Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng bệnh lợn con phân trắng tại các gia trại trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.76 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ YẾN





THỰC TRẠNG BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TẠI
CÁC GIA TRẠI TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ,
TỈNH HƯNG YÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ YẾN





THỰC TRẠNG BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TẠI
CÁC GIA TRẠI TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ,
TỈNH HƯNG YÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. BÙI THỊ THO




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận
văn ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Yến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ quý báu của các tập
thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bùi Thị Tho,
giảng viên Bộ môn Nội – Ngoại – Chẩn – Dược – ðộc chất, Khoa Thú y,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã dành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp
ñỡ tận tình ñể tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện
ðào tạo sau ñại học và Khoa Thú y, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
trực tiếp giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những hộ chăn nuôi trên ñịa bàn

huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành công
việc trong quá trình nghiên cứu ñề tài.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm thân yêu nhất tới những người thân,
bạn bè ñã giúp ñỡ, ñộng viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường cũng như quá trình thực hiện ñề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Yến

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC


Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu ñồ viii
Danh mục các chữ viết tắt ix
MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Một số ñặc ñiểm của lợn con 4
1.1.1 ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn con 4

1.1.2 Cơ năng ñiều tiết thân nhiệt 4
1.1.3 Hệ miễn dịch của lợn con 5
1.1.4 Hệ vi sinh vật ñường ruột 5
1.2 Bệnh lợn con phân trắng – LCPT 10
1.2.1 Nguyên nhân 11
1.2.2 Cơ chế gây bệnh 19
1.2.3 Triệu chứng – bệnh tích 20
1.2.4 Phòng và trị bệnh 21
1.3 Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn 26
1.3.1 Khái niệm 26
1.3.2 Phân loại 26
1.3.3 Sự kháng kháng thuốc của vi khuẩn vi khuẩn E.coli 28
1.3.4 Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella 28
Chương 2 NỘI DUNG – NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

2.1 Nội dung nghiên cứu 30
2.3 Nguyên liệu nghiên cứu 31
2.4 Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1 Phương pháp phân nhóm ñộng vật thí nghiệm 33
2.4.2 Phương pháp phân lập, giám ñịnh từng loại vi khuẩn hiếu khí
trong phân 33
2.4.3 Phương pháp làm kháng sinh ñồ 34
2.4.4 Phương pháp tiến hành ñiều trị thử nghiệm 36
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Kết quả ñiều tra thực trạng bệnh LCPT tại các gia trại trên ñịa
bàn huyện Tiên Lữ 38

3.1.1 Kết quả ñiều tra thực trạng bệnh LCPT từ năm 2011 ñến tháng 6
năm 2013 38
3.1.2 Kết quả theo dõi bệnh LCPT trong 6 tháng ñầu năm 2013 40
3.1.3 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT theo lứa tuổi 44
3.1.4 Tình hình bệnh LCPT theo mùa vụ trong năm 47
3.1.5 Tình hình bệnh LCPT xét theo số lứa ñẻ của lợn mẹ 49
3.1.6 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng do lợn mẹ mắc bệnh
viêm tử cung 52
3.2 Xác ñịnh sự biến ñộng về số lượng và số loại vi khuẩn hiếu khí
trong phân của lợn con bị phân trắng 55
3.2.1 Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ vi khuẩn hiếu khí có trong phân
lợn con theo mẹ bình thường. 56
3.2.2 Kết quả kiểm tra số lượng, tỷ lệ vi khuẩn hiếu khí có trong phân
của lợn con bị bệnh phân trắng. 62
3.2.3 Xác ñịnh sự bội nhiễm các loại vi khuẩn hiếu khí có trong phân
lợn con bị LCPT so với lợn con bình thường. 64
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

3.3 Kiểm tra tính mẫn cảm và kháng thuốc của các chủng E.coli và
Salmonella sp phân lập từ phân bệnh lợn con phân trắng với các
thuốc kiểm tra 70
3.3.1 Kiểm tra tính mẫn cảm và kháng thuốc của E.coli phân lập từ
phân bệnh lợn con phân trắng với các thuốc kiểm tra 71
3.2.4 Kiểm tra tính mẫn cảm và kháng thuốc của Salmonella sp phân
lập từ phân bệnh lợn con phân trắng với các thuốc kiểm tra 75
3.3.4 So sánh khả năng mẫn cảm với 9 loại kháng sinh kiểm tra của
các chủng E.coli và Salmonella sp phân lập từ bệnh LCPT 78
3.4 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh phân trắng lợn con 80
3.3.1 Kết quả sử dụng một số phác ñồ ñiều trị bệnh phân trắng lợn con

ở lợn giai ñoạn sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 80
3.3.2 Kết quả ñiều trị ñại trà bệnh LCPT 84
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 86
1 Kết luận 86
2 ðề nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 ðánh giá ñường kính vòng vô khuẩn 35
3.1 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT từ năm 2011 ñến tháng 6 năm 2013 38
3.2 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT 6 tháng ñầu năm 2013 40
3.3 Kết quả ñiều tra bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 44
3.4 Tình hình mắc bệnh LCPT xét theo mùa vụ năm 2012 47
3.5 Ảnh hưởng giữa các lứa ñẻ lợn mẹ tới bệnh LCPT 49
3.6 Mối liên quan giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ với bệnh LCPT trên
ñàn con 53
3.7 Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con
theo mẹ bình thường 57
3.8 Tần suất xuất hiện 4 loại vi khuẩn hiểu khí thường gặp trong
phân lợn con bị bệnh phân trắng 61
3.9 Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân bệnh lợn con
phân trắng 63
3.10 Sự biến ñộng của 4 loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con
phân trắng 67

3.11 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm và kháng thuốc của các chủng
E.coli phân lập từ phân bệnh lợn con phân trắng (n = 28) với 9
thuốc kiểm tra 71
3.12 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm và kháng thuốc của các chủng
Salmonella sp phân lập từ phân bệnh lợn con phân trắng (n = 21)
với 9 thuốc kiểm tra 76
3.13 So sánh khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và Salmonella
sp phân lập ñược từ bệnh LCPT ở Tiên Lữ - Hưng Yên 79
3.14 Kết quả ñiều trị thử nghiệm bệnh lợn con phân trắng 81
3.15 Kết quả ñiều trị ñại trà của phác ñồ 1 85
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC BIỂU ðỒ


STT Tên biểu ñồ Trang

3.1 So sánh tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết do bệnh LCPT 6 tháng ñầu
năm 2013 43
3.2 So sánh tỷ lệ mắc bệnh LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi 46
3.3 So sánh tỷ lệ mắc bệnh LCPT ở các mùa vụ 48
3.4 So sánh ảnh hưởng của số lứa ñẻ của lợn nái ñến tỷ lệ mắc bệnh
LCPT từ sơ sinh ñến 21 ngày tuổi. 51
3.5 Sự biến ñộng số lượng các loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con
phân trắng 69
3.6 Tính mẫn cảm của vi khuẩn E.coli với các thuốc kiểm tra 74
3.7 Tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella sp với các thuốc
kiểm tra 78
3.8 Tỷ lệ ñiều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm 82

3.9 Thời gian ñiều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm 83
3.10 Tỷ lệ tái phát sau khi ñiều trị 84


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LCPT: Lợn con phân trắng
Cs : Cộng sự
BGA : Brilliant Green Agar
CFU : Colony Forming Unit
DPF : Delayed Permeability Factor - ðộc tố thẩm xuất
ETEC : Enterotoxigentic Escherichia coli
H : High - Mẫn cảm cao
HSPs : Heat - Shock protein
I : Intermediate - Mẫn cảm trung bình
LPS : Lipopolysaccaride
R : Resistant - Kháng
RPF : Rapid Permeability Factor - ðộc tố thẩm xuất nhanh
S : Smooth
R : Rough
SXT : Sunfamethoxarol - Trimethoprim
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài

Chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng gắn liền với ñời sống của người
nông dân. Trong những năm gần ñây cùng với xu hướng phát triển của xã hội
thì chăn nuôi lợn cũng chuyển từ loại hình chăn nuôi nông hộ dần sang tập
trung theo hình thức gia trại, trang trại. Giúp cho ngành chăn nuôi lợn ñạt
ñược bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng.
Trong chăn nuôi, lợn là vật nuôi chiếm số lượng cao nhất, các sản phẩm
từ thịt lợn là mặt hàng chính trên thị trường buôn bán do nhu cầu tiêu thụ của
người dân cao. Do ñó, bất cứ yếu tố nào nguy hiểm có hại như dịch bệnh ñều
gây ảnh hưởng xấu ñến giá cả thị trường, làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành
chăn nuôi nói chung. Một trong những vấn ñề ñược người tiêu dùng quan tâm
chính là mức ñộ vệ sinh an toàn thực phẩm, việc người chăn nuôi lạm dụng
một số chất như hoormon tăng trọng, kháng sinh bổ sung vào thức ăn, cơ sở
giết mổ không ñảm bảo … làm cho chất lượng thịt bị biến ñổi, tồn lưu hoạt
chất và vi sinh vật gây bệnh. Công tác ñiều trị thú y cũng ảnh hưởng tới sự tồn
lưu kháng sinh khi người ñiều trị sử dụng thuốc không ñúng quy tắc. Hệ quả
của những vấn ñề này làm xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc dẫn tới
ñiều trị bệnh càng khó khăn. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây ảnh
hưởng trực tiếp ñến sức khỏe của con người ñặc biệt với những kháng sinh ñã
bị cấm sử dụng do có thể gây biến ñổi tổ chức hoặc cấu trúc di truyền.
Khó khăn nan giải nhất gặp phải trong chăn nuôi chính là vấn ñề dịch
bệnh, nó ñã, ñang và sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi. Một
trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản
cũng như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là bệnh phân trắng lợn con ở giai ñoạn sơ
sinh ñến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ở các nước ñang
phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, ñặc biệt khi thời tiết
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

có sự thay ñổi ñột ngột kết hợp với ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không
ñảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra

không ñược bú sữ kịp thời hoặc do bầu sữa mẹ thiếu không ñảm bảo chất
lượng dinh dưỡng. Khi lợn con mắc bệnh nếu ñiều trị kém hiệu quả sẽ gây còi
cọc chậm lớn ảnh hưởng ñến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng,
gây tổn thất lớn về mặt kinh tế: giảm 20% - 40% ñầu con, 20% - 30% trọng
lượng bình quân xuất chuồng lúc cai sữa và 10% - 20% lúc giết mổ. ðó là
chưa kể ñến các chi phí khác về thuốc và vật tư thú y, về quản lý, … và các
vấn ñề khác liên quan ñến ñời sống dân sinh. Do ñó phòng tiêu chảy cho lợn
con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản ñảm bảo cung cấp con
giống có chất lượng tốt.
ðã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hội chứng tiêu chảy ở
lợn con và ñưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong
việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên
sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác ñộng phối hợp của các nguyên
nhân, ñặc ñiểm cơ thể của gia súc non ñã ảnh hưởng không nhỏ ñến việc ứng
dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp ñưa ra chưa thực sự ñem lại
hiệu quả mong muốn. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên
nhân gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tế trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ Thực trạng bệnh lợn con phân trắng
tại các gia trại trên ñịa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và biện pháp
phòng trị”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
+ ðánh giá ñúng thực trạng bệnh lợn con phân trắng (LCPT) tại các gia trại tại
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
+ Xác ñịnh ñược sự biến ñộng về số lượng và số loại vi khuẩn hiếu khí
trong phân bệnh lợn con phân trắng.
+ Xác ñịnh rõ tính mẫn cảm và kháng thuốc của một số chủng E.coli và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Salmonella sp phân lập từ phân lợn con phân trắng.

+ Xác ñịnh ñược hiệu quả ñiều trị bệnh lợn con phân trắng của một số
loại thuốc sau khi có kết quả làm kháng sinh ñồ ở phòng thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài “Thực trạng bệnh lợn con phân trắng tại
các gia trại trên ñịa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và biện pháp phòng
trị” sẽ ñịnh hướng giải quyết vấn ñề vi khuẩn kháng thuốc, tình trạng ô nhiễm
và tồn dư các chất hóa học trong thực phẩm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước hết, sự thành công của ñề tài sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng
mắc LCPT tại các gia trại chăn nuôi lợn. Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ
ñịnh hướng cho người chăn nuôi có cơ sở khoa học trong việc chọn thuốc
ñiều trị bệnh lợn con phân trắng có hiệu quả cao, khắc phục ñược kháng
thuốc, tránh tồn lưu kháng sinh.












Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Một số ñặc ñiểm của lợn con
1.1.1. ðặc ñiểm tiêu hóa của lợn con
Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là
cơ quan tiêu hóa chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hóa chưa
hoàn thiện, chưa ñảm nhiệm ñầy ñủ chức năng tiêu hóa dễ gây rối loạn trao
ñổi chất mà hậu quả dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, còi cọc
thiếu máu và chậm lớn.
Thời gian ñầu, dịch tiêu hóa ở lợn con thiếu cả về chất và lượng (Phùng
Ứng Lân, 1985). Lợn con trước 1 tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì
lúc này hàm lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch.
Nhờ ñặc ñiểm này mà cơ thể mới có khả năng thẩm thấu ñược kháng thể ñưa
vào cùng với sữa ñầu của lợn mẹ. Trong giai ñoạn ñó, dịch vị không có hoạt
tính phân giải protein mà chỉ có thể làm ñông vón sữa, huyết thanh chứa
albumin và globulin ñược chuyển xuống ruột, thẩm thấu vào máu.
Tuy nhiên, khi lợn con trên 14-16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl tự do
trong dạ dày không còn cần thiết cho sinh lý bình thường nữa (ðào Trọng ðạt
và cộng sự 1995). Việc tập cho lợn con ăn sớm, ñặc biệt cai sữa sớm rút ngắn
ñược giai ñoạn thiếu HCl tự do, hoạt hóa hoạt ñộng tiết dịch, tạo khả năng
ñáp ứng miễn dịch của cơ thể.
1.1.2. Cơ năng ñiều tiết thân nhiệt
Khi còn ở trong cơ thể mẹ, thân nhiệt của bào thai ñược giữ ổn ñịnh.
Sau khi sinh ra, cơ thể bị mất một lượng nhiệt lớn do tác ñộng của môi trường
làm con vật sơ sinh bị giảm thân nhiệt trong những giờ ñầu tiên.
Cơ năng ñiều tiết thân nhiệt của lợn con kém do:
Hệ thần kinh của lợn chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu ñiều tiết
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả

hai giai ñoạn trong và ngoài thai.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn so
với lợn trưởng thành nên lợn dễ bị mất nhiệt và lạnh (ðào Trọng ðạt và cs 1996).
- Tốc ñộ sinh trưởng của gia súc non rất cao, trong vòng 10-15 ngày thể
trọng tăng 1-3 lần, sau 2 tuần tuổi trọng lượng có thể tăng gấp 14-15 lần so với
lợn sơ sinh. Vì vậy nếu sữa mẹ không ñảm bảo chất lượng, khẩu phần ăn thiếu
ñạm sẽ làm cho sự sinh trưởng của cơ thể chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm
xuống. ðiều ñó làm cho khả năng chống ñỡ bệnh tật của lợn con kém.
1.1.3. Hệ miễn dịch của lợn con
Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có
khả năng tạo kháng thể chủ ñộng mà chỉ có kháng thể từ mẹ truyền sang qua
nhau thai hay sữa ñầu.
Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt ñộng rất yếu.
Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa ñủ ñể ñáp ứng quá trình tiêu hóa
gây rối loạn tiêu hóa vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E. coli, Cl.perfingens …)
dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua ñường tiêu hóa.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001), trong quá trình ñáp ứng miễn dịch
trên bề mặt kháng nguyên có thể tập trung nhiều Lymphocid tham gia miễn dịch
tế bào hoặc kháng thể là Globulin miễn dịch. Với lợn con mức ñộ ñáp ứng miễn
dịch ñược xác ñịnh không những phụ thuộc vào sự có mặt của kháng thể mà còn
phụ thuộc vào mức ñộ sẵn sàng của hệ thống miễn dịch ñối với phản ứng.
1.1.4. Hệ vi sinh vật ñường ruột
Theo Nguyễn Thị Nội (1985): Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa
vật chủ và hệ vi sinh vật với nhau luôn ở trạng thái cân bằng. Trong ñường
tiêu hóa của lợn có rất nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất ñịnh
trong quá trình tiêu hóa và có vai trò sinh lý quan trọng với cơ thể.
Hệ vi sinh vật ñường ruột bao gồm hai nhóm:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6


- Nhóm vi khuẩn ñường ruột: nhóm này thích ứng với môi trường của
ñường tiêu hóa và trở thành vi khuẩn bắt buộc gồm: E. coli, Salmonella,
Shigella, Klesiella, Proteus … Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm
nhiều nhất ñến trực khuẩn E.coli. Vi khuẩn này tồn tại nhiều trong ñường tiêu
hóa của người và gia súc, gia cầm. ðây là loại vi khuẩn phổ biến nhất hành
tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp ñiều kiện thuận lợi, các chủng E. coli
trở lên cường ñộc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp.
Người ta ñã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 86
kháng nguyên H và một số quyết ñịnh kháng nguyên F.
- Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn ñồng hành của thức ăn, nước
uống vào hệ tiêu hóa gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus
subtili … Ngoài ra trong ñường tiêu hóa của lợn còn có các trực khuẩn yếm
khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus
fasobacterium, Bacillus puticfus …
1.1.4.1. Vi khuẩn E.coli
* ðặc ñiểm hình thái học và tính chất bắt màu
E.coli là trực khuẩn ngắn, thường dài 2–3 x 0,6µm, có lông xung quanh
thân nên di ñộng ñược, không hình thành nha bào, một số chủng có thể có
giáp mô, bắt màu Gram (-).
* ðặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn sống hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện. Môi trường nước thịt,
phát triển tốt, làm môi trường ñục, có cặn, ñôi khi có màu vàng xám nhạt.
Môi trường thạch thường khuẩn lạc hơi lồi ñường kính 3mm, to hơn nhưng
không trắng bằng khuẩn lạc Salmonellla.
Trong các môi trường ñặc biệt: Trên môi trường thạch máu một số
chủng có khả năng dung huyết β, trên môi trường Macconkey hình thành
khuẩn lạc màu ñỏ, trên môi trường EMB vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu
tím ñen, trên môi trường Brillian Green Agar E.coli hình thành khuẩn lạc màu
vàng chanh.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

* ðăc tính sinh hóa
Lên men sinh hơi Glucoza, Mantoza, Fructoza, Manitol, Manit,
Lactose, Xyloz, Levuloz. Tất cả các E.coli ñều lên men ñường Lactoz nhanh,
và sinh hơi ñó là một dặc ñiểm quan trọng, người ta dựa vào ñó ñể phân biệt
E.coli và Salmonella. Vi khuẩn không lên men ñường Andonit, Inozit. Các
phản ứng sinh hóa: phản ứng Indol (+), phản ứng VP(+) (Voges Prokoues),
phản ứng MR(+) (Metyl Red), phản ứng sinh H
2
S(-). Sức ñề kháng của vi
khuẩn: Một vài chủng chịu nhiệt khá tốt, thường bị diệt khi hấp ướt ở
121˚C/15 phút.
* Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli có 3 loại kháng nguyên O, H, K.
- Kháng nguyên O (kháng nguyên thân – Somatic): Mỗi type vi khuẩn
có một kháng nguyên O riêng, cúng có những yếu tố khác nhau ghi bằng số I,
II, III và gần 250 type. Kháng nguyên O ñược coi là yếu tố ñộc lực vi
khuẩn, phần lipit có ñộc tính.
- Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): Kháng nguyên có bản chất là
protit, kém bền vững so với kháng nguyên thân. Kháng nguyên H của E.coli
không có vai trò về ñộc tính gây bệnh và quá trình ñáp ứng miễn dịch.
- Kháng nguyên K (kháng nguyên vỏ bọc): Bản chất hóa học là một
polisaccarid bao quanh tế bào vi khuẩn. Tùy theo sức ñề kháng với nhiệt,
người ta chia kháng nguyên K ra làm các loại: L và A, B. Người ta xác ñịnh
ñược chừng 13 kháng nguyên K khác nhau.
* Tác nhân gây bệnh
- Yếu tố bám dính: ðây là yếu tố quan trọng giúp cho vi khuẩn có thể
bám dính vào niêm mạc ruột, không bị ruột ñẩy ra ngoài. Tại ñó vi khuẩn có
cơ hội sinh sôi, tồn tại và tiết chất ñộc xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô phá

hủy chúng, sản sinh ñộc tố làm thay ñổi quá trình trao ñổi chất. ðộc tố qua hệ
thống lâm ba ruột vào hệ tuần hoàn sản sinh yếu tố gây dung huyết, bại huyết.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

- Các kháng nguyên: kháng nguyên O và K ñóng vai trò quan trọng
trong quá trình gây bệnh. Một mặt chính chúng là những chất ñộc, mặt khác
nó góp phần vào việc cản trở thực bào của các tế bào có thẩm quyền trong cơ
thể. Từ ñó vi khuẩn càng có ñiều kiện sinh sôi nảy nở và gây bệnh.
- ðộc tố: ðộc tố ñường ruột Enterotoxin của E.coli làm mất nước và
chất ñiện giải do vi khuẩn gây ỉa chảy.
- Yếu tố gây dung huyết: Vi khuẩn E.coli có khả năng sản sinh ra men phân
hủy hồng cầu giải phóng sắt ñảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chúng.
1.1.4.2. Vi khuẩn Salmonella
* Hình thái vi khuẩn học
Là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai ñầu tròn không hình thành nha bào,
giáp mô, bắt màu Gram(-). Kích thước từ 0,4-0,6 x 1-3µm, có khả năng di
ñộng trừ S.gallinarum và S.pullorum.
* ðặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn vừa hiếu khí vừa yếm khí phát triển tốt ở nhiệt ñộ 37°C, pH=
7,2 - 7,6. Môi trường nước thịt: sau 24 giờ nuôi cấy ở tủ ấm 37°C làm môi
trường ñục ñều. Nuôi lâu có cặn ở ñáy, bề mặt có màng mỏng, lắc có vẩn như
mây bay có mùi tanh của nước dãi. Môi trường thạch thường: sau 24 giờ nuôi
cấy vi khuẩn mọc khuẩn lạc tròn, trong sáng, hoặc xám nhẵn bóng, hơi lồi lên
ở giữa, ñường kính 1- 1,5mm.
Trong các môi trường ñặc biệt: môi trường MacConkey – Agar: mọc
thành khuẩn lạc dạng S màu vàng chanh còn môi trường BGA (Brilliant
Green – Agar): mọc thành khuẩn lạc dạng S màu ñỏ tím.
*ðặc tính sinh hóa
Phần lớn lên men sinh hơi: Glucoza, galactoza, mantoza.

Phản ứng chuyển hóa ñường: arbinoza, mannit Levuloza, trừ một số
loại chỉ lên men chứ không sinh hơi ñường này là: S.typhi suis, S.typhi,
S.Cholerac suis chủng KunZenderf, S.gallinarum, S.pullorum. Tất cả các
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Salmonella ñều không lên men ñường: Lactoza, Saccaroza.
Các phản ứng khác nhau: ða số không làm tan chảy Gelatin, phản ứng
Ure(-), VP(-), MR(+) (trừ S.Cholerac, S.gallinarum, S.pullorum có MR âm
tính), Indo(-); H
2
S(+) (trừ S.paratyphi A, S.abartus aquin, A.typhi suis, không
sản sinh H
2
S).
* Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên thân (kháng nguyên O): Là kháng nguyên chịu nhiệt
không bị phá hủy khi ñun sôi trong 30 phút phân bố ñều trên bè mặt vi khuẩn.
Hiện nay người ta tìm thấy 65 yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố ñược ñánh số
bằng chữ số La Mã hay Ả Rập. Do có sự khác nhau giữa các loài Salmonella
về cấu trúc kháng nguyên O nên người ta ñã chia Salmonella thành 34 nhóm :
A, B, C
1
, C
2
, C
3
, D
1
, D

2
, , D
50

- Kháng nguyên lông: có hầu hết các Salmonella S.gallinarum
Pollorum. ðược chia làm hai pha: pha 1 có tính chất ñặc hiệu gồm 28 loại
ñược biểu thị bằng chữ màu latin thường a, b, c, , z. Pha 2 không có tính ñặc
hiệu, pha 2 gồm 6 loại ñược biểu hiện bằng chữ số Ả Rập 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Kháng nguyên màng (kháng nguyên K): Kháng nguyên K không phức
tạp có 1 kháng nguyên vỏ, chỉ có 2 type huyết thanh: S.typhi và S.paratyphi.
Kháng nguyên này không tham gia vào quá trình gây bệnh.
* Sức ñề kháng của vi khuẩn:
Bị diệt ở 60
0
C 1 giờ, 70
0
C/20 phút. Dung dịch NaOH 4%, MgCl
2
1%,
Formon 2% diệt sau 20 phút. Trong nước lã sống 2-3 tháng, sống trong thịt
ướp muối (nồng ñộ 29%) ñược 4-8 tháng.
* Tác nhân gây bệnh của Salmonella
- Yếu tố bám dính: yếu tố bám dính giúp cho vi khuẩn có thể bám dính
vào niêm mạc ruột, không bị nhu ñộng ruột ñẩy ra ngoài.
- ðộc tố: Vi khuẩn Sanmonella có 2 loại ñộc tố: nội ñộc tố và ngoại ñộc
tố. Nội ñộc tố chỉ ñược giải phóng ra khi tế bào vi khuẩn bị dung dải. Nó tác
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

ñộng rất mạnh vào cơ thể vật chủ còn ngoại ñộc tố: chỉ tạo ra khi nuôi cấy

trong ñiều kiện hiếm khí và invivo tác ñộng của nó chủ yếu vào thần kinh.
* Các kháng nguyên:
- Kháng nguyên O: cũng ñược coi là yếu tố ñộc lực cơ bản của vi
khuẩn. Kháng nguyên O nằm trong màng vi khuẩn. Thành phần chính là lipo-
poli-saccarid. Các nghiên cứu của tác giả: Degreaf (1990), Takahakis (1990),
Valvano M.A (1986) ñã nhận thấy rằng khi thay ñổi số lượng các hợp chất
lipo-poli-saccarid sẽ dẫn ñến thay ñổi tính gây bệnh của nó.
- Kháng nguyên H: thực tế kháng nguyên H không phải là yếu tố gây
bệnh chủ yếu của vi khuẩn. Nó không giúp gì cho việc bám dính hay cố ñịnh
vi khuẩn trên niêm mạc ruột. Ngược lại nó giúp cho sự vận chuyển của vi
khuẩn, giúp vi khuẩn ñược bảo vệ trước sự tấn công của tế bào ñại thực bào,
ñảm bảo ñiều kiện cho vi khuẩn phát triển trong tế bào ñại thực bào
Wainestein (1984).
1.2. Bệnh lợn con phân trắng – LCPT
Bệnh LCPT khá phổ biến ở lợn con theo mẹ, ñặc ñiểm của bệnh là
viêm dạ dày ruột, ñi ỉa và gầy sút nhanh. Bệnh LCPT ñã có từ rất lâu và ngày
càng phổ biến ở các trang trại chăn nuôi tập trung và các nông hộ.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bệnh ñã ñược khống
chế phần nào, nhưng việc loại trừ nó trong chăn nuôi tập trung thì còn gặp
nhiều khó khăn không những ở nước ta mà cả những nước có trình ñộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới (ðặng Xuân Bình và cs, 2001), Hồ Văn
Nam và cs, 1997. Chính vì vậy mà bệnh ñã và ñang ñược các nhà nghiên cứu
khoa học quan tâm và nghiên cứu.
LCPT là một trạng thái lâm sàng rất ña dạng, ñặc ñiểm là do E.coli,
bệnh xuất hiện vào thời kỳ ñầu sau khi sinh và suốt trong thời kỳ bú mẹ
(Phạm Sỹ Lăng 2004).
Bệnh thường xảy ra ở lợn con sơ sinh ñến 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh
cao có thể 100%. Nếu bệnh xảy ra ngay từ thời kỳ ñầu lúc mới sinh, tỷ lệ chết
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11


20-50% có khi tới 100% số con ốm. Lợn con sau khi khỏi bệnh thường còi
cọc, sinh trưởng, phát dục chậm hẳn từ 26-40% so với các con khỏe mạnh.
ðặc biệt rất dễ kế phát các bệnh khác.
Bệnh LCPT thường xảy ra quanh năm, không theo mùa vụ (ðào Trọng
ðạt và cs 1996). Tùy theo ñiều kiện thời tiết, ñiều kiện nuôi dưỡng và chăm
sóc … bệnh phát sinh nhiều hay ít, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bệnh xảy ra nhiều vào mùa hè thu và ñông xuân khi thời tiết có
mưa phùn, những ngày có ñộ ẩm cao khi có gió mùa ñông bắc, thời tiết thay
ñổi ñột ngột, nóng lạnh bất thường làm cho lợn con không kịp thích nghi với
môi trường bên ngoài dẫn ñến lợn con bị mắc bệnh hàng loạt và nhiều hơn
các mùa khác.
1.2.1 Nguyên nhân
Bệnh LCPT ñã và ñang ñược nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và ñưa
ra những nhận ñịnh khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Song nguyên nhân
gây bệnh chủ yếu tập trung theo hai hướng chính như sau:
- Nguyên nhân nội tại
- Nguyên nhân do ngoại cảnh
1.2.1.1 Nguyên nhân nội tại
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997): Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa
phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con
thiếu HCl, do ñó pepsinogen tiết ra không ñược hoạt hóa ñể chuyển thành
pepsin. Khi thiếu men pepsin mà sữa bị kết tủa dưới dạng casein không tiêu
hóa ñược bị ñẩy xuống ruột già gây rối loạn tiêu hóa, từ ñó dẫn tới bệnh và
phân có màu trắng là màu của casein chưa ñược tiêu hóa.
Theo ðào Trọng ðạt và cs (1996), thì một trong các yếu tố làm cho lợn
con dễ bị mắc bệnh ñường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm ñã
chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40-50 mg sắt nhưng lượng sắt mà
lợn con chỉ ñược nhận qua sữa mẹ là 1 mg. Vì vậy phải bổ sung một lượng sắt
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12

tối thiểu từ 200 – 250 mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết,
cơ thể suy yếu, sức ñề kháng giảm nên dễ mắc bệnh phân trắng.
Phạm Ngọc Thạch, ðỗ Thị Nga (2006). Bệnh lợn con phân trắng ñã có
từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trang trại chăn nuôi và các nông hộ trên
lợn từ 5-25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhất.
Cũng theo tác giả này thì bệnh LCPT chủ yếu là do gia súc non (do sự
phát triển của bào thai kém). Do những ñặc ñiểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của
gia súc non như dạ dày và ruột của lợn trong 03 tuần ñầu chưa có khả năng
tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch
vị chưa có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít.
Do hệ thống thần kinh của gia súc non chưa ổn ñịnh nên kém thích nghi
với sự thay ñổi của ngoại cảnh.
Mặt khác, lợn con trong thời kỳ bú sữa có tốc ñộ phát triển về cơ thể rất
nhanh ñòi hỏi phải cung cấp ñầy ñủ ñạm, khoáng và vitamin. Trong khi ñó sữa
mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng. Nếu không kịp thời bổ sung dinh
dưỡng, lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh LCPT.
1.2.1.2 Nhóm nguyên nhân ngoại cảnh
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước dã có nhận ñịnh bệnh
LCPT xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan ñến hàng loạt yếu tố.
Qua tài liệu của nhiều tác giả có thể chia làm hai nguyên nhân sau:
- Do ñiều kiện thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sức ñề kháng của gia
súc. Khi có sự thay ñổi các yếu tố như: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, ñộ thoáng khí của
chuồng nuôi ñều ảnh hưởng ñến sức khỏe của lợn.
ðặc biệt ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo chức năng sinh lý của hệ cơ
quan chưa ổn ñịnh và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng
phòng vệ và hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện. Vì vậy, lợn con là ñối tượng
chịu tác ñộng của ñiều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng thích

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Lạnh và ẩm là hai yếu tố gây rối loạn hệ thống ñiều hòa trao ñổi thân
nhiệt của cơ thể, từ ñó dẫn ñến rối loạn quá trình trao ñổi chất. Khi nhiệt ñộ
quá lạnh, thân nhiệt giảm xuống làm mạch máu ngoại vi co lại, máu dồn về cơ
quan nội tạng. Khi ñó mạch máu thành ruột bị xung huyết gây trở ngại cho
việc tiêu hóa, thức ăn bị ñình trệ tạo ñiều kiện cho vi khuẩn gây thối rữa phát
triển. Quá trình lên men tạo nhiều sản phẩm ñộc, chất ñộc làm hưng phấn gây
tăng nhu ñộng ruột. ðồng thời tính thấm của thành mạch tăng, làm tăng tiết
nước vào lòng ruột, làm cho phân nhão ra kết hợp với nhu ñộng ruột tăng,
phân ñược tống ra ngoài nhiều gây tiêu chảy.
ðào Trọng ðạt và cs (1996), Phạm Khắc Hiếu và cs (1998), cho rằng
các yếu tố stress lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lợn ñến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày
tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt ñộ và ñộ
ẩm. ðộ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75-85%. Việc làm khô và giữ ấm chuồng
nuôi là vô cùng quan trọng.
Hồ Văn Nam và cs (1997), khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm
phản ứng miễn dịch, giảm tác ñộng thực bào, do ñó gia súc dễ bị vi khuẩn
cường ñộc gây bệnh.
Sử An Ninh (1993), cho rằng yếu tố lạnh ẩm là nguyên nhân hàng ñầu
gây nên bệnh.
Theo Chu Thị Thơm và cộng sự (2006), nếu chuồng nuôi không thoáng
khí, ẩm, tồn ñọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt ñộ trong chuồng tăng
cao sẽ sinh nhiều khí có hại: NH
3
, H
2
S làm lợn con trúng ñộc thần kinh nặng

gây trạng thái stress – một trong những nguyên nhân dẫn ñến tiêu chảy.
- Do ñặc ñiểm nuôi dưỡng
Theo Phạm Ngọc Thạch, ðỗ Thị Nga (2006), thì một trong những nguyên
nhân gây bệnh LCPT là do gia súc mẹ trong thời gian mang thai không ñược
nuôi dưỡng ñầy ñủ hoặc gia súc mẹ bị bệnh và do gia súc mẹ ñộng dục.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

Trong giai ñoạn theo mẹ, ñặc biệt lợn con mới sinh, sữa mẹ là nguồn
dinh dưỡng quan trọng nhất, sự sinh trưởng và phát triển của lợn con nhanh
hay chậm phụ thuộc vào sữa mẹ tốt hay xấu. Nếu chất lượng sữa mẹ kém dễ
gây rối loạn tiêu hóa ở lợn con từ ñó dễ phát sinh bệnh. Tình trạng rối loạn
trao ñổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong thức ăn, tỷ lệ các
axit amin trong khẩu phần không cân ñối, do hệ tiêu hóa của lợn mẹ hấp thu
kém. Do vậy, nếu chúng ta không chăm sóc tốt, không cung cấp chất dinh
dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
Mặt khác lợn con ở giai ñoạn sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh về giải
phẫu, sinh lý nên quá trình tiêu hóa và hấp thu kém, ñiều hòa nhiệt kém, hệ
thống miễn dịch chưa hoạt ñộng nên việc có sữa tốt cho lợn con bú rất quan
trọng. Sự tạo sữa của lợn mẹ ở các giai ñoạn khác nhau là khác nhau, giai
ñoạn mới sinh 1-2 ngày có quá trình tiết sữa ñầu. Sữa ñầu có hàm lượng
vitamin A, B, C cao hơn nhiều so với sữa thường; protein chiếm tới 18-19%,
lượng γ – globulin chiếm 34-45%, do ñó phải có quá trình tập ăn thích hợp
cho lợn con. Ngoài ra, sữa ñầu còn có MgSO
4
có tác dụng tẩy chất cặn bã
trong ñường tiêu hóa của lợn sơ sinh, làm tăng nhu ñộng ruột.
- Do stress
Theo Sử An Ninh và cs (1981), bệnh LCPT có liên quan ñến stress.
Hầu hết lợn con bị bệnh LCPT có hàm lượng cholesterol trong huyết thanh

giảm thấp. Sự thay ñổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật ñộ chuồng nuôi,
phương thức chăn nuôi, vận chuyển ñi xa ñều là các tác nhận stress quan
trọng trong chăn nuôi, dẫn ñến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi, là nguy cơ
xảy ra các bệnh trong ñó có bệnh tiêu chảy.
- Do vi khuẩn
Các nghiên cứu về bệnh lý và vi sinh vật học thú y ñã nhận thấy rằng
hiện tượng lợn con tiêu chảy có liên quan ñến sự cân bằng vi khuẩn có lợi và
vi khuẩn có hại trong ñường ruột của lợn. Trong ñiều kiện sinh lý bình thường
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

vi khuẩn có lợi và có hại chung sống với nhau hòa bình theo tỷ lệ “hòa hoãn”
là 85/15. Nếu số lượng vi khuẩn có hại tăng lên, tỷ lệ “hòa hoãn” bị phá vỡ,
dẫn ñến rối loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch niêm mạc ruột, suy
giảm sức kháng bệnh của cơ thể.
Do một nguyên nhân nào ñó mà trạng thái cân bằng các khu hệ vi sinh
vật trong ñường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào ñó sản sinh quá
nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay ñổi hoặc biến ñộng này có thể
xảy ra ở các nhóm vi khuẩn hay họ vi khuẩn ñường ruột cũng như nhóm vi
khuẩn vãng lai, có thể biến ñổi cả về số lượng lẫn chất lượng (bội nhiễm và
tăng lực). Thường là các vi khuẩn thừa cơ tăng sinh, tăng lực mà gây bệnh,
các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa bị giảm ñi do không cạnh tranh
ñược. Loạn khuẩn ñường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh ở ñường
tiêu hóa, ñặc biệt là tiêu chảy.
Khi sức ñề kháng của cơ thể bị giảm sút thì vi khuẩn gây thối là nguồn
gây bệnh ñường ruột. Chúng phân giải các chất ñường ruột sản sinh ra CO
2
,
H
2

S, NH
3
, CH
4
hợp chất phenol, indol, scatol làm biểu mô niêm mạc ñường
tiêu hóa bị tổn thương tạo ñiều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh.
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng ñược nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và công nhận. Hầu hết các tác giả
nghiên cứu về tiêu chảy của lợn ñều kết luận trong bất cứ hoàn cảnh nào của
bệnh cũng ñều có vai trò tác ñộng của vi khuẩn.
Hệ vi khuẩn có hại trong ñường ruột ñược quan tâm nhiều nhất là trực
khuẩn E.coli. ðây là nguyên nhân quan trọng ñược nhiều nhà khoa học trong
nước và trên thế giới công nhận. Người ta ñã chứng minh ñược vai trò của
E.coli trong bệnh LCPT.
ðể xác ñịnh vai trò của E.coli và Salmonella trong phân lợn mắc hội
chứng tiêu chảy, Tạ Thị Vinh và ðặng Khánh Vân (1996) ñã tiến hành nghiên
cứu ở các tỉnh phía Bắc nước ta và có kết luận như sau: Vi khuẩn E.coli và

×