Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.21 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
1.2.2. Quá trình phát triển
1.3. Cơ cấu bộ máy, tổ chức của SGD I
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của SGD
1.3.2. Chức năng chung của các phòng
1.3.3. Nhiệm vụ của phòng Quan hệ khách hàng (Nơi em được hướng
dẫn thực tập)
1.4. Những kết quả tổng quan của SGD trong gần 20 năm qua
PHẦN II : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Hoạt động huy động vốn
2.2. Hoạt động tín dụng
2.3. Hoạt động dịch vụ
PHẦN III : ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Khó khăn
3.2. Thuận lợi
3.3. Định hướng hoạt động 5 năm 2006 – 2010
KẾT LUẬN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
1
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày
26/4/1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu
tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) và là một trong
hai ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
theo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chính thức
đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số
401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với một nhiệm vụ mới: tiếp tục nhận
vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; huy động
các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín
dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát
triển.
Từ 1/1/1995 đến nay, BIDV đã có sự thay đổi cơ bản: Được phép kinh
doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho
đầu tư phát triển của đất nước. Đây được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
2
mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất
cánh” của BIDV.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, hệ thống ngân hàng có những thay
đổi mang tính bước ngoặt. Theo 2 Pháp lệnh về ngân hàng, hệ thống ngân hàng
được chia thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về

lĩnh vực ngân hàng còn các ngân hàng thương mại trực tiếp kinh doanh.
Đối với Ngân hàng Đầu tư, sự đổi mới về tín dụng dài hạn bắt đầu từ đầu
năm 1990 khi Chính phủ giao cho Ngân hàng thí điểm chống bao cấp tín dụng dài
hạn trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Cũng vào năm 1990, Nhà nước có quyết định
đổi tên Ngân hàng Đầu tư xây dựng thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam với ý tưởng là ngân hàng này phải phục vụ đắc lực cho công tác phát triển
của đất nước trong thời kỳ đổi mới bằng quyết định số 401/CT của Chủ tịch
HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 14/10/1990.
Đầu năm 1991, thực hiện các quyết định của Nhà nước và Thống đốc
NHNN, BIDV triển khai hoạt động theo mô hình tổ chức mới. Ban lãnh đạo
BIDV xác định: Vốn là mặt trận phía trước, tín dụng là trung tâm với phương
châm “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của
BIDV”. Đồng thời bước đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ
đối ngoại và thanh toán quốc tế, đi vào tin học. Song song với việc ổn định tổ
chức và đào tạo cán bộ, BIDV cũng bước đầu mơt thêm một số linh vực hoạt
động nghiêp vụ mới như: Huy động vốn; Phát hành kỳ phiếu bảo đảm giá trị theo
giá vàng, Thanh toán quốc tế; Cho vay xuất nhập khẩu; Cho vay làm nhà ở;…
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
3
Trước những yêu cầu của nhiệm vụ mới, Ban lãnh đạo BIDV đã bàn bạc kỹ
về đặc điểm của lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đặc điểm của BIDV cũng như
đặc điẻm về khách hàng của BIDV nhất là trong giai đoạn bắt đầu thực hiện
nhiệm vụ mới của một NHTM…Từ đó đã đi đến quyết định rằng cần thiết phải
xin phép Thống đốc NHNN Việt Nam thành lập Sở giao dịch (SGD) để giải quyết
một cách tổng thể những vấn đề sau:
Một là: trong đầu tư phát triển có những dự án trải dài khắp toàn quốc hoặc
theo tuyến (như dự án đường sắt, đường giao thông, điện lực, bưu chính viễn
thông,…). Các dự án này không chia khúc theo địa bàn, lại đòi hỏi phải có sự
kiểm tra, thẩm định một cách thống nhất nên nếu phân chia theo chi nhánh sẽ
không thỏa mãn yêu cầu quản lý theo đặc điểm của dự án và yêu cầu đòi hỏi của

khách hàng.
Hai là: trong xây dựng cơ bản, có những tổ chức xây lắp hoạt động trogn cả
một vùng hoặc cả nước như các Tổng công ty xây lắp, san nền, điện lực, bưu
chính viễn thông,… nên việc phục vụ và quản lý đòi hỏi cần có một đơn vị Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển phục vụ theo đặc thù riêng biệt này trong lĩnh vực xây
dựng.
Ba là: BIDV mới bước vào hoạt động thương mại nên cần phải có một “chi
nhánh đặc biệt” bên cạnh BIDV Trung ương để có thể làm thử nghiệm các mặt
nghiệp vụ mới, qua đó rút kinh nghiệm, chỉ đạo triển khai trong toàn hệ thống.
Bốn là: việc thành lập SGD sẽ thỏa mãn điều kiện là tồn tại một bộ phận
phụ trách kinh doanh bên cạnh sự quản lý chung của BIDV.
Vì vậy, ngày 28/3/1991 Tổng giám đốc BIDV đã ký quyết định số 76
QĐ/TCCB chính thức thành lập SGD. Theo quyết định này, SGD là đơn vị làm
nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, từng bước trở thành đơn vị chủ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
4
lực trong hệ thống BIDV về quy mô và doanh số hoạt động. Đồng thời SGD cũng
là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới, triển khai công nghệ mới, thực hiện những
nhiệm vụ phục vụ khách hàng đặc biệt, là môi trường đào tạo cán bộ quản lý, cán
bộ nghiệp vụ cho Hội sở chính.
1.2.2. Quá trình phát triển
Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động của SGD trải qua hai
thời kỳ:
Thời kỳ 1991 – 1995: SGD nhận nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách
và giám sát kiểm tra sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các
dự án của các Bộ, ngành. Đó là các dự án trải dài theo tuyến như bưu điện, điện
lực, đường sắt, đường bộ,…; những dự án trải rộng như dự án của ngành Lâm
nghiệp, chè, cà phê,… với số vốn cấp phát lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Thời kỳ 1995 đến nay: SGD chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh
doanh, hạch toán kinh tế chủ động tự trang trải. Bằng việc mở rộng mạng lưới các

Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng
thương mại, mở rộng khách hàng, SGD đã đạt được những kết quả quan trọng,
xác lập được vị thế, hình ảnh trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. SGD
cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các Tổng công ty 90,
91, các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ ngân hàng
với chất lượng cao như thanh toán trong nước, thah toán quốc tế, bảo lãnh,…
1.3. Cơ cấu bộ máy, tổ chức của SGD I
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của SGD I
Từ ngày đầu thành lập, SGD có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ; chủ yếu làm
nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách đầu tư cho các dự án.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
5
Giai đoạn tiếp theo 1996 – 2000: Với 167 cán bộ nhân viên, SGD đã có 12
phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm.
Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo
khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Từ 2001 – 2005: SGD đã thực hiện tách nâng cấp mở 04 chi nhánh cấp I
trên địa bàn Hà Nội đó là: chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002, chi nhánh Hà Thành
năm 2003, chi nhánh Đông Đô năm 2004 và chi nhánh Quang Trung năm 2005.
Cơ cầu lại SGD theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách
hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến.
Ngày 3/9/2008, Hội đồng quản trị BIDV đã có quyết định số 680/QĐ-
HĐQT phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của chi nhánh BIDV. Theo đó, SGD
BIDV được tổ chức với 5 khối theo sơ đồ sau:

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
6
Mô hình tổ chức của SGD đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng ngân
hàng hiện đại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình thành kênh phân
phối sản phẩm tín dụng, huy động vốn, dịch vụ,…

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
7
P. Quan hệ KH 1
P. Quan hệ KH 2
P. Quan hệ KH 3
P. Quản lý RR 1
P. Quản lý RR 2
P. Tài trợ dự án
P. Quản trị tín dụng
P. DVKH cá nhân
P. DVKH DN 1
P. DVKH DN 2
P. QL&DV kho quỹ
P. Kế hoạch-Tổng hợp
P. Điện toán
P. Tài chính Kế toán
P. Tổ chức nhân sự
P. Văn phòng
P. Giao dịch 1
P. Thanh toán quốc tế
P. Giao dịch 3
Khối QHKH
Khối QL rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối QL nội bộ
Khối trực thuộc
Ban
giám
đốc
1.3.2. Chức năng chung của các phòng

Đầu mối đề xuất, tham mưu giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc
chức năng nhiệm vụ được giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh xực
nghiệp vụ được giao.
Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý,
tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm
quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh
của SGD.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung
thực các quy định, quy trình, chế độ nghiệp vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả trong
phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao
hiệu quả hoạt động của SGD.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong SGD thực hiện theo quy trình
nghiệp vụ; chịu trách nhiệm vụ về ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của
phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của SGD.
Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xủa lý, lưu trữ, phân
tích, bảo mật , cung cấp,…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi
nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của SGD,
của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về
phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo ấn
tượng và hình ảnh tốt đẹp về SGD/BIDV. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bình – NH47B
8

×