Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đe kiem tra tieng Viet 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.08 KB, 3 trang )

Tiết 130 Kiểm tra Tiếng Việt 8
Ma tr ậ n đề :
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng điểm
TN TL TN TL TN TL
1.Trắc nghiệm
2- Tự luận:
Câu 1- chỉ ra và
phân tích tác
dụng của việc
thay đổi trật tự
từ trong các câu
(2đ)
Câu 2: - Phát
hiện và chữa lỗi
diễn đạt (2đ)
Câu 3 : xác định
kiểu câu ,hành
động nói và cách
dùng của các câu
có trong đoạn
văn (3đ)
1,
0,5
0,5
1.0
1,5
1,0
0.5
1.0
0,5
0,5


1.0
1.0
3
2
2
3
Tổng điểm 3,0 4,0 3,0 10,0
ĐÁP ÁN:
I- Phần trắc nghiệm.(2,5điểm) , mỗi câu 0,25 đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp
án
D C B D C A D B D lời nói, mục
đích nhất định.
II- Tự luận: ( 7,5đ) Câu 1 : 3,5đ , câu 2: 4 đ
Câu 1: - HS viết được đoạn văn đúng đề tài , đúng yêu cầu về dung lượng ( 1,5 đ)
- Có sử dụng câu nghi vấn , câu cảm thán phù hợp( 2,0 đ)\
Câu 2 :
a. Câu văn mắc lỗi lôgic: Tố Hữu không thuộc nhóm các nhà thơ nêu ở chủ ngữ (0,5đ)
Chữa lại như sau: “ Các nhà thơ Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh đều thuộc lớp nhà thơ
trưởng thành trong phong trào Thơ Mới” (0,5đ)
b. HS chỉ được những từ ngữ được đổi trật tự là:
- “ Đã tan tác
Đã sáng lại”
-> Nhấn mạnh hình ảnh, gây ấn tượng về cuộc sống tự do sau cách mạng tháng Tám
1945.(1,5đ)
- Lom khom ,tiều vài chú
Lác đác, chợ mấy nhà
->Nhấn mạnh cảnh tượng vắng vẻ ở đèo Ngang vào buổi chiều tà dưới cái nhìn của người lữ
thứ tha hương.(1,5đ)

Họ và tên HS……… KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 130) Lớp 8
Lớp: PHẦN TIẾNG VIỆT

Phần I : Trắc nghiệm (2,5đ) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1:Câu “ Bạn có thể giúp tôi giải bài tập này được không? “ thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn.
Câu 2: Câu thơ:” Mà chân muốn đạp tan phòng , hè ôi!”( Tố Hữu) thuộc kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật B Câu nghi vấn. C. Câu cảm thán D. . Câu cầu khiến
Câu 3:Câu nói của ông Bụt trong “Tấm Cám” :Con thử xem trong giỏ có còn gì không ? đã thực hiện
hành đông nói nào ?
A. Hỏi B Điều khiển C. . Trình bày D. Hứa hẹn
Câu 4: Câu thơ: “ Đi đường mới biết gian lao” thể hiện hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn B. Hành động bộc lộ cảm xúc
C, Hành động điều khiển D. Hành động trình bày
Câu 5: Có thể thay từ” gian lao “ trong câu thơ“ Đi đường mới biết gian lao” bằng từ nào sau đây:
A. Vất vả B. Phức tạp C. Khó khăn D. Nghiệt ngã
Câu 6: Câu” Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo” là câu phủ
định. Đúng hay sai?
A, Đúng B, Sai
Câu 7 : Câu văn dưới đây sai chỗ nào ?
Anh bộ đội bị một vết thương ở cánh tay và một vết thương ở chiến trường Điện Biên Phủ.
A. Chủ ngữ và vị ngữ không tương ứng B. Lặp nhiều từ vết thương
C. Câu văn diễn đạt lủng củng, trùng lặp D. Câu văn mắc lỗi lô gich
Câu 8 : Trật tự từ trong câu” Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị “ ( Hồ Chí Minh)dựa trên
cơ sở nào ?
A.Bọn thực dân , phong kiến bị đánh đổ B. Biểu thị thứ tự trước sau của sự việc,sự kiện.
C. Nhân dân ta được tự do D. Biểu thị các sự kiện quan trọng
Câu 9: Trong câu văn sau đây bộ phận nào được thay đổi trật tự?
Những cuộc vui ấy tôi nhớ rành rành.

A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Định ngữ D. Bổ ngữ
Câu 10: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng …………. nhằm ……………………….
Phần II. Tự luận ( 7,5 điểm )
Câu 1: ( 3,5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5-7 câu )trình bày về bức tranh mùa hè sống động
trong bài thơ “ Khi con tu hú” –Tố Hữu. Trong đoạn văn em có sử dụng câu nghi vấn và câu cảm
thán (gạch dưới các câu đó).
Câu 2: ( 4 điểm) a. Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng.
“ Các nhà thơ Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh, Tố Hữu đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong
phong trào Thơ Mới”
b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc thay đổi trật tự từ trong các câu sau :
- “ Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng tám” ( Tố Hữu)
- “Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà ” ( Bà Huyện Thanh Quan)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×