng Việt Nam vượt qua được thử thách và trở thành một đối tác quan trọng trong
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
10
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
khu vực không chỉ về chính trị mà cả về kinh tế. Nhưng Việt Nam hiện vẫn đang
trong quá trình đổi mới, hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, không phải tất cả
các nước và nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu và tin tưởng vào chính sách khuyến khích
đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư trực tiếp đều áp dụng
phương pháp quản lý tiên tiến của các nước đang phát triển. Hình thức liên
doanh đã tạo điều kiện cho các nhà quản lý của phía Việt Nam có thêm cơ hội
trực tiếp học hỏi, tiếp nhận kỹ năng quản lý, tổ chức kinh doanh theo mô hình
sản xuất tiên tiến.
Việt Nam được nhận nhiều viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản nên
các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam cũng được hưởng lợi một
phần nào đó từ những dự án sử dụng ODA.
Mặt tiêu cực

Môi trường kinh doanh mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng môi trường
đầu tư vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là chi phí sản xuất có xu hướng gia tăng tạo
ra bất lợi trong cạnh tranh và thu hút đầu tư trực tiếp so với các nước khác trong
khu vực như: tiền thuê văn phòng, cước viễn thông quốc tế, chi phí lưu thông,
giao nhận…
Chúng ta có lợi thế về nhân công lao động rẻ song lợi thế tiền lương thấp
chỉ nhấn mạnh trong thời gian ngắn hạn, nó sẽ nhanh chóng mất đi sau khi Việt
Nam trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập cao và do thị trường lao
động thay đổi mạnh trong những năm tới. Theo số liệu của JETRO (Nhật bản) :
- Cước phí đàm thoại quốc tế của Việt Nam cao gấp khoảng 7 lần so với
Singapore, gần 6 lần so với Malaysia, 4 lần so với Jakarta, khoảng 3 lần so với
Bangkok và gần 2 lần so với Trung Quốc.
- Cước phí lưu thông, giao nhận nếu gửi container cao gấp gần 3 lần
Singopore, khoảng 2,5 lần so với Kuala Lumpur, khoảng 2 lần Jakarta.
- Giá ô tô loại 1500 phân phối cao gấp 2 lần so với Băng kốc và Kualalumpur.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
11
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
1.3.4 Nhân tố xã hội,văn hóa
Mặt tích cực
Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng
có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi
giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và
lao động.
Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc biệt quan trọng
là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này được gọi là “hàng rào chắn” các
hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự có chất
lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưu chuộng thì cũng khó được họ

chấp nhận.
Ví dụ, các loại ô tô du lịch, xe máy của Nhật Bản do các công ty của quốc gia
này rất chú ý đến thị hiếu của người tiêu dùng nên yêu cầu về hàng hóa này được
mở rộng ở nhiều thị trường trên thế giới. Trong khi đó, bản thân ô tô du lịch do các
hãng của Hoa Kỳ chế tạo cũng rất tốt nhưng vẫn không được phần lớn người tiêu
dùng Hoa Kỳ ưa chuộng. Chính thị hiếu, tập quán người tiêu dùng mang đặc điểm
riêng của từng vùng, từng dân tộc và phản ánh yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo của
từng địa phương, từng quốc gia.
Người Nhật làm việc rất nguyên tắc và có ý thức mỗi cá nhân trong công việc rất
cao, vậy nên khi đầu tư vào Việt Nam đây sẽ là một điểm đáng học hỏi nhưng cũng là
một điểm đáng chú ý vì ở Việt Nam, tinh thần tự giác như thế còn chưa cao, ý thức tập
thể có nhưng chưa thống nhất, việc đầu tư và vận hành một cách hiệu quả còn tùy vào
cách truyền đạt tư tưởng và khả năng quản lý của các chủ doanh nghiệp.
Mặt tiêu cực
Thói quen trong sinh hoạt và làm việc của người Việt Nam chưa thực sự đạt
được hiệu suất so với khả năng của họ, tinh thần tự giác còn chưa được rèn luyện
cao. Do đó công tác quản lý và môi trường làm việc ở Việt Nam còn là vấn đề cần
chú ý do văn hóa doanh nghiệp của các công ty, doanh nghiệp ở dây có chút khác
biệt so với Nhật Bản.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
12
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
1.4 Tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào
công nghiệp điện tử Việt Nam
1.4.1 Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn tiềm năng của Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch Đầu tư, kinh tế thế giới vẫn trong bối cảnh
phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam. Tuy nhiên, nhìn lại gần 30 năm đổi mới, kể từ khi Quốc hội ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, có thể thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã trở thành một động lực quan trọng, thúc đẩy quá trình hội nhập

quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá Đặc biệt, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam vẫn đang
duy trì ở xu thế tăng sau nhiều năm hợp tác đầu tư. Trước đó, vào cuối năm
2011, Nhật Bản đã thay thế Hàn Quốc, trở thành quốc gia đứng đầu trong danh
sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (đầu tư của Nhật Bản
chiếm một phần tư tổng số dự án đầu tư mới, tương đương với khoảng 50% tổng
số vốn đầu tư vào Việt Nam). Kết quả này một phần nhờ việc hoàn thiện chính
sách về thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam, cũng như những cải thiện tích
cực trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là thủ tục hành chính.
Có thể nói rằng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển
mạnh mẽ. Nhật Bản không chỉ là quốc gia đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước
ngoài mà còn là nước đứng đầu về ODA (Viện trợ phát triển chính thức) giành
cho Việt Nam.
Hiện nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất cả về số vốn đăng ký và đã giải
ngân với 1990 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực với số vốn 32,667 tỷ USD, tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đến cuối năm 2013,
Nhật Bản tiếp tục là quốc gia dẫn đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn
đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 5,875 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt
Nam. Tính lũy kế đến hết tháng 12/2013, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào
Việt Nam 2.103 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt
34,526 tỷ USD, chiếm 15,6% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
13
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2013
Đơn vị : Triệu USD
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số dự án 105 87 144 283 397 517

Vốn đầu tư 7.578,7 715 2.399 4.330 5.130 5.875
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Con số đầu tư từ Nhật những năm gần đây đã nâng đỡ dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, đang trong giai đoạn suy giảm. Dấu ấn của các công
ty Nhật còn ở vốn đầu tư mở rộng sản xuất liên tục với gần 5,8 tỉ USD trong năm
2013. Điều đó khẳng định, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu
của Việt Nam và mối quan hệ đó hết sức bền vững.
1.4.2. Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có thế mạnh về công nghiệp
điện tử
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Theo số liệu của
Ngân hàng thế giới năm 2013 thì quy mô nền kinh tế này theo thước đo GDP với
tỷ giá thị trường lớn thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, còn theo
thước đo GDP ngang giá sức mua thì Nhật Bản với 4,5 ngàn tỉ USD xếp thứ thứ
tư sau Mỹ với GDP 15,7 ngàn tỉ USD, Trung Quốc với 12,5 ngàn tỉ USD và Ấn
Độ với 4,8 ngàn tỉ USD.
Các thương hiệu nổi tiếng gắn liền với ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản
như: TOSHIBA, PANASONIC, SONY,…
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản.
Trong công nghiệp, các ngành được ưu tiên và phát triển nhất bao gồm: đóng
tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. Từ những năm
vào cuối thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật đã phát triển rõ rệt. Bước sang
thế kỉ 21, công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu công nghiệp lớn tập
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
14
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
trung ở Vành đai Thái Bình Dương bao gồm: Keihin (Ở vùng đồng bằng Kanto),
Chukyo (Tập trung quanh Nagoya), Hanshin (Osaka), Setouchi (Bao quanh
Hiroshima) và Kitakyushu (Bao quanh Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó, vùng
Keihin là quan trọng nhất và chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng
này có nhiều ngành công nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô,

đồng thời đây cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các ngành truyền thống
là những khu công nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các công ty có trụ sở ở đây
bao gồm: NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo.
Các khu công nghiệp còn lại là Chukyo, Hanshin, Setouchi và Kita-
Kyushu. Trong đó, các khu Chukyo, Hanshin và Setouchi chủ yếu là các ngành
công nghiệp truyền thống như: dầu mỏ, dệt may, in ấn và sắt thép. Còn Kita-
Kyushu lại là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng lâu đời. Trước kia, vùng này
là mỏ than địa phương nằm trên đồi. Ngày nay, Kita-Kyushu là khu công nghiệp
với các ngành sắt thép, đóng tàu và dầu mỏ.
Ngoài các khu công nghiệp trên, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm
ngoài Vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu công nghiệp nhỏ nằm ở
phía bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bản như khu Hokuriku (Nằm ở Niigata
và Nagano, Chubu).
Phần lớn sức mạnh kinh tế của Nhật Bản nằm trong ngành cơ khí chế tạo. Xe
hơi là một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất. Mỗi năm NB sản xuất trên dưới 10
triệu chiếc xe hơi các loại, trong đó xuất khẩu khoảng một nửa.
Nhật Bản cũng rất nổi tiếng về về ngành điện tử và thiết bị điện. Các sản
phẩm được ưa chuộng gồm: các thiết bị nghe nhìn như radio, catset, đầu video,
LCD, DVD, máy ảnh, máy quay video… Nhật xuất khẩu nhiều thiết bị điện tử
chính xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới, trong đó số người
máy công nghiệp luôn chiếm phần lớn thị phần của thế giới. Nhật Bản còn sản
xuất và xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phòng, máy tính…
1.4.3.Chính sách đầu tư trực tiệp của Nhật Bản hướng về các nước đang phát
triển trong khu vực Châu Á
Nhật Bản những năm gần đây đứng vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu
đầu tư trực tiếp nước ngoài với quy mô bình quân khoảng 25 tỷ USD/năm. Đầu
tư của Nhật chủ yếu hướng vào Mỹ, Đông và Đông Nam châu Á.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
15
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển gia
tăng cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến tỷ trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các nước này tăng nhanh. Từ năm 1990 trở lại đây, các nước đang phát
triển thu hút tới một phần ba tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thế giới,
riêng năm 1994 chiếm tới 37%. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân
bố rất không đồng đều giữa các nước đang phát triển, mà chủ yếu tập trung vào
một số nước và khu vực. Chỉ tính riêng 10 nước và nền kinh tế thuộc các nền
kinh tế đang phát triển đã thu hút từ 60 đến 80% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển liên tục từ thập kỷ 80 trở lại đây.
Mới đây, sách Trắng ODA 2013 của Chính phủ Nhật Bản thống kê, Việt
Nam hiện là nước nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản với 1,64 tỷ USD. Thống kê
cho thấy, trong 20 năm qua Nhật Bản đã cam kết viện trợ phát triển cho Việt
Nam hơn 20 tỷ USD. Ngày 5/3/2014, Việt Nam chính thức nhận khoản ODA
vốn vay tài khóa 2013 trị giá 25 tỷ yên (tương đương khoảng 5.075 tỷ đồng).
Trong báo cáo mới đây, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
triển (UNCTAD) dự báo, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thế giới có thể
tăng lên 1.600 tỷ USD trong năm 2013, 1.800 tỷ USD vào năm 2015. Theo
UNCTAD, vốn đầu tư trực tiếp có xu hướng chuyển dịch mạnh trong nửa cuối
năm nay và đầu năm tới, trong đó, các nước đang phát triển tiếp tục có sức hấp
dẫn lớn đối với nguồn vốn này.
Và Nhật Bản cũng không ngoại lệ, Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Nhật Bản đang hướng dần về các nước Châu Á, tăng cường đầu tư vào các
nước đang phát triển Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ông Daisuke
Hiratsuka, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) cho
biết, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang giai đoạn “bùng nổ”, nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lượng các nhà đầu tư đến nhờ tư vấn ở các văn
phòng của Jetro ở Hà Nội (6.800 người) và TPHCM (5.700 người) tăng mạnh,
lần lượt đứng thứ 2 và thứ 5 trong tổng số văn phòng của Jetro trên thế giới.
Theo ông Hiratsuka, ở khu vực châu Á, các nhà đầu tư tập trung vào 2 thị
trường là Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, hiện 2 thị trường này gặp vấn đề

giá lao động đang tăng cao. Hiện các doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn do
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
16
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Quốc, nên đang có động thái chuyển
một phần mạng lưới sản xuất của nước này ra khỏi Trung Quốc. Do có khoảng
cách gần, nên Việt Nam có lợi thế so với các nước khác trong việc đón các nhà
đầu tư này.
Trong khi đó, nếu doanh nghiệp Nhật rời Thái Lan, Campuchia sẽ là điểm
thuận lợi hơn Việt Nam, do vị trí gần “Việt Nam có lao động dồi dào, giá rẻ, lại
có quan hệ rất tốt với Nhật Bản trong 40 năm qua. Vậy thì cần có một chính sách
thu hút hơn hẳn Campuchia mới kéo được các nhà đầu tư Nhật Bản qua” - ông
Hiratsuka nói.
Kết quả khảo sát được tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO) công bố
tuần trước, 70% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cho biết họ có kế hoạch mở
rộng đầu tư ở Việt Nam, cao hơn so với 66% tại Indonesia và Thái Lan, 51,6%
tại Malaysia…
Hơn 90% khẳng định việc mở rộng kinh doanh là để tăng doanh thu và Việt
Nam là nơi có tiềm năng tăng trưởng cao. Theo ông Atsusuke Kawada, trưởng
văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội, nhận định lợi thế của Việt Nam bên cạnh
giá nhân công thấp còn ở vị trí có thể thành thị trường xuất khẩu tiềm năng sang
các nước ASEAN.
1.4.4. Việt Nam chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp để phát triển ngành công
nghiệp điện tử
Mặc dù các công ty Nhật Bản không còn thống trị trong các lĩnh vực của
họ như trước đây do bị hạn chế bởi chi phí, cạnh tranh…nhưng công nghệ của
Nhật Bản vẫn được cả thể giới ưa dùng về tính năng và chất lượng. Vì vậy, việc
thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp điện tử ở Việt
Nam vẫn đóng một vai trò quan trọng và vấn đề cấp thiết cần có sự quan tâm hỗ
trợ của Chính phủ.

Việt Nam ưu tiên thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có công nghệ
hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường là một trong
những định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011 - 2020,
nhằm góp phần thực hiện thành công chuyền dịch cơ cấu công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
17
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
Bên cạnh những đóng góp tích cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực điện tử như góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp thì nó còn đóng vai trò nổi
bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở nước ta, góp phần tăng cường cơ
sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những dự
án đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào những dây
chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại trong những lĩnh vực mà Việt
Nam còn yếu và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử, công
nghệ thông tin…
Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), tỷ lệ thu mua các
nguyên liệu đầu vào và phụ tùng cho sản xuất các công ty Nhật Bản tại Việt
Nam vẫn còn thấp, chỉ đạt 28%, trong khi tỷ lệ này ở Indonesia là 43%, ở Thái
Lan 53% và Trung Quốc 61%. Do đó, để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu
tư vào ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam cần phát triển nhanh công nghiệp
hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa.
Tuy là ngành công nghiệp trẻ nhưng đóng góp rất lớn vào doanh thu và kim
ngạch xuất khẩu của đất nước, việc chú trọng đầu tư theo ngành công nghiệp
điện tử sẽ giúp Việt Nam có bước chạy đà trong lĩnh vực sản xuất công nghệ
cao, có khả năng cạnh tranh với các nước đang phát triển trong khu vực và trên
toàn thế giới.
1.5 Kinh nghiệm và bài học thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghiệp điện tử ở một số nước

1.5.1. Kinh nghiệm và giải pháp thu hút về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan
Từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp cách đây hơn 50 năm, Thái Lan đã
trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu chủ chốt của thế giới. Quốc gia này đã
làm điều đó như thế nào?
Nhắc đến Thái Lan, người ta nghĩ ngay đến công nghiệp xe hơi, ngành
công nghiệp chế tạo hàng đầu của nước này. Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuất
xe hơi lớn nhất khu vực ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) và đang
hướng tới vị trí thứ 10 trên toàn cầu. Gần một nửa các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
18
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
lớn nhất thế giới đã đặt nhà máy tại đây như Ford, General Motors, BMW,
Daimler Chrysler, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Isuzu, Nissan, Honda,
Yamaha và Suzuki.
Không chỉ công nghiệp ôtô, ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan cũng
rất phát triển. Nước này hiện là nhà sản xuất ổ cứng lớn thứ hai thế giới, cung
cấp tới 40% sản lượng cho thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Trận lũ lụt lịch sử cuối năm 2011 tại Thái Lan đã khiến nguồn cung các
thiết bị, phụ tùng hàng điện tử và xe hơi cho thế giới bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Điều này cho thấy ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp điện tử Thái Lan
đóng vai trò quan trọng như thế nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhìn lại nền kinh tế dựa vào nông nghiệp của Thái Lan cách đây hơn 50
năm, sự phát triển này quả là khá ấn tượng.
Hệ thống chính sách của Chính phủ Thái Lan nhằm phát triển công nghiệp điện
tử là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của ngành công nghiệp này.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã xây dựng một hệ thống các cơ quan chuyên trách về
công nghiệp điện tử và xem việc phát triển ngành công nghiệp điện tử là một bộ phận
quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia.
Ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan phát triển được như bây giờ là do

chính phủ nước này đã có những chính sách vô cùng hợp lý để thủ hút đầu tư
trực tiếp của nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt trong
đó là các nhà đầu tư Nhật Bản:
+ Trong giai đoạn đầu phát triển các ngành công nghiêp điện tử, Thái Lan
chú trọng những chính sách khuyến khích và bảo vệ thị trường nội địa như chính
sách nội địa hoá, giảm thuế nhằm phát triển nhanh các ngành sản xuất, từ đó làm
tăng nhu cầu đối với các ngành công nghiệp điện tử.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua việc miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị trong một
thời gian nhất định đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp điện tử.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
19
Chuyên đề thực tập GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai
+ Tăng cường chính sách xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp điện
tử. Những ngành khuyến khích đầu tư được miễn giảm thuế môn bài trong
một thời gian nhất định, miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc và cho phép
cộng một phần tiền lỗ vào các chi phí đầu tư. 3 ngành trọng điểm để tập trung
phát triển là sản xuất linh kiện vi điện tử, thiết kế điện tử và sản xuất phần
mềm. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào sản xuất các
mặt hàng này được hưởng nhiều ưu đãi, thậm chí còn được hưởng chế độ ưu
đãi khi bán hàng trong nước.
+ Tăng cường sự liên kết các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài,
đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, với hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp
trong nước. Có thể thấy, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò
rất lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan thông qua
việc chuyển giao công nghệ cho các công ty công nghiệp điện tử trong nước (hỗ
trợ liên kết kỹ thuật). Ở Thái Lan đã xuất hiện mạng lưới cung cấp linh phụ tùng
cho các doanh nghiệp đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài có tính ổn định, lâu dài
và có hiệu quả cao. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy ngành công nghiệp

điện tử Thái Lan phát triển nhanh chóng và trở trở thành mũi đột phá chiến lược
trong chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan trong những thập niên vừa qua.
Chính phủ Thái Lan đã có chủ trương rất đúng đắn khi thành lập các cơ
quan chuyên trách để quản lý các lĩnh vực này:
+ Thành lập Bộ phận phát triển liên kết công nghiệp năm 1992 trực thuộc
Ban Đầu tư, trong đó đáng chú ý là:
(1) Chương trình Người bán hàng gặp Khách hàng (VMC): Là chương trình
hỗ trợ liên kết các công ty đa quốc gia mua linh phụ kiện của các công ty phụ trợ
của Thái Lan
(2) Cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp phụ trợ ASEAN (ASID)
+ Thành lập Cục phát triển công nghiệp phụ trợ vào năm 1998 trực thuộc
Vụ xúc tiến công nghiệp của Bộ Công nghiệp với ba chức năng: Cung cấp hỗ trợ
kỹ thuật và đào tạo cho các ngành công nghiệp phụ trợ; Thiết kế và phát triển các
sản phẩm mẫu và Xúc tiến, phát triển hệ thống thầu phụ.
SV thực hiện : Hồ Diên Minh
20

×