Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đồng bằng sông cửu long thị trường lao động sẽ cạnh tranh gay gắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.67 KB, 3 trang )

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
SẼ CẠNH TRANH GAY GẮT

Tình trạng thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp ở đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) vì lương quá thấp.
Ông Phan Thành Phi, trưởng ban quản lý các khu công nghiệp (KCN)
Long An, cho biết: 23 KCN trong tỉnh đang có 203 nhà máy, xí nghiệp hoạt
động với hơn 45.500 lao động, sang năm 2011 khi các nhà máy mở rộng hoạt
động, cần thêm hơn 30.000 lao động, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp không thể
tuyển được nhân công.


Các xí nghiệp may mặc ở các tỉnh ĐBSCL đang thiếu nhân công trầm trọng vì
lương thấp, chế độ đãi ngộ không xứng đáng
Giá tăng, lương không tăng
Theo ông Phi, tình trạng thiếu nhân công ngày càng gay gắt do giá cả
các nhu yếu phẩm ngày càng tăng cao trong khi tiền lương công nhân vẫn giậm
chân tại chỗ. Tại Long An, khảo sát của các cơ quan hữu trách cho thấy, tiền
lương cơ bản bình quân của doanh nghiệp có v
ốn đầu tư nước ngoài chỉ từ
1.040.000 – 1.250.000 đồng/tháng, doanh nghiệp trong nước từ 810.000 –
1.200.000 đồng/người/tháng.
Nếu tính hết tất cả các khoản làm thêm giờ, tăng ca, mức thu nhập bình
quân của công nhân chỉ từ 1.900.000 đồng đến hơn 3.000.000 đồng/người/tháng,
trong khi họ phải chi tiền ăn, tiền thuê nhà, điện nước, tiền đi xe buýt “Hiện
nay, lao động thiếu hụt trầm trọng ở các ngành may mặc, giày da, mức lương
công nhân chỉ có 1,9 – 2 triệu đồng/người/tháng, nên họ bỏ đi chỗ khác có mức
lương cao hơn”, ông Phi nói.
Ở Cần Thơ, ông Võ Thanh Hùng, trưởng ban quản lý các KCN, cho biết
gần cuối năm, nhiều công nhân bỏ đi, nhiều nhất là ở các ngành may mặc, chế
biến thuỷ hải sản. “Lương bình quân công nhân của hai ngành này từ 1,3 đến


gần 2 triệu đồ
ng/người/tháng thì làm sao sống được giữa thời buổi giá cả leo
thang”, ông Hùng nói. Theo ông Hùng, trên thực tế nguồn lao động phổ thông ở
Cần Thơ và các địa phương lân cận không thiếu, nhưng do mức lương quá thấp,
nên nhiều lao động đã bỏ việc, đi xin việc ở các nhà máy, xí nghiệp ở TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai… vì mức thu nhập cao hơn. Hiện tại, các KCN của Cần
Thơ đang thiếu gần 10.000 lao động và sẽ
thiếu nhiều hơn trong các năm tới.
Ở Bến Tre và Tiền Giang, tình trạng thiếu hụt nhân công trong ngành
may mặc và chế biến thuỷ sản đang ở mức báo động, nguyên nhân do tiền lương
của công nhân quá thấp, từ 1,8 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng,
khiến nhiều người bỏ việc. “Với mức lương này, công nhân trang trải chi phí
cuộc sống còn không đủ, nói gì đến chuyện tích luỹ cho tương lai”, ông Hu
ỳnh
Văn Nuôi, trưởng ban quản lý KCN Bến Tre nói.
Giành giật công nhân
Trước nguy cơ đình trệ sản xuất vì thiếu nhân công, hiện nay, nhiều
doanh nghiệp trong các KCN ở đồng bằng sông Cửu Long đang chạy đua giành
giật người lao động từ khắp các địa phương. Tại Long An, ngoài việc liên tục
đăng những thông báo tuyển dụng với chế độ tiền lương và nhiều quyền lợi hấp
dẫn cho ng
ười lao động trên các phương tiện truyền thông, hiện nay, các doanh
nghiệp ngành may mặc, giày da phải cử người đi đến các xã vùng sâu, vùng xa
trong tỉnh để tuyển nông dân vào làm công nhân, chấp nhận đài thọ chi phí đào
tạo tay nghề, tiền ăn, tiền xe, tiền thuê nhà trong thời gian học việc. Nhiều doanh
nghiệp còn áp dụng chiêu: bất cứ công nhân nào, hay người nào giới thiệu được
một lao động mới vào làm việc, doanh nghiệp sẽ “chi thưởng” từ 200.000 –
300.000đ
/trường hợp.
Ở Tiền Giang, ban quản lý các KCN cho biết, nhiều doanh nghiệp phải

chạy sang các xã, thị trấn của những tỉnh như: Long An, Đồng Tháp, Bến Tre,
Vĩnh Long để tìm kiếm nhân công về đào tạo, nhưng kết quả không như mong
muốn. Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp đang cần tuyển thêm khoảng 11.000
nhân công trong hai năm tới, nhưng vẫn không tuyển được người, trong khi toàn
tỉnh đang có hơn 800.000 ngườ
i trong độ tuổi lao động.
Theo ban quản lý các KCN ở đồng bằng sông Cửu Long, để giải quyết
căn cơ vấn đề thiếu hụt nhân công, nếu các doanh nghiệp không nâng lương phù
hợp với công sức người lao động và hỗ trợ nhà ở, các chế độ đãi ngộ như tụ
điểm sinh hoạt văn hoá tinh thần, cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là bữa
ăn giữa ca phải đủ ch
ất… thì rất khó giữ chân người lao động. “Hiện nay, ở
Long An, có doanh nghiệp tổ chức được bữa ăn giữa ca giá từ 10.000 đồng đến
18.000 đồng/phần. Nhưng ở những ngành đang thiếu lao động trầm trọng như
may mặc, giày da, lương thấp mà bữa ăn giữa ca chỉ có 7.000 – 8.000 đồng/phần,
thì làm sao công nhân có đủ sức khoẻ để làm việc 8 – 12 giờ/ngày và gắn bó với
doanh nghiệp?”, ông Phi nói.
Bài và ảnh: Hùng Anh / SGTT

×