Quy trình 1:
Hình 1: quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm 1.
Thuyết minh quy trình công nghệ
Toàn bộ nước thải từ xưởng sản xuất sẽ được dẫn về ngăn tiếp nhận sau khi qua song chắn rác
bằng mương thoát nước tự chảy. Nước thải tiếp tục tự chảy sang bể điều hòa nối tiếp nhau, trong
bể bố trí hai máy thổi khí nhằm xáo trộn đều nước thải và ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn trong
bể.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt với mục đích giảm nhiệt độ của nước thải
từ 60
0
C xuống dưới 40
0
C sau đó nước thải trở về bể điều hòa. Tại đây có bố trí hai máy thổi khí
luân phiên hoạt động nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải và hiệu chỉnh pH thích hợp cho quá
trình xử lý sinh học phía sau.
Từ bể trung gian, nước thải tự chảy sang cụm bể xử lý sinh học với 5 bể kỵ khí lơ lửng và 3 bể
hiếu khí dính bám. Nồng độ bùn hoạt tính hiếu khí trong bể được duy trì trong khoảng 2000mg
MLVSS/l vsv . Nước thải sau quá trình hoạt tính kỵ khí tiếp tục tự chảy qua 3 bể chứa vật liệu
dính bám, trong các bể này có lắp đặt giá thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển
để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.
Sau khi qua quá trình xử lý bằng cụm bể sinh học, nước thải tự chảy sang bể lắng trung gian với
mục đích lắng các bông bùn sinh học. Bùn từ bể lắng được đưa sang bể nén bùn. Phần lớn bùn
hoạt tính từ bể nén bùn được bơm tuần hoàn về cụm bể xử lý sinh học. Phần bùn dư được bơm
sang bể nén bùn để tách nước. Nước phát sinh từ bể nén bùn tự chảy qua bể điều hòa để tiếp tục
xử lý.
Từ bể lắng đợt 2, nước thải được bơm lên bể keo tụ để hòa trộn hóa chất keo tụ với nước thải,
sau đó tại bể tạo bông polymer được thêm vào để tăng kích thước bông cặn. Hóa chất khử trùng
cũng được cho vào bể tạo bông nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Chất
keo tụ được sử dụng là PAC ( Poly aluminium choloride), chất trợ keo tụ polymer và chất khử
trùng sử dụng là NaOCl.
Sau quá trình tạo bông, hỗn hợp nước và bông cặn tự chảy về bể lắng. Tại bể lắng, bông cặn
được tách khỏi nước thải tác dụng của trọng lực. Nước trong được máng thu chảy qua mương
tiếp xúc và chảy ra nguồn thải.
Quy trình công nghệ 2:
Hình 2: quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm 2.
Thuyết minh quy trình công nghệ.
Nước thải từ bể tập trung chảy qua thiết bị tách rác thô tự động để loại bỏ những chất thải có
kích thước lớn, sau đó tự chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và
nồng độ nước thải trước khi đưa qua các công trình khác của hệ thống xử lý. Trong bể điều hòa
có lắp đặt thiết bị phân phối khí nhằm xáo trộn đều nước thải và ngăn ngừa hiện tượng phân hủy
chất hữu cơ phát sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có khả năng giảm một phần nhiệt độ nước thải.
Từ bể điều hòa, nước thải được tiếp tục xử lý qua các công đoạn sau.
Tháp giải nhiệt: nước thải có nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng đến các công đoạn phía sau đặc
biệt là công đoạn xử lý sinh học. Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua tháp giải nhiệt nhằm hạ
nhiệt độ của nước thải xuống khoảng 30 – 40
0
C.
Cụm xử lý bậc 1: bao gồm bể keo tụ và bể tuyển nổi. Quá trình keo tụ và tuyển nổi được sử dụng
nhằm mục đích khử màu, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và một phần kim loại trong nước thải dệt
nhuộm. Bể tuyển nổi với áp lực khí hòa tan được áp dụng để tăng hiệu quả của tách pha rắn và
lỏng.
Cụm xử lý sinh học: những chất hữu cơ dạng hòa tan còn sót lại sau quá trình xử lý hóa lý được
tiếp tục xử lý bằng quá trình sinh học. Qúa trình sinh học hiếu khí được áp dụng là bùn hoạt tính
lơ lửng là 2 bể nối tiếp. Nước thải được xử lý tại bể bùn hoạt tính 1 và được tiếp tục xử lý tại bể
bùn hoạt tính 2. Nồng độ DO được kiểm soát ở mức trên 20mg O
2
/l, để đạt hiệu quả xử lý cao.
Chất dinh dưỡng như nito, photpho được bổ sung để đảm bao sự sinh trưởng của vi sinh vật.
Cụm xử lý hóa lý bậc 2: nhằm đạt được yêu cầu tiêu chuẩn hay quy chuẩn xả thải giai đoạn xử lý
hóa lý bậc hai được áp dụng. với nguyên lý hoạt động tương tự như cụm hóa lý bậc 1 là sử dụng
keo tụ kết hợp tuyển nổi khí hòa tan để có thể xử lý phần chất hữu cơ còn lại và khử cặn hiệu
quả.
Bùn phát sinh từ bể tuyển nổi và cụm sinh học được bơm vào bể chứa bùn, sau đó được tách
nước bằng máy ép bùn. Nước dư được tuần hòa loại bể bể sinh học để xử lý tiếp.
Quy trình công nghệ 3:
Hình 3: quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm 3.
Thuyết minh quy trình
Nước thải từ quá trình sản xuất chảy qua song chắn rác, nhằm loại bỏ rác thải có kích thước lớn,
các mảnh vụn thô, các xơ và các sợi chỉ mịn trước khi qua công trình xử lý tiếp.
Bể điều hòa: do nồng độ các chất thải của nước thải không ổn định và thường dao động rất lớn
vào các thời điểm sản xuất khác nhau nên bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng, pH và
đảm bảo nồng độ chất thải có trong nước thải luôn ổn định hoặc dao động ở mức độ chấp nhận
khi đi vào hệ thống xử lý.
Tháp giải nhiệt: một số công đoạn của quá trình sản xuất thường nước thải có nhiệt độ cao, để
đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý đặc biệt là công trình xử lý sinh học, nước thải có nhiệt độ
cao được đưa qua tháp giải nhiệt để hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới 40
0
C. sau đó nước thải
sẽ được đưa trở lại vào bể điều hòa.
Bể phản ứng keo tụ tuyển nổi: tại bể phản ứng nước thải được bổ sung dung dịch keo tụ
AL
2
(SO
4
)
3
và chất loại màu để keo tụ các chất bẩn có trong nước thải và loại màu nước thải.
Nước thải sau khi thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo
tụ (polymer) được bổ sung nhằm tăng kích thước bông cặn và tăng hiệu quả lắng. Bể tuyển nổi
có chức năng tách bông cặn ra khỏi nước thải.
Bể bùn hoạt tính hiếu khí - bể lắng sinh học: bể bùn hoạt tính hiếu khí sử dụng vi sinh vật hiếu
khí ( bùn hoạt tính lở lửng) trong điều kiện giàu oxy (DO>2mg/l) nhằm loại bỏ chất hữu cơ mà
một phần độ màu trong nước thải. Bể lắng có tác dụng tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác
dụng của trọng lực.
Bùn sau lắng được bơm đến bể nén bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn
hoạt tính hiếu khí. Phần bùn dư được tách nước trước khi được hút bỏ. Nước thải sau khi qua bể
lắng tự chảy sang bể trung gian.
Bể trung gian, bể khử trùng: Nước trong sau khi lắng chảy sang bể trung gian, từ đây chảy sang
bể khử trùng và được bổ sung dung dịch NaOCl nhằm loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi xả
thải ra môi trường. Tại bẻ trung gian, một phần nước được bơm hồi lưu để pha trộn chất dinh
dưỡng là H
3
PO
4
và Ure nhằm bổ sung photpho, nito cho vi sinh vật tại bể aerotank dưới dạng
phun sương.
Bể nén bùn có chức năng cô đặc bùn sau khi lắng, tại đây diễn ra quá trình tách một phần nước
ra khỏi bùn dưới tác dụng của trọng lực. Bùn sau đó được bơm từ bể nén bùn sang bể trọn bùn có
bổ sung polymer. Sau cùng, hỗn hợp bùn được bơm sang máy ép bùn để tạo thành bùn dạng
bánh, và định kỳ được giao cho các đơn vị khác.