Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh (LV01392)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
==========






TẠ THỊ THANH BÌNH






CON NGƢỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN SINH


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trƣơng Đăng Dung








HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất của mình
tới PGS.TS. Trƣơng Đăng Dung - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân tới các nhà khoa học hiện đang làm công
tác nghiên cứu tại Viện Văn học Việt Nam, Phòng Sau Đại học và các thầy cô
giáo trong Khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời thân
yêu đã luôn động viên, khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn này.
Luận văn hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót,
tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Thị Thanh Bình






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, do
PGS.TS Trƣơng Đăng Dung trực tiếp hƣớng dẫn. Kết quả thu đƣợc là hoàn
toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Thị Thanh Bình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CON NGƢỜI CÔ ĐƠN THA
HÓA 11
1.1. Con ngƣời cô đơn và tha hóa từ triết học đến văn học 13

1.1.1. Con người cô đơn và tha hóa trong triết học 13
1.1.1.1. Con người cô đơn 13
1.1.1.2. Con người tha hóa 16
1.1.2. Con người cô đơn và tha hóa trong văn học 19
1.1.2.1. Con người cô đơn 20
1.1.2.2. Con người tha hóa 28
1.2. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp 33
1.2.1. Bối cảnh xã hội sau 1975 và ý thức đổi mới văn học 33
1.2.2. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp 38
Chƣơng 2. CON NGƢỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 45
2.1. Con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 45
2.1.1. Con người cô đơn trong không gian 46
2.1.2. Con người cô đơn trong thời gian 49
2.1.3. Con người cô đơn giữa đồng loại 54
2.2. Con ngƣời tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 63
2.2.1. Con người bị tha hóa 64
2.2.2. Con người thực dụng 67
2.2.3. Con người vô cảm 75
Chƣơng 3. CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON
NGƢỜI CÔ ĐƠN VÀ THA HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
HUY THIỆP 85
3.1. Thủ pháp huyền thoại hóa 85
3.1.1. Khái niệm huyền thoại hóa 85
3.1.2. Thủ pháp huyền thoại trong xây dựng con người cô đơn và tha
hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 87
3.1.2.1. Huyền thoại hóa không gian 89
3.1.2.2. Huyền thoại hóa thời gian 92
3.1.2.3. Huyền thoại hóa những giấc mơ 95
3.2. Ngôn ngữ đối thoại 99

3.2.1. Khái niệm về đối thoại 99
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại trong nghệ thuật xây dựng con người cô đơn 100
3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại trong nghệ thuật xây dựng con người tha hóa 106
3.3. Cách kết thúc truyện 108
3.3.1. Kiểu kết thúc bỏ lửng 109
3.3.2. Kiểu kết thúc nhân vật chính tiếp tục ra đi 111
3.3.3. Kiểu kết thúc bằng cái chết hoặc bất hạnh 114
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời vào những năm đầu của thế kỉ XX. Nó
là một trƣờng phái triết học chủ yếu trong trào lƣu triết học nhân bản phi duy
lí phƣơng Tây hiện đại và đƣợc coi là “khám phá lớn về triết học thế kỉ XX”
[22; tr.38]. Do lấy con ngƣời làm đối tƣợng nghiên cứu, triết học này đã ảnh
hƣởng đến nhiều khuynh hƣớng triết học và văn học nghệ thuật ở phƣơng Tây
trong đó có các tên tuổi lừng danh nhƣ: F. Kafka, J. Sartre, A. Camus…
1.2. Việt Nam là một nƣớc có nền văn học phát triển từ rất sớm. Trong
quá trình phát triển, văn học của nƣớc ta cũng giao lƣu với các nƣớc trong
khu vực và trên thế giới. Chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh đƣợc giới
thiệu ở Việt Nam vào khoảng những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Ở Sài Gòn
và các vùng chiếm đóng của Mỹ, văn học hiện sinh đã thu hút một số lƣợng
khá lớn các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ nhƣ Nguyễn Thị Hoàng, Thanh
Tâm Tuyền, Nhã Ca, Duyên Anh… Nhiều tác phẩm của họ đƣợc viết theo
những luận đề của triết học hiện sinh. Trần Hoài Anh trong Luận án Tiến sĩ
“Lí luận phê bình văn học miền Nam 1954 - 1975” đã nhận xét “Dường như
các phạm trù trong triết học hiện sinh như: hư vô, lo âu, buồn nôn, phi lí, tự

do, tha nhân, nổi loạn, dấn thân… đều được các nhà phê bình xem như một
hệ giá trị ứng dụng vào phê bình văn học” [1; tr.145].
1.3. Quá trình vận động và phát triển của một nền văn học luôn đƣợc
đánh dấu bởi những hiện tƣợng văn học lớn - những cây bút mang khát vọng
cách tân, có công khai phá, mở đƣờng, tạo lập một xu thế mới song số cây bút
tiên phong mở đƣờng không phải là nhiều. Đó phải là những nhà văn nhạy
cảm với cái mới đồng thời dám dũng cảm đứng lên đấu tranh cho cái mới và
đôi khi phải chấp nhận sự cô đơn. Giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975 đặc
2
biệt sau năm 1986 là một giai đoạn văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ gắn liền
với công cuộc đổi mới đất nƣớc. Có sự nở rộ các phong trào nghệ thuật với
các tác phẩm có giá trị. Bên cạnh đó, bƣớc vào thời kì đổi mới, xã hội có
nhiều thay đổi, hiện thực xã hội đặt ra những vấn đề hệ trọng về cuộc sống
của con ngƣời. Văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới cũng có những bƣớc
chuyển mình hết sức rõ rệt. Ý thức cá nhân thức tỉnh sâu sắc ở những ngƣời
cầm bút đã dẫn đến những tìm tòi mới mẻ về tƣ tƣởng, bút pháp, phong cách.
Hàng loạt cây bút mới xuất hiện nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng,…Trong những tên tuổi ấy, Nguyễn Huy
Thiệp đƣợc xem là một “hiện tượng lạ” trên văn đàn Việt Nam thời kì đổi
mới bởi tác phẩm của ông là những khám phá và phát hiện đặc sắc về con
ngƣời trong các mối quan hệ đặc biệt là con ngƣời cô đơn, tuyệt vọng, bơ vơ,
lạc lõng giữa cuộc đời đầy xô bồ và con ngƣời tha hóa, biến chất.
1.4. Kiểu ngƣời cô đơn, lạc lõng xuất hiện trong văn học nhân loại
trƣớc Nguyễn Huy Thiệp rất lâu. Những thập niên 50, 60 của thế kỉ XX, kiểu
ngƣời này trở nên phổ biến trong văn hoc phi lí châu Âu với những kiệt tác
nhƣ: Người xa lạ, Huyền thoại Sisyphe của A. Camus; Hóa thân, Vụ án của
F. Kafka. Đó là những con ngƣời thuộc “thế hệ bỏ đi” (Phạm Xuân Nguyên),
bị ném vào lò lửa của hai cuộc thế chiến trở ra là những con ngƣời lầm lầm, lì
lì, sống không hi vọng, không niềm tin và trở thành xa lạ với tất cả. Ở Việt
Nam, Nguyễn Huy Thiệp gần nhƣ là ngƣời đầu tiên đƣa hình tƣợng con ngƣời

cô đơn vào tác phẩm của mình với cái nhìn mới mẻ và đƣợc thể hiện bằng
những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ
một ngôi nhà bí ẩn, kẻ dừng chân đôi ba phút chỉ thấy đƣợc sự cồng kềnh,
những góc nổi trội và tồi tàn của nó; kẻ nán lại lâu sẽ nhìn thấy bên trong đó
lẩn khuất trong các ngõ ngách là những con ngƣời nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn.
Mỗi thân phận cô đơn trong truyện ngắn của ông giống nhƣ một lát cắt ngẫu
nhiên mang tính quy luật trong đó thấp thoáng bóng dáng của cuộc sống.
3
Cũng nhƣ con ngƣời cô đơn thì con ngƣời tha hóa là một hình tƣợng
nổi cộm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Con ngƣời hiện tại luôn
phải gồng mình lên trƣớc cơn bão của cái mới, của sự cám dỗ. Trong xã hội
đó có không ít kẻ bản lĩnh kém cỏi đã tụt sâu xuống hố đen đạo đức, bán rẻ
linh hồn, nhân cách cho quỷ. Đọc Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi thấy ông đã
lột trần không thƣơng tiếc những bi kịch nhức nhối trong cuộc sống đƣơng
đại đầy xô bồ và ở đó ta thấy một thế giới con ngƣời bị dồn vào tha hóa trở
thành những con ngƣời vụ lợi, toan tính, đầy dục vọng. Và chính điều đó đã
khiến con ngƣời đánh mất lƣơng tri.
1.5. Về vấn đề con ngƣời trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã
có không ít bài viết, công trình nghiên cứu đề cập tới song những bài viết,
những công trình nghiên cứu cụ thể về một kiểu ngƣời nào đó trong truyện
ngắn của ông thì chƣa nhiều. Vì vậy, để góp phần khẳng định tài năng, cá tính
sáng tạo, tâm đức của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xin đề cập đến một khía
cạnh nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của ông qua đề tài “Con người cô đơn và
tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam sau
1975 đến nay
Qua hệ thống tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy vấn đề tâm thức
hiện sinh trong văn học Việt Nam sau 1975 đã trở thành đề tài khá hấp dẫn,
đƣợc giới nghiên cứu, phê bình chú ý.

Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết “Vài đặc điểm của văn xuôi hiện
đại Việt Nam” đã chỉ ra sự xuất hiện những luận đề triết học hiện sinh trong
sáng tác của một số tác giả văn xuôi Việt Nam sau 1975 nhƣ Bảo Ninh,
Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Phạm Thị Hoài…
Ông đã đi đến nhận xét: “Nhà văn hậu hiện đại Việt Nam phải chăng đang
4
làm lại một thứ chủ nghĩa hư vô, phi lý như văn học hiện sinh, văn học phi lý
của J.P. Sartre, A. Camus?” [54]. Qua ý kiến này, tác giả đã hƣớng đến sự
xác lập một dòng văn học chịu ảnh hƣởng của triết học hiện sinh trong văn
học Việt Nam sau năm 1975.
Tác giả Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết “Vài đặc điểm văn xuôi Việt
Nam hiện đại” đã đánh giá cuốn Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh: “Tạ Duy
Anh đã sử dụng khá linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật của chủ nghĩa hiện
sinh trong tác phẩm (như thủ pháp dòng ý thức và có chương xuất hiện lời
thoại kiểu kịch phi lý…). Có thể nói, văn xuôi Việt Nam từ sau cao trào đổi
mới (1986), “Đi tìm nhân vật” chịu ảnh hưởng của văn học hiện sinh, văn
học phi lý rất sâu đậm. Cái thế giới mà tác giả đã dẫn dụ người đọc vào là
một thế giới cực kỳ phi lý, trong đó có những con người cá nhân với nỗi cô
đơn, lạc loài, bị bỏ rơi, là nỗi ám ảnh về sự vong bản và tha hóa một cách
nghiệt ngã” [54]. Với nhận định này, tác giả đã chỉ ra một cách cụ thể những
biểu hiện của tƣ tƣởng hiện sinh trong thế giới nghệ thuật Đi tìm nhân vật
cũng nhƣ các thủ pháp nghệ thuật đƣợc nhà văn sử dụng trong tác phẩm.
Trong bài viết: “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại -
vài nhận xét tổng quan”, Nguyễn Văn Dân cũng nhận xét: Cùng trong tinh
thần tiếp thu kĩ thuật viết văn này còn có truyện “Chín bỏ làm mười” của
Phạm Thị Hoài. Truyện “Chín bỏ làm mười” là truyện chịu sự ảnh hưởng
của truyện “Mười một người con trai” của Kafka. Tuy nhiên đây chỉ là sự bắt
chước về mặt nghệ thuật, cho nên nó vẫn đạt hiệu quả thẩm mĩ nhất định; các
nhân vật trong “Chín bỏ làm mười” thật sự là của Phạm Thị Hoài chứ không
phải của Kafka, chúng là những trạng thái nhận thức của tác giả và mang ý

nghĩa giả thiết triết lí. Đây là một lối viết độc đáo, mới mẻ, ít người sử dụng”
[9]. Tác giả khẳng định, sự ảnh hƣởng nhất định của văn học nƣớc ngoài nói
chung và văn học hiện sinh nói riêng đối với Phạm Thị Hoài.
5
Hòa chung với xu thế, tác giả Thái Phan Vàng Anh tiếp tục nghiên cứu
sự xuất hiện của tƣ tƣởng hiện sinh trong đề tài tiểu thuyết Việt Nam những
năm đầu thế kỉ XXI. Trong bài viết “Con người hiện sinh trong tiểu thuyết
Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI”, tác giả đã hƣớng tới việc định danh cho
những ảnh hƣởng của triết học hiện sinh tới văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI
bằng cụm từ “Cảm thức hiện sinh”. Bên cạnh đó, Thái Phan Vàng Anh đã
khái quát những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong thế giới nhân vật tiểu
thuyết mƣời năm đầu thế kỉ XXI thành các đặc điểm nhƣ: „nổi loạn và hành
trình tìm kiếm tự do, nỗi cô đơn bản thể, chấn thương - cái chết tượng trưng
và hiện sinh tính dục”. [2]
Bên cạnh những đánh giá mang tầm khái quát, còn phải kể đến hàng
loạt các bài viết và luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ đi sâu nghiên cứu và chỉ
ra sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đến sáng tác của một số nhà văn nhƣ
Phạm Thị Hoài, Đoàn Minh Phƣợng, Nguyễn Việt Hà…và đặc biệt là Nguyễn
Huy Thiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi trong bài viết “Ám ảnh hiện sinh trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” đã cho rằng: “Nguyễn Huy Thiệp dường như
đã tiệm cận các nhà lí thuyết hiện sinh chủ nghĩa ở cái lõi nhân bản - trung
tâm hứng thú trong triết học của họ: Con người là một thực thể hiện sinh, nó
tự biết mình là ai, đang ở đâu, cầm và sẽ làm gì” [58]. Tác giả đã có những
phân tích thấu đáo sự ảnh hƣởng của triết học hiện sinh đến thế giới nhân vật
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với những câu hỏi về sự tồn tại của
con ngƣời, nỗi cô đơn bản thể và hàng loạt các phạm trù của chủ nghĩa hiện
sinh. Trên cơ sở đối chiếu những quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh, Tiến sĩ
Nguyễn Thành Thi đƣa đến những điểm tƣơng đồng thể hiện qua tƣ tƣởng và
cách viết của Nguyễn Huy Thiệp và các nhà chủ nghĩa hiện sinh. Đồng thời

tiến sĩ đã khẳng định “Chính Nguyễn Huy Thiệp (cùng thế hệ của anh) đã
6
mang lại một sức sống mới cho chủ nghĩa hiện sinh - một học thuyết tưởng
như đã lỗi thời, già cỗi - trong văn học ở đất nước này” [58].
Đây chính là một gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài.
2.2. Những nghiên cứu về con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả xuất sắc, tiêu biểu của phong trào đổi
mới văn học Việt Nam từ sau năm 1986. Ông viết ở nhiều lĩnh vực nhƣ: kịch,
tiểu thuyết, phê bình văn học, tiểu luận… nhƣng nhắc đến Nguyễn Huy
Thiệp, trƣớc hết phải với tƣ cách là một cây bút viết truyện ngắn rất thành
công. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành
một hiện tƣợng văn học đặc biệt, làm khuấy động cả một bầu không khí sinh
hoạt văn hóa, văn nghệ nƣớc nhà sau những năm đời sống văn học khá yên
ắng. Số lƣợng các bài viết về ông rất lớn.
Tác giả Phạm Xuân Nguyên trong “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” đã khẳng
định: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập
kỉ lục có được nhiều bài viết nhất về các sáng tác của mình, chỉ trong một
thời gian ngắn và có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên
tục, lâu dài. Không chỉ trong nước, cả ngoài nước, không chỉ người Việt, cả
người ngoại quốc”. [44; tr.7]
Tuy nhiên, dù nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Huy Thiệp thế nào đi chăng
nữa thì ta vẫn không thể không thừa nhận rằng: Nguyễn Huy Thiệp là một tài
năng độc đáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển và khởi sắc của văn nghệ
Việt Nam thời kì đổi mới.
Xoay quanh vấn đề Nguyễn Huy Thiệp và các sáng tác của ông chủ yếu
tập trung ở truyện ngắn, đến nay đã có nhiều bài nghiên cứu phê bình của các
tác giả nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Đặng Anh Đào, Phạm Xuân
Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp… Mỗi bài viết là một cách nhìn, một quan điểm,
7

một suy nghĩ và một cảm nhận riêng. Trong giới hạn nhất định, chúng tôi tập
trung vào các ý kiến nổi bật trong các bài viết có liên quan đến mục đích và
phạm vi nghiên cứu của đề tài đã chọn.
Về vấn đề con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lâu
nay cũng có một số bài viết. Khi tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, tác giả Hồ Tấn Nguyên Minh đã nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp khai thác nhiều về kiểu người này để phản ánh một sự thật rằng
khi kinh tế thị trường, văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như
một cơn lốc tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Con người trở nên bơ
vơ, lạc loài vì không thể thích ứng được với nó” [34]. Và “truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có cái cô đơn của những con người mải mê đi tìm điều
thiện, đi tìm cái cao đẹp của cuộc đời” [33].
Tác giả Nguyễn Duy Phú trong bài “Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp và vấn đề con người trong văn xuôi thời kì đổi mới (sau 1985)” đã viết:
“một trong những yếu tố được tác giả quan tâm đề cập đến trong tác phẩm
của mình đó là “hiện tượng con người cô đơn” [47]. Khi tìm hiểu về Tướng
về hưu, GS. Phùng Văn Tửu nhận xét rằng “Tướng về hưu” đã đem đến cho
văn học Việt Nam một “hơi gió lạ” đó là cái cô đơn” [63].
Đi tìm hiểu con ngƣời tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
một số tác giả cũng có những bài viết. Tác giả Phạm Xuân Nguyên trong “Đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp” đã nhận xét: “nhân cách nhân phẩm, đạo đức nhân
sinh quan nói chung bị suy thoái. Đảng viên tha hóa, quần chúng tha hóa,
trung niên, thanh thiếu niên bị tha hóa, cán bộ cũng vậy, nhân dân cũng thế”
[44; tr.420]. Và “Những trang viết của Nguyễn Huy Thiệp đã phản ánh một
thực trạng của xã hội hiện nay, một xã hội mất ổn định, mất cân đối, một xã
hội đang bị tha hóa về tinh thần và đạo đức, bị nhào lộn mọi quan niệm về
nhân sinh, về nhân phẩm con người” [44; tr.427].
8
Nhà nghiên cứu Văn Tâm cũng khẳng định: “Hiện trạng con người bị
tha hóa lần lượt hiện ra trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi

quái đản ghê rợn khiến người đọc rùng mình” [44; tr.300].
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp viết về con ngƣời sống ở khắp
mọi nơi: nông thôn, rừng núi, thành thị. Đó là những “mảnh đất cằn đã làm
cho con người trở nên ti tiện”, “những đố kị, hằn thù, ganh ghét, những định
kiến hẹp hòi và đạo đức giả đã làm thoái hóa bản chất con người lương thiện,
của phần người trong mỗi con người. Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp
méo mó dị dạng cả ngoại hình lẫn tâm hồn” [44; tr.120].
Tóm lại, là một hiện tƣợng văn học, văn chƣơng của Nguyễn Huy
Thiệp không những đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng “chọc
thủng bức màn dửng dưng của công chúng” (Diệp Minh Tuyền) mà còn gây
men cho những cuộc tranh luận đầy hứng thú kéo dài từ bấy đến nay.
Số lƣợng bài viết về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều song
phần lớn đều xoay quanh việc xác định tƣ tƣởng của ngƣời cầm bút để bày tỏ
nhận định của mình về mức độ giá trị của tác phẩm cũng nhƣ cố gắng tìm
cách đánh giá hợp lí hơn về vai trò, vị trí của nhà văn. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu một cách sâu sắc, khoa häc về thế giới con ngƣời trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt là con ngƣời cô đơn và tha hóa cũng nhƣ
nghệ thuật xây dựng hai kiểu ngƣời này theo chúng tôi là rất cần thiết. Mặc dù
đ©y không phải là tác giả đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng song việc tìm hiểu
về tác giả có ý nghĩa không chỉ đối với sự phát triển của tiến trình văn học nói
chung mà còn đối với những vấn đề lí luận, phê bình nảy sinh trong giai đoạn
văn học hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu “Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh”, chúng tôi muốn chỉ ra
9
những ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đến truyện ngắn của tác giả này. Kế
thừa và phát huy những thành tựu trƣớc đó, chúng tôi cố gắng chỉ ra sự đa
dạng về kiểu ngƣời cô đơn và tha hóa nhìn từ tâm thức hiện sinh đồng thời chỉ
ra những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hai loại nhân vật

này của tác giả.
- Từ đó khẳng định những khám phá mới mẻ và sự đóng góp trong cách
nhìn nhận về con ngƣời của Nguyễn Huy Thiệp cho nền văn học nƣớc nhà.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu sơ lƣợc về chủ nghĩa hiện sinh và bằng tri thức của triết học
hiện sinh về con ngƣời cô đơn và tha hóa vận dụng vào phân tích, cắt nghĩa
văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Nghiên cứu các kiểu ngƣời cô đơn và tha hóa nhìn từ tâm thức hiện
sinh trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
- Tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng con ngƣời cô đơn và tha hóa của
Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích
một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hƣởng rõ rệt
của chủ nghĩa hiện sinh trong cuốn “Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn” (2005),
NXB Hội Nhà văn. Đặc biệt luận văn khảo sát các truyện ngắn: Huyền thoại
phố phường (1983), Tướng về hưu (1986), Không có vua (1987), Những bài
học nông thôn (1988), Những người thợ xẻ (1988), Tội ác và trừng phạt
(1990), Con gái thủy thần (1998).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu “Con người cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ tâm thức hiện sinh”, chúng tôi vận dụng kết hợp
các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
10
- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp so sánh
- Các phƣơng pháp và thao tác khác nhƣ: thống kê, phân tích, bình giảng.
6. Đóng góp của luận văn

Hiện nay, ở nƣớc ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Họ đã nghiên cứu truyện ngắn của ông trên rất
nhiều phƣơng diện nhƣ: Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nghệ
thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, … Ở luận văn này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu hình tƣợng con ngƣời cô đơn và tha hóa nhìn từ tâm thức hiện
sinh mà Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rất tài tình trong sáng tác của mình. Tiếp
cận những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ triết học và lí luận văn
học hiện đại, luận văn sẽ diễn giải thông điệp về thân phận con ngƣời mà
Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm trong những tác phẩm của mình. Thêm nữa, luận
văn góp phần giới thiệu một cái nhìn mới mẻ về con ngƣời trong cuộc sống
hiện đại, đồng thời một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn Huy
Thiệp trong sự phát triển của văn học dân tộc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, phần
Nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Chủ nghĩa hiện sinh và con ngƣời cô đơn, tha hóa.
Chƣơng 2: Con ngƣời cô đơn và tha hóa trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.
Chƣơng 3: Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng con ngƣời cô đơn và tha
hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.


11
NỘI DUNG

Chƣơng 1
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ CON NGƢỜI CÔ ĐƠN THA HÓA
Cùng với nhiệm vụ khám phá về thế giới tự nhiên, triết học còn là sự
khám phá về bản thân con ngƣời. Từ khi vừa xuất hiện, con ngƣời đã có nhu
cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh và về chính bản thân. Con ngƣời từ đâu

đến? Xuất hiện trên thế giới này nhƣ thế nào? Mang những trọng trách gì?
Những câu hỏi lớn này đã khiến con ngƣời phải miệt mài và nỗ lực trong quá
trình đi tìm lời giải đáp. Và vấn đề bản thân con ngƣời đã đƣợc đề cập thật sự
sâu sắc trong triết học hiện sinh - một trào lƣu triết học nhân bản phi duy lí rất
nổi tiếng nửa đầu thế kỉ XX.
Trƣớc khi chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện, triết học thiên về tìm hiểu tự
nhiên. Trong khoảng thời gian rất dài, mấy ngàn năm, từ khoảng thế kỉ VIII -
VI (TCN) tới đầu thế kỉ XIX, triết học chỉ tập trung nghiên cứu về các quy
luật tự nhiên, về vũ trụ chứ không quan tâm nhiều đến con ngƣời. Con ngƣời
không phải là đối tƣợng nghiên cứu của triết học, cho nên triết học đó đƣợc
gọi là triết học tự nhiên.
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Bắt
nguồn từ học thuyết của S. Kierkegaard, chủ nghĩa hiện sinh trở thành một
trào lƣu tƣ tƣởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỉ XX. Chủ
nghĩa hiện sinh ra đời là do phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa chạy theo
lợi nhuận tối đa đã đẩy con ngƣời vào tình trạng tha hóa cùng cực, lấy đi của
họ cái vị thế làm ngƣời đích thực. Bên cạnh đó là hệ quả của khủng hoảng
kinh tế 1929 - 1933 khiến hàng triệu ngƣời thất nghiệp cùng với sự tàn phá
khủng khiếp của hai cuộc thế chiến do chủ nghĩa đế quốc gây ra đẩy con
ngƣời vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần. Họ cảm
12
nhận đến tận cùng tính phi lý của sự tồn tại, sự cô đơn, lo âu và mong manh
của kiếp ngƣời. Những tƣ tƣởng hiện sinh có nguồn gốc sâu xa trong sự
khủng hoảng của xã hội phƣơng Tây. Cùng với nó là sự phản ứng trƣớc việc
phƣơng Tây tuyệt đối hóa vai trò của khoa học, sùng bái kĩ thuật, hạ thấp, bỏ
rơi con ngƣời hoặc chỉ quan tâm tới mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn,
đời sống tình cảm của họ. Vào đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây
đã bƣớc sang một giai đoạn mới với nhiều thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp và cách mạng khoa học công nghệ. Ngƣời ta quá đề cao khoa
học kĩ thuật, coi đó là chiếc đũa thần, là biện pháp duy nhất và vạn năng để

giải quyết mọi vấn đề của xã hội. Nhƣng ở thời điểm đó, nó đã sa vào cuộc
khủng hoảng suy đồi do chủ nghĩa duy lí kĩ thuật đã làm phi nhân vị con
ngƣời. Con ngƣời trở thành một yếu tố đơn giản của khoa học kĩ thuật, bị máy
móc hóa nên đã đánh mất hết mọi đức tính của riêng mình và không tồn tại
nhƣ một nhân vị, một cá nhân nữa. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa hiện sinh ra
đời nhƣ một sự khủng hoảng đối lập với chủ nghĩa duy lí. Một số triết gia
hiện sinh tiêu biểu nhƣ: S. Kierkegaard, Karl Jaspers, Friederich Nietzsche,
Gabriel Marcel, …
Triết học hiện sinh là một trào lƣu triết học rộng lớn, gồm nhiều
khuynh hƣớng khác nhau. Tuy nhiên, vƣợt lên mọi sự khác nhau, tất cả các
triết gia hiện sinh cùng thống nhất với nhau ở quan niệm: triết học không phải
là khoa học tìm hiểu những nguyên lí, quy luật của tự nhiên mà là khoa học
tìm hiểu hiện sinh, tìm hiểu đời sống con ngƣời, thân phận con ngƣời. Triết
học hiện sinh đã chia sẻ tôn chỉ triết học này với hai triết thuyết hiện đại khác
là phong trào Mácxit và phong trào nhân vị. “Cả ba triết thuyết hiện đại đều
nhằm một mục tiêu: sinh hoạt con người. Nhưng tùy từng phương diện ngắm,
ba triết thuyết đó đã khác nhau: triết mác xít nhắm con người trong xã hội;
triết nhân vị nhắm con người nhân linh, đồng thời đề cao nhân vị và đề cao
13
những mối giao tiếp xã hội; còn triết hiện sinh chỉ chú trọng đến ý nghĩa đời
sống và tự do cá nhân của mỗi con người” [18; tr.470]. Con ngƣời trong triết
học hiện sinh là con ngƣời độc đáo, cô đơn, luôn nhận thấy những giới hạn và
sự cố gắng vƣợt qua giới hạn. Con ngƣời luôn cố gắng vì nỗi sợ hãi bị lãng
quên, vì tham vọng đƣợc sống trong tim và khối óc kẻ khác nhƣ Dostoevsky
từng nói. Trƣớc giới hạn lớn nhất của đời ngƣời - cái chết, tất cả sự cố gắng
trƣớc đó, dù con ngƣời đạt tới sự viên mãn thì nó cũng không thoát khỏi hƣ
vô khi sánh với cái vô cùng.
Là triết học về nhân vị, tức là về tất cả những gì trong mỗi con ngƣời
đòi hỏi không thể bị đối xử nhƣ một đồ vật, chủ nghĩa hiện sinh xây dựng cho
mình một hệ thống phạm trù khá cụ thể xoay quanh hai vấn đề trung tâm: tính

chủ thể và tính tự do của nhân vị. Đó là các khái niệm: hữu thể (ý thức, hiện
hữu, hiện sinh, cái tự nó, cái cho nó), hƣ vô (không hữu thể), buồn nôn, cô
đơn, lo âu (xao xuyến, liều, tuyệt vọng, thất bại), tha hóa, cái chết, trách
nhiệm, siêu việt (thăng hoa), dự phóng, Thƣợng đế, tha nhân, nhập cuộc (hành
vi) (xem Sơ đồ hệ thống phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh [15; tr.127]. Trong
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin đƣợc tìm hiểu về hai khái niệm: cô đơn
và tha hóa.
1.1. Con ngƣời cô đơn và tha hóa từ triết học đến văn học
1.1.1. Con người cô đơn và tha hóa trong triết học
1.1.1.1. Con người cô đơn
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, cô đơn là “chỉ có một mình, không có
người thân, không nơi nương tựa (cảnh cô đơn, con người cô đơn). [45; tr.202].
Thực ra, cô đơn là trạng thái tâm lí phổ biến của con ngƣời, nó là trạng
thái hoang mang của con ngƣời, lạc lõng và khó chịu khi không có ai ở bên.
Cô đơn là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của đời ngƣời. Hầu hết chúng
ta đều trải nghiệm điều đó trong đời và hầu hết đều e sợ nó. Cốt lõi của sự cô
14
đơn là nỗi sợ bị bỏ rơi, nỗi sợ rằng bản thân cuộc sống dƣờng nhƣ cũng đã
lãng quên mình, cùng với đó là nỗi sợ hãi, cảm giác không ai muốn có mình,
không đƣợc công nhận, không đƣợc thấu hiểu và đồng cảm. Trong cuốn Từ
điển tâm lí học, cô đơn đƣợc định nghĩa là “một trong những yếu tố căn
nguyên tâm lí ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của con người khi ở vào một
tình huống không quen thuộc (bị thay đổi) hoặc hoàn cảnh bị cách ly thực
nghiệm, địa lý, xã hội hay do bị tù, các mối quan hệ trực tiếp với những người
khác bị cắt đứt gây ra những phản ứng cảm xúc cấp tính trong một loạt các
trường hợp xuất hiện sự sốc tâm lí với các biểu hiện chính: lo âu, trầm cảm
và rối loạn thần kinh thực vật”. Có ngƣời lại cho rằng: “Cái cô đơn là đặc
trưng cuối cùng của thân phận con người”.
Con ngƣời là sinh vật duy nhất cảm thấy mình cô đơn và cũng là sinh
vật duy nhất biết tìm đến ngƣời khác. Bản thể của nó - nếu có thể nói về bản

thể khi đề cập đến con ngƣời, sinh vật tự sáng tạo ra mình khi nói “không”
với thế giới tự nhiên - nằm ở một khát vọng mình sẽ đƣợc thực hiện trong kẻ
khác. Con ngƣời là nỗi luyến nhớ và sự tìm kiếm mối giao lƣu. Bởi thế, cứ
mỗi lần con ngƣời cảm thấy chính mình thì khi ấy nó lại cảm thấy nhƣ thiếu
vắng kẻ khác, nhƣ mình đơn côi.
Con ngƣời cô đơn là một trong những nội dung nổi bật của triết học
hiện sinh bởi chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ cuộc khủng hoảng sâu sắc của
một thế giới hoang mang, một thế giới bế tắc, vô lí. Con ngƣời đƣợc mô tả
trong sự tuyệt vọng, nhƣ bị kẹt trong thế giới khách thể mà nó phải dựa vào
đấy để sống. Con ngƣời bị nuốt chửng trong cái thế giới khách quan đó. Họ
tồn tại phi lý, không mục đích, vô vọng. Cô đơn là một trong những khái niệm
thuộc chủ đề về sự tiêu cực, bi quan trong triết học hiện sinh.
Các triết gia hiện sinh coi con ngƣời là một bí mật tuyệt đối chẳng thể
nói đƣợc gì về nó. Vì là một bí mật tuyệt đối nên nó càng trống rỗng, cô đơn
15
và không thể bấu víu vào đâu mà xét đoán nó đƣợc. Không có sự thông cảm
lẫn nhau, nỗi cô đơn của con ngƣời đƣợc các triết gia hiện sinh mô tả nhƣ nỗi
cô đơn tuyệt đối phi lý.
Con ngƣời cô đơn vì tự mình làm nên mình, không sống theo một mẫu
ngƣời nào cả. Ngƣời hiện sinh nhất quán không theo một chuẩn mực nào cả
ngoài chuẩn mực của chính mình. Cái mà con ngƣời phải làm không có ở đâu
hết mà phải sáng tạo ra. Con ngƣời nhƣ chèo chống giữa một đại dƣơng
không trăng, không sao, bị treo lơ lửng trên hố thẳm, bị dồn vào một con
đƣờng đầy vực sâu…chờ một ngày sáng sủa chẳng bao giờ tới. Con ngƣời
phải một mình trong cả hành trình sống của chính mình. Không ai có thể thay
thế tôi đƣợc. Quá trình không ngừng vƣơn lên của con ngƣời để khẳng định
bản ngã độc đáo của chính mình cũng là quá trình vƣơn tới cô đơn tuyệt đối.
Mỗi cá nhân là một thế giới đầy bí ẩn. Kiếp ngƣời sinh ra từ ngẫu nhiên cho
nên đó là một sự bất đắc dĩ. Heidegger gọi thân phận làm ngƣời là “ruồng
bỏ”, Marcel xem con ngƣời nhƣ một lữ hành đã hình thành trên một quãng

đƣờng phải đi. Con ngƣời cô đơn nên càng đau khổ, luôn sống trong tấn bi
kịch của cuộc đời.
Định mệnh của con ngƣời là sống đơn độc, chết cô độc. Mỗi ngƣời đều
mang trên vai mình “sự cô độc bẩm sinh”. Kierkegaard nhấn mạnh đến tuyệt
đối hiện sinh cá nhân. Chúng ta không thể trông chờ, không thể nƣơng nhờ
vào đƣợc vào bất cứ ai mà chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân mình.
Nietzsche đã tự tay tổ chức cái “kinh nghiệm đáng sợ” về sự cô độc tuyệt đối,
đã từ chối không làm “kẻ sống chung với những người chung sống với ông”
và đã tạo cho sự cô đơn không những thành ra một điều kiện bi thiết mà còn
trở thành một nhân đức thật sự. Jaspers thấy sự đau khổ của con ngƣời là
không thể có đƣợc sự cảm thông trực tiếp của tha nhân. Heidegger và Sartre
coi sự cô đơn là cái gì tuyệt đối. Con ngƣời luôn sống trong mối tƣơng quan
16
với những ngƣời khác. Giao tiếp với tha nhân là một quy luật không thể
cƣỡng lại của cuộc sống con ngƣời. Tuy nhiên, cô đơn lại nhƣ một thứ quà
tặng vĩnh cửu cho con ngƣời.
1.1.1.2. Con người tha hóa
“Tha hóa” là một từ đƣợc dùng theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Nói
cách khác, nó là một từ có nhiều khái niệm. Trong đời sống cộng đồng, tha
hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạo đức, nói về những trƣờng hợp ngƣời bị
biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình trƣớc đây.
Trong nghiên cứu khoa học - xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết
học nói về một hiện tƣợng, một quy luật diễn ra trong đời sống xã hội.
Từ điển Tiếng Việt - (Viện ngôn ngữ học), NXB Khoa học xã hội,
1988, định nghĩa tha hóa (động từ) có hai nghĩa: Con ngƣời bị biến thành xấu
đi (bị tha hóa trong môi trƣờng tiêu cực) và biến thành cái khác đối nghịch lại
(trong xã hội tƣ bản, lao động bị tha hóa). Theo Từ điển Triết học - NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, 1987: tha hóa (tiếng Anh: Alienation, tiếng
Pháp: Alie‟nation): tình trạng xã hội trong đó những sản phẩm, quan hệ và thể
chế là kết quả hoạt động của con ngƣời biến thành những lực lƣợng đối lập và

xa lạ với họ, thống trị họ và thù địch với họ.
Một trong những nhà triết học đầu tiên của nhân loại khai sáng ra khái
niệm tha hóa với tƣ cách là một phạm trù triết học đó chính là G.V.I Hegel
(1770- 1831). Trong các tác phẩm Logic học và Hiện tượng học tinh thần,
ông đã chỉ ra vòng tròn tha hóa: tinh thần tha hóa thành giới tự nhiên, giới tự
nhiên tha hóa thành xã hội, xã hội lại tha hóa trở về với tinh thần. Đó là quá
trình “tự tha hóa” (tha hóa tự nhiên, biện chứng) để biến thành cái khác, cái
đối lập, sự phủ định và rồi lại trở về với nguyên bản.
Sau này, Karl Marx đã vận dụng khái niệm tha hóa của Hegel để xem
xét quá trình tha hóa của lao động, lao động bị tha hóa thông qua lăng kính
17
mới. Tha hóa là sự đánh mất giá trị, bản chất thông thƣờng, vốn có của sự vật
- hiện tƣợng, cả trong tự nhiên - xã hội - tƣ duy. Trong đời sống hằng ngày,
tha hóa thƣờng đƣợc xem xét về mặt ý thức xã hội, đặc biệt là về tƣ tƣởng
chính trị, đạo đức, làm cho chúng trở nên khác đi hay biến thành cái khác theo
hƣớng tiêu cực hay bất lợi so với trƣớc đó. Vì vậy, quá trình tha hóa có thể ví
nhƣ một chuỗi mâu thuẫn siêu hình và xu hƣớng phủ định siêu hình, trái với
quy luật phát triển chính của nó. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu so với chính
nó trƣớc đây (vốn có) thì bất lợi, thoái triển, nhƣng ngƣợc lại, nếu so với
những cái khác nó trƣớc đây (nhất là cái đối lập, thù địch…) thì nó có thể là
bƣớc “phát triển” có lợi. Quá trình tha hóa sẽ bị coi là xấu xa, tội lỗi, đáng lên
án và chối bỏ với chính nó hoặc đồng minh và đồng chí của nó trƣớc đây,
nhƣng lại trở thành tốt đẹp, thăng hoa, đáng ca ngợi và đƣợc chào đón bởi đối
thủ và kẻ thù của nó. Hay nói cách khác, quá trình tha hóa sẽ làm cho nó ngày
càng xa đồng minh, đồng chí, trong khi lại ngày càng gần đối thủ; làm cho
con ngƣời có xu hƣớng đối lập với chính mình hoặc những gì đã thiết thân với
mình trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm hiện sinh, tha hóa có nghĩa là sự đánh mất bản sắc, sự
hòa tan cái tôi độc đáo của mỗi cá nhân vào trong cái tập thể vô danh, mơ hồ
và trừu tƣợng…Cái khối ngƣời chung chung, không bản sắc ấy, Kierkegaard

gọi là đám đông, Nietzsche gọi là bầy đàn, còn Heidegger gọi là cái ngƣời ta.
Các triết gia hiện sinh cho tha hóa là một hiện tƣợng vĩnh viễn của loài
ngƣời mà nguyên nhân của nó nằm ngay trong bản chất các mối quan hệ xã
hội. Họ còn cho rằng, tha hóa là cảm tính đau khổ thất vọng về đời ngƣời, bắt
nguồn sâu xa từ cảm tính vong thân. Cảm tính vong thân là cảm tính đánh mất
mình. Mình trở thành xa lạ với bản thân mình và sống phụ thuộc vào cái khác
không phải mình. Cảm tính vong thân đƣợc các triết hiện sinh coi là một tình
trạng thuộc bản chất của mọi hiện sinh thể. Họ cho rằng trong đời sống của
18
mỗi hiện sinh, trong sự tiếp xúc của nó với ngƣời khác, với vũ trụ và thế giới
đồ vật thƣờng xuyên xảy ra việc những thực thể này chà đạp, che lấp cái tôi
chủ thể, khiến cho chủ thể này bị vong thân. Các thực thể ấy đã cuỗm mất cái
tôi đích thực của tôi, làm cho tôi trở thành xa lạ đối với tôi, đối lập với tôi.
Con ngƣời luôn đứng trƣớc nguy cơ bị phóng thể, biến thành kẻ khác. Sự tha
hóa của con ngƣời có một nguyên nhân là tha nhân. Dù thế nào thì ngƣời hiện
sinh vẫn phải sống, quan hệ với những ngƣời xung quanh. Những ngƣời xung
quanh đó đƣợc chủ nghĩa hiện sinh gọi là tha nhân. Sự tiếp xúc với tha nhân,
với thế giới bên ngoài làm rơi mất những gì có trong bản tính tôi, đồng thời
những yếu tố từ tha nhân, từ ngoại giới lại ăn nhập vào tôi. Điều này liên tiếp
diễn ra. Do vậy, con ngƣời không thể điều khiển đƣợc cuộc đời đầy ngẫu
nhiên của mình. Bởi vì tha nhân hiện hữu cho nên tôi phải sống với hiện hữu
của họ, nghĩa là chia sẻ những dự phóng, những cảm tính của họ. Nói đến tha
nhân là nói đến sự liên thông của các ý thức. Đi theo hiện tƣợng học của
Husserl, nhà hiện sinh cho rằng có thể nắm trực tiếp ý thức của tha nhân bằng
sự liên thông của những ý thức. Husserl cho rằng, nhận thức tha nhân không
phải nhƣ nhận thức một đồ vật, bởi vì nó là “ngƣời khác”. Husserl gọi sự liên
hệ giữa cá nhân là tinh liên chủ thể, nghĩa là mỗi ý thức đều có hƣớng không
còn hiện hữu nhƣ một con ngƣời mà là hiện hữu với, sống với kẻ khác trong
một cộng đồng những nhân vị chứ không phải chỉ riêng cá nhân.
Xét trên phƣơng diện nhân sinh nói chung thì tha hóa là một trong

những vấn đề phi lý nhất của cuộc sống, vì phải qua những ngƣời khác, cá
nhân mới biết ƣớc muốn và thỏa mãn về mình. Nếu đủ khả năng để nhốt kín
bản thân trong cô độc, trong tự do cá nhân, con ngƣời cũng không thoát đƣợc
cảm giác lƣu đầy, cho nên, tha hóa đƣợc coi là sự phi lý mà kiếp ngƣời không
thể né tránh.
Tóm lại, cô đơn và tha hóa là hai trong số các khái niệm thuộc chủ đề
về sự tiêu cực, bi quan của triết học hiện sinh. Cuộc sống là một thảm kịch, là
19
phi lý, là tầm thƣờng, là hƣ vô cho nên rất đáng buồn nôn. Con ngƣời ở đó cô
đơn, bị tha hóa nên bệnh của con ngƣời là buồn, là lo âu, xao xuyến, không
tránh khỏi thất bại, đắng cay. Ở mức độ khác nhau, các triết gia hiện sinh đều
mô tả định mệnh này và nó cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong văn học hiện sinh.
1.1.2. Con người cô đơn và tha hóa trong văn học
Triết học hiện sinh ngay từ khi mới ra đời đã nhanh chóng ảnh hƣởng
sâu rộng và trở thành một trào lƣu rầm rộ trong những năm từ 1945 - 1960 tại
phƣơng Tây. Triết học hiện sinh gắn bó mật thiết với văn học hiện sinh bởi
triết học hiện sinh dùng văn nghệ làm phƣơng tiện để truyền tải tƣ tƣởng triết
lý. Những triết gia hiện sinh tiêu biểu đồng thời cũng là những nhà văn lớn
nhƣ A. Camus, J.P.Sartre…Họ lấy triết lí của triết học hiện sinh làm hạt nhân.
Vì vậy, văn học hiện sinh trở nên sâu sắc và thực sự trở thành phƣơng tiện
hữu hiệu để chuyển tải triết học hiện sinh đồng thời văn học hiện sinh còn
đƣợc coi là một bộ phận của triết học hiện sinh.
Văn học hiện sinh ra đời trong khoảng thời gian từ 1940 - 1960, thời
gian mà triết học hiện sinh có ảnh hƣởng rộng lớn, sôi động nhất. Sau chiến
tranh thế giới thứ hai, trên cái nền chung đau thƣơng, tâm trạng con ngƣời sa
vào hoang mang, hoài nghi đến tột cùng. Triết học hiện sinh có môi trƣờng
thuận lợi, màu mỡ để phát triển thì văn học hiện sinh cũng xuất hiện. Tuy
nhiên thật khó xác định mốc chính xác văn học hiện sinh bắt đầu từ bao giờ
bởi nó bắt rễ khá sâu xa trong cội nguồn văn học phƣơng Tây. Văn học hiện
sinh xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng nhƣ: F.Kakfa, A. Camus, Simond

de.Beauvoir…Văn học hiện sinh cũng rộng lớn và phức tạp nhƣ triết học hiện
sinh với nhiều tƣ tƣởng, nhiều nhánh rẽ lắm khi rất khác nhau. Tuy nhiên,
điểm chung nhất của văn học hiện sinh là “Không ca ngợi Chân - Thiện - Mĩ
xa xôi, không lí tưởng hóa cuộc đời, cũng không tả chân những cái vụn vặt,
nhưng muốn vạch trần ý nghĩa của cuộc nhân sinh cùng với những thảm cảnh
20
của con người đã phản tỉnh mà đồng thời lại chưa hiểu được cái sống và cái
chết của mình có ý nghĩa gì không”. [18; tr.114]
Cũng nhƣ triết học hiện sinh, văn học hiện sinh dành sự quan tâm đặc
biệt đến thân phận con ngƣời. Tâm thức hiện sinh là những ám ảnh về mặt
tâm lí của nhân vật đƣợc nhà văn thể hiện thông qua những lo âu về thân phận
con ngƣời trƣớc sự đổ vỡ những giá trị tinh thần của thời đại và những trăn
trở, suy tƣ của con ngƣời để vƣợt thoát khỏi trạng thái hoang mang đó. Con
ngƣời ngẫu nhiên xuất hiện, ngẫu nhiên bị ném vào một thế giới hoàn toàn xa
lạ, để nếm trải cái phi lý của đời sống và buộc phải tự mình lựa chọn, tự phải
quyết định lấy đời sống của bản thân.
Chủ nghĩa hiện sinh làm phong phú thêm tinh thần triết lí của văn học
phƣơng Tây “Văn học hiện sinh gồm những tác phẩm văn học thể hiện những
phạm trù hiện sinh: cái phi lý, buồn nôn, tự do, dấn thân, …Một lớp nhà văn
đông đảo đã phát biểu tư tưởng triết học của mình thông qua truyện, kí, tiểu
thuyết, kịch. Vì vậy, văn học hiện sinh được phổ biến rộng rãi, không những
trong giới trí thức, sinh viên mà cả trong những người chưa hề tiếp xúc với
triết học” [42; tr.265]. Nhƣ vậy, có thể tìm thấy trong văn học hiện sinh hầu
hết những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh nhƣ: đời ngƣời vô nghĩa và
phi lí; con ngƣời cô đơn trong thế giới đầy xa lạ và thù địch; sự buồn nôn
trong cuộc sống tầm thƣờng, tẻ nhạt; cổ vũ con ngƣời dấn thân và hành động,
giành lấy tự do cá nhân…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin
chỉ tập trung vào hai nội dung của văn học hiện sinh là con ngƣời cô đơn và
tha hóa.
1.1.2.1. Con người cô đơn

Cô đơn là đề tài quen thuộc của mọi nền văn học từ xƣa đến nay đặc
biệt trong văn học phƣơng Tây. Ta có thể thấy đề tài này hiện hình trong
nhiều tác phẩm và trong mỗi con ngƣời. Có thể kể từ thời phục hƣng nhƣ Don

×