Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Cảm thức xa xứ trong văn học việt nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của phạm hải anh, lê minh hà, đoàn minh phượng, thuận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.32 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
==========




PHẠM THỊ GIANG THANH




CẢM THỨC XA XỨ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(Qua một số tác phẩm văn xuôi của Phạm Hải
Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phƣợng, Thuận)


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S Lê Trà My









Hà Nội, 2014
LỜI CẢM ƠN

Qua luận văn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy cô đã dạy em
trong quá trình học Cao học vì các thầy cô luôn tận tình, nhiệt huyết dạy bảo
và truyền đạt kiến thức cho chúng em.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều
kiện vật chất và tinh thần để giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - TS. Lê Trà
My. Mặc dù rất bận rộn với việc giảng dạy và công tác nhưng cô luôn tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Luận văn là một mốc đánh dấu quan trọng đối với mỗi học viên bởi nó
không chỉ đánh dấu quá trình học tập suốt 2 năm học mà còn là sự tổng kết
những kiến thức mà chúng em tiếp thu được. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết
và phân tích còn hạn chế, nên luận văn này không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ các thầy cô để
luận văn của em đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
 12 
Học viên


Phạm Thị Giang Thanh







LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ công trình nghiên cứu trong luận văn này
được thực hiện một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác.



Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Phạm Thị Giang Thanh



















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn 9
6. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM THỨC XA XỨ 11
1.1 Cảm thức xa xứ. 11
1.2 Cảm thức xa xứ dƣới nhãn quan tâm lý học 13
1.3 Cảm thức xa xứ trong văn học Việt Nam 15
1.3.1 Cảm thức xa xứ trong văn học dân gian 15
1.3.2 Cảm thức xa xứ trong văn học viết 16
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC
XA XỨ 25
2.1 Tha hƣơng 25
2.1.1 Tha hương trên xứ người 25
2.1.2 Thân phận kẻ bị bỏ rơi – tha hương trên chính quê hương
của mình 43
2.2 Cô độc 47
2.2.1 Cô độc với một không gian xa lạ 48
2.2.2 Cô độc với cuộc sống gia đình 51

2.2.3 Cô độc với sự khác biệt của nền văn hóa mới 56
2.3 Hoài vọng 63
2.3.1 Hoài vọng cội rễ. 64
2.3.2 Hoài vọng huyết thống 69
2.3.3 Hoài vọng văn hóa. 75
Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM
THỨC XA XỨ 86
3.1 Kết cấu dòng ý thức 86
3.2 Không gian tha hương 97
3.3 Xây dựng kiểu nhân vật di dân 105
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115













1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ lâu, để có thể tồn tại, con người đã chọn nhiều cách khác nhau.
Trong đó có việc di chuyển từ nơi cư trú này đến nơi cư trú khác. Sự lưu lạc,

di chuyển nơi cư trú không phải là một hiện tượng cá biệt gắn liền với một
cộng đồng nhất định nào mà là một hiện tượng phổ biến. Đặc biệt trong lịch
sử, loài người đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh và hệ quả tất yếu của
những cuộc chiến tranh này là sự chia lìa với gia đình, với quê hương có thể
bằng cái chết hoặc bằng việc trở thành nô lệ hoặc di chuyển, giao lưu nơi
sống. Đồng thời, xã hội ngày càng phát triển với xu thế toàn cầu hóa con
người càng có khả năng di chuyển đến những không gian xa lạ, làn sóng di cư
nhiều lên tạo thành . Và chính trong hành trình di chuyển
nơi cư trú ấy, trong tâm trạng con người xuất hiện một loại tâm tư khá phổ
biến đó là loại tâm tư nhớ mong nơi cư trú cũ. Đặc biệt với những con người
mang tâm hồn mẫn cảm thì tâm tư ấy càng mãnh liệt và day dứt hơn. Loại tâm
tư luôn luôn hiện hữu trong tâm hồn của những con người xa quê hương. Và
nó chính là cảm thức xa xứ. Đặc biệt đối với văn học Việt Nam, cảm thức này
xuất hiện từ văn học dân gian tới văn học trung đại, văn học hiện đại và cả
văn học đương đại.
1.2. Văn học Việt Nam đương đại là một cơ thể thống nhất được tạo
nên từ nhiều bộ phận khác nhau, trong đó có một bộ phận sáng tác bởi các
nhà văn sống xa quê hương. Trong các tác phẩm của những nhà văn này đã đề
cập đến rất nhiều vấn đề trong đó nổi bật là cảm thức xa xứ. Cảm thức xa xứ
xuất phát từ chính hoàn cảnh , nó trở thành một ám ảnh
tự nhiên cuốn theo bước đường đi trong các sáng tác của các nhà văn này và
góp phần thể hiện bức tranh cuộc sống, tâm trạng của các nhà văn khi sống xa
quê hương cũng như quan niệm, tư tưởng của các nhà văn này về các vấn đề
nhân sinh. Đặc biệt, đối với các nhà văn nữ xa quê - những con người mang
thân phận kép, vừa mang thân phận của một kẻ xa xứ lại vừa mang thân phận

2
nhược tiểu bởi họ là nữ giới. Hơn nữa, họ vốn là những con người mang trong
mình sự mẫn cảm cố hữu, sự nhạy cảm của bản năng cùng khả năng thâm
nhập đến những vùng khuất tối, bình dị nhất của đời sống - cảm thức này

càng sâu sắc.
1.3. Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận là những
nhà văn nữ đáng chú ý trong văn học Việt Nam đương đại. Họ đều là những
con người sinh ra trong cái nôi văn hóa của mảnh đất Việt, xa quê hương và
sống ở những miền đất khác nhau, xa quê hương nhưng họ vẫn đau đáu một
niềm hoài cảm nhớ thương và trân trọng đến nơi mình từng gắn bó. Nỗi nhớ
ấy luôn thường trực xuất hiện trong các sáng tác của họ khiến cho những tác
phẩm của những tác giả này tuy mang dấu ấn riêng mỗi người nhưng vẫn gặp
nhau ở cái cảm thức chung đó là 
Để hiểu rõ hơn về cảm thức này, qua đề tài “Cảm thức xa xứ trong
văn học Việt Nam đƣơng đại (Qua một số tác phẩm văn xuôi của Phạm
Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phƣợng, Thuận)” chúng tôi xin cắt
nghĩa và lý giải nó dưới ánh sáng của các lý thuyết về tâm lý học, lý thuyết về
văn học sử, lý thuyết về lí luận văn học, các lý thuyết về mối quan hệ giữa
văn học và văn hóa để từ đó thấy được thấy được cảm thức xa xứ trong văn
học đương đại. Đồng thời góp thêm một góc nhìn về sáng tác của những cây
bút nữ, khẳng định những đóng góp cũng như những giá trị của bộ phận văn
học này trong mối quan hệ với bộ phận văn học sáng tác trong nước.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận đều là những
cây viết khá sắc sảo trong bộ phận văn học này. Mỗi người lại có một phong
cách viết khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa tài liệu nào nghiên cứu một
cách cụ thể về một cái nhìn khái quát những nhà văn này mà chỉ nghiên cứu
một cách riêng lẻ về một cá nhân. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều
nghiên cứu từng tác giả với các tác phẩm của họ ở phương diện hình thức tác
phẩm như: nhân vật, nghệ thuật trần thuật, kết cấu mà không nghiên cứu về

3
nội dung. Vì vậy cần có một cái nhìn khái quát và đa chiều cho những nhà
văn này.

Trong đề tài nghiên cứu 

Tác giả Ngô Thị Thu Hiền có những tìm tòi khá mới mẻ về cảm thức lạc loài,
những biểu hiện của cảm thức này và cách thể hiện nó. Cảm thức lạc loài của
con người xa quê hương có một phần tương đồng với cảm thức xa xứ. Tuy
nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tác phẩm là tiểu thuyết.
Hay trong đề tài          
i của Nguyễn Thị Thu Hằng tác giả
cũng đề cập tới cảm thức lưu vong đồng thời cũng chỉ mới dừng ở việc nghiên
cứu các tác giả này thể loại truyện ngắn mà chưa đề cập tới các tác giả như Đoàn
Minh Phượng và Thuận hai cây bút khá thành công ở thể loại tiểu thuyết.
Về sáng tác của Phạm Hải Anh, Thụy Khuê có những nhận xét khá sắc
sảo sau: “






Vì 



”. [32]
Về sáng tác của Thuận
Là cây bút có cá tính, những năm gần đây các sáng tác của Thuận giành
được khá nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như giới phê bình nghiên cứu.

4
Nhận được sự quan tâm chị đã xuất hiện trong hàng loạt bài phỏng vấn trong

đó có một số bài đề cập tới cảm thức xa xứ tha hương mà chúng tôi đã góp
nhặt được như sau: Nhật Anh khẳng định “
[68]; Thủy Lê đi vào thế giới nhân vật 

  [67], Ngọc Lương chỉ ra trong “   một thế giới
“             
”[69]. Dương Tường trong bài giới thiệu in trên bìa tiểu thuyết
“Chinatowđã định nghĩa Chinatown “
” cuốn sách đậm đặc những hồi ức
miên man của một phụ nữ Việt Nam trên xứ người. Hoàng Nguyễn nhìn ra
trong kết cấu truyện lồng truyện của tiểu thuyết mặc cảm da vàng
Ch

Hay khi đánh giá về Vân Vy, Báo Tuổi trẻ nhận định đây là sự
trở lại của ám ảnh tha hương “Vân V
             
”.
Về sáng tác của Đoàn Minh Phượng
Với tiểu thuyết  - sáng tác có thể xem là góp phần định
hình phong cách Đoàn Minh Phượng - cảm nhận chung của người đọc là nỗi
cô đơn thăm thẳm đầy bí ẩn trong tác phẩm: “
  
    
[72]. “

” Trần Nhã Thụy hướng tới nhân vật trung tâm với
chuyến đi vô định như một cuộc tìm kiếm chính mình đã bị mất “An M


5



Với “” là vấn đề số phận con người khi bị bứt rễ, khi bị
đánh tráo nguồn cội. Linh Thoại khái quát từ số phận nhân vật 

Liên, Mai, Lanh
”[71]. Hay
trong giới thiệu của Đình Khôi, ông cảm nhận trong đó là
một thế giới mà mỗi người là một khối cô đơn “
 , mỗi người đàn bà
chấp nhận đau khổ, lẻ loi chỉ để “
không nói ra”.
Nghiên cứu chung những sáng tác của Đoàn Minh Phượng, Bùi Thị
Vân trong luận văn Thạc sĩ 
 (năm 2008) đã đi sâu khám phá
những triết luận về con người và cội nguồn. Chị cho rằng “

” bởi trong hai tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng “

”.[76]
Về sáng tác của Lê Minh Hà, Du Tử Lê đã khám phá ra cái ẩn sâu bên
trong truyện ngắn Lê Minh Hà như sau: “


vào túi l 

 

 


6


”.
Cảm thức xa xứ có thể không hiện diện trong đời sống thường nhật của
chúng ta, nhưng luôn luôn ẩn náu đâu đó trong tâm thức và sẽ hiện hình lên
khi có dịp. Bởi vậy dù các công trình nghiên cứu về bộ phận văn học viết về
cảm thức xa xứ tuy chưa có tính hệ thống và liên tục thế nhưng với những tìm
tòi và nghiên cứu của các thế hệ đi trước đã cho chúng tôi những gợi ý để
thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm sau:
- Đoàn Minh Phượng:




+ Và khi tro bụi (tiểu thuyết) - Nxb Trẻ 2006;




+ Mưa ở kiếp sau (tiểu thuyết) - Nxb Văn học
2007



7
- Thuận:




+ Chinatown (tiểu thuyết) - Nxb Đà Nẵng
2005;





+ Paris 11 tháng 8 (tiểu thuyết) - Nxb Đà Nẵng
2005;





+ T mất tích (tiểu thuyết) - Nxb Hội Nhà văn
2007;



8




+ Vân Vy (tiểu thuyết) - Nxb Hội Nhà văn
2008.





- Lê Minh Hà:


+ Những giọt trầm (Tập Truyện ngắn) - Nxb
Quân đội nhân dân, 2002.


- Phạm Hải Anh:


+ Sâm cầm (Tập truyện ngắn) – Phạm Hải
Anh, Lê Minh Hà (in chung) – Nxb Phụ
nữ, 2004.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tìm hiểu cảm thức xa xứ trong thể loại văn xuôi ở một số nhà
văn nữ đương đại bằng việc vận dụng lý thuyết về Tâm lý học nghệ thuật của
L.X.Vưgôtxki, lý thuyết về lí luận văn học, các kiến thức về văn hóa, văn học
sử để lí giải cũng như tìm hiểu biểu hiện của cảm thức xa xứ dưới góc nhìn đa

9
chiều. Từ đó làm rõ sự kế thừa, sáng tạo cũng như thông điệp nghệ thuật mà
các nhà văn nữ đương đại muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi đi tìm hiểu sâu các tác

phẩm của từng nhà văn để thấy rõ những biểu hiện của cảm thức xa xứ. Từ đó
đặt nó trong mối quan hệ khái quát, tổng hợp lại trong cái chung.
Phƣơng pháp lịch sử: Đây là phương pháp soi chiếu tác phẩm của các
nhà văn, đặt trong bối cảnh lịch sử của nó thời bấy giờ cũng như thời hiện đại
để thấy được hướng chủ đạo mà các tác phẩm hướng tới, cũng như ý nghĩa
mang tầm vĩ mô mà nó đem lại.
Phƣơng pháp so sánh loại hình: So sánh những biểu hiện của cảm
thức xa xứ giữa các tác giả để thấy những điểm chung cũng như thành công
riêng của các nhà văn. So sánh đối chiếu những đặc điểm cơ bản đó nhằm chỉ
ra những nét đặc sắc trong tác phẩm của những nhà văn này.
Phƣơng pháp thống kê phân loại: Tiến hành thống kê các tác phẩm
chi tiết sự kiện, xác định tần số xuất hiện của một số nội dung, nghệ thuật, từ
đó đánh giá vai trò, ý nghĩa của chúng.
Và một số phương pháp khác như: Phƣơng pháp hệ thống, phƣơng
pháp tiếp cận thể loại
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ hướng đến những đóng góp có ý nghĩa sau:
- Góp phần làm sáng rõ diện mạo của một bộ phận các sáng tác văn học
Việt Nam của các nhà văn sống xa quê hương - một bộ phận văn học tồn tại
song song với các sáng tác của các nhà văn sống trong nước, từ đó thấy được
giá trị của các sáng tác này.
- Thấy được những biểu hiện của cảm thức xa xứ qua các sáng tác của
Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng và Thuận, nhằm chỉ ra điểm

10
gặp gỡ của những nhà văn nữ này trong hoàn cảnh xa xứ cũng như đóng góp
của họ trong văn xuôi đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham
khảo, phần nội dung luận văn gồm ba chương:

Chƣơng 1: Những vấn đề chung về cảm thức xa xứ
Chƣơng 2: Các phương diện biểu hiện của cảm thức xa xứ.
Chƣơng 3: Phương thức nghệ thuật biểu hiện cảm thức xa xứ.


11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẢM THỨC XA XỨ

Cảm thức xa xứ xuất phát từ chính hoàn cảnh sống xa quê hương – một
tâm tư phổ biến của mọi người khi đặt chân tới một miền đất xa lạ. Dù cho họ
nguyện ra đi hay muốn ra đi thì trong suy nghĩ sâu thẳm vẫn là “bị ra đi”, bắt
buộc phải ra đi. Trong Chương 1, chúng tôi xin dùng những lý thuyết về văn
hóa, ngôn ngữ, lý thuyết tâm lý học, văn học sử để có cái nhìn chung nhất
về cảm thức này.
1.1. Cảm thức xa xứ
Theo từ điển Tiếng Việt: xa là cách biệt,  chốn, miền, nước
 có nghĩa là: cách biệt, rời xa quê hương, tách khỏi thiên nhiên, đồng
loại. Xa xứ là một trong những cách thức tồn tại của con người, vì nhiều lý do
mà người ta sẽ di chuyển tới những miền đất khác nhau. Hoàn cảnh phát sinh
xa xứ xuất phát từ cuộc lưu đày của người Do Thái bắt đầu từ Trước Công
nguyên ở vùng Địa Trung Hải, từ đó khiến con người tin rằng xa xứ là định
mệnh với bất cứ một bộ tộc nào trên trái đất trong con đường tìm cho mình
một cuộc sống đích thực.
Trong tiếng Anh,  lại được viết bằng một cụm từ và chứa đựng
nhiều ý nghĩa khác nhau:  - expatriate - nghĩa là: biệt xứ, đi ra nước
ngoài, bỏ xứ mà đi hoặc biệt xứ. Hiểu theo khái niệm này  vừa có ý
nghĩa tích cực vừa có ý nghĩa tiêu cực, con người xa xứ có thể vì hai lý do: tự
rời xa quê hương của mình tới một xứ sở khác (nước ngoài) hoặc bị buộc phải

rời khỏi đất nước của mình. Song, việc hiểu theo ý nghĩa nào thì khái niệm
này vẫn là trạng thái con người phải rời xa quê hương đến nơi đất nước người,
tức là không thuộc về cội rễ của mình.
Có thể thấy trong khái niệm  có hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với
nhau: về tâm lý, đó là trạng thái đơn độc, lẻ loi, hoài vọng cố hương; về hoàn

12
cảnh sống là sống trong một không gia xa lạ, do nhiều nguyên nhân - tách ra
khỏi cộng đồng thân thuộc. Từ hoàn cảnh xa xứ sẽ xuất hiện dạng tâm tư
mang tên xa xứ. Như vậy, ở cách hiểu đơn giản nhất, có thể cho rằng xa xứ là
thuật ngữ gần với thuật ngữ lạc loài, lưu vong. Nếu  đôi khi khiến
cho người ta hiểu nhầm ý nghĩa và con người bị vi phạm chính trị phải sống
trốn tránh ở nước ngoài thì xa xứ khiến ta hiểu một cách đơn giản hơn, đó là
trạng thái rời xa quê hương, đất nước sinh sống và làm việc trong một đất
nước, một phương trời khác. Tuy nhiên, khái niệm xa xứ còn hiểu theo nghĩa
rộng hơn đó là sự tha hương và những hệ lụy theo nó: ngôn ngữ, văn hóa, lối
sống.
Cảm thức xa xứ (lạc loài, tha hương) là đặc điểm cơ bản của bộ phận
văn học sáng tác ở nước ngoài và thường gặp với những con người xa xứ khi
đi đến miền đất lạ. Dạng tâm tư này có nhiều cấp độ. Thứ nhất, cảm giác xa
xứ: khi nó tồn tại dưới dạng những rung động riêng lẻ, rời rạc, thoáng qua.
Thứ hai, cảm xúc xa xứ: một quá trình tâm lý xuất hiện khi có sự vật, hiện
tượng của thời gian xung quanh tác động vào con người. Thứ ba, cảm thức xa
xứ: khi những cảm giác xa xứ, lạc loài bám chặt lấy cuộc sống con người,
mang theo những ẩn ức về một không gian thân thuộc, tồn tại trong một
khoảng thời gian tương đối ổn định và trực tiếp chi phối con người về nhiều
mặt thì nó sẽ thành cảm thức xa xứ. Không chỉ vậy, cảm thức xa xứ (tha
hương, lạc loài) còn được đề cập dưới góc độ triết học: Chủ nghĩa hiện sinh
lấy hiện sinh ở mỗi nhân vị là tính thứ nhất, có trước bản chất, tức là cái nhìn
đầu tiên của mỗi con người và của thế giới loài người là nhân vị. Mà nhân vị

chính là hiện sinh của mỗi con người mang một bộ mặt riêng, đặc thù xa lạ
với mọi tính cách phổ quát, nhân vị phải bứt rễ ra khỏi mọi thứ quen thuộc,
mọi thứ phổ biến. Heideger gọi thân phận làm người là một sự ruồng bỏ;
Marcel xem con người như một lữ hành đã hình thành ngay trên quãng đường
phải đi. Trong cuộc sống, con người bị đặt dưới cái nhìn của tha nhân và dưới
cái nhìn ấy con người cũng bị tha hóa Tha hóa cũng là một hệ quả của xa

13
xứ, xa xứ khiến con người rơi vào trạng thái lạc loài, lạc loài với chính mình
khi phải liên tục rời khỏi không gian quen thuộc của cái  này để đến một
không gian xa lạ của cái  khác.
Tóm lại, xa xứ là chỉ sự cô đơn, lạc lõng từ bản thể, vừa là một trạng
thái tâm lý vừa là một dạng tâm tư của con người khi phải rời xa xứ sở quen
thuộc, gắn bó để đi đến một đất nước xa lạ với sự khác biệt về văn hóa, ngôn
ngữ, với mặc cảm tha hương, mặc cảm thân phận
1.2. Cảm thức xa xứ dƣới nhãn quan tâm lý học
Về phương diện tâm lý học, cảm thức xa xứ chính là loại trạng thái
được xuất hiện bởi chính hoàn cảnh xa xứ của con người - rời bỏ những gì
quen thuộc đi tới một vùng đất xa lạ với những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa,
phong tục tập quán. Chính những điều này khiến cho họ rơi vào trạng thái
hoài vọng, những hình ảnh quen thuộc, những kỉ niệm tươi đẹp trong quá khứ
trở đi trở lại ăn sâu vào trong tiềm thức.
Con người phải rời xa quê hương có thể vì hai nguyên nhân: tự nguyện
rời đi hoặc buộc phải rời đi. Vì vậy, có thể quy về hai cơ chế điển hình của
cảm thức xa xứ:
- Tự xa xứ: tức là con người ngay từ xuất phát điểm từ khởi đầu cảm
thấy xa xứ như một định mệnh, không lý giải được.
- Bị xa xứ: là tình trạng được xem xét trong mối quan hệ, tương quan
với hoàn cảnh sống, không gian sống xung quanh. Nó không phụ thuộc vào ý
muốn của con người. Xa xứ do bị cắt rời khỏi không gian thân thuộc cũ đến

một không gian xa lạ, không thể hòa nhập bị loại ra do có sự vênh lệch.
Ở chương      L.X, Vưgốtxki cho rằng

           




14





”.[82]
Trong Văn học Việt Nam đương đại, Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà,
Đoàn Minh Phượng, Thuận là những tên tuổi khá nổi bật. Nếu Phạm Hải Anh,
Lê Minh Hà là hai cây bút thành công ở thể loại truyện ngắn, thì Đoàn Minh
Phượng, Thuận lại viết tiểu thuyết khá đặc sắc. Họ đều là những người con
đất Việt do điều kiện hoặc lý do cá nhân phải rời xa quê hương. Vì vậy, trong
thâm tâm, họ luôn luôn thường trực một nỗi nhớ, một niềm hoài vọng, ăn sâu
vào trong tiềm thức khiến các tác phẩm của họ dù có khác nhau song vẫn gần
nhau ở một tình cảm nhớ thương cố hương - thứ cảm xúc của những con
người xa xứ thật khó diễn tả thành lời.
Tác giả của  cho rằng: 






 
              

 . [82]
Tới một vùng đất mới, những người xa xứ sẽ gặp phải những rào cản về
văn hóa, ngôn ngữ, Để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường
mới, từ đó hòa nhập, gắn bó và đồng điệu với môi trường mới đó, con người
phải có những thay đổi. Với mỗi người lại có một thái độ khác nhau, có người

15
chối bỏ, có người chấp nhận thực tại, có người đôi khi tồn tại cả hai thái độ
trên. Để từ đó, những thân phận người xa xứ lại có những cuộc vượt biên
bằng tinh thần luôn luôn tồn tại nhiều cảm xúc, trong đó có sự nhớ nhung cố
hương, sự nhớ nhung này khiến họ nối được sợi dây liên kết với quê hương,
cộng đồng, gốc rễ. Sự kết nối này đã kết tinh thành thứ cảm xúc của hoài
niệm. Vì vậy, có thể nói cảm xúc và tưởng tượng là ngọn nguồn của nỗi nhớ,
của cảm thức xa xứ.
1.3. Cảm thức xa xứ trong văn học Việt Nam
Cảm thức xa xứ đã có từ rất lâu đời. Đây là loại cảm thức nảy sinh từ
chính hoàn cảnh rời xa quê hương, rời xa mảnh đất mà mình gắn bó. Lịch sử
Việt Nam mang trong lòng nó nhiều biến động. Bởi đất nước chúng ta đã trải
qua rất nhiều cuộc chiến tranh và từng bị đô hộ của đế quốc đã làm đảo lộn
nhiều giá trị, gây ra những cuộc chia lìa, và cảm giác đau đớn chia lìa luôn
luôn thường trực trong lòng người Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện từng
giai đoạn lịch sử khác nhau nên văn học cũng khác nhau và cảm thức xa xứ cũng
biểu hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những
biểu hiện của cảm thức xa xứ trong văn học Việt Nam qua từng giai đoạn.

1.3.1. Cảm thức xa xứ trong văn học dân gian
Cảm thức xa xứ đã có từ rất lâu đời. Nó là cảm giác xa quê hương,

thiếu quê hương, phải rời bỏ nơi mình gắn bó để đi đến một nơi xa lạ. Nó
manh nha từ những bài ca dao trong văn học dân gian.
Đó là cảm giác nhớ nhung những cảnh vật, những món ăn hết sức quen
thuộc bình dị:





16
Hay đó là cảm giác cô đơn, trống trải nhớ mong quê mẹ của một cô gái
đi lấy chồng xa, đau đớn quặn lòng khi nhớ về quê nhà trong những buổi
chiều trên xứ người:


Với văn học dân gian, cảm thức xa xứ chủ yếu là sự nhớ mong được
thể hiện qua những câu ca dao ngắn, song có thể nói đây là giai đoạn đặt nền
móng cho cảm thức xa xứ hình thành và phát triển.
1.3.2. Cảm thức xa xứ trong văn học viết
Tới văn học viết, cảm thức xa xứ cũng theo tiến trình phát triển của văn
học viết mà biểu hiện phong phú hơn.
Trước hết là giai đoạn văn học trung đại, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của
ý thức hệ phong kiến, văn học trung đại đề cao tính trật tự, đề cao chức năng
xã hội “VÝ thức cá nhân luôn bị che khuất, bị
chèn ép. Con người ít có khả năng thể hiện bản thân mình, đồng thời cả cuộc
đời chủ yếu gắn với làng quê và lũy tre làng của mình. Vì vậy, cảm thức xa
xứ ít được biểu hiện phổ biến, nó chủ yếu gắn với những cuộc đi sứ và lưu lạc
của những người làm quan cho triều đình. Trong đó phải kể đến Hồ Nguyên
Trừng - ông chính là nhà văn Việt Nam đầu tiên sáng tác ở nước ngoài. Tác
phẩm còn lại của ông hiện nay là  được sáng tác khi ông

sống lưu lạc ở xứ người – Trung Hoa. Tác phẩm là nỗi thổn thức tự đáy lòng
của một người con xa xứ, là tiếng vọng về Tổ quốc của một trái tim không lúc
nào nguôi nỗi nhớ quê hương. Ông đã gửi gắm hồn mình vào giấc mộng Nam
ông, nỗi khắc khoải bơ vơ nơi đất khách quê người thấp thoáng sau những câu
chuyện về cố hương, ngợi ca những .
Còn Nguyễn Du, không lưu lạc xứ người nhưng ông lại có những lần đi
sứ Trung Quốc. Đứng trên quê người, dường như mọi mối liên hệ đều đứt rời,
không có gì an ủi. Trong  ông viết:


17


 bình an hay không)
Hay trong “Quá Thiên Bình”:


quê nhà

Đây chính là mặc cảm của một khách tha hương, nó còn lớn hơn cả
niềm tự hào của một con người đại diện cho đất nước. Và chỉ những âm thanh
nhỏ bé của cuộc sống hiện thực cũng đủ nhắc ông nhớ đến cảnh ngộ của
mình. Hơn nữa, trong cuộc đời của Nguyễn Du, ông đã phải trải qua rất nhiều
đau khổ, lăn lộn với cuộc đời, lúc nào cũng ám ảnh và sống trong tâm thế của
một kẻ lữ hành trên đường đời vô định. Ông đã bày tỏ trực tiếp về thân phận
lưu lạc của mình. 10 năm gió bụi thi nhân luôn dằn vặt bản thân:



  

Đặc biệt trong  - tập thơ đánh dấu tài năng của Nguyễn
Du trong văn học Việt Nam, cảm thức xa xứ được biểu hiện rõ nét qua thân
phận của nhân vật Thúy Kiều trong 15 năm lưu lạc: Trên kiếp đoạn trường.
Nàng đi đến đâu cũng đều bế tắc, cô độc K
 Rõ nhất là lúc Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích:


 khuya



18
Ti








Nàng Kiều xa xứ, lưu lạc xứ người nàng luôn khắc khoải mong ngóng
về quê cha mẹ, tự dằn vặt bản thân vì mình đã phụ tình chàng Kim, dằn vặt vì
cha mẹ tuổi già mà nàng không chăm sóc, báo hiếu được.
Ngoài Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Du, cảm thức xa xứ còn được thể
hiện trong những bài thơ của Cao Bá Quát. Trong  Cao Bá
Quát viết:
 








Tây D






19

).
Bài thơ ành được sáng tác trong lần Cao Bá Quát phạm
tội. Sau khi được định tội, triều đình tạm tha cho ông và cho đi xuất dương
lấy công chuộc tội, đi sứ sang Tây Phương, chứng kiến sự khác biệt văn hóa
đặc biệt là tình cảm vợ chồng ân ái, nồng đậm ông thấy mình cô độc, phải
sống trong cảnh biệt li. Và ông luôn luôn hoài vọng về những phong tục tập
quán của quê mình và nó càng tha thiết hơn khi ông chứng kiến sự trái ngược
về văn hóa và các mối quan hệ xã hội.
Tiếp theo là giai đoạn văn học hiện đại. Giai đoạn văn học hiện đại
được đánh dấu bằng chặng đường từ những năm đầu thế kỉ XX đến nay.
Trong giai đoạn này xã hội Việt Nam trải qua rất nhiều biến cố lịch sử: bị
Thực dân Pháp đô hộ, Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến chống
Pháp, Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn học cũng theo đó chia thành
nhiều giai đoạn khác nhau có thể kể ra ở đây: văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX đến 1945, văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam từ
1975 đến nay. Mỗi giai đoạn với những đội ngũ sáng tác văn học khác nhau,

thành tựu văn học khác nhau. Và cảm thức xa xứ ở những giai đoạn này cũng
biểu hiện khác nhau:
Đầu tiên là giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX: Đầu thế kỉ XX, phong trào
kháng chiến chống Pháp sôi sục, lớp lớp chí sĩ đã tìm đường cứu nước như:
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Những người này đã chọn con đường cứu
nước của mình bằng việc ra nước ngoài, chí khí của họ cao ngút trời song vẫn
thấp thoáng nỗi cô đơn của những người ra đi đơn độc trên chặng hành trình
gian khổ:
trong 

(Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông – Phan Bội Châu).

20
 là không gian vẫy vùng phỉ chí làm trai. Đó cũng
là không gian mênh mông, xa xôi ngàn dặm khiến  nhận
rõ hơn về sự cô độc của mình
Là giai đoạn giao thời, văn học Việt Nam thế kỉ XX vẫn chưa bứt ra
khỏi quỹ đạo văn học trung đại . Vì vậy chỉ
với một vài tác phẩm của thơ Phan Bội Châu đây là bước chuẩn bị cần thiết
để cảm thức xa xứ trở thành một chủ đề trong văn học ở giai đoạn tiếp theo.
Tới giai đoạn văn học 1930 -1945, thì cảm thức xa xứ được biểu hiện
phong phú hơn, nó không chỉ là cảm giác nhớ mong quê hương mà còn là sự
cô độc, tha hương và cả những khát vọng trở về. Đánh dấu bằng tên tuổi của
các nhà thơ mới như: Xuân Diệu cảm thấy một mình trên chính quê hương
của mình: 
Hay Chế Lan Viên là lữ khách cô đơn trên chính cuộc đời của mình: 
. Là thơ Nguyễn Bính với
35 lần trong 107 bài thơ nói về chia lìa. Trong Luận văn 
, Vũ Mạnh Hải đã chỉ ra
những biểu hiện của mặc cảm này, tha hương cũng là một biểu hiện của xa

xứ. Nhà thơ tự họa mình trong cảnh lưu đày, tha hương như một định mệnh:
. Cung bậc cảm xúc, tâm trạng xa xứ được
nối tiếp không ngừng, nó hình thành, diễn ra trong một quá trình. Khi chia li,
lên đường thì lẻ loi, đơn chiếc: Chân 
(Những bóng người trên sân ga). Khi hành trình kết thúc
đến quê người thì xuất hiện cảm giác bơ vơ 
(Lá thư về
Bắc). Lưu lại quê người khi thời gian đã đủ trải nghiệm lòng mình thì nhận ra
toàn vênh lệch, không thể hòa hợp, không có gì để gắn bó, chỉ thấy vô tình,
tạm bợ nơi đất khách. Xứ mình – xứ người đã trở thành một khoảng cách rất
xa đo bằng nỗi cô đơn không gì bù đắp nổi:


×