Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính gia thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm – Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.28 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa của Nhà nước, một mặt đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát huy hết khả năng, tiềm lực của
mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước một thử thách lớn lao, đó là sự
cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững được trên thị trường và
hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý
tài chính cung cấp thông tin chính xác để giúp lãnh đạo đưa ra được những quyết
định quản lý đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các công cụ
quản lý tài chính thì hạch toán kế toán là một công cụ hữu hiệu để thực hiện kiểm
tra, xử lý thông tin. Trên thực tế, ở tất cả các doanh nghiệp, kế toán đã phản ánh
tính toán sao cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt công
tác hạch toán kế toán nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
thì có thể nói các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường một cách liều lĩnh,
không biết kết quả, hậu quả của việc mình làm, sẽ không có phương hướng và
những quyết định đưa đến những thành công trong kinh doanh.
Chính vì vậy trong thời gian học tập tại trường ĐHKT Quốc dân - Khoa kế toán
tôi đã thực sự quan tâm tới công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, kết hợp với thời gian tìm hiểu thực tế ở Công
ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm với những nhận thức của bản thân, tôi đã
mạnh dạn đi sâu tìm hiểu vấn đề này và lựa chọn làm chuyên đề tốt nghiệp của
mình.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Trần Văn Thuận và sự nỗ lực
của bản thân tôi đã hoàn thành chuyên đề này với đề tài “Kế toán chi phí sản
xuất và tính gia thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường
Lâm – Thanh Hoá”, đề tài đi sâu vào các nội dung chủ yếu sau:
- Bản chất, nội dung, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và


tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm.
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận có những nội dung chính như sau:
Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Phần 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm.
Với thời gian có hạn, khả năng nắm bắt trên lý thuyết cũng như thực tế chưa
nhiều nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo hướng dẫn để chuyên đề thêm
phong phú và thiết thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Trần Văn Thuận và các anh chị
trong Phòng kế toán Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm đã giúp tôi hoàn
thành chuyên đề này.
Thanh Hoá, ngày 15 tháng 2 năm 2006
Sinh Viên

Phan Văn Tình
2
Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh độc lập,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để tồn tại và

phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp đều cố
gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, phấn đấu tăng lợi nhuận. Kế
toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là phần hành kế toán đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp khi thực hiện tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Bởi vì
thông qua khâu kế toán này, doanh nghiệp có thể so sánh chi phí bỏ vào sản xuất
kinh doanh với doanh số thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định được
hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao hay thấp.
Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc một cách thường
xuyên liên tục kế toán vật tư, tiền vốn, kế toán sử dụng cả thước đo giá trị và
thước đo hiện vật để quản lý chi phí. Do vậy có thể cung cấp một cách kịp thời số
chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý CPSX
đối với từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Căn cứ vào đó chủ doanh nghiệp biết
được tình hình sử dụng các yếu tố chi phí là tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh
định mức chi phí với chi phí thực tế đã bỏ ra. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra
những quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu của
doanh nghiệp.
Một khi doanh nghiệp tiết kiệm được CPSX, giảm giá thành sản phẩm trong
khi chất lượng vẫn được đảm bảo thì uy tín của doanh nghiệp ngày càng được
khẳng định. Chính vì vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là không thể thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
Để tìm hiểu được nội dung, phạm vi, phương pháp kế toán tập hợp CPSX và
tính giá thành sản phẩm thì trước hết chúng ta tìm hiểu về bản chất của CPSX và
giá thành sản phẩm.
3
Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình
1.1.1 Chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm CPSX
Chi phí sản xuất - kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm. Thực chất CPSX là sự dịch chuyển vốn – dịch chuyển giá trị của các yếu tố

sản xuất vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm lao vụ, dịch vụ)
1.1.1.2 - Phân loại CPSX
CPSX – kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội
dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí...trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi
cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại CPSX. Xuất
phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, CPSX cũng được phân
loại theo những tiêu thức khác nhau.
Phân loại CPSX là việc sắp xếp CPSX vào từng loại, từng nhóm khác nhau
theo những đặc trưng nhất định.
Xét về mặt lý luận cũng như thực tế, có rất nhiều cách phân loại CP khác
nhau như phân theo nội dung kinh tế, theo công dụng, theo vị trí, theo quan hệ của
Cp với quá trình sản xuất v.v... mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít, nhiều cho mục
đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát CP phát sinh ở các góc độ khác nhau.
Vì thế, các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định
trong quản lý CPSX và giá thành sản phẩm.
Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng phổ biến trong hạch
toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trên góc độ của kế toán tài chính
a- Phân loại theo yếu tố chi phí
Căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của CPSX khác nhau để chia ra các
yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung, tính
chất kinh tế vào cùng một nhóm, không phân biệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực
hoạt động sản xuất nào, ở đâu và dùng vào việc gì. Cách phân loại này còn được
gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Theo cách phân loại này toàn bộ
CPSX trong kỳ được chia thành các yếu tố sau:
- CPNVL: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản
xuất trong kỳ.
- CPNC: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT,
KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố

định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
4
Đề tài: Kế toán CPSX và tính GTSP - Sinh viên: Phan Văn Tình
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi
trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài… phục vụ cho hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp.
b– Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện
cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục, cách
phân loại dựa theo công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối
tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố số lượng khoản mục chi phí trong giá
thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở
mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt nam bao gồm 5 khoản
mục chi phí:
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên liệu,
vật liệu chính, phụ, nhiên liệu. Tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích
cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản
xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
- Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến
quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
Ngoài cách phân loại trên CPSX kinh doanh còn được phân theo nhiều cách
khác nhau như phân theo quan hệ chi phí và khối lượng công việc hoàn thành;
phân theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất... Các cách phân loại này đã
được đề cập trong kế toán quản trị.

1.1.2 – Giá thành sản phẩm
1.1.2.1 – Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,
lao vụ đã hoàn thành.
1.1.2.2 - Phân loại giá thành sản phẩm
5

×