Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nâng cao năng lực phân loại hàng hóa và xác định trị giá hải quan của Hải quan Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.24 KB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Mọi số liệu tham khảo dùng trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập đều được trích dẫn
rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm cơng bố. Ngồi ra, đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác,
và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đã ban hành của nhà trường em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, cũng như kết quả chuyên đề thực tập
của bản thân.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2014
Tác giả

SV: Ngô Trang Ngân


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình được rèn luyện và đào tạo trên ghế giảng đường, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy, cô của trường Đại học Kinh tế


quốc dân, đặc biệt là các thầy, cô Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế của trường đã
tạo điều kiện cho em thực tập và dành nhiều thời gian hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngơ Thị Tuyết Mai đã nhiệt tình hướng dẫn
em hồn thành tốt chun đề thực tập cuối khóa của mình.
Để có được bản chun đề cuối khóa hồn thiện nhất, em xin gửi lời tri ân sâu
sắc tới các cô, chú và các anh, chị tại Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập vừa qua.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong q trình hồn thiện chun đề,
khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy, cơ có thể bỏ qua đồng thời em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cơ để em có thể học hỏi thêm được nhiều
kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn bài chuyên đề tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Ngô Trang Ngân


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

MỤC LỤC

SV: Ngô Trang Ngân


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

AHTN

Asean Harmonized Taiff
Nomenclauture

Danh mục Thuế hài hịa
ASEAN
Điều tra chống bn lậu
Chú giải chi tiết của HS
Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại
Giám sát quản lý
Hải quan Việt Nam
Hệ thống hài hịa mơ tả và
mã hóa hàng hóa

ĐTCBL
E-Notes
GATT
GSQL
HQVN
HS


The Explanatory Notes to the HS
General Agreement on Taiffs and
Trade
The Harmonized Commodity
Description and Coding System –
The Harmonized System

KTSTQ
PTPL
PTPLHHXNK
SEN
TCCB
VNACCS
WTO
WCO
XNK

Supplementary Explanatory Notes
Vietnam Automated Cargo and Port
Consolidated System
World Trade Organization
World Customs Organization

SV: Ngô Trang Ngân

Kiểm tra sau thơng quan
Phân tích phân loại
Phân tích phân loại hàng hóa
xuất nhập khẩu

Chú giải bổ sung
Tổ chức cán bộ
Hệ thống thơng quan hàng
hóa tự động Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới
Tổ chức hải quan thế giới
Xuất nhập khẩu


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu

Biểu đồ, Sơ đồ

SV: Ngô Trang Ngân


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 25/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 448/QĐTTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Theo đó đã xác
định việc “Xây dựng và phát triển hệ thống phán quyết trước các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp
vụ như: trị giá hải quan, phân loại hàng hóa và xuất xử hàng hóa phù hợp với hướng dẫn
của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)” là một yêu cầu nền tảng của việc xây dựng và
phát triên ngành Hải quan Việt Nam, hướng tới sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả với hệ thống chính sách minh bạch và quy trình nghiệp vụ được
chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ thơng tin góp phần tạo thuận lợi thương mại
hợp pháp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, đơn giản, dễ thực hiện nâng uy tín của cơ quan hải
quan, bảo vệ lợi ích của nhà nước.
Thực tế trong lộ trình cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Việt Nam cam kết và đã thực hiện Cơng ước Hài hồ mơ tả và mã hố hàng hoá (HS) của
(WCO) từ năm 2000; thực hiện Hiệp định thực thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại GATT/WTO (Hiệp định Trị giá GATT) từ năm 2002. Thực tế chúng
ta đã tham gia Công ước HS từ 1998 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2000, Hiệp định Trị giá
GATT đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2002. Qua thời gian hơn 10 năm triển khai
thực hiện, cơng tác phân loại hàng hóa theo HS, xác định trị giá hải quan theo GATT đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác phân loại hàng hóa, xác
định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu còn bộc lộ một s ố hạn chế như:
Việc nội luật hóa các cam kết quốc tế chưa được đầy đủ để trở thành hành lang pháp lý
giúp cho Hải quan Việt Nam tận dụng tốt hơn các trợ giúp về kỹ thuật phân loại hàng hóa
và xác định trị giá của quốc tế; Hệ thống tổ chức công tác phân loại hàng hố và xác định
trị giá cịn mỏng và phân tán về nguồn nhân lực; Còn thiếu chính sách tập trung xây
dựng, hồn thiện đội ngũ chun gia trong các lĩnh vực này; Việc điều hành, hoạt động
phối hợp giừa các đơn vị trong ngành hải quan cịn thiếu tập trung, thống nhất, thiếu
quyết đốn, chưa rõ vai trị của người và đơn vị chủ trì cơng tác phân loại và xác định trị
giá...
Vì các lý do đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực phân loại hàng hóa
và xác định trị giá hải quan của Hải quan Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu chun
đề thực tập của mình

2. Mục đích nghiên cứu
SV: Ngô Trang Ngân

1


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

Chuyên đề nghiên cứu về thực trạng của hoạt động phân loại hàng hóa và xác định
trị giá hải quan, đưa ra những nhận xét đánh giá về công tác này tại Việt Nam từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm hồn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác phân loại hàng
hóa, xác định trị giá hải quan trong giai đoạn tới nay để áp dụng thành công Hiệp định trị
giá GATT/WTO cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tiện nghiên cứu của đề tài là năng lực phân loại hàng hóa và xác định trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thực trạng năng lực phân loại hàng hóa,
xác định trị giá hải quan (các phương pháp xác định, phương thức khai báo, quá trình
tiến hành, thủ tục kiểm tra), cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hải quan và các bộ
ngành có liên quan trong hoạt động phân loại hàng hóa và xác định trị giá hải quan,
những điều kiện, cơ sở để thực hiện hoạt động phân loại hàng hóa và xác định trị giá
hải quan, các biện pháp kiểm tra, giải quyết khiếu nại về hoạt động này từ năm 2010
đến năm 2014, định hướng các giải pháp đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên
quan đến công tác phân loại hàng hóa và xác định trị giá hải quan.
Trên cơ sở đó, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân
tích, so sánh tổng hợp, thống kê, phân tích qua biểu đồ, bảng biểu.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được
chia làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Hải quan Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động phân loại hàng hóa và xác định trị giá hải
quan của hải quan Việt Nam
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực phân loại hàng hóa và
xác định trị giá hải quan của Hải quan Việt Nam

SV: Ngô Trang Ngân

2


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục
đích đảm bảo việc kiểm sốt hàng hóa XNK và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan
Việt Nam khơng ngừng chăm lo xây dựng, hồn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ
Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan
của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”,

Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng
1 năm 2002.
Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác. Hải quan Việt Nam đã luôn luôn là đơn vị nắm giữ những
hoạt động quan trọng của đất nước.
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy
quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 27
- SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam. Quá
trình trưởng thành và phát triển theo các giai đoạn sau:
1.1.1 Giai đoạn 1954-1975
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính phủ
đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải
quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam. Ngày 17/6/1962 Chính
phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi tên Sở Hải quan trung
ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương. Giai đoạn này Hải quan Việt nam
được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền
ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hóa phi mậu
dịch) tiếp nhận hàng hóa viện trợ và chống bn lậu qua biên giới.
Năm 1973 Hiệp định Pari được ký kết chấm dứt chiến tranh phá hoại của Mỹ ở
miền Bắc. Hải quan Việt Nam huấn luyện, chuẩn bị các điều kiện triển khai cơng tác
khi miền Nam được giải phóng.
1.1.2. Giai đoạn 1975-1986
Hải quan thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước.
Sau khi thống nhất đất nước Hải quan triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước từ
tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay
SV: Ngơ Trang Ngân

3



Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

quốc tế, Bưu cục ngoại dịch, Trạm chở hàng. Do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất,
Chính phủ đã có Quyết định số 80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức
Hải quan địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải quan Bộ Ngoại
thương.
Thời kỳ này tính chất các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến. Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước
phê chuẩn Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc
Hội đồng Bộ trưởng; và ngay sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số
139/HĐBT ngày 20/10/1984 ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Tổng cục Hải quan.
1.1.3.Giai đoạn 1986 đến nay
Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải
quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/5/1990.
Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam là "Quản lý Nhà
nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt
Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối hoặc
tiền Việt nam qua biên giới". Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt nam được xác định rõ
tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng
Bộ Trưởng".
Cơ sở vật chất của Hải quan Việt Nam được nâng cấp một bước: đã trang bị
máy soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn
lậu trên biển.
Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức được lưu ý hơn: Trường Nghiệp vụ Hải

quan thành lập năm 1986, Trường Nghiệp vụ Hải quan 1 ( Hà Nội) thành lập năm
1988; sau hợp nhất 2 trưởng thành Trường Hải quan Việt Nam và năm 1996 Thủ
tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Hải quan. Từ năm 1986
đến năm 1999 đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.626 cán bộ, gửi đào tạo đại học tại chức
1.750 cán bộ.
Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/7/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với tổ chức
Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN. Ghi nhận bước trưởng thành của Hải
quan Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì
SV: Ngơ Trang Ngân

4


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

cho Ngành, Huân chương các hạng cho một số Hải quan cấp tỉnh Hải quan Việt nam
nhân dịp 45 năm kỷ niệm ngày thành lập ngành Hải quan.

Từ 1990 đến 2000 tồn ngành Hải quan tích cực triển khai thực hiện cải cách
thủ tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục hải quan tại cửa khẩu,
thực hiện tốt các nội dung: Sắp xếp lại và thành lập thêm các địa điểm thơng quan,
cơng khai hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan, phân
luồng hàng hóa "Xanh, Vàng, Đỏ", thiết lập đường dây điện thoại nóng, sửa đổi, bổ
sung và ban hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình thủ tục hải quan nhằm thực hiện
các nội dung của đề án cải cách.
1.2 VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1.2.1 Tổng cục Hải quan
Trong giai đoạn 1945 đến 1954, nhiệm vụ của tổng cục hải quan là thu các quan
thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau đó, Ngành được giao thêm nhiệm
vụ chống bn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hịa giải đối với các vụ vi phạm
về thuế quan và thuế gián thu.
Hệ thống tổ chức của tổng cục hải quan gồm cấp Trung ương là Sở thuế quan và
thuế gián thu (sau đổi thành Nha thuế quan và thuế gián thu) thuộc Bộ tài chính. Cấp
địa phương tại Bắc, Trung, Nam bộ, mỗi miền đều có Tổng thu Sở thuế quan, Khu vực
thuế quan, Chính thu Sở thuế quan, Phụ thu Sở thuế quan.
Trong giai đoạn 1954-1975, nhiệm vụ của tổng cục hải quan gồm xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước; Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạt động ngoại thương và thành
lập Sở Hải quan ( thay ngành thuế xuất, nhập khẩu) thuộc Bộ Công thương.
Hệ thống tổ chức của tổng cục hải quan gồm cấp Trung ương là Sở Hải quan, Cấp địa
phương là Sở Hải quan liên khu, thành phố, Chi sở Hải quan tỉnh, Phòng Hải quan cửa
khẩu. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính phủ
đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải
quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt Nam.
Trong giai đoạn 1975-1986, Tổng cục Hải quan Việt Nam được xác định là
"Cơng cụ chun chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng kiểm tra và
quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới
nước CHXHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa chống
các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm
bảo đảm thực hiện đúng đắn chính sách của nhà nước độc quyền về ngoại thương,
SV: Ngô Trang Ngân

5


Chuyên đề thực tập

Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

ngoại hối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội,
phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước".
Hệ thống tổ chức của tổng cục hải quan gồm Tổng cục Hải quan, Hải quan tỉnh,

thành phố, Hải quan Cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan.
Trong giai đoạn 1986 đến nay, nhiệm vụ yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam
lúc này là thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu
hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ
những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hóa XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế
XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình trạng bn lậu gia tăng, nhập lậu
tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều.
Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải
quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/5/1990. Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam là "Quản lý
Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh
Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối
hoặc tiền Việt nam qua biên giới". Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt nam được xác
định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội
đồng Bộ Trưởng".
Hệ thống tổ chức của tổng cục hải quan gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan
liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, Hải quan Cửa khẩu,
Đội kiểm soát Hải quan.
1.2.2
Cục thuế xuất nhập khẩu
Về vị trí và chức năng, cục Thuế xuất nhập khẩu là đơn vị trực thuộc Tổng cục
Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện

quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp
tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật..
Về nhiệm vụ và quyền hạn, cục Thuế xuất nhập khẩu trình Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: Văn bản quy phạm pháp luật về
xác định trị giá tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; Chiến lược, kế hoạch, dự toán dài hạn, trung hạn, hàng năm về thu thuế và thu
khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chương trình, đề án về quản lý thuế
theo phân cơng của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền
SV: Ngơ Trang Ngân

6


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

xem xét việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, các cơ
chế tài chính liên quan đến thu ngân sách nhà nước; trình Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan:Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về quản lý thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý nợ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu; thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu giá tính thuế; phân loại hàng hóa và áp dụng
mức thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Giao nhiệm vụ thu thuế phấn
đấu hàng năm cho các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Các biện pháp chỉ đạo, đơn đốc thực hiện dự tốn thu ngân sách được giao hàng năm;
Văn bản trả lời chính sách chế độ, quy trình, thủ tục về thuế, phân loại hàng hóa thuộc

thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật; Kết
quả thẩm định các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, gia hạn nợ và xóa nợ thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổ chức cơng tác thu ngân sách, chống gian
lận thương mại, quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế. Tổ chức triển khai thực hiện các vấn
đề kỹ thuật của Hiệp định trị giá hải quan (GATT), các cam kết quốc tế về trị giá hải
quan; Cơng ước hài hịa hóa mơ tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế
giới; các cam kết quốc tế về phân loại hàng hóa và cắt giảm thuế; thực hiện hợp tác
quốc tế về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa theo phân công của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan. Tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật. Đề xuất khen thưởng
định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị, cá nhân ngoài ngành hải quan có thành tích trong
cơng tác thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổ chức nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu. Thống kê, đánh giá, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo chế độ quy định. Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải
quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy nghiệp vụ về thuế, quản lý thuế trong
ngành hải quan. Quản lý cán bộ, cơng chức và tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.3.1 Tổng cục hải quan
Bộ máy lãnh đạo Tổng cục Hải quan gồm 01 Tổng cục trưởng và 06 Phó Tổng
cục trưởng bao gồm: Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc, Phó Tổng cục trưởng Vũ
Ngọc Anh, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Hồng Việt

SV: Ngơ Trang Ngân

7



Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

Cường, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn
Cơng Bình. Sơ đồ dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể hơn về cơ cấu lãnh đạo cũng như sự
phân chia các phịng ban các cấp:

SV: Ngơ Trang Ngân

8


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng cụ hải quan giai đoạn 1986 đến nay
Nguồn: Tổng cục hải quan thông qua website www.customs.gov.vn

SV: Ngô Trang Ngân

9


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai


GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

1.3.2 Cục thuế xuất nhập khẩu
Cục Thuế xuất nhập khẩu có các phịng ban sau:
Một là phịng Chính sách với nhiệm vụ gồm trình Cục trưởng Cục Thuế xuất
nhập khẩu để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính
các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng, tiêu thụ đặc biệt và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khau; Chiến
lược, các chương trình đề án về quản lý thuế; Giải quyết các vướng mắc khi thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng, tiêu thụ đặc biệt và quản lý thuế vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan; Ý kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trình Cục trưởng Cục Thuế xuất
nhập khẩu để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét quyết định quy trình
nghiệp vụ, quy chế nội bộ về kiểm tra, ấn định thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Văn bản trả lời chính sách chế độ, quy trình, thủ tục
về thuế thuộc thẩm quyền của Tổng cục hải quan theo quy định của pháp luật; Kết quả
thẩm định các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
để trinh cấp có thẩm quyền quyết định; Giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết các
vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quy
trình, quy chế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổ chức triển khai các quy định về thuế và quản lý thuế đối với hàng hố xuất khẩu,
nhập khẩu.Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghiệp vụ về pháp
luật thuế, quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc
biệt. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực được
giao phụ trách. Thống kê, đánh giá, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm
vụ được giao theo chế độ quy định và của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu. Quản
lý cán bộ, công chức, tài sản, hồ sơ được giao theo quy định của pháp luật và của Tổng
cục Hải quan.
Hai là Phòng Trị giá với nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu

để ưình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính văn bản
quy phạm pháp luật về trị giá hải quan; Chương trình, đề án về trị giá hải quan; Giải
quyết các vướng mắc khi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trị giá hải quan
vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Trình Cục
trưởng Cục Thuế quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về trị giá hải quan; Văn bản trả
lời chính sách chế độ, quy trình, thủ tục về trị giá hải quan thuộc thẩm quyền của Tổng
cục hải quan theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết các
SV: Ngô Trang Ngân

10


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

vướng mắc trong lĩnh vực xác định trị giá hải quan đối với các trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Tổ chức ưiển khai các quy
định về trị giá tính thuế. Tổ chức nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật của Hiệp định trị giá
hải quan (GATT), các cam kết quốc tế về trị giá hải quan; thực hiện hợp tác quốc tế về
trị giá hải quan theo phân công của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu và Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan. Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy
nghiệp vụ trị giá hải quan. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong công tác xác định trị giá hải quan. Thống kê, đánh giá, tổng kết tình hình và kết
quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về xác định trị giá hải quan theo chế độ quy
định. Quản lý cán bộ, công chức, tài sản, hồ sơ được giao theo quy định của pháp luật
và của Tổng cục Hải quan.
Ba là Phịng Phân loại hàng hóa với các nhiệm vụ trình Cục trưởng Cục Thuế
xuất nhập khẩu để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài

chính các văn bản quy phạm pháp luật về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế; văn
bản quy định về Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam; Chương trình, đề án
về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế; Giải quyết các vướng mắc khi thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế vượt thẩm
quyền giải quyết của Tống cục trưởng Tổng cục Hải quan; Ý kiến tham gia về dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật quy định về Biểu thuế và mức thuế đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu; Phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng Danh mục hàng hố quản lý chun
ngành. Trình Cục trưởng Cục thuế xuất nhập khẩu để trình Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan xem xét quyết định quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về phân loại hàng
hóa, xác định mức thuế; Văn bản trả lời chính sách chế độ, quy trình, thủ tục về phân
loại hàng hóa, xác định mức thuế thuộc thẩm quyền của Tổng cục Hải quan theo quy
định của pháp luật; Phân loại trước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Giải quyết
khiếu nại, tố cáo; giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực phân loại hàng hóa, xác
định mức thuế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan. Tổ chức triển khai các quy định về phân loại hàng hóa,
Biểu thuế, xác định mức thuế cụ thể gồm hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng
hóa, xác định mức thuế theo đúng các quy định của pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến
các văn bản pháp luật về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế; các quy chế, quy
trình nghiệp vụ về phân loại hàng hóa, xác định mức thuế theo đúng quy định của pháp
luật; Tổ chức xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý cơ sở dữ liệu
SV: Ngô Trang Ngân

11


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị


về phân loại hàng hoá và áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy
định của pháp luật; Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác; yêu cầu các cơ
quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác phân loại hàng hóa, xác
định mức thuế theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra cơ quan Hải quan các cấp
thực hiện cơng tác phân loại hàng hóa, xác định mức thuế theo đúng quy định của
pháp luật; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phân loại hàng hóa,
xác định mức thuế. Tổ chức nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật của Cơng ước hài hồ mơ
tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan Thế giới (HS), các cam kết quốc tế về
phân loại hàng hoá và cắt giảm thuế; thực hiện hợp tác quốc tể về phân loại hàng hóa
theo phân cơng của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu và Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan. Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghiệp vụ phân
loại hàng hóa, xác định mức thuế. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ trong công tác phân loại hàng hóa, xác định mức thuế. Thống kê, đánh giá,
tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về phân loại hàng hóa,
xác định mức thuế theo chế độ quy định.
Bốn là phịng Dự tốn – Tổng hợp với các nhiệm vụ trình Hải quan trình Bộ
trưởng Bộ Tài chính chiến lược, kế hoạch, dự tốn dài hạn, trung hạn, hàng năm, các
chương trình đề án về thu ngân sách và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Ý
kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế tài chính, chính
sách liên quan đến thu ngân sách và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Giải
quyết các vướng mắc khi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu ngân sách,
thu khác vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Kết quả
thẩm định các hồ sơ xét miễn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vượt thẩm quyền
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Trình Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu
để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét quyết định: Quy trình nghiệp vụ,
quy chế nội bộ về xây dựng dự toán thu ngân sách, quy trình xét miễn thuế đối với
hàng hóa xuât nhập khẩu; Lập và giao nhiệm vụ thu thuế phấn đấu hàng năm cho các
Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các biện pháp chỉ đạo,

đơn đốc thực hiện dự tốn thu ngân sách được giao hàng năm, các giải pháp nâng cao
hiệu quả của công tác thu thuê và thu khác; Kết quả thẩm định các hồ sơ xét miễn thuế
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan; Giải quyết các vướng mắc về thu ngân sách thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Trình Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu tổ
SV: Ngô Trang Ngân

12


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

chức thực hiện các nhiệm vụ về thu ngân sách, chống gian lận thương mại. Tổ chức
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác thu ngân sách.Tham
mưu cho Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu tổ chức thực hiện công tác pháp chế, tổ

chức, hành chính, tổng hợp, tài vụ, quản trị của Cục Thuế xuất nhập khẩu. Thống kê,
đánh giá, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về thu ngân
sách theo chế độ quy định.
Năm là phòng Quản lý nợ và Kế toán thuế với nhiệm vụ trình Cục trưởng
Cục Thuế xuất nhập khẩu để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trình Bộ
trưởng Bộ Tài chính: văn bản quy phạm pháp luật về kế tốn thuế và thu khác đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Chương trình, đề án về quản lý nợ thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Giải quyết các vướng mắc khi thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về gia hạn, xóa nợ, cưỡng chế thuế, kế tốn thuế và thu khác đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan; Ý kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh

vực kế tốn thuế và thu khác theo phân cơng của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Trình Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu để trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan xem xét quyết định về quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về nợ thuế, kế toán
thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Trình Cục trưởng Cục Thuế xuất
nhập khẩu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế. Tổ
chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác quản lý nợ thuế
và thu khác đối với hàng hỏa xuất nhập khẩu.
Sáu là bộ máy lãnh đạo Cục gồm 01 Cục trưởng và 05 Phó Cục trưởng. Trong
đó Đồng chí Lỗ Thị Nhụ - Cục trưởng phụ trách chung Cục Thuế xuất nhập khẩu chịu
trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của Cục; Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính,
hiện đại hóa, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỉ luật, bảo vệ nội bộ. Đồng chí Nguyễn
Ngọc Hưng – Phó cục trưởng phụ trách các cơng việc thuộc lĩnh vực dự tốn thu thuế,
thu khác, cơng tác tổng hợp. Xét miễn thuế. Cơng tác vì sự tiến bộ của phụ nữa. Đồng
chí Lưu Mạnh Tưởng - Phó cục trưởng phụ trách các cơng việc thuộc lĩnh vực: Phân
loại hàng hóa và Biểu thuế. Cơng tác Đồn thanh niên. Đồng chí Nguyễn Hải Trang –
Phó cục trưởng phụ trách các công việc thuộc lĩnh vực Nợ thuế và Kế tốn Thuế.
Đồng chí Nguyễn Hồng Tuấn – Phó cục trưởng phụ trách các cơng việc thuộc lĩnh
vực: Trị giá Tính thuế. Cơng tác Cơng đồn. Giải quyết các cơng việc của đồng chí
Nguyễn Hải Trang khi đồng chí Nguyễn Hải Trang đi vắng. Đồng chí Vũ Hồng Vân –
SV: Ngô Trang Ngân

13


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị


Phó cục trưởng phụ trách các cơng việc thuộc lĩnh vực Chính sách thuế và quản lý
Thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (trừ các cơng việc về chính sách thuộc các lĩnh
vực đã phân cơng cho các Phó cục trưởng khác phụ trách). Công tác nữ công.

1.5 TỔNG KẾT CÁC CÔNG TÁC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN TRONG GIAI
ĐOẠN 2010 – 2013
1.4.1 Các đề án theo kế hoạch
Giai đoạn 2010 -2011, theo kế hoạch, Tổng cục Hải quan đăng ký 11 đề án
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 28 đề án trình Bộ và 69 đề án cấp Tổng cục.
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục Hải quan đã bổ sung 07 đề án
trình Chính phù, 06 đề án trình Bộ và 05 đề án cấp Tổng cục. Bên cạnh đó, để đảm bảo
tính đồng bộ với Dự án VNACCS, Tổng cục Hải quan đã đề xuất lùi tiến độ và đưa
khỏi chương trình cơng tác 06 đề án trình Chính phủ, 08 đề án trình Bộ và 07 đề án
cấp Tổng cục.
Giai đoạn 2011 -2012, theo kế hoạch năm và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp,
Tổng cục Hải quan có 06 đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 22 đề án trình
Bộ và 60 đề án trình Tổng cục. Đề án trình Chính phủ: 06 đề án; đã hồn thành 6/6 đề
án, đạt 100%. Đề án trình Bộ: 22 đề án; đã hoàn thành 22/22 đề án, đạt 100%. Đề án
trình Tổng cục: 60 đề án. Đã hồn thành: 59/60 đề án, đạt 98,3%.
Giai đoạn 2012 -2013, theo kế hoạch và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, Tổng
cục Hải quan có 09 đề án trình Chính phủ, 26 đề án trình Bộ, 60 đề án cấp Tổng cục.
Đề án trình Chính phủ: 09 đề án, đã hồn thành 09 đề án đạt 100%. Trong đó, Dự án
Luật Hải quan (sửa đổi) là một đề án lớn, quan trọng. Dự án đã được sự quan tâm, chỉ
đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Tài chính; sự đóng góp ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ,
các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, các Bộ, ngành và cộng đồng doanh
nghiệp. Dự án được thực hiện theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Dự án Luật
Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2013, dự kiến trình
Quốc hội thơng qua vào tháng 5/2014 theo đúng kế hoạch. Đề án trình Bộ: 26 đề án,
đã hồn thành 26 đề án đạt 100%. Đề án trình Tổng cục: 60 đề án, đã hoàn thành 59 đề
án đạt 98%.

1.4.2 Nhiệm vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn 2010 – 2013, hoạt động thu Ngân sách Nhà nước có sự thay đổi
theo từng thời kì được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

SV: Ngô Trang Ngân

14


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

Bảng 1.2: Thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị: Tỷ đồng )
Năm

Ngân sách thực thu

Ngân sách dự toán

2009

132.000

121.100

2010
2011

2012
2013

180.700
216.820,5
197.845
221.421

131.500
180.700
223.900
237.500

Nguồn: Báo cáo thường niên Cục Thuế Xuất nhập khẩu -Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 1.1: Thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên Cục Thuế Xuất nhập khẩu -Tổng cục Hải quan

SV: Ngô Trang Ngân

15


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

Từ biểu đồ 1.1 có thể nhận định rõ ràng, trong hoạt động xuất nhập khẩu, mức

ngân sách dự toán tăng đều đặn qua các năm từ 2009 đến 2013 tuy nhiên ngân sách
thực thu giai đoạn 2009-2013 biến đổi không đều: từ năm 2009 đến năm 2011, thu từ

thuế xuất nhập khẩu tăng đều đặn qua từng năm; năm 2012 có sự sụt giảm và tăng trở
lại vào năm 2013. Cụ thể các thông số được đề cập như sau:
Giai đoạn 2009-2013: thực thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu năm 2009 đạt
132 nghìn tỷ đồng, con số này tăng đều qua từng năm, đến năm 2013, đạt 216,82
nghìn tỷ đồng tăng 64,26% so với năm 2009.
Giai đoạn 2011-2013: đến năm 2012, ngân sách thực thu từ thuế xuất nhập
khẩu có xu hướng giảm, năm 2012 chỉ đạt 197,84 nghìn tỷ đồng, giảm 8,75% so với
năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013, tăng lên 221,42 nghìn tỷ đồng, tăng 11, 92% so
với năm 2012, tăng 2,12% so với năm 2011.
Trong từng giai đoạn mức dự toán và thực thu ngân sách có sự khác biệt là do
các yếu tố cụ thể nêu dưới đây:
Trong công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2010 – 2011, ngành
Hải quan được giao dự toán thu NSNN là 180.700 tỷ đồng, đến 21/12/2011 số thu NSNN
đạt 216.820,5 tỷ đồng, tăng 20% (216.820/180.700) so với dự toán, tăng 19.5%
(216.820/181.485) so với thực hiện năm 2010. Cụ thể cơ cấu các loại thuế được đề cập
theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các loại thuế năm 2011
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên Cục thuế Xuất nhập khẩu – Tổng cục hải quan
Kết quả trên đạt được vì các nguyên nhân khách quan làm tổng các yếu tố làm
tăng thu 35.335 tỷ đồng so với dự tốn, trong đó: Do tác động của kim ngạch XNK hàng
hóa làm tăng thu 26.019 tỷ đồng (tính đến hết tháng 12 năm 2011 tổng kim ngạch hàng
hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm
SV: Ngô Trang Ngân

16



Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2010
và vượt 22% mức dự kiến của cả năm 2011; trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD,
tăng 25,8% so với năm 2010 và vượt 14,2% dự kiến cả năm ).

Cụ thể một số mặt hàng sau: Do giá XK, NK bình quân tăng cao làm tăng thu
9.726 tỷ đồng (sắt, thép, giấy, dầu thô…). Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có
thống kê về lượng tăng so với cùng kỳ năm 2010, làm tăng thu 8.588 tỷ đồng (chủ yếu là
ô tô nguyên chiếc). Do kim ngạch tăng làm tăng thu 17.892 tỷ đồng (máy móc thiết bị,
linh kiện điện tử…). Do thuế suất thay đổi làm giảm thu -11.737 tỷ đồng (chủ yếu là xăng
dầu NK). Do kim ngạch một số mặt hàng giảm làm giảm thu -1.724 tỷ đồng (xe máy
nguyên chiếc, phiu théo, clinhker…). Do tỷ giá tăng làm tăng thu khoảng 7.500 tỷ đồng.
Kết quả trên đạt được vì các nguyên nhân chủ quan nhờ Quốc hội, Chính phủ,
Bộ Tài chính chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện các biện pháp khai thác nguồn thi,
chống gian lận thương mại và thu hồi nợ thuế. Cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ
tục và hiện đại hóa hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục
xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần tăng lưu lượng hàng hóa XNK tại Việt Nam. Thực
hiện thu nộp NSNN điện tử qua các ngân hàng thương mại đã tạo thuận lợi cho hoạt
động XNK, và góp phần cho mục tiêu thu đúng thu đủ thuế cho NSNN. Thực hiện chỉ
đạo của Bộ Tài chính liên quan đến việc thực hiện chính sách thuế thông quan việc
thực hiện đúng và thống nhất Biểu thuế theo từng giai đoạn và các văn bản có liên
quan; triển khai đồng bộ các biện pháp như: rà soát các nguồn thu, đảm bảo thu đúng,
thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách, điều chỉnh các chính sách về thuế cho phù hợp
nhất là những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu; Tăng cường đấu tranh chống

bn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu thuế qua tính giá thuế, Tham mưu ban
hành kịp thời các văn bản nhằm chống gian lận thương mại như: Quyết định số
36/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức
thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng. Thường
xuyên tổ chức hướng dẫn và kiểm tra tại địa phương như về việc thực hiện: ưu đãi
chính sách thuế, xác định giá, cơng tác phân loại hàng hóa; Tăng cường chỉ đạo, chấn
chỉnh việc thực hiện chính sách chế độ khai, tính thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng
có giá trị lớn, thuế suất cao như ô tô du lịch nguyên chiếc cũ và mới, xe 02 bánh gắn
máy… Kết quả PTPL đã làm thay đổi 52,8% số mẫu khai báo của doanh nghiệp góp
phần thu đúng, thu đủ thuế cho Nhà nước, chống gian lận thương mại, tạo môi trường
kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp. Công tác KTSTQ: Kết quả
phúc tập hồ sơ đến 15/11/2011 phát hiện số tiền 47,45 tỷ đồng, đã thu được 42,59 tỷ
SV: Ngô Trang Ngân

17


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

đồng, kết quả KTSTQ đến 15/11/2011 phát sinh: 464,38 tỷ đồng, đã thu 354,32 tỷ
đồng. Thu hồi nợ thuế: đến 31/12/2011 toàn ngành Hải quan đã thu hồi được nợ thuế
quá hạn quá 90 ngày là 1.816 tỷ đồng vượt so với kế hoạch giao (kế hoạch giao là

1.000 tỷ đồng).
Trong công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2011 – 2012, ngành
Hải quan được Quốc hội , Chính phủ và Bộ tài chính giao dự tốn thu NSNN là: 223.900
tỷ đồng. Trong đó: Thuế XNK + TTĐB: 80.500 tỷ đồng chiếm 36% tổng thu và Thuế

GTGT:143.400 tỷ đồng chiếm chiếm 64% tổng thu. Kết quả là số thu đến ngày
31/12/2012 đạt 197.845 tỷ đồng, đạt 84,4% ( 197.845/223.900 tỷ đồng) so với dự toán,
giảm 8,8% so với cùng kì năm 2011 (197.845/217.012 tỷ đồng). Trong đó Thuế XNK +
TTĐB + BVMT: 72.048 tỷ đồng bằng 89,5 % dự toán và Thuế GTGT: 125.797 tỷ đồng
bằng 87,7% dự tốn được trình bày cụ thể theo biểu đồ cơ cấu các loại thuế dưới đây:

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu các loại thuế năm 2012
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên Cục thuế Xuất nhập khẩu – Tổng cục hải quan
Nguyên nhân giảm thu được xác định là do tình hình kinh tế thế giới và khu
vực có nhiều biến động. Trong nước, hàng hóa tồn kho nhiều, sản xuất đình trệ, nợ
ngân hàng cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, hoạt động
cầm chừng, khó khăn về tài chính, hoặc rơi vào tình trạng giải thế, phá sản hoặc có
nguy cơ giải thể, phá sản, phải thực hiệm các cam kết cắt giảm thuế với theo lộ trình
hội nhập quốc tế. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 5,03% thấp hơn dự kiến
1,47%. Đến ngày 31/12/2012, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của cả nước năm 2012
đạt gần 228,36 tỷ USD , tăng 12,1% so với năm 2011; trong đó : xuất khẩu đạt
114,57 tỷ USD, tăng 18,2% và nhập khẩu là 113,79 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm
2011. Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2012 đảo chiều thặng dư 780 triệu USD
SV: Ngô Trang Ngân

18


Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

( trong khi năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD). Tuy nhiên, tổng kim ngạch nhập khẩu

hàng hóa chịu thuế đạt 62,76 tỷ USD, chiếm 55,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả

nước, giảm 6,5% ( tương đương giảm 4,37 tỷ USD ) so với năm 2011. Trong đó, loại
hình nhập kinh doanh đạt 55,6 tỷ USD, giảm 7,2%; loại hình nhập đầu tư có thuế là 6,8 tỷ
USD giảm 4,2% so với cùng kì năm trước .
Với cơng tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2012 – 2013, Tổng
cục Hải quan được giao nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là 237.500 tỷ đồng
(tăng 20% so với số thực thu năm 2012) trong đó Thuế XNK + TTĐB +BVMT là
81.022 tỷ đồng và Thuế GTGT là 156.478 tỷ đồng.
Ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ
các giải pháp như tập trung nguồn lực tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế,
chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thực hiện các biện pháp quản lý
thu, chống thất thu NSNN như: chống thất thu về giá, phân loại hàng hóa xác định
mức thuế, C/O; Tăng cường kiểm soát giá nhập khẩu quy định tại cơ sở dữ liệu giá,
tăng cường kiểm tra giá mặt hàng xuất khẩu; tăng cường kiểm tra sau thông quan, đôn
đốc thu nợ thuế thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan Kiểm tốn Nhà nước,
Thanh tra Chính phủ; khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại trong lĩnh vực
thuế, truy thu đầy đủ, kịp thời vào nhân sách nhà nước đối với số tiền đã được cơ quan
kiểm toán , thanh tra, phát hiện, kiến nghị.
Kết quả là đến 31/12/2013, số thu của Tổng cục Hải quan đạt 221.421 tỷ đồng.
bằng 93,2% dự toán, tăng 12,1% cùng kỳ năm 2012. Trong đó Thuế XNK + TTĐB +
BVMT là 77.135 tỷ đồng và Thuế GTGT là 143.923 tỷ đồng và Thu khác là 363 tỷ đồng
được biểu diễn cụ thể qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu các loại thuế năm 2013 ( đơn vị tỷ đồng )
Nguồn: Báo cáo thường niên Cục thuế Xuất nhập khẩu – Tổng cục hải quan
SV: Ngô Trang Ngân

19



Chuyên đề thực tập
Tuyết Mai

GV hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị

Nguyên nhân tăng thu là do kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt hơn 132 tỷ
USD, tăng 15,3% so với cả năm 2012; Kim ngạch nhập khẩu là 132,1 tỷ USD, tăng
16,1% so với cả năm trước. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 65,9 tỷ USD,
tăng 3,6% so với cả năm 2012.Do điều chỉnh tăng thuế suất thuế NK xăng dầu: từ
ngày 18/4/2013 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 43/2013/TT-BTC về việc tăng
thuế suất thuế NK xăng dầu thêm 2% (xăng 14%, DO 10%, FO, dầu hỏa 12%); Thông
tư 47/2013/TT-BTC ngày 26/4/2013 tăng xăng lên 16%, DO 14%, FO, dầu hỏa 14%;
Thông tư 58/2013/TT-BTC ngày 8/5/2013 tăng xăng lên 19%, DO 12%, FO 15%, dầu
hỏa 16%, đến Thông tư 70/2013/TT-BTC ngày 22/5/2013 giảm thuế suất xăng xuống
18%. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý Thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 thì tiền
thuế phải nộp ngay, trừ trường hợp được các tổ chức tín dụng bảo lãnh và nộp tiền chậm
nộp thuế. Như vậy, năm 2013 là năm duy nhất có 13 tháng thu so với các năm do thay đổi
quy định về thời hạn nộp thuế.
Nguyên nhân giảm thu là do thực hiện cắt giảm 945 dòng thuế theo cam kết WTO
với mức cắt giảm chủ yếu từ 1-3%, gồm các mặt hàng thủy hải sản, hoa quả, thực phẩm
chế biến, bánh kẹo, rượu, thuốc lá…., ước giảm thu khoảng 2000 tỷ đồng. Gia hạn thời
gian nộp thuế đối với Công ty ô tô Trường Hải 6 tháng cuối năm 2013 khoảng 341 tỷ
đồng. Hồn thuế cho các lơ hàng từ năm 2011 có C/O form D. Ước hồn năm 2013
khoảng 200 tỷ đồng.

SV: Ngô Trang Ngân

20



×