Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vấn đề tiếp nhận phóng sự vũ trọng phụng (LV01396)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






HOÀNG TRUNG SÂM








VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN
PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM













HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






HOÀNG TRUNG SÂM






VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN
PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG





Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔN THẢO MIÊN






HÀ NỘI – 2014

LỜI CẢM ƠN

 hoàn thành lua mình, em xin gi li ci
Ban Giám hiu, Phòng Sau i hc, Khoa Ng i hm
Hà No mu kin thun l em hoàn thành tt khóa hc ca

 lòng bii toàn th các thy cô giáo trong
ng dng dn tn tình cho em trong quá trình hc tp
tng.
c bit, em xin bày t lòng bic ti cô giáo PGS. TS. Tôn
Thc ting dn tng viên em trong sut
quá trình thc hin lu
Cui cùng, tôi xin trân trng c    n bè   ng
nghing viên, khuyn khích tôi trong sut thi gian hc tp và hoàn
thành bn lu
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2014
Học viên



Hoàng Trung Sâm



LỜI CAM ĐOAN

ng s liu và kt qu nghiên cu trong lun v
là trung thc và không trùng lp v 
rng mi sc thc hin luc c
thông tin trích dn trong luc ch rõ ngun gc.
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Học viên



Hoàng Trung Sâm



























MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU


1

3

8

8

9
a lu
9

9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I: Khái quát lý thuyết tiếp nhận và tình hình tiếp
nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng  
10

10

10
1.1.2. 
13

13

15
1.1.3 
18
1.1.3.1. á trình

sáng tác -  
19
1.1.3.2.  
20
1.1.3.3. 
22
 
26
  
26
 
26
1.2.1.2. 
28
 
29
1.2.2.1. Giai  1930  1945 
29
1.2.2.2. Giai  1945  1985 
31
1.2.2.3. Giai  1986  nay 
32
Chƣơng 2: Vấn đề phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo
34










trong phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận 
2.1. V 
34

34
 
35
2.1.1.2.  
37

40
2.1.2
42
2.2. Giá 
45
 
45
 
48

54
Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện trong phóng sự Vũ Trọng
Phụng nhìn từ quá trình tiếp nhận
68
 
68


75
 
82

83

86
PHẦN KẾT LUẬN
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trước đây, trong nghiên cứu phê bình văn học tồn tại một quan
niệm: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm. Họ cho rằng: ý tưởng
của người nghệ sĩ là nòng cốt, là “chỉ dẫn của Chúa” để soi đường cho những
tín đồ văn chương mải miết đi tìm chân lí; tiếp nhận được xem như một nỗ
lực phóng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tác phẩm, truy tìm ánh xạ tâm hồn nhà
văn trong bề mặt ngôn ngữ, văn bản. Theo quan niệm đó, phê bình văn học cố
gắng lần tìm theo lối người viết đã đi để dựng lại một tác phẩm văn học duy
nhất trong ý đồ sáng tạo. Hướng nghiên cứu phổ biến và lí tưởng một thời là
tiếp cận trực tiếp với tác giả, khai thác địa đồ nhà văn đã phác thảo, lí giải tác
phẩm bằng chỉ dẫn trực tiếp.
Quan niệm này đã xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tác giả trong việc hình thành nên
tác phẩm xong đó không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để ta cần
chú ý khi nghiên cứu tác phẩm. Bởi, có một vấn đề đặt ra: làm cách nào để
tìm hiểu các tác phẩm khuyết danh, các sáng tác của các nhà văn không đồng
thời với chúng ta hay nhà văn đã mất? Nếu tác giả không để lại bất kì chỉ dẫn

nào ngoài văn bản thì có nghĩa chiếc chìa khoá đi vào văn bản mãi mãi bị vùi
lấp.
Mỹ học tiếp nhận hiện đại cho rằng: tác phẩm văn học chỉ ra đời trong
quá trình gặp gỡ, tiếp xúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả. Xem “tác phẩm
văn học như là một quá trình” (Trương Đăng Dung), các nhà nghiên cứu văn
học đã phục nguyên vai trò của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học. Họ
cho rằng vòng đời của tác phẩm văn học luôn có mối quan hệ qua lại giữa các
khâu sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận. Từ xưa đến nay, không phải mỗi nhà
văn xuất hiện, mỗi tác phẩm văn học ra đời là ngay lập tức khẳng định được
2
giá trị trong lịch sử văn học, mà sự sống của tác phẩm văn học “chỉ thực sự
bắt đầu khi trải qua quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ về tác phẩm của người đọc.
Văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi người đọc xuất hiện”.
Đề cao vị thế của độc giả, tiếp nhận tác phẩm từ hoạt động của người
đọc là bước tiến của lý luận văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Jean-
Paul Sartre đã nói: “Tác phẩm như một con quay kỳ lạ, chỉ có thể xuất hiện và
vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể gọi là
sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp
tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ là những vệt đen trên giấy trắng”. GS. Nguyễn
Lai trong bài viết “Về quá trình tiếp nhận văn học” có đưa ra một luận điểm
quan trọng: “Nói đến quá trình tiếp nhận văn học, thoạt tiên ta nghĩ ngay tới
“sản phẩm” được làm ra. Theo cách đó, sản phẩm chưa qua tay người tiêu
dùng thì mới ở dạng tiềm năng. Do vậy, năng động chủ quan của người tiếp
nhận là cánh cửa đầu tiên để ta có thể đi vào ngôi nhà tạo nghĩa của quá trình
tiếp nhận văn học”.
Như vậy, trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay, vai trò của tác
giả không còn giữ địa vị thống trị như trước đây; tư duy lý luận văn học hiện
đại đã nhận ra vai trò quan trọng của văn bản nghệ thuật như là trung tâm tạo
nghĩa. Tác phẩm chính là kết tinh tư duy nghệ thuật của tác giả nhưng đồng
thời cũng là một thực thể văn hoá xã hội khách quan. Nó có đời sống và sinh

mệnh độc lập với nhà văn ngay từ khi ra đời. Ðối với tác phẩm văn học, sự
tiếp nhận của người đọc là khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo. Lịch sử tác
phẩm văn học sở dĩ có được, một mặt do giá trị của chính tác phẩm, mặt khác
là do sự tiếp nhận sáng tạo và năng động của công chúng.
Có thể khẳng định, người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác
văn học. Tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được người đọc tiếp
3
nhận và chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của nó; nghĩa là, chỉ khi
được người đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo của nhà văn mới hoàn tất.
1.2. Vũ Trọng Phụng tuy có thời gian sáng tác không dài song ông đã
khẳng định được tài năng nghệ thuật độc đáo của mình và để lại nhiều tác
phẩm tiêu biểu ở nhiều thể loại; đặc biệt ông đã góp công lớn trong việc hiện
đại hóa thể loại phóng sự khi mới được hình thành trong văn học Việt Nam.
Ông đã sáng tác những thiên phóng sự nổi tiếng, dung chứa một hiện thực
mang tầm khái quát cao, có giá trị tố cáo sâu sắc đời sống xã hội đương thời
và cho đến nay nó vẫn “đang giữ địa vị đỉnh cao mà nhiều nhà phóng sự hiện
thời luôn học hỏi và chưa dễ vượt qua về nhiều phương diện” (Hồ Thế Hà).
Tuy nhiên, trong diễn trình tiếp nhận tác phẩm của ông, vẫn còn tồn tại nhiều
cách nhìn, cách đánh giá về thể loại phóng sự, cũng như chưa có một công
trình thật sự quy mô, giúp người đọc có cái nhìn tổng hợp về những sáng tác
này của ông.
1.3. Trong chương trình sách giáo khoa được giảng dạy ở nhà trường
phổ thông hiện nay, học sinh chỉ được tiếp nhận Vũ Trọng Phụng qua thể loại
tiểu thuyết. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm về phóng sự Vũ Trọng Phụng là điều
cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn về một tài năng lớn của trào lưu hiện
thực trong văn học Việt Nam.
Từ những lý do đó, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Vấn đề tiếp nhận
phóng sự Vũ Trọng Phụng” để nghiên cứu nhằm tổng kết, đánh giá những
quan điểm tiếp nhận của giới nghiên cứu, phê bình về những tác phẩm đã làm
nên danh tiếng của “ông vua phóng sự đất Bắc”.

2. Lịch sử vấn đề
Trong sự nghiệp cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo nhiều cuốn tiểu
thuyết làm vinh dự cho lịch sử văn học nước nhà và những tác phẩm phóng sự
nổi tiếng được bao thế hệ nhà văn và độc giả ngưỡng mộ. Chỉ chừng năm
4
năm, nhà văn liên tiếp cho ra đời bảy phóng sự lớn gây xáo động cả làng báo
vốn rất sôi nổi đương thời. Các tác phẩm này đã nhanh chóng đưa Vũ Trọng
Phụng lên đỉnh cao vinh quang, vượt lên những cây bút vốn được nhiều độc
giả hâm mộ trước đó: Tam Lang, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình
Lạp, Thạch Lam
Trong cuốn “Tiếng cười Vũ Trọng Phụng” (xuất bản năm 2002)
Nguyễn Quang Trung đã thống kê: đã có khoảng hơn hai trăm bài tiểu luận
văn học cùng nhiều cuốn sách, chuyên đề, luận văn, luận án nghiên cứu về
Vũ Trọng Phụng. Từ bấy đến nay với khoảng thời gian bốn năm, chắc chắn
đã có thêm một số lượng bài viết nghiên cứu về nhà văn họ Vũ. Điều này
phần nào khẳng định được chỗ đứng và những cống hiến đặc biệt của Thiên
Hư Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn học, khẳng định mối quan tâm đặc
biệt của giới nghiên cứu giành cho ông. Đúng như Nguyễn Quang Trung
khẳng định “dẫu là một viên ngọc còn tỳ vết, hiện tượng Vũ Trọng Phụng vẫn
nổi lên như một niềm tự hào, một mời mọc khó cưỡng” [44,14].
Riêng nghiên cứu thể loại phóng sự của Vũ Trọng Phụng, do phạm vi
của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện trình bày tất cả các
công trình theo trình tự thời gian từ đầu cho đến nay, mà chỉ cố gắng điểm
diện những bài viết nổi bật của một số tác giả đã có những đóng góp nhất định
trên hành trình tìm hiểu thể loại sở trường này của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Nguyễn Đăng Mạnh – một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về
phóng sự khi viết lời giới thiệu “Tuyển tập Vũ Trọng Phụng” đã có những
đánh giá chân xác về phong cách, giá trị văn chương và quá trình chuyển biến
trong tư tưởng của Vũ Trọng Phụng ở ba giai đoạn sáng tác, đồng thời bày tỏ
sự “nâng niu” với những thiên phóng sự của Thiên Hư bởi chúng có “giá trị

phê phán xã hội mạnh mẽ”, “góc cạnh, sắc sảo rất Vũ Trọng Phụng” [17,42].
5
Lê Tràng Kiều tự tin với lời khẳng định Vũ Trọng Phụng cùng Tam
Lang Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ Bằng “là ba nhà văn tả thực và cũng mở đầu
cho nghề phóng sự ở nước ta” [42,316].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoài Thanh là một trong những tác giả có
nhiều bài nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng trên nhiều phương diện khác nhau:
nghệ thuật tiếp cận hiện thực, ngôn ngữ, nhân vật
Chuyên luận “Tiếng cười Vũ Trọng Phụng” của Nguyễn Quang Trung
lại đi vào khám phá tiếng cười của Thiên Hư xuất phát từ thế giới quan “vô
nghĩa lí” với mục đích nâng tiếng cười lên tầm vóc triết lí, coi đó như một
“điểm tựa” để nghiên cứu tính chỉnh thể trong thế giới nghệ thuật Vũ Trọng
Phụng. Đồng thời, chuyên luận cũng chứng minh: Vũ Trọng Phụng vừa tiếp
thu vừa đổi mới tiếng cười văn học dân gian nên tiếng cười của ông vừa rất
dân tộc vừa rất hiện đại, tất cả thống nhất tạo nên phong cách nghệ thuật
không thể trộn lẫn của Vũ Trọng Phụng.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số luận án nghiên cứu hết sức công
phu của các tác giả: Trần Đăng Thao, Nguyễn Văn Phượng
Trong luận án Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn học
Việt Nam hiện đại, trong lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết tác giả Trần Đăng
Thao đánh giá Vũ Trọng Phụng có “khả năng khái quát, tưởng tượng với sức
mạnh phi thường, có sức tổng hợp cao, một khả năng chiếm lĩnh hiện thực
rộng lớn và nhanh nhạy, khả năng ấy được biểu hiện rõ nét làm nên những
đặc sắc cho phóng sự của ông”. Tác giả đã phân tích, lí giải những đặc sắc của
phóng sự Vũ Trọng Phụng. Chân dung của Vũ Trọng Phụng hiện lên thật trọn
vẹn. Đó là nhà văn phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc với trình độ nghệ thuật
cao. Qua những trang phóng sự ông đã phơi bày cuộc sống đau thương của xã
hội, chỉ ra quy luật tha hóa của con người trong đời sống thành thị thực dân
phong kiến … Những điều đó thể hiện nghệ thuật tiếp cận hiện thực độc đáo,
6

sắc sảo, linh hoạt từ góc độ cơ cấu tổ chức nghề nghiệp đến việc đột nhập xã
hội từ phía sau, từ gan ruột của nó ở một nhà phóng sự tài ba. Tác giả cũng
chỉ ra khả năng tổ chức tình huống, xây dựng và dẫn dắt tình tiết, dựng đối
thoại trong nghệ thuật phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
Qua những thống kê trên, chúng ta nhận thấy các nhà nghiên cứu đã chỉ
ra được những đặc sắc trong phóng sự của nhà văn họ Vũ. Các ý kiến hết sức
đa dạng, đi vào tìm hiểu nhiều phương diện và nhìn chung đó là những ý kiến
xác đáng, có khả năng thuyết phục độc giả. Các nhà nghiên cứu chủ yếu đi
vào các vấn đề như: nghệ thuật tiếp cận hiện thực, ngôn ngữ, nhân vật trần
thuật
Khi bàn về khả năng tiếp cận hiện thực trong phóng sự Vũ Trọng
Phụng, chúng ta cũng cần nhắc đến những ý kiến của Nguyễn Hoài Thanh
và Lê Dục Tú.
Nguyễn Hoài Thanh đi sâu nghiên cứu “Nghệ thuật tiếp cận hiện thực
trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng” và đã phân tích nó ở góc độ cơ cấu tổ
chức, góc độ nghề nghiệp, kỹ nghệ và ở một vài một điểm nhìn khác, từ đó đi
đến kết luận: chính sự sáng tạo trong phương thức tiếp cận hiện thực của Vũ
Trọng Phụng đã làm cho “vấn đề nổi bật và sâu sắc hơn” [42,334].
Lê Dục Tú khi khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật viết phóng
sự trong bài viết “Ký Việt Nam giai đoạn 1900-1945” cũng đã có sự gặp gỡ
với Hoài Thanh khi chỉ ra được cách tiếp cận hiện thực đa dạng trong phóng
sự Vũ Trọng Phụng: “Lúc thì nhìn từ phía bên trong (Lục sì, Kĩ nghệ lấy Tây),
lúc thì nhìn từ phía sau – từ phía “cổng hậu” (Cơm thầy cơm cô), lúc thì được
nhìn trên diện rộng (Một huyện ăn tết) ” [6,391].
Nhận xét về nhân vật trần thuật, chúng ta thấy xuất hiện nhận định của
Hoàng Ngọc Hiến khi ông đồng tình với ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh và
7
khẳng định: “Vũ Trọng Phụng đã tạo được nhân vật trần thuật có giọng điệu
rất riêng” [10,23].
Bên cạnh đó, còn phải kể đến ý kiến của Văn Tâm. Tác giả đã tỏ ra hết

sức khéo léo khi phân tích công năng lợi hại của thể ký để từ đó rút ra nhận
định: “Ở tất cả các tác phẩm phóng sự, Vũ Trọng Phụng đều nhất thiết cho
nhân vật tường thuật “tôi” có mặt, thậm chí sớm xuất đầu lộ diện để nhanh
chóng khẳng định với độc giả, những sự việc và con người được phản ánh,
miêu tả, tái hiện trong phóng sự là chính do Vũ “tôi” “mắt thấy tai nghe”
[31,12].
Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà khi tiếp nhận phóng sự của nhà văn họ Vũ
cũng có một ý kiến đáng lưu tâm. Ông đã sắc sảo khi khẳng định: “Vũ Trọng
Phụng là người nhập vai nồng nhiệt với tư cách nhân vật “tôi”để bình luận,
phân tích, mổ xẻ tận cùng bản chất của vấn đề, để tố cáo cái ác và cảm tính,
kêu gọi sự hoàn lương của con người. Cái tôi của Vũ Trọng Phụng được thể
hiện cạn kiệt, đầy tính nhân bản cao cả” [46,250].
Đề cập đến ngôn ngữ trong phóng sự Thiên Hư, bài viết của Tôn Thảo
Miên hay luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Phượng có thể xem là những nhận
định rất đáng tham khảo. Tác giả Tôn Thảo Miên trong Lời giới thiệu “Vũ
Trọng Phụng toàn tập” (Tập 1) đã khái quát về văn nghiệp của Vũ Trọng
Phụng, trong đó nhấn mạnh thành tựu của nhà văn trên bình diện ngôn ngữ:
“Ông là một trong những nhà văn góp phần đáng kể vào việc hiện đại hoá văn
xuôi quốc ngữ” [21,36].
Tác giả Nguyễn Văn Phượng qua luận án“Ngôn từ nghệ thuật của Vũ
Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết” không những đi vào khảo sát
nhịp điệu câu văn mà còn chỉ ra và gọi tên được những lớp ngôn từ đặc biệt
trong phóng sự của Thiên Hư: ngôn từ giễu nhại, phản lãng mạn; ngôn từ dục
8
tính và đặc tả thân xác; ngôn từ cường điệu, phóng đại để huỷ diệt, triệt hạ;
ngôn từ đối thoại cá thể hoá, độc thoại nội tâm và phức điệu.
Như vậy, vấn đề phóng sự của Vũ Trọng Phụng thực ra đã được nhiều
tác giả có tâm huyết đề cập đến từ lâu. Tuy nhiên, chúng chưa được nói đến
một cách có hệ thống mà mỗi tác giả thường chỉ xoáy sâu vào một khía cạnh,
một biểu hiện nhất định. Do đó, luận văn của chúng tôi khai thác, tổng hợp

quá trình tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học nước
nhà.
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy: chưa có một
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tiếp nhận phóng sự của Vũ
Trọng Phụng. Phần lớn là các sách sưu tầm, biên tập lại những tác phẩm
phóng sự hoặc những bài viết trên báo, tạp chí hay những công trình, bài viết
nghiên cứu về từng tác giả. Thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu về vấn đề
tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng là một việc làm hết sức cần thiết và
có ý nghĩa.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn khảo sát những cách tiếp nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng
từ đó hệ thống hóa các khuynh hướng tiếp nhận của công chúng theo trình tự
thời gian. Đồng thời, tiếp thu ý kiến, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê
bình xác lập quan điểm khách quan về một số phương diện nội dung và nghệ
thuật của thể loại phóng sự trong sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng,
khẳng định vị trí và đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với quá trình hiện đại
hóa văn học dân tộc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là vấn đề tiếp nhận phóng
sự của Vũ Trọng Phụng qua các tác phẩm phóng sự tiêu biểu của ông, đó là
9
các tác phẩm: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm
cô (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938).
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các bài viết của
các nhà nghiên cứu lý luận phê bình, các luận văn, luận án nghiên cứu về
phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để luận văn có thể triển khai một cách khoa học, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử.

- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu có hệ thống các ý kiến và các khuynh hướng tiếp
nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng trên phương diện nội dung và nghệ thuật
biểu hiện.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát lý thuyết tiếp nhận và tình hình tiếp nhận phóng
sự Vũ Trọng Phụng
Chương 2: Vấn đề phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo trong phóng
sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ lịch sử tiếp nhận.
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn
từ quá trình tiếp nhận.

10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN
VÀ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
1.1. Khái quát lý thuyết tiếp nhận
1.1.1. Khái niệm tiếp nhận văn học
Tiếp nhận là hoạt động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp.
Trong giao tiếp văn học từ trước đến nay, quan hệ giữa người đọc với tác
phẩm thường được gọi bằng các từ “đọc”, “cảm thụ”, “thưởng thức”, “phê
bình” Lí thuyết tiếp nhận đề xuất khái niệm “tiếp nhận văn học” nhằm chỉ
phương diện chủ động của người đọc trong việc lựa chọn thông tin, sáng tạo ý

nghĩa của tác phẩm. Với khái niệm này, vai trò của người đọc được đặt lên
hàng đầu.
Tiếp nhận văn học là một khâu quan trọng trong toàn bộ hoạt động văn
học. Hoạt động văn học không đơn thuần chỉ là hoạt động sáng tạo nên văn
bản văn học – tức là hoạt động sáng tác của nhà văn, mà còn bao gồm hoạt
động tiếp nhận văn bản văn học của người đọc – tức là hoạt động đọc. Hai
hoạt động này liên quan đến nhau, quy định lẫn nhau, không thể thiếu một
trong hai bởi chỉ có thể thông qua hoạt động tiếp nhận của người đọc – chủ
thể cảm thụ, tiếp nhận văn học, văn bản văn học mới có thể chuyển hóa thành
tác phẩm văn học.
Mối quan hệ nhà văn, tác phẩm, người đọc là một vấn đề lí thuyết mà
mọi nền lí luận phê bình văn học đều quan tâm và được coi là mối quan hệ
biện chứng của quá trình sáng tạo văn học. Tuy nhiên nhận thức về mối quan
hệ này luôn biến đổi theo sự vận động và phát triển của tư duy lí luận văn học
từ truyền thống đến hiện đại. Trước đây trong một thời gian dài, lí luận văn
học truyền thống chủ yếu tập trung nghiên cứu khâu sáng tác, hoặc xem xét
11
sáng tác tách rời với các quy luật tiếp nhận, hầu như không chú ý đến khâu
tiếp nhận văn học, đồng thời đề cao vai trò của nhà văn, xem sáng tạo văn học
là độc quyền của người nghệ sĩ, và khi nhà văn viết xong tác phẩm là coi như
đã hoàn thành quá trình sáng tạo nên không quan tâm đến sự tiếp nhận của
người đọc. Tư duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại rất coi trọng vai trò
người đọc, xem người đọc là người đồng sáng tạo với nhà văn. Chính nhờ sự
tiếp nhận của người đọc, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm. Không có
sự tiếp nhận của người đọc, những gì nhà văn viết ra cũng chỉ là những con
chữ vô hồn chết cứng trong im lặng trên những trang giấy lạnh lùng, vô cảm.
Lí thuyết tiếp nhận ra đời vào giữa thế kỷ XX đã khẳng định sự tiếp
nhận của người đọc có vai trò vô cùng to lớn, quyết định sự sống còn, tồn tại
hay không tồn tại của tác phẩm. Khoa học nghiên cứu văn học thời kỳ này đã
chứng kiến sự chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người

đọc. Với quan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là
nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những
sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn
học như là hình thức đọc đặc trưng mà lý luận văn học truyền thống không
giải thích được. Và như vậy, xét từ cách tiếp cận này, việc nghiên cứu bản
chất của tác phẩm văn học cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
bản và người đọc. Do đó, hoạt động tiếp nhận văn học, là một hoạt động
mang tính sáng tạo, tác phẩm văn học là một thành tố trong quá trình tiếp
nhận.
Nhà nghiên cứu Roman Ingarden trong công trình nghiên cứu “Tác
phẩm văn học” đã chỉ ra rằng: “Tác phẩm văn học như là khách thể mang tính
chủ ý thì đời sống của tác phẩm văn học cũng phụ thuộc vào những hoạt động
cụ thể hóa (đọc) văn bản có chủ ý của người đọc hướng tới nó …, mặt khác,
12
thông qua sự cụ thể hóa như là một hoạt động của ý thức hướng về nó mà bộ
xương được đắp thêm da thịt và tác phẩm hình thành”.
Nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung cũng khẳng định “Tác phẩm văn
học như là quá trình” mà hành trình của nó đi từ hoạt động viết của nhà văn
để tạo nên văn bản văn học và khi được người đọc tiếp nhận, mới trở thành
tác phẩm văn học. Cho nên, có thể nói “lịch sử văn học không chỉ đơn giản là
con số cộng các tác giả tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người
tiếp nhận trong những chuyển biến lịch sử của nó” [1,167]. Giá trị và ý nghĩa
của tác phẩm văn học có đời sống đa dạng, phong phú trong sự lĩnh hội và
tiếp nhận của người đọc qua các thế hệ.
Đề cập đến hành động tiếp nhận, xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ của
nghệ thuật ngôn từ, các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
“Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của
tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ
thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản
phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt

động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể …[9, 325].
Các tác giả cuốn giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên –
NXB GD 2006), tập 1, Bản chất và đặc trưng văn học) cũng cho rằng: “Tiếp
nhận văn học là hoạt động tiêu dùng, thưởng thức, phê bình văn học của độc
giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau”
Tiếp nhận văn học khác với các hoạt động tiếp thu văn học với mục
đích để thưởng thức, khảo cứu, giải trí Tiếp nhận văn học chính là quá trình
người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới
nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả,
thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí
tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người
13
đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình
ảnh, hình tượng, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một
văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Có
thể nói, tiếp nhận văn học là một hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí
người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
Như vậy, trong đời sống văn học, tiếp nhận văn học có ý nghĩa hết sức
quan trọng, nó là “giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học”.
Hans Robert Jauss nói: “Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận” để khẳng định
tầm quan trọng của tiếp nhận văn học bởi chỉ khi đến với độc giả, văn bản văn
học mới trở thành tác phẩm, hình tượng văn học bước vào giai đoạn chuyển
nội dung văn bản thành yếu tố tinh thần, biến tác phẩm thành một yếu tố của
đời sống ý thức xã hội.
1.1.2. Lịch sử tiếp nhận văn học
Lịch sử văn học không chỉ cho biết sự ra đời của tác phẩm văn học mà
còn cho biết lịch sử tiếp nhận tác phẩm văn học. Trong lí luận văn học, lí
thuyết tiếp nhận là một bộ phận quan trọng. Tác phẩm văn học được sáng tác
để cho người đọc tiếp nhận, thưởng ngoạn. Thế nhưng lí thuyết tiếp nhận văn
học ở mỗi giai đoạn lại có sự biểu hiện khác nhau.

1.1.2.1. Tiếp nhận văn học truyền thống
Lí luận tiếp nhận văn học truyền thống cho rằng tiếp nhận là sự gặp gỡ
giữa hai tâm hồn đồng điệu, “hai thế giới nội tâm”, “hai khối óc lớn, hai tư
tưởng lớn”, giữa chủ thể cá nhân tác giả với người đọc, “của ý thức (vô thức)
tác giả với ý thức (vô thức) người đọc” [43,156].
Dạng thức biểu hiện của tiếp nhận văn học truyền thống bộc lộ ở quan
niệm tiếp nhận “tri âm” và “ký thác”.
Quan niệm “tri âm” cho rằng: nhiệm vụ của việc tiếp nhận là cảm và
hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính tác giả miêu tả. Câu
14
chuyện Bá Nha đập vỡ cây đàn khi Chung Tử Kỳ chết chính là minh họa tiêu
biểu cho quan niệm này. Khi không còn người tri âm, thấu hiểu được nỗi lòng
của người đánh đàn gửi gắm qua tiếng nhạc thì tiếng đàn dù hay cũng không
còn ý nghĩa. Đây là kiểu tiếp nhận mang tính chất chủ quan, không đề cao vai
trò của công chúng rộng rãi mà chỉ chú ý đến những cá nhân có sự am hiểu
sâu sắc văn chương, đồng điệu trong đời sống tâm hồn khi sự cảm nhận của
độc giả về tác phẩm trùng khít với ý đồ của tác giả trong quá trình xây dựng
tác phẩm, nghĩa là “người tiếp nhận có thế giới nội tâm trùng với thế giới nội
tâm của nhà văn” (Emil Enekel). Quan niệm này đánh mất chức năng xã hội
của văn học, triệt tiêu khả năng đồng sáng tạo của người đọc khi tiếp nhận
văn bản văn học. Nhưng quan niệm này rất khó thực hiện được bởi rất hiếm
khi có được sự gặp gỡ để hiểu nhà văn và tác phẩm của họ.
Quan niệm kí thác thì xem tác phẩm như là nơi để gửi gắm tư tưởng,
tình cảm của người đọc. Họ quan niệm thưởng thức văn học như là một sự tự
thể hiện bản thân. Khi đó, người tiếp nhận “phát hiện những giá trị tư tưởng
thẩm mỹ của tác phẩm ngoài tầm kiểm soát của tư tưởng tác giả, dựa trên các
ấn tượng chủ quan về tác phẩm hoặc khám phá những ý tưởng ngược hẳn với
ý của tác giả” [9,326]. Do đó, tác phẩm văn chương được coi như là một
phương tiện để người đọc giãi bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân
sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống

mà trong một chừng mực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một
cách trực diện.
Như vậy, quan niệm truyền thống về tiếp nhận văn học cho rằng tiếp
nhận là sự đồng cảm giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc, tiếp nhận tác phẩm
văn học đúng như ý đồ của nhà văn khi sáng tạo tác phẩm, là sự gặp gỡ của
hai tâm hồn tri âm, hai trái tim cùng chung nhịp đập.

15
1.1.2.2. Tiếp nhận văn học hiện đại
Trên tinh thần kế thừa lí luận tiếp nhận truyền thống, lí luận tiếp nhận
hiện đại cho rằng tiếp nhận là sự giao lưu, đối thoại giữa tác giả - chủ thể sáng
tác và độc giả - chủ thể tiếp nhận thông qua tác phẩm văn học. Lý thuyết tiếp
nhận ra đời dường như là sự phản ứng lại những quan niệm tuyệt đối hóa quá
trình sáng tác trước đây, coi trọng tác phẩm văn học mà không quan tâm đúng
mức tới tiếp nhận văn học.
Trường phái phê bình ấn tượng do J.Lemaitre chủ xướng chủ trương tái
hiện cảm xúc tinh khôi, tươi mới của người đọc trong việc tiếp nhận tác
phẩm. Hoạt động cảm thụ, phê bình tác phẩm diễn ra phong phú, đa dạng tác
động không ít đến những nhà nghiên cứu lí luận, những người muốn đặt lí
thuyết tiếp nhận như một phương pháp luận để nghiên cứu.
Một đại biểu của trường phái Konstanz, Hans Robert Jauss đã nêu lên
vấn đề tiếp nhận: sự tiếp nhận của truyền thống văn hóa này đối với tác phẩm
của truyền thống văn hóa khác; của một xã hội này đối với tác phẩm của một
xã hội khác và của công chúng xác định đối với một tác phẩm. Trong tác
phẩm “Vì một nền mỹ học tiếp nhận”, Jauss đã đặt giả thuyết cho rằng một
tác phẩm đồng thời bao gồm văn bản với tư cách là một cấu trúc cho sẵn và
sự tiếp nhận của người đọc. Ý nghĩa của nó thay đổi theo điều kiện và lịch sử
xã hội của tiếp nhận nên nó không cố định, bất biến mà mang ý nghĩa của
cuộc đối thoại. Do đó, lịch sử của văn học không chỉ là lịch sử của quá trình
sáng tác mà còn bao gồm cả lịch sử tiếp nhận của các thế hệ độc giả. Tác

phẩm văn học được ông quan niệm là sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình sáng
tạo và sự tiếp nhận của công chúng văn học. Với việc đề xuất những khái
niệm quan trọng như “tầm đón đợi”, “kinh nghiệm thẩm mỹ” Hans Robert
Jauss và trường phái Konstanz đã mô tả trọn vẹn quá trình sáng tạo của tác
giả văn học từ sáng tác đến tiếp nhận.
16
Công trình Xã hội, văn học, sự đọc của các nhà nghiên cứu người Đức
do Manfred Nauman chủ biên đã nêu lên những vấn đề cốt lõi nhất của lí
thuyết tiếp nhận. Họ cho rằng trọng tâm lí thuyết tiếp nhận là giải quyết vấn
đề tương quan chặt chẽ giữa các thành tố khác nhau của quá trình tiếp nhận
văn học. Qua đó cần làm rõ ý nghĩa của các yếu tố tác giả, tác phẩm, người
đọc và hiện thực.
Trong cái nhìn của lí luận văn học hiện đại, văn bản văn học và tác
phẩm văn học là hai khái niệm khác nhau, không phải là một, không thể đồng
nhất chúng. Nhà văn là người khai sinh ra văn bản văn học nhưng đó mới chỉ
là một “kết cấu vẫy gọi” (Iser), tác phẩm văn học chỉ thật sự được hình thành
thông qua sự đọc và nó chỉ thực sự trọn vẹn trong cảm nhận của người đọc.
Bằng toàn bộ kinh nghiệm thẩm mỹ của mình, người đọc khi tiếp cận với văn
bản tái hiện lại thế giới hình tượng được tác giả thể hiện trong tác phẩm và
khi đó tác phẩm văn học mới hiện lên trọn vẹn trong thế giới cảm xúc của độc
giả.
Lí luận văn học hiện đại đã chỉ ra vai trò quan trọng của người đọc như
một chủ thể đồng sáng tạo với nhà văn trong việc tạo ra giá trị mới cho tác
phẩm văn học. Người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác văn học. Tác
phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được người đọc tiếp nhận và chiếm
lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của nó. Với quan niệm này, tác phẩm văn
học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng
đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên
những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học. Như vậy có thể coi người đọc là
chủ thể của “toàn bộ quá trình biến văn bản nghệ thuật thành tác phẩm nghệ

thuật”.
Lí luận tiếp nhận hiện đại cho rằng tác phẩm văn học là một loại sản
phẩm tinh thần do nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống
17
của con người trong xã hội. Sáng tác văn học tạo ra đối tượng tiêu thụ cho
tiếp nhận văn học, đó chính là tác phẩm văn học. “Tiêu thụ mà không có đối
tượng, không thể trở thành tiêu thụ". Nếu không có hoạt động sáng tác của
nhà văn, không có tác phẩm văn học với tư cách là một hình thái vật chất hoá
của hoạt động này, thì tiếp nhận văn học không thể diễn ra. Sáng tác văn học
còn tạo ra những phương thức tiêu thụ cho tiếp nhận văn học. Nói cách khác,
sáng tác văn học không chỉ quyết định hoạt động tiếp nhận văn học có diễn ra
hay không mà còn quyết định hoạt động tiếp nhận văn học sẽ diễn ra như thế
nào. Nhà văn sáng tạo nên tác phẩm theo một phương thức nào đó, người đọc
cũng phải dựa trên những phương thức phù hợp mà tiếp nhận tác phẩm. Nếu
như cái mà nhà văn cung cấp cho người đọc là tiểu thuyết mà không phải là
thơ, thì người đọc không thể lấy cách đọc thơ mà đọc tiểu thuyết. Ngược lại
cũng vậy. Sáng tạo văn học cũng tạo nên động lực tiêu thụ cho tiếp nhận văn
học, tức là nhu cầu của bản thân người tiêu thụ: “Bản thân tiêu thụ với tư cách
là một động lực lấy đối tượng làm môi giới. Nhu cầu mà tiêu thụ cảm thấy về
đối tượng chính là nhu cầu sáng tạo tri giác về đối tượng. Đối tượng nghệ
thuật tạo nên công chúng hiểu được nghệ thuật và có khả năng thưởng thức
cái đẹp. Bất kì một sản phẩm nào khác cũng vậy. Do đó, sản xuất không chỉ
tạo nên đối tượng cho chủ thể mà còn tạo nên chủ thể cho đối tượng”. Nói
cách khác, chỉ có tác phẩm văn học mới có thể tạo ra nhu cầu thưởng thức văn
học của con người. Một văn bản phi văn học chỉ có thể tạo ra nhu cầu nhận
thức mà không phải là nhu cầu thưởng thức văn học. Đồng thời, bất cứ người
nào cũng phải trải qua quá trình đọc một tác phẩm văn học, sau đó mới có thể
thưởng thức được văn học và có nhu cầu thưởng thức văn học. Vì vậy, sáng
tác văn học không chỉ tạo nên đối tượng thưởng thức cho người đọc, mà còn
tạo nên chủ thể tiếp nhận cho đối tượng thưởng thức, đó là độc giả. Tiếp nhận

18
văn chương là một hoạt động tái tạo hình tượng nghệ thuật, một công việc
không thể thiếu của sáng tạo nghệ thuật.
Lí luận tiếp nhận văn học hiện đại đã bổ sung, phát triển những quan
niệm tiếp nhận của lí luận truyền thống trên bình diện xã hội, văn hóa, lịch sử.
Kế thừa những thành tựu của lí luận tiếp nhận truyền thống, lí luận tiếp nhận
hiện đại đã nâng tầm lí thuyết tiếp nhận văn chương trong lịch sử văn học,
đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm tòi, khám phá phạm
vi biểu hiện, lí giải quy luật của hoạt động tiếp nhận văn học Với những
đóng góp ấy, hoạt động tiếp nhận được nhận thức ngày càng đúng đắn và
khoa học hơn.
1.1.3. Những đặc điểm của lí thuyết tiếp nhận
Tiếp nhận văn học là một quá trình tiếp thu lĩnh hội một đối tượng nghệ
thuật là tác phẩm văn học. Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với việc đọc hiểu
những gì đã đọc thông qua ngôn từ và những gì có ý nghĩa nhân sinh thẩm mỹ
trong tác phẩm văn chương. Nguyên lý chú giải, theo Gadamer là “phải cố
gắng hiểu tất cả những gì có thể hiểu được”. Khi đọc tác phẩm vănchương,
người tiếp nhận không thể với tới hiện thực tiếp nhận ở dạng nguyên thủy
được mà chỉ có thể hiểu được qua thế giới nghệ thuật được sắp đặt, tổ chức
bằng ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Theo Gadamer con người sống trong ngôn
ngữ và không thể bước ra ngoài dù là một phút giây nào.
Tác phẩm văn học là một đối tượng nhận thức đặc thù vì nó là sản phẩm
tinh thần đặc biệt. Muốn chiếm lĩnh, tiếp nhận không thể vận dụng những
năng lực hoạt động nhận thức chung mà cần đến những năng lực đặc thù qua
hình tượng thẩm mỹ vốn là một hình tượng nhận thức phát triển ở mức cao
hơn những hoạt động nhận thức bằng lý luận. Tác phẩm văn học là một sáng
tạo tinh thần của cá nhân người nghệ sĩ. Nó không phải là một vật thể thẩm
19
mỹ cụ thể mà là một tồn tại phi vật thể thông qua hình tượng thẩm mỹ được
vật chất hoá bằng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật.

Tác phẩm văn chương nào cũng nhằm mục đích thông báo tình cảm
thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cho người đọc nhiều xúc động mãnh liệt nhất về
cuộc sống, con người dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ. Nội dung đó
nó được thể hiện qua hình tượng thẩm mỹ được hệ thống hoá qua hệ thống
ngôn ngữ nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nó là một đặc trưng riêng trong
sáng tác văn học và trong tiếp nhận văn học. Tiếp nhận chính là tìm hiểu
những tình cảm thẩm mỹ bằng hình tượng thẩm mỹ qua hệ thống ngôn ngữ.
Đây là một qui trình khép kín của tác phẩm văn học từ sáng tác đến bạn đọc
và ngược lại.
Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta
nhận thấy qui trình tiếp nhận tác phẩm là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những giá
trị mà văn bản tác phẩm văn học mang đến cho người đọc. Nó đòi hỏi người
đọc phải có những năng lực cụ thể. Quá trình đó diễn ra theo một chiều duy
nhất đó là đọc văn và tri giác ngôn ngữ. “Tiếp nhận văn học là một quá trình,
vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn”.
1.1.3.1. Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác - giao tế
của tác phẩm
Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, rung cảm
của mình về cuộc sống cho người đọc, chỉ khi người đọc tiếp nhận tác phẩm
thì quá tình sáng tạo mới hoàn tất. Muốn hiểu rõ bản chất của quá trình tiếp
nhận, cần thấy rõ hình tượng nghệ thuật tồn tại như một quá trình có nhiều
giai đoạn. Trước tiên hình tượng nảy sinh trong ý đồ tác giả và được phát
triển thành một thế giới nghệ thuật trọn vẹn tồn tại dưới dạng tinh thần trong ý
thức của người nghệ sĩ. Hình tượng ấy được thể hiện vào một phương tiện vật
chất là văn bản như một tổ chức kí hiệu chặt chẽ, liên tục, phù hợp với một

×